Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

nghiên cứu phương pháp xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnhthành phố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.63 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

LÊ PHÚ CƯỜNG
NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG
KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ
CẤP TỈNH/THÀNH PHỐ
Ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên ngành: Quản lý hệ thống thông tin
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội, 2014
Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố
MỤC LỤC
2
Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố
DANH SÁCH HÌNH
3
Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố
LỜI CÁM ƠN
Trong thời gian học tập tại Viện Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia Hà Nội, em đã
được tiếp xúc với môi trường đào tạo khoa học và nghiêm túc. Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến thầy TS. Nguyễn Ái Việt – Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin – Đại học
Quốc gia Hà Nội, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này
cũng như trong suốt 02 năm học vừa qua tại Viện CNTT. Được làm việc với thầy em tiếp thu
được rất nhiều kiến thức và cách làm việc khoa học.
Em xin được gửi lời cảm ơn đến tập thể các thầy Viện Công nghệ thông tin – Đại học
Quốc gia Hà Nội đã tận tình chỉ dạy cho em tiếp thu được những kiến nền tảng, cũng như chuyên
sâu để em có điều kiện phát huy trong ngành Công nghệ thông tin.
Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình cũng như bạn bè đã luôn
ủng hộ, động viên em để em có thể có điều kiện tốt nhất để học tập và nghiên cứu.


Em xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Lê Phú Cường – Lớp CIO 03
Viện Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia Hà Nội
4
Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Yêu cầu thực tiễn
Trong những năm qua, các Tỉnh/Thành phố chưa xây dựng một mô hình chính phủ điện
tử đồng bộ và thống nhất cho tất cả các cơ quan trực thuộc. Dẫn đến việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong các cơ quan chính quyền tại các Tỉnh/Thành phố diễn ra rất manh mún; tin học
hóa các nghiệp vụ hiện tại mà chưa có tính định hướng; giải quyết từng vấn đề nhỏ lẻ, riêng rẽ;
các ứng dụng công nghệ thông tin chưa gắn kết, liên thông, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức một số hội thảo và ban hành công văn hướng
dẫn mô hình thành phần chính quyền điện tử cấp tỉnh. Mô hình này đưa ra mô hình ý niệm ở
mức cao; chưa đưa ra được mô hình chính phủ điện tử đầy đủ và toàn diện; cũng như chưa đưa ra
được các phương pháp để xây dựng chính phủ điện tử đầy đủ và toàn diện.
Hiện nay, một số cá nhân và đơn vị; cũng như Bộ Thông tin và truyền thông, Sở Thông
tin và truyền thông các Tỉnh/Thành phố nghiên cứu đề xuất mô hình chính phủ điện tử cấp
Tỉnh/Thành phố nhưng tập trung theo từng chủ đề như:
- Các mức độ dịch vụ công trực tuyến;
- Một cửa điện tử và một cửa điện tử liên thông;
- Quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp;
- Cổng thông tin điện tử;
- Quản lý nghiệp vụ.
Kết quả của các sản phẩm kiến trúc tổng thể chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển CNTT
và khó đưa vào áp dụng trong thực tế.
2 Đặt mục tiêu
Trước hiện trạng nghiên cứu và xây dựng chính phủ điện tử cấp Tỉnh/Thành phố như
hiện nay, cần thiết nghiên cứu đưa một phương pháp xây dựng kiến trúc chính phủ điện tử cấp

Tỉnh/Thành phố đầy đủ và toàn diện nhưng dễ tiếp cận và nắm bắt, dễ thực hành.
Luận văn tập trung vào việc ứng dụng các phương pháp luận trên thế giới, đặc biệt là
phương pháp luận kiến trúc OIO của Đan Mạch để đề xuất phương pháp xây dựng kiến trúc
Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố một cách trực quan và dễ thực hiện. Đồng thời, tôi áp
dụng phương pháp đã đề xuất để xây dựng mô hình kiến trúc Chính quyền điện tử tại Tp. Đà
Nẵng.
Luận văn được viết phục vụ chính cho:
- Sở Thông tin và truyền thông các Tỉnh/Thành phố ứng dụng trong việc xây dựng
chiến lược phát triển CNTT và hướng dẫn các đơn vị ứng dụng CNTT;
5
Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố
- Các cá nhân và tổ chức tư vấn áp dụng để xây dựng kiến trúc tổng thể cho các đơn vị
cũng như ứng dụng để xây dựng kiến trúc cho các hệ thống thông tin cụ thể.
3 Dự kiến kết quả
- Chương I: Đặt vấn đề
1. Yêu cầu thực thiễn
2. Đặt mục tiêu
3. Kết quả dự kiến
- Chương II: Tổng quan về phương pháp luận
1. Chính quyền điện tử
2. Kiến trúc tổng thể
3. Kiến trúc Chính quyền điện tử
4. Phương pháp luận xây dựng kiến trúc tổng thể
- Chương III: Đề xuất phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp
Tỉnh/Thành phố
1. Nhiệm vụ 1 – Xác định Chiến lược phát triển Chính quyền điện tử cấp
Tỉnh/Thành phố
2. Nhiệm vụ 2 – Xác định trạng thái hiện tại của hệ thống thông tin
3. Nhiệm vụ 3 – Xây dựng trạng thái tương lai mong muốn của kiến trúc
tổng thể đạt được các mục tiêu của Chiến lược phát triển

4. Nhiệm vụ 4 – Xác định lộ trình thay đổi phù hợp để chuyển đổi từ trạng
thái hiện trạng sang trạng thái mong muốn
5. Nhiệm vụ 5 - Xây dựng khung giám quản Kiến trúc tổng thể
- Chương IV: Ứng dụng xây dựng mô hình kiến trúc Chính quyền điện tử tại Tp.
Đà Nẵng
1. Chiến lược
2. Kiến trúc nghiệp vụ
3. Kiến trúc thông tin
4. Kiến trúc ứng dụng
5. Kiến trúc công nghệ
- Chương IV: Kết luận
6
Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố
- Tài liệu tham khảo
7
Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1 Chính quyền điện tử
Chính quyền điện tử hiện nay chưa có định nghĩa thống nhất. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng
Chính quyền điện tử là cách thức qua đó chính quyền ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động
để làm cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận các thông tin và dịch vụ do chính phủ cung cấp một
cách thuận tiện hơn, cải thiện chất lượng dịch vụ và mang lại các cơ hội tốt hơn cho mọi tổ chức,
doanh nghiệp và công dân trong việc tham gia vào xây dựng các thể chế và tiến trình phát triển
đất nước.
4 Kiến trúc tổng thể
Theo định nghĩa của nhiều tổ chức và chuyên gia, khái niệm kiến trúc tổng thể được hiểu
là tập hợp của các nguyên tắc; phương pháp, mô hình được sử dụng để mô tả cơ cấu tổ chức; quy
trình nghiệp vụ, cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin hay bất cứ thành phần cấu thành nào khác của
một cơ quan, tổ chức hoặc doanh nghiệp.
Kiến trúc tổng thể gồm 4 thành phần chính: Kiến trúc nghiệp vụ, Kiến trúc thông tin,

Kiến trúc ứng dụng, Kiến trúc công nghệ.
5 Kiến trúc Chính quyền điện tử
Chính quyền là một cơ quan (một tập hợp các cơ quan) lớn và quan trọng nhất trong xã
hội. Vì vậy, khi phát triển hệ thống thông tin điện tử của Chính phủ, người ta đã sử dụng khái
niệm kiến trúc Chính quyền điện tử (e-Government Architecture).
Kiến trúc Chính quyền điện tử của các nước khá đa dạng, có những kiến trúc tổng thể bao
gồm cả các nội dung về quy trình nghiệp vụ, về cơ sở dữ liệu, về công nghệ như kiến trúc của
Mỹ (Federal Enterprise Architecture), lại có những kiến trúc tập trung cho các ứng dụng
(application) phục vụ chính phủ điện tử như Đức (SAGA – Standard and Architectures for e-
Government Applications).
6 Phương pháp luận xây dựng kiến trúc tổng thể
6.1 Thuyết minh phương pháp luận OIO EA
Với việc xây dựng kiến trúc tổng thể tôi lựa chọn áp dụng khung kiến trúc tổng thể OIO
(OIO EA). Phương pháp xây dựng kiến trúc tổng thể OIO được Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi
mới của Đan Mạch xây dựng trong giai đoạn từ 2003 đến 2008. Kiến trúc tổng thể OIO dựa trên
những kinh nghiệm thực hành tốt nhất, tương thích hoàn toàn với các phương pháp luận của kiến
trúc tổng thể khác như TOGAF và FEA; đồng thời cũng tương thích với các khung phương pháp
luận như Zachmann. Kiến trúc tổng thể OIO được áp dụng rộng rãi trong nhiều dự án dịch vụ
8
Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố
công và các dự án của các tổ chức nhà nước Đan Mạch và đặc biệt chuyên dùng cho khối cơ
quan chính phủ. Kiến trúc tổng thể OIO góp phần giải quyết xác đáng những khó khăn và yêu
cầu mà các tổ chức hành chính công thường gặp phải và chỉ có thể quản lý được bằng cách ứng
dụng CNTT theo một cách tiếp cận có hệ thống. Phương pháp luận đòi hỏi phải hiểu các yêu cầu
nghiệp vụ của tổ chức và ánh xạ các yêu cầu này với khả năng CNTT hiện tại của tổ chức. Bước
tiếp theo cần nhận thức được những thiếu sót đang tồn tại, sau đó nghiên cứu tìm ra các khả năng
mới mà công nghệ có thể thực hiện, nhằm xác định các hệ thống tương lai có tiềm năng và sau
đó là kế hoạch triển khai các hệ thống này.
Dưới đây là khái quát về phương pháp dẫn dắt bởi Kiến trúc tổng thể (OIO EA):
Hình 1 Phương pháp kiến trúc tổng thể OIO

Một số điểm cần nhấn mạnh về phương pháp luận:
- Đây là qui trình từng bước để xây dựng kiến trúc cho một tổ chức, doanh nghiệp hoặc
đề xuất các hệ thống lớn.
- Phương pháp luận này đã được kiểm chứng và áp dụng thành công để xây dựng kiến
trúc tổng thể cho các cơ quan chính quyền của Đan Mạch; cũng như áp dụng thành
công để xây dựng kiến trúc tổng thể cho Tổng cục Thống kê, để xây dựng kiến trúc
hệ thống thông tin Chính quyền điện tử Thành phố Đà Nẵng và hiện nay đang được
9
Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố
Cục Tin học hóa – Bộ Thông tin và truyền thông nghiên cứu ứng dụng trong việc xây
dựng Kiến trúc CNTT cho Chính phủ điện tử.
- Các công việc trong phương pháp này có thể thực hiện theo thứ tự hợp lý. Ví dụ các
bước D và E có thể làm đồng thời.
- Không nhất thiết tất cả các công việc trong phương pháp này đều phải được thực hiện
trong khuôn khổ của một dự án. Trong quá trình triển khai dự án có thể có sự tùy
chỉnh cho phù hợp.
- Tài liệu chuyển giao không nhất thiểt phải gắn với mỗi bước công việc mô tả, tài liệu
chuyển giao có thể phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng dự án.
- Kết quả của phương pháp luận là giải pháp đề xuất sau khi đã xem xét tất cả các yếu
tố liên quan một cách tổng thể và tài liệu chuyển giao cuối sẽ là báo cáo nghiên cứu
khả thi.
Các công việc từ A đến E, X, Y là đầu vào để chuẩn bị cho việc đưa ra giải pháp mô hình
chính quyền điện tử cấp tỉnh. Các kết quả này được “xếp” trên OIO EA Framework (một giá
sách)
Hình 2 Khung kiến trúc OIO
6.2 Các phương pháp luận khác được vận dụng
Trong quá trình nghiên cứu xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử, tại các bước cụ thể
tôi kết hợp sử dụng phương pháp ITI-GAF – phương pháp được Viện CNTT – Đại học Quốc gia
Hà Nội phát triển.
Mô hình ITI-GAF gồm 3 cách nhìn đối với một Cơ quan điện tử:

- Cách nhìn theo nguồn lực: Theo cách nhìn này một tổ chức gồm ba nguồn lực chính:
Nghiệp vụ, Nhân lực và Hạ tầng kỹ thuật. Giữa ba nguồn lực này có các quan hệ gắn
kết đảm bảo có trình độ phát triển phù hợp với nhau;
- Cách nhìn theo hình thức tác nghiệp: Tác nghiệp của một tổ chức có thể phân chia
thành các hình thức tác nghiệp giao tiếp với các đối tác bên ngoài, tác nghiệp nội bộ
10
Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố
và tác nghiệp xây dựng tiềm lực;
- Cách nhìn theo thể chế: Một tổ chức tồn tại và thực hiện các chức năng của mình nhờ
các thể chế như các cơ chế hoạt động (cơ chế), hệ thống các văn bản quy chế quy
định (quy chế) và các định chế, tổ chức, dự án (định chế).
11
Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG KIẾN TRÚC CHÍNH
QUYỀN ĐIỆN TỬ CẤP TỈNH/THÀNH PHỐ
Kiến trúc tổng thể là bản kế hoạch chi tiết cho việc sử dụng và triển khai công nghệ
CNTT trong hiện tại và tương lai. Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố trước hết
được xây dựng dựa trên các chiến lược và yêu cầu nghiệp vụ của Tỉnh/Thành phố. Thêm vào đó,
các nguyên tắc nhằm đảm bảo kiến trúc CNTT thống nhất với các định hướng và yêu cầu nghiệp
vụ của Tỉnh/Thành phố phải được tuân thủ chặt chẽ, và cần xem xét, cân nhắc kiến trúc công
nghệ hiện tại, các xu hướng, và tài liệu tham chiếu công nghệ phù hợp.
Luận văn đề xuất phương pháp với việc thực hiện các nhiệm vụ được định nghĩa rõ ràng.
Các phương pháp phải được tùy chỉnh cho phù hợp với nhu cầu và môi trường chuyên biệt của
Việt nam nói chung và Chính quyền cấp Tỉnh/Thành phố nói riêng. Xây dựng Kiến trúc Chính
quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố bao gồm:
- Xác định các định hướng nghiệp vụ, định hướng công nghệ và các nguyên tắc ứng
dụng CNTT;
- Xác định trạng thái hiện tại của hệ thống thông tin thông qua các khảo sát để xây
dựng kiến trúc thông tin hiện tại bao gồm kiến trúc logic và kiến trúc triển khai, trong
đó đi sâu đến mức đặc tả các thực thể, quan hệ giữa các thực thể và các chuẩn giao

tiếp, trao đổi dữ liệu.
- Xây dựng trạng thái tương lai mong muốn của kiến trúc nghiệp vụ, kiến trúc thông tin
gắn liền với Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh/Thành phố đồng thời phù
hợp với định hướng nghiệp vụ, định hướng công nghệ và các nguyên tắc ứng dụng
CNTT. Trạng thái tương lai được mô tả tập trung chính trong phần kiến trúc thông tin
xây dựng ở mức ý niệm, logic và mức độ cụ thể bao gồm các ánh xạ dữ liệu đến
nghiệp vụ, dữ liệu đến ứng dụng và dữ liệu đến hạ tầng kỹ thuật.
- Xác định phương án, lộ trình và kế hoạch thực hiện các giải pháp, dự án nhằm chuyển
đổi từ trạng thái hiện trạng (hiện tại) sang trạng thái mong muốn (tương lai).
- Xây dựng năng lực giám quản Kiến trúc tổng thể cho các hệ thống thông tin chuyên
ngành bao gồm:
- Xác định mô hình tổ chức và hoạt động của bộ phận giám quản Kiến trúc thông tin
của Chính quyền cấp Tỉnh/Thành phố bao gồm các khối chức năng cùng các vị trí và
vai trò, trách nhiệm tương ứng đặc biệt là các vai trò về giám quản dữ liệu, cầu nối
nghiệp vụ và dữ liệu, cầu nối dữ liệu và ứng dụng;
- Đề xuất các chính sách hỗ trợ việc giám quản kiến trúc thông tin và giám quản dữ
liệu; Đề xuất các quy trình giám quản kiến trúc ứng dụng và giám quản công nghệ.
Các bước thực hiện được quy về 05 nhiệm vụ:
Nhiệm vụ 1 – Xác định Chiến lược phát triển Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/ Thành phố
Kiến trúc tổng thể cần được gióng với Chiến lược phát triển của tổ chức. Tuy nhiên, việc
xây dựng kiến trúc tổng thể không thể giải quyết toàn bộ các vấn đề và đáp ứng toàn bộ các
chiến lược phát triển của tổ chức. Do vậy, trong từng phiên bản của kiến trúc sẽ tập trung giải
12
Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố
quyết một số vấn đề, chiến lược định trước.
Kết quả của nhiệm vụ này là kim chỉ nam cho toàn bộ quá trình xây dựng kiến trúc về
sau. Các kết quả của kiến trúc cần được soi lại các định hướng và nguyên tắc.
Nhiệm vụ 2 –Xác định trạng thái hiện tại của hệ thống thông tin
Đây là một phần quan trọng trong việc xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp
Tỉnh/Thành phố, các chuyên gia tư vấn cần khảo sát tổng thể hệ thống thông tin sử dụng trong

Chính quyền chú trọng vào các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu để xây dựng mô hình kiến trúc
thông tin ở mức logic. Sau đó cụ thể đến kiến trúc triển khai bao gồm đặc tả các thực thể và mô
hình quan hệ thực thể; ánh xạ của các thực thể với các nghiệp vụ chính, ánh xạ của thực thể với
các nghiệp vụ, các đơn vị, các yêu cầu báo cáo thống kê, báo cáo tổng hợp và các báo cáo hỗ trợ
ra quyết định. Báo cáo cần chỉ ra được mỗi thực thể dữ liệu hiện được sinh ra, thay đổi và xóa đi
tại các nghiệp vụ, ứng dụng và cơ sở dữ liệu nào. Mục tiêu của báo cáo là đưa ra được các cấu
trúc dữ liệu hiện đang có và cách thức dữ liệu được luân chuyển trong hệ thống hiện tại.
Nhiệm vụ 3 – Xây dựng trạng thái tương lai mong muốn của kiến trúc tổng thể đạt được
các mục tiêu của Chiến lược phát triển
Đây là nhiệm vụ trung tâm việc xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành
phố. Các chuyên gia tư vấn cần nghiên cứu các văn bản chính sách về định hướng phát triển
nghiệp vụ và ứng dụng.
Nhiệm vụ 4 – Xác định lộ trình thay đổi phù hợp để chuyển đổi từ trạng thái hiện trạng
sang trạng thái mong muốn
Trong nhiệm vụ này, các chuyên gia tư vấn được yêu cầu khuyến nghị một bộ phương
hướng cho việc triển khai ứng dụng CNTT trong tương lai của Chính quyền cấp Tỉnh/Thành phố
để hỗ trợ tốt nhất cho nghiệp vụ và đề xuất một lộ trình cho việc làm thế nào để Chính quyền có
thể thực sự chuyển từ các kiến trúc hiện tại thành các kiến trúc tương lai. Lộ trình này cần bao
gồm một kế hoạch triển khai cụ thể với danh mục các dự án phù hợp. Lộ trình cũng cần đưa ra
bộ các đầu đo đánh giá (KPI) để xác định kết quả đạt được theo hàng năm hoặc theo mốc thời
gian.
Nhiệm vụ 5 – Xây dựng khung giám quản Kiến trúc tổng thể
Trong nhiệm vụ này, các chuyên gia tư vấn cùng với các đơn vị liên quan trong Chính
quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố xây dựng một khung giám quản CNTT&TT và kiến trúc tổng
thể phù hợp bao gồm các chính sách, nguyên tắc và các chuẩn. Các chuyên gia tư vấn phải trích
dẫn các kinh nghiệm quốc tế để khuyến nghị áp dụng cho bối cảnh Việt Nam trong quá trình xây
dựng khung này.
Trong bước đầu của nhiệm vụ này, các chuyên gia tư vấn được yêu cầu tiến hành đánh
giá tình trạng giám quản CNTT&TT , nêu bật lên các vấn đề, các thách thức và các đề xuất giải
quyết.

13
Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố
CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN
TỬ TẠI TP. ĐÀ NẴNG
Áp dụng phương pháp xây dựng kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố đã đề
xuất trong Chương III để xây dựng kiến trúc Chính quyền điện tử tại Tp. Đà Nẵng. Trong phần
này tôi trình bày một số kết quả của kiến trúc ở trạng thái mong muốn tương lai.
1 Chiến lược
Định hướng về mặt nghiệp vụ dẫn dắt xây dựng kiến trúc:
- Công dân, doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng các dịch vụ của chính quyền dễ dàng
hơn;
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền và chất lượng phục vụ công dân và
doanh nghiệp thông qua việc giảm thiểu giấy tờ, đơn giản hóa thủ tục hành chính và
minh bạch hóa;
- Liên thông nghiệp vụ giữa các cơ quan chính quyền.
Định hướng về mặt kỹ thuật dẫn dắt xây dựng kiến trúc:
- Dữ liệu tập trung và chia sẻ tối đa;
- Kiến trúc hướng dịch vụ;
- Điện toán đám mây.
Trong quá trình xây dựng kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố cũng như
trong quá trình áp dụng, tuân thủ kiến trúc luôn luôn cần bám sát, tuân thủ các nguyên tắc ứng
dụng CNTT. Các nguyên tắc CNTT được xác định theo phương pháp chuyên gia và có mức độ
ưu tiên khác nhau tập trung vào các nhóm:
- Nhóm nguyên tắc cho hệ thống thông tin;
- Nhóm nguyên tắc cho ứng dụng;
- Nhóm nguyên tắc cho dịch vụ công;
- Nhóm nguyên tắc cho thông tin dữ liệu;
- Nhóm nguyên tắc về công nghệ nền tảng;
- Nhóm nguyên tắc về an toàn bảo mật.
7 Kiến trúc nghiệp vụ

Các đối tượng nghiệp vụ chính của chính quyền điện tử cấp tỉnh:
- Cơ quan nhà nước;
- Cán bộ công chức viên chức;
- Công dân;
14
Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố
- Doanh nghiệp;
- Văn bản pháp quy;
- Dịch vụ công;
- Thủ tục hành chính công;
- Hồ sơ công việc;
- Giấy phép;
- Tài nguyên và môi trường;
- Ngân sách.
Mô hình kiến trúc nghiệp vụ được mô tả khái quát thông qua hình sau:
Hình 3 Mô hình kiến trúc nghiệp vụ
Chi tiết kiến trúc nghiệp vụ nêu trên thành mô hình nghiệp vụ tổng quát thể hiện mối
quan hệ giữa các thành phần “một cửa điện tử”, “dịch vụ công trực tuyến”, phần mềm chuyên
ngành – hay hỗ trợ xử lý nghiệp vụ” như sau:
15
Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố
Hình 4 Quan hệ giữa các thành phần nghiệp vụ
Trong mô hình này xuyên suốt qua các cấp hành chính từ Phường/Xã, tới Quận/Huyện và
tới Sở/Ngành là trục quản lý quy trình. Đây là trục quy trình liên thông tự nhiên giữa các cấp
hành chính và dùng chung cho hồ sơ tiếp nhận trực tiếp tại bộ phận một cửa thông qua chức năng
“một cửa điện tử” và hồ sơ tiếp nhận trực tuyến trên mạng thông qua chức năng “dịch vụ công
trực tuyến”; đồng thời trục quy trình liên thông này cũng được gắn kết chặt chẽ với các khối hỗ
trợ xử lý nghiệp vụ (hay còn được gọi là các phần mềm chuyên ngành)
Mô hình nghiệp vụ tổng thể trên giúp hồ sơ được tiếp nhận trực tiếp hay trực tuyến được
đối xử công bằng như nhau, trên cùng một quy trình; cán bộ tiếp nhận hồ sơ và cán bộ xử lý hồ

sơ sử dụng một giao diện chung để xử lý hai loại hồ sơ này. Mô hình này cho phép gắn kết hồ sơ
với các nghiệp vụ tại các khối hỗ trợ xử lý nghiệp vụ, giúp toàn bộ các thông tin xử lý nghiệp vụ
được gắn kết với mã số hồ sơ.
Trong quá trình luân chuyển xử lý hồ sơ theo quy trình, quy trình được kết nối với quy
trình quản lý văn bản (thông thường được phần mềm quản lý văn bản và điều hành thực hiện).
8 Kiến trúc thông tin
Các thực thể dữ liệu chính trong Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố:
ST
T
Thực thể dữ liệu
16
Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố
1 Cơ quan nhà nước
1.1 Cơ quan quản lý nhà nước
1.2 Cơ quan hành chính sự nghiệp
2 Cán bộ công chức viên chức
3 Công dân
3.1 Công dân có quốc tịch Việt Nam
3.2 Công dân không có quốc tịch Việt Nam
4 Doanh nghiệp
4.1 Doanh nghiệp
4.2 Hộ kinh doanh cá thể
4.3 Hợp tác xã
5 Văn bản quy phạm
5.1 Văn bản quy phạm pháp luật
5.2 Văn bản điều hành
6 Dịch vụ công
7 Thủ tục hành chính công
8 Hồ sơ công việc
8.1 Hồ sơ thủ tục hành chính công

8.2 Hồ sơ văn bản điều hành
9 Giấy phép
10 Tài nguyên và Môi trường
10.1 Đất đai
10.2 Môi trường
10.3 Địa chất và khoáng sản
10.4 Biển và hải đảo
10.5 Tài nguyên nước
10.6 Khí tượng thủy văn
11 Ngân sách
Đối với mô hình chính quyền điện tử đề xuất dựa trên các dữ liệu nền tảng, bao gồm 06
CSDL bao gồm (phần chia ở mức logic):
17
Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố
- CSDL Hồ sơ thủ tục hành chính;
- CSDL Cán bộ công chức viên chức;
- CSDL Công dân;
- CSDL Doanh nghiệp;
- CSDL Không gian thông tin địa lý (GIS)
- CSDL Nghiệp vụ (tương ứng với từng lĩnh vực nghiệp vụ)
Hình 5 Các CSDL Nền tảng
CSDL Hồ sơ thủ tục hành chính
Hầu hết các nghiệp vụ của các cơ quan chính quyền đều có liên quan tới thủ tục hành
chính như:
- Tiếp nhận, xử lý hồ sơ dịch vụ công một cửa;
- Tiếp nhận, xử lý hồ sơ dịch vụ công trực tuyến;
- Đánh giá thực hiện thủ tục hành chính.
- Thông tin về thủ tục hành chính cần được quản lý tập trung và cung cấp cho các khối
chức năng trong hệ thống. Các thông tin về thủ tục hành chính như: đơn, thành phần
hồ sơ, quy trình thủ tục, kết quả, thời gian xử lý, đối tượng xử lý được quản lý theo

phiên bản và cấu hình động cho phép cung cấp khả năng tùy biến cao khi triển khai.
CSDL Cán bộ công chức viên chức
Cán bộ công chức viên chức là người dùng chính hệ thống, thông tin của cán bộ công
chức viên chức được sử dụng để cung cấp tài khoản cán bộ và phân quyền chức năng, phân
quyền dữ liệu.
CSDL Công dân
Công dân là một trong hai đối tượng phục vụ chính của các dịch vụ công. Thông tin công
dân hỗ trợ việc nộp hồ sơ dịch vụ công, thông tin công dân hỗ trợ việc xác minh và xử lý hồ sơ;
18
Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố
do vậy toàn bộ thông tin xử lý hồ sơ ngoài việc gắn kết với mã số hồ sơ thì còn gắn kết với mã số
công dân. Do đó, cho phép quản lý được toàn bộ các giao dịch của công dân với chính quyền.
CSDL Doanh nghiệp
Doanh nghiệp là đối tượng quan trọng và là một trong hai đối tượng phục vụ chính của
các dịch vụ công. Doanh nghiệp trong ngữ cảnh này bao gồm 3 đối tượng: doanh nghiệp và các
chi nhánh, văn phòng đại diện, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã. Thông tin doanh nghiệp hỗ trợ
việc nộp hồ sơ dịch vụ công, thông tin doanh nghiệp hỗ trợ việc xác minh và xử lý hồ sơ; do vậy
toàn bộ thông tin xử lý hồ sơ ngoài việc gắn kết với mã số hồ sơ thì còn gắn kết với mã số doanh
nghiệp. Do đó, cho phép quản lý được toàn bộ các giao dịch của doanh nghiệp với chính quyền.
CSDL Không gian thông tin địa lý - GIS
Dữ liệu không gian thông tin địa lý là dữ liệu nền cho phép liên kết thông tin thuộc tính
của các lĩnh vực, từ đó hỗ trợ thực hiện việc khai thác, phân tích và hỗ trợ ra quyết định. Ngoài
ra dữ liệu không gian thông tin địa lý còn tham gia trực tiếp vào các nghiệp vụ quản lý nhà nước
như: cấp giấy chứng nhận quyền xử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng, …
Các CSDL Nghiệp vụ
Các dữ liệu nghiệp vụ được hình thành và cập nhật trong quá trình các cơ quan chính
quyền xử lý hồ sơ dịch vụ hành chính công tại các lĩnh vực nghiệp vụ. Các dữ liệu nghiệp vụ này
được liên kết chặt chẽ với các CSDL nền tảng khác.
Mô hình chính quyền điện tử sử dụng ba loại thông tin làm “trục tích hợp dữ liệu”, bao
gồm:

- Mã số hồ sơ;
- Mã số công dân;
- Mã số doanh nghiệp.
Các thông tin được tích hợp bao gồm: hồ sơ giấy tờ cá nhân, hồ sơ thủ tục hành chính, dữ
liệu hộ tịch, dữ liệu đăng ký kinh doanh, dữ liệu cấp phép xây dựng, dữ liệu đăng ký tàu cá, …
9 Kiến trúc ứng dụng
Tham khảo “mô hình tham chiếu ứng dụng” tại tài liệu Federal Enterprise Architecture
Framework version 2. Các ứng dụng trong Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố được phân
loại thành các nhóm ứng dụng/ứng dụng bao gồm:
ST
T
Ph  n m m
1 C ng thông tin  i  n t 
2 Nhóm ph n m m Qu n lý quan h  ng   i s  d ng (CRM)
19
Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố
2.1 Ph n m m dch v  công
2.2 Ph n m m dch v  hành chính công tr c tuy n
2.3 Ph n m m dch v  hành chính công m t c a (OSS)
2.4 Ph n m m qu n lý th  t c hành chính
2.5 Ph n m m  ánh giá vi c th c hi n th  t c hành chính
3 Nhóm ph n m m Qu n lý n i b  (ERP)
3.1 Ph n m m qu n lý cán b , công ch c, viên ch c
3.2 Ph n m m qu n lý tài s n
3.3 Ph n m m qu n lý tài chính, k  toán
3.4 Ph n m m thanh tra, ki m tra
3.5 Ph n m m qu n lý thông tin khi u n i, t  cáo
4 Ph n m m qu n lý   u t  mua s m công (SCM)
5 Ph n m m chuyên ngành
6 Ph n m m báo cáo t ng h p (MIS)

7 Nhóm ph n m m c ng tác (Collaboration)
7.1 Email
7.2 Ph n m m qu n lý v n b n và  i  u hành tác nghi p
7.3 Ph n m m trao   i n i b 
8 Nhóm ph n m m n n t ng
8.1 Ph n m m   nh danh (ID)
8.2 Ph n m m tr c tích h p (ESB)
8.3 Ph n m m thông tin   a lý (GIS)
Một ứng dụng trong danh sách trên có thể được tách thành nhiều ứng dụng khi triển khai,
hoặc nhiều ứng dụng trong danh sách có thể được gộp thành một phần mềm khi triển khai tùy
theo lộ trình triển khai thực tế.
Các ứng dụng được ánh xạ với các thực thể dữ liệu và các ứng dụng được ánh xạ với các
ứng dụng để tìm ra các mối quan hệ, từ đó thực hiện việc chuẩn hóa hoặc tích hợp ứng dụng.
Đối với các ứng hiện tại đang triển khai cần đánh giá hiệu quả sử dụng để có quyết định
xây dựng mới hoặc nâng cấp tích hợp. Có hai loại ứng dụng cần tích hợp là:
- Các ứng dụng triển khai tại Tỉnh/Thành phố: ứng dụng một cửa, ứng dụng thư điện
tử, ứng dụng quản lý cán bộ công chức, cổng thông tin, …
- Các ứng dụng triển khai theo ngành dọc: ứng dụng đăng ký doanh nghiệp toàn quốc,
20
Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố
ứng dụng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ứng dụng cấp giấy phép lái xe toàn
quốc.
10 Kiến trúc công nghệ
Mô hình triển khai đề xuất tập trung hóa tối đa tại Trung tâm dữ liệu của Tỉnh. Trong đó:
- Đám mây hóa Trung tâm dữ liệu của tỉnh.
- Triển khai các phần mềm của các Sở/Ngành tập trung tại Trung tâm dữ liệu.
- Triển khai các phần mềm dùng chung cho các Quận/Huyện và Phường/Xã tập trung
tại Trung tâm dữ liệu.
- Người sử dụng tại các Sở/Ngành và Quận/Huyện truy cập sử dụng phần mềm thông
qua mạng WAN dùng riêng hoặc mạng truyền số liệu chuyên dùng chính phủ

TSLCD.
- SOA hóa tối đa các phần mềm triển khai tại Trung tâm dữ liệu thông qua việc tích
hợp với trục tích hợp ESB của Tỉnh.
21
Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN
Trong lĩnh vực quản lý nhà nước cũng như đối với các doanh nghiệp tư nhân, CNTT
không nên chỉ được sử dụng riêng cho các nghiệp vụ nội bộ, mà còn được sử dụng như một
phương tiện cải thiện các hoạt động nhằm nâng cao năng suất, tính hiệu quả và chất lượng của
các dịch vụ mà tổ chức cung cấp. Do đó việc hiểu rõ các nhu cầu nghiệp vụ là một điều rất quan
trọng – từ cấp chiến lược đến các quy trình nghiệp vụ vận hành và nhu cầu thông tin. Chỉ thông
qua cách tiếp cận này, có thể xác định và chứng minh các ứng dụng CNTT mới phù hợp dựa trên
các nhu cầu nghiệp vụ.
Do không tổ chức nào có tài nguyên vô hạn, nên cần ưu tiên các ứng dụng CNTT mới
thay thế để đầu tư CNTT vào chỗ mang lại nhiều giá trị nhất cho doanh nghiệp. Trước kia, đầu tư
CNTT thường dựa trên các đề xuất tách biệt và không nhất quán cũng như bất cứ điều gì mà
những đơn vị cung cấp giải pháp đề xuất, thay vì dựa trên nhu cầu thực sự. Điều này dẫn đến tình
trạng “thông tin trở thành những hòn đảo bị cô lập - Islands of Information” và các quy trình
nghiệp vụ bị phá vỡ.
Ở mức công nghệ, yếu tố này sẽ dẫn tới một bức tranh toàn cảnh về hệ thống/công nghệ
đa dạng, do đó sẽ tốn nhiều chi phí và không dễ dàng cho việc vận hành và duy trì.
Ở mức nghiệp vụ vận hành, các quy trình nghiệp vụ phải được thực hiện trên hệ thống
một cách toàn diện, không phải dựa trên các cách thức khác. Hiện tại người sử dụng làm nghiệp
vụ đang phải làm việc trong nhiều hệ thống khác nhau và có một cái nhìn nghiệp vụ rời rạc dẫn
đến việc mất quá nhiều thời gian và các quyết định được đưa ra không chính xác do thông tin
không đầy đủ và không nhất quán.
Ở mức nghiệp vụ chiến lược, việc thực thi các quy định về chính sách hay các chiến lược
mới tốn kém quá nhiều thời gian và chi phí không cần thiết – khó có thể linh hoạt chuyển đổi
nghiệp vụ theo các yêu cầu. Vì nghiệp vụ luôn thay đổi với một tốc độ ngày một tăng, nên chắc
chắn sẽ có thiệt hại nếu không có một phương pháp tiếp cận ứng dụng CNTT tốt.

Phân tích mô tả ở trên đã giúp nhận ra rằng chỉ có thể thu hẹp khoảng cách giữa các nhu
cầu nghiệp vụ và năng lực ứng dụng CNTT thông qua một phương pháp rõ ràng, đảm bảo ứng
dụng CNTT luôn được thực hiện song hành với các nhu cầu nghiệp vụ. Phương pháp tiếp cận
này được gọi là kiến trúc tổng thể (EA), bao gồm phương pháp và khung ứng dụng. Một cách
tổng quát, kiến trúc tổng thể là cầu nối giữa nghiệp vụ và CNTT.
Các phương pháp tiếp cận trong kiến trúc tổng thể hình thành từ những năm 90, trong đó
một số thành phần của các phương pháp đó thậm chí còn xuất hiện sớm hơn. Hiện nay phương
pháp xây dựng kiến trúc tổng thể đã đạt tới độ phát triển cao. Các phương pháp kiến trúc tổng thể
tốt nhất đã đưa ra một phương pháp tiếp cận nhất quán, dựa trên một tập hợp các kỹ thuật thống
nhất đã được kiểm chứng qua hơn một thập kỷ. Hơn thế nữa, việc nhận thức được nhu cầu sử
dụng kiến trúc tổng thể đang ngày một tăng khi tổ chức có đủ khả năng xác định và vận hành
kiến trúc tổng thể. Kiến trúc tổng thể không chỉ tập trung vào CNTT mà chú trọng vào việc
CNTT hỗ trợ nghiệp vụ như thế nào.
Luận án đã đưa ra được phương pháp cụ thể để xây dựng kiến trúc Chính quyền điện tử
22
Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố
cấp Tỉnh/Thành phố, đồng thời áp dụng phương pháp đó để xây dựng mô hình kiến trúc Chính
quyền điện tử tại Tp. Đà Nẵng.
Mô hình kiến trúc Chính quyền điện tử tại Tp. Đà Nẵng mà luận án đưa ra đã xác định
tận gốc các vấn đề ở tầng thiết kế như:
- Về nghiệp vụ: đã xác định các đối tượng nghiệp vụ gốc, quan hệ giữa các đối tượng
nghiệp vụ, các chức năng mức cao, cũng như đưa ra mô hình nghiệp vụ tổng quát cho
chính quyền điện tử cấp tỉnh;
- Về thông tin, dữ liệu: đã xác định các đối tượng thông tin gốc, quan hệ giữa đối tượng
thông tin với các đơn vị hành chính, cũng như đưa ra các CSDL chính làm nền tảng
cho toàn bộ hệ thống dữ liệu của chính quyền điện tử cấp tỉnh;
- Về ứng dụng: đã xác định danh sách các loại ứng dụng, quan hệ giữa các ứng dụng,
quan hệ giữa các ứng dụng với các đối tượng thông tin, cũng như đưa ra chiến lược
tích hợp ứng dụng cụ thể đối với các loại ứng dụng hiện có trong chính quyền điện tử
cấp tỉnh;

- Về công nghệ: đã đưa ra mô hình công nghệ tham chiếu cho chính quyền điện tử cấp
tỉnh.
Do thời gian làm luận án hạn hẹp, phạm vi kiến thức về chính quyền điện tử cấp tỉnh rất
rộng lớn. Do vậy, luận văn chưa đề cập sâu tới việc chuẩn hóa và tối ưu hóa các khối kiến trúc
(architecture building block) cụ thể như: công nghệ sử dụng để xây dựng trục tích hợp (ESB),
công nghệ quản lý và thiết kế quy trình, công nghệ quản lý và tổng hợp báo cáo, công nghệ quản
lý dữ liệu, công nghệ về trung tâm dữ liệu, … Đồng thời, luận văn cũng chưa đề cập tới các vấn
đề về Giám quản kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố.
Trong thời gian tới, nếu có điều kiện, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu mở rộng để làm sâu hơn
về khung giám quản kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố.
Một lần nữa, tôi xin được gủi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Nguyễn Ái Việt – Viện trưởng Viện
Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia Hà Nội đã có những định hướng và hướng dẫn em thực
hiện luận văn này.
23
Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Công ty Cổ phần công nghệ DTT (2013), Tài liệu phân tích thiết kế Hệ thống chính quyền
điện tử Tp. Đà Nẵng (Gói thầu DNG6+7).
2. Công ty Cổ phần công nghệ DTT (2012), Kiến trúc tổng thể Tổng cục Thống kê.
3. Viện Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Mô hình cơ quan điện tử ba cấp
tại Tp. Hà Nội.
Tiếng Anh
1. Ministry of Science, Technology & Innovation Denmark (2008), OIO Enterprise Architecture
method.
2. Ministry of Science, Technology & Innovation Denmark (2008), Using OIO EA Method at
RUC “How could the OIO EA Method be applied to RUC to improve the services offered to the
students?”
3. Clive Finkelstein (2008), Enterprise Architecture for Intergration, Rapid Delivery Methods
and Technologies.

4. Jeanne W.Ross, Peter Weill, David C. Robertson (2006), Enterprse Architecture as Strategy.
5. The Open Group Architectural Framework, TOGAF 9.1 Online Documents, URL:
[accessed 15 December 2012]
6. White House(2007), FEA Consolidated Reference Model Document Version 2.3, URL:
/>2007_Revised.pdf [accessed 15 December 2012]
24

×