Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Đánh giá thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại Xí nghiệp Thương mại và Bao bì Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.58 KB, 21 trang )

Báo cáo tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Những năm qua cùng với xu thế hội nhập và phát triển với các quốc gia
trên thế giới đất nước ta đã và đang đạt được những thành tựu to lớn về mọi
mặt nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh
gay gắt, đòi hỏi những nhà sản xuất kinh doanh phải làm mọi cách để đứng
vững và phát triển. Trước yêu cầu đòi hỏi của thị trường như vậy các nhà quản
lý của đơn vị phải tìm mọi biện pháp để sản xuất có chất lượng tốt nhất, với
mức chi phí ít nhất với lợi nhuận cao nhất. Đây là vấn đề bao trùm xuyên suốt
hoạt động kinh doanh thể hiện chất lượng của toàn bộ công tác quản lý kinh
tế. Hạch toán kế toán là bộ phận cấu thành của hoạt động quản lý, điều hành
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời cũng là công cụ
đắc lực phục vụ cho Nhà nước quản lý lãnh đạo, chỉ đạo nền kinh tế quốc dân.
Qua một thời gian ngắn khảo sát, tìm hiểu tình hình thực tế sản xuất tại
Xí nghiệp Thương mại và Bao bì Hà Nội trực thuộc Công ty Xuất nhập khẩu
và Đầu tư Hà Nội tôi đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp của mình.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, báo cáo tổng hợp được chia làm 3 phần chính:
Phần I: Tổng quan về Xí nghiệp thương mại và Bao bì Hà Nội
Phần II: Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại Xí nghiệp Thương mại và
Bao bì Hà Nội
Phần III: Đánh giá thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại Xí nghiệp
Thương mại và Bao bì Hà Nội.
Trần Thị Xuân Ngọc - Lớp Kế toán E Trang 1
Báo cáo tổng hợp
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP THƯƠNG MẠI VÀ BAO BÌ HÀ NỘI
I/- Lịch sử hình thành và phát triển của Xí nghiệp Thương mại và Bao bì
Hà Nội trực thuộc Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội
Sau năm 1986 khi nền kinh tế nước ta chuyển từ tập trung bao cấp sang
nền kinh tế nhiều thành phần đã làm cho đất nước có sự đổi mới về mọi mặt.
Chính sự đổi mới này của Đảng và Nhà nước đã tạo cơ hội đầu tư vào sản xuất


kinh doanh cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, từ đây nền kinh tế sản
xuất hàng hoá phát triển nhanh, hàng hoá sản xuất ra ngày càng nhiều với số
lượng và chủng loại ngày càng phong phú đa dạng. Ai cũng biết sản phẩm
hàng hoá làm ra nếu có cùng chất lượng, cùng giá cả thì cái mà người tiêu
dùng dễ dàng nhận ra sự khác biệt khi nhìn thấy sản phẩm hàng hoá đó là sự
khác nhau thông qua các mẫu mã bao bì. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều
loại bao bì, từ loại bao bì truyền thống cho các mặt hàng xuất khẩu trước kia là
bao bì gỗ cho đến nay ngành bao bì phát triển thành các loại bao bì như bao bì
làm bằng kim loại, bao bì nhựa, bao bì giấy....
Trước ngày 24/1/1989, thành phố Hà Nội chưa có một công ty nào
ngoài hai xí nghiệp của trung ương đóng trên địa bàn Hà Nội. Sự ra đời của
Công ty Bao bì xuất khẩu Hà Nội, đứa con đầu lòng của ngành công nghiệp
bao bì thành phố Hà Nội theo quyết định số 250/QĐ-UB ngày 24/1/1989 của
Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, có trụ sở chính tại 201 Khâm Thiên -
Đống Đa - Hà Nội với số vốn pháp định là 5.372.654.000đồng. Trong đó:
- Vốn cố định là: 3.641.654.000 đồng
- Vốn lưu động là: 1.731.000.000 đồng
Công ty có nhiệm vụ, chức năng là chuyên sản xuất, kinh doanh các mặt
hàng bao bì và nguyên liệu sản xuất bao bì. Đến tháng 5 năm 1995 Công ty
Bao bì xuất khẩu được đổi tên thành Công ty Thương mại và Bao bì Hà Nội,
với chức năng sản xuất kinh doanh các mặt hàng bao bì, nguyên liệu làm bao
Trần Thị Xuân Ngọc - Lớp Kế toán E Trang 2
Báo cáo tổng hợp
bì, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, nhập khẩu các loại máy móc công cụ, ô
tô, vật liệu xây dựng, kinh doanh tổng hợp ... Bao bì là một khái niệm rất rộng
hầu như hàng hoá sản xuất ra cũng cần có bao bì từ cái tăm tre cho đến các
mặt hàng cao cấp như ti vi, tủ lạnh, các mặt hàng xa xỉ đều cần đến bao bì.
Với chức năng vừa sản xuất, vừa kinh doanh, ban đầu Ban giám đốc công ty
quyết định lấy hoạt động kinh doanh nguyên vật liệu dùng để sản xuất bao bì
là chính. Sau một thời gian hoạt động và tìm hiểu thị trường Ban giám đốc

Công ty đã nhận thấy mặt hàng bao bì carton sản xuất bằng giấy có độ xốp, độ
dợn sóng để bảo quản hàng hoá và quảng cáo cho chính sản phẩm của nhà sản
xuất đang được ưa chuộng và có xu hướng ngày càng phát triển. Công ty đã
chọn lấy kinh doanh nguyên vật liệu bao bì và sản xuất bao bì carton là các
hoạt động chính của công ty với phương châm “kinh doanh để sản xuất, sản
xuất để kinh doanh”.
Dựa theo phương hướng trên, Xí nghiệp sản xuất Bao bì carton giấy
trực thuộc Công ty Thương mại và Bao bì Hà Nội được thành lập theo quyết
định số 15/TK - LHCT ngày 30/04/1991 của Liên hiệp công ty xuất nhập khẩu
và đầu tư Hà Nội với sự phê chuẩn của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội có
quy mô nhỏ, địa bàn tập trung, trụ sở đặt tại 98 Hoàng Cầu - Đống Đa - Hà
Nội với số vốn pháp định là: 1.117.346.000 trong đó :
- Vốn cố định : 867.346.000 đồng
- Vốn lưu động : 250.000.000 đồng
Khi mới thành lập năm 1991, xí nghiệp chỉ có 30 cán bộ nhân viên thì
đến nay do nhu cầu phát triển của sản xuất số lượng cán bộ công nhân viên đã
tăng lên 98 người trong đó gián tiếp là 15 người chiếm 15,3%.
Khi mới thành lập với một nhà xưởng cũ nát và một dàn máy mua tại
Thành phố Hồ Chí Minh cùng với đội ngũ cán bộ còn chưa am hiểu gì về
ngành sản xuất bao bì. Đứng trước một mặt hàng mới mẻ và sự cạnh tranh của
thị trường, tập thể cán bộ công nhân viên Xí nghiệp với ý chí vươn lên đã
mạnh dạn bắt tay vào sản xuất với phương châm vừa làm vừa rút kinh nghiệm,
vừa làm vừa ổn định sản xuất.
Trần Thị Xuân Ngọc - Lớp Kế toán E Trang 3
Báo cáo tổng hợp
Ngày 02/3/2004, UBND thành phố Hà Nội ra quyết định số 1152/QĐ-
UB về việc sáp nhập Công ty Thương mại Bao bì Hà Nội vào Công ty Xuất
nhập khẩu và đầu tư Hà Nội thuộc Liên hiệp Công ty Xuất nhập khẩu và đầu
tư Hà Nội. Theo đó, ngày 06/4/2004, Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu và
đầu tư Hà Nội ra quyết định số 77/QĐ-CT về việc sáp nhập Xí nghiệp sản

xuất bao bì carton giấy vào Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội. Đồng
thời, ngày 28/5/2004, UBND Thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 3368/QĐ-
UB đổi tên Xí nghiệp sản xuất bao bì carton giấy thành Xí nghiệp Thương mại
và Bao bì Hà Nội với tên viết tắt là HATRAPACO.
Xí nghiệp Thương mại và Bao bì Hà Nội là đơn vị hạch toán kinh tế
phụ thuộc trực thuộc Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội, được mở tài
khoản chuyên thu, chuyên chi, tài khoản uỷ quyền tại ngân hàng và được sử
dụng con dấu riêng theo quy định hiện hành. Ngân hàng giao dịch hiện nay
gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Tây Hà Nội,
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội.
Với chức năng nhiệm vụ của mình, Xí nghiệp Thương mại và Bao bì Hà
Nội đã và đang hoạt động có hiệu quả và ngày càng phát triển, khẳng định vị
trí của mình trong nền kinh tế thị trường. Dưới đây là một số thành tựu mà Xí
nghiệp đã đạt được trong ba năm hoạt động gần đây:
Bảng số 1: Một số chỉ tiêu về kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của
Xí nghiệp Thương mại và Bao bì Hà Nội từ năm 2002 đến năm 2004
Đơn vị tính : 1.000 VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
1. Giá trị sản lượng 8.527.220 12.593.328 17.821.112
2. Doanh thu 9.746.030 14.298.719 19.907.191
3. Lợi nhuận 182.322 191.986 229.853
4. Nộp ngân sách 247.188 268.697 307.994
- Thuế GTGT 82.721 102.632 233.908
- Thuế thu nhập 58.343 61.435 64.359
Trần Thị Xuân Ngọc - Lớp Kế toán E Trang 4
Báo cáo tổng hợp
- Thu trên vốn 83.613 83.613 0
- Thuế khác 22.511 21.017 9.727
5. Thu nhập bình quân trên 1
người/tháng

875 1.072 1.480
6. Tổng số lao động (người ) 72 80 98
II/- Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của
Xí nghiệp Thương mại và Bao bì Hà Nội:
1. Phương thức tổ chức bộ máy quản lý:
Bộ máy quản lý của Xí nghiệp bao gồm: Ban giám đốc Xí nghiệp có
Giám đốc, 02 Phó giám đốc và bộ máy giúp việc cho Ban giám đốc gồm các
trưởng phòng và các nhân viên thuộc các phòng ban trong Xí nghiệp.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Xí nghiệp dưới đây thể hiện rất rõ cơ cấu
tổ chức bộ máy quản lý hiện nay của Xí nghiệp Thương mại và Bao bì Hà
Nội khá chặt chẽ và hợp lý. Bộ máy tổ chức quản lý của Xí nghiệp được tổ
chức theo cơ cấu trực tuyến - chức năng. Mỗi bộ phận, phòng ban đều có
những chức năng, nhiệm vụ riêng và đều chịu sự quản lý trực tiếp của Ban
giám đốc mà người đứng đầu là Giám đốc Xí nghiệp. Đồng thời các bộ phận,
phòng ban lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm đảm bảo tính hiệu qủa
trong sản xuất kinh doanh cũng như việc quản lý thống nhất trong toàn Xí
nghiệp.
Sơ đồ 1: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA XÍ NGHIỆP THƯƠNG MẠI VÀ BAO BÌ HN
Trần Thị Xuân Ngọc - Lớp Kế toán E Trang 5
GIÁM ĐỐC
XÍ NGHIỆP
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phụ trách Kinh doanh
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phụ trách Tổ chức sản xuất
Phòng
Kinh doanh
Phòng
Kế toán tài vụ
Phòng KH

Điều độ SX
Phòng
TC - HC
Tổ máy
sóng
Tổ
Thành
phẩm
Tổ in
lưới
Tổ cơ
khí
Bộ phận
xe tải -
bốc xếp
Tổ bán
thành
phẩm
Báo cáo tổng hợp
Ghi chú: Chỉ đạo trực tiếp
Phối hợp trong công việc
2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong Xí nghiệp:
• Ban giám đốc:
- Giám đốc Xí nghiệp: Là người đại diện pháp nhân cho Xí nghiệp
trong các quan hệ bên ngoài theo sự uỷ quyền của Ban giám đốc Công ty.
Giám đốc Xí nghiệp có quyền điều hành cao nhất trong Xí nghiệp chịu trách
nhiệm trước công ty về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát
triển vốn cũan như đảm bảo ổn định đời sống cho cán bộ công nhân viên toàn
Xí nghiệp.
- Phó giám đốc: là người giúp việc cho Giám đốc thực hiện những

hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đồng thời thay mặt Giám đốc điều
hành hoạt động của Xí nghiệp khi Giám đốc vắng mặt.
• Hệ thống các phòng ban gồm:
- Phòng Kinh doanh: có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc trong
việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu tiếp cận thị trường, phối hợp
cùng bộ phận kinh doanh của Công ty thực hiện các thao tác nghiệp vụ trong
công tác kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh thương mại, cung cấp
thông tin cho Phòng kế toán tài vụ lập kế hoạch tài chính của xí nghiệp, có
nhiệm vụ lập các chứng từ bán hàng, thu nhận các chứng từ mua hàng của xí
nghiệp...
- Phòng Kế toán tài vụ: thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc
về mặt quản lý tài chính và công tác quản lý kinh doanh, luôn đảm bảo nhu
cầu về vốn theo đúng chế độ để phục vụ cho việc triển khai mọi hoạt động của
Xí nghiệp theo đúng yêu cầu, chức năng và pháp lệnh kế toán thống kê.
Trần Thị Xuân Ngọc - Lớp Kế toán E Trang 6
Báo cáo tổng hợp
- Phòng tổ chức - hành chính: thực hiện công tác quản lý và sử dụng
lao động, quản trị hành chính, tổ chức thực hiện chế độ chính sách đối với
CBCNV, làm công tác tiền lương, nâng bậc lương, khen thưởng, kỷ luậtv.v...
- Phòng kế hoạch- điều độ sản xuất: có chức năng lập kế hoạch, tính
toán và đưa ra định mức về kỹ thuật, vật tư, lao động, xây dựng các quy trình
công nghệ cho sản xuất sản phẩm, chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện các giai
đoạn sản xuất sản phẩm theo tiến độ giao hàng và chất lượng của từng đơn đặt
hàng tại Xí nghiệp.
III/- Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Xí nghiệp
Thương Mại Và Bao Bì Hà Nội
Trong các doanh nghiệp công nghiệp, công nghệ sản xuất là nhân tố ảnh
hưởng đến việc tổ chức quản lý nói chung và quản lý công tác kế toán nói
riêng. Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Thương Mại
Và Bao Bì Hà Nội là hoạt động của sản xuất công nghiệp cho nên khi nghiên

cứu tình hình tổ chức và quản lý của Xí nghiệp Thương Mại Và Bao Bì Hà
Nội chúng ta đề cập đến một vài nét về quy trình công nghệ của Xí nghiệp nói
riêng và công ty XNK Và Đầu Tư Hà Nội nói chung. Từ khi đưa nguyên vật
liệu vào chế biến đến khi nhập kho thành phẩm là cả một quá trình liên tục,
khép kín.
Sơ đồ 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM BAO BÌ CARTON
TẠI XÍ NGHIỆP THƯƠNG MẠI VÀ BAO BÌ HÀ NỘI
(1)
KCS KCS
(4)
KCS (5)
Trần Thị Xuân Ngọc - Lớp Kế toán E Trang 7
Kho
Bán thành phẩm 2
Máy ghim hộp
Kho thành phẩm
Máy in hộp
Kho nguyên liệu Máy tạo sóng
Kho
Bán thành phẩm 1
Máy cán lằn
( Máy bế )
(2)
(3)
Báo cáo tổng hợp
(6) KCS
(8)
KCS ( 7 )
(9) KCS
Nguyên vật liệu được xuất từ kho đến bộ phận máy tạo sóng (1) tại bộ

phận sóng, nguyên liệu (giấy cuộn) được chia cắt theo kích thước quy định sau
đó đưa vào máy tạo sóng. Quy trình được thực hiện trên dàn máy sóng, bắt
đầu giấy được qua lô sóng thứ nhất để tạo dợn sóng, qua lô hồ thứ nhất để
ghép một lớp giấy với lớp gợn sóng đồng thời ở lô sóng thứ 2 quy trình cũng
diễn ra tương tự ở lô sóng thứ nhất, sau đó toàn bộ 2 lớp này được đưa qua
một hồ lô thứ 3 để ghép lại với nhau và ghép thêm một lớp đáy (nếu là sản
phẩm carton 3 lớp, quy trình chỉ diễn ra ở một lô sóng) và qua một dàn ép
nhiệt, sau cùng ở cuối dàn máy có một con dao chặt để cắt thành các tấm theo
quy định. Sau khi hoàn thành giai đoạn là tấm sóng, bán thành phẩm được
kiểm tra chất lượng sau đó được chuyển vào kho bán thành phẩm số 1 (2) hoặc
chuyển sang khâu sản xuất tiếp sau (3).
Ở khâu đoạn tiếp sau bán thành phẩm được đưa qua máy cán lằn chặt
khe ( hoặc máy bế hộp ) để tạo hình dáng sản phẩm. Sau khi được kiểm tra
bán thành phẩm ở giai đoạn này được chuyển sang công đoạn tiếp theo (5).
Ở khâu đoạn ghim hộp bán thành phẩm đã được tạo hình được ghim lại
tạo thành những chiếc hộp carton. Khi đã được kiểm tra sản phẩm đủ tiêu
chuẩn sẽ được chuyển vào kho bán thành phẩm số 2 (6) hoặc chuyển sang
khâu in ở giai đoạn sau (7)
Ở giai đoạn in sản phẩm được in theo yêu cầu mẫu mã của khách hàng,
sau khi hoàn thành ở giai đoạn này sản phẩm đã đủ tiêu chuẩn chất lượng
được nhập kho (9) hoặc gửi đi tiêu thụ ngay không qua nhập kho.
Trần Thị Xuân Ngọc - Lớp Kế toán E Trang 8

×