Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

skkn lồng ghép KNS bảo vệ MT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.47 KB, 2 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM- TÍCH HỢP GD MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HOC
ĐỀ TÀI :TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO
DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG THCS
Il /Lý do chọn đề tài:
Bảo vệ môi trường là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, vì sự phát
triển bền vững toàn cầu. Con người là một bộ phận của thiên nhiên, do đó con người sẽ
không sống nổi nếu thiên nhiên không được bảo vệ. Nói cách khác, bảo vệ thiên nhiên
chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Từ những năm gần đây, Nhũng dấu hiệu cho thấy nạn suy thoái môi trường đã ngầy
một rõ ráng hơn do nhiều nguyên nhân chủ yếu là do tác động của con người. Phải gánh
chịu nhiều hậu quả thiên tai gây ra, con người đã bắt đầu ý thức được về những ảnh
hưởng có hại của mình đối với môi trường sống. Chính vì thế, con người quan tâm hơn
công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ môi trường trông thời kì CNH- HĐH.
Cũng vậy, Bộ GD& ĐT đã đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục
nhằm tác động lên thái độ, hành vi của học sinh bằng chương trình tích hợp GDMT trong
các môn học ở cấp THCS cũng như các cấp học khác.
Giáo dục môi trường là việc làm hết sức cần thiết, thường xuyên và liên tục. Bởi giáo
dục môi trường sẽ hình thành và phát triển kĩ năng hành động trong môi trường của học
sinh, từ đó tạo nên một lối sống có trách nhiệm và thân thiện với thiên nhiên.
Để thực hiện nội dung tích hợp GDMT vào môn học, đặc biệt là môn GDCD có hiệu
quả, giáo viên phải có trách nhiệm xây dựng bài giảng có chất lượng giúp học sinh nhận
thức tốt vấn đề đặt ra, bài học có tác dụng giáo dục sâu sắc và có sức lan toả. Bởi lẽ, đạo
đức được hình thành theo những chuẩn mực sống, tuỳ theo lứa tuổi, văn hoá, gia đình,
tôn giáo Ở tuổi 12-15, con người trải qua giai đoạn phát triển tâm lý rất lớn. Chúng ta
không chỉ giúp các em phát triển khả năng giải thích mà cả khả năng đưa ra và bảo vệ
chính kiến của mình về một vấn đề. Trong bất cứ tình huống nào, nếu có đủ thông tin về
vấn đề cần tìm hiểu thì chúng ta sẽ có quyết định đúng đắn, chính xác hơn. Qua nhũng
bài học có tích hợp nội dung GDMT,học sinh nhận thức được vai trò của môi trường
cũng như sự tác động tiêu cực của con người tới môi trường chắc chắn các em sẽ quyết
định được hành vi của mình đối với môi trường. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài
này.


II/Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này bản thân tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
-Phương pháp điều tra qua những tiết dự giờ của bạn bè đồng nghiệp cùng bộ môn, diều
tra mức độ tiếp thu bài của học sinh và việc đánh giá kết quả của từng tiết dạy.
- Phương pháp phân tích tổng hợptài liệu qua sách tham khảo qua sách báovà các
thông tin có tính thời sụ.
- Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
- Phương pháp thực hành thực nghiệm qua những tiết dạy học ở các lớp 6,7,8,9. Bản
thận tôi đã thực nghiệm và rút ra kinh nghiệm.
III/Quá trình thực hiện:
1/ Khảo sát thực tế:
- Trong cuộc sống cũng như khi dạy học môn GDCD , tôi nhận thấy các em chưa có
ý thức về môi trường và sự tác động của con người có ảnh hưởng như thế nào đối với môi
trường. Qua khảo sát kết quả học tập của học sinh tôi thấy chỉ mới 68% các em học sinh
hiểu chút ít về môi trường và cuộc sống của con người.
2/ Biện pháp:
Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đối với con người thì vấn đề
môi trường ngày càng được quan tâm, không chỉ với các lỉnh vực khác của cuộc sống mà
lỉnh vực giáo dục cũng góp phần vào bảo vệ môi trường. Học sinh phải hiểu rõ môi
trường rất quan trọng đối với chúng ta,để có một cuộc sống bền vững thì con người cần
bảo vệ môi trườngvì vạy lồng ghép giáo dục môi trường và các bài giảng môn GDCD ở
các trường THCS là rất quan trọng.
3/ Nội dung: Tích hợp GDMT trong dạy học tiết GDCD ở các trường THCS
Tích hợp GDMT vào bài dạy môn GDCD là quan trọng nhưng không phải bài nào cũng
lồng ghép, tích hợp được. Với những bài cần thiết tích hợp thì phải chọn đơn vị kiến thức
phù hợp với nội dung bài dạy, không áp đặt, phải có tác dụng giáo dục cao, tránh sự
nhàm chán, lặp đi



×