Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

báo cáo môn đầu tư nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.88 KB, 25 trang )

Báo cáo môn Đầu tư nước ngoài Nhóm 8 Lớp TC29C
Mục lục
I. Lời mở đầu 1
II. Tác động của chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước tới
thu hút FDI vào Việt Nam. 2
1. Tác động của số lần thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trong năm qua tới việc thu hút
FDI. 2
2. Tỷ lệ các doanh nghiệp sử dụng hơn 10% quỹ thời gian của mình để thực hiện các
quy định của nhà nước tỷ lệ nghịch với việc thu hút FDI 4
3. Tác động của số giờ doanh nghiệp dành ra để làm việc với thanh tra thuế 6
4. Các cán bộ nhà nước làm việc có hiệu quả hơn và ảnh hưởng tới FDI 7
5. Việc tăng số lần DN phải đi lại để lấy các con dấu và chữ ký cần thiết sẽ khiến giảm
thu hút FDI 7
6. Thủ tục giấy tờ giảm có tác động như thế nào đến FDI 9
7. Các loại phí, lệ phí thủ tục hành chính ảnh hưởng đến FDI 9
III. Kết thúc 12
Tài liệu tham khảo 13
Đánh giá sự đóng góp của từng thành viên trong nhóm
1. Phần II.1: Ngô Minh Thu
2. Phần II.2: Hoàng Thị Lê Thư
3. Phần II.3: Đào Thanh Thùy
4. Phần II.4: Nguyễn Thu Thủy
1
Báo cáo môn Đầu tư nước ngoài Nhóm 8 Lớp TC29C
5. Phần II.5: Vương Thu Thủy
6. Phần II.6: Nguyễn Thị Thủy Tiên
7. Phần II.7: Nguyễn Ngọc Tú (sn 1988)
8. Phần tìm tài liệu có sử dụng mô hình hồi quy để giải thích tác động của từng
chỉ tiêu thành phần hoặc chỉ số chi phí thời gian tới việc thu hút FDI vào Việt
Nam: Nguyễn Ngọc Tú (sn 1991), Phạm Thị Thu Trang
9. Phần I+III: Nguyễn Ngọc Tú (sn 1991)


2
Báo cáo môn Đầu tư nước ngoài Nhóm 8 Lớp TC29C
I. Lời mở đầu
Đối với bất kỳ một quốc nào, dù là nước phát triển hay đang phát triển thì để
phát triển đều cần có vốn để tiến hành các hoạt động đầu tư tạo ra tài sản mới cho nền
kinh tế. Nguồn vốn để phát triển kinh tế có thể được huy động ở trong nước hoặc từ
nước ngoài, tuy nhiên nguồn vốn trong nước thường có hạn, nhất là đối với những
nước đang phát triển như Việt Nam( có tỷ lệ tích luỹ thấp, nhu cầu đầu tư cao nên cần
có một số vốn lớn để phát triển kinh tế).Vì vậy, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày
càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.Hoạt động đầu tư
nước ngoài là kênh huy động vốn lớn cho phát triển kinh tế, trên cả giác độ vĩ mô và
vi mô.Về mặt vĩ mô, FDI tác động đến quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và phúc lợi xã hội cho con người, là 3 khía cạnh để đánh giá sự phát triển
kinh tế của một quốc gia. Về vi mô, FDI có tác động mạnh mẽ đến năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp trong nước, vấn đề lưu chuyển lao động giữa doanh
nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước
Trước vai trò và vị trí quan trọng của FDI như vậy đã có nhiều báo cáo, nghiên
cứu về những nhân tố tác động tới việc thu hút hút FDI vào Việt Nam. Một trong
những báo cáo như vậy là báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của VCCI
được thực hiện hàng năm bắt đầu từ năm 2005 đã đưa ra 9 chỉ số có vai trò quan trọng
trong việc thu hút nguồn vốn FDI từ nước ngoài vào Việt Nam.
Trong bài báo cáo dưới đây của chúng tôi chỉ xin tìm hiểu sâu hơn về tác động
của một trong 9 chỉ số như vậy đó là chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định
của nhà nước tới thu hút FDI tại Việt Nam. Thông qua nghiên cứu và hiểu biết của
mình chúng tôi muốn làm rõ khi các chỉ số khác không thay đổi thì chỉ số chi phí thời
gian để thực hiện các quy định của nhà nước giảm thì sẽ có tác động như thế nào tới
nguồn vốn FDI vào Việt Nam.
3
Báo cáo môn Đầu tư nước ngoài Nhóm 8 Lớp TC29C
II. Tác động của chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước

tới thu hút FDI vào Việt Nam.
Theo báo cáo của VCCI về Chỉ số năng lưc cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2011 đưa ra 9
chỉ số đánh giá 9 lĩnh vực điều hành ở cấp tỉnh. Một trong 9 chỉ số ấy là chỉ số chi phí
thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước. Chỉ số này được đánh giá dựa trên
nhiều chỉ tiêu thành phần, cụ thể là 7 chỉ tiêu thành phần sau:
- Số lần thanh tra, kiểm tra, kiểm tra doanh nghiệp trong năm qua
- Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hơn 10% quỹ thời gian để thực hiện các quy định
của nhà nước
- Số giờ doanh nghiệp dành ra để làm việc với thanh tra thuế
- Các cán bộ nhà nước giải quyết công việc có hiệu quả hơn
- Số lần các doanh nghiệp phải đi lại để lấy các con dấu và chữ kí cần thiết
- Thủ tục giấy tờ giảm
- Các loại phí, lệ phí của nhiều thủ tục giảm
Khi xét trong điều kiện các chỉ số các không thay đổi, các điều kiện trong môi
trường kinh tế, đầu tư không thay đổi thì khi chi phí thời gian để thực hiện các quy
định của nhà nước giảm sẽ làm tăng sức thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) vào Việt Nam.
Để làm rõ tác động này chúng tôi đi sâu vào tác động cụ thể của từng chỉ tiêu
thành phần tới việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam
sẽ như thế nào khi các chỉ tiêu thành phần này thay đổi.
1. Tác động của số lần thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trong năm qua tới việc
thu hút FDI.
a, Tác động của biến
Chỉ tiêu này sẽ tăng khi có sự tham gia thanh kiểm tra của nhà nước và ngược
lại chỉ têu này sẽ giảm khi không có sự tham gia của nhà nước.
b, Tài liệu nghiên cứu
Gần đây, Chính phủ yêu cầu kiểm tra các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài (FDI) vì vấn đề tiêu cực ảnh hưởng đến nền kinh tế như chuyển giá trốn thuế,
vay nợ ngân hàng bỏ trốn.
- Hệ luỵ của việc trải thảm đỏ thu hút đầu tư nước ngoài bằng mọi giá

(kể cả chuyện xé rào) tại các địa phương ảnh hưởng đến nền kinh tế và ảnh hưởng đến
người dân.
Hiện nay Thủ tướng Chính phủ đang có chỉ đạo tổng kết đánh giá lại suốt 20
năm về vốn FDI. Chúng ta phải khẳng định không có thành phần này thì không có
tăng trưởng như thời gian qua. Bên cạnh đó, cũng bộc lộ mặt trái, chúng ta trải thảm
đỏ, thu hút đầu tư bằng mọi giá. ở Trung ương thì có mức độ, phân cấp cho địa
phương nên mỗi địa phương mở ra nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp. Các địa
4
Báo cáo môn Đầu tư nước ngoài Nhóm 8 Lớp TC29C
phương thu hút đầu tư FDI rất cởi mở, chuyện xé rào cũng đã được chấn chỉnh.
Nhưng có vấn đề hai mặt, để thu hút đầu tư chúng ta ưu đãi quá mức cần thiết.
- Vấn đề kiểm tra bộc lộ những mặt trái
Qua kiểm tra có doanh nghiệp đầu tư bây giờ tiền thuế đất chúng ta miễn giảm
thuế đất, trong khi phải thu hồi đất của nhân dân lại để giành cho doanh nghiệp. Thứ
hai là miễn thuế tối đa 5 năm, mấy năm sau chỉ phải nộp thuế 50%, 10 năm chỉ thu
10% thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy, chúng ta phải đặt câu hỏi doanh nghiệp
nuôi địa phương ấy hay địa phương nuôi doanh nghiệp.
- Thực tế, nhiều doanh nghiệp FDI không mang tiền vào nước ta đầu tư mà vay
tiền từ các ngân hàng và không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế
Hiện tượng chuyển giá đã có ở một số doanh nghiệp lúc nào cũng báo lỗ, lỗ
trầm trọng nhưng quy mô sản xuất ngày càng mở rộng ra, như vậy là phản quy luật.
Những gì chúng ta thấy không chính đáng thì cần phải kiểm tra. Doanh nghiệp nước
ngoài phải mang tiền từ nước ngoài vào đầu tư nhưng họ lại huy động vốn trong nước
là không được. Do vậy, đợt tiến hành kiểm tra vừa rồi để xem doanh nghiệp nước
ngoài huy động vốn đến đâu, anh mang vốn từ nước ngoài vào, vay trong nước như
thế nào để có biện pháp xử lý. Kiểm tra việc chuyển giá để lập lại trật tự không thể để
doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nước ta lại lợi dụng chính sách trong nước,
chuyển giá, trốn thuế. Việc này phải kiểm tra, xử lý chứ.
- Lựa chọn doanh nghiệp FDI
Chúng ta phải định hướng lại việc thu hút đầu tư. Đã qua rồi, thời kỳ trải thảm

đỏ bằng mọi giá mà bây giờ phải có chọn lựa, chọn lọc những doanh nghiệp, tập đoàn
có thực lực kinh tế, có uy tín, có thương hiệu, có sản phẩm không chỉ phục vụ cho đất
nước Việt Nam mà phải tham gia xuất khẩu toàn cầu, cạnh tranh được. Khi sản xuất
tại Việt Nam, anh cũng phải tạo ra được giá trị cao công nghệ phụ trợ, dịch vụ. Nếu
không, khi thu hút đầu tư các doanh nghiệp này lại biến Việt Nam thành khu vực gia
công, lắp ráp Vấn đề chúng ta cần là họ đưa công nghệ cao thân thiện với môi
trường. Nhưng vừa qua, các doanh nghiệp FDI vào cũng xả thải ra môi trường rất
nhiều mà nhân dân bức xúc. Việc này đã đến lúc chúng ta cần chấn chỉnh lại, không
phải bây giờ kinh tế khó khăn thì thít chặt lại. Bây giờ, chúng ta nhận ra vấn đề và
phải chỉnh sửa để doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào phải là đơn vị có năng lực,
đóng lâu dài ở Việt Nam tham gia vào nền kinh tế của chúng ta phát triển nhanh và
bền vững. Chúng ta không khuyến khích doanh nghiệp FDI vào nhiều mà đất nước
không thu được gì cả, ngay cả cơ cấu chuyển dịch cũng không theo hướng chất lượng
cao.
Những ví dụ cụ thể:
+Trong hai năm 2009-2010, Công ty cổ phần Điện tử GREE (KCN Việt Nam-
Singapore II) đã làm thủ tục nhập khẩu 24 lô hàng linh kiện máy điều hòa không khí
tại Chi cục Hải quan Sóng Thần.
5
Báo cáo môn Đầu tư nước ngoài Nhóm 8 Lớp TC29C

+Công ty GREE khai báo số hàng hóa nhập khẩu là linh kiện tháo rời đồng bộ
khối trong, khối ngoài của máy điều hòa không khí nên phân loại và áp mã số hàng
trên thuế suất 3%.
Tuy nhiên qua kết quả kiểm tra của Thanh tra Tổng cục Hải quan và kết luận
của Trung tâm phân tích phân loại, các lô hàng hàng linh kiện máy điều hòa không khí
nhập khẩu của GREE là hàng nguyên chiếc nên phải áp mức thuế suất thuế nhập khẩu
36%. Chi cục Hải quan Sóng Thần đã quyết định ấn định thuế đối với 24 lô hàng
tương đương số tiền hơn 20 tỉ đồng.
- Chất lượng điều hành kém

Các phát hiện của khảo sát cho thấy các doanh nghiệp FDI không đánh giá cao
nỗ lực kiểm soát tham nhũng của chính quyền địa phương, chỉ tiêu này được các
doanh nghiệp đánh giá ở mức thấp nhất, gần như bằng 0. Các nhân tố điều hành khác,
như thủ tục về đất đai, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, khả năng tiếp cận với các nhà
hoạch định chính sách, bảo hộ đầu tư, việc thực thi hợp đồng cũng nhận được điểm số
rất thấp.
Theo báo cáo, giới đầu tư nước ngoài chọn Việt Nam vì chi phí lao động, ổn
định chính trị, chứ không đề cao vấn đề điều hành như chống tham nhũng, bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, chất lượng lao động, ưu đãi về thuế, đất đai, sự sẵn có
của khu công nghiệp, nguồn nguyên liệu cũng được xếp cao.
Các kết quả này cho thấy đến nay Việt Nam hầu như chỉ thu hút các nhà đầu tư
trong lĩnh vực sản xuất với quy mô nhỏ, chi phí thấp, đứng cuối chuỗi giá trị toàn cầu.
Đối tượng này chủ yếu chỉ quan tâm tới yếu tố cắt giảm chi phí. Trong khi đó, các dự
án đầu tư nước ngoài có chất lượng cao đòi hỏi việc thực thi các cam kết về sở hữu trí
tuệ, kiểm soát tham nhũng tốt hơn và có được nguồn nhân lực tốt hơn.
2. Tỷ lệ các doanh nghiệp sử dụng hơn 10% quỹ thời gian của mình để thực hiện
các quy định của nhà nước tỷ lệ nghịch với việc thu hút FDI
Theo báo cáo của VCCI về Chỉ số năng lưc cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2011 đưa
ra 9 chỉ số đánh giá 9 lĩnh vực điều hành ở cấp tỉnh. Một trong 9 chỉ số ấy là chỉ số chi
phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước. Chỉ số này được đánh giá dựa
trên nhiều chỉ tiêu thành phần và một trong những chỉ tiêu thành phần quan trọng là tỷ
lệ các doanh nghiệp phải dành hơn 10% thời gian làm việc của mình để thực hiện các
thủ tục hành chính. Trên thực tế, tỷ lệ này có mối quan hệ ngược chiều với việc thu
hút FDI. Tức là tỷ lệ các doanh nghiệp tốn hơn 10% thời gian làm việc để thực hiện
các thủ tục hành chính giảm thì sẽ làm tăng sức hút của FDI vào Việt Nam.
Điều này có thể được lý giải qua 2 lý do chính như sau:
a, Thứ nhất, từ việc nhận thấy tỷ lệ này giảm các nhà đầu tư sẽ nhận thấy thủ tục
hành chính của Việt Nam đã được cải thiện, đơn giản hóa hơn so với trước đây nên
6
Báo cáo môn Đầu tư nước ngoài Nhóm 8 Lớp TC29C

các nhà đầu tư cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc hoàn tất các thủ tục hành chính cơ
bản để phục vụ cho hoạt động đầu tư, sản xuất – kinh doanh của mình. Do đó sẽ làm
tăng sức thu hút FDI vào Việt Nam.
Trong bản báo cáo của VCCI cho thấy rõ tỉ lệ những doanh nghiệp phải dành
hơn 10% thời gian làm việc của mình để thực hiện các quy định của nhà nước đã giảm
qua từng năm. Cụ thể là năm 2010, giá trị trung vị của tỉ lệ này là 19% và năm 2011
giảm xuống còn 11.26%. Nếu so sánh về giá trị nhỏ nhất của tỷ lệ này trong 2 năm
2010 và 2011 cũng có sự giảm xuống khá rõ là từ 8.13% xuống còn 2.74%; giá trị lớn
nhất trong năm 2011 (31.57%) cũng nhỏ hơn giá trị lớn nhất của năm 2010 (35.27%).
Như vậy biên độ dao động giữa giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của tỷ lê này tăng từ
27.24% (năm 2010) lên 29.1% (năm 2011).
Điều này cho thấy thủ tục hành chính ở Việt Nam đã có sự thay đổi, các cơ
quan quản lý nhà nước đã có những nỗ lực nhằm cắt giảm bớt những thủ tục hành
chính rườm rà, không cần thiết, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi nhất cho
những nhà đầu tư. Bởi nếu cơ chế chính sách có điểm nào bất hợp lý thì doanh nghiệp
sẽ là đối tượng chịu tác động trực tiếp và do đó sẽ làm giảm mong muốn đầu tư của
các doanh nghiệp FDI.
Mặc dù yếu tố thủ tục hành chính không hoàn toàn là yếu tố mang tính chất
quyết định tới lựa chọn địa điểm đầu tư của các doanh nghiệp FDI nhưng nếu xét tất
cả các yếu tố khác không thay đổi thì khi thủ tục hành chính quá rườm rà, tốn kém về
chi phí và thời gian sẽ khiến các nhà đầu tư e dè hơn khi quyết định đầu tư. Từ đó sẽ
khiến cho sức hút FDI vào một tỉnh nào đó nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ giảm
đi.
Theo báo cáo thì tỷ lệ này tính theo cả nước là có giảm nhưng khi xét riêng
từng tỉnh thì lại cho thấy sự không đồng đều do đó sức thu hút FDI của từng tỉnh cũng
sẽ khác nhau. Giả định rằng các yếu tố, chỉ tiêu khác không thay đổi thì lúc này nhà
đầu tư sẽ có xu hướng đầu tư vào những tỉnh có mức độ đơn giản hóa về thủ tục hành
chính cao hơn.
Ngoài ra, theo EuroCham (Phòng thương mại châu Âu tại Việt Nam) cho rằng
thời gian cần thiết để thưc hiện các thủ tục hành chính giữa các thành phố và các tỉnh

tại Việt Nam là rất khác nhau, trong đó thời gian ở hai thành phố lớn là Hà Nội và tp.
Hồ Chí Minh thường lâu hơn rất nhiều. Trong khi đó Bình Dương là một tỉnh nằm lân
cận với tp.Hồ Chí Minh luôn nằm trong top các nước có chỉ số PCI rất tốt và cũng là
một trong những địa phương đứng đầu về thu hút đầu tư nước ngoài trong những năm
qua. Các cấp lãnh đạo ở Bình Dương cho rằng một trong những nguyên nhân đạt được
kết quả như vậy và yếu tố cần thiết cho công tác chuẩn bị trong việc thu hút FDI trong
thời gian tới là do Bình Dương đã có nhiều giải pháp cải cách thủ tục hành chính theo
hướng đơn giản, công khai, minh bạch, tạo môi trường thuận lợi nhất cho các nhà đầu
tư. Nhờ thực hiện tốt biện pháp trên và một vài biện pháp thu hút đầu tư khác mà Bình
Dương đã được các nhà đầu tư trên thế giới biết đến nhiều hơn và xem Bình Dương là
7
Báo cáo môn Đầu tư nước ngoài Nhóm 8 Lớp TC29C
địa bàn đầu tư hấp dẫn có môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng hơn so với các
tỉnh lân cận khác.
b, Thứ hai, tỷ lệ này cũng phản ánh những doanh nghiệp FDI sẽ có thể dành bao
nhiêu thời gian của mình để tập trung vào sản xuất, kinh doanh. Nếu tỷ lệ này giảm
cho thấy sẽ có nhiều nhà quản lý doanh nghiệp có thể “toàn tâm toàn ý” dành thời
gian làm việc của mình vào việc điều hành doanh nghiệp hơn. Và đương nhiên những
nhà đầu tư sẽ mong muốn giảm chi phí thời gian cũng như tiền bạc cho công việc thủ
tục hành chính xuống mức tối thiểu để tập trung quản lý doanh nghiệp của mình.
Khi doanh nghiệp FDI có kết quả kinh doanh tốt hơn một phần là nhờ sự đơn
giản hóa của các thủ tục hành chính thì sẽ tạo tâm lý tốt cho nhà đầu tư. Từ đó tạo tác
động lan tỏa tới các nhà đầu tư khác, coi Việt Nam là một nước có nhiều ưu điểm, hấp
dẫn đầu tư, từ các yếu tố tiên quyết ảnh hưởng tới quyết định đầu tư như chi phí lao
động rẻ, ổn định chính trị…cho đến các yếu tố cần thiết để tiến hành đầu tư thuận lợi
là chính sách thông thoáng, cơ chế gia nhập thị trường, các thủ tục hành chính đơn
giản trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Như vậy, trên thực tế còn nhiều yếu tố tác động của các chỉ tiêu khác tới việc
thu hút đầu tư FDI vào Việt Nam nhưng khi xét riêng chỉ tiêu này có ảnh hưởng như
thế nào tới hoạt động thu hút FDI thì nó sẽ cho ta kết quả là mối quan hệ ngược chiều.

Tỉ lệ các doanh nghiệp phải tốn hơn 10% thời gian để giải quyết các thủ tục hành
chính giảm sẽ làm tăng sức hút FDI vào Việt Nam.
3. Tác động của số giờ doanh nghiệp dành ra để làm việc với thanh tra thuế
Trong những năm gần đây, ngành thuế đã liên tục có nhiều cải tiến về quy trình, thủ
tục nhưng trên thực tế các doanh nghiệp vẫn phải mất rất nhiều thời gian,nhân lực cho
các công việc liên quan đến thuế.
Kết quả khảo sát tại 360 doanh nghiệp có quy mô hoạt động khác nhau từ tháng
4 đến tháng 7/2007 của CIEM cho thấy, mỗi năm, mỗi doanh nghiệp phải dành ra một
thời gian lớn để làm các thủ tục về thuế. 91% doanh nghiệp cho biết các hoạt động
kiểm tra, thanh tra tiến hành tại doanh nghiệp ít nahats 1 lần/ năm. Và thời gian thanh
tra, kiểm tra trung bình một năm cũng có đến 100 giờ. Theo đó tính tổng cộng thời
gian mà mỗi doanh nghiệp dành cho tất cả các công việc về đăng ký mã số thuế, làm
thủ tục về VAT, việc thanh tra, kiểm tra…là 1.959.2 giờ/ năm. Theo kết quả điều tra
thì chính khâu chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ là ngốn nhiều thời gian nhất của doanh nghiệp
(khoảng 88%), ở đây cũng có nguyên nhân từ những yếu kém trong công tác thuế, từ
tình trạng doanh nghiệp chậm áp dụng công nghệ thông tin, các phần mềm…
Theo CIEM, mặc dù có nhiều thay đổi, cải cách tích cực nhưng khâu tuyên
truyền, hướng dẫn, cập nhập các mẫu, biểu mới cho doanh nghiệp của cơ quan thuế là
có vấn đề nên doanh nghiệp hay mắc lỗi trong việc kê khai, viết hóa đơn vì họ thường
làm theo biểu cũ. Về phía Nhà nước, chính sách thuế cũng là một nguyên nhân khiến
8
Báo cáo môn Đầu tư nước ngoài Nhóm 8 Lớp TC29C
cho thời gian làm thủ tục thuế của doanh nghiệp kéo dài. Đối với việc thanh tra, kiểm
tra về thuế, các doanh nghiệp cũng phản ánh về nghĩa vụ phải bổ sung, giải trình cho
các đoàn thanh tra ngày càng tăng lên và đồng nghĩa với việc tăng thêm thời gian cho
cộng đồng doanh nghiệp.
Theo bảng A4 “So sánh chỉ số thành phần Chi phí thời gian để thực hiện các
quy định Nhà nước (2006-2011) của PCI, số giờ doanh nghiệp làm việc với thanh tra
thuế giảm dần theo các năm. Thực hiện các bước của Đề án 30 và chương trình Cải
cách hành chính, chúng ta có thể thấy số lần thanh kiểm tra hàng năm đối với doanh

nghiệp tư nhân trong nước tiếp tục ở mức 1 lần một năm trong khi thời gian thanh
kiểm tra đã giảm một nửa từ 8 giờ (năm 2007) xuống 4 giờ hiện nay. Đồng thời, cảm
nhận của doanh nghiệp về gánh nặng hành chính cũng giảm đi. Năm 2011, chỉ có 11%
doanh nghiệp tham gia điều tra cho biết họ phải dành hơn 10% quỹ thời gian của mình
để thực hiện thủ tục hành chính so với 21% năm 2006 và 23% (vào giai đoạn đỉnh
điểm năm 2008). Mặc dù thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện thủ tục hành
chính có giảm nhưng các lĩnh vực chính khách của cải cách hành chính vẫn chưa được
thực hiện thành công. Chỉ có 40% doanh nghiệp cho rằng cán bộ nhà nước tại địa
phương làm việc hiệu quả hơn trước (giảm so với mức 44% năm 2009); 24% cho rằng
doanh nghiệp không cần phải đi lại nhiều lần để lấy các con dấu và chữ ký cần thiết
(giảm so với 30% năm 2009); và chỉ có 16.5% (giảm so với 24% năm 2009) nhận
thấy các khoản phí, lệ phí theo quy định pháp luật của nhiều thủ tục đã được giảm bớt.
Tóm lại, cắt giảm thủ tục hành chính là yếu tố chính dẫn đến việc doanh nghiệp
phải dành ít thời gian hơn để thực hiện quy định của Nhà nước,song vẫn còn nhiều
việc cần làm để cải thiện chất lượng và nâng cao hiệu quả công việc của cán bộ Nhà
nước tại địa phương, những người tiếp xúc thường xuyên với doanh nghiệp. Số lần đi
lại của doanh nghiệp để lấy các con dấu và chữ ký cần thiết cần được giảm hơn nữa.
Số giờ doanh nghiệp dành ra để làm việc với thanh tra thuế giảm đi thì các thủ tục
hành chính cũng giảm đi, sẽ tiết kiệm được thời gian cho doanh nghiệp, tránh được
những thủ tục hành chính rườm rà cho doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp tiếp
nhận vốn đầu tư nước ngoài thì họ sẽ dễ dàng tiếp nhận sự đầu từ hơn khi những thủ
tục hành chính được giảm bớt. Những gánh nặng về việc thực hiện các quy định của
Nhà nước được giảm bớt dẫn tới việc dễ dàng thu hút vốn đầu tư nước ngoài hơn và sẽ
dành được thời gian để hoàn thành những việc khác trong quá trình sản xuất kinh
doanh.
4. Cán bộ nhà nước giải quyết công việc hiệu quả có anh hưởng thế nào tới FDI
a, Thủ tục hành chính rườm rà và phức tạp là nguyên nhân giảm thu hút đầu tư
Ở Việt Nam, để gia nhập chính thức vào thị trường, doanh nghiệp phải thực
hiện ba thủ tục chính: Đăng ký kinh doanh, làm con dấu và đăng ký mã số thuế.
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005, thủ tục đăng ký kinh doanh kéo dài

10 ngày, ngắn hơn 05 ngày so với quy định trước đây (theo Luật Doanh nghiệp 1999).
9
Báo cáo môn Đầu tư nước ngoài Nhóm 8 Lớp TC29C
Và để thực hiện thủ tục này, Doanh nghiệp phải đến cơ quan đăng ký kinh doanh ít
nhất là 03 lần: lần thứ nhất để nộp hồ sơ; lần thứ hai để nhận trả lời về tính chính xác
của hồ sơ và ký vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; lần thứ ba để nộp lệ phí
ĐKKD và nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Để thực hiện 03 thủ tục ban đầu, doanh nghiệp mất ít nhất là 18 ngày, 10 ngày
để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, 07 ngày để xin cấp giấy phép khắc
dấu và con dấu, 01 ngày để bổ sung con dấu tại cơ quan thuế. Đó là xét trong trường
hợp doanh nghiệp làm song song hai thủ tục dấu - thuế và tất cả hồ sơ đều đáp ứng
theo đúng quy định. Thời gian nói trên cũng chưa tính đến việc doanh nghiệp phải đi
công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để làm dấu và thuế. Và trong 18
ngày đó, doanh nghiệp phải đi lại ít nhất là 08 lần, với 04 cơ quan khác nhau.
Với thủ tục như trên, hiện tại, các chủ doanh nghiệp đều rất bức xúc về quy
trình đăng ký thành lập doanh nghiệp còn phức tạp và tình trạng các cơ quan chức
năng chưa phối hợp, thông tin qua lại với nhau một cách hiệu quả. Thứ nhất, doanh
nghiệp phải chuẩn bị quá nhiều bộ hồ sơ và phải cung cấp rất nhiều thông tin lặp đi
lặp lại cho các cơ quan khác nhau; thứ hai, doanh nghiệp phải thực hiện hết thủ tục
này mới được làm thủ tục khác; thứ ba, mặc dù đã có một số địa phương thử nghiệm
việc hỗ trợ ĐKKD trực tuyến, nhưng hầu hết các thủ tục còn lại đều phải được thực
hiện trực tiếp tại trụ sở của cơ quan chức năng (như nộp hồ sơ gốc và ký tên tại cơ
quan chức năng). Do đó, không tránh khỏi tình trạng doanh nghiệp phải đi lại nhiều
lần các cơ quan chức năng khác nhau để tìm hiểu, thực hiện và lấy kết quả của từng
thủ tục riêng lẻ.
b, Việt Nam đã tụt 8 bậc trong báo cáo “Môi trường kinh doanh 2012” của Ngân hàng
Thế giới (WB), khi chỉ xếp vị trí thứ 98 trong tổng số 183 nước được xếp hạng.
Báo cáo cũng đề cập đến tiến trình chậm chạp trong cải cách hành chính của
Việt Nam. Xét về tổng thể, Việt Nam mới chỉ cải thiện được một chút ít tại 3 trong số
10 lĩnh vực được đánh giá bao gồm giấy phép xây dựng, bảo vệ nhà đầu tư và thực thi

hợp đồng.
Những lĩnh vực đang yếu kém đi là khởi sự doanh nghiệp (cấp phép), đăng ký
tài sản, đóng thuế và tiếp cận tín dụng.
Việt Nam đã trở thành quốc gia duy nhất ở châu Á bị “xuống hạng” trong báo
cáo “Chỉ số niềm tin FDI” được thực hiện bởi công ty tư vấn quản lý AT Kearney.
Báo cáo này, dựa trên khảo sát hàng năm của các công ty toàn cầu với hơn 2
nghìn tỷ USD doanh thu hàng năm, cho thấy Việt Nam đã rớt từ vị trí thứ 12 trong
năm 2010 xuống vị trí thứ 14 vào năm 2011. Trong khi đó, Indonesia đã thăng hạng từ
vị trí thứ 20 trong năm 2010 lên vị trí thứ 9 năm 2011, và vốn đầu tư nước ngoài đạt
mức kỷ lục 19,3 tỷ USD, gấp đôi năm trước. Mala
10
Báo cáo môn Đầu tư nước ngoài Nhóm 8 Lớp TC29C
c, Nhưng Chính phủ đã rất nỗ lực tiến hành cải cách hành chính thông qua Ðề án
30 ,cán bộ nhà nước sẽ làm việc có hiệu quả hơn và điều này sẽ làm FDI có xu hướng
tăng
Ðề án 30 hướng tới mục tiêu giảm 30% chi phí thủ tục hành chính cho doanh
nghiệp
Chúng ta có thể làm một phép so sánh nhỏ với các nước khác trên thế giới.
Theo Báo cáo toàn cầu về Môi trường kinh doanh 2006 cho thấy một nhà đầu tư chỉ
mất 3 ngày qua 2 thủ tục với chi phí bằng 0,9% thu nhập hàng năm/người để thành lập
một doanh nghiệp ở Canada, hay 2 ngày/2 thủ tục với chi phí bằng 1,9% thu nhập
hàng năm/người ở Australia. Ở hai quốc gia cải cách nhất này, chủ doanh nghiệp chỉ
cần trải qua 2 thủ tục: đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh (ĐKKD) và cơ quan
thuế là có thể bắt đầu đi vào hoạt động.
5. Việc tăng số lần DN phải đi lại để lấy các con dấu và chữ ký cần thiết sẽ khiến
giảm thu hút FDI
* Người phục vụ trong bộ máy nhà nước lạm dụng quá nhiều văn bản, giấy tờ hành
chính trong quan hệ giải quyết công việc thì các hành vì in ấn, sao chụp, gửi văn bản,
tài liệu tuỳ tiện lãng phí gây nhiều khó khăn, phiền hà về thủ tục hành chính cho cơ
quan nhà nước, và thủ tục phức tạp đi lại nhiều lần ở các doanh nghiệp.

Điều đó có tác động tiêu cực đến hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành
và giải quyết công việc của các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp. Đây là căn bệnh
quan liêu hình thức, sính văn bản, giấy tờ, thói quen cổ hủ lạc hậu lạc hậu không
muốn có sự đổi thay, cách làm việc của bộ máy hành chính kiểu cũ tạo nhiều rườm ra,
chậm ứng dụng và sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào công tác quản lý,
chậm sửa đổi bổ sung những quy định của pháp luật về công tác văn thư về quản lý
văn bản, giấy tờ hành chính trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Nó
đã và đang cản trở quá trình đổi mới của đất nước và trực tiếp đó là những rào cản khó
khăn cho việc cải cách hành chính và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
a, Quá tải và lãng phí văn bản giấy tờ thủ tục hành chính :
Một lãnh đạo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định cho hay, Sở của ông
phải làm tới 253 thủ tục hành chính, trong khi các sở khác chỉ 20 – 30, nhiều lắm là
đến 50 thủ tục thôi. “Vừa qua, chúng tôi đề nghị giảm đi được 41 thủ tục, còn lại 212,
thì hienen nay vẫn còn nhiều và không làm xuể, đề nghị Bộ rút bớt đi. Nếu Bộ rút thì
tỉnh mới rút được, Bộ không rút thì tỉnh không bao giờ rút được”. Chủ tịch VCCI, Vũ
Tiến Lộc cũng đồng tình rằng hệ thống thủ tục hành chính của Việt Nam chưa đơn
giản và hiệu quả. Ông nói: “So với các nước trong khu vực, hệ thống thủ tục của Việt
Nam phức tạp hơn nhiều”. Và không chỉ “chiếm dụng” thời gian của dân, của doanh
nghiệp, đã có những thiệt hại kinh tế có thể đo đếm được. Tổng thư ký Phòng Thương
mại Hàn Quốc (Korcham), ông Choi Hyung Joon cho biết thêm: “ không một nhà đầu
11
Báo cáo môn Đầu tư nước ngoài Nhóm 8 Lớp TC29C
tư nào có thể đưa ra được một câu trả lời chính xác về thời gian thông quan. Điều này
ảnh hưởng rất nhiều đến kế hoạch sản xuất”
Con số mà Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu (Eurocham) Alain Cany công
bố có thể làm sửng sốt nhiều người: Việt Nam có thể bị mất từ 20-30% chi phí do hệ
thống hành chính không hiệu quả. “Nếu vấn đề này được giải quyết sẽ tiết kiệm được
một khoản chi phí lớn, đồng thời nâng cao lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam”, ông
Alain khuyến cáo.
Văn bản chồng chéo gây khó khăn cho các doanh nghiệp thu hút vốn FDI thì

việc cắt bỏ mạnh tay hơn 1 nghìn thủ tục hành chính trong giai đoạn 1 của Đề án 30 là
bước đi đầu tiên của nỗ lực cải cách thủ tục hành chính theo hướng thuận lợi, hiệu quả
hơn cho người dân và doanh nghiệp. Tăng cường sử dụng văn bản điện tử, từng bước
ứng dụng thư điện tử, hệ thống quản lý văn bản và điều hành đến cấp xã, phường.
Đăng tải văn bản trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ., từng bước số hóa hồ sơ
trình UBND, Chủ tịch UBND các cấp
b, Thủ tục hành chính làm khó danh nghiệp FDI :
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ tổ chức sáng 29/5 tại Hà Nội.Việt
Nam đã tụt 8 bậc trong báo cáo “Môi trường kinh doanh 2012” của Ngân hàng Thế
giới (WB), khi chỉ xếp vị trí thứ 98 trong tổng số 183 nước được xếp hạng.
“Thực tế, các cơ quan chính quyền yêu cầu các doanh nghiệp thành viên của
chúng tôi phải nộp các tài liệu bổ sung ngày càng nhiều, mặc dù các tài liệu và văn
bản này không có trong yêu cầu pháp luật. Kết quả là tỷ lệ các doanh nghiệp phải mất
hơn ba tháng để hoàn tất toàn bộ thủ tục cần thiết để bắt đầu kinh doanh hoặc cấp
phép cho một dự án đã tăng lên đáng kể”, ông Preben Hjortlund nói.
Báo cáo chính thức của EuroCham được trình bày tại hội nghị cho thấy các
doanh nghiệp thành viên của EuroCham vẫn tiếp tục phải trải qua quá trình phê duyệt
dài ngày và nhiều trì hoãn trong quá trình cấp phép đầu tư và đăng ký kinh doanh,
cũng như rất nhiều các thủ tục rườm rà phức tạp cần phải trao đổi nhiều với chính
quyền địa phương. Ngoài ra, EuroCham cũng nhận thấy rằng thời gian cần thiết để
nhận được phép đầu tư giữa các thành phố và các tỉnh tại Việt Nam là rất khác nhau,
trong đó thời gian chờ cấp giấy phép ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM
thường lâu hơn rất nhiều.
Từ PCI (2011) so sánh Hải Dương và Hà Nội
12
Báo cáo môn Đầu tư nước ngoài Nhóm 8 Lớp TC29C

Thực tế 2012 Hải Dương đã có những cải cách thủ tục hành chính đơn giản tạo
điều kiện thuận lợi để thu hút vốn FDI so với 2011 vượt lên trước Hà Nội với những
thủ tục bổ sung rườm rà.

6. Thủ tục giấy tờ giảm có tác động như thế nào đến FDI
Chỉ số thời gian càng thấp tức là thời gian để doanh nghiệp trong nước hoàn
thành kế hoạch càng nhanh thì các doanh nghiệp nước ngoài càng muốn đầu tư vào đó
dẫn đến FDI tăng cao.
Vốn FDI sụt giảm là do những khó khăn của kinh tế thế giới hiện nay đã khiến
các nhà đầu tư hạn chế mở rộng hoặc thận trọng hơn khi triển khai các dự án mới.
Cùng với đó, tình trạng lạm phát cao, cộng với một loạt sự kiện như tụt hạng tín
nhiệm, cảnh báo của các tổ chức quốc tế về mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng
việt nam. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thời gian để 1 doanh nghiệp ở việt
nam hoàn thành kế hoạch đề ra.
Hàng loạt bất cập trong ưu đãi đầu tư cũng đã được Cục đầu tư nước ngoài chỉ
rõ. Chẳng hạn, các dự án đầu tư mở rộng không còn được hưởng ưu đãi thuế TNDN,
trong khi trên thực tế, so với các dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng thực sự là có
khả năng triển khai cao hơn, công nghệ được nâng cấp hơn.
VD: việc phận mở rộng từ 670 triệu USD lên 1,5 tỉ USD của dự án Samsung Complex
không được hưởng ưu đãi về thuế TNDN.
Nguyên nhân chính dẫn tới việc FDI sựt giảm là do sự chậm giải quyết các
điểm ngẽn của nền kinh tế, như hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực Một vấn đề khác
cũng được nói tới nhiều, đó là sự thu hẹp dần các chính sách ưu đãi đầu tư, đặc biệt về
thuế thu nhập doanh nghiệp. Biểu thuế suất thu nhập doanh nghiệp đang được cào
bằng, bất động sản cũng bằng sản xuất, nên khó thu hút đầu tư vào sản xuất
Việt nam có 2 điểm yếu trong cạnh tranh với các nước khu vực ảnh hưởng đến
sản xuất của doanh nghiệp.
- Nguồn điện thất thường
13
Báo cáo môn Đầu tư nước ngoài Nhóm 8 Lớp TC29C
- Chính sách thuế việt nam còn nhiều vướng mắc khiến việc triển khai mô hình thanh
toán điện tử, hay chính sách bảo hiểm còn bị hạn chế.
Gần đây các doanh nghiệp việt nam có thời gian hoàn thành 1 kế hoạch lâu hơn
trước đây nên FDI giảm mạnh.

7. Các loại phí, lệ phí thủ tục hành chính ảnh hưởng đến FDI
7.1. Một số khái niệm:
- Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính hay còn được gọi là chi phí tài chính
trực tiếp.
- Phí, lệ phí được thu theo quy định của cơ quan có thẩm quyền về biểu phí, lệ
7.2. Một số mức phí định mức:
STT Tên chi phí
1 Dịch tài liệu từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt
2 Dịch tài liệu từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài
3 Lệ phí công chứng, chứng thực
4 Chi phí sao chụp tài liệu
5 Chi phí in ấn
6 Chi phí gửi bưu phẩm, bưu kiện
7 Chi phí thuê tư vấn
Trường hợp phải đi lại và lưu trú nộp hồ sơ:
8 Tiền phòng nghỉ
9 Công tác phí:
Đi về trong ngày
Đi về hơn một ngày
Liên quan đến các thủ tục xuất, nhập khẩu:
10 Phí, lệ phí hàng hải
11 Phí, lệ phí liên quan trong lĩnh vực hải quan
Đối với các doanh nghiệp FDI thì các loại lệ phí và phí thực hiện thủ tục hành
chính quan trọng nhất là chi phí cho các dịch vụ hàng hải và chi phí trong lĩnh vực hải
quan.
- Đối với các chi phí trong lĩnh vực hải quan: Bộ tài chính đã ban hành Quyết
định số 73/2006/QĐ-BTC ngày 18/12/2006 quy định chế độ thu, nộp, quản lý
và sử dụn phí, lệ phí trong lĩnh vực hải quan thay cho Quyết định sô
64/2005/QĐ-BTC ngày 15/9/2005. Đây là một nỗ lực của ngành Hải quan
14

Báo cáo môn Đầu tư nước ngoài Nhóm 8 Lớp TC29C
nhằm thực hiện cam kết gia nhập WTO về phí và lệ phí. Theo đó, mức thu phí,
lệ phí theo quy định mới sẽ thay đổi đơn giản hơn, dễ dàng hơn đối với doanh
nghiệp kê khai. Cụ thể:
 phí làm thủ tục hải quan được tính theo tờ khai với mức thu là 30.000
đồng/tờ khai so với việc chia nhỏ từng mặt hàng với khối lượng như
trước đây.
 Lệ phí hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh Việt Nam cũng được
tính theo tờ khai với mức thu là 300.000 đồng/tờ khai.
 Phí niêm phong hải quan được tinh giảm theo chủng loại niêm phong
thay cho từng loại niêm phong ứng với tải trọng của từng mặt hàng:
 Niêm phong bằng giấy tự vỡ có tráng keo: 1.000 đồng/tờ khai.
 Niêm phong bằng dây nhựa: 2.000 đồng/tờ khai.
 Niêm phong bằng dây cáp thép: 5.000 đồng/tờ khai.
 Chốt seal container: 12.000 đồng/chốt seal.
- Đối với lệ phí hảng hải: Mức phí hàng hải của các cảng biển VN cao hơn khu
vực và thế giới làm giảm sút sức cạnh tranh. Theo cơ quan quản lý nhà nước về
hàng hải là Cục Hàng hải VN: Trước đây, do nguồn vốn ngân sách không đáp
ứng đủ nhu cầu đầu tư cảng bến, luồng lạch nên Chính phủ cho phép Cục Hàng
hải Việt Nam xây dựng biểu giá phí cảng biển cao hơn 2,6 lần mức trung bình
của khu vực. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng để thu hút chủ tàu, chủ hàng,
Việt Nam đã 5 lần giảm phí. Hịện nay mức phí được thu theo Quyết định số
98/2008/QĐ-BTC ngày 4.11.2008 của Bộ Tài chính về cơ bản đã giảm hơn rất
nhiều so với trước, song vẫn cao hơn một số nước trong khu vực.
Ngoài lệ phí và phí hàng hải, hải quan có ảnh hưởng đến đầu tư của doanh
nghiếp FDI ra thì còn có ảnh hưởng của phí và lệ phí của các thủ tục hành chính liên
quan đến các loại Thuế.
Theo Tổng cục Thuế, tổng chi phí tuân thủ các TTHC trong lĩnh vực thuế hiện
vào khoảng 23.578 tỷ đồng; nếu cắt bỏ và đơn giản hoá 256 trong số 330 thủ tục hiện
hành, thì chi phí tuân thủ TTHC trong lĩnh vực thuế của DN chỉ còn hơn 15.312 tỷ

đồng. Sau khi đơn giản hoá trên 35% TTHC hiện hành, hàng năm, DN sẽ tiết kiệm
được khoảng 8.266 tỷ đồng.
15
Báo cáo môn Đầu tư nước ngoài Nhóm 8 Lớp TC29C
III. Kết thúc
Qua những kết quả xem xét tác động của từng chỉ tiêu thành phần ở trên tới
việc thu hút FDI vào Việt Nam trong điều kiện các yếu tố, chỉ số khác không thay đổi
ta có thể rút ra được 1 điều rằng: khi chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định
của nhà nước thay đổi sẽ làm ảnh hưởng tới nguồn vốn FDI. Cụ thể là khi chỉ số này
giảm sẽ làm tăng sức hút FDI vào Việt Nam, từ đó làm tăng nguồn vốn FDI.
Theo báo cáo của VCCI khi định lượng trọng số của 9 chỉ số thành phần xem
chúng có vai trò như thế nào trong việc ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của 1 tỉnh
thì chỉ số chi phí thời gian có trọng số là 9.6% (báo cáo năm 2005) và 14.12% (năm
2009). Qua đó ta có thể thấy rằng mặc dù yếu tố chỉ số chi phí thời gian không phải là
1 chỉ số có sức ảnh hưởng quá lớn tới năng lực cạnh tranh của 1 tỉnh cũng như tới việc
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhưng khi xem xét trong điều kiện các chỉ số
khác không thay đổi thì khi chỉ số chi phí thời gian thay đổi nó vẫn có những tác
động, ảnh hưởng khá rõ ràng tới việc thu hút đầu tư FDI vào 1 tỉnh nói riêng và cả
nước nói chung. Chỉ số này có xu hướng giảm qua từng năm do nỗ lực đơn giản hóa
thủ tục hành chính của nhà nước theo các cam kết hội nhập quốc tế nhằm tạo tác động
tích cực tới việc thu hút FDI vào trong nước cũng như tạo 1 sân chơi bình đẳng cho
các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp tư nhân trong nước.
16
Báo cáo môn Đầu tư nước ngoài Nhóm 8 Lớp TC29C
Tài liệu tham khảo
Các tài liệu liên quan đến nội dung bài báo cáo
I. Kết quả tìm kiếm của Phạm Thị Thu Trang – học ghép
1. Tác động của chỉ tiêu thành phần số lần thanh kiểm tra DN trong năm qua tới FDI
Tỷ suất lợi nhuận của các DN nước ngoài năm 2011 tăng gấp đôi so với năm 2010
dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng DN FDI lại khá bi quan. Năm 2011,

chỉ có 38% DN cho biết sẽ tăng quy mô kinh doanh trong hai năm tới, so với tỷ lệ
66% năm 2010.Các phát hiện của khảo sát cho thấy các doanh nghiệp FDI không
đánh giá cao nỗ lực kiểm soát tham nhũng của chính quyền địa phương, chỉ tiêu này
được các doanh nghiệp đánh giá ở mức thấp nhất, gần như bằng 0. Các nhân tố điều
hành khác, như thủ tục về đất đai, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, khả năng tiếp cận với
các nhà hoạch định chính sách, bảo hộ đầu tư, việc thực thi hợp đồng cũng nhận được
điểm số rất thấp. Điểm đáng chú ý là mặc dù kinh tế Việt Nam và thế giới gặp nhiều
khó khăn trong năm 2011, nhưng kết quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI lại khá
hơn năm trước. Doanh thu trung bình của các doanh nghiệp FDI trong điều tra là 1,3
triệu USD, tăng 300.000 USD so với năm 2010, trong đó mức tăng mạnh nhất là ở
lĩnh vực sản xuất. Cùng với đó, lợi nhuận cũng tăng đáng kể, ở mức 22% trên tổng
vốn đầu tư trong năm 2011, tăng gần gấp đôi so với năm trước. Lĩnh vực sản xuất lại
có kết quả nổi trội với tỷ suất lợi nhuận lên đến 25% tổng vốn đầu tư. Kết quả mới
nhất cũng tái khẳng định lo ngại là đầu tư trực tiếp nước ngoài không hỗ trợ gì nhiều
cho việc phát triển thị trường nội địa. Các DN FDI nhập khẩu tới 57,5% hàng hóa,
dịch vụ trung gian, chỉ giảm đôi chút so với 2010. Chỉ 40% hàng hóa, dịch vụ được
mua trong nước, trong đó chỉ có 2% là từ doanh nghiệp tư nhân trong nước. Nhóm
nghiên cứu lo ngại về tính thiếu kết nối với khu vực tư nhân trong nước vì doanh
nghiệp trong nước sẽ mất cơ hội khai thác lợi thế công nghệ và năng suất từ doanh
nghiệp FDI.Giáo dục phổ thông và đào tạo nghề là hai yếu tố vẫn chưa cải thiện đáng
kể trong hai năm qua. Theo các doanh nghiệp, 72% số lao động của họ có khả năng
đọc viết và hiểu hợp đồng lao động. Chỉ có 20,6% doanh nghiệp FDI tin tưởng vào
chất lượng đào tạo nghề, và số lượng tin vào giáo dục phổ thông còn thấp hơn
(19,8%). Điều này dẫn đến việc gần 40% số doanh nghiệp FDI cho biết cần đào tạo
tại chỗ cho lao động của mình.
2. Tác động của chỉ tiêu thành phần tỷ lệ DN cho biết quản lý DN dành trên 10% thời
gian làm việc của mình để thực hiện các thủ tục hành chính tới FDI
Điểm “đen” đầu tiên trong môi trường kinh doanh của Việt Nam là thủ tục
hành chính. Ông Ashok Sud, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu (Eurocham) không
17

Báo cáo môn Đầu tư nước ngoài Nhóm 8 Lớp TC29C
ngại khi nói thẳng: “Việt Nam còn nhiều thủ tục nhiêu khê, thiếu hiệu quả và rất mệt
mỏi cho Doanh nghiệp. Sự nhiêu khê này tạo ra hiện tượng thất nghiệp ảo”.Điển hình
cho tồn tại này, ông lấy dẫn chứng: “Hiện nay mỗi tháng, Tập đoàn Unilever Việt
Nam phải xuất tới 20.000 hóa đơn bằng giấy. Trong khi đó, nếu giao dịch thanh toán
điện tử được phê chuẩn như một phương pháp kinh doanh ở Việt Nam thì khối lượng
giấy tờ khổng lồ này sẽ giảm bớt”. Bức xúc không kém, ông Patrick Regis, Chủ tịch
Hiệp hội doanh nghiệp Anh tại Việt Nam kể, Công ty Roll Roys mở văn phòng tại
Việt Nam cách đây đã 1 năm nhưng trong thời gian đó, công ty này cũng gặp rất nhiều
khó khăn. "Đôi khi, chúng tôi phải tới từng Bộ để gõ cửa hỏi tại sao có những thủ tục
1 năm vẫn chưa xong?”, ông nói.Như minh chứng thêm cho hệ lụy thủ tục hành chính
rườm rà này, ông Kim Ho Kyun, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại
Việt Nam cho hay, qua khảo sát ý kiến thì có 5% Doanh nghiệp Hàn Quốc có ý định
giảm qui mô kinh doanh ở Việt Nam và có 2% muốn chuyển đầu tư từ Việt Nam sang
nước khác. Thủ tục hành chính phức tạp như chuyện giải thích về luật rất khác nhau…
là một trong những lý do lớn để số Doanh nghiệp Hàn Quốc này muốn rời bỏ Việt
Nam trong tương lai.
3. Tác động của chỉ tiêu thành phần số giờ DN dành ra để làm việc với thanh tra thuế
tới FDI
Tài liệu thanh tra của Tổng cục Thuế trong 9 tháng của năm 2011 cho thấy: Trong
số 585 doanh nghiệp FDI bị thanh tra vì có dấu hiệu chuyển giá có tới 494 doanh
nghiệp thuộc diện bị xử lý với nhiều kiểu vi phạm, đạt tỷ lệ gần 90%. Qua thanh tra,
kiểm tra, hơn 4.400 tỷ đồng đã được xử lý tài chính và 1.650 tỷ đồng được truy thu từ
các doanh nghiệp FDI là một thực tế đáng báo động cần phải ngăn chặn để Nhà nước
không bị thất thu thuế. Dự kiến trong năm 2012, hơn 1.200 doanh nghiệp FDI sẽ nằm
trong “tầm ngắm” của cơ quan thuế vì có những dấu hiệu chuyển giá.
Thanh tra chuyển giá của doanh nghiệp FDI là một trong những nội dung chuyên
đề của ngành tài chính trong năm nay. Theo kế hoạch, trong năm nay cơ quan thuế
tiến hành thanh tra 1.276 doanh nghiệp FDI có dấu hiệu chuyển giá, bao gồm: có số lỗ
lớn, liên tục; doanh nghiệp lỗ vượt vốn chủ sở hữu nhưng vẫn đầu tư mở rộng…Số

liệu chính thức từ Bộ Tài chính cho hay, tính đến ngày 15/12/2011, ngành tài chính đã
thanh tra 856 doanh nghiệp lỗ, doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá và xử lý giảm lỗ
khoảng 4.400 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với năm trước; đồng thời truy thu thuế và phạt
khoảng 1.650 tỷ đồng, tăng 4 lần so với năm ngoái.
Đề cập đến các “mánh” chuyển giá của doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, qua
thanh tra đã phát hiện các hình thức chuyển giá thông qua hoạt động giao dịch liên kết
như: nhà đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam nhưng nâng giá trị máy móc,
thiết bị và công nghệ; chuyển giá thông qua chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp
18
Báo cáo môn Đầu tư nước ngoài Nhóm 8 Lớp TC29C
liên kết tại Việt Nam; định giá tiền bản quyền thương hiệu rất cao so với thực tế; hay
chuyển giá thông qua bán hàng hóa, nguyên vật liệu thấp hơn nhiều so với giá bán cho
các bên không có quan hệ liên liên kết.
Ngoài ra, Bộ cũng xác định được các hành vi chuyển giá khác như chuyển giá
thông qua việc các tập đoàn, công ty mẹ tại nước ngoài ký hợp đồng sản xuất kinh
doanh, dịch vụ với các công ty các nước với đơn giá cao, sau đó giao lại cho công ty
con tại Việt Nam với giá rất thấp; hay cho công ty con tại Việt Nam vay vốn tính lãi,
phí dịch vụ cao bất thường…
4. Cán bộ nhà nước giải quyết công việc hiệu quả có anh hưởng thế nào tới FDI
Về công tác quản lý sau cấp phép, cần tiếp tục tăng cường không chỉ ở các cơ
quan quản lý nhà nước về đầu tư ở địa phương, mà cả sự tham gia của các bộ, ngành,
liên ngành theo các chuyên đề. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh
trong hoạt động đầu tư để thúc đẩy giải ngân.Về công tác đối thoại chính sách, tiếp tục
củng cố, tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác này, không chỉ thông qua các
cuộc đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, mà còn với các cơ quan quản lý nhà nước
tại địa phương, với các bộ, ngành ngành liên quan nhằm xử lý kịp thời những khó
khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp và trong việc thực hiện
quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài. Thực hiện tốt công tác này sẽ
góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật, cũng như đưa ra các hướng giải quyết của các cơ quan

quản lý nhà nước.Trên đà thuận lợi cơ bản là đã tạo được sự thống nhất cao về nhận
thức trong cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của các cơ quan quản lý nhà
nước từ trung ương đến địa phương trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị 1617/CT-
TTg của Thủ tướng Chính phủ, có thể tin tưởng rằng, FDI vẫn sẽ là điểm sáng trong
bức tranh kinh tế của Việt Nam năm 2012 và có những đóng góp nhiều hơn cho sự
phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước.
5. Số lần DN phải đi lại để lấy các con dấu và thời chữ ký cần thiết có ảnh hưởng thế
nào tới FDI.
Những vướng mắc trong chính sách thu hút đầu tư cũng đang làm mất cơ hội
kinh doanh của một số doanh nghiệp. Bà Phan Thị Ngọc Linh, đại diện Công ty
TNHH Giày Fuluh, nói rằng doanh nghiệp được tỉnh Long An cấp phép đầu tư nhà
xưởng trên diện tích 46 héc ta để sản xuất và gia công giày các loại cho xuất khẩu với
tổng vốn đầu tư 50 triệu đô la Mỹ. Nhưng sau gần 3 năm hoạt động, Fuluh vẫn chưa
được bàn giao hết số diện tích đất đã ký trong hợp đồng với tỉnh Long An.Cái khó của
công ty Fuluh hiện nay là 8 héc ta diện tích đất chưa được bàn giao lại nằm đan xen
trong khu vực xây dựng nhà xưởng và khu nhà ở của chuyên gia. Để khắc phục, công
19
Báo cáo môn Đầu tư nước ngoài Nhóm 8 Lớp TC29C
ty phải xây dựng rào tạm, việc làm này vừa tốn kinh phí lại không đảm bảo an toàn
cho sản xuất cũng như trật tự an ninh công ty.Việc chậm trễ này cũng dẫn đến việc
công ty không triển khai được nhà xưởng, thiết bị sản xuất như kế hoạch. Bà Linh cho
biết, kế hoạch của công ty là sẽ lắp đặt được 14 dây chuyền, thu hút khoảng 7.000 lao
động để sản xuất 8,4 triệu đôi giày. Thế nhưng đến nay, công ty chỉ thu hút được 1/3
lao động.“Sau nhiều lần trì hoãn bàn giao mặt bằng của chính quyền huyện Cần
Giuộc, đến nay chúng tôi vẫn chưa nhận được đất. Nếu tiếp tục không hoàn thành
được nhà xưởng, thì chúng tôi sẽ không sản xuất được sản phẩm theo yêu cầu của đối
tác và có khả năng công ty sẽ không thực hiện được các hợp đồng đặt hàng trong thời
gian tới”, bà Linh nói.Một doanh nghiệp khác là Công ty liên doanh nhựa Sunway
Mario cũng gặp khó trong thủ tục đầu tư. Theo ông Nguyễn Hữu Nguyên, Phó giám
đốc công ty, cùng với tình hình khó khăn kinh tế thế giới, thì các đơn hàng về các sản

phẩm từ nhựa xuất khẩu của Sunway Mario cũng bị giảm theo.Đứng trước khó khăn
này, nhằm duy trì hoạt động và đảm bảo việc làm cho người lao động của công ty,
Sunway Mario hướng đến việc mở rộng phạm vi kinh doanh, đó là từ sản xuất bổ sung
thêm chức năng kinh doanh, phát triển thị trường trong nước.Tuy nhiên, điều này
không thực hiện được do công ty không thực hiện việc đăng ký lại (Nghị định
101/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 21/9/2006 có quy định các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải đăng ký lại theo quy định của Luật
Doanh nghiệp và Luật Đẩu tư).Ông Nguyên đề nghị các bộ, ngành có liên quan có đề
xuất để Chính phủ xem xét, cho phép các doanh nghiệp chưa đăng ký lại như trường
hợp của Sunway Mario tiếp tục được đăng ký bổ sung và được thực hiện các quyền
của mình theo Luật doanh nghiệp. Hiện nay, theo Cục đầu tư nước ngoài, rất nhiều
doanh nghiệp FDI chưa đăng ký lại.
6. Thủ tục giấy tờ giảm có tác động thế nào tới FDI
Tại Hội nghị tổng kết thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai
đoạn 2001 -2010 và thực hiện Chương trình CCHC nhà nước giai đoạn 2011 – 2020,
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn cho biết, 10 năm triển khai thực hiện chương
trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 đã thu
được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của bộ
máy hành chính nhà nước và tác động tích cực, bảo đảm quyền lợi của người dân.
Trước hết, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước trong 10 năm qua đã khắc
phục cơ bản sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan hành chính. Cả
nước đã có gần 97% các xã, hơn 98% các huyện và trên 88% các sở, ban ngành cấp
tỉnh triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Các bộ, ngành và các địa phương
đã rà soát hơn 5.500 thủ tục hành chính, kiến nghị hủy bỏ hơn 450 thủ tục và sửa đổi
trên 3.700 thủ tục theo hướng tạo thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp. Thực
hiện CCHC có thể tiết kiệm 30.000 tỷ đồng và là yếu tố quan trọng để nâng cao năng
lực cạnh tranh, chất lượng tăng trưởng của mỗi địa phương. Chỉ tính riêng tỉnh Vĩnh
20
Báo cáo môn Đầu tư nước ngoài Nhóm 8 Lớp TC29C
Phúc trong 5 năm trở lại đây, thực hiện tốt công tác CCHC nên tổng thu ngân sách của

tỉnh đạt hơn 42.000 tỷ đồng, riêng năm 2010, đạt hơn 15.000 tỷ đồng; trong đó, thu từ
các dự án FDI chiếm khoảng 79%. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp công
nghiệp FDI năm 2010 ước đạt 403 triệu USD, chiếm 88% giá trị kim ngạch xuất khẩu
của tỉnh. Kết quả thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp
trong những năm qua đã đưa Vĩnh Phúc vào tốp các tỉnh dẫn đầu về thu hút đầu tư
trong cả nước và luôn xếp hạng cao về môi trường và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh.
7. Các loại lệ phí, chi phí của nhiều thủ tục giảm có ảnh hưởng thế nào tới FDI
Kết quả rà soát 256 thủ tục hành chính ưu tiên cho thấy, nếu triển khai thực sự
có chất lượng, việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính có thể tiết kiệm được cho
người dân và doanh nghiệp số tiền tới hơn 6.000 tỷ đồng mỗi năm. Đây là thông tin
được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Tổ trưởng Tổ
công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ nhấn
mạnh tại Hội nghị giao ban các bộ, ngành về rà soát thủ tục hành chính theo Đề án 30
tổ chức chiều ngày 1/3 tại Hà Nội.
Như vậy, lợi ích tiềm năng của việc đơn giản hóa 5.400 thủ tục hành chính còn
lại là rất lớn, lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm. Nhiệm vụ quan trọng của Đề
án 30 trong năm 2010 là việc rà soát 5.400 thủ tục hành chính còn lại nhằm phát hiện
những thủ tục không cần thiết, hợp lý và không hợp pháp để trình Chính phủ xem xét
loại bỏ hoặc đơn giản hóa các thủ tục hành chính này.Tại cuộc giao ban Bộ Tài chính,
đơn vị có khối lượng thủ tục hành chính được giao rà soát nhiều nhất (86 thủ tục hành
chính ưu tiên, chiếm 50,4%) cho biết đã rà soát 145 thủ tục, loại bỏ 32 thủ tục. Các
thủ tục hành chính này có phạm vi ảnh hưởng trực tiếp tới trên 300.000 doanh nghiệp,
nhất là hai lĩnh vực thuế và hải quan. Việc này đã giúp cắt giảm được 2.100 tỷ đồng
chi phí tuân thủ thủ tục hành chính liên quan đến ngành tài chính mỗi năm đối với
người dân và doanh nghiệp. Đến cuối năm 2010, Bộ Tài chính phấn đấu rà soát được
840 thủ tục hành chính của ngành quản lý.Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho
biết, Bộ được giao rà soát 212 thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ và
giai đoạn này đã rà soát được 28 thủ tục ưu tiên. Đến thời điểm này, Bộ đã rà soát
xong 26 thủ tục và bãi bỏ hoàn toàn 4 thủ tục, giảm trên 50% chi phí tuân thủ thủ tục

hành chính.
II. Kết quả tìm kiếm của Nguyễn Ngọc Tú (sn 1991)
- “Foreign Investment Strategies and Sub-national Institutions in Emerging
Markets: Evidence from Viet Nam”
21
Báo cáo môn Đầu tư nước ngoài Nhóm 8 Lớp TC29C
( />sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&ved=0CFUQFjAA&url=http%3A
%2F%2Fklausmeyer.co.uk%2Fpublications
%2F2005_meyer_nguyen_JMS_final.pdf&ei=uqvQT-CcE-
WtiQflnLX7Cw&usg=AFQjCNFlvrrtijAv40zltsL8PsshnnBjTg&sig2=m6OoQfN3
8Z5oeYyOMioLCQ)
- />Các tài liệu liên quan được sử dụng hoặc tham khảo trong bài báo cáo
• Tài liệu cho phần II.2
- Báo cáo của VCCI – Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI (các năm
2009,2010, 2011)
( />- Báo cáo của EuroCham – Các vấn đề thương mại đầu tư và kiến nghị 2012
(Whitebook)
( />sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=3&ved=0CFsQFjAC&url=http%3A
%2F%2Fwww.eurochamvn.org%2FDownloads
%2FWhiteBook_2012_Executive
%2520Summary.pdf&ei=gv3NT7KDIOHdigfPuNyIDA&usg=AFQjCNFm3_tf
hJBIw1Wn8a524hayers8qw&sig2=LfEZULlQKCCoqjj7k4lMeA)
- Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam: “Cải cách thủ tục hành chính, tạo môi
trường thuận lợi nhất cho nhà đầu tư”
( />co_id=30645&cn_id=86461)
- VnEconomy: Nhà đầu tư ngoại lo ngại Việt Nam kém hấp dẫn đầu tư
( />nam-kem-hap-dan-dau-tu.htm)
• Tài liệu cho phần II.3
- Báo cáo của VCCI
- Báo Kiểm toán.com: Tốn 1.900 giờ/năm để lo việc thuế

( />1273/)
• Tài liệu cho phần II.5
- “Cải cách hành chính thông qua việc giảm văn bản, giấy tờ hành chính trong
hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước” – Trần Hoàng Vũ – Đại học
Quốc gia Hà Nội
( />%2010%20TRANG%2031.pdf)
- Trang Văn phòng chính phủ: Cục kiểm soát thủ tục hành chính – Mục các câu
hỏi thường gặp
22
Báo cáo môn Đầu tư nước ngoài Nhóm 8 Lớp TC29C
( />- Trang Thuế Việt Nam, Tổng cục thuế - Bộ Tài chính: “Tăng cường sử dụng
văn bản điện tử” ( />ut/p/b0/04_Sj9CPykssy0xPLMnMz0vMAfGjzOKdA72dw7zDDAwsQgNcDD
x9fc3DQj1dDAxCzPULsh0VAZ0BkWg!/?
WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/gdt+content/sa_gdt/sa_news
/sa_news_economy/2012-05/40042dc1-213e-4f81-98c7-b803ef7aba11)
- Trang chủ PCI Việt Nam
()
- Trang Tư vấn Sao Việt : “ Những quy định mới về thủ tục đăng ký và thành lập
doanh nghiệp” ( />Itemid=77&id=19&option=com_content&task=view)
- Trang Tập đoàn đầu tư phát triển Việt Nam: “ Các nhà đầu tư ngoại lo Việt
Nam kém hấp dẫn”
/>viet-nam-kem-hap-dan-111au-tu/
• Tài liệu cho phần II.7
- Quyết định số 64/2005/QĐ – BTC về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý và
sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hải quan.
- Quyết định số 73/2006/QĐ – BTC về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý và
sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hải quan.
- Quyết định số 98/2008/QĐ – BTC ban hành quy định về phí, lệ phí hàng hải và
biểu mức thu phí, lệ phí hảng hải.
- Phụ lục VI (Ban hành kèm theo công văn số 7416/VPCP – TCCV ngày 15

tháng 10 năm 2010 của Văn phòng Chính Phủ) hướng dẫn cách thức tính toán
chi phí tuân thủ thủ tục hành chính (theo đề án 30).
- Trang Báo mới: “ Giảm phí và lệ phí hàng hải nan giải”
( />giai/45/5157748.epi)
- Trang Kế toán thuế: “Kì vọng tiết giảm chi phí thủ tục hành chính thuế”
( />chi-phi-thu-tuc-hanh-chinh-thue.html)
23
Báo cáo môn Đầu tư nước ngoài Nhóm 8 Lớp TC29C
24
Báo cáo môn Đầu tư nước ngoài Nhóm 8 Lớp TC29C
25

×