Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Đề thi HSG K12 năm 2013-2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.97 KB, 1 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 12 THPT
CÀ MAU NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn thi: Sinh học
Ngày thi: 27 – 10 – 2013
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian phát đề)
Câu 1 (6 điểm): Dựa vào kiến thức sinh học cơ bản, em hãy giải thích các hiện tượng sau:
a. Cà độc dược có 12 dạng quả khác nhau;
b. Dưa hấu không hạt;
c. Cây hoa anh thảo có hoa đỏ thuần chủng trồng ở nhiệt độ cao (35
0
C) cho ra hoa trắng nhưng đem
thế hệ sau của cây hoa trắng này trồng ở nhiệt độ thấp (20
0
C) lại cho hoa màu đỏ;
d. Ngựa lai với lừa, có trường hợp ra con la, có trường hợp lại ra con bác – đô;
e. Ruồi giấm có mình xám và cánh dài dị hợp đều đem lai phân tích, sinh ra đời sau: có trường hợp
cho 2 kiểu hình, có trường hợp cho 4 kiểu hình;
f. Các tế bào sinh dưỡng trong một cơ thể sinh vật bình thường đều có bộ nhiễm sắc thể giống nhau
về cấu trúc nhưng các cơ quan trong cơ thể lại có cấu trúc khác nhau.
Câu 2 (3 điểm): Ở gà, chân ngắn là tính trạng trội hoàn toàn so với chân dài. Đồng hợp chân ngắn bị
chết trong phôi. Một trại giống chỉ có gà chân ngắn. Số gà con nở ra sau một lần ấp là 4500 gà con. Biết
hiệu suất thụ tinh được 80%. Tính:
a. Số gà con mỗi loại.
b. Số trứng gà đẻ nhưng không nở.
Câu 3 (3 điểm): So sánh hiện tượng tương tác bổ sung (9 : 6 : 1) và tác động cộng gộp (15 : 1).
Câu 4 (2,5 điểm): Trong điều kiện nào và ở loại thực vật nào thì hô hấp sáng có thể xảy ra? Giải thích.
Nếu khí hậu trong một vùng địa lí tiếp tục trở nên nóng và khô hơn thì thành phần của các loại thực vật
(C3, C4, CAM) ở vùng đó sẽ thay đổi như thế nào?
Câu 5 (3 điểm): Vì sao rùa tai đỏ cũng như ốc bươu vàng đã nhập vào Việt Nam lại có thể gây nên
những tác hại to lớn trong nông nghệp? Giải thích.
Câu 6 (2,5 điểm):


a. Hãy trình bày cách tiến hành thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật.
b. Tại sao phải sử dụng hạt mới nhú mầm mà không sử dụng cành cây, rễ cây hay hạt nảy mầm đã
có lá mầm? Nếu dùng một trong các mẫu vật vừa nêu làm thí nghiệm thì thí nghiệm có thành công hay
không? Có gì khác với thí nghiệm sử dụng mẫu vật là hạt mới nhú mầm?

Hết
ĐỀ CHÍNH THỨC

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×