Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

thử nghiệm nuôi cua thịt (scylla paramanosain) từ con giống sinh sản nhân tạo tại cần giờ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 96 trang )


ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ





BÁO CÁO NGHIỆM THU
(Đã chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghiệm thu)


ĐỀ TÀI:

THỬ NGHIỆM NUÔI CUA (Scylla paramamosain)
TỪ CON GIỐNG SINH SẢN NHÂN TẠO
TẠI CẦN GIỜ



CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
(Ký tên)






ThS. Trần Bùi Thị Ngọc Lê




CƠ QUAN QUẢN LÝ CƠ QUAN CHỦ TRÌ
(Ký tên/đóng dấu xác nhận) (Ký tên/đóng dấu xác nhận)










THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 01/2014

i

TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Đề tài thực hiện tại vùng rừng ngập mặn Cần Giờ, từ 08/2011 – 11/2013. Giai
đoạn 1 ( 08/2011 – 08/2012) đề tài đã thử nghiệm để khảo sát ảnh hưởng của 2
loại thức ăn (cá tạp, thức ăn viên dành cho tôm) lên tỉ lệ sống, mức tăng trưởng
và hiệu quả kinh tế trong nuôi cua từ con giống sinh sản nhân tạo (thử nghiệm 1).
Sau đó, tiếp tục bố trí thử nghiệm 2 và 3 để khảo sát tỉ lệ sống, mức tăng trưởng
và hiệu quả kinh tế khi nuôi ở 3 vùng, 3 mật độ (0,5; 01 và 02 con/m
2
), nuôi
trong vụ 1 từ tháng 03/2012 đến tháng 09/2012 và vụ 2 từ tháng 10/2012 đến
tháng 04/2013. Dựa trên kết quả thử nghiệm, thu thập thông tin, điều chỉnh quy

trình nuôi với các khuyến cáo hợp lý về kỹ thuật.
Kết quả thử nghiệm ghi nhận được, nguồn cua giống sinh sản nhân tạo (S.
paramamosain) hoàn toàn có thể sử dụng để phát triển nuôi cua thịt tại các vùng
nuôi trồng thủy sản của Cần Giờ. Có thể sử dụng thức ăn viên dành cho tôm để
nuôi cua từ con giống sinh sản nhân tạo. Bước đầu xác định hệ số chuyển hóa
thức ăn (FCR) khi sử dụng thức ăn viên dành cho tôm để nuôi cua lần lượt là
1,32 + 0,06; 1,54 + 0,14 và 1,63 + 0,17 tương ứng với mật độ nuôi 05; 01 và 02
con/m
2
. Tỉ lệ sống và tăng trưởng của cua nuôi thử nghiệm tỉ lệ nghịch với mật
độ nuôi. Tỉ lệ sống và trọng lượng trung bình sau 138 ngày nuôi giảm khi tăng
mật độ nuôi. Kết quả này đúng ở cả 3 vùng và trong cả 2 vụ. Tỉ lệ sống trung
bình các lô thử nghiệm lần lượt là 68,1 ; 53,1 và 32,4 % tương ứng với các mật
độ 0,5 ; 01 và 02 con/m
2
. Trọng lượng trung bình sau 138 ngày nuôi các lô thử
nghiệm lần lượt là 223,5 ; 207,5 và 184,4 g/con tương ứng với các mật độ 0,5 ;
01 và 02 con/m
2
. Khi tăng mật độ nuôi, mặc dù tỉ lệ sống và trọng lượng trung
bình sau 138 ngày nuôi sẽ giảm nhưng năng suất tăng. Năng suất trung bình lần
lượt là 0,72 ; 1,01 và 1,3 tấn/ha/vụ tương ứng với các mật độ 0,5 ; 01 và 02
con/m
2
. Vào thời điểm hiện tại, nếu xét đến mức lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận
thì nuôi mật độ 01 con/m
2
trong vụ 2 là cho hiệu quả kinh tế cao nhất đối với cả
3 vùng ; nếu nuôi trong vụ 1 thì mật độ 0,5 con/m
2

có hiệu quả kinh tế nhất.
Bước đầu cũng đã xác định các thông số kỹ thuật cần thiết cho nuôi cua từ con
giống sinh sản nhân tạo và sử dụng thức ăn viên làm thức ăn khi nuôi tại Cần
Giờ. Đề tài đã chuyển giao kỹ thuật cho 30 nông dân bằng phương pháp phối
hợp thực hiện 14 ha mô hình trình diễn; xây dựng 1 cẩm nang hướng dẫn kỹ
thuật và in 5.000 bản phát miễn phí cho nông dân ; thông tin trên các phương
tiện truyền thông như Đài phát thanh TPHCM, tập san và website của Trung tâm
Khuyến nông.




ii

MỤC LỤC

Nội dung Trang
Tóm tắt nội dung nghiên cứu i
Mục lục ii
Danh sách chữ viết tắt iv
Danh sách bảng v
Danh sách hình vi
Phần mở đầu x
Chương 1: Tổng quan tài liệu 1
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu 5
1.1 Nội dung 1 5
1.2 Nội dung 2 11
Chương 3: Kết quả thảo luận 13
3.1 Nội dung 1: thử nghiệm 1 13
3.1.1 Các chỉ tiêu môi trường thử nghiệm 1 13

3.1.2 Tăng trưởng, tỉ lệ sống, năng suất và
hệ số chuyển hóa thức ăn của cua nuôi trong thử nghiệm 1 13
3.1.3 Hiệu quả kinh tế cua nuôi trong thử nghiệm 1 17
3.2 Nội dung 2 : 18
3.2.1 Các yếu tố môi trường trong thử nghiệm 2
và thử nghiệm 3 18
3.2.2 Kết quả tăng trưởng cua nuôi thử nghiệm 22
3.2.2.1 Kết quả tăng trưởng cua nuôi tại Bình Khánh 22
3.2.2.2 Kết quả tăng trưởng cua nuôi tại AnThới Đông 24
3.2.2.3 Kết quả tăng trưởng cua nuôi tại Lý Nhơn 26
3.2.2.4 Kết quả tăng trọng cua nuôi tại 3 vùng khác nhau
cùng mật độ nuôi, cùng vụ nuôi 27
3.2.3 Tỉ lệ sống, năng suất và hệ số chuyển hóa thức ăn
cua nuôi thử nghiệm 31
3.2.4 Chi phí, giá thành và hiệu quả kinh tế cua nuôi
thử nghiệm 34
3.3 Xây dựng mô hình trình diễn, chuyển giao kỹ thuật 35

iii

Chương IV : Kết luận, đề nghị 37
4.1 Kết luận 37
4.2 Đề nghị 39
Tài liệu tham khảo 40
Phụ lục 1 : Một số hình ảnh nuôi cua thử nghiệm 42
Phục lục 2 – 7 môi trường và tăng trưởng cua nuôi thử nghiệm 46
Phục lục 8 : Tình hình sử dụng kinh phí 88


























iv

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT
THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT
TPHCM
Thành phố Hồ Chí Minh
BK hay B

Bình Khánh
ATĐ hay A
An Thới Đông
LN hay L
Lý Nhơn
CRVGĐN
Chiều rộng vỏ giáp đầu ngực
TLTB
Trọng lượng trung bình
TB
Trung bình
FCR
Hệ số chuyển hóa thức ăn (Feed Conversion Ratio)
M
(trong các đồ thị)
Mật độ
V
(trong các đồ thị)
Vụ










v


DANH SÁCH BẢNG
SỐ
TÊN BẢNG
TRANG
2.1
Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn dùng cho thử
nghiệm
6
2.2
Số lần và thời điểm cho cua ăn trong ngày
6
3.1
Các yếu tố môi trường trong thử nghiệm 1
13
3.2
Trọng lượng trung bình của cua nuôi trong thử nghiệm 1
14
3.3
Chiều rộng vỏ giáp đầu ngực trung bình của cua nuôi trong
thử nghiệm 1
14
3.4
Mức tăng trưởng trung bình cua nuôi trong thử nghiệm 1
15
3.5
Tỉ lệ sống, sản lượng và năng suất nuôi trong thử nghiệm 1
16
3.6
Hệ số chuyển hóa thức ăn trong thử nghiệm 1

17
3.7
Chi phí, giá thành và cơ cấu chi phí nuôi trong thử nghiệm 1
18
3.8
pH môi trường nuôi thử nghiệm
19
3.9
Độ kiềm và độ mặn môi trường nuôi thử nghiệm
20
3.10
Hàm lượng oxy hòa tan môi trường nuôi thử nghiệm
21
3.11
Tăng trưởng trung bình cua nuôi thử nghiệm tại Bình Khánh
22
3.12

Tăng trưởng trung bình cua nuôi thử nghiệm tại An Thới
Đông
24
3.13
Tăng trưởng trung bình cua nuôi thử nghiệm tại Lý Nhơn
26
3.14
Tăng trọng trung bình cua nuôi thử nghiệm ở mật độ 0,5
con/m
2

27

3.15
Tăng trọng trung bình cua nuôi thử nghiệm ở mật độ 01
con/m
2

28
3.16
Tăng trọng trung bình cua nuôi thử nghiệm ở mật độ 02
con/m
2

29
3.17
Tỉ lệ sống, năng suất và hệ số chuyển hóa thức ăn cua nuôi
thử nghiệm
31
3.18
Chi phí, giá thành và hiệu quả kinh tế cua nuôi thử nghiệm
34
3.19
Kết quả nuôi cua từ con giống tự nhiên và con giống
sinh sản nhân tạo tại Cần Giờ
36


vi

DANH SÁCH CÁC HÌNH

SỐ

TÊN HÌNH
TRANG
2.1
Cua giống thả nuôi thử nghiệm
9
2.2
Đo chiều rộng vỏ giáp đầu ngực cua
9
2.3
Cân trọng lượng cua
10
2.4
Dùng rập thu mẫu cua trong ao
10
3.1
Biểu đồ mức tăng kích thước và trọng lượng cua
15
3.2
Biểu đồ độ mặn tại 3 vùng trong 2 vụ
21
3.3
Biểu đồ tăng trọng trung bình sau 138 ngày nuôi tại Bình
Khánh
23
3.4
Biểu đồ tăng trọng trung bình sau 138 ngày nuôi tại An Thới
Đông
25
3.5
Biểu đồ tăng trọng trung bình sau138 ngày nuôi tại Lý Nhơn

26
3.6
Biểu đồ tăng trọng TB sau 138 ngày nuôi, mật độ 0,5 con/m
2

27
3.7
Biểu đồ tăng trọng TB sau 138 ngày nuôi, mật độ 01 con/m
2

28
3.8
Biểu đồ tăng trọng TB sau 148 ngày nuôi, mật độ 02 con/m
2

29
3.9
Biểu đồ tỉ lệ sống cua nuôi tại các vùng trong 2 vụ
32
3.10
Biểu đồ tỉ lệ sống cua nuôi theo theo vùng và mật độ
32












vii

QUYẾT TOÁN KINH PHÍ
(Giai đoạn 1)

Đề tài: Thử nghiệm nuôi cua (Scylla paramamosain) từ con giống sinh sản
nhân tạo tại Cần Giờ
Chủ nhiệm: Trần Bùi Thị Ngọc Lê
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Khuyến nông TPHCM
Thời gian đăng ký trong hợp đồng: 24 tháng, từ 08/2011 đến 08/2013
Thời gian thực hiện giai đoạn 1: 12 tháng, từ 08/2011 đến 08/2012
Tổng kinh phí được duyệt: 500.000.000 đ (Năm trăm triệu đồng)
Kinh phí cấp giai đoạn 1: 300.000.000 đ (Ba trăm triệu đồng),
Theo thông báo số: 56 /TB-KHCN ngày 20/07/2011
Đvt: 1.000 đ

TT

Nội dung

Kinh phí
Trong đó



Ngân sách
Nguồn

khác
I
Kinh phí được cấp trong năm
300.000
300.000

II
Kinh phí quyết toán trong năm
300.000
300.000

1
Công chất xám
12.000
12.000

2
Công thuê khoán
72.800
72.800

3
Nguyên, nhiên, vật liệu, dụng cụ,
phụ tùng, văn phòng phẩm
190.650
190.650

4
Thiết bị
0

0

5
Xét duyệt, giám định, nghiệm
thu
5.550
5.550

6
Hội nghị, hội thảo
0
0

7
Đánh máy tài liệu
1.000
1.000

8
Giao thông liên lạc
0
0

9
Chi phí điều hành
18.000
18.000

III
Tiết kiệm 5%

0
0

IV
Kinh phí chuyển sang năm sau

0
0



viii

QUYẾT TOÁN KINH PHÍ
(Giai đoạn 2)

Đề tài: Thử nghiệm nuôi cua (Scylla paramamosain) từ con giống sinh sản
nhân tạo tại Cần Giờ
Chủ nhiệm: Trần Bùi Thị Ngọc Lê
Cơ quan chủ trì: Trung tâm Khuyến nông TPHCM
Thời gian đăng ký trong hợp đồng: 24 tháng, từ 08/2011 đến 08/2013
Thời gian thực hiện giai đoạn 1: 12 tháng, từ 08/2012 đến 08/2013
Tổng kinh phí được duyệt: 500.000.000 đ (Năm trăm triệu đồng)
Kinh phí cấp giai đoạn 1: 300.000.000 đ (Ba trăm triệu đồng),
Theo thông báo số: 56 /TB-KHCN ngày 20/07/2011
Kinh phí cấp giai đoạn 2: 160.000.000 đ (Một trăm sáu mươi triệu đồng),
Theo thông báo số: 144/TB-KHCN ngày 02/11/2012

Đvt: 1.000 đ


TT

Nội dung

Kinh phí
Trong đó



Ngân sách
Nguồn
khác
I
Kinh phí được cấp trong năm
160.000
160.000

II
Kinh phí quyết toán trong năm
160.000
160.000

1
Công chất xám
12.400
12.400

2
Công thuê khoán
28.800

28.800

3
Nguyên, nhiên, vật liệu, dụng cụ,
phụ tùng, văn phòng phẩm
99.250
99.250

4
Thiết bị
0
0

5
Xét duyệt, giám định, nghiệm
thu
5.660
5.660

6
Hội nghị, hội thảo
0
0

7
Đánh máy tài liệu
2.550
2.550

8

Giao thông liên lạc
0
0

9
Chi phí điều hành
11.340
11.340

III
Tiết kiệm 5%
0
0

IV
Kinh phí chuyển sang năm sau

0
0



ix

DỰ TRÙ KINH PHÍ GIAI ĐOẠN III


TT

Nội dung


Kinh phí
Trong đó



Ngân sách
Nguồn
khác

I

Kinh phí đề nghị cấp giai đoạn II

40.000

40.000

1
2
3
Công chất xám,
Công lao động phổ thông
Nguyên vật liệu
6.000
0
6.000
0

4

Văn phòng phẩm, đánh máy
1.340
1.340

4
Viết cam nang, báo cáo
12.000
12.000

5
Giám định, nghiệm thu
14.000
14.000

6
Chi phí điều hành
6.660
6.660

II
Kinh phí chuyển sang năm sau

0
0






















x

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tên đề tài: Thử nghiệm nuôi cua (Scylla paramamosain) từ con giống sinh
sản nhân tạo tại Cần Giờ.
2. Chủ nhiệm đề tài: Trần Bùi Thị Ngọc Lê
3. Cơ quan chủ trì: Trung tâm Khuyến nông TPHCM
4. Thời gian thực hiện đề tài: 08/2011 – 08/2013
5. Kinh phí được duyệt: 500.000.000 đ (Năm trăm triệu đồng)
6. Kinh phí đã cấp:
Lần 1: 300.000.000 đ, theo TB số : 56/ TB-SKHCN ngày 20/07/2011
Lần 2: 160.000.000 đ, theo TB số : 144/ TB-SKHCN ngày 02/11/2012
7. Mục tiêu (Theo đề cương đã duyệt) :
(1) Mục tiêu chung: Hoàn chỉnh quy trình nuôi cua từ con giống sinh sản

nhân tạo phù hợp theo vùng và mùa, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, hỗ
trợ phát triển nuôi thủy sản tại Cần Giờ.
(2) Mục tiêu cụ thể:
Xác định vùng và mùa vụ có thể phát triển nuôi cua từ con giống sinh
sản nhân tạo tại Cần Giờ.
Tìm mật độ nuôi và loại thức ăn sử dụng có hiệu quả trong nuôi cua
từ con giống sinh sản nhân tạo tại Cần Giờ.

8. Nội dung (Theo đề cương đã duyệt) :
(1) Nội dung 1: Khảo sát, so sánh tỉ lệ sống, mức tăng trưởng và hiệu quả
kinh tế 2 loại thức ăn, thức ăn viên dành cho tôm và cá tạp được sử dụng trong
nuôi cua thịt từ con giống sinh sản nhân tạo tại Cần Giờ, thực hiện thử nghiệm
1.
(2) Nội dung 2: Xác định vùng nuôi, mùa vụ nuôi có hiệu quả và mật độ
nuôi phù hợp cho các vùng trong nuôi cua thịt từ con giống sinh sản nhân tạo tại
Cần Giờ, bao gồm 2 thử nghiệm:
Thử nghiệm 2: Bố trí thử nghiệm nuôi cua với 3 mật độ, 0,5; 01 và
02 con/m
2
, tại 3 vùng đã chọn trong vụ 1 (từ tháng 03/2012 đến tháng 09/2012)
Thử nghiệm 3 : Bố trí thử nghiệm nuôi với 3 mật độ, 0,5; 01va 02
con/m
2
, tại 3 vùng đã chọn trong vụ 2 (từ tháng 09/2012 đến tháng 04/2013)
(3) Chuyển giao : Xây dựng mô hình trình diễn ; xây dựng cẩm nang kỹ
thuật ; thông tin, giới thiệu quy trình kỹ thuật trên đài phát thanh TPHCM và
website của Trung tâm Khuyến nông TPHCM. Thực hiện từ tháng 07/2012 đến
tháng 11/2013.



xi

9. Sản phẩm của đề tài
(1) Báo cáo kết quả thử nghiệm của đề tài. Những nội dung cần xác định :
Khả năng sử dụng con giống sinh sản nhân tạo thay cho con giống tự
nhiên trong nuôi cua thịt tại Cần Giờ;
Khả năng sử dụng thức ăn viên dành cho tôm để nuôi cua thịt ;
Mật độ nuôi phù hợp cho mỗi vùng, mỗi vụ ;
Phương pháp quản lý nuôi hiệu quả theo mùa vụ ;
(2) Cẩm nang hướng dẫn kỹ thuật nuôi cua thịt từ con giống sinh sản nhân
tạo, có sử dụng thức ăn viên.
(3) Mô hình trình diễn kỹ thuật áp dụng quy trình nuôi đã được điều chỉnh
và khuyến cáo để chuyển giao cho nông dân tại Cần Giờ





















1

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

L. Vay (2001) tổng hợp báo cáo về đặc điểm phân loại, đặc điểm sinh thái
của các loài cua biển đã xác định rằng, cua biển thuộc giống Scylla trên thế giới
có 4 loài: S. serrata, S. tranquebarica, S. olivacea and S. paramamosain. Trong
đó, Việt nam có 2 loài: cua xanh (S. paramamosain) và cua lửa (S. olivacea).
Ngoại trừ loài S serrata là loài chiếm ưu thế ở vùng đại dương, nơi có độ mặn
trên 34 %o, các loài còn lại phân bố ở các vùng biển có độ mặn dưới 33 %o,
chúng có thể thích nghi với điều kiện môi trường vùng cửa sông, nơi có độ mặn
biến động theo mùa. Loài S. paramamosain cũng đã cho thấy sự thích nghi cao ở
các vùng cửa sông, sinh khối của chúng không đổi cho dù nồng độ muối giảm và
ngay cả khi nước ngọt chiếm phần lớn thời gian trong năm. Điều này cho thấy,
trong điều kiện tự nhiên loài S. paramamosain có khả năng thích ứng với giới
hạn rộng về độ mặn.
Theo Phan Hồng Dũng (2007), vòng đời của cua biển (Scylla spp.) trải
qua nhiều giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn có tập tính sống, cư trú khác
nhau. Giai đoạn cua con, bắt đầu sống bò trên đáy và đào hang để sống hay nấp
trong các gốc cây, bụi rậm. Đồng thời chuyển từ môi trường nước mặn sang
nước lợ. Nơi sinh trưởng thích hợp nhất là các vùng triều cửa sông, trong rừng
ngập mặn và đôi khi cả trong nước ngọt để tăng trưởng và lớn lên. Thức ăn rất
đa dạng: rong tảo, cá nhỏ, giáp xác, sinh vật đáy, mùn bã hữu cơ và xác động vật
thối rữa.
Tổng hợp các nghiên cứu từ nhiều tác giả, SEAFDEC (1999) đã báo cáo,
cua biển nói chung thích hợp với biên độ rộng về nhiệt độ và độ mặn. Chúng có

thể chịu được nhiệt độ 12 – 35
o
C, nhưng hoạt động và sức ăn giảm nhanh khi
nhiệt độ dưới 20
o
C. Chúng có thể tồn tại ở độ mặn 2 – 43 %o. Cua có thể sử
dụng oxy từ không khí. Trong điều kiện khắc nghiệt, thiếu oxy, cua sẽ lên khỏi
mặt nước và thở trong môi trường không khí. Tuy nhiên, khi đang lột xác cua
không thể rời khỏi nước mặc dù đang thiếu oxy, do đó, trong trường hợp này,
cua thường bị chết. Điều kiện môi trường nước tối ưu cho cua bao gồm: nhiệt độ,
23 – 32
o
C; độ mặn, 15 – 30 %o; nồng độ oxy hoà tan (DO), >4 mg/l; pH, 8 – 8,5;
độ sâu của nước, > 80 cm. Nền đáy thích hợp cho cua là loại đất sét pha cát hoăc
sét pha bùn.
Cua thương phẩm có kích cỡ khoảng 300g phát triển từ cua giống ban đầu
có kích thước chiều rộng giáp đầu ngực 17,5 mm, trọng lượng 0,7g phải trải qua
11 lần lột vỏ tương đương 173 ngày. Sau mỗi lần lột vỏ, cơ thể tăng cả chiều
rộng giáp đầu ngực và trọng lượng, nhưng càng về sau, mức độ tăng trưởng về
2

chiều rộng có xu hướng chậm dần so với trọng lượng. Đặc biệt, giai đoạn gần đạt
đến kích cỡ thương phẩm, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối về trọng lượng đạt 3,4
g/ngày. Trước khi cua đến ngày lột vỏ thường ăn rất ít hoặc không ăn (Nguyễn
Cơ Thạch, 2007).
Gunarto và Rusdi (1993) đã nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến tỉ lệ
sống và tăng trưởng của cua nuôi trong ao. Thử nghiệm tiến hành với 3 mật độ
nuôi, lần lượt 1; 3; 5 con/m
2
, kết quả cho thấy: Tỉ lệ sống của cua nuôi sẽ giảm

khi tăng mật độ nuôi. Cụ thể, tỉ lệ sống trung bình cao nhất đạt 81,2% ở mật độ
nuôi 1 con/m
2
, tỉ lệ này tương ứng đạt 43,1% ở mật độ 3 con/m
2
và 32,9% ở mật
độ nuôi 5 con/m
2;
Sau 90 ngày nuôi, tăng trưởng trung bình ở các nghiệm thức
có mật độ 1; 3; 5 con/m
2
lần lượt là 146g, 159g, 148g. Tuy nhiên, sự khác biệt về
tăng trưởng giữa các mật độ không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Đối với hình thức nuôi cua thịt trong ao từ con giống sinh sản nhân tạo,
các thử nghiệm áp dụng những kỹ thuật mới của SEAFDEC/AQD đã cho thấy
những kết quả đáng khích lệ trong nuôi đơn cua S. serrata (King crab) trong ao
đất vùng nước lợ: Trong ao nuôi cua toàn đực, kích cỡ cua khi thu hoạch trong
ao nuôi mật độ thấp (0,5 con/m
2
) cao hơn (có ý nghĩa) trong ao nuôi mật độ cao
(1,5 và 3 con/m
2
); Tỉ lệ sống cao hơn (có ý nghĩa) ở ao nuôi mật độ thấp (0,5
con/m
2
), nhưng tổng sản lượng thấp hơn (C.P. Keenan and A. Blackshaw, 1999).
Thử nghiệm của A.T. Trino và ctv. (trích bởi C.P. Keenan and A.
Blackshaw, 1999), nuôi cua thịt trong ao từ con giống đơn tính bắt từ tự nhiên ở
3 mật độ nuôi, 0,5; 1; 1,5 con/ m
2

Kết quả ghi nhận được rằng, mặc dù tỉ lệ sống
gia tăng có ý nghĩa khi giảm mật độ nuôi nhưng sản lượng cao nhất ở nghiệm
thức nuôi mật độ cao nhất (1,5 con/ m
2
), sự khác biệt này không có ý nghĩa đối
với mật độ trung bình (1 con/ m
2
) nhưng lại có ý nghĩa với mật độ thấp (0,5 con/
m
2
).
Bên cạnh đó, theo G. Allan and D. Fielder (2004), trong thí nghiệm gần
đây về mật độ nuôi, kết quả cho thấy tỉ lệ sống cao nhất (80%) ở mật độ 1 con/
m
2
, tỉ lệ này tương ứng lần lượt là 45%; 32,9% ở mật độ 2; 5 con/ m
2
. Với cua
giống thả nuôi ban đầu 15g/con, thức ăn sử dụng gồm cá tạp, ốc, vẹm, trọng
lượng cua đạt được sau 3 tháng nuôi lần lượt 146,159,158 g/con tương ứng với
các mật độ 1; 2; 5 con/m
2
.
Nghiên cứu khảo sát về hiệu quả nuôi cua trong rừng ngập mặn, sử dụng
cua giống sinh sản nhân tạo, sau 6 tháng nuôi, tỉ lệ sống đạt 29 – 68%, trọng
lượng trung bình cua thương phẩm: 210 – 280 g/con, năng suất đạt từ 500 –
1.311 kg/ha/vụ. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn cua giống sinh sản nhân tạo
hoàn toàn có thể sử dụng cho việc phát triển nuôi cua thương phẩm ở Đồng bằng
3


Sông Cửu Long, mật độ nuôi cua trong rừng ngập mặn 0,5 – 1 con/m
2 (
Nguyễn
Văn Hảo, 2005).
Ngoài ra, để nuôi cua chuyên canh đạt năng suất 1 – 1,5 tấn/ha, Nguyễn
Cơ Thạch (2007) khuyến cáo, ngoài các yếu tố thức ăn, độ mặn, môi trường, chất
lượng con giống, nên thả nuôi ở mật độ 1,5 con/m
2
. Đồng thời có thể sử dụng
thức ăn tổng hợp dạng viên để thay thế cá tạp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường,
hạn chế dịch bệnh và chủ động thức ăn cho cua.
Trong thử nghiệm nghiên cứu về dinh dưỡng cho cua nuôi của E.T.
Marasigan (trích bởi. C.P. Keenan and A. Blackshaw, 1999), có 5 khẩu phần
thức ăn được thiết kế sử dụng cho thử nghiệm: (1) thức ăn viên của tôm dạng ướt;
(2) thức ăn viên của tôm dạng khô; (3) mực tươi; (4) hàu; (5) cá tạp (Alepes sp.).
Kết quả phân tích mức tăng trưởng cho thấy, khẩu phần thức ăn hàu cho kết quả
cao hơn có ý nghĩa so với các khẩu phần thức ăn khác. Tuy nhiên, không có sự
khác biệt có ý nghĩa giữa thức ăn tôm dạng khô với các khẩu phần thức ăn khác
và cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa thức ăn của tôm dạng ướt và thức
ăn của tôm dạng khô.
Kết quả thử nghiệm của Catacutan (2002, trích bởi A.Anderson, P.
Mather and N. Richardson) đã báo cáo rằng, cua tăng trưởng tốt với khẩu phần
thức ăn chứa 32 hoặc 40 % đạm và 6 hoặc 12 % chất béo. Khẩu phần chứa năng
lượng 14,7 – 17,6 MJ/kg. Kết quả này tương tự trong báo cáo của H. Cheong
(1992, trích bởi Trino, 2001) cho rằng, cua chấp nhận rất tốt thức ăn chế biến sẵn,
cua tăng trưởng khá tốt với khẩu phần thức ăn chứa 35 – 40 % đạm. Trino và ctv.
(2001) thử nghiệm về ảnh hưởng của các khẩu phần thức ăn khác nhau đến tăng
trưởng, tỉ lệ sống và hệ số chuyển hóa thức ăn của cua được nuôi đơn tính trong
ao, cua giống thu từ tự nhiên. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa
về kích cỡ cua thu hoạch, mức tăng trưởng, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) và

sản lượng giữa khẩu phần có và không có bổ sung vitamine. Điều này rất có ý
nghĩa trong việc cho phép người nuôi có thể chủ động thức ăn trong nuôi cua, sử
dụng nhiều loại thức ăn khác nhau vì mục tiêu kinh tế.
Theo G. Allan and D. Fielder (2004), trong khi cá tạp được sử dụng làm
nguồn thức ăn trong nuôi cua thịt tại các nước Đông Nam Á, thức ăn viên có sẵn
dành cho tôm lại được dùng để nuôi cua thịt tại Úc. Cá tạp giúp cua tăng trưởng
nhanh hơn, nhưng là nguồn cung cấp không thường xuyên trong năm và dễ gây ô
nhiễm môi trường. Thức ăn dành cho tôm sử dụng nuôi cua thịt đã cho kết quả
tăng trưởng chấp nhận được ở Úc. Do đó, việc nghiên cứu các khẩu phần thức ăn
nhằm giảm sử dụng cá tạp làm thức ăn trong nuôi thuỷ sản đang là vấn đề được
quan tâm hàng đầu tại các nước Đông Nam Á nhằm bảo vệ nguồn lợi cá làm
thực phẩm cho con người. Khẩu phần thức ăn phù hợp, với những chất dẫn dụ
4

(chất hấp dẫn) có thể thu hút và kích thích cua bắt mồi giúp giảm hao hụt do tập
tính ăn thịt lẫn nhau trong nuôi cua.
Cua biển là loài ăn tạp thiên về động vật, và trong thực tế nuôi cua biển,
hầu hết đều không cho ăn khi nuôi quảng canh trong đầm hoặc cho ăn bằng cá
tạp, rẹm, còng hay nhuyễn thể khi nuôi trong lồng và ao (Sivasubramaiam and
Angell, 1992; Tuấn và Hải, 1997; Dat, 1999; Cann and Shelley, 1999; Say &
Ikhwanuddin, 1999; Johnston and Keenan, 1999; Christensen và ctv., 2004; trích
bởi Trần Ngọc Hải, 2006). Tuy nhiên, cũng đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm
cho thấy rằng một số loài cua biển thuộc giống Scylla có thể sử dụng tốt thức ăn
chế biến mặc dù cho kết quả khác nhau tùy điều kiện (Trần Ngọc Hải, 2006).
Cua biển (Scylla sp.) là một trong những loài nuôi phù hợp với vùng rừng
ngập mặn ven biển như Cần Giờ. Nhưng trên thực tế nuôi cua tại Cần Giờ còn
nhiều hạn chế, tỉ lệ sống 10 – 20 %, năng suất nuôi còn quá thấp và có sự khác
biệt giữa các vùng nuôi khác nhau trong huyện. Cho đến 2011, Cần Giờ vẫn
chưa phát triển nuôi cua cả về diện tích nuôi lẫn công nghệ áp dụng. Hiệu quả
kinh tế các mô hình nuôi cua chưa ổn định, chưa cao, các nguyên nhân chủ yếu

bao gồm : nguồn cua giống tự nhiên lẫn tạp nhiều loài, trong đó có những loài
không có giá trị kinh tế, điều này đã ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình nuôi
cua thịt; Giống thả nuôi nhiều cỡ, tỉ lệ ăn nhau lớn; Mật độ nuôi thấp (0,2 – 0,5
con/m
2
); Nguồn cá tạp không có sẳn thường xuyên và giá bán không ổn định;
Trong các vùng nuôi thủy sản tại Cần Giờ, xã Lý Nhơn là vùng có độ mặn
cao nhất, 18 – 25 %o từ tháng 1 đến tháng 6 và 10 – 18 %o từ tháng 7 đến tháng
12; xã Bình Khánh có độ mặn thấp nhất do chịu ảnh hưởng lớn của nguồn nước
ngọt từ sông Nhà Bè, 5,5 – 13,5 %o từ tháng 1 đến tháng 6 và 2 – 9,5 %o từ
tháng 7 đến tháng 12; xã An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, về độ mặn có thể xem
là vùng trung gian giữa vùng giáp biển (Lý Nhơn) và vùng nội đồng (Bình
Khánh), 10,5 – 15,5 %o từ tháng 1 đến tháng 6 và 4,5 – 14,5 từ tháng 7 đến
tháng 12.

Hình 3: Bản đồ đường đẳng mặn Cần Giờ
5

CHƢƠNG II
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN

2.1. Thử nghiệm 1: Ảnh hƣởng của 2 loại thức ăn (cá tạp và thức ăn viên
dành cho tôm) lên tỉ lệ sống, mức tăng trƣởng và hiệu quả kinh tế
trong nuôi cua thịt từ con giống sinh sản nhân tạo tại Cần Giờ.
- Đơn vị thử nghiệm: cua biển Scylla paramamosain, được sinh sản nhân
tạo tại Nha Trang.
- Địa điểm thử nghiệm : ao nuôi tại xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ.
- Thời gian thực hiện: 01/09/2011 – 01/03/2012. Trong đó, thời gian nuôi
cua: 5 tháng ; thời gian chuẩn bị ao: 1 tháng
- Chi tiết các nội dung và quá trình thực hiện :

01 – 25/9/2011 : Chuẩn bị ao thử nghiệm. Ao nuôi được dọn sạch cỏ
quanh bờ ; sục bùn ; đắp bờ chắc chắn ; sửa cống ; bón vôi CaO xử lý nền đáy
và quanh bờ ao, liều lượng vôi bón 1 tấn/ha ; phơi ao 7 ngày ; rào lưới bảo vệ
quanh ao và phân lô thử nghiệm ; cấp nước vào ao 0,8 m ; diệt tạp bằng Saponin
liều lượng sử dụng : 10 ppm ; gây màu bằng Dolomite (CaMg(CO
3
)
2
), liều
lượng sử dụng : 400 kg/ha ;
26/9 – 16/10/2011 : Ương cua giống. Do các trại giống không cung
cấp cỡ giống cua có chiều rộng vỏ giáp đầu ngực 2 cm theo yêu cầu của đề tài,
nên đề tài phải thực hiện giai đoạn ương từ cua 1 – 2 (cua hạt tiêu) đến khi cua
đạt đúng cỡ theo yêu cầu thử nghiệm. Cua 1 – 2 được sinh sản tại Nha trang.
Cua đã được thuần hạ độ mặn cho phù hợp với độ mặn ao thử nghiệm. Cua được
ương trong vèo. Vèo ương có kích thước 4 x 7,5 x 2 m. Vèo đặt ngay trong ao
nuôi thử nghiệm đã được chuẩn bị sẳn. Mật độ ương : 12.000 con/vèo. Trong
vèo, có bố trí lưới làm giá thể cho cua bám. Cá tạp được sử dụng làm thức ăn
cho cua trong giai đoạn ương. Cua được cho ăn 4 lần/ngày. Sau 20 ngày, chiều
rộng vỏ giáp đầu ngực đạt cỡ 2 + 0,53cm/con, tiến hành thu và bố trí vào các lô
thử nghiệm. (Mọi chi phí giai đoạn ương do đơn vị cung cấp giống chi trả để
thực hiện đúng hợp đồng cung ứng giống đã ký kết).
- 17/10/2011 – 17/02/2012 : Nuôi cua thịt. Cua thả nuôi có chiều rộng vỏ
giáp đầu ngực 2 + 0,53 cm/con (hình 2.1) được ương tại chỗ nên giảm tối đa
nguy cơ cua nuôi thử nghiệm chết do vận chuyển giống hay do thay đổi môi
trường.


6


- Yếu tố thử nghiệm : Thức ăn bao gồm,
C: Cá tạp, được mua từ những người đánh bắt cá, gồm các loài
cá mào gà (Coilia macrognathos), cá nục (Decapterus sp.), cá
bống (thuộc họ Eleotridae).
V: Thức ăn viên dành cho tôm

Bảng 2.1 : Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn dùng cho thử nghiệm
TT
Thành phần
Tỉ lệ (%)
Thức ăn viên
Cá tạp
1
Độ ẩm
< 11
> 40
2
Đạm tối thiểu
40
60
3
Béo thô
6 - 8
2 - 6
4
Tro tối đa
16

5
Xơ thô tối đa

4

Ghi chú: Tỉ lệ đạm và béo của cá tạp được tính trên vật chất khô

- Quy mô thử nghiệm (diện tích mặt nước): 1.500 m
2
/lô thử nghiệm x 2 lô
- Phƣơng pháp nuôi cua thử nghiệm:
Cua thả nuôi có chiều rộng vỏ giáp đầu ngực 2 + 0,53 cm/con.
Mật độ nuôi : 1 con/m
2

Phương pháp cho ăn : Theo thuyết minh ban đầu, đề tài sẽ bố trí toàn
bộ thức ăn vào sàn ăn. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy cua tập trung vào sản ăn
dẫn đến hiện tượng tranh ăn, cắn nhau, một số cua lớn chiếm sảng ăn và các cua
nhỏ hơn không dám vào sàn ăn. Do đó, để tất cả cua trong ao có cơ hội nhận
thức ăn, chúng tôi rải thức ăn đều khắp ao, đồng thời dùng sàn ăn để hỗ trợ theo
dõi sức ăn của cua. Số lần cho ăn và thời điểm cho ăn được thể hiện trong bảng
02.
Bảng 2.2 : Số lần và thời điểm cho cua ăn trong ngày
Tháng nuôi
Số lần cho ăn
Thời điểm cho ăn (giờ)
1
2
6; 16
2
3
6; 11; 17
3

3
6; 11; 17
4
3
6; 11; 17
5
3
6; 11; 17

7

Lượng cho ăn : 3 - 4 % trọng lượng cơ thể cua đối với thức ăn viên và
5 – 8% đối với cá tạp (Trần Ngọc Hải, 2006)
Quản lý thức ăn : Kết hợp bố trí thức ăn trong sàng, theo dõi nền đáy
để phát hiện thức ăn thừa và theo dõi hoạt động của cua trong ao để dự báo sức
ăn của cua. Sau mỗi 2 tuần kiểm tra tăng trọng để có cơ sở điều chỉnh thức ăn.
Quản lý môi trường nước ao nuôi : Dùng vôi (CaCO
3
) để kiểm soát
độ kiềm, độ pH ao nuôi ; liều lượng sử dụng 0,5 tấn/ha và bón 1 – 2 lần/đợt xử
lý cho đến khi pH đạt 7,5 – 8,5. Dùng Dolomite CaMg(CO
3
)
2
để kích thích tảo
phát triển, kiểm soát độ trong của nước.
- Chỉ tiêu theo dõi, khảo sát:
Tỉ lệ sống của cua;
Mức tăng trưởng thể hiện qua sự thay đổi chiều rộng vỏ giáp đầu
ngực tính bằng cm và trọng lượng cơ thể tính bằng gram;

Sản lượng thu hoạch, năng suất
Hiệu quả kinh tế bao gồm chi phí, cơ cấu chi phí, giá thành, doanh
thu, lợi nhuận, tỉ suất lợi nhuận.
Các chỉ tiêu môi trường nước bao gồm độ mặn, nhiệt độ, pH, độ kiềm,
oxy hòa tan (DO).
- Phƣơng pháp, số lƣợng và tầng suất thu mẫu, khảo sát các chỉ tiêu:
Độ mặn của nước được đo 1 lần/tuần bằng khúc xạ kế;
Độ pH và DO được đo 2 lần/ngày vào thời điểm 6 và 14 giờ, đo bằng
phương pháp chuẩn độ, sản phẩm test – kit do Đức sản xuất (tên thương mại là
Sera);
Độ kiềm được đo 1 lần/tuần bằng phương pháp chuẩn độ, sản phẩm
test-kit do Đức sản xuất (tên thương mại Sera);
Tỉ lệ sống của cua được kiểm tra 1 lần vào thời điểm thu hoạch bằng
cách đếm trực tiếp.
Kích cỡ và trọng lượng cua được đo và cân 0,5 - 1 lần/tháng. Sử dụng
thước kẹp (phân độ 1mm) để đo chiều rộng mai cua (hình 2.2). Sử dụng cân loại
500g (phân độ 2g) (hình 2.3) cho tất cả các nghiệm thức. Kiểm tra độ chính xác
của các cân trước khi cân mẫu. Số lượng mẫu cua kiểm tra (số quan sát): 30
mẫu/nghiệm thức.
Phương pháp thu mẫu cua: dùng rập đặt trong ao (hình 2.4) và thu
trong các sàn ăn.


8

- Phƣơng pháp tính tỉ lệ sống (theo Jobling, 1995, trích bởi Muchlisin Z.A
and Siti Azizah)

Tổng số cua ở thời điểm kiểm tra
Tỉ lệ sống (%) = x 100

Tổng số cua thả nuôi

- Phƣơng pháp xác định hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR):
F
FCR =
W
t
- W
g

FCR : Hệ số chuyển hóa thức ăn
F: Tổng lượng thức ăn đã sử dụng (kg)
W
t
: Tổng lượng cua thu hoạch (kg)
W
g
: Tổng lượng cua thả nuôi (kg)
- Phƣơng pháp tính hiệu quả kinh tế:
Tổng chi phí (đ) = Tổng cộng tất cả các khoản chi trực tiếp
để nuôi cua, kể cả công lao động, khấu
hao trang thiết bị, ; Không tính công
kỹ thuật thu thập dữ liệu cho thí nghiệm
Giá thành (đ/kg) = Tổng chi phí (đ) / sản lượng (kg)
Cơ cấu giá thành = Chi phí yếu tố A/Tổng chi phí x 100
yếu tố A (%)
- Xử lý số liệu: dùng phần mềm Exel và MSTATC. Trong đó, phương pháp
phân tích thống kê T – test được dùng để so sánh giá trị trung bình của các
nghiệm thức.


9


Hình 2.1 : Cua giống thả nuôi thử nghiệm


Hình 2.2 : Đo chiều rộng vỏ giáp đầu ngực cua bằng thước kẹp

10


Hình 2.3: Cân trọng lượng cá thể cua



Hình 2.4 : Dùng rập để thu mẫu cua



11

2.2. Nội dung 2: Ảnh hƣởng mật độ, vùng nuôi, mùa vụ đến tỉ lệ sống, mức
tăng trƣởng và hiệu quả kinh tế trong nuôi cua thịt từ con giống sinh
sản nhân tạo tại Cần Giờ
Nội dung này được tiến hành 2 thử nghiệm, thử nghiệm 2 và thử nghiệm 3
như sau:
2.2.1. Thử nghiệm 2
- Bố trí thử nghiệm nuôi cua với 3 mật độ, 0,5; 01 và 02 con/m
2
, tại 3 xã

Bình Khánh, An Thới Đông và Lý Nhơn trong vụ 1, từ 20/03/2012 đến
13/09/2012 .

Vùng
TN
Bình Khánh
An Thới Đông
Lý Nhơn
Mật độ
(con/m
2
)
0,5
01
02
0,5
01
02
0,5
01
02

- Thời gian nuôi thử nghiệm :
20/3 – 31/3/12 : Chuẩn bị ao, phân lô thử nghiệm, đặt cua giống
12/4 – 27/4/12 : Ương cua giống. Cua được ương trong vèo. Khi
chiều rộng vỏ giáp đầu ngực đạt cỡ 2cm/con, cua được thu để thả ngẫu nhiên
vào các lô thử nghiệm.
28/4/12 – 13/9/12 : Nuôi cua thử nghiệm
- Đơn vị thử nghiệm, phương pháp nuôi cua thử nghiệm tương tự thử
nghiệm 1. Tuy nhiên, thức ăn sử dụng giai đoạn này được chọn dựa vào kết quả

thử nghiệm 1, có tính đến mức độ khả thi khi áp dụng nuôi phổ biến. Theo đó,
thức ăn viên được sử dụng làm thức ăn cho tất cả các nghiệm thức trong thử
nghiệm 2 và 3. Đồng thời để giảm bớt tỉ lệ hao hụt do ăn nhau, trong thử nghiệm
này, chúng tôi giảm mật độ ương bằng cách ương trong 2 vèo thay vì 1 vèo như
trong thử nghiệm 1 (30 m
2
/vèo). Mỗi 3 ngày/lần, chúng tôi kiểm tra kích cỡ cua,
khi chiều rộng vỏ giáp đầu ngực đạt 2 cm thì thu cua giống và thả nuôi thử
nghiệm.
- Chỉ tiêu khảo sát, phương pháp thu mẫu, phương pháp tính toán các chỉ
tiêu, xử lý số liệu được tiến hành tương tự thử nghiệm 1.


12

2.2.2. Thử nghiệm 3
- Bố trí thử nghiệm nuôi cua với 3 mật độ, 0,5; 01 và 02 con/m
2
, tại 3 xã
Bình Khánh, An Thới Đông và Lý Nhơn trong vụ 2, từ 15/10/2012 đến
22/04/2013. Cách bố trí thử nghiệm tương tự thử nghiệm 2.
- Thời gian nuôi thử nghiệm :
15/10/12 – 15/11/12 : Chuẩn bị ao, phân lô thử nghiệm, đặt cua giống
20/11 – 05/12/12 : Ương cua giống. Cua được ương trong vèo. Khi
chiều rộng vỏ giáp đầu ngực đạt cỡ 2cm/con, cua được thu để thả ngẫu nhiên
vào các lô thử nghiệm.
06/12/12 – 22/4/13 : Nuôi cua thử nghiệm
- Đơn vị thử nghiệm, phương pháp nuôi cua thử nghiệm tương tự thử
nghiệm 2.
- Chỉ tiêu khảo sát, phương pháp thu mẫu, phương pháp tính toán các chỉ

tiêu, xử lý số liệu được tiến hành tương tự thử nghiệm 2.
2.2.3. Xây dựng mô hình trình diễn, chuyển giao kỹ thuật
- Thời gian thực hiện: từ tháng 07/2012 đến tháng 11/2013
- Nội dung và phương pháp thực hiện:
Xây dựng cẩm nang nuôi cua từ con giống sinh sản nhân tạo và sử
dụng thức ăn viên dành cho tôm.
Phối hợp với đài phát thanh TPHCM thông tin kỹ thuật nuôi cua từ
con giống sinh sản nhân tạo; Đưa nội dung hướng dẫn kỹ thuật (cẩm nang) lên
website của Trung tâm Khuyến nông TPHCM.
Phối hợp với Chính quyền địa phương chọn các hộ nông dân có nhu
cầu nhận chuyển giao để xây dựng mô hình trình diễn.
13

CHƢƠNG III
KẾT QUẢ THẢO LUẬN

3.1. Nội dung 1 : Khảo sát ảnh hƣởng của 2 loại thức ăn (cá tạp và thức ăn
viên) lên tỉ lệ sống, mức tăng trƣởng và hiệu quả kinh tế trong nuôi
cua thịt từ con giống sinh sản nhân tạo tại Cần Giờ (thử nghiệm 1).
3.1.1. Các chỉ tiêu môi trƣờng thử nghiệm 1
Biến động các yếu tố môi trường thử nghiệm 1 được ghi nhận tại bảng 3.1
Bảng 3.1 : Các yếu tố môi trường trong thử nghiệm 1
Yếu tố
Trung bình
Khoảng biến thiên
pH
Sáng
7,49 + 0,22
7,0 - 7,9
Chiều

8,21 + 0,30
7,4 - 8,9
Độ kiềm

74,21 + 10,76
60 - 100
Độ mặn

6,05 + 3,44
2 - 11
Oxy hòa tan
Sáng
4,0 + 0,0
4,0
Chiều
4,42 + 0,48
4,0 - 5,0
Các yếu tố môi trường trong suốt thời gian thử nghiệm được kiểm soát nên
khoảng biến động nằm trong giới hạn thích hợp cho sự phát triển của cua. Trong
đó, pH biến động từ 7,0 – 7,9 vào buổi sáng vào 7,4 – 8,9 vào buổi chiều. Độ
kiềm tối thiểu là 60 mg/l, trung bình 74,2 mg/l. Oxy hòa tan biến thiên 4 – 5 mg/l
vào buổi chiều và 4 mg/l vào buổi sáng. Tuy nhiên, độ mặn trong thời gian thử
nghiệm khá thấp, nằm trong khoảng thích nghi của cua, chưa nằm trong khoảng
thích hợp. Mặc dù vậy, cua vẫn phát triển bình thường. Điều này cũng phù hợp
với kết luận của nhiều tác giả nghiên cứu trước đó : cua có thể thích nghi với độ
mặn 0 – 42 %o và có thể sinh trưởng bình thường cho dù nước ngọt chiếm hầu
hết thời gian tại vùng có cua phân bố (SEAFDEC, 1999).
3.1.2. Tăng trƣởng, tỉ lệ sống, năng suất và hệ số chuyển hóa thức ăn của
cua nuôi trong thử nghiệm 1
Sự tăng trọng lượng của cua nuôi trong thử nghiệm 1 được trình bày trong

bảng 3.2
Từ kết quả thử nghiệm chúng tôi ghi nhận được trọng lượng trung bình của
cua nuôi ở nghiệm thức cá tạp và thức ăn viên vào các thời điểm 27 ; 41 ; 55 ; 69
và 111 ngày nuôi lần lượt là : 17,60 và 19,15; 44,0 và 42,33; 53,93 và 59,40;
87,17 và 92,57 ; 199,93 và 193,33 g/con. Sự khác biệt về trọng lượng trung bình
của cua nuôi ở 2 nghiệm thức tại các thời điểm thu mẫu đều không có ý nghĩa
(P >0,05).

×