Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi điển hình tiêu biểu người dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.55 KB, 10 trang )

PHONG TRÀO NÔNG DÂN THI ĐUA SẢN XUẤT
KINH DOANH GIỎI ĐIỂN HÌNH TIÊU BIỂU NGƯỜI DÂN TỘC
I/- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Bạc Liêu là tỉnh nằm ở vùng Duyên Hải Nam Bộ thuộc đồng bằng sông
Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 2.489km
2
với dân số chung gần một triệu
người. Trong đó người dân tộc Khmer là 69.277 người, có 10.929 hộ sinh
sống và cư trú đan xen với người Kinh, người Hoa và sống tập trung trong các
Phum sóc, chùa chiền ở các ấp thuộc các xã như: Hưng Hội, thị trấn Hòa
Bình, Hưng Thành, Vĩnh Trạch, Vĩnh Trạch Đông, Hiệp Thành, Long Điền,
thị trấn Hộ Phòng, Ninh Thạnh Lợi, thị trấn Ngan Dừa, Lộc Ninh, Vĩnh Phú
Đông, Vĩnh Phú Tây,…
Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp giữa
các tổ chức đoàn thể và các ngành chức năng nổ lực đầu tư giúp đỡ cộng với
tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn, vươn lên vượt khó thoát nghèo.
Trong 3 năm qua phong trào sản xuất kinh doanh vượt khó thoát nghèo của
đồng bào dân tộc đã có một bước phát triển đáng kể, trong nông thôn từng
bước xuất hiện nhiều gương điển hình tiêu biểu trong đồng bào dân tộc. Mặc
dù bên cạnh đó vẫn còn không ít khó khăn nhất là ở vùng sâu, vùng xa tình
trạng cầm cố sang bán đất, cho vay nặng lãi, phân hóa giàu nghèo diễn ra
phức tạp, tỷ lệ hộ nghèo so với người Kinh còn cao, trình độ dân trí thấp, cấn
đề nước sạch môi trường, trẻ em suy dinh dưỡng, phong tục tập quán lạc hậu,
tệ nạn xã hội, tranh chấp đất đai, yêu cầu khiếu kiện giảm nhưng không nhiều,
những tồn tại trên có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân cơ bản trước hết
vẫn là công tác tổ chức, phối hợp hành động của các cấp các ngành để đầu tư
vào các giải pháp giúp người đồng bào dân tộc vươn lên chưa được đồng bộ.
II/- ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHUNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
ĐẠT ĐƯỢC
Qua tổng kết đánh giá thực tế ở cơ sở và thực hiện chương trình phong
trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi người dân tộc cho thấy những


thuận lợi và những khó khăn hạn chế sau:
1
1/- Mặt thuận lợi
- Có đường lối đổi mới của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
phù hợp và thông thoáng có sự chỉ đạo và quan tâm của cấp Ủy Đảng và
chính quyền các cấp đã giúp nông dân an tâm mạnh dạn đầu tư sức người, sức
của vào SX-KD.
- Có sự hướng dẫn và làm tốt vai trò nòng cốt của cán bộ, hội viên hội
Nông dân; sự phối hợp hỗ trợ của các ngành chức năng, các tổ chức có liên
quan, sự đầu tư của các nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nông dân được giao
quyền sử dụng đất lâu dài, Nhà nước sớm điều chỉnh các chính sách thuế tạo
điều kiện tác động, thúc đẩy phong trào SX-KD của nông dân không ngừng
phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng được Nhà nước nhanh chóng đầu tư trong thời
gian để phục vụ SX-KD ở nông thôn là yếu tố rất quan trọng giúp nông dân
thuận lợi trong việc tổ chức phát triển SX-KD.
- Khả năng cần cù lao động, sáng tạo; ý chí tự lực tự cường quyết chí
làm giàu, tinh thần đoàn kết tương trợ trong nội bộ giai cấp nông dân là 3
phẩm chất quý báu giúp nông dân vượt qua nhiều khó khăn thử thách để vươn
lên thành công trong lao động.
2/- Những khó khăn, hạn chế
Phong trào thi đua SX-KD giỏi có lúc có nơi còn thiếu sự quan tâm của
cấp ủy Đảng, chính quyền và của Hội, chưa kịp thời tổ chức sơ, tổng kết đánh
giá rút kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình điển hình có hiệu quả cao ra
cộng đồng làm cho phong trào phát triển chưa đồng đều và thiếu thường
xuyên, liên tục.
- Mặt bằng dân trí của nông dân hiện nay vẫn còn thấp so với nhu cầu
phát triển chung của xã hội; một bộ phận nông dân còn xem nhẹ việc học tập
tiếp thu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, dẫn đến tình trạng
một bộ phận nông dân trong tỉnh chưa thật sự khai thác hết các yếu tố thuận

lợi để phong trào phát triển; ngược lại có những hoạt động tự phát, không
thực hiện đúng kế hoạch, quy hoạch của Nhà nước dẫn tới việc vượt quá khả
năng đầu tư, tầm kiểm soát của chính quyền các cấp và công tác tuyên truyền,
hướng dẫn của các đoàn thể. Cụ thể là việc tự chuyển đổi mục đích sử dụng
đất trồng lúa sang nuôi tôm không được cho phép, ngược lại trong lĩnh vực
2
nông nghiệp về chuyển đổi cơ cấu sản xuất vẫn còn chậm, những phương
thức canh tác tiên tiến chưa được quan tâm áp dụng nhân rộng ra.
- Mối quan hệ liên kết giữa “Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh
nghiệp và nhà nông” chưa được thực hiện đầy đủ, nhất là việc hướng dẫn, tạo
điều kiện giúp nông dân tiêu thụ nông sản thông qua các hợp đồng kinh tế
theo sự chỉ đạo của Chính Phủ, nhằm đổi mới phương thức sản xuất và tiêu
thụ nông sản phẩm, sự hạn chế này đã làm chậm đi sự nhân lên các mô hình
SX-KD hiện có. Mặt khác trong nội bộ nông dân vẫn còn một tồn tại, hạn chế
lớn là: nhiều nông hộ chưa thật sự có ý thức tổ chức sản xuất gắn liền với phát
triển kinh doanh, đại đa số nông dân trong tỉnh chỉ tập trung vào sản xuất,
việc kinh doanh mua bán chỉ trông chờ thành phần kinh tế khác.
- Trong sản xuất đã qua có nhiều yếu tố bất lợi, rủi ro cao. Do đó có
nhiều hộ nông dân bị thua lổ, mất khả năng thanh toán nợ vay từ các Ngân
hàng dẫn đến tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu quá lớn, làm cho các nhà đầu tư
phải điều chỉnh kế hoạch cho vay; mối quan hệ liên kết “4 nhà” còn những
mặt chưa thực hiện được làm ảnh hưởng không nhỏ trong việc tổ chức và phát
triển phong trào thi đua.
- Ý thức tự giác trong quản lý chất lượng sản phẩm; trong bảo vệ môi
trường sản xuất và trách nhiệm với cộng đồng trong sang sẽ thông tin, kiến
thức, kinh nghiệm của lực lượng nông dân SX-KD giỏi còn nhiều hạn chế, tồn
tại.
- Trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay nhất là giá cả, khâu tiêu
thụ sản phẩm do nông dân làm ra, phải thừa nhận nông dân vẫn còn những
mặt cần phải điều chỉnh và nhanh chóng khắc phục nếu không sẽ dẫn đến khó

khăn trong tiến trình hội nhập kinh tế Thế giới.
Bên cạnh đó, các hoạt động hỗ trợ giúp đỡ nông dân trong SX-KD vẫn
còn chung chung, chưa theo nhu cầu mong muốn của nông dân; đặc biệt là
việc trang bị công nghệ thông tin; kiến thức về pháp luật trong SX-KD, sở
hưu trí tuệ và hướng dẫn tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp an toàn và chất
lượng (GAP) để từng bước hướng nông dân tới việc xây dựng một nền nông
nghiệp an toàn và hiệu quả cao.
- Còn một bộ phận cán bộ và cơ sở Hội còn lúng túng, chưa kinh
nghiệm qua thực tiễn phát động, làm nòng cốt trong phong trào, chưa gắng bó
3
vào hoạt động SX-KD của nông dân dẫn đến việc chưa biết tổ chức khơi dậy
phong trào cũng như quản lý chưa được số lượng nông dân đạt tiêu chuẩn gia
đình SX-KD giỏi, chưa nắm sâu sát các mô hình sản xuất có hiệu quả ở địa
bàn nơi mình hoạt động.
3/- Một số kinh nghiệm từ thực tiễn của phong trào
Kế thừa những kinh nghiệm được đúc kết từ hội nghị lần thứ II, năm
2002 BCH Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu đã chỉ đạo các cấp Hội tổ chức phát
động hình thành phong trào nông dân thi đua SX-KD giỏi, trong quá trình
hoạt động thực tiễn các cấp Hội đã rút được một số kinh nghiệm cơ bản như
sau:
- Phải đánh giá đúng vai trò, nhiệm vụ của nông dân SX-KD giỏi, là lực
lượng lao động cần cù, sáng tạo có ý chí cầu tiến và vươn lên ở nông thôn,
mục tiêu chính của lực lượng này là làm giàu chính đáng cho bản thân và cho
xã hội, nếu được quan tâm và tạo điều kiện đúng mức sẽ được phát huy sức
mạnh tổng hợp trên mặt trận sản xuất nông nghiệp tỉnh nhà, khi mà các nhu
cầu chính đáng của họ được đáp ứng kịp thời.
- Phong trào nông dân thi đua SX-KD giỏi rất cần đến sự nhiệt tình
quan tâm, hỗ trợ của các ngành, các cấp, các tổ chức có liên quan dành nhiều
lợi thế ưu đãi để tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích nông dân đẩy mạnh đầu
tư đúng mức cho việc lao động, sản xuất đúng kế hoạch, quy hoạch của Nhà

nước. Điều rất quan trọng là tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi để thu hút
các nhà đầu tư, nhà doanh nghiệp hướng mạnh về địa bàn nông thôn xây dựng
cơ sở thu mua, chế biến nguồn nguyên liệu nông sản hàng hóa, tạo việc làm
cho lao động tại chỗ. Đồng thời, cần phải phát huy tốt thực sự vai trò nòng cốt
của Hội nông dân, Hội phải đại diện cho được quyền lợi và lợi ích chính đáng
của nông dân; làm tốt nhiệm vụ tham mưu, đề xuất kịp thời những định
hướng, giải pháp để cấp ủy, chính quyền có chủ trương xác hợp hơn…
- Sự phát triển của phong trào nông dân thi đua SX-KD giỏi phải gắn
liền với các phong trào khác của nông dân như phong trào xây dựng phát triển
cơ sở hạ tầng nông thôn, phong trào đoàn kết giúp nhau XĐGN, phong trào
tham gia xây dựng đời sống văn hóa, phong trào tham gia bảo vệ AN-QP. Bởi
vì, các phong trào này có tác động qua lại và hỗ trợ cho nhau.
4
- Sự phát triển phong trào nông dân thi đua SX-KD giỏi của tỉnh không
thể tách rời khỏi sự phát triển chung của phong trào nông dân toàn quốc và xu
hướng phát triển của nông dân thế giới trong quá trình hội nhập kinh tế Thế
giới.
- Nơi nào công tác xây dựng Hội và hoạt động của cán bộ, hội viên
vững mạnh thì nơi đó các phong trào thi đua của nông dân phát triển có hiệu
quả cao và ngược lại nơi nào có nhiều phong trào nông dân phát triển mạnh
thì nơi đó tổ chức Hội Nông dân vững mạnh, Hội gắn bó được với đời sống
nông dân.
III/- KẾT QUẢ PHONG TRÀO THI ĐUA
1. Quá trình vận động
Thực hiện chương trình phối hợp với các ngành có liên quan phong trào
thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, xóa đói giảm nghèo trong đồng bào dân tộc
đã được các cấp hội quan tâm tuyên truyền vận động thường xuyên cũng như
trong vùng đồng bào người Kinh, nội dung của các cuộc vận động này được
các cấp Hội vận dụng từ chủ trương “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống
mới ở khu dân cư” và hướng dẫn 111 HĐ/HND của Ban Thường vụ Trung

ương Hội về tiêu chuẩn thi đua nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Trong 3
năm đã có ít nhất trên 30.000 lượt hộ đồng bào dân tộc được tiếp xúc với các
cuộc vận động này. Đi đôi với sự phối hợp này các cấp Hội còn trực tiếp
tuyên truyền vận động thông qua các chương trình dự án của Hội điển hình
như:
Dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn ở huyện Vĩnh Lợi, Giá Rai,
Hồng Dân…các chương trình tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân,
đặc biệt là nông dân nghèo và nông dân người dân tộc…
Từ các hoạt động tuyên truyền vận động này đã góp phần tạo được sinh
khí thi đua sôi nổi trong sản xuất kinh doanh và trong công cuộc xây dựng
cuộc sống mới ở khu dân cư.
2. Kết quả của phong trào
Đến nay trong toàn tỉnh đã có khoảng gần 2.000 hộ đồng bào dân tộc
Khmer đạt tiêu chuẩn nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp (theo tiêu
chuẩn của hướng dẫn 111 HD/HND của Ban Thường vụ Trung ương Hội đã
5
có trên 75% tổng số hộ nông dân Khmer (tổng số 10.929 hộ) vượt khó thoát
nghèo tiến lên làm giàu. Đơn cử như:
Tại địa bàn thị xã Bạc Liêu đã nổi lên nhiều gương điển hình tiêu biểu
như ông: Sơn Cương, Lâm Văn Long, Danh Thị Sáu, Thạch Hớn, Huỳnh
Tiên, Thạch Cúc, Đường Văn Quảng, Lâm Bô, Lý Hiền, Lâm Sa Ly, Kim
Col,…
+ Ông Sơn Cương: 41 tuổi ở ấp Kim Cấu xã Vĩnh Trạch đã trở thành
triệu phú từ đôi bàn tay trắng, cưới vợ từ năm 1981 cha mẹ cho chỉ có 1 công
đất rẫy, cuộc sống phải làm thuê sau đó mạnh dạn đi mướn đất tăng gia sản
xuất, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, mua bán lúa gạo.
Hiện nay gia đình ông đã có ngôi nhà trị giá trên 70 triệu đồng, cuộc
sống trở nên khá giả nhờ vào việc thi đua lao động sản xuất.
+ Ông Lâm Văn Long: Cư ngụ tại ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Trạch
Đông, sinh năm 1973. Từ cuộc sống khó khăn, gia đình chỉ có 5 công đất, nhờ

vay được vốn của chương trình xóa đói giảm nghèo và được hướng dẫn kỹ
thuật, chí thú làm ăn đã vươn lên khá giả nhờ vào trồng cây đặc sản (ngò rí
Bạc Liêu), trồng lúa và chăn nuôi. Hiện nay ông Long đã xây dựng được nhà
cơ bản và các phương tiện, tiện nghi của gia đình.
+ Bà Danh Thị Sáu: Sinh năm 1940 ngụ ấp Chòm Xoài xã Hiệp Thành,
vươn lên bằng cách chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm,
trồng rẫy và nuôi cá.
+ Ông Thạch Hớn: Cư ngụ tại phường 7 thị xã Bạc Liêu được quỹ xóa
đói giảm nghèo đầu tư một ít vốn, nhờ đầu tư đúng mục đích (đầu tư hệ thống
nước tưới) đã trồng màu và vươn lên thoát nghèo.
+ Ông Huỳnh Tiên: Ngụ tại ấp Kim Cấu, xã Vĩnh Trạch nghèo do ít tư
liệu sản xuất, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất sang tập trung
phát triển nghề chăn nuôi, vươn lên vượt khó thoát nghèo.
+ Ông Thạch Cút: sinh năm 1939 là hội viên nông dân phường 8 làm
giàu và phát triển mô hình VACR hàng năm thu nhập trên 50 triệu đồng.
* Tại địa bàn huyện Vĩnh Lợi
Đây là huyện có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, qua phát
động phong trào thi đua hơn 3 năm quá có trên 10% (tổng số hộ người dân
tộc) trở nên giàu có và khá giả. Điển hình về phong trào thi đua có:
6
+ Ông Thạch Sa Phol: Sinh năm 1951 sống ở ấp Nước Mặn, xã Hưng
Hội. Khi mới lập gia đình cha mẹ chỉ cho 3 công đất, không đủ ăn thiếu trước
hụt sau, nhưng nhờ biết chuyển dịch cơ cấu sản xuất, biết áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ trồng lúa chuyển sang trồng dưa hấu, chăn
nuôi heo, mua bán sản phẩm công nghiệp…hàng năm bình quân thu nhập
khoảng trên 100 triệu đồng.
+ Bên cạnh ông Thạch Sa Phol còn có nhiều cá nhân điển hình rất tiêu
biểu khác như ông Sơn Lương xã Vĩnh Mỹ B, ông Thạch Đèo xã Vĩnh Bình,
ông Sơn Dy xã Hưng Hội, ông Lý Sil xã Vĩnh Mỹ A, ông Sơn Thi xã Châu
Hưng, ông Thạch Da, Thạch Mông, Lâm Bông…thuộc thị trấn Hòa Bình

hàng năm có thu nhập từ 50 triệu đồng/hộ trở lên.
* Tại địa bàn huyện Phước Long
Điển hình phong trào lao động sản xuất kinh doanh giỏi có các ông như
Danh Lấp, Kim Sum, Lý Ngọc Hưởng, Sơn Duyên, Trương Văn Phến, Sơ Thị
Quyên, Danh Thành Hiền…Cụ thể như:
+ Ông Danh Lấp: Sinh năm 1941 ấp Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Phú Tây là cán
bộ hưu trí người dân tộc làm giàu nhờ biết cách tính toán làm ăn, gia đình chỉ
có 5 công đất, sống thêm bằng nghề giăng lưới, cắm câu, đi làm thuê tích lũy
dần chuyển sang chăn nuôi heo và trồng rẫy…thu nhập bình quân trên 56
triệu đồng.
+ Ông Kim Sum: Ở xã Phước Long, gia đình chỉ có 2 công ruộng, ông
mạnh dạn vay vốn Ngân hàng để xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo, đồng
thời mua thêm máy động cơ để làm nghề bơm nước mướn. Qua tích lũy hàng
năm ông đã đầu tư thêm 1 máy suốt lúa, 1 máy cày. Làm ăn khắm khá đến
nay đã xây dựng được nhả cửa kiên cố.
+ Ông Lý Ngọc Hưởng: Ở ấp Bình Bảo xã Vĩnh Phú Tây, nhà nghèo
làm ruộng lại không đủ ăn phải mở thêm nghề nấu rượu kết hợp với chăn
nuôi, tích lũy có được anh chuyển trồng lúa sang trồng mía, lập vườn cây ăn
trái và trồng màu dưới tán vườn. Hiện nay hàng năm gia đình ông đã có thu
nhập trên 50 triệu đồng.
* Địa bàn huyện Hồng Dân
Có những gương cá nhân điển hình tiên tiến như:
7
+ Ông Danh Nhim: Ngụ ở ấp Bà Gồng, thị trấn Ngan Dừa cũng từ gia
đình nông dân nghèo vươn lên, hoàn cảnh tương đối bi đát, vợ chết để lại ông
và 4 đứa con trong hoàn cảnh nghèo khó. Tuy nhiên với sự quyết chí vươn lên
và được sự hỗ trợ của cộng đồng, làm ăn đa dạng từ việc trồng lúa chuyển
sang trồng cây lấy gỗ, trang bị các máy móc thiết bị nông nghiệp như máy
suốt, máy xới, lò sấy lúa…mọi khoản đầu tư đều được tính toán một cách tỷ
mỹ dẫn đến được hiệu quả cao. Hàng năm thu nhập gia đình đã đạt được mức

từ 80-100 triệu đồng, con cái cũng được ăn học đàng hoàng (2 đứa đã tốt
nghiệp đại học, 2 đứa còn lại cũng mới vào đại học).
+ Ông Danh Kha: Cư ngụ tại xã Ninh Thạnh Lợi từ đôi bàn tay trắng
không có cơ ngơi, nhà ở nhưng với ý chí kiên cường và cần cù trong lao động.
Bên cạnh đó đã được sự hỗ trợ và giúp đỡ của cộng đồng nay đã tạo được sự
nghiệp, xây dựng được cho mình nhà ở khang trang kiên cố, thậm chí bước
đầu khi dựng cơ nghiệp có lúc 2 vợ chồng phải ra xem nghĩa địa để cất chòi ở
qua ngày, không có tư liệu sản xuất trong tay phải tận dụng vài công đất
hoang nơi bãi tha ma nghĩa địa trồng lúa để kiếm sống, từng bước có một ít
vốn liếng tích lũy chuyển dịch sang nuôi tôm nước ngọt thành công và mở
rộng được quy mô vươn lên đến bây giờ trở thành hộ khá giàu ở cơ sở.
+ Như ông Danh Nhạc ngụ tại ấp Đầu Sấu Đông; ông Danh Lên ấp Đầu
Sấu Tây xã Lộc Ninh và nông dân tại vùng độc canh cây lúa, nhà nghèo nhờ
chuyển dịch cơ cấu sản xuất sang làm VACR đến nay cũng vươn lên khá
giàu đã có của ăn của để. Bên cạnh đó còn có các hộ nông dân Khmer tiêu
biểu khác như hộ Danh Xem, Danh Hoa, Danh Kha Liên, Danh Đen, Danh
Dum, Danh Dơn.
* Tại địa bàn huyện Giá Rai và Đông Hải
Tại ấp 5 thị trấn Giá Rai có chị Thạch Thị Sửu sinh năm 1959, lấy
chồng là kỹ sư nông nghiệp Kinh, sản xuất cần cù lao động của người nông
dân Khmer cộng với được tiếp thu khoa học kỹ thuật từ người nông dân trồng
lúa bình thường đã chuyển sang sản xuất giống, sản xuất đa canh đa con, làm
dịch vụ nông nghiệp, hiện nay thuộc loại khá và giàu ở Giá Rai, nhà cửa đàng
hoàng, con cái học hành tới nơi tới chốn.
Anh Kim Thành ở ấp 4 thị trấn Giá Rai, anh Danh Si Panh ở ấp Đầu lá,
xã Long Điều, huyện Đông Hải thoát nghèo trở nên khá giàu nhờ biết áp dụng
8
các tiến bộ khoa học cải tiến tập quá nuôi tôm quảng canh, hàng năm gia đình
trở nên có thu nhập cao vươn lên khá giàu.
Anh Danh Tính ở ấp Rạch Rắn, xã Long Điền 2 vợ chồng cưới nhau ra

riêng với đôi bàn tay trắng không đất, không của cải, không nhà ở, ban ngày
đi làm mướn, ban đêm phải đi soi cá, giăng lưới cắm câu dành dụm mua được
một ít đất cất nhà và trồng rẫy, mua xe mô tô để chở khách, làm ăn tích lũy
vươn lên hiện tại cơ ngơi đàng hoàng, 3 đứa con được vào đại học.
Nhìn chung kết quả của phong trào đã xuất hiện rất nhiều cá nhân điển
hình tiên tiến trong đồng bào dân tộc, trong điều kiện của báo cáo này không
thể điển hình đầy đủ một cách chi tiết.
3. Nguyên nhân đạt được và tồn tại
Để đạt được những thành quả như đã nêu có rất nhiều nguyên nhân,
chúng tôi xin trình bày 3 nguyên nhân có tính quyết định cao đó là:
Có sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng, chính quyền, của các tổ chức có liên
quan hỗ trợ đầu tư, đặc biệt là có những chính sách đúng đắn trong việc hỗ trợ
và giúp đỡ đồng bào dân tộc từ Trung ương đến cơ sở.
- Tính cần cù, chịu khó và sự nghiêm túc chân thành của đồng bào dân
tộc trong việc thực hiện các chủ trương, thực hiện các chương trình dự án do
cộng đồng, do Đảng, Nhà nước và các tổ chức hỗ trợ.
- Đặc biệt khác với người Kinh và người Hoa, bên cạnh sự nổ lực của
cộng đồng giúp đỡ, đồng bào còn rất gắn bó với phum sóc và đặc biệt rất gắn
bó với tín ngưỡng và tôn giáo. Do đó đây là một môi trường rất tốt để qua đó
đồng bào học tập, giúp đỡ lẫn nhau để vươn lên.
* Nguyên nhân tồn tại
Có 4 nguyên nhân tạo nên những tồn tại chậm phát triển của đồng bào
dân tộc Khmer hiện nay ở Bạc Liêu
- Tư liệu sản xuất còn ít (ruộng đất, máy móc) thậm chí có rất nhiều hộ
phải biến sức lao động của bản thân mình thành tư liệu sản xuất để đi làm
thuê, làm mướn mưu sinh.
Sau ngày hòa bình lập lại xuất phát điểm về kinh tế của người nông dân
Khmer lại rất thấp so với người Kinh, thậm chí có nhiều hộ rớt vào tình trạng
nghèo truyền thống (cái nghèo từ cha ông để lại) nên tốc độ phát triển thì rất
nhanh nhưng cái có được vẫn chưa nhiều.

9
- Trình độ văn hóa và dân trí của đồng bào còn rất hạn chế vấn đề này
cản trở rất nhiều trong quá trình của đồng bào.
- Quá trình giúp đỡ đồng bào dân tộc Khmer vươn lên của một số tổ
chức, một số cơ sở và kể cả một số chính sách vẫn còn thiếu tính đồng bộ,
hiệu quả và thiết thực tạo nên sự ỷ lại làm mờ đi ý chí vươn lên của bà con.
4. Bài học kinh nghiệm:
Để giúp bà con nông dân Khmer có hiệu quả hơn cần tập trung vào một
số giải pháp cụ thể như sau:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giúp đỡ và tư vấn cho bà
con đi đôi với việc tạo điều kiện để nâng cao năng lực tạo điều kiện cho bà
con hòa nhập được nhiều vào xu hướng đổi mới hiện nay.
Phải có nhiều chương trình dự án giúp đỡ bà con một cách đồng bộ,
thiết thực và hiệu quả hơn là chỉ thực hiện giải pháp cho và giúp.
IV/- KIẾN NGHỊ
Để dấy lên được phong trào thi đua sôi nổi trong vùng đồng bào dân
tộc trong những năm kế tiếp. Ban Thường vụ Hội nông dân tỉnh Bạc Liêu có
một số kiến nghị với Trung ương Hội như sau:
1- Chỉ thị 68 CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác
vùng đồng bào Khmer đã tác động hiệu quả đến việc phát triển kinh tế xã hội
của vùng đồng bào dân tộc Khmer. Do đó Trung ương cần có tổ chức khảo sát
theo từng chuyên đề để rút tỉa kinh nghiệm phổ biến nhân rộng cho các tỉnh
thành nội.
2- Cần đề xuất với chính phủ tiếp tục mở rộng quy mô và phạm vi, chất
lượng của chương trình 135 để tác động thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch
mức sống giữa nông dân Khmer với nông dân khác trong vùng.
3- Quan tâm nhiều hơn đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
người dân tộc nhất là về học vấn và chữ viết, đồng thời nên có chính sách
phát huy và bảo tồn bản sắc văn hóa độc đáo của người dân tộc.
10

×