Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TÀI LIỆU ÔN THI MÔN HỌC TÔN GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.55 KB, 14 trang )

1
TÀI LIỆU ÔN THI MÔN HỌC TÔN GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG
Câu 1: Phân biệt những điểm tương đồng và khác biệt gữa 3 khái niệm:
tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan?
Trả lời:
- Tín ngưỡng : Là sự tin tưởng, ngưỡng mộ của con người vào một ai đó,
một lực lượng nào đó. Từ sự tin tưởng ấy người ta thờ cúng đối tượng tin, thần
thánh hóa đối tượng ấy.
- Tôn giáo: Là sự thể hiện mối quan hệ, sự phụ thuộc ràng buộc của con
người với lực lượng siêu nhiên thông qua hệ thống tổ chức giáo lý, giáo luật,
niềm tin và hành vi của người theo đạo.
- Mê tín dị đoan: Là sự tin tưởng mù quáng của con người vào một điều gì
đó, một lực lượng nào đó. Từ sự tin tưởng ấy dẫn đến những suy nghĩ và hành
động phản khoa học làm tổn hại đến nhân phẩm, thời gian, tiền bạc, tín mạng của
nhân dân.
* Tương đồng:
Cả 3 khái niệm trên đều có một đặc điểm chung là tin vào những điều
không có thực, có cùng niềm tin của con người vào thế giới vô hình và sùng bái
những lực lượng siêu nhiên.
* Khác biệt:
+ Tín ngưỡng: chính là niềm tin, tin vào một vị thần thánh hoặc thế lực
vô hình nào đó nhưng mức độ tin vừa phải và chỉ xem đó là một chỗ dựa tinh
thần, tín ngưỡng mang tính tự phát, hội nhóm, thần thánh hóa nền thờ cúng nên
dễ dẫn đến mê tín dị đoan.
+ Tôn giáo: là niềm tin vào một trường phái, một giáo phái. Niềm tin này
nhiều hay ít phụ thuộc vào từng người, tục lệ của từng giáo phái, là sự phát triển
cao của tín ngưỡng, là hệ thống của tín ngưỡng, có nội dung và hình thức khá
chặt chẽ như có giáo lý, giáo luật, giáo dân, giáo sĩ, giáo đường…
+ Mê tín dị đoan: là sự tin tưởng một cách mù quáng, mất hết lý trí vào
những chuyện không có thật, không có cơ sở khoa học, những chuyện hoang
đường, những điều nhảm nhí như đồng bóng, xin xăm, bói toán…gây tổn hại đến


sức khỏe và tinh thần cho con người.
2
Câu 2: Trình bày nội dung các nguồn gốc của tôn giáo theo quan điểm
của chủ nghĩa Mác-Lênin. Ý nghĩa của những nguồn gốc này đối với chính
sách tôn giáo.
Trả lời:
Theo Mác, con người của thế giới hiện thực sáng tạo ra tôn giáo. Con
người còn có thể hiểu theo nghĩa rộng chính là NN và xã hội. Do đó, khi nghiên
cứu nguồn gốc của tôn giáo, Các-Mác lưu ý trên 3 nguồn gốc cơ bản: Nguồn gốc
kinh tế xã hội; Nguồn gốc nhận thức; Nguồn gốc tâm lý. Trong đó nguồn gốc
kinh tế xã hội là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo.
1. Nguồn gốc kinh tế xã hội: tôn giáo sơ khai ra đời từ rất sớm (đó là xã
hội công xã nguyên thủy, từ những hạn chế của con người trước thiên nhiên, tôn
giáo chính thức ra đời từ khi xã hội có giai cấp đối kháng.
- Khi xã hội chưa có sự tư hữu - con người phụ thuộc tự nhiên (yếu đuối,
bất lực trước tự nhiên) - con người tin rằng tự nhiên có những sức mạnh siêu
nhiên làm con người bị khuất phục (do nền kinh tế kém phát triển kém phát triển)
- Khi con người làm ra kinh tế (có dư thừa, có chiếm hữu) bên cạnh sức
mạnh tự nhiên, xuất hiện những sức mạnh xã hội-xã hội xuất hiện tư hữu, tư liệu
sản xuất, xã hội có giai cấp đối kháng ra đời- nảy sinh áp bức, bất công xã hội,
bất lực trong đấu tranh giai cấp-phân tầng xã hội giàu- nghèo- sự hoang mang bất
ổn về kinh tế (con người chịu tác động của nhiều yếu tố: tự phát, ngẫu nhiên, may
rủi, bất ngờ-hậu quả ngoài ý muốn và khả năng điều chỉnh) – một lần nữa con
người bị động, bất lực-con người tìm kiếm điểm tựa tinh thần để giải quyết các
vấn đề tồn tại trong xã hội.
2. Nguồn gốc của nhận thức tôn giáo: tôn giáo hình thành, tồn tại xen vào
những điều mà nhận thức chưa khám phá, nhận thức còn khiếm khuyết.
- Sự nhận thức của con người về tự nhiên xã hội và bản thân có giới hạn
xét trong từng giai đoạn lịch sử nhất định theo sự phát triển của khoa học, vận
dụng các tri thức đã biết con người tiếp tục nhận thức và cải tạo tự nhiên, xã hội,

bản thân ngày một tiến bộ hơn.
- Xét theo giai đoạn lịch sử cụ thể thì những vấn đề khoa học chưa giải
thích được thì điều đó thường chỉ được giải thích một cách hư ảo qua các tôn
giáo.
- Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo gắn liền với đặc điểm của quá trình
nhận thức của con người về thế giới khách quan. Quá trình thống nhất nhận thức
của con người là một quá trình thống nhất giữa nội dung khách quan và hình thức
chủ quan của nhận thức. Do đó, khả năng nhận thức của con người về thế giới có
khả năng hàm chứa những phản ánh sai lầm và xa rời hiện thực.
- Chính tính phức tạp của quá trình nhận thức – tạo ra khả năng xuất hiện
các quan niệm sai lầm mang tính hư ảo của tôn giáo.
3
3. Nguồn gốc tâm lý: con người vốn có tâm lý cần có niềm tin, khi niềm tin
vào hiện thực chưa đủ sức thuyết phục thì con người sẽ tìm kiếm một niềm tin hư
ảo để bù đắp-chính là niềm tin tôn giáo.
* Ý nghĩa:
1. Trên nền tảng kinh tế xã hội phát sinh tôn giáo, NN đưa ra những hình
thức quản lý cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của
tôn giáo đó. Đồng thời, thông qua nguồn gốc kinh tế xã hội này cảnh giác trước
thế lực phản động thù địch đội lốt tôn giáo.
2. Nguồn gốc nhận thức tôn giáo: thông qua nhận thức của những người có
tôn giáo về thế giới khách quan hàm chứa một phần các quan điểm sai lầm mang
tính hư ảo tôn giáo. Tôn trọng đức tin của mỗi người để đoàn kết tôn giáo. Độc
lập cho dân tộc và hạnh phúc cho toàn dân là mẫu số chung để đoàn kết mọi
người, không kể lương hay giáo, có đạo hay không có đạo, cũng như có tín
ngưỡng khác nhau trong cộng đồng Việt Nam.
Chấp nhận sự khác biệt, khai thác điểm tương đồng nhằm thu hút mọi
người dân dù có đạo hay không có đạo phấn đấu cho mục tiêu chung của dân tộc.
3. Nguồn gốc tâm lý: vận động tuyên truyền tất cả đồng bào có tôn giáo
hay không có tôn giáo thực hiện việc thờ cúng tổ tiên.

Để thuyết phục cảm hóa quần chúng có đạo, tập hợp họ lại trong sự khéo
léo, tế nhị. Hướng dẫn họ tham gia công cuộc đổi mới đất nước và chấp hành
đúng đường lối của Đảng về vấn đề tôn giáo.
Câu 3: Trình bày những chức năng của tôn giáo theo quan điểm của
chủ nghĩa Mác – Lênin. Ý nghĩa của những chức năng này đối với chính sách
tôn giáo.
Trả lời:
1. Chức năng thế giới quan:
Để hình thành một tôn giáo đích thực mỗi tôn giáo phải trả lời các câu hỏi:
thế giới này là gì (khái niệm); do đâu mà có (nguồn gốc); vận hành theo những
quy luật nào (quy luật của sự vận động và phát triển); đằng sau thế giới hữu hình
là gì? Nhận thức được không? Dựa trên phản ánh hư ảo thế giới khách quan tôn
giáo mong muốn đáp ứng nhu cầu của con người và nhận thức thế giới (tự nhiên,
xã hội, con người)
2. Đền bù hư ảo:
Trong thế giới hiện thực, con người luôn bị sức ép của sức mạnh tự nhiên
(siêu nhiên) và sức mạnh xã hội (bóc lột giai cấp)-không tìm được nguyên nhân
chính xác gây ra bất bình đẳng xã hội và biện pháp khắc phục, bất lực trong cuộc
đấu tranh giai cấp, cuộc sống bị dồn nén, bất hạnh-những giải đáp và biện pháp
4
khắc phục của những nguyên nhân trên được tìm thấy trong tôn giáo làm nguôi
ngoai sự đau khổ của con người, xây dựng một niềm tin hư ảo.
- Sự đền bù hư ảo của tôn giáo lại có tác dụng hiện thực vì nó cứu rỗi con
người trước sự tuyệt vọng và xây dựng một niềm tin về một cuộc sống tốt đẹp
hơn.
3. Chức năng điều chỉnh hành vi:
Tôn giáo đã tạo nên hệ thống những chuẩn mực giá trị đạo đức, với mục
đích không chỉ duy trì trong quá trình thực hiện nghi thức tôn giáo mà còn điều
chỉnh hành vi, ứng xử của con người trong đời thường với mọi người xung quanh
(từ gia đình đến xã hội).

4. Chức năng liên kết:
Tôn giáo có khả năng liên kết những người cùng tín ngưỡng vì họ có
chung một niềm tin, cùng bị ràng buộc trong khuôn khổ giáo lý, giáo luật và
những điểm tương đồng khác.
Sự kiên kết cộng đồng cùng tôn giáo chặt chẽ và lâu bền.
Lưu ý: bên cạnh chức năng liên kết, tôn giáo có khả năng bị phân ly vì sự
khác biệt tín ngưỡng do các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để thực hiện âm
mưu chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
* Ý nghĩa của những chức năng này đối với chính sách tôn giáo:
- Chức năng thế giới quan, nghĩa là nhận định của tôn giáo về thế giới hiện
hữu, thông qua thế giới quan ta có thể nắm bắt được nguồn tư tưởng về sự nhận
thức của các tôn giáo này về thế giới khách quan từ đó ta có thể đưa ra được các
chủ trương chính sách phù hợp với từng tôn giáo cụ thể nhằm điều chỉnh hoạt
động của các tôn giáo theo khuôn khổ của pháp luật nhưng vẫn đảm bảo quyền tự
do tôn giáo của các tín đồ tôn giáo.
- Chức năng đền bù hư ảo: để trong chủ trương,chính sách thực hiện công
tác tôn giáo phải đan xen chặt chẽ với các chủ trương, chính sách khác (kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội ) nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người
dân. Thực hiện từng bước cho một quá trình lâu dài về việc hướng ước mơ của
con người về hạnh phúc hư ảo ở thế giới bên kia cho hạnh phúc thật sự ở thế giới
hiện tại.
- Chức năng điều chỉnh hành vi: trong công tác tôn giáo ta có thể điều
chỉnh hành vi của người có tôn giáo phù hợp theo những chuẩn mực cho phù hợp
với theo giáo lý của tôn giáo được ngầm hiểu các giáo lý này phải phù hợp với
các giá trị chuẩn mực của xã hội và khuôn khổ pháp luật, giúp những người có
đạo sống tốt hơn, thực hiện tốt vấn đề đoàn kết dân tộc, lương giáo.
5
- Chức năng liên kết: mục đích nhằm để NN thực hiện sự đoàn kết giữa
người có tôn giáo và những người có tôn giáo, những người có tôn giáo khác
nhau nhằm thực hiện sự đoàn kết thống nhất một dân tộc đa thần, đa tôn giáo.

Câu 4. Trình bày những nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo theo quan
điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin. Tại sao phải quán triệt những nguyên tắc đó.
Trả lời:
Gồm 4 nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo:
1. Khắc phục dần ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá
trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
2. Tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân.
3. Cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo.
4. Cần phân biệt 2 mặt nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng
tôn giáo.
Theo chủ nghĩa Mác, Lên nin: Muốn thay đổi ý thức xã hội- thay đổi tồn
tại xã hội. Muốn thay đổi ảo tưởng- phải xóa bó nguồn gốc sinh ra ảo tưởng. Đấu
tranh chống những biểu hiện tiêu cực trong tôn giáo là gián tiếp đấu tranh với thế
giới đang cần có ảo tưởng. Để làm được điều đó cần phải xác lập một thế giới
hiện thực không có áp bức, bất công, nghèo đói, thất nghiệp, tệ nạn xã hội Đây
là một quá trình lâu dài chỉ thực hiện được khi thông qua quá trình cải tạo xã hội
cũ, xây dựng xã hội mới.
+ Phải quán triệt những nguyên tắc trên khi giải quyết các vấn đề tôn giáo
nhằm:
Thực hiện đoàn kết rộng rãi đồng bào có đạo và đồng bào không có đạo,
đồng viên đồng bào có đạo tích cực đóng góp sức lực, trí tuệ cho xã hội và sự
nghiệp xây dựng CNXH.
Đồng thời, kiên quyết trừng trị những kẻ lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo d0ể
hoạt động chống phá sự nghiệp cách mạng của toàn dân đi ngược lại lợi ích của
dân tộc.
Câu 5. Trình bày nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn
giáo.
Trả lời:
6
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo là sự vận dụng sáng tạo những quan

điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo trong hoàn cảnh cụ thể của
Việt Nam.
Đó là những bài học quý báu:
A. Tư tưởng đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc (đó là đoàn kết lương giáo).
Cơ sở thực hiện đoàn kết lương giáo ở Hồ Chí Minh:
1. Bài học về đoàn kết dân tộc.
+ Biến cái của nhân loại, của thế giới, của truyền thống dân tộc thành cái
của mình.
2. Giữa học thuyết các tôn giáo chân chính với tư tưởng cách mạng XHXN
và giữa học thuyết của các tôn giáo với nhau thì có những điểm tương đồng.
+ Từ cơ sở này nhằm xác định phương pháp thực hành đoàn kết giữa
những người cộng sản với những người có tín ngưỡng có tín ngưỡng tôn giáo.
Giữa những người có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau và giữa những người có tín
ngưỡng và không có tín ngưỡng.
3. Vấn đề tôn giáo luôn bị các thế lực phản động sử dụng để chống phá
cách mạng.
+ Sử dụng vấn đề dân tộc để giải quyết vấn đề tôn giáo.
Trích dẫn: Dân tộc cao hơn tôn giáo, Tổ quốc cao hơn Thiên chúa.
Nội dung: đấu tranh kiên quyết với mọi âm mưu lợi dung tôn giáo chống
phá cách mạng, giải quyết tốt các vấn đề tôn giáo.
Nội dung đoàn kết lương giáo:
Đoàn kết lương giáo là một quan điểm đoàn kết toàn diện chiến lược lâu
dài; đoàn kết vì mục tiêu tối thượng là độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc, hạnh
phúc cho đồng bào.
Tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng
Cần có sự nhìn nhận khoa học về vấn đề tôn giáo vì:
+ Xã hội ngày nay chưa đảm bảo được hết tất cả các nguyện vọng chính
đáng về mặt vật chất và tinh thần cho con người.
+ Chính vì thế con người sẽ tìm đến những hạnh phúc tạm bợ, hư ảo để bù
đắp sự mất mát và tạo niềm tin cho chính bản thân và cuộc sống.

Cơ sở thực hiện tôn giáo tín ngưỡng
Dựa trên cơ sở thực hiện đức tin của con người.
Nội dung
- Được tự do tin hay không tin một tín ngưỡng tôn giáo nào đó.
- Hoạt động tôn giáo phải trên cơ sở đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên
hết.
- Hoạt động tôn giáo phải trên cơ sở tuân theo luật pháp Việt Nam.
- Phải gắn liền với việc bảo vệ các di sản văn hóa tôn giáo.
7
- Đề cao, tôn trọng, giữ gìn đạo thờ tổ tiên.
Câu 6. Trình bày nội dung cốt lõi của giáo lý Phật giáo
Trả lời:
Vấn đề cốt lõi của Phật giáo
- Phật giáo là tôn giáo đề cao sự công bằng, bình đẳng.
- Coi trọng hòa bình, mong muốn đem lại an lạc cho thế giới và cho mọi
người.
- Phù hợp với khoa học.
- Góp phần giải quyết các vấn nạn của thời đại.
Trên những vấn đề cốt lõi của Phật giáo thì giáo lý Phật giáo ra đời nhằm
giải quyết các vấn đề nêu trên. Cốt lõi giáo lý Phật giáo có 3 quan niệm cơ bản:
- Tứ diệu đế
- Về vô thường, vô ngã, duyên khởi, ngũ uẩn.
- Về nhân quả, luân hồi, nghiệp báo.
*Tứ diệu đế - 4 chân lý về cái khổ:
+ Khổ đế.
+ Tập đế.
* Diệt đế.
* Đạo đế.
* Khổ đế: bát khổ (1. Sinh; 2. Lão; 3. Bệnh; 4. Tử; 5. Sở, Cầu, bất, đắc; 6.
Ái thụ, biệt; 7. Oán, tăng, hội; 8. Ngũ uẩn)

* Tập đế - giải thích nguyên nhân của khổ. Do 2 nguyên nhân gây ra từ: vô
minh và ái dục.
Phân thành 4 nhóm:
Nhóm 1: Tham, sân, si.
Nhóm 2: Kiến hoặc, tư hoặc.
Nhóm 3: Trần sa hoặc.
Nhóm 4: Vô minh hoặc.
* Diệt đế - giải thoát và an lạc - diệt hết cái gốc của đau khổ.
* Đạo đế - Con đường tu dưỡng để thành đạo - được giải thoát.
Phân thành bát chính đạo (tam học – tuệ, giới, định, gồm: chính kiến, chính
tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tấn, chính niệm, chính
định)
* Vô thường, vô ngã, duyên khởi, ngũ uẩn.
- Vô thường: sự tồn tại của sự vật chỉ là giả tạm hư ảo, không thực - không
có gì bất biến, tất cả đều tuân theo quy luật của thế giới khách quan đó là không
8
ngừng vận động và biến đổi. Ex: mọi vật luôn biến đổi theo chu trình: sinh, trụ,
dị, diệt. Con người tuân theo sự biến đổi: sinh, lão, bệnh, tử.
- Vô ngã: con người tuân theo quy luật của nhân duyên được hợp thành từ
ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức)
- Duyên khởi: chính là thuyết 12 nhân duyên của đạo Phật - cơ sở triết học
của đạo Phật. Sự đau khổ của con người là do vô trí, tiêu diệt được vô trí – được
giải thoát.
12 nhân duyên gồm: vô minh, hành, thức, danh, sắc, lục nhập, tâm, xúc,
thụ, ái, thủ, có
- Ngũ uẩn: quan niệm về vũ trụ vạn vật: sắc, thụ, tưởng, hành, thức
* Nhân quả, luân hồi, nghiệp báo
- Nhân quả: mọi hoạt động của con người đều cho một kết quả nhất định
(thân, khẩu, ý). Nhân có trước quả, quả phụ thuộc nhân. Ex: gieo gió gặt bão.
- Luân hồi: con người lệ thuộc vòng sinh tử, thoát khỏi vòng sinh tử - niết

bàn.
Nghiệp báo là kết quả tất yếu con người phải gánh chịu quả báo về những
việc họ đã làm ở kiếp trước.
Câu 7. Trình bày nội dung cốt lõi của giáo lý đạo Công giáo.
Trả lời:
7 nội dung giáo lý cơ bản của đạo Công giáo đó là các quan điểm sau:
- Về lịch sử sáng thế (6 ngày Chúa tạo ra thế giới của con người), sự màu
nhiệm của đức Chúa trời.
- Về tội, tổ, tông truyền.
- Linh hồn và thể xác.
- Thiên thần và ma quỷ.
- Thiên đàng và địa ngục.
- Thế giới vĩnh hằng.
- Giáo lý của Công giáo chính là Kinh thánh - Cơ sở của mọi tín điều
Kinh thánh, gồm: cựu ước và tân ước
+ Kinh Cựu ước: viết về Thiên Chúa, sự tạo dựng vũ trụ và con người, lịch
sử dân Do Thái từ lập quốc đến lúc tan rã và Chúa Kitô giáng thế đồng thời kinh
cựu ước cũng được hiểu như là lời giao ước cũ. Giao ước cũ đã bị xóa bỏ vì tội tổ
tông của loài người. Kinh cựu ước, gồm 46 cuốn, chia thành 3 loại: Về lịch sử, về
giáo huấn, về tiên tri.
+ Kinh Tân ước: đem tin mừng ngôi thứ hai cứu thế về giao ước của Chúa
cho toàn nhân loại. Cũng có thể được hiểu chính là lời giao ước mới giữa Thiên
9
Chúa với nhân loại. Kinh tân ước, có 27 quyển, chia thành 3 loại: Về lịch sử, giáo
huấn và tiên tri.
Trong giáo lý có 5 tín điều cơ bản:
- Thiên Chúa và sự sáng tạo thế giới của Thiên Chúa: Thiên Chúa có 3
ngôi (ngôi 1: Chúa Cha - đấng sáng thế - vĩnh hằng; ngôi 2: Chúa con - cứu thế;
ngôi 3: Thánh thần).
- Con người và sự sa ngã của con người.

- Chúa Giê-su và sự cứu thế.
- Chúa Giê-su trở lại và sự phán xét cuối cùng (về ngày tận thế, sự phục
sinh, sự phán xét cuối cùng).
- Thiên đường địa ngục, thiên thần ma quỷ.
Câu 8. Nêu những đặc điểm cơ bản của tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta.
Điều kiện nào dẫn đến những đặc điểm trên?
Trả lời:
Có 6 đặc điểm cơ bản của tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta:
1. Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng
2. Phụ nữ Việt Nam có vai trò lớn trong nền nông nghiệp lúa nước và
chống giặc ngoại xâm. Do đó ở nước ta có rất nhiều nữ thần biểu hiện tính trội
yếu tố nữ trong hệ thống điện thờ. Ex: Bà Chúa Núi Sam, Bà Địa mẫu
3. Tín đồ tôn giáo Việt Nam chủ yếu là nông dân vì không có thời gian và
thiếu trình độ để nghiên cứu, thiếu kiến thức về tôn giáo, do đó họ chủ yếu thực
hành thờ cúng, xin ban ơn.
4. Thần thánh hóa những người có công với dân tộc, đất nước. Ex: Đình
thần
5. Tư tưởng đa thần, tôn trọng tín ngưỡng của nhau – không có xung đột
chiến tranh tôn giáo.
6. Hiện nay, ảnh hưởng mặt trái nền kinh tế thị trường:
- Một số người có đạo có biểu hiện suy thoái đạo đức.
- Hiện tượng xây mới, cơi nới cơ sở thờ tự theo trào lưu gây tốn kém tiền
bạc và thời gian của nhân dân.
- Mê tín dị đoan ngày càng tinh vi.
- Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục lợi dụng tôn giáo vì mục đích chính trị.
* Điều kiện dẫn đến những đặc điểm trên:
- Do ưu thế về địa lý Việt Nam là nơi giao lưu của các luồng tư tưởng văn
hóa khác nhau trên thế giới.
- Với đặc điểm địa hình, con người Việt Nam vừa được thiên nhiên ưu đãi
vừa bị đe dọa bởi thiên tai – nảy sinh mưu cầu được chở che của lực lượng tự

nhiên.
10
- Việt Nam có lịch sử và nền văn minh lâu đời tồn tại bên cạnh hai nền văn
minh lớn của nhân loại (Trung Hoa và Ấn Độ)-tín ngưỡng tôn giáo chịu ảnh
hưởng từ hai nền văn minh này.
- Trong chiều dài lịch sử chống giặc ngoại xâm không thiếu hình bóng các
vị anh hùng nữ.
- Nền nông nghiệp lúa nước cần rất nhiều nhân lực. Thiên chức người phụ
nữ rất quan trọng trong việc sản sinh nhân lực, tăng trưởng giống nòi
- Việt Nam là một nước nông nghiệp, nên đa phần dân số chủ yếu là nông
dân.
- Lịch sử chống ngoại xâm với hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước nên
các anh hùng có công trong việc dựng nước và giữ nước được dân tộc tôn sùng
và thờ phụng theo truyền thống đạo lý của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”
- Do bản tính của người Việt Nam bao dung, hòa đồng, không kỳ thị, sẵn
sàng tiếp nhận nếu nó không ảnh hưởng xấu đến lợi ích quốc gia dân tộc và đi
ngược truyền thống văn hóa dân tộc. Tôn giáo không giữ vai trò thống trị suốt
chiều dài lịch sử dân tộc mà từng tôn giáo chỉ có gắn liền với sự hưng thịnh và
suy tàn của các triều đại phong kiến trong quá trình phát triển của dân tộc.
- Những tôn giáo du nhập vào nước ta cũng như những tôn giáo nội sinh ít
nhiều có tính đan xen dung hòa với nhau và với tín ngưỡng bản địa. chính vì
những nhân tố trên nước Việt Nam đa dân tộc, đa tôn giáo vẫn giữ được truyền
thống đoàn kết toàn dân, không phân biệt tín ngưỡng tôn giáo.
Câu 9. Trình bày những quan điểm cơ bản của Đảng ta đối với tôn giáo.
Những quan điểm đó có ý nghĩa gì đối với công tác tôn giáo?
Trả lời:
1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn:
Dựa trên quan điểm cơ bản của CN Mác – Lênin và tư tưởng HCM về vấn
đề tín ngưỡng tôn giáo.
Căn cứ vào tình hình thế giới, đặc điểm tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam.

Nhu cầu của cách mạng trong từng thời kỳ lịch sử (bài học kinh nghiệm
yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước)
2. Tư tưởng nhất quán xuyên suốt:
Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân.
Đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc.
Kêu gọi mọi người (có hay không có tín ngưỡng, hoặc có tín ngưỡng tôn
giáo khác nhau) đề cao cảnh giác, chống mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo
chống phá cách mạng.
11
3. Cơ sở pháp lý
Điều 70 của Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992 công dân VN có
quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, các tôn giáo có quyền bình đẳng trước pháp
luật. Những nơi thờ tự của tìn ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. không
được xâm phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để
làm trái pháp luật và chính sách của NN.
Là pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo số 21/2004/PL/UBTVQH/QH 11 ngày
18/6/2004 khóa XI thông qua, hiệu lực thi hành từ 15/11/2004. Nghị định số
22/2005/NĐ-CP ngày 1/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều
của pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo.
4. Nội dung quan điểm:
+ Công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.
+ Đối với các tín đồ tôn giáo: được sinh hoạt tgiáo bình thường theo pháp
luật.
- Làm cho các tín đồ tgiáo hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng và
NN; làm cho mọi người phân biệt được tự do tín ngưỡng và lợi dụng tín ngưỡng
để tự giác đấu tranh chống mọi âm mưu thủ đoạn lợi dung tgiáo của thế lực phản
động.
NN tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của mọi công dân- nhằm xóa bỏ
mặc cảm, định kiến, thường xuyên củng cố tình đoàn kết giữa đồng bào có đạo và
đồng bào không có đạo, giữa đồng bào có tôn giáo và không có tôn giáo, giữa

đồng bào có đạo với nhau.
+ Đối với chức sắc: mọi chức sắc tôn giáo được pluật thừa nhận đều có
quyền bình đẳng trước pháp luật.
Chức sắc các tôn giáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung,
phạm vi hoạt động của mình.
Các giáo hội được đào tạo, phong chức, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức
sắc và nhà tu hành theo quy định của pháp luật và sự quản lý của NN.
Các chức sắc, nhà tu hành tiến bộ gắn bó với dân tộc, tuân thủ pháp luật
được tạo điều kiện thuận lợi Ràng buộc các chức sắc tôn giáo vào chế độ vận
hành trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam, tạo động lực cho các chức sắc tôn
giáo gắn bó với dân tộc, tuân thủ luật pháp.
12
+ Đối với các tổ chức tôn giáo: các tổ chức tôn giáo có đường hướng hành
đạo gắn bó với dân tộc, có tôn chỉ, mục đích, điều lệ phù hợp với Pluật của NN,
có cơ cấu tổ chức và bộ máy nhân sự hợp lý, đảm bảo tốt hai mặt: đạo và đời thì
được xem xét trong từng trường hợp cụ thể để được hoạt động Đây là vấn đề
trong công tác tôn giáo được thực hiện nhằm hạn chế, ngăn ngừa tình trạng các
thế lực thù địch phản động sử dụng tôn giáo với mục đích chính trị thông qua
việc lợi dụng tôn giáo tác động đến tư tưởng của người dân.
+ Đối với cơ sở hoạt động kinh tế xã hội từ thiện của tôn giáo: Đảng và
NN ta khuyến khích chức sắc, nhà tu hành, tín đồ tham gia vào các chương trình
kinh tế xã hội, các phong trào của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, các tổ chức
xã hội, hoạt động từ thiện, nhân đạo trong khuôn khổ chủ trương, nhưng không
cho lập tổ chức riêng.
Giải quyết vấn đề cơ sở vật chất của tôn giáo trên tinh thần vừa đảm bảo
nhu cầu chính đáng của tín đồ vừa đảm bảo lợi ích chung của toàn dân Điều này
giúp NN quản lý chặt chẽ và sâu sát từng hệ thống, cơ sở thờ tự hợp pháp của các
tôn giáo tín ngưỡng trên đất nước Việt Nam;
Ngăn chặn hiện tượng xây mới, cơi nới các cơ sở thờ tự không hợp pháp
(không đúng với giáo lý của tôn giáo với mục đích lợi dụng tôn giáo để thực hiện

các hành vi trái pháp luật, ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của nhân dân vì mục
đích trực lợi hoặc vì mục tiêu chính trị).
Khi giải quyết các vấn đề tôn giáo, cán bộ làm công tác tôn giáo phải sáng
suốt và có một nhận định khách quan trong quá trình xử lý, giải quyết các vấn đề
nhạy cảm của tôn giáo mà vẫn đảm bảo sự dung hòa, hòa hợp giữa các mặt lợi
ích chính đáng giữa các tín đồ tôn giáo với lợi ích của toàn dân. Không đặt nặng
tư tưởng quá nhượng bộ hay định kiến với vấn đề tôn giáo.
Câu 1: Hãy chỉ ra những hạn chế trong công tác tôn giáo ở nước ta và đưa
ra giải pháp khắc phục những hạn chế đó.
Trả lời:
Một số hạn chế trong công tác tôn giáo ở nước ta:
- Một số nơi cấp ủy Đảng, chính quyền và một số cán bộ làm công tác tôn
giáo chưa nhận thức đầy đủ chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và NN đối
với tôn giáo.
13
- Trong quản lý hoạt động tôn giáo còn có biểu hiện cứng nhắc, chưa kiên
quyết đấu tranh với những hành vi lệch lạc, sai trái, xâm phạm đến lợi ích của
nhân dân.
- Hoạt động tôn giáo của một số tín đồ, chức sắc ở một số nơi chưa đúng
pháp luật, lợi dung chủ trương chính sách đổi mới của Đảng và NN để đòi hỏi
được tự do hoạt động tôn giáo.
- Một số người lợi dung nơi thời tự tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan,
truyền đạo trái phép, lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để tiến hành các hoạt động gây
phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, trái với lợi ích của tôn giáo hoặc thu lợi
cá nhân.
- Công tác tổng kết thực tiễn tôn giáo làm chưa sâu, chưa gắn liền với quá
trình nghiên cứu.
- Việc thực hiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tại địa phương, giữa địa
phương với Trung ương trong công tác quản lý tôn giáo; cũng như hệ thống văn
bản pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo chưa hoàn thiện, chế độ chính sách bồi

dưỡng cho cán bộ và cộng tác viên làm công tác này còn hạn chế.
- Công tác thông tin tuyên truyền chính sách tôn giáo của NN còn yếu.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo vừa yếu vừa thiếu, chưa được
chuyên môn hóa.
Giải pháp chủ yếu:
- Tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của hệ
thống chính trị và toàn xã hội về vấn đề tôn giáo: đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, phổ biến các quan điểm chủ trương, chính sách về tôn giáo của Đảng,
NN, giáo dục truyền thống yêu nước, giữ gìn và phát huy truyền thống thờ cúng
tổ tiên, tôn trọng tín ngưỡng truyền thống của đồng bào các dân tộc và đồng bào
có đạo, đấu tranh chống những tà đạo, những hoạt động mê tín dị đoan, lợi dụng
tôn giáo làm hại đến lợi ích của tổ quốc, dân tộc và nhân dân.
Tăng cường công tác vận động quần chúng, xây dựng lực lượng chính trị ở
cơ sở: thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tăng cường hoạt động của mặt trận tổ
quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong việc tuyên truyền chủ trương,
chính sách tôn giáo.
Tăng cường quản lý NN về tôn giáo: quan tâm các vùng đông tín đồ tôn
giáo, ban hành các chính sách về tín ngưỡng tôn giáo, tăng cường cảnh giác cách
mạng chống âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để kích
14
động và chia rẻ nhân dân, khuyến khích các tôn giáo tham gia phù hợp chức năng
nguyên tắc tổ chức của mỗi tôn giáo và quy định của pháp luật và tham gia thực
hiện chủ trương xã hội hóa.
Tăng cường công tác tổ chức cán bộ làm công tác tôn giáo: củng cố kiện
toàn bộ máy tổ chức làm công tác tôn giáo của Đảng, chính quyền, MTTQ và các
đoàn thể. Thực hiện tốt công tác quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm
công tác tôn giáo, đào tạo cán bộ làm công tác tôn giáo ở vùng đồng bào dân tộc
thiểu số để hiểu hơn về phong tục tập quán, tiếng nói của dân tộc nơi công tác.
Quan tâm, coi trọng việc tuyên truyền giáo dục thế giới quan duy vật khoa
học một cách thường xuyên dưới nhiều hình thức nhưng vẫn đảm bảo quyền tự

do tín ngưỡng của nhân dân.
NN và cán bộ thực hiện công tác tôn giáo cần có thái độ, cách ứng xử phù
hợp đối với từng trường hợp cụ thể khi giải quyết các vấn đề tôn giáo.
- Công tác tôn giáo và công tác vận động quần chúng phải tiếp cận phù hợp
với đặc điểm tín ngưỡng, động viên đồng bào có đạo tham gia tốt các hoạt động
đời sống xã hội, không nghe xúi giục làm những điều bất lợi cho địa phương, cho
chính bản thân mình.
- Bên cạnh việc công nhận các tổ chức tôn giáo, cần xem xét, hoàn thiện cơ
chế hướng dẫn hoạt động của các tổ chức này, chuẩn hóa điều kiện tối thiểu để họ
hoạt động và phải dự báo được số lượng các tổ chức tôn giáo được công nhận
theo kế hoạch năm. Cần tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan làm công tác
tôn giáo tại địa phương, giữa Trung ương và địa phương, giữa chính quyền với
khối Đảng.
- Xuất phát từ lợi ích giai cấp, công tác tôn giáo phải thường xuyên đấu
tranh, loại bỏ yếu tố chính trị phản động trong tôn giáo một cách thận trọng.

×