Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

tiểu luận vấn đề hiệu quả và công bằng trong giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.89 KB, 33 trang )





TIỂU LUẬN
Vấn đề hiệu quả và công bằng trong giáo dục















Mục Lục
A. LỜI MỞ ĐẦU: 1
1. Lý do chọn đề tài : 1
2. Mục tiêu nghiên cứu : 2
3. Phương pháp nghiên cứu: 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2
5. Cơ sở lí luận : 2
B. NỘI DUNG 4
1. Sơ Lược Tình Hình Giáo Dục Việt Nam Từ 2008 Đến Nay. 4
1.1 Về những thành tựu: 4


1.2 Những tồn tại: 6
2. Mục Tiêu Ngành Giáo Dục 8
2.1 Mục tiêu chung: 8
2.2 Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển giáo dục trong 5 năm (2011 – 2015) và năm
2012: 9
3. Các chính sách phát triển giáo dục.: 13
3.1 Về Vấ
n Đề Công bằng: 14
3.2 Về Vấn Đề Hiệu Quả : 17
4 Kết quả đạt được theo góc độ công bằng và hiệu quả. 20
4.2 Về Vấn Đề Công Bằng: 20
4.3 Về Vấn Đề Hiệu Quả 23
5 Giải pháp của chính phủ: 27
5.1 Công bằng trong giáo dục: 27
5.2 Nâng cao hiệu quả trong giáo dục 30
C. NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO
: 30

Vấn Đề Công Bằng Và Hiệu Quả Trong Giáo Dục
Lời Mở Đầu
1

A. LỜI MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài :
Giáo dục luôn là một vấn đề rất quan trọng , cần thiết của mỗi quốc gia .Nó đóng
góp chính vào quá trình xây dựng và sự phát triển bền vững về mọi mặt của đất nước .
Ở Việt Nam, giáo dục rất được quan tâm và chú trọng , nhất là trong thời kì đổi
mới đất nước ,phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa –hiện đại hóa .Điều
này đã được thể hiện rõ qua các văn kiện của Đảng và Nhà nước như nghị quyết
40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và Nghị quyết

41/2000/QH10 về thực hiện phổ cập trung học cơ sở (THCS).
Viêc cải cách giáo dục ở nước ta đã có nhiều tiến bộ và thành tựu như : nhu cầu
học tập của nhân dân được đáp ứng tốt hơn nhất là ở bậc trung học phổ thông, nâng
cao trình độ dân trí ,tăng nguồn nhân lực có tay nghề,đã chú trọng đến bồi dưỡng
nhân tài ,các chính sách về giáo dục đã tốt hơn và được thực hiện có hiệu quả hơn.Tuy
nhiên bên cạnh những mặt tích cực trên thì nền giáo dục ở Việt Nam vẫn còn nhiều
bất cập .Đặc biệt là trong vấn đề hiệu quả và công bằng. Chất lượng giáo dục đại trà,
đặc biệt ở bậc đại học còn thấp, phương pháp giáo dục còn lạc hậu và chậm đổi mới,
các điều kiện bảo đảm phát triển giáo dục còn nhiều bất cập, con em gia đình nghèo,
gia đình có thu nhập thấp (cận nghèo) và con em đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp
nhiều khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục, nhất là ở bậc cao, một số hiện tượng tiêu
cực trong giáo dục chậm được giải quyết.
Chính vì thế mà nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài :”Vấn đề hiệu quả và
công bằng trong giáo dục “. Đề tài này sẽ giúp các bạn hiểu được thế nào là hiệu quả
, công bằng trong giáo dục ,vai trò của nó với nền kinh tế .Nhóm cũng đưa ra thực
trạng giáo dục ở Việt nam hiện nay ,các nguyên nhân gây ra , các chính sách của nhà
Vấn Đề Công Bằng Và Hiệu Quả Trong Giáo Dục
Lời Mở Đầu
2
nước nhằm cải cách và nâng cao chất lượng giáo dục .Đồng thời nhóm cũng có cái
nhìn nhận và đánh giá riêng về các chính sách đó .
2.
Mục tiêu nghiên cứu :
 Tìm hiểu về các chính sách giáo dục của Nhà nước.
 Đánh giá được hiệu quả và công bằng trong giáo dục của Việt Nam hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu:
 Định tính:phân tích số liệu và phương pháp tổng hợp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Giáo dục những năm gần đây.
5. Cơ sở lí luận :

Công bằng là gì ?
Giáo dục là động lực thúc đẩy và là điều kiện cơ bản đảm bảo việc thực hiện
những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Giáo dục đào tạo phải
gắn với yêu cầu phát triển đất nước, phù hợp với xu thế thời đại – phát triển nền kinh
tế tri thức trên phạm vi toàn cầu, thực hiện giáo dụ
c thường xuyên cho mọi người,
hướng tới xây dựng một xã hội trong đó mọi người cùng học tập suốt đời. Giáo dục
đào tạo đã và đang đóng vai trò vô cùng quan trọng, là động lực thúc đẩy tăng trưởng,
xoá đói giảm nghèo, đảm bảo cân bằng xã hội,… Chính vì vậy, việc đầu tư phát triển
giáo dục đào tạo có một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đất nước
nói chung và của ngành giáo dục nói riêng.Có hai loại công bằng đó là công bằng
ngang và công bằng dọc .Công bằng ngang là sự đối xử như nhau đối với những
người có tình trạng kinh tế như nhau. Công bằng dọc là đối xử khác nhau với những
người có khác biệt bẩm sinh hoặc có tình trạng kinh tế ban đầu khác nhau nhằm khắc
phục những khác biệt sẵn có.
Nếu như công bằng ngang có thể
được thực hiện bởi cơ chế thị trường, thì cân
bằng dọc cần có sự diều tiết của nhà nước. Chính phủ thực thi chính sách phân phối
theo công bằng dọc nhằm giảm chênh lệch phúc lợi giữa các cá nhân.
Vấn Đề Công Bằng Và Hiệu Quả Trong Giáo Dục
Lời Mở Đầu
3
Hiệu quả là gì ?
Về khái niệm “hiệu quả”, mặc dù còn nhiều tranh luận, song theo các tài liệu mới
nhất về quản lý giáo dục, thì hiệu quả là “mức độ đạt được các mục tiêu đặt ra”. Nói
đến mục tiêu, người ta luôn đề cập đến các chỉ số cụ thể về số lượng, thời gian và
nguồn lực.
Các chỉ số về hiệu quả thường có các đặc trưng đó là: 1)Tính toán dựa trên cơ sở
các chỉ số về số lượng; 2) Thiên về các giá trị đầu ra. Khi xét hiệu quả, người ta phân
biệt hiệu quả bên trong và hiệu quả bên ngoài. Nếu như ưu điểm của việc sử dụng

khái niệm hiệu quả để đánh giá hoạt động của nhà trường là sự đơn giản, tiện dụng và
dễ tính toán thì nhược điểm chủ yếu thường có xu hướng quá tập trung vào mục tiêu
của các nhà quản lý hơn là tập trung vào mục tiêu của giáo viên, học sinh, phụ huynh
và các đới liên quan khác.
Khái niệm hiệu quả của nhà trường hiện nay đang chịu nhiều thách thức của đòi
hỏi mới, ví dụ: 1) Thành tích học tập dù được đo đạc như thế nào thì cũng không thể
phản ánh đầy đủ các nỗ lực của nhà trường dành cho quá trình giáo dục học sinh; 2)
Ảnh hưởng của các nỗ lực này sẽ tiếp tục dần được bộc lộ ở các học sinh trong suốt
cuộc đời sau khi rời khỏi nhà trường; 3) Dùng thành tích học tập của học sinh để đánh
giá tác động của giáo dục trong một nhà trường là không đầy đủ và khập khiễng.
Hiệu quả và công bằng trong giáo dục luôn đi liền với nhau.Khi sự bất
bình đẳng được giảm bớt sẽ tạo điều kiện cho trẻ em được đi học,có kiến thức ,kỹ
năng, trình độ chuyên môn và nhận thức được nâng cao ,tạo động lực để thúc đẩy sản
xuất ,phát triển nền kinh tế .
Cần phải có hiệu quả và công bằng trong giáo dục.Vì giáo dục giúp chúng ta học
làm người, nghĩa là rèn luyện đạo đức và nhân cách con người. Giáo dục đồng thời
cung cấp kiến thức, kỹ năng để con người xây dựng cuộc sống hạnh phúc, văn minh
hơn. Từ đó góp phần thức đẩy xã hội phát triển bền vững hơn.
Vấn Đề Công Bằng Và Hiệu Quả Trong Giáo Dục
Sơ Lư•c Tình Hình Giáo D•c Vi•t Nam
4


B. NỘI DUNG
1.
Sơ Lược Tình Hình Giáo Dục Việt Nam Từ 2008 Đến Nay.
Nền giáo dục Việt Nam đã hình thành từ rất lâu, quá trình hình thành và phát triển
của ngành gắn với những giai đoạn lịch sử của đất nước. Trải qua một quá trình dài
xây dựng và phát triển tới nay ngành giáo dục đã có rất nhiều những thành tựu nổi bật
bên cạnh đó là những tồn tại, yếu kém cần được khắc phục. Nhìn lại hai khía cạnh đối

ngược này để từ đó tìm ra hướng đi đưa nền giáo dục Việt Nam ngày càng phát triển
về quy mô cũng như chất lượng.
1.1 Về những thành tựu:

Đầu tư phát triển giáo dục đào tạo thời gian qua đã làm cho hệ thống giáo dục
nước nhà lớn mạnh, phát triển tương đối hoàn chỉnh và đa dạng ở mọi cấp bậc học.
Cho đến nay hệ thống giáo dục mới ở Việ
t Nam từ mầm non đến đại học về cơ bản đã
xác lập mạng lưới trường học phát triển rộng khắp từ nông thôn đến thành thị, từ miền
ngược đến miền xuôi. Quy mô về số trường học, phòng học, số lượng giáo viên liên
tục tăng qua các năm. Nhà nước đã xây dựng được hệ thống các trường học dân tộc
nội trú với điều kiện tương đối tốt để đào tạo con em các dân tộc ít người. Hệ thống
các trường ngoài công lập được hình thành đã góp phần đáp ứng nhu cầu học tập ngày
càng cao của xã hội.
Giáo dục mầm non và phổ thông.
Tại thời điểm đầu năm học 2011-2012, cả nước có 13384 trường mẫu giáo, 15337
trường tiểu học, 10243 trường THCS và 2433 trường THPT. Số giáo viên của các cấp
học cũng tăng so với năm học trước trong đó mẫu giáo là 181,9 nghìn người, giáo
viên phổ thông trực tiếp giảng dạy là 829,6 nghìn người. Cả nước có 3,4 triệu trẻ em
đến lớp mẫu giáo, 7,1 triệu học sinh tiểu học, 4,9 triệu học sinh THCS và 2,8 tri
ệu học
Vấn Đề Công Bằng Và Hiệu Quả Trong Giáo Dục
Sơ Lư•c Tình Hình Giáo D•c Vi•t Nam
5
sinh THPT. Tính đến hết tháng 3 năm 2012 cả nước có 59/63 tỉnh, Thành phố trực
thuộc trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và 63/63 tỉnh,
Thành phố trực thuộc trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS.
Giáo dục mầm non bước đầu đã khôi phục và phát triển sau một thời gian dài
gặp khó khăn ở nhiều địa phương, số xã trắng v
ề cơ sở giáo dục mầm non giảm rõ rệt.

Về giáo dục phổ thông, số lượng trường học tăng mạnh ở tất cả các bậc học và hầu
hết các vùng miền; ở các vùng khó khăn đã tích cực trong việc xoá phòng học tranh
tre và kiên cố hoá trường lớp; sách cho thư viện và thiết bị dạy học đã được bổ sung
đáng kể; SGK mới được biên soạn ở các khố
i lớp trên toàn quốc đúng tiến độ và mục
tiêu đề ra, tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trong khu vực, góp phần thay đổi cách
dạy và học trong nhà trường.
Giáo dục sau phổ thông cũng dần lớn mạnh.
Giáo dục nghề nghiệp được phục hồi sau nhiều năm suy giảm. Dạy nghề ngắn
hạn và dạy nghề cho nông dân được mở rộng. Số trường dạy nghề và trường trung
học chuyên nghiệp tăng. Tổng số học sinh trung cấp chuyên nghiệp đạt 734 nghìn học
sinh tăng 7% (năm học 2011 – 2012). Đến nay hầu hết các tỉnh đều có trường dạy
nghề, bắt đầu phát triển các tr
ường dạy nghề thuộc một số ngành kinh tế mũi nhọn.
Về giáo dục bậc cao đẳng, đại học và sau đại học không ngừng phát triển, liên
tục mở rộng quy mô, đa dạng hoá các loại hình nhà trường, phát triển các hình thức
giáo dục không chính quy đã tạo thêm nhiều cơ hội học tập cho người dân mà trước
hết là bộ phận thanh niên trẻ của nước nhà. Trong năm học 2011 – 2012 tổng số
sinh
viên đại học, cao đẳng cả nước là 2478 nghìn sinh viên, đạt tỷ lệ 280 sinh viên trên 1
vạn dân, tăng 14,6% so với năm học trước.

Về chất lượng giáo dục đào tạo đã có những chuyển biến bước đầu mang
tính tích cực.
Vấn Đề Công Bằng Và Hiệu Quả Trong Giáo Dục
Sơ Lư•c Tình Hình Giáo D•c Vi•t Nam
6
Cơ sở vật chất thiết bị dạy học ở các cấp bậc học, ở mọi vùng miền đã được
cải thiện trong thời gian qua. Một số địa phương đã nỗ lực trong việc tăng cường
đầu tư, hiện đại hoá cơ sở vật chất thiết bị dạy học. Học sinh, sinh viên được giáo dục

đào tạo toàn diện mọi m
ặt từ trí, đức, thể, mỹ cho tới kỹ năng nghề nghiệp. Trong hầu
hết các cuộc thi trí tuệ thế giới, học sinh Việt Nam luôn đạt các giải cao mang vinh
quang về cho tổ quốc. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục thường xuyên
được bồi dưỡng, trình độ ngày càng được nâng cao, góp phần cải tiến chất lượng giáo
dục đào tạo ngày một tốt hơn.
Chất lượng giáo dục c
ủa nước ta trong những năm gần đây đang từng bước
được cải thiện và đã đạt được một số kết quả trong việc thực hiện các mục tiêu chiến
lược như nâng cao dân trí, xoá mù chữ, phổ cập giáo dục phổ thông được duy trì,
củng cố và phát huy, lực lượng lao động được đào tạo đã và đang góp phần quan
trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hộ
i của đất nước.
Xu hướng đầu tư và phát triển ngành giáo dục đào tạo đang dần đi theo
chiều hướng tích cực.
Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ chốt trong huy động nguồn lực đầu tư phát
triển và định hướng trong hoạt động đầu tư. Bên cạnh đó, xu hướng đầu tư đang
được điều chỉnh theo quy luật thị trường, đặc biệt là giáo dục đào tạo sau phổ thông
chuyển hướng từ đào tạo theo cái đã có sang đào tạo theo nhu cầu.
1.2 Những tồ
n tại:
Về quy mô:
Cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy chưa đáp ứng được nhu cầu học tập và
giảng dạy ngày càng cao của giáo viên, học sinh, sinh viên. Quy mô giáo dục đại học
và trung học chuyên nghiệp còn nhỏ chưa đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của
xã hội. Giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng khó khăn đang có dấu
hiệu giảm sút cả về quy mô và ch
ất lượng.
Về chất lượng:
Vấn Đề Công Bằng Và Hiệu Quả Trong Giáo Dục

Sơ Lư•c Tình Hình Giáo D•c Vi•t Nam
7
Chất lượng giáo dục nói chung còn nhiều yếu kém, bất cập; lối học khoa cử
vẫn còn nặng nề, nặng về truyền đạt kiến thức để đối phó với các kỳ thi, chưa chú
trọng đến xây dựng về mặt tư duy sáng tạo; trình độ ngoại ngữ, tin học của bộ phận
lớn học sinh, sinh viên còn yếu, kỹ năng nghề nghiệp còn hạn chế; việc giáo d
ục đào
tạo chưa chú trọng đúng mức vào việc giáo dục đạo đức, lối sống, động cơ học tập
cho học sinh, sinh viên dẫn tới tình trạng tha hoá về đạo đức của một bộ phận thanh
niên, một vấn đề gây xôn xao dư luận trong thời gian qua.
Bên cạnh đó, đời sống của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, truyền thống tôn
sư trọng đạo tố
t đẹp ngàn đời nay của dân tộc đang bị suy giảm. Thêm vào đó là
hệ thống các trường sư phạm còn yếu kém, chất lượng thấp, không thu hút được
người tài.
Về quản lý giáo dục:
Cơ cấu giáo dục bất hợp lý. Quản lý giáo dục chậm chuyển biến, phân công,
phân cấp trách nhiệm, quyền hạn giữa các ngành, các cấp chưa hợp lý. Cán bộ quản lý
giáo dục các cấp thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, ít được quan tâm đào tạo,
bồi dưỡng.
Về đầu tư phát triển giáo dục:
Quy mô vốn đầu tư phát triển giáo dục đào tạo qua các năm đều tăng nhưng
chưa phản ánh được toàn bộ tiềm lực huy động vốn trong xã hội. Một số lượng
lớn vốn nhàn rỗi trong xã hội chưa được huy động cho công cuộc đầu tư phát triển
kinh tế - xã hội nói chung và đầu tư phát triển ngành giáo dục đào tạo nói riêng. Tuy
tốc độ tăng vốn đầu t
ư cho giáo dục đào tạo hàng năm ở mức cao, nhất là đóng góp
của ngân sách nhà nước nhưng nếu xét về số vốn đầu tư trên một đầu người trong độ
tuổi đi học thì lại thấp hơn nhiều so với các nước phát triển.
Sử dụng và quản lý các nguồn đầu tư cho giáo dục kém hiệu quả, chưa thực

sự tập trung vào những hướng ưu tiên
. Cơ cấu sử dụng vốn đầu tư phát triển giáo
dục còn bất hợp lý. Thể hiện sự mất cân đối giữa giáo dục dạy nghề, trung học chuyên
Vấn Đề Công Bằng Và Hiệu Quả Trong Giáo Dục
Các M•c Tiêu Ngành Giáo D•c
8
nghiệp với cao đẳng và đại học. Quy mô dạy nghề dài hạn và trung học chuyên
nghiệp còn thấp so với yêu cầu của thị trường lao động, cơ cấu đào tạo ngành nghề
còn mất cân đối. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp phân bổ chưa hợp lý, còn tập
trung chủ yếu ở các thành phố lớn và vùng kinh tế trọng điểm. Giáo dục đào tạo ở
vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn.
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa cao dẫn đến quy mô vốn đầu tư phát triển
ngành giáo dục đào tạo tăng kéo theo quy mô ngành tăng lên, tuy nhiên có sự mất
cân bằng giữa tăng quy mô và chất lượng giáo dục đào tạo. Đội ngũ nhà giáo thiếu
về số lượng và yếu về chất lượng, cơ sở
vật chất nhà trường tuy được đầu tư nhưng
còn thiếu thốn không đáp ứng được chất lượng công trình như đã đề ra. Bên cạnh đó,
vẫn còn tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư ở một số dự án và công trình phát
triển giáo dục đào tạo cần được khắc phục. Nhìn chung, chất lượng giáo dục đào tạo ở
Việt Nam ở mức thấp và lạc hậu so với sự phát triển như vũ bão của toàn cầu
2. Mục Tiêu Ngành Giáo Dục.
2.1 Mục tiêu chung:
Mục tiêu giáo dục chung của ngành giáo dục đã được xây dựng qua nhiều thế hệ
nhằm trả lời cho câu hỏi: Sau khi nhận được sự giáo dục, những người đi học sẽ trở
nên người như thế nào đối với cá nhân mình, đối với gia đình, quốc gia, xã hội, và
nhân loại?, những mục tiêu đó là:
- Phát triển toàn diện mỗi cá nhân. Trong tinh thần tôn trọng nhân cách và
giá trị
của cá nhân học sinh, giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện mỗi cá nhân
theo bản tính tự nhiên của mỗi người và theo những quy luật phát triển tự nhiên cả về

thể chất lẫn tâm lý. Nhân cách và khả năng riêng của học sinh được lưu ý đúng mức.
- Cung cấp cho học sinh đầy đủ thông tin và dữ kiện để học sinh phán đoán,
lựa chọn; không che giấu thông tin hay chỉ cung cấp những thông tin chọn lọc thi
ếu
trung thực theo một chủ trương, hướng đi định sẵn nào.
Vấn Đề Công Bằng Và Hiệu Quả Trong Giáo Dục
Các M•c Tiêu Ngành Giáo D•c
9
- Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh. Điều này thực hiện bằng
cách: giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sống, và lối sống của
người dân; giúp học sinh hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu thương xứ sở mình, ca ngợi
tinh thần đoàn kết, tranh đấu của người dân trong việc chống ngoại xâm bảo vệ tổ
quốc; giúp học sinh học tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt một cách có hiệu quả; giúp
học sinh nhận biết nét đẹp của quê hương xứ sở, những tài nguyên phong phú của
quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những
truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp học sinh có tinh thần
tự tin, tự lực, và tự lập.
-
Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học. Điều này thực hiện
bằng cách: giúp học sinh tổ chức những nhóm làm việc độc lập qua đó phát triển tinh
thần cộng đồng và ý thức tập thể; giúp học sinh phát triển óc phán đoán với tinh thần
trách nhiệm và kỷ luật; giúp phát triển tính tò mò và tinh thần khoa học; giúp học sinh
có khả năng tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại.
2.2 M
ục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển giáo dục trong 5 năm (2011 – 2015)
và năm 2012:
Theo báo cáo của Chính phủ về tình hình KT-XH năm 2011, Kế hoạch phát triển
KT-XH năm 2012 và giai đoạn 5 năm 2011-2015 , trong vấn đề về giáo dục đã chỉ rõ:
“ Cùng với việc tiếp tục hoàn thiện và mở rộng quy mô giáo dục đào tạo theo quy
hoạch, đã tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng như

phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; đổi mới phương pháp dạy và học; triển
khai các cuộc vận động và phong trào thi đua thiết thực;tăng cường kiểm định chất
lượng giáo dục, xây dựng trường chuẩn quốc gia; đã triển khai 35 chương trình đào
tạo theo chuẩn của các nước tiên tiến ở nhiều trường đại học. Tổ chức tốt các kỳ thi
giáo dục phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng. Tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông và tỷ lệ
huy động trẻ em đến lớp đúng độ tuổi đều tăng; giáo dục phổ cập đạt kết quả tích cực;
các chỉ tiêu tuyển mới về giáo dục - đào tạo đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tích cực
Vấn Đề Công Bằng Và Hiệu Quả Trong Giáo Dục
Các M•c Tiêu Ngành Giáo D•c
10
triển khai chương trình dạy nghề, nhất là cho lao động nông thôn và đẩy mạnh đào tạo
theo nhu cầu xã hội. Tiếp tục thực hiện các chương trình kiên cố hóa trường lớp học,
nhà công vụ cho giáo viên và đạt được những kết quả cụ thể…”
Từ những mục tiêu cơ bản căn bản , Việt Nam đề ra những mục tiêu chính sau đây
cho nền giáo dục của mình :
 Nâng cao năng lực độ
i ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo Chỉ thị số 40-
CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 . Đổi mới cơ chế, chính sách, thu hút và đào
tạo nhân tài phục vụ cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo.
 Phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, tạo bước đột phá về nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực. Tập trung triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục và
Quy hoạch phát triển nguồn nhân lự
c giai đoạn 2011 - 2020.
 Khẩn trương rà soát, hoàn thiện quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục đào tạo.
Tăng cường đầu tư các nguồn lực phát triển giáo dục, đào tạo; đầu tư cơ sở vật
chất trường lớp, trang thiết bị đồ dùng dạy học.
 Đổi mới quản lý giáo dục đồng thời với việc đổi mới nộ
i dung, chương trình,
phương pháp dạy và học; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục đại học và dạy nghề. Tăng cường công

tác phân cấp quản lý cho các cơ sở đào tạo theo hướng đảm bảo quyền tự chủ,
nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm.
 Hoàn thiện cơ chế tài chính và đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, thực hiện 3 đủ (đủ

ăn, đủ mặc, đủ đồ dùng học tập và sách vở), tạo phong trào toàn dân chăm lo cho
sự nghiệp giáo dục và đào tạo
 Chú trọng phát triển giáo dục ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Tăng
cường đào tạo theo nhu cầu xã hội. Huy động mọi nguồn lực để đầu tư cơ sở vật
chất, trang thiết bị, nhất là ở 96 xã vùng khó khăn
.
Kết quả trong năm 2011:
Vấn Đề Công Bằng Và Hiệu Quả Trong Giáo Dục
Các M•c Tiêu Ngành Giáo D•c
11
 Tỷ lệ huy động trẻ mầm non đến trường tăng gần 1%
 57/63 địa phương đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi
 63/63 địa phương đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở
 Tỷ lệ người lớn biết chữ tăng lên khoảng 94%
 Tốt nghiệp THPT năm học 2010 - 2011 đạt 95,72%
 Năm 2011, tuyển mới đại học, cao đẳng tăng 11,6%, trung cấp chuyên nghiệp
tăng10,8%, tuyển mới cao đẳng nghề và trung cấp nghề tăng 16,7%
 Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 40%.
 Sau gần 4 năm thực hiện Đề án của Chính phủ về công tác đổi mới và phát triển
giáo dục, đến nay đã có 84.294 phòng học kiên cố được xây dựng, trong đó có
67.784 phòng học đã hoàn thành đư
a vào sử dụng; có 22.792 nhà công vụ giáo
viên được xây dựng, trong đó 19.057 nhà đã hoàn thành, đưa vào sử dụng.
5 nhóm nhiệm vụ giáo dục trọng tâm năm 2012
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của ngành
giáo dục năm 2012 sẽ tập trung vào 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm. Theo đó, 5 nhóm

nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong năm 2012 sẽ tập trung vào:
• Hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý giáo dục : Xây
dựng và thực hiện Luật Giáo dụ
c, các Nghị quyết của Quốc hội về giáo dục, bổ sung
để hoàn thiện Dự án Luật Giáo dục ĐH ;Thực hiện phân cấp quản lý giáo dục cho địa
phương ; Xiết chặt và xử lý nghiêm các vi phạm về thu chi trong các cơ sở giáo dục;
Công tác thanh tra thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh ĐH, CĐ, việc cam kết thực
hiện cam kết thành lập trường, các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, liên kết
đào tạo, thanh tra các cơ sở giáo dục ngoài công lập, các cơ sở giáo dục có yếu tố
nước ngoài… cũng sẽ được đẩy mạnh trong năm 2012.
• Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục năm 2012 : Bộ tiếp tục
triển khai thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong toàn ngành giáo
dục; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dụ
c Tiểu học,
Vấn Đề Công Bằng Và Hiệu Quả Trong Giáo Dục
Các M•c Tiêu Ngành Giáo D•c
12
THCS và xóa mù chữ cho người lớn .Giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, ngăn chặn bạo
lực trong học sinh, sinh viên, tìm giải pháp để khắc phục hiện tượng học sinh ngồi sai
lớp, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh khá giỏi
• Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục năm 2012 : Đề án
đào tạo giảng viên có trình độ tiế
n sĩ cho các trường ĐH, CĐ từ nay đến năm 2020.
Xây dựng và triển khai đề án về chính sách thu hút chuyên gia Việt Nam trình độ cao
ở nước ngoài về tham gia quản lý và triển khai nghiên cứu khoa học, giảng dạy ĐH
giai đoạn 2012-2015.
• Kế hoạch, tài chính, tăng cường cơ sở vật chất : Tiếp tục hoàn thiện về
cơ chế, chính sách đối với lĩnh vực tài chính Giáo dục và Đào tạo. Xây dự
ng đề án di
dời một số trường ĐH và CĐ từ nội thành thành phố Hà Nội và TP. HCM đến các khu

quy hoạch…
• Tăng cường liên kết đào tạo quốc tế : Tăng cường ký kết các điều ước và
thỏa thuận quốc tế về Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh đó, thanh tra các cơ sở giáo dục
có chương trình hợp tác đào tạo với nước ngoài trên phạm vi toàn qu
ốc. Công tác cử
lưu học sinh đi nước ngoài theo các đề án đã được phê duyệt, tuyển chọn lưu học
sinh đi học tập ở nước ngoài… sẽ được đôn đóc đẩy mạnh trong năm 2012. Bên cạnh
đó, việc triển khai, xây dựng các trường ĐH xuất sắc và thực hiện tiếp tục “Đề án
hợp tác giáo dục đào tạo Việt Nam – Lào giai đoạn 2011-2020” cũng được xác định
là một trong nhiệm vụ giáo dục cấp bách trong năm 2012.
5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong năm 2012 nhằm xây dựng
một nền giáo dục trong sạch và tiến bộ , hiệu quả hơn
Trong điều kiện đất nước đang trong công cuộc phát triển ,cần ổn định và phát
triển ở nhiều khía cạnh ,lĩnh vực thì việc phân bổ nguồn lực hạn hẹp của xã h
ội cho
những lĩnh vực đó cần đảm bảo sự hiệu quả , hợp lý về mặt kinh tế cũng như sự công
bằng về mặt xã hội giữa các tầng lớp, dân tộc. Giáo dục cũng không nằm ngoài vấn đề
hiệu quả và công bằng đó .Có vị trí quan trọng đối với sự phát triển của bất kỳ quốc
Vấn Đề Công Bằng Và Hiệu Quả Trong Giáo Dục
Các Chính Sách Giáo D•c
13
gia nào, giáo dục không chỉ mang ý nghĩa nhân văn mà nó còn có ý nghĩa kinh tế , xã
hội rất lớn , điều đó dễ dàng giải thích cho sự quan trọng của sự chính xã, phù hợp ,
đúng lúc và hiệu quả của từng chính sách giáo dục của chính phủ nhằm bảo đảm sự
hiệu quả trong việc phân bổ nguồn lực và công bằng khi thực thi chính sách để đạt
được những mục tiêu chung của giáo dục như đã đề câp
ở trên.
3. Các chính sách phát triển giáo dục.:
Từ sau khi Việt Nam nhập WTO , chính sách khuyến khích giáo dục càng được
chính phủ quan tâm phát triển nhằm rút ngắn sự bất bình đẳng trong giáo dục giữa các

vùng miền , các dân tộc cũng như đầu tư có hiệu quả vào chất lượng nguồn nhân lực
đất nước. Sau tám năm thực hiện Chiến Lược Giáo Dục 2001-2010 ,chính phủ tiếp tục
đưa ra Chiến Lược Giáo Dục 2009-2020 để thực hiện tiếp những năm cuối c
ủa chiến
lược trước và định hướng chiến lược giáo dục trong tương lai sắp tới. Sơ lược Chiến
Lược Giáo Dục 2009 -2020, có ba giai đoạn chính:
Giai đoạn 1(2009 – 2010):
- Điều chỉnh một số chỉ tiêu và tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục
2001-2010.
- Tập trung vào một số trọng điểm: Đẩy mạnh cuộc vận động đổi mớ
i phương
pháp dạy học; chấn chỉnh nền nếp và kỉ cương trong các hoạt động giáo dục để xây
dựng môi trường giáo dục lành mạnh, cải cách hành chính triệt để trong hệ thống
quản lý giáo dục từ trung ương đến địa phương.
- Thực hiện một số giải pháp bổ sung; khởi động các chương trình, dự án, đề án
của giai đoạn 2009 – 2020.
Giai đoạn 2 (2011 - 2015) :
- Triển khai ch
ương trình giáo dục mầm non mới; chuẩn bị chương trình giáo dục
phổ thông mới, đồng thời tăng cường sử dụng các chương trình đào tạo tiên tiến quốc
tế ở các cơ sở đào tạo nghề nghiệp và đại học; triển khai chương trình ngoại ngữ mới
trong toàn bộ hệ thống giáo dục.
Vấn Đề Công Bằng Và Hiệu Quả Trong Giáo Dục
Các Chính Sách Giáo D•c
14
- Tổ chức đánh giá quốc gia và tham gia chương trình đánh giá quốc tế về kết quả
học tập của học sinh
- Tiến hành đổi mới cơ cấu và quản lý nhà nước đối với hệ thống giáo dục quốc
dân.
- Đổi mới mạnh mẽ công tác đào tạo sư phạm, công tác bồi dưỡng nhà giáo và cán

bộ quản lý giáo dục.
Giai đoạn 3 (2016 - 2020) :
- Đẩy mạnh việc xây dựng các đại học đạt tiêu chuẩn quốc tế
- Thực hiện những điều chỉnh cần thiết về các mục tiêu, chỉ tiêu chiến lược và
đánh giá kết quả thực hiện chiến lược giáo dục.
Trong chiến lược này , chính phủ vẫn nhắm đến mục tiêu sử dụng nguồn vốn đầu
tư giáo dục hiệu quả thể hiện qua việc năng cao chất lượng môi trường giáo dục và
xây dựng sự công bằng trong việc tiếp cận giáo dục , học tập của học sinh , sinh viên
ở các vùng miền, dân tộc trên toàn quốc. Điều đó thể hiện qua các chính sách , dự án
sau :
3.1 Về Vấn Đề Công bằng:

Đầu tư phát triển giáo dục vùng sâu vùng xa, con em dân tộc :
Khu vực vùng núi , vùng cao là những khu vực mà giáo dục còn nhiều khó khăn
để phát triển , số lượng học sinh đi học ít , bỏ học nhiều, cở sở vật chất lẫn đội ngũ
giảng dạy thiếu thốn.
Nguyên nhân sâu xa của vấn đề trên đó là nền kinh tế còn nhiều hạn chế, thế nên
đầu tư cho giáo dục về cơ sở vật chất , đội ngũ giảng dạy còn rất thiếu thốn. Bên cạnh
đó còn là sự hạn chế về mặt nhận thức của người dân đối với sự quan trọng của giáo
dục đến tương tai thế hệ trẻ , gánh nặng mưu sinh, kiến thức hạn hẹp khiến nhiều bậc
phụ huynh không thể cũng như không muốn cho con đến trường.
Vấn Đề Công Bằng Và Hiệu Quả Trong Giáo Dục
Các Chính Sách Giáo D•c
15
Nhưng với chủ trương khuyến học, nhà nước ta đã đưa ra nhiều dự án, chương
trình, chính sách hỗ trợ trẻ em vùng cao, vùng kinh tế khó khăn có điều kiện được đến
trường, phổ cập kiến thức:
‐ Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên 40 tỉnh -
nhằm cải thiện cơ hội tiếp cận với trường tiểu học và nâng cao chất lượng giáo dục
cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ; cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ giáo dục

tiểu học, đặc biệt ở các huyện khó khăn, các trường khó khăn ; tăng cường khả năng
tiếp cận với giáo dục tiểu học của gia đình và cộng đồng; giảm số trẻ em có khó khăn
không đi học hoặc hiện đang bỏ học, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật, trẻ em
nghèo, trẻ em đường phố nhằm tăng tỷ lệ đi học tiểu học, tỷ lệ hoàn thành bậc học ;
nâng cao chất lượng đầu ra của tiểu học, góp phần phổ cập Trung học cơ sở - đã được
tiến hành từ 2003 và kết thúc cuối năm 2009 với nguồn vốn lên đến 245 triệu USD
đến từ vốn vay Ngân Hàng thế giới , vốn viện trợ không hoàn lại và từ chính phủ .
‐ Với nguồn vốn ODA từ Ngân hàng phát triển Châu Á – ADB ( 50 triệu
USD) và sự hổ trợ chính phủ (14 triệu USD) - 64 triệu USD đã được đầu tư cho dự
án giáo dục trung học cơ sở vùng khó khăn nhất nhằm giảm thiểu thiệt thòi của
những nhóm đặc biệt khó khăn, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc và những
vùng khó khăn nhất, góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lược của Chính phủ về
phổ cập giáo dục THCS , giảm đói nghèo và giảm bớt khoảng cách phát triển giữa các
vùng, các dân tộc đã được phát triển tại 17 tỉnh ( gồm 8 tỉnh miền núi phía Bắc, 4 tỉnh
Tây Nguyên, tỉnh Ninh Thuận và 4 tỉnh Tây Nam Bộ, với 1450 trường THCS vùng
khó khăn nhất và 15 trường cao đẳng sư phạm ), kéo dài từ tháng 6/2008 đến tháng
6/2014. Số vốn tập trung nâng cao chất lượng và sự phù hợp của giáo dục trung học,
thử nghiệm phương pháp đổi mới nhằm tăng cường bình đẳng và cơ hội tiếp cận giáo
dục cho học sinh dân tộc thiểu số và nâng cao năng lực lập kế hoạch và quản lý giáo
dục THCS các vùng khó khăn nhất.
‐ Ưu tiên phát triển giáo dục dân tộc. Nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung các
chính sách hỗ trợ giáo viên, học sinh ở vùng dân tộc; triển khai thay các sách giáo
Vấn Đề Công Bằng Và Hiệu Quả Trong Giáo Dục
Các Chính Sách Giáo D•c
16
khoa tiếng Khmer, Chăm, Jrai, Hmông, Bana. Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em dân tộc
trước khi vào lớp 1, tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc ở cấp tiểu học.
Tiếp tục xây dựng chính sách giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn,
đảm bảo sự công bằng xã hội và bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục đối với giáo
dục trẻ em khuyết tật.

‐ Nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ quản lý, giáo viên các
trường phổ thông dân tộc nội trú, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học, giáo
dục và quản lý tại các trường này.
Về cơ sở hạ tầng :
‐ Chính phủ cũng đã phê duyệt đề án “ Củng cố và phát triển hệ thống trường
phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011-2015” với kinh phí lên đến 4 150 tỷ đồng -
phấn đấu đến năm 2015, cả nước có 317 trường phổ thông dân tộc nội trú với khoảng
85.000 học sinh, đạt bình quân 7% học sinh dân tộc thiểu số cấp trung học cơ sở và
cấp trung học phổ thông trong toàn quốc được học trong trường phổ thông dân tộc nội
trú.
‐ Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường phổ thông dân tộc nội trú
theo hướng trường trung học đạt chuẩn quốc gia và đảm bảo các điều kiện để nuôi dạy
học sinh nội trú. Phấn đấu đến năm 2015 có khoảng 30% số trường phổ thông dân tộc
nội trú đạt chuẩn quốc gia.
‐ Thực hiện chính sách miễn giảm học phí, trợ cấp xã hội cho học sinh , sinh
viên ở các cấp, bậc học : Đối với dân tộc rất ít người , chính sách hỗ trợ càng được
quan tâm tiến hành : trẻ mẫu giáo 3 - 5 tuổi học tại các trường, lớp công lập được
hưởng mức hỗ trợ bằng 30% mức lương tối thiểu chung/trẻ/tháng; các đối tượng HS
tiểu học, HS THCS tùy nơi học được hưởng 40% đến 100% mức lương tối thiểu
chung/HS/tháng. HS, SV học tại các trường, khoa dự bị ĐH, các trường ĐH, CĐ,
TCCN và dạy nghề được hưởng học bổng bằng 100% mức lương tối thiểu
chung/SV/tháng. Thời gian được hưởng hỗ trợ là 12 tháng/năm cho tất cả đối tượng.
‐ Tăng cường các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục và công tác quản lý
trường phổ thông dân tộc nội trú như triển khai “Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học
Vấn Đề Công Bằng Và Hiệu Quả Trong Giáo Dục
Các Chính Sách Giáo D•c
17
và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012” theo Quyết định số 20/2008/QĐ-
TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ với tổng số vốn đầu tư khoảng
25.000 tỷ đồng nhằm thực hiện mục tiêu tiếp tục xóa bỏ tình trạng học ca 3, phòng

học tạm thời các loại, giải quyết nhà công vụ cho giáo viên ở các xã vùng sâu, vùng
xa, vùng đặc biệt khó khăn. Năm 2008 tập trung triển khai 3.700 tỷ đồng của Đề án,
đảm bảo tất cả dự án ở các tỉnh thành phải được khởi công trong năm 2008.
‐ Đề án Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai
đoạn 2011-2015; Đề án tăng cường đầu tư xây dựng ở mỗi tỉnh có ít nhất 1 trường
Phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh và một số trường phổ thông dân tộc nội trú cấp
huyện, trường phổ thông dân tộc bán trú nhằm thu hút được tất cả trẻ trong độ tuổi
đến trường; Thực hiện công bằng trong xã hội và một số chính sách miễn, giảm học
phí, cấp học bổng, cho vay đi học
Về chất lượng giáo dục :
‐ Chú trọng chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá
để nâng cao chất lượng dạy và học; Thực hiện có hiệu quả việc dạy học tiếng dân tộc
thiểu số; Cung cấp miễn phí hoặc giảm giá sách giáo khoa, học phẩm, đồ dùng học
tập cho học sinh vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách xã
hội.
Với những giải pháp trên, giáo dục ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng
sâu, vùng xa từng bước phát triển, như: Số lượng học sinh học ở các trường phổ thông
dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú tăng lên; hầu hết các em học sinh dân tộc
nội trú có phẩm chất đạo đức tốt, giữ gìn được bản sắc văn hóa của dân tộc mình,
đồng thời tiếp thu các nét đẹp văn hóa ứng xử văn minh, tiên tiến thông qua các hoạt
động của nhà trường; chất lượng dạy và học ở các tỉnh miền núi và dân tộc ngày càng
được cải thiện. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp nên chất lượng giáo dục chưa
ngang bằng với vùng thuận lợi.
3.2 Về Vấn Đề Hiệu Quả :
Nâng cao chất lượng giáo dục:
Vấn Đề Công Bằng Và Hiệu Quả Trong Giáo Dục
Các Chính Sách Giáo D•c
18
‐ Cải cách chương trình học, sách giáo khoa, chất lượng giáo viên , kiến
thức… Triển khai thực hiện Chương trình cải cách hành chính và Chính phủ điện tử.

Tuyển chọn, cung cấp miễn phí các phần mềm quản lý học tập của học sinh, quản lý
giáo viên, hỗ trợ sắp xếp thời khoá biểu, quản lý thư viện trường học và hướng dẫn
mua hoặc cung cấp phần mềm ứng dụng.
‐ Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị, nhất là đối với vùng khó khăn, vùng
dân tộc thiểu số để thu hút trẻ đến trường. Tập trung làm tốt việc đầu tư phát triển số
lượng và nâng cao chất lượng của trường mầm non, tiểu học, THCS và THPT đạt
chuẩn quốc gia. Đầu tư hiện đại hóa hệ thống trường THPT chuyên.
‐ Đầu tư xây dựng hiệu quả Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-
2010” được phê duyệt theo Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg ngày 18/5/2005 của Thủ
tướng Chính phủ, nhằm củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các
trung tâm GDTX, các trung tâm học tập cộng đồng, các trung tâm ngoại ngữ, tin học ;
xây dựng các chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đáp ứng nhu cầu
người học; biên soạn tài liệu xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; phấn
đấu đạt chỉ tiêu đến năm 2010 tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 trở lên đạt 98%,
trong đó đối với số người có độ tuổi từ 15 đến 35 đạt tỷ lệ trên 99%.
‐ Đề án phát triển Giáo Dục Mầm Non giai đoạn 2006-2015 được phê duyệt
theo Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày 23/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
‐ Triển khai Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg về việc tăng cường công tác y tế
trường học.


Phát triển giáo dục toàn diện :
Bên cạnh phát triển và hoàn thiện phần kiến thức cho học sinh , sinh viên , chính
phủ còn xây dựng nhiều đề án hướng đến sự phát triển toàn diện : không chỉ kiến thức
mà còn là văn hóa, ý thức , xã hội, tính cách…
Vấn Đề Công Bằng Và Hiệu Quả Trong Giáo Dục
Các Chính Sách Giáo D•c
19
‐ Đề án “Nâng cao chất lượng phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường”
thực hiện Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số

37/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục tuyên truyền về phòng chống tội phạm, tệ nạn ma
tuý. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 52/2007/CT-BGDĐT ngày 31/8/2007 của Bộ trưởng
Bộ GDĐT về tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông trong các cơ sở giáo
dục.
‐ Việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” bắt đầu từ năm học 2008-2009 đến năm 2013 là nhằm tạo một bước đột
phá trong giáo dục toàn diện cho học sinh. Thông qua 5 nội dung của phong trào theo
Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
đặc biệt là nội dung rèn luyện kỹ năng sống, tổ chức hoạt động tập thể vui tươi, lành
mạnh và học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử,
văn hoá, cách mạng ở địa phương để giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, kỹ năng
sống, thái độ sống tích cực sẽ có cơ chế và điều kiện mới về chất.
Điều chỉnh ngân sách nhà nước:
‐ Điều chỉnh từng bước cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho các cấp học theo
hướng ưu tiên ngân sách để thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ, hỗ trợ
phổ cập một năm mẫu giáo 5 tuổi, đảm bảo chi cho giáo dục ở các xã đặc biệt khó
khăn, đảm bảo tiền lương cho đội ngũ nhà giáo và kinh phí hỗ trợ cho đối tượng học
sinh chính sách, học sinh nghèo.
‐ Thực hiện 3 công khai trong các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập
để người học và xã hội giám sát, đánh giá: (1) công khai chất lượng đào tạo, (2) công
khai các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, (3) công khai thu, chi tài chính
và 4 kiểm tra: (1) kiểm tra việc phân bổ và sử dụng ngân sách giáo dục đào tạo, (2)
kiểm tra việc thu và sử dụng học phí trong các nhà trường, (3) kiểm tra việc sử dụng
các khoản đóng góp tự nguyện của người dân và các tổ chức cho nhà trường (4) kiểm
tra việc thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và xây dựng nhà công vụ
cho giáo viên.
Vấn Đề Công Bằng Và Hiệu Quả Trong Giáo Dục
Các Chính Sách Giáo D•c
20

‐ Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định của Luật phòng, chống tham
nhũng, Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. Xử lý kịp thời những sai phạm
được phát hiện qua công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán. Tiếp tục thực hiện triệt để
tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn
định kinh tế theo các nội dung của Nghị quyết số 10/2008/NQ-CP ngày 17/4/2008 của
Chính phủ và Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 17/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra , vấn đề phát triển giáo dục còn được đưa vào các chương trình xóa đói
giảm nghèo nhằm giúp người nghèo tiếp cận được giáo dục cơ bản, các dự án này như
: xây dựng, kiên cố hóa cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cho sinh viên học sinh nghèo, cán bộ
quản lý và giáo viên; hỗ trợ cho các vùng nghèo, dân tộc thiểu số ; xóa mù chữ và phổ
cập giáo dục… Các dự án này tuy không thuộc chương trình giáo dục chính thức
nhưng cũng đã làm tăng cơ hội học tập của học sinh , sinh viên nghèo. Giáo dục cũng
là một trong những lĩnh vực được xây dựng trong Chương Trình Phát Triển Kinh
Tế Xã Hội Các Xã Đặc Biệt Khó Khăn Vùng Dân Tộc Thiểu Số Và Miền Núi 135
4 Kết quả đạt được theo góc độ công bằng và hiệu quả.
4.2 Về Vấn Đề Công Bằng:

Thành tựu:
Giáo dục Việt Nam có thành tích lớn về định lượng trong một thời gian ngắn,
đồng nghĩa với thành công trong phổ cập giáo dục trên diện rộng, các thành tích về
học tập cũng được cải thiện. Điều này đồng nghĩa với việc giáo dục đạt được những
thành tựu cả về số lượng và chất lượng.
Số trẻ dân tộc ít người được họ
c mầm non cũng tăng lên từ 50 947 trẻ em năm học
2007-2008 lên 64 551 trẻ em năm học 2010-2011. Về số lượng trẻ em dân tộc được
nhập học cấp tiểu học đã tăng từ 1.099 triệu học sinh năm học 2007-2008 lên 1.210
triệu học sinh giai đoạn 2010-2011.Ở bậc cao đẳng – đại học , sinh viên dân tộc cũng
đã tăng đáng kể trong thời gian gần đây.
Vấn Đề Công Bằng Và Hiệu Quả Trong Giáo Dục
K•t Qu• Đ•t Đư•c Theo Góc Đ• CB và HQ

21
Tăng khả năng tiếp cận giáo dục cho con em đồng bào dân tộc ít người là mục tiêu
đã hoàn thành tốt trong các mục tiêu giáo dục , tăng cường giáo dục cho con em dân
tộc ít người từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào , rút ngắn khoảng cách xã
hội giữa các dân tộc.
Vấn đề bình đẳng giới cũng được cải thiện khi số lượng nữ giáo viên giảng dạy
cũng tăng đáng kể , nh
ư trong giáo dục phổ thông, số giáo viên nữ từ 552 454 giáo
viên năm 2007-2008 đã tăng đến 578 361 giáo viên năm học 2009-2010.

Công tác huy động Trẻ khuyết tật tới lớp trong thời gian qua đã đạt được những
kết quả quan trọng. Năm học 2003-2004, cả nước có trên 107.500 trẻ khuyết tật
họchoà nhập tại các trường phổ thông và ở hơn 100 cơ sở giáo dục chuyên biệt, đến
năm học 2008-2009, có gần 390.000 trẻ khuyết tật đi học hoà nhập và 7.500 trẻ học
trong các cơ sở giáo dục chuyên biệ
t. Tỉ lệ trẻ khuyết tật trong độ tuổi tiểu học đi học
đạt 67% , kết quả học tập của học sinh khuyết tật có tiến bộ đáng kể, số học sinhxếp
loại học lực trung bình trở lên đạt 48,5%.
Sự phát triển về số lượng và tỉ lệ trẻ đi học tăng cho thấy có sự chuyển biến cơ bản
trong nhận thức và trách nhiệm của mọi người về vấn đề tăng cường cơ hội để TKT
được đến trường.
Hạn chế:
Giữa các nhóm thu nhập và nhóm dân tộc khác nhau, trình độ học vấn, tỷ lệ đi học
và hoàn thành bậc học không đồng đều. Chỉ có 73% trẻ em nghèo hoàn thành bậc tiểu
học so với 95% trẻ em con nhà khá giả. Giữa các nhóm dân tộc đa số và thiểu số vẫn
chưa thu hẹp được khoảng cách ở mọi cấp học dù tỷ lệ đã được cải thiện.
Bảng 1 :Số học sinh phổ thông thuộc dân tộc ít người

Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Số HS

2467121 2395650 2288011 2278331 2225950
Vấn Đề Công Bằng Và Hiệu Quả Trong Giáo Dục
K•t Qu• Đ•t Đư•c Theo Góc Đ• CB và HQ
22
(người)

Từ năm 2006 đến nay , số lượng học sinh phổ thông thuộc dân tộc ít người ngày
càng thấp và đang có xu hướng giảm dần .Điều này là đi ngược với sự phát triển cả về
kinh tế và xã hội của nước ta ,chứng tỏ vấn đề giáo dục , đào tạo học sinh vùng dân
tộc ít người chưa được quan tâm đúng mức .Hơn nữa , do trình độ nhận thức của
người dân còn chưa cao,phần đông họ còn lo kiếm cái ăn trước mắt ,chưa suy tính lâu
dài cho sự phát triển của con cái sau này .Vốn dĩ số lượng học sinh vùng khó đã thấp
lại thêm nhiều yếu tố khác như: điều kiện kinh tế ngày càng khó khăn , chính sách ưu
tiên chưa hợp lí ,lượng kiến thức cần học ngày càng nhiều ,…nên lượng học sinh phổ
thông ở vùng khó ngày càng thấp đi .
Hiện thời gian họ
c chính thức của hệ thống giáo dục tiểu học bắt buộc của nhà
trường chỉ là nửa ngày. Với hơn 700 giờ dạy bắt buộc một năm, Việt Nam đang là
nước có thời gian dạy học ở bậc tiểu học thấp nhất thế giới. Thông thường hai lớp sử
dụng chung một phòng học, một lớp học buổi sáng và một lớp học buổ
i chiều. Mặc dù
được ủng hộ, nhưng chương trình học cả ngày vẫn chỉ áp dụng chủ yếu ở khu vực
thành thị và những nơi có điều kiện kinh tế khá giả do phần lớn vẫn phụ thuộc vào
Vấn Đề Công Bằng Và Hiệu Quả Trong Giáo Dục
K•t Qu• Đ•t Đư•c Theo Góc Đ• CB và HQ
23
nguồn lực tài chính của các gia đình. Mâu thuẫn ở chỗ: Nơi thuận lợi thì học quá
nhiều trong khi vùng khó khăn thì lại học quá ít. Nếu tổ chức học hai buổi một ngày
và bữa ăn trưa ở nhà trường thì trẻ em vùng núi sẽ chăm đến trường hơn.
Ngoài ra, về phương pháp sư phạm và cách thức quản lý trường học cũng tồn tại

nhiều vấn đề. Để giải quy
ết các thách thức này, Việt Nam cần ưu tiên hơn trong cấp
ngân sách công cho ngành giáo dục, cải thiện hiệu quả chi tiêu và nâng cao chất lượng
quản lý trường học và sư phạm.
4.3 Về Vấn Đề Hiệu Quả
Thành tựu:
Báo cáo do Ngân hàng Thế giới, Cơ quan Hợp tác Phát triển Vương quốc Bỉ, Bộ
Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) phối hợp thực hiện, chỉ ra rằng tương
xứng với mức thu nhập của mình, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng
liên quan đến giáo dục cơ bản. GDP đầu người năm 2009 của Việt Nam gần bằng 1/7
mức thu nhập trung bình c
ủa các nước khu vực Đông Á và Thái Bình Dương và bằng
¼ các nước có mức thu nhập trung bình. Nhưng tỷ lệ người biết chữ của Việt Nam
ngang bằng với 2 nhóm nước này…


Bảng 2 : Tỷ lệ nghèo ở thành thị và nông thôn (%)
2006 2008 2010 2010*
Thành thị 7.7 6.7 5.1 6.9
Nông thôn 18.0 16.1 13.2 17.4
(Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010* được tính theo chuẩn nghèo
của Chính phủ GĐ 2011-2015)

×