Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

tôn giáo của người chăm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 12 trang )

Sinh viên: Triệu Thị Giang
K53 _Quốc tế học
Báo Cáo Thực Tế
Đề tài: Tôn giáo của người Chăm
(Qua khu thánh địa Mỹ Sơn)
1
Phần mục lục
I.Phần mở đầu :
Cảm nhận chung về chuyến đi thực tế
II.Giới thiệu qua về khu di tích Mỹ Sơn:
1.Tổng quan về khu di tích
2.Lịch sử và các phần của khu di tích
3.Những điều bí ẩn.
III.Tôn giáo Chăm pa thể hiện qua khu di tích Mỹ Sơn:
1.Quan niệm tôn giáo của người Chăm
2.Tôn giáo thể hiện qua kiến trúc
3.Tục thờ linga
4.Một số điểm đặc biệt khác
IV.Kết Luận
V.Tài liệu tham khảo
2
I.Phần 1:Phần mở đầu
Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn trực thuôc Đại học
Quốc gia Hà Nội là một trong số những trường luôn đi đầu trong công tác đào tạo nhân
lực cho ngành xã hội nhân văn.Tuy nhiên vấn đề khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn
luôn là một thách thức với các nghành nói riêng và nền giáo dục của Việt Nam nói
chung.Khoa Quốc tế học là một trong những nghành học khá mới tại trường.Vậy nhưng,
khoa cũng luôn chú trọng tới công tác thực tập thực tế, đảm bảo cho sinh viên có thêm
những kiến thức thực tế Tháng 8 năm 2011 được sự hỗ trợ của nhà trường và các thầy cô
trong khoa, K53_Quốc tế học đã được các thầy cô tổ chức chuyến đi thực tế, hành trình
về với miền Trung, qua các địa danh nổi tiếng đã đi vào lịch sử.Chuyến đi đã kết thúc với


bao cảm xúc và mỗi sinh viên đều học hỏi thêm nhiều điều bổ ích mà không có trang
sách nào có thể mang lại…Như kết thúc chuyến đi pGS, Ts. Phạm Quang Minh, chủ
nhiệm khoa đã phát biểu cảm xúc của mình: “Mọi lí thuyết đều là màu xám, chỉ có cây
đời là mãi mãi xanh tươi”…
Từ Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Hà Tĩnh, hay miền đất Quảng Trị anh
hùng, mỗi miền đất đều mang trong mình những vẻ đẹp riêng mà không ở đâu có
được.Nếu đến thăm Huế ta có thể cảm nhận được nét hoài cổ nhưng cũng không kém
phần thơ mộng của cảnh sắc con người nơi đây qua những lăng tẩm nhà vua triều
Nguyễn, qua những ngôi nhà xinh xắn, qua dòng sông Hương thơ mộng hoài cổ trong âm
hưởng của nhã nhạc cung đình Huế, hay hình ảnh áo dài Huế thướt tha trong nắng.Nếu
như đất Đà Nẵng đọng lại trong lòng khách là hình ảnh của một mảnh đất đầy tiềm năng,
năng động và hiếu khách với những bãi biển xanh ngắt đầy nắng và gió,với những người
bạn nhiệt tình và sôi nổi nhưng cũng không kém phần cổ kính với phố cổ Hội An.Và nếu
như ta đã từng tự hào và xúc động biết bao khi về với Thành cổ Quảng Trị, với nghĩa
trang Trường Sơn với hơn 10000 ngôi mộ,để những trái tim xa lạ cùng chung một nhịp
đập thổn thức, nếu ta từng đau đến thắt lòng khi được nghe kể lại câu chuyện của 10 nữ
thanh niên xung phong tại Ngã ba Đồng Lộc hi sinh khi mái tóc còn tươi non muì sữa
lúa.Chao ôi! Không gì có thể kể hết những mất mát hi sinh của một dân tộc anh hùng, và
3
để ta tự hỏi ta đã làm được gì cho tổ quốc hôm nay., để ta thêm yêu đất nuước này, con
người này và thêm trách nhiệm, thêm nỗ lực cho ngày mai … Thì mảnh đất Quảng
Nam tưởng như chỉ có nắng gió cằn cỗi kia lại cho ta bao điều ngỡ ngàng khi đến thăm
khu Thánh địa Mỹ Sơn để hiểu hơn về văn hóa của dân tộc Chăm và tôn giáo của dân tộc
này…Bài viết này xin phép được đưa ra đôi nét khái quát về tôn giáo ấy thông qua việc
quan sát di tích Mỹ Sơn
II.Phần 2 Giới thiệu qua về di tích:
1.Tổng quan về khu di tích
Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng
Nam , cách thành phố Đà Nẵng khoảng 60km. Khu di tích bao gồm các đền Chăm Pa
trong một thung lũng có đường kính khoảng 2km, bao quanh quanh bởi đồi núi.Trong

thơì kì của các vương triều Chăm pa thì đây được dung làm nơi cúng tế và lăng mộ của vị
vua Chăm pa hay hoàng thân quốc thích.Từ năm 1999 thánh địa đã được UNESSCO
công nhận là di sản văn hóa thế giới.tại phiên họp thứ 23, minh chứng cho sự giao thoa
văn hóa.
4
Khu thánh đia Mỹ Sơn
2.Lịch sử và các phần của khu di tích
.Mỹ Sơn được xác định là được xây dựng vào thế kỉ 4.Qua thời gian
người Chăm đã xây dựng thêm nhiều ngọn tháp lớn, nhỏ.Và đây trở thành trung tâm tôn
giáo của vương quốc Chăm với quần thể các tháp với kích cỡ khác nhau và các chức
năng khác nhau.Theo quan niệm người Chăm pa thì khu di tích Mỹ Sơn được coi là nơi
kết nối giữa con người với thế giới thần linh, là nơi thờ cúng và tiến hành các nghi lễ tôn
giáo.Văn hóa Ấn Độ đã ảnh ưởng rất nhiều đến kiến trúc nơi đây.Khu di tích này đã bị hư
hỏng rất nhiều qua thời gian, tác động của chiến tranh.Nó được một học giả người Pháp
tên là C.Paris phát hiện ra năm 1885 và sau đó 10 năm có rất nhiều nhà khoa học nghiên
cứu và tìm hiểu.Rất nhiều đoàn các nhà khoa học nước ngoài đã đến đây và gắn bó với
mảnh đất này với hi vọng góp phần trùng tu và bảo tồn khu di tích và một phần nào đó tái
hiện lại nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng của người Chăm.Theo các tài liệu nghiên cứu
thì cách đây hơn 100 năm Mỹ Sơn có tới 68 công trình kiến trúc Nhưng hiện nay các
công trình lại đã bị tàn phá và hư hại nhiều Thánh địa Mý Sơn có hai ngọn đồi đối diện
5
nhau theo hướng đông tây và ngang ngã tư của một con suối và chia quần thể di tích này
thành các khu vưc:
Khu A: gồm các ngọn tháp và di tích nằm trên ngọn đồi phía đông.Có 1
tháp chính và 4 tháp phụ.
Khu B :gồm các ngọn tháp và di tích nằm ngọn đồi phía tây, có 1 tháp
chính và 3 tháp phụ
Khu C :gồm các khu tháp và di tích nằm phía nam, có hai khu vực là C1,
và C2. là khu nhiều tháp và tác phẩm kiên trúc nhất
Khu D:gồm các tháp và di tích nằm phía Bắc, có 12 kiến trúc…

3. Những điều bí ẩn về khu di tích
.Khi tìm hiểu và khám phá khu di tích này, chúng ta thật sự không khỏi
ngỡ ngàng trước những thành tựu của dân tộc Chăm.Các hướng dẫn viên du lịch ở đây đã
gợi mở giúp chúng ta một vài điều bí ẩn của khu di tích cổ này.Đó là về vấn đề kiến trúc
của những ngôi nhà thờ này.Ở thánh địa Mỹ Sơn chỉ có duy nhất một ngôi đền thờ bằng
đá, còn lại là các ngôi đền thờ được xây lên bằng đất nung với một kĩ thuật đăc biệt mà
cho đến ngày nay vẫn chưa có lời giải đáp. Những viên “gạch”để xây lên những tòa tháp
ở đây là loại gạch nung đặc biệt mà qua thời gian chúng không hề bị hư hỏng cũng như bị
bao phủ bởi các loại rêu hay thực vật kí sinh khác.Thế nhưng điều đặc biệt là khia những
viên “gạch”ấy bị tác động và rơi ra khỏi công trình kiến trúc thì qua một thời gian chúng
cũng sẽ bị rêu bao phủ.Đây là ẩn số đối với các nhà khoa học và thực sự gây tò mò đối
với chúng ta.Điêu đặc biệt nữa là cách xây dựng lên những ngôi đền này. Người Chăm pa
xây lên những ngôi đền này bằng cách chồng khít những viên “ gạch” lên nhau mà không
cần đến một loại chất kết dính nào.Và thực sự thì thao tác này đã đạt đến độ tinh xảo làm
bất ngờ đối với mỗi chúng ta khi tận mắt chứng kiến những công trình này.Có nhiều giả
thuyết đã được đặt ra, như việc người ta xếp những viên “gạch sống” nên thành tòa nhà
trước rồi mới đem nung,…nhưng chưa có giả thuyết nào thực sự có sức thuyết phục và
khu di tích này còng nhiều điều bí ẩn đang chờ chúng ta khám phá
III.Tôn giáo của người Chăm:
Như trên đã trình bày, khu di tích Mỹ Sơn là nơi diễn ra những hoạt
động tôn giáo của vương quốc Chăm pa, là nơi kết nối con người với thế giới thần linh,
6
không có bất kì hoạt động sinh hoạt đời sống hay sản xuất, múa hát nào diễn ra trên đất
thánh địa này.Bởi vậy có thể thấy rằng khu thánh địa này mang màu sắc tôn giáo và phản
ánh tôn giáo của người Chăm.
1 Quan niệm tôn giáo:
.Đầu tiên phải kể đến địa hình của nơi đây, nó phản ánh đầy đủ quan
niệm tôn giáo của người Chăm về địa thế của nơi thờ cúng thần linh.Ta quan sát thấy
khu di tích được xây dựng ở thế đất rất đặc biệt, có sơn có thủy Ở một phía của khu di
tích là đỉnh núi có hình răng mèo rất đặc biệt mà người Chăm coi là ngọn núi thiêng.Tục

kể lại rằng thời đó có một vị vua Chăm pa đi qua vùng này và nhìn thấy ngọn núi có đỉnh
rất độc đáo này đã quyết định xây đền thờ ở đây. Ở đầu bên kia là ngọn suối thiêng chảy
quanh khu đền đài.Đây chính là nơi giao thoa của trời đất, nơi để con người có thể dễ
dàng gắn kết với thế giới thần linh và thể hiện những ước muốn của mình với thần
linh Bằng vật liệu gạch nung và đá sa thạch, trong nhiều thế kỉ người Chăm đã xây dựng
lên một quần thể kiến trúc đền tháp độc đáo liên hoàn:Đền chính thờ Linga_Yoli, biểu
tượng của năng lực sáng tạo.Bên cạnh tháp chính là những tháp thờ các vị thần khác hoặc
thờ những vị vua đã mất…
2.Tôn giáo thể hiện qua kiến trúc
.Kiến trúc của các ngôi tháp đều được xây dựng theo kiểu truyền thống,
mặt bằng của tháp hình tứ giác.Tháp xây 3 tầng, tầng trên là hình thu nhỏ của tầng
dưới.Tầng dưới cùng tượng trưng cho thế giới trần gian.Thân tháp biểu tượng cho thế
giới thần linh.Tầng trên cùng hình chóp, biểu trưng cho núi Mêru thần thánh, nơi cư ngụ
của các vị thần Hindu giáo.Toàn bộ tháp được trạm trổ công phu tinh tế, đường nét sống
động với các chim, muông thú, hoa lá, các Apsara, vũ nữ nhà Trời…Những nét độc đáo
này không đơn thuần là kiến trúc mà nó còn phản ánh quan niệm tôn giáo.Vì đền thờ là
nơi gắn kết giữa thế giới con người với thế giới thực nên những nét hoa văn này không
chỉ mô tả hình tượng của thần linh mà còn thể hiện sống động cuộc sống đời thực của con
người Ngoài ra hình tượng vũ nữ Apsara chỉ là hình ảnh được xây dựng lên từ các truyền
thuyết nhưng nó lại phản ánh một phần đời thực, phản ánh văn hóa vương quốc Chămpa.
7
Kiền trúc ba tầng của tòa tháp Mỹ Sơn
8
Hoa văn trên các tòa tháp tại Mỹ Sơn
Kiến trúc tòa tháp có ba tầng khiến tôi có một sự so sánh thú vị với kiến
trúc của lăng tẩm của các vua triều Nguyễn khi đoàn có dịp thăm quan tại Huế.Nếu như ở
các lăng tẩm nhìn bao quát kiên trúc ta thấy toàn bộ khu kiến trúc có áp dụng thuyết tam
tài.Cụ thể là kiến trúc được phân chia thành 3 tầng, tại khu vực sân chầu của triều
đình.Tầng trên cùng là nơi các vua tọa, đại diện cho trời.Tầng thứ hai là của các quan lại,
xếp theo quy tắc văn trên võ dưới và đại diện cho đất.Tầng cuối cùng là của dân chúng,

thể hiện cho nhân.Hay tại khu Đại nội cũng áp dụng thuyết tam tài này. Nhưng với quan
niệm của người Chăm pa thì tòa tháp có 3 tầng lại có ý nghĩa tôn giáo đặc biệt khác là
hướng về thế giới thần linh…
3.Tục thờ linga:
.Tôn giáo của người Chăm khá đa dạng và bị ảnh hưởng nhiều của các
loại tôn giáo khác như phật giáo, đạo bà la môn, hồi giáo , nhưng, chủ yếu là chịu ảnh
hưởng của văn hóa Ấn Độ.Điều này thể hiện khá rõ nét trong khu thánh địa Mỹ Sơn.
Trước khi bị vua Lê Thánh Tông chinh phục năm 1471, tôn giáo chính
của người Chăm là Ấn độ giáo, và nền văn hóa Chăm cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của
9
văn minh Ấn Độ. Ấn độ giáo ở Chăm Pa chủ yếu là Si-va giáo, tức là đạo thờ thần Shiva,
và có ảnh hưởng của các yếu tố tôn giáo bản địa như thờ nữ thần Đất Yan Po Nagar. Biểu
tượng chính của tôn giáo Si-va của người Chăm là linga, mukhalinga, jatalinga, linga chia
tầng và kosa.Tại khu thánh địa, trên dấu tích của khu đổ nát ta tìm thấy một biểu tượng
thờ cúng, được gọi là linga
Hình ảnh linga tại thánh địa Mỹ Sơn
Nhìn vào linga này ta có thể thấy đây là tín ngưỡng phồn thực.Người
Chăm pa thờ sinh thực khí với mong muốn cầu sự sinh sôi nảy nở dân tộc minh và cho
muôn loài.Biểu tượng linga là sự kết hợp giữa sinh thực khí nam(phía trên) đại diện chi
Shiva và biểu tượng cho sinh thực khí nữ (phía dưới).Đây chính là biểu tượng cho sự
sinh sôi nảy nở.Khi tiến hành nghi lễ tôn giáo, người Chăm sẽ tưới nước vào linga, nước
sẽ chảy theo những rãnh nhỏ trên linga và xuống đất.Nghi lễ này nhằm cầu sự tươi tốt
cho sự sống và sự phồn thịnh cho vương quốc
4.Một số điểm đặc biệt khác:
Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn là Bhadresvara, là vị vua đã sáng lập
dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào cuối thê kỉ 4, kết hợp với thần Siva trở thành
tín ngưỡng thờ thần_vua và tổ tiên hoàng tộc.Ngoài ra tại khu thánh địa chúng ta còn
nhìn thấy tượng của một nữ thần khá sắc sảo với các nét đặc thù dù đã trải qua hàng
nghìn năm phơi mình trong nắng gió…,
10

Có thể thấy tôn giáo dân tộc Chăm chịu ảnh hưởng rất nhiều từ văn hóa
Ân Độ và cũng có tiếp thu của những nền văn hóa khác, nhưng đây là sự tiếp thu có chọn
lọc và sáng tạo.Họ đã tạo nên một nền văn hóa “rất Chăm”…mà không một quốc gia dân
tộc nào có được.Và thật may mắn cho đến ngày nay, trải qua nhiều biến cố thăng trầm thì
nền văn hóa ấy vẫn được bảo tồn và đang trở thành đề tài nghiên cứu với nhiều nhà khoa
học
IV.Kết Luận:
Vương quốc Chăm pa đã sụp đổ, thế nhưng vẫn còn nhiều điều bí ẩn về
nền văn hóa này đang chờ chúng ta khám phá.Bởi vì mỗi một nền văn minh cổ đại luôn
ẩn chứa trong mình rất nhiều bí mật, mà hậu thế cưa thể giải đáp hết.Và đối với di tích
Mỹ Sơn, đây không chỉ là một khu du lịch mà còn là một công trình khoa học, xứng đáng
là một di sản văn hóa…Mặc dù vậy, cùng với thời gian và những tác động của con người,
khu thánh địa này đang bị hư hại đi rất nhiều, làm mai một dần những nét đẹp văn hóa
rất riêng của một vương quốc.Vì thế trách nhiệm của chúng ta là phải có ý thức gìn giữ
và bảo tồn khu thánh địa, để nhân dân trong nước và bạn bè thế giới có cơ hội được tìm
hiểu và biết đến những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc chăm pa, qua đó thể hiện sự đa
dạng về văn hóa của Việt Nam…
Chuyến đi thực tế chỉ kéo dài trong một tuần nhưng những gì mà chúng
ta học được từ nó lại nhiều hơn bất cứ một kì học nào.Chuyến đi không chỉ tạo cơ hội cho
chúng ta đến với những miền đất mới, học hỏi những đặc trưng văn hóa vùng miền mới
mà còn dạy ta bao bài học cuộc sống thú vị nữaChắc hẳn đối với mỗi sinh viên
K53_Quốc tế học dù sau này có đi đâu, làm gì cũng không quên được cái nắng gắt của
miền Trung, không quên giọng ca của người nghệ nhân trên dòng sông Hương, và càng
không quên những bài học lịch sử của cha ông, trong những năm tháng khốc liệt của
chiến tranh, người Việt Nam càng thêm kiên cường và mang những vẻ đẹp không dân tộc
nào có được….
11
V.Tài liệu tham khảo:
1.vi.wikipedia.org/wiki/tôn giáo chămpa
2.google.com

3.vi.wikipedia.org/wiki/thánh địa Mỹ sơn
4.www.saigontoserco.com/dd.php
5.Tạp chí du lịch
12

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×