Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nghiên cứu quy trình chiết tách dầu từ hạt chè xanh Lâm Đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 102 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tên đề tài: Nghiên cứu quy trình chiết tách dầu từ hạt chè xanh Lâm Đồng
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Yến
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ
Thời gian thực hiện: từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013
Kinh phí được duyệt: 80.000.000 đồng
Kinh phí đã cấp: theo TB số: 296/2012/HĐ-SKHCN ngày 14 tháng 12 năm 2012
2. Mục tiêu
- Xác định thông số công nghệ trong quy trình chiết tách dầu từ hạt chè xanh
(Camellia sinensis) ở Lâm Đồng.
- Xác định chỉ tiêu hóa lý, thành phần acid béo của dầu thành phẩm và so sánh các
chỉ tiêu này với dầu mè thương mại Nakydaco.
3. Nội dung nghiên cứu
Công việc dự kiến
Thực hiện
Chuẩn bị và đánh giá chất lượng nguyên liệu
Đã hoàn tất
Chiết tách dầu từ hạt chè bằng phương pháp trích ly
Đã hoàn tất
Chiết tách dầu bằng phương pháp ép nguội
Đã hoàn tất
Chiết tách dầu từ hạt chè bằng phương pháp trích ly và ép nguội
có quá trình kết hợp tiền xử lý enzym Viscozyme bột hạt chè
Đã hoàn tất
Xác định các chỉ tiêu hóa lý dầu thô
Đã hoàn tất
Tinh sạch dầu, xác định cường độ màu, tỉ trọng, chỉ tiêu hóa lý
dầu tinh sạch và mẫu so sánh là dầu mè nguyên chất Nakydaco


Đã hoàn tất
Xác định thành phần acid béo dầu thành phẩm và dầu mè nguyên
chất Nakydaco
Đã hoàn tất
Hoàn thiện báo cáo nghiệm thu
Đã hoàn tất
2

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN

1.1 Sơ lƣợc công nghiệp dầu thực vật tại Việt Nam
Đến nay, ngành công nghiệp dầu thực vật vẫn đang tăng trưởng bởi các sản
phẩm của ngành đáp ứng nhu cầu khó tiết giảm trong đời sống hàng ngày. Thứ nhất,
mức tiêu thụ bình quân đầu người của Việt Nam hiện vẫn ở mức thấp (Theo ước tính
của IPSI, mức tiêu thụ dầu thực vật trên đầu người của Việt Nam trong những năm
gần đây chỉ đạt khoảng 7,3 – 8,3kg/người, thấp hơn nhiều so với mức khuyến nghị
của Tổ chức Y tế thế giới WHO là 13,5kg/người/năm). Thứ hai, xu hướng sử dụng
dầu thực vật thay thế mỡ động vật đang rất được người tiêu dùng quan tâm [Tổng cục
thống kê năm 2012].
Những loại cây trồng lấy dầu chủ yếu là cọ dầu, dừa, đậu nành, cải dầu, hạt
bông vải, đậu phộng, hướng dương, Công nghiệp dầu thực vật Việt Nam chủ yếu sử
dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu như dầu cọ, dầu đậu nành; nguồn trong nước chủ
yếu là dầu mè, dầu phộng, dầu cám gạo và nguồn nguyên liệu này chiếm tỉ lệ khá thấp
trên thị trường dầu Việt Nam, phần lớn các công ty dầu thực vật đã nhập khẩu dầu thô
từ các nước về tinh sạch để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước, như dầu cọ nhập từ
Indonesia, Malaysia, Campuchia và Mỹ; dầu đậu nành nhập từ Argentina, Malaysia,
Thailand, Brazil và Hàn Quốc [Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, 2012].
Mặc dù chưa có số liệu thống kê về sản lượng hạt chè xanh nhưng hạt chè xanh
thì rất sẵn có từ những nông trường trồng chè lớn trong cả nước. Vì vậy cây chè xanh
không thuộc nhóm cây lấy dầu nhưng hạt chè lại là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho

ngành sản xuất dầu đáng được quan tâm nghiên cứu triển để triển khai ứng dụng ở
Việt Nam.



I
TÓM TẮT

Với mỗi phương pháp tách thu nhận dầu khác nhau thì hiệu suất thu hồi dầu
khác nhau. Đối với quy trình tách chiết dầu bằng phương pháp trích ly dung môi,
hàm lượng dầu hạt chè sau tinh sạch là 23,85% với hiệu suất đạt 83,25%, đối với
quy trình tách chiết dầu bằng phương pháp trích ly dung môi kết hợp tiền xử lý
enzym Viscozym bột nghiền 35,35% với hiệu suất đạt 87,39%, đối với quy trình
tách chiết dầu bằng phương pháp ép nguội trên máy ép thủy lực 15,76% với hiệu
suất đạt 55,01%, đối với quy trình tách chiết dầu bằng phương pháp ép nguội kết
hợp tiền xử lý enzym Viscozym bột nghiền 27,80% với hiệu suất đạt 68,73%. Tổng
hàm lượng acid béo bão hòa trong dầu hạt chè 16,03-16,72% thấp hơn so với dầu
mè Nakydaco (19,55%). Tổng hàm lượng acid béo chưa bão hòa trong dầu hạt chè
83,03-83,81% tương đương với mẫu dầu mè thương mại Nakydaco (83,35%). Tổng
acid béo chưa bão hòa đơn chủ yếu là oleic acid trong dầu hạt chè 70,38 – 75,66%
cao hơn so với mẫu dầu mè Nakydaco (40,79%). Tổng acid béo chưa bão hòa đa
chủ yếu là linoleic acid trong dầu hạt chè 8,03 – 12,65% thấp hơn so với mẫu dầu
mè Nakydaco (29,56%). Sau 3 tháng bảo quản, sự thay đổi chỉ số peroxyt giữa các
mẫu dầu hạt chè trong nghiên cứu ít hơn và chậm hơn (ép nguội 7,07 meq/kg, trích
ly bằng dung môi 7,25 meq/kg, ép nguội kết hợp xử lý enzym Viscozym 7,34
meq/kg, trích ly bằng dung môi kết hợp xử lý enzym 7,89 meq/kg) so với dầu mè
Nakydaco (11,19 meq/kg); khả năng chống oxy hóa các mẫu dầu hạt chè (IC
50
:
48,93 – 58,16 mg/ml) cao hơn mẫu dầu mè Nakydaco (IC

50
: 71,20 mg/ml).



II


SUMMARY

Oil recovery depended on various extracted methods. For the extraction
method using hexane solvent, oil content in green tea seed is about 23,85%, the
recovery 83,25%, for Viscozyme – assisted hexan solvent extraction method, oil
content in green tea seed is 35,35%, recorvery 87,39%. Cold press method, oil
content in green tea seed is 15,76%, recorvery 55,01%, for Viscozyme – assisted
cold press method, oil content in green tea seed is 27,80%, recorvery 68,73%.
Saturated fatty acid content in green tea seed oil 16,03-16,72% lower than the
Nakydaco sesame oil ((19,55%). Unsaturated fatty acid content in green tea seed
oil 83,03-83,81% the same the Nakydaco sesame oil (83,35%). Monounsaturated
fatty acid content (mainly oleic acid) in green tea seed oil 70,38–75,66% higher
than the Nakydaco sesame oil (40,79%). Polyunsaturated fatty acid content (mainly
linoleic acid) in green tea seed oil 8,03 – 12,65% higher than the Nakydaco sesame
oil (29,56%). After three months preservation, peroxyt value of green tea seed oil
(cold press oil 7,07 meq/kg, sovent extracted oil 7,25 meq/kg, Viscozyme – assisted
cold press oil 7,34 meq/kg, Viscozyme–assisted hexan solvent extracted oil 7,89
meq/kg) increased lower than the Nakydaco sesame oil (11,19 meq/kg); antioxidant
activity of green tea seed oil (IC
50
: 48,93 – 58,16 mg/ml) higher (IC
50

: 71,20
mg/ml).

III

MỤC LỤC
SỐ
NỘI DUNG
TRANG

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN

1.1
Sơ lược công nghiệp dầu thực vật tại Việt Nam
2
1.2
Các phương pháp tách chiết dầu
3
1.3
Cây chè và hạt chè xanh (Camellia sinensis)
12

CHƯƠNG II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1
Vật liệu nghiên cứu
19
2.2
Nội dung nghiên cứu
20

2.2.1
Nội dung 1: Chuẩn bị và đánh giá chất lượng nguyên liệu
20
2.2.2
Nội dung 2: Chiết tách dầu hạt chè bằng phương pháp trích ly
dung môi
22
2.2.3
Nội dung 3: Chiết tách dầu bằng phương pháp ép nguội
26
2.2.4
Nội dung 4: Chiết tách dầu bằng phương pháp trích ly dung môi
và ép nguội kết hợp tiền xử lý enzym Vicozyme bột hạt nghiền
30
2.2.5
Nội dung 5: Xác định các chỉ tiêu hóa lý dầu thô
34
2.2.6
Nội dung 6: Tinh sạch dầu, xác định chỉ tiêu hóa lý dầu tinh sạch
và so sánh với dầu mè nguyên chất Nakydaco
38
2.2.7
Nội dung 7: Xác định thành phần acid béo dầu thành phẩm và
dầu mè nguyên chất Nakydaco
40
2.2.8
Nội dung 8: Xác định khả năng chống oxy hóa của dầu
40

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


3.1
Nội dung 1: Chuẩn bị và đánh giá chất lượng nguyên liệu
42
3.2
Nội dung 2: Kết quả khảo sát chiết tách dầu hạt chè bằng phương
pháp trích ly dung môi
44
3.3
Nội dung 3: Kết quả khảo sát chiết tách dầu bằng phương pháp
ép nguội
49

IV
3.4
Nội dung 4: Kết quả chiết tách dầu bằng phương pháp trích ly
dung môi và ép nguội kết hợp tiền xử lý enzym Vicozyme bột
hạt nghiền
54
3.5
Nội dung 5: Kết quả xác định các chỉ tiêu hóa lý dầu thô
60
3.6
Nội dung 6: Kết quả xác định chỉ tiêu hóa lý, hóa sinh dầu sau
tinh sạch và so sánh với dầu mè nguyên chất Nakydaco
63
3.7
Nội dung 7: Thành phần acid béo dầu thành phẩm và dầu mè
nguyên chất Nakydaco
66

3.8
Nội dung 8: Kết quả khảo sát sự thay đổi chỉ số peroxyt và khả
năng chống oxy hóa của dầu theo thời gian bảo quản
69

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1
Kết luận
73
4.2
Đề nghị
74

TÀI LIỆU THAM KHẢO
75

PHU LỤC

1
Kết quả thử nghiệm phân tích thành phần các acid béo trong các
mẫu dầu hạt chè và dầu mè Nakydaco
79
2
Kết quả xử lý thống kê trên phân mềm Statgraphic 3.0
89
3
Tiêu chuẩn dầu oliu tinh khiết (Codex standard 33)
107
4

Sản phẩm bài báo
108




V
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VIẾT TẮT
THUẬT NGỮ
Trích ly + Vis
Phương pháp trích ly bằng dung môi kết hợp tiền xử lý
enzym bột nghiền
Ép nguội + Vis
Phương pháp ép nguội kết hợp tiền xử lý enzym bột
nghiền
Dầu mè
Dầu mè thương mại Nakydaco
IC
50

half maximal inhibitory concentration

VI
DANH SÁCH BẢNG

SỐ
TÊN BẢNG SỐ LIỆU
TRANG

1.1.
Thành phẩn polysaccharide thành tế bào một số nguyên liệu chứa
dầu
4
1.2.
Một số nguyên liệu được xử lý enzym trước khi trích ly dầu
10
3.1
Tỷ lệ nhân so với vỏ sành và vỏ quả hạt chè Lâm Đồng
42
3.2
Một số chỉ tiêu hoá lý hoá sinh và cảm quan hạt chè Lâm đồng
43
3.3
Hàm lượng dầu thô thu được từ ba loại dung môi khác nhau
44
3.4
Hàm lượng dầu thô thu được từ những điểm thời gian khác nhau
bằng phương pháp trích ly dung môi n-hexan
45
3.5
Hàm lượng dầu thô thu được từ bột nghiền có kích thước khác
nhau bằng phương pháp trích ly dung môi n-hexan
46
3.6
Hàm lượng dầu thô thu được từ tỷ lệ nguyên liệu : dung môi
khác nhau bằng phương pháp trích ly dung môi n-hexan
47
3.7
Hàm lượng dầu thô thu được từ bột nghiền có độ ẩm khác nhau

bằng phương pháp ép nguội
49
3.8
Hàm lượng dầu thô thu được từ bột nghiền có kích thước khác
nhau bằng phương pháp ép nguội
50
3.9
Hàm lượng dầu thô thu được ở các áp lực ép khác nhau bằng
phương pháp ép nguội
51
3.10
Hàm lượng dầu thô thu được ở những thời gian khác nhau bằng
phương pháp ép nguội
52
3.11
Hàm lượng dầu thô thu được từ phương pháp trích ly và ép nguội
kết hợp tiền xử lý enzym ở pH khác nhau
54
3.12
Hàm lượng dầu thô thu được từ phương pháp trích ly và ép nguội
kết hợp tiền xử lý enzym ở nhiệt độ khác nhau
55
3.13
Hàm lượng dầu thô thu được từ phương pháp trích ly và ép nguội
kết hợp tiền xử lý enzym ở độ ẩm khác nhau
56
3.14
Hàm lượng dầu thô thu được từ phương pháp trích ly và ép
nguội kết hợp tiền xử lý enzym ở thời gian khác nhau
57


VII
3.15
Hàm lượng dầu thô thu được từ phương pháp trích ly và ép nguội
kết hợp tiền xử lý enzym ở nồng độ khác nhau
58
3.16
Hàm lượng dầu thô và tỷ lệ thu hồi dầu thô từ các quy trình chiết
tách khác nhau
60
3.17
Chỉ số hóa lý hóa sinh dầu thô từ các quy trình chiết tách khác
nhau
61
3.18
Hàm lượng và tỷ lệ thu hồi dầu tinh sạch từ các quy trình khác
nhau
64
3.19
Chỉ số hóa lý hóa sinh dầu hạt chè tinh sạch thu nhận được từ các
quy trình khác nhau và dầu mè Nakydaco
64
3.20
Sự thay đổi màu sắc các mẫu dầu trong không gian màu Hunter
Lab
65
3.21
Thành phần acid béo dầu thành phẩn từ các quy trình tách chiết
khác nhau và dầu mè nguyên chất Nakydaco
66

3.22
Chỉ số peroxyt các mẫu dầu nghiên cứu và dầu mè Nakydaco
theo thởi gian bảo quản
69
3.23
Sự thay đổi khả năng chống oxy hóa các dầu theo thời gian
70

VIII
DANH SÁCH HÌNH

SỐ
TÊN HÌNH ẢNH
TRANG
1.1
Cấu trúc hạt có dầu (Rosenthal và cộng sự, 1996)
3
1.2
Cấu trúc thành tế bào của hạt có dầu ( Keegstra và cộng sự,
1973)
3
1.3
Hoa, quả, cành chè
12
1.4
Phân bổ địa lý các tỉnh trồng chè trên bản đồ Việt Nam
12
1.5
Mô phỏng quá trình hình thành nụ, ra hoa, kết quả tạo hạt chè
14

1.6
Hoa, quả hạt chè xanh (C.Sinensis)
14
2.1
Sơ đồ nghiên cứu chiết tách dầu bằng phương pháp trích ly
dung môi
22
2.2
Sơ đồ nghiên cứu chiết tách dầu bằng phương pháp ép nguội
26
2.3
Sơ đồ nghiên cứu chiết tách dầu bằng phương pháp trích ly
dung môi và ép nguội kết hợp tiển xử lý enzym Vicozyme bột
hạt nghiền
30
2.4
Không gian màu Hunter Lab
37
2.5
Sơ đồ tinh sạch dầu thô
39
3.1
Tỷ lệ vỏ quả : vỏ sành : nhân từ quả chè xanh Lâm Đồng
42
3.2
Tỷ lệ nhân hạt : vỏ sành từ quả chè xanh Lâm Đồng
43
3.3
Ảnh hưởng loại dung môi đến hàm lượng dầu thô thu được
bằng phương pháp trích ly

44
3.4
Ảnh hưởng thời gian trích ly của dung môi n-hexan đến hàm
lượng dầu thô thu được
45
3.5
Ảnh hưởng kích thước hạt bột nghiền đến hàm lượng dầu thô
thu được phương pháp trích ly bằng dung môi n-hexan
46
3.6
Ảnh hưởng tỉ lệ nguyên liệu : dung môi đến hàm lượng dầu thô
thu được phương pháp trích ly bằng dung môi n-hexan
48
3.7
Ảnh hưởng độ ẩm bột nghiền đến hàm lượng dầu thô thu được
49

IX
bằng phương pháp ép nguội
3.8
Ảnh hưởng kích thước hạt bột nghiền đến hàm lượng dầu thô
thu được phương pháp ép nguội
50
3.9
Ảnh hưởng áp suất ép đến hàm lượng dầu thô thu được bằng
phương pháp ép nguội
51
3.10
Ảnh hưởng thời gian ép đến hàm lượng dầu thô thu được
phương pháp ép nguội

52
3.11
Ảnh hưởng pH xử lý enzim đến hàm lượng dầu thô thu được
phương pháp trích ly và ép nguội
54
3.12
Ảnh hưởng nhiệt độ xử lý enzym đến hàm lượng dầu thô thu
được bằng phương pháp trích ly và ép nguội
55
3.13
Ảnh hưởng độ ẩm xử lý enzym đến hàm lượng dầu thô thu
được bằng phương pháp trích ly và ép nguội
56
3.14
Ảnh hưởng thời gian xử lý enzym đến hàm lượng dầu thô thu
được bằng phương pháp trích ly và ép nguội
57
3.15
Ảnh hưởng nồng độ xử lý enzym đến hàm lượng dầu thô thu
được bằng phương pháp trích ly và ép nguội
58
3.16
So sánh hiệu suất thu hồi dầu thô thu nhận từ các quy trình
khác nhau
60
3.17
So sánh hàm lượng acid béo dầu hạt chè thành phần từ các quy
trình tách chiết khác nhau và dầu mè nguyên chất Nakydaco
67
3.18

Sự thay đổi chỉ số peroxyt các loại dầu theo thởi gian bảo quản
69
3.19
Sự thay đổi giá trị IC
50
các loại dầu theo thời gian
71

3

1.2 Các phƣơng pháp chiết tách dầu
1.2.1 Cấu trúc hạt có dầu





















Hình 1.1. Cấu trúc hạt có dầu (Rosenthal và cộng sự, 1996)
Hình 1.2. Cấu trúc thành tế bào của hạt có dầu (Keegstra và cộng sự, 1973)

4

Đặc tính của các tế bào 2 lá mầm ở các loại hạt có dầu là tồn tại các bào quan nội
bào riêng biệt được gọi là các túi dầu và các hạt protein.
Hạt protein (aleurone) chiếm khoảng 60 – 70% tổng protein có trong hạt. Kích
thước hạt phụ thuộc vào từng loại nguyên liệu.
Các túi dầu (spherosome hay oleosome) là nơi chứa lipid dự trữ, đường kính của
các túi dầu dao động trong khoảng 1- 2 μm. Quan sát trên kính hiển vi điện tử quét,
các túi dầu được treo trên mạng lưới nội chất chứa protein. Khoảng không gian giữa
các túi dầu trong tế bào 2 lá mầm được làm đầy bởi các hạt protein và mạng lưới tế
bào chất.
Lớp vách bao quanh tế bào gồm cellulose, hemicellulose, lignin và pectin. Trong
công nghệ chiết tách dầu, hạt có dầu được nghiền nhỏ làm vách tế bào bị đứt gãy, dưới
tác dụng của dung môi hay lực ép, dầu bên trong tế bào được thoát ra ngoài.
Bảng 1.1: Thành phần polysaccharide thành tế bào một số nguyên liệu chứa dầu
Thành phần
polysaccharide
Hạt nho
a

(%)

Hạt ngô
a


(%)

Dừa
a

(%)

Đậu tƣơng
b

(%)

Cellulose
22
39
13
20
Hemicellulose
-
-
-
50
Pectic substances
39
< 1
-
30
Mannan
-
-

61
-
Glactomannan
-
-
26
-
Arabinogalactans
8
-
ít
-
Xyloglycan
29
-
-
-
Arabioxylan
-
40
-
-
Các chất khác
2
10
-
-
a
Christensen (1991);
b

Mustakas (1980)
5


1.2.2 Chiết tách dầu bằng phƣơng pháp ép
Khởi đầu của quá trình chiết tách dầu được tiến hành bằng phương pháp thủ công
sử dụng hơi nước, gián đoạn. Đến năm 1092, quá trình chiết tách dầu liên tục bằng
thiết bị ép trục vít đã được Anderson phát minh và đưa vào ứng dụng. Cơ chế ép tách
dầu bằng máy ép trục vít dựa trên thiết kế thể tích giảm dần của vít trong lòng ống,
dầu được giải phóng ra khỏi bột nghiền do sự tạo thành áp lực trong máy ép, do sự nén
nguyên liệu và sức phản kháng của nguyên liệu. Cơ chế này được ứng dụng phổ biến
cho quá trình chiết tách dầu của hầu hết nguyên liệu. Sự thay đổi áp lực lớn hay nhỏ
phụ thuộc vào cấu tạo lòng ép, trục vít và đặc tính cơ ủa bột ép. Hiệu suất thu hồi
dầu phụ thuộc một số yếu tố sau:
- Mức độ nghiền hạt: kích thước hạt bột không đồng nhất, lượng ẩm phân phối
không đồng đều ở toàn khối bột; kích thước hạt bột lớn, đường đi của dầu dài, dầu khó
thoát ra bề mặt hạt bột nghiền dẫn đến hiệu suất chiết tách dầu giảm.
- Số lượng vỏ lẫn trong khối bột nghiền: vỏ có thành phần chủ yếu là cellulose
khả năng hút dầu cao làm giảm hiệu suất chiết tách .
- Mức độ làm ẩm và nhiệt độ chưng sấy (đối với phương pháp ép nóng): Nếu bột
quá khô, khi ép bột rời rạc, dầu không thoát ra được. Nếu bột quá nhão, dầu được giữ
lại trong các khe vách tế bào, các tế bào lại liên kết chặt chẽ với nhau làm tắc các
đường thoát dầu. Ngoài ra, cấu tạo thiết bị cũng ảnh hưởng đến hiệu suất chiết tách
dầu.
Tùy thuộc vào tính chất nguyên liệu, việc chiết tách dầu được thực hiện theo 2
giai đoạn (ép sơ bộ trước khi ép kiệt hay trích ly) hoặc ép trực tiếp (1 giai đoạn).
- Ép sơ bộ: sử dụng thiết bị ép dầu có áp suất tạo thành thấp, lượng dầu còn sót
lại trong bánh dầu khoảng 15-25%. Lượng dầu còn lại được chiết tách bằng biện pháp
trích ly hay phương pháp ép kiệt.
- Ép trực tiếp: máy ép được thiết kế với áp suất tạo thành trong lòng ép cao hơn,

dầu được chiết tách ra khỏi nguyên liệu với hiệu suất cao, lượng dầu còn lại trong
6

khô dầu dao động trong khoảng 4-7%. Kỹ thuật này yêu cầu năng lượng sử dụng lớn
hơn, đồng thời nhiệt độ của bánh dầu gia tăng trong suốt quá trình ép. Điều này có thể
là nguyên nhân làm cho dầu dễ bị oxy hóa và ôi hóa, đồng thời xảy ra các biến đổi làm
giảm phẩm chất dầu.
Một số loại dầu có chất lượng cao như dầu olive thường được chiết tách bằng
quá trình ép nguội. Đối với quá trình ép nguội, nguyên liệu không trải qua giai đoạn
xử ệt trước khi đưa vào thiết bị ép. Hiệu suất chiết tách dầu ở quá trình ép nguội
thấp hơn quá trình ép nóng tuy nhiên dầu thu được có chất lượng cao hơn.
1.2.3 Chiết tách dầu bằng phƣơng pháp trích ly
Trích ly dầu được thực hiện dựa trên đặc tính hòa tan tốt của dầu thực vật trong
các dung môi hữu cơ không cực như xăng, hexan, diethyl ether, chủ yếu là hexan.
Việc chuyển dầu từ nguyên liệu vào pha lỏng của dung môi là một quá trình truyền
khối, dựa vào sự chênh lệch nồng độ đầu trong nguyên liệu và dòng chảy bên ngoài.
Việc chuyển dầu từ nguyên liệu vào dung môi được thực hiện nhờ vào quá trình
khuếch tán phân tử (chuyển dầu từ nội tâm nguyên liệu vào dung môi) và khuếch tán
đối lưu (chuyển dầu từ bề mặt nguyên liệu vào dung môi). Vận tốc và độ kiệt dầu khi
trích ly phụ thuộc và các yếu tố sau:
- Nhiệt độ trích ly: dưới tác động của nhiệt độ tăng, các phân tử dung môi và dầu
xảy ra sự chuyển động hỗn loạn làm tăng vận tốc chuyển dầu từ nguyên liệu vào dung
môi, nhờ đó quá trình trích ly đạt hiệu quả cao.
- Mức độ phá vỡ cấu trúc tế bào: đây là một trong các yếu tố cơ bản thúc đẩy
nhanh quá trình trích ly. Việc phá vỡ tối đa cấu trúc tế bào nguyên liệu chứa dầu tạo
điều kiện cho sự tiếp xúc triệt để dung môi với dầu.
- Độ ẩm nguyên liệu trích ly: Khi tăng độ ẩm sẽ làm chậm quá trình khuếch tán,
bột quá ẩm sẽ tăng sự kết dính các hạt bột nguyên liệu, làm tắc đường thoát dầu, giảm
tốc độ trích ly. Độ ẩm thích hợp cho quá trình trích ly khoảng 8%. Ẩm sẽ tương tác
với protein và các chất ưa nước khác, ngăn cản sự thấm sâu của dung môi vào bên

trong nguyên liệu làm chậm quá trình khuếch tán phân tử và đối lưu.
7

- Kích thước và hình dạng hạt: Kích thước và hình dạng hạt ảnh hưởng đến vận
tốc chuyển động của dung môi qua lớp nguyên liệu. Nguyên liệu trích ly bền, không bị
vỡ vụn, trong quá trình trích ly sẽ tạo các hạt mịn lắng đọng trên những phần nguyên
liệu chưa bị phá vỡ cấu trúc, làm tắt các ống mao dẫn, dung môi sẽ lưu thông trên toàn
bề mặt lớp nguyên liệu. Mặt khác, các hạt mịn này sẽ bị dòng dung môi cuốn vào
mixen, làm cho mixen ra khỏi thiết bị có nhiều thành phần phân tán, gây phức tạp cho
quá trình làm sạch mixen.
- Vận tốc chuyển động của dung môi: Tăng vận tốc chuyển động của dung môi
tức làm tăng nồng độ mixen, tăng tốc độ khuếch tán, rút ngắn thời gian trích ly. Tuy
nhiên, nồng độ mixen thu được loãng, hao tốn nhiều dung môi.
- Tỷ lệ dung môi và nguyên liệu: Lượng nguyên liệu trích ly tỷ lệ thuận với lượng
dung môi, tùy thuộc vào đặc tính hòa tan dầu của từng loại dung môi. Tỷ lệ phù hợp
xúc tiến nhanh quá trình trích ly, tách kiệt dầu trong nguyên liệu, giảm thấp hàm lượng
dầu trong bã.
1.2.4 Chiết tách dầu bằng phƣơng pháp trích ly hoặc ép kết hợp tiền xử lý enzym
bột hạt nghiền
Enzym là một loại protein sinh học được sinh vật sống tổng hợp nên và tham gia
vào các phản ứng sinh học. Chiết tách dầu bằng phương pháp ép hoặc trích ly kết hợp
tiền xử lý enzym được xem là một kỹ thuật mới trong công nghiệp chiết tách dầu.
Trong phương pháp chiết tách dầu kết hợp tiền xử lý enzym, người ta thường sử dụng
các enzym cellulasse, hemicellulase hay pectinase, … nhằm phá vỡ cấu trúc của vách
tế bào làm tăng hiệu suất tách chiết dầu (Robert J. Whitehurst Barry A. Law, 2002).
1.2.4.1 Một số kết quả nghiên cứu chiết tách dầu bằng phƣơng kết hợp tiền xử lý
enzym bột hạt nghiền
Năm 1975, Lanzani và cộng sự đã nghiên cứu sử dụng các enzym thủy phân
trong công nghệ chiết xuất dầu hạt hướng dương bằng nước, kết quả là hiệu suất thu
nhận dầu từ 30% đối với mẩu không xử dụng enzym thủy phân tăng lên 44% đối với

mẫu sử dụng enzym cellulase, 52% đối với mẫu sử dụng enzym cellulase và alpha
8

1,4 galacturonide glicano- hydrolase (Ultrazym).
Năm 1990, Cheah và cộng sự đã sử dụng enzym pectinnase xử lý thịt quả cọ
trong công nghệ chiết tách dầu bằng phương pháp ép thủy lực, hiệu suất thu nhận dầu
tăng từ 91,1% đối với mẫu không xử lý enzym tăng lên 97,7% đối với mẫu có xử lý
enzym.
Năm 1990, Sosulski và cộng sự đã nghiên cứu tiền xử bột hạt canola trước khi ép
bằng phương pháp ép nguội, kết quả là thời gian ép giảm, hiệu suất thu nhận dầu tăng
từ 75% lên 92%, hàm lượng dầu dư trong bánh dầu giảm xuống còn 6,2%.
Năm 1990, Barrios và cộng sự đã nghiên cứu kết hợp các enzym pectinase với
các enzym khác polygalacturonase, α amylase và protease trong công nghệ chiết xuất
dầu dừa bằng nước, kết quả là hiệu suất thu nhận dầu đạt từ 80% đối với mẫu xử lý
enzym pectinnase và alpha-amylase, 89,3% đối với mẫu xử lý enzym pectinnase,
alpha-amylase và protease, 93,9% đối với mẫu xử lý enzym pectinae, beta-glucanase,
amylase và protease. Trong khi chiết xuất bằng nước không qua xử lý enzym thì hiệu
suất thu hồi chỉ đạt 12%.
Năm 1991, Yoon và cộng sự đã nghiên cứu sử dụng protease trong chiết xuất dầu
đậu nành làm tăng hiệu suất thu nhận dầu từ 62% lên 86% và hiệu suất thu nhận
protein tăng từ 62% lên 89%.
Năm 1992, Deng và cộng sự đã nghiên cứu sử dụng các enzym thủy phân trong
công nghệ chiết tách dầu dầu hạt nho bằng nước, hiệu suất tăng từ 63,9% đối với mẫu
không sử dụng enzym lên 71,4% đối với mẫu xử lý enzym pectinnase, 71,3% đối với
mẫu sử lý hỗn hợp enzym carbohydrase (Viscozym), 80,2% đối với mẫu sử lý hỗn hợp
enzyme pectinnase và cellulase.
Năm 1993, Bocevska và cộng sự thử nghiệm dùng enzym thương mại
carbohydrase (chủ yếu là cellulase) từ chủng Trichoderma reesei để chiết tách dầu từ
hạt bắp bằng phương pháp ướt cho thấy cho hiệu quả rất cao, đạt 84,7%.
Năm 1993, Sosulski và cộng sự đã nghiên cứu sử dụng enzym carbohydrate

trong công nghệ chiết tách dầu bằng phương pháp ép nguội trên máy ép trục vít.
9

Kết quả trong cùng điều kiện ép, hiệu suất thu hồi dầu tăng từ 30-50% đối với mẫu
không sử dụng enzym tăng lên 90-93% đối với mẫu có xử lý enzym, hàm lượng dầu
dư trong bánh dầu giảm còn 7,4%, chất lượng dầu kém hơn đối với dầu không xử lý
enzym nhưng cao hơn so với dầu thu nhận từ phương pháp trích ly bằng dung môi.
Năm 1993, Dominguez và cộng sự đã nghiên cứu sử dụng enzym thủy phân
trong công nghệ ép nguội dầu hạt đậu nành và hạt hướng dương. Hiệu suất thu nhận
dầu tăng hơn 35% đối với hạt đậu nành và tăng hơn 50% đối với hạt hướng dương.
Năm 1998, J. Sineiro và các cộng sự, nghiên cứu sử dụng enzym Celluclast 1,5L
(Novo Nordisk A/S) trong phương pháp chiết xuất dầu hạt hướng dương bằng nước
cho hiệu suất thu nhận dầu cao hơn 30% so với mẫu không sử dụng enzym.
Năm 2003, Beatriz P.M và cộng sự đã nghiên cứu kết hợp xử lý nguyên liệu với
enzym (Celluclast, Termamyl, Viscozyme, Neutrase và Protease) để đánh giá hiệu suất
thu nhận dầu và protein từ cơm dừa. Các thí nghiệm lần lượt được thực hiện nhằm lựa
chọn loại enzym phù hợp, nồng độ enzym và thời gian ủ. Để xác định ảnh hưởng của
yếu tố pH và tỷ lệ nước/cơ chất, nhóm tác giả sử dụng phương pháp đáp ứng bề mặt để
tối ưu hóa. Kết quả pH là thông số ĩa quan trọng nhất tới hiệu suất thu nhận
dầu và protein. Xử ằng enzym Viscozyme L nồng độ 0,6% (w/w) và Neutrase 1,5
MG nồng độ 0,3% (w/w), tổng thời gian thủy phân là 60 phút, tỷ lệ cơ chất/nước =
1/6, pH khoảng 7 cho hiệu suất thu nhận dầu và protein cao nhất, đạt 83%.
Năm 2007, M. C. Kashyap và cộng sự, nghiên cứu sử dụng enzym để thủy phân
đậu nành trước khi trích ly dầu bằng dung môi hexan. Phương pháp này không những
làm tăng hiệu suất chiết tách dầu mà còn có tác dụng rút ngắn thời gian trích ly.
Năm 2008, Hilaire Macaire Womeni và cộng sự nghiên cứu thu nhận dầu từ nhân
hạt Irvingia gabonensis bằng phương pháp enzym trong môi trường nước. Bột hạt
nghiền được xử ới các enzym Alcalase, Pectinex và Viscozyme. Kết quả là
phương pháp chiết xuất bằng nước cho hiệu suất thu nhận dầu khoảng 27,4%; khi xử
lý với enzym thì hiệu suất thu nhận dầu tăng, như enzym Alcalase (35,0%); Pectinex

(42,2%) và Viscozyme (68%).
10

1.2.4.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu suất thu nhận dầu trong phƣơng pháp
chiết tách dầu kết hợp tiền xử lý enzym bột nghiền
Cấu trúc thành tế bào các loại nguyên liệu chứa dầu rất khác nhau, việc phá vỡ
cấu trúc thành tế bào nguyên liệu phụ thuộc rất nhiều vào thành phần cấu tạo thành tế
bào, bản chất và nguồn gốc enzym tham gia phản ứng phá vỡ thành tế bào.
- Chủng loại enzym: các enzym khác nhau sẽ có vai trò khác nhau trong việc
thuỷ phân cấu trúc nguyên liệu.
- Sự kết hợp của các enzym sẽ cải thiện đáng kể hiệu suất chiết tách dầu hơn khi
sử dụng một loại enzym.
- Điều kiện phản ứng enzym như pH, kích thước nguyên liệu, nhiệt độ và thời
gian phản ứng, … ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả tác động của enzym.
Sau đây giới thiệu một số nghiên cứu đã nghiên cứu ứng dụng enzym trong công
nghệ khai khác dầu từ các nguyên liệu chứa dầu.
Bảng 1.2. Một số nguyên liệu đƣợc xử lý enzym trƣớc khi trích ly dầu
Nguyên liệu
Enzym
Hiệu suất
(%)
Tài liệu
Cơm dừa
Control (aqueous without enzyme)
12.0
Barrios (1990)
Pectinase (Clarex) + alpha-amylase (Tanase) +
protease (HT-proteolytic)
80.0
Barrios (1990)

Pectinase (Irgazyme) + alpha-amylase (Tanase) +
protease (HT-proteolytic)
89.3
Barrios (1990)
Pectinase (Petcimex) + pectinase (Clarex) +
alphaamylase
(Tanase) + protease (HT-proteolytic)
87.6
Barrios (1990)
Pectinase (Clearzyme) + pectinase (Clarex) + alpha-
amylase (Tanase) + protease (HT-proteolytic)
89.4
Barrios (1990)
Pectinase (Rohapec) + alpha-amylase (Tanase) +
protease (HT-proteolytic)
83.5
Barrios (1990)
Beta-glucanase (brew-n-zyme)
14.4
Barrios (1990)
Beta-Glucanase (brew-n-zyme) + pectinase Clarex) +
alpha-amylase (Tanase) + protease (HT-proteolytic)
93.8
Barrios (1990)
11


Avocado
Control (aqueous without enzyme)
2.0

Buenrostro
(1986)
Alpha-amylase (Tanase)
70.0
Buenroso
(1986)
Alpha-amylase + protease
67.0
Buenroso
(1986)
Alpha-amylase + cellulose
67.0
Buenroso
(1986)
Cellulase + protease + alpha-amylase
62.0
Buenroso
(1986)
Hạt đậu phộng
Control (aqueous without enzyme)
72.0
Lanzani
(1975)
Protease (pepsin-Merck)
78.0
Lanzani
(1975)
Cellulase (CGA)
75.0
Lanzani

(1975)
Alpha I,4 galacturonide glicano-hydrolase (Ultrazym)
74.0
Lanzani
(1975)





Protease (pepsin-Merck) + cellulase (CGA)
78.0
Lanzani
(1975)

Protease (pepsin-Merck) + alpha I,4 galacturonide
glicano-hydrolase (Ultrazym)

76.0
Lanzani
(1975)

Cellulase (CGA) + alpha 1,4 galacturonide glicano-
hydrolase (Ultrazym)

74.0
Lanzani
(1975)

Protease (pepsin-Merck) + cellulase (CGA) + alpha

I,4 gaiacturonide glicano-hydrolase (Ultrazym)
78.0
Lanzani
(1975)
Hạt hướng
dương
Control (aqueous without enzyme)
30
Lanzani (1975)
Cellulase (CGA)
44.0
Lanzani (1975)
Alpha I,4 galacturonide glicano-hydrolase (Ultrazym)
44.0
Lanzani (1975)
Cellulase (CGA) + alpha I,4 galacturonide
glicano-hydrolase (Ultrazym)
52.0
Lanzani (1975)
Hạt nho
Control (aqueous without enzyme)
63.9
Deng (1992)
Pectinase (Pectinex ultra-sp)
71.4
Deng (1992)
Cellulase
55.4
Deng (1992)
Multi-carbohydrases (Viscozyme 120L)

71.3
Deng (1992)
Pectinase (Novozyme 249)
70.0
Deng (1992)
Cellulase (Novozyme 465)
54.2
Deng (1992)
Pectinase (Novozyme 249) + Cellulase (Novozyme 465)
80.2
Deng (1992)
Hạt đậu nành
Control (aqueous without enzyme)
62.0
Yoon (1991)
Protease (Alcalase)
84.0
Yoon (1991)
Protease (Sigma)
86.0
Yoon (1991)




12

1.3. Cây chè và hạt chè xanh (Camellia sinensis)
1.3.1 Cây chè xanh
Vị trí phân loại thực vật như sau:

Ngành hạt kín Angiospermae
Lớp song tử diệp Dicotyledonae
Bộ chè Theales
Họ chè Theaceae
Chi chè Camellia (Thea)
Loài Camellia (Thea) sinensis.
Tên khoa học Camellia sinensis (L)
Cây chè xanh (Camellia sinensis) được trồng rải rác ở hầu hết các tỉnh trung du
và miền núi của Việt Nam.
Điều kiện khí hậu đất đai của
nước ta rất thuận lợi cho việc sinh
trưởng phát triển của cây chè nên
cây chè được trồng trọt rải rác ở
hầu hết các tỉnh trung du và miền
núi, nhưng tập trung ở một số vùng
chính như sau:
- Vùng Tây Bắc gồm các tỉnh
Sơn La, Lai Châu, Điện Biên. Độ
cao khoảng 500 mét so với mặt
nước biển. Tổng diện tích hơn
17.200 ha.
- Vùng chè Việt Bắc
gồm các tỉnh Hà Giang, Yên Bái,
Tuyên Quang, Lào Cai, Bắc Cạn,
Cao Bằng. Tổng diện tích hơn
41.000 ha.
Hình 1.3. Hoa, quả, cành chè
Hình 1.4. Phân bố địa lý các tỉnh trồng chè trên bản đồ Việt Nam

13


- Vùng chè Đông Bắc gồm các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang. Tổng
diện tích hơn 2.000 ha.
- Vùng chè Trung Du miền núi phía Bắc gồm các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ,
Hòa Bình, Hà Tây, Hà Nội, Vĩnh Phúc. Tổng diện tích hơn 35.000 ha.
- Vùng chè Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh. Tổng
diện tích hơn 11.000 ha.
- Vùng chè Tây Nguyên gồm các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum. Tổng diện
tích hơn 26.000 ha.
Lâm Đồng, vùng đất Nam Tây Nguyên, nằm ở độ cao trung bình 800 – 1000m so
với mặt nước biển; diện tích tự nhiên 9772,19km
2
; địa hình chủ yếu là bình sơn
nguyên, núi cao; nhiệt độ trung bình năm dao động từ 18 – 25
0
C, thời tiết ôn hòa và
mát mẻ quanh năm. Lâm Đồng có điều kiện địa hình và khí hậu như vậy nên ngành
trồng chè đã phát triển rất tốt từ hơn 80 năm qua. Kế hoạch đến năm 2015, tỉnh Lâm
Đồng sẽ có thêm 800 ha chè chất lượng cao được trồng mới tại huyện Bảo Lâm, Di
Linh, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc.
Thu hoạch chính của cây chè hiện nay chủ yếu là lá chè, lá chè được chế biến
thành sản phẩm thương mại như chè xanh, chè đen, chè đỏ, chè vàng, …chúng vừa là
dòng thức uống có giá trị vừa là mặt hàng mang lại kim ngạch xuất khẩu rất cao. Bên
cạnh đó, một bộ phận khác của cây chè cũng rất có giá trị mà, đó là hạt chè.
1.3.2 Hạt chè xanh
Hạt chè có chứa nhiều hợp chất có giá trị sử dụng như saponin, protein, lipid, …
trong đó lipid chiếm khoảng 29–34% (Kohata và cộng sự, 2004).
Sau khi gieo hạt khoảng 2 năm, cây chè cho hoa quả lần thứ nhất, từ 3 đến 5 năm
cây chè phát triển hoàn chỉnh về đặc tính phát dục. Trên mỗi nách lá chè thường có
một mầm dinh dưỡng ở giữa và hai hoặc nhiều mầm sinh thực ở hai bên. Hoa chè

được hình thành từ các mầm sinh thực, mầm sinh thực phình lên thành nụ, nụ nở thành
hoa, thụ phấn tạo quả chè.
Quả chè là loại nang có 1- 4 hạt, thường là 2, 3 hạt có khi là 1 hạt. Các hạt trong
cùng một quả có thể có kích thước khác nhau. Hình tròn, tam giác hay vuông tùy
14

số lượng hạt bên trong, vỏ quả màu xanh, khi chín chuyển sang màu nâu rồi nức ra.
Hạt chè có vỏ sành rất cứng, màu phớt đỏ khi hạt non và nâu đen khi hạt chín, bên
trong là một vỏ lụa mỏng, màu vàng nâu, có nhiều gân làm nhiệm vụ vận chuyển
nước và chất dinh dưỡng để nuôi hạt bên trong. Hạt chè không có nội nhũ. Lá mầm
của hạt chè rất phát triển chiếm 3,4 trọng lượng của hạt. Phần lớn các chất dinh
dưỡng dự trữ cần thiết cho hạt nảy mầm đều dự trữ trong lá mầm.
Đối với các giống chè Trung Quốc trồng tại Iran, năng suất thu hoạch hạt chè
đạt khoảng 975 – 1300 kg hạt chè/ ha mỗi năm (Singh, 1998).










Hình 1.6. Hoa, quả, hạt chè C. sinensis

Hình 1.5. Mô phỏng quá trình hình thành nụ, ra hoa, kết quả tạo hạt chè

15



1.3.3 Một số kết quả nghiên cứu về dầu hạt chè trong và ngoài nƣớc
1.3.3.1 Kết quả nghiên cứu chiết tách dầu hạt chè
Năm 2006, 2007, Lee và cộng sự đã nghiên cứu thu nhận dầu từ hạt chè
C.sinensis bằng phương pháp ép. Đầu tiên, hạt chè được sấy 120
o
C, 20 phút và sau đó
ép bằng máy ép trục vít.
Năm 2007, Yang-Lin và cộng sự; 1009, Aijun và cộng sự đã nghiên cứu trích ly
dầu hạt chè C. oleifera với thời gian trích ly 16 phút, nhiệt độ trích ly 40
o
C, các dung
môi khảo sát là nước, methyl alcohol, ligraine. Kết quả khảo sát: tỷ lệ nước/ nguyên
liệu là 0.9/1; tỷ lệ methyl alcohol/ nguyên liệu là 5/1; tỷ lệ ligarine nguyên liệu là 5/1.
Năm 2008, Fazel và cộng sự; 2010, Zarringhalami và cộng sự đã nghiên cứu
trích ly hỗn hợp dung môi bằng phương pháp khuấy từ. Hạt chè được sấy 103
o
C,
nghiền hạt với kích thước 40 mesh, thời gian khuấy từ 4 giờ, nhiệt độ trích ly của
petroleum 40 – 60
o
C, hỗn hợp n – hexane, petroleum, benzen 50 – 70
o
C. Hỗn hợp sau
trích ly được được ly tâm 2500 vòng/phút và lọc bằng vải lọc mịn.
Năm 2008, Rajaei và cộng sự; năm 2009, Aijun và cộng sự đã nghiên cứu chiết
tách dầu hạt chè bằng phương pháp trích ly dung môi kết hợp kỹ thuật siêu âm với
nhiệt độ trích ly 40
o
C, tỷ lệ dung môi/nguyên liệu là 6/1, thời gian trích ly 30 phút,

công suất siêu âm 300W, hiệu suất dầu thu được từ hạt C. oleifera là 45,23% và từ hạt
C.Sinensis là 21%.
Năm 2005, 2008, Rajaei và cộng sự đã nghiên cứu chiết tách dầu bằng phương
pháp siêu tới hạn trong hệ thống MPS/225 Suprex (Pittsburgh, PA, USA). Cân chính
xác 2,0g bột hạt chè (mesh 40) trộn cùng với một một lượng bột thủy tinh thích hợp và
cho vào ống trích ly (10 ml) và sau đó bịt 2 đầu bằng giấy lọc. Dầu được thu nhận nhờ
bộ phận restrictor Durflow. Dầu được thu nhận trong 3 – 4 ml hexan. Restrictor được
làm nóng đến 40
0
C nhằm ngăn ngừa sự đóng băng. Vận tốc dòng CO
2
siêu tới hạn bị
nén qua restrictor khoảng 1,0 0,1 ml/phút. CO
2
siêu tới hạn (SC-CO
2
) là loại dung
môi phù hợp để trích ly các hợp chất không phân cực và ít phân cực. Vì vậy đây là
dung môi được sử dụng để trích ly dầu béo mà không xảy ra quá trình đồng trích ly
16

các hợp chất phân cực khác. Nó có thể dùng để trích ly các triglyceride mà không xảy
ra sự đồng trích ly với phospholipid (thường hiện diện ở các hạt có dầu). Tuy nhiên, để
trích ly các hợp chất phân cực như các phospholipid, trong một số trường hợp sử dụng
các chất biến đổi hay đồng dung môi. Mặc dù có nhiều chất biến đổi có tiềm năng sử
dụng thì ethanol là chất được sử dụng phổ biến nhất để bổ sung vào chất lỏng CO
2
siêu
tới hạn
.

Chất lỏng CO
2
siêu tới hạn có biến đổi có thể giúp trích ly các hợp chất có tính
chống oxy hóa phân cực trong hạt chè. Tùy vào mục đích là hiệu suất trích ly dầu hay
hoạt tính chống oxy hóa mà sử dụng phương pháp trích ly bằng CO
2
siêu tới hạn hày
chất lỏng CO
2
siêu tới hạn có biến đổi. Màu của dầu hạt chè được trích ly bằng CO
2

siêu tới hạn tương đối nhạt. Chất lượng của của dầu hạt chè được trích ly bằng CO
2

siêu tới hạn ở mức độ II trong GB11765 và không có chứa saponin (Haiyan và cộng
sự, 2001). Điều này cho thấy trích ly dầu hạt chè bằng phương pháp SC-CO
2
là một
phương pháp tốt. Hiệu suất trích ly dầu hạt chè C. sinensis bằng kỹ thuật trích ly bằng
chất lỏng siêu tới hạn (SFE) là 31,6% cao hơn các phương pháp khác. Hiệu suất trích
ly của Soxhlet, siêu âm và phương pháp B-I 5 theo chuẩn DGF (Deutsche Gesellschaft
fur Fettwissenschaft) là 30,3; 21,0 và 23,3% (Rajaei và cộng sự, 2005, 2008).
1.3.3.2 Kết quả nghiên cứu thành phần dầu hạt chè
Từ những năm 1948, Bakhơtaze đã xác định được một số thành phần cơ bản
tương đối trong hạt chè như lipid 22,9%, anbumin 8,5%, glucid 32,5%, xenlulose
3,8%, saponin 9,1%, khoáng 3,3%. Cũng theo Bakhơtaze, tùy theo giống và điều
kiện sinh trưởng mà đặc tính của hạt chè ở mỗi giống, mỗi vùng miền có sự khác
nhau, ví dụ: trọng lượng 1000 hạt giống chè Nhật Bản: 1.100g; giống chè Trung
Quốc: 1.250g; giống lai Trung An: 1.400g; giống chè Ấn Độ: 1.700g; và giống

Trung du Việt Nam: 2.000g; hàm lượng dầu hạt chè Ấn Độ: 43 - 45%, Trung Quốc:
30 - 35%, Nhật Bản: 24 - 26%, Gruzia: 36%.
Năm 2004, Sahari và cộng sự đã xác định trong dầu hạt chè C.sinensis thì hàm
hàm lượng oleic acid chiếm 56%, hàm lượng linoleic acid chiếm 22% và hàm lượng
linolenic acid chiếm 0.3%. Năm 2005, Rajaei và cộng sự xác định được hàm lượng
acid oleic chiếm hơn 50% so với tổng hàm lượng các acid béo chính yếu trong dầu

×