Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài phát Ngày 20-11-2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.41 KB, 3 trang )

BÀI PHÁT BIỂU CẢM TƯỞNG 20/11/2013
-Kính thưa quý cấp lãnh đạo, quý vị đại biểu và quý thầy cô giáo!
Hôm nay ngày 18/11/2013, chỉ còn hai ngày nữa cả nước kỉ niệm 31 năm Ngày
nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2013). Thay mặt tất cả cán bộ viên chức trong
ngành giáo dục toàn huyện cho phép tôi được cúi đầu tri ân Đảng, Nhà nước, các nhà
quản lí giáo dục, nhân dân đã cho chúng tôi có một Ngày nhà Giáo Việt Nam, vinh danh
những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa.
Trong những ngày này trong lòng chúng tôi như rộn vui lên, lâng lâng một lòng tự
hào về ngành về nghề. Kể từ ngày 20/11/1982 đến nay đã được 31 năm, một khoảng thời
gian khá dài để đủ chúng ta suy ngẫm về những trải nghiệm qua năm tháng giảng dạy. Có
biết bao văn hoa, mỹ từ ca ngợi và tôn vinh về nghề dạy học. Cố thử tướng Phạm Văn
Đồng đã từng khẳng định:“ Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao
quý”. Đây là khẳng định mang tính lịch sử, truyền thống bản chất của con người Việt
Nam.
-Kính thưa quý vị đại biểu!
Mỗi năm khi đến ngày 20/11 tôi được thêm một tuổi nghề, lòng tôi dâng lên cảm
xúc khó tả vì ít ai có ngày sinh như tôi , tôi sinh ngày 20-11-1960, đúng Ngày nhà giáo
Việt Nam; Có lẻ số phận đã định sẵn tôi gắn bó với nghề dạy học suốt cả đời mình. Thời
gian dần dần trôi thấm thoát tôi đã được 33 năm trong nghề - 33 năm nhận Đông Hải là
quê hương để dấn thân, lập nghiệp. Trong diễn đàn lớn ngày hôm nay cho phép tôi có đôi
dòng tâm sự đối với các đồng nghiệp : Tôi nhớ lại ngày ấy: Tháng 9/1981 tôi được phân
công về dạy tại Trường Phổ Thông Cơ Sở Phong Thạnh Đông . Nhà trường không có nhà
tập thể ,thời gian đầu, chúng tôi được bố trí ở một nơi mà ít ai trong chúng ta ngồi đây có
thể nghĩ ra . Đó là một chuồng trâu cải tiến , chỉ có mái, mà không có vách, chúng tôi
phải dùng cao su che gió . Nhưng chúng tôi vẫn nói vui với nhau có một chổ ở là quý
rồi. Chúng tôi phải tự nấu ăn , thức ăn mà chúng tôi có là các loại rau dại trong vườn, cá
là phải tự kiếm lấy. Chúng tôi tự tếu táo với nhau bằng câu đối tết mà đến giờ này chúng
tôi vẫn còn nhớ : “Chiều ba mươi thầy giáo, tháo giày đem đi bán.
Sáng mùng một giáo chức , dứt cháo đón xuân sang” .
Chúng tôi có lối sinh hoạt rất độc đáo , mỗi tuần đều xuống các ấp thăm hỏi các
em học sinh, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của con em mình. Các gia đình


đều rất phấn khởi, vui vẻ mời chúng tôi dùng cơm. Khó khăn là vậy nhưng chúng tôi vẫn
luôn giữ vững đạo đức và phẩm chất trong sáng luôn thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ
:“Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt học tốt”.
Năm 1983, tôi được phân công về dạy Trường phổ thông cơ sở Long Điền Đông
C, trường sở còn nhiều khó khăn tạm bợ, khu tập thể thiếu chỉ có vài căn dành cho các
anh chị giáo viên chi viện có gia đình, tôi và một đồng chí khác được bố trí ở trong văn
phòng có 12 mét vuông. Các phòng học đều bằng lá, các bàn học thì thiếu thốn chấp vá .
Nhưng phong trào học tập sôi nổi, trường tôi có các lớp dạy toàn cấp từ lớp 1 đến lớp 9,
các trường khác như LĐĐ B, LĐĐ A chỉ dạy đến lớp 7 phải chuyển trường đến trường
chúng tôi để học. Do vậy trường chúng tôi được xem là một trường trọng điểm trong bốn
xã. Năm 1985, tôi được PGD điều đi học sư phạm cấp II, nhằm thay thế dần cho các anh
chị em giáo viên chi viện hết nhiệm vụ. Cũng trong thời gian này tôi lập gia đình, cuộc
sống trong những năm đó vô cùng khó khăn, đồng lương ba cọc ba đồng, lương hai vợ
chồng chỉ có thể sống trong 10 ngày, cơm áo gạo tiền đều phải nhờ mẹ vợ cung cấp.
1
Không có điều kiện để lo cho con, Chúng tôi phải vào trường để buôn bán, hình ảnh đứa
con nhỏ hằng ngày quảy trên lên chiếc giỏ đệm đụng đất để mua gạo còn khắc sâu tâm
khảm chúng tôi. Biệt danh “Lưu khoai” cũng có trong thời gian này vì hàng tuần tôi đều
đi chợ mua khoai về bán. Tôi nguyện trong lòng chỉ cần đồng lương đủ sống là tôi thôi
bán khoai nữa để giữ hình tượng đẹp trong lòng học sinh. Nhớ lại những năm tháng
ấy,vào lúc 4 giờ sáng vừa ngồi canh nồi khoai, vừa soạn giáo án bên ánh đèn dầu , nghĩ
lại bây giờ sống mũi vẫn còn cay.
Năm 1993, cải cách tiền lương mới, cuộc sống đã khá hơn , đời sống giáo viên đã
được cải thiện , tôi không còn buôn bán nữa . Cũng vào năm này tách trường , Trường
THCS Long Điền Đông C được thành lập và dời xuống trạm y tế xã để dạy, cơ sở vật
chất có được cải thiện bốn phòng bán kiên cố cho một trường, cả hội đồng chỉ có 7
người, chúng tôi phải dạy rất nhiều tiết, có năm 28 tiết trên tuần, vừa dạy chéo môn, học
sư phạm văn dạy toán như thầy Trần Minh Quang, vừa không đúng chuyên môn làm kế
toán dạy thể dục như thầy Mai Bá Mừng , dạy kê như thầy Hứa Xướng Thu… Nhưng
với lòng quyết tâm nâng cao chất lượng giáo dục , chúng tôi đã đã tạo ra thế hệ có chất

lượng hiện giữ nhiều cương vị trọng trách trong chính quyền , bác sĩ , kỉ sư, quản lí giáo
dục, nhà giáo…Không bằng lòng với hiện tại, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của
mình , tôi là người tiên phong đi học đại học từ xa bằng chính đồng lương ít ỏi của mình.
Năm 1998 tôi tốt nghiệp khóa đầu tiên của Đại học sư phạm Huế.
Bước vào những năm đầu của thế kỉ 21, công nghệ thông tin đã được áp dụng
trong giảng dạy, lúc đó tôi hoàn toàn chưa hiểu biết về vi tính, mỗi lần nghe ai nói cụm từ
“mù vi tính” là lòng tôi như xót xa. Tôi có xem một phóng sự nói về một nhà giáo nữ đã
về hưu, học tập vi tính , làm đơn đi khiếu nại cho những người oan ức đến một số cơ
quan chức năng . Tôi tự nghĩ mình còn trẻ chẳng lẽ lại đi thua một người già hay sao?
Thế là từ đó tôi quyết tâm trang bị cho mình những kiến thức về công nghệ thông tin .Tôi
mua máy, học ở các bạn bè và dự một lớp vi tính . Một số bạn trẻ thường nói : Thầy
chính là tấm gương học tập cho chúng em!
Năm tháng trôi qua , giáo dục xã nhà càng được nâng cao , cơ sở vật chất đã được
từng bước hoàn thiện . Được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp, đến cuối năm học 2012-
2013 trường THCS Long Điền Đông C cơ bản đã xây dựng xong và đến đầu năm học
2013-2014 được đổi tên là Trường THCS Tạ Tài Lợi , đây là ngôi trường được đầu tư
kiên cố theo hướng đạt chuẩn quốc gia được xem là ngôi trường khang trang, đẹp nhất so
với các trường trong huyện Đông Hải . Trãi qua những năm tháng gian khó , giờ đây
được dạy trong một ngôi trường khang trang, bề thế nằm mơ chúng tôi cũng không nghĩ
ra được.
Cảm nhận về ngành GD- ĐT Đông Hải hôm nay, tôi thấy đã từng bước đi lên
vững chắc, từ năm thành lập 2002 đến nay đã lập nhiều thành tích đáng kể. Chất lượng
giáo dục ngày càng được khẳng định , năng lực giáo viên ngày càng được nâng cao, đội
ngũ giáo viên trẻ, dồi dào nhiệt huyết . Nhìn sự phát triển về cơ sở vật chất của huyện nhà
ngày càng được khang trang và hoàn thiện, các em được học trong một ngôi trường đầy
đủ trang thiết bị. Các giáo viên được ở trong các nhà công vụ kiên cố an tâm trong công
tác giảng dạy . Đời sống giáo viên ngày càng được nâng lên. Điều đó có được chính là
nhờ sự quan tâm lãnh chỉ đạo các cấp huyện Đông Hải. Một lần nữa cho phép tôi thay
mặt anh chị em giáo viên ghi nhận và cảm tạ.
-Kính thưa quý vị đại biểu!

2
Truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ Tôn sư trọng đạo” đã trở thành đạo lí
thiêng liêng thấm sâu vào nhận thức, tình cảm của mỗi con người Việt Nam. Nghĩ về
nghề, chúng tôi càng tự hào và vinh dự, người thầy không chỉ dạy chữ mà còn dạy làm
người . không những nắm vững đạo lí mà người thầy còn có một sứ mệnh cao quý, là
truyền đạo lí cho mọi người nhất là cho các thế hệ trẻ học sinh của mình , giúp họ trở nên
người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp , có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá rất cao vai trò của người thầy , người chỉ rõ:“ Có gì
vẻ vang hơn là đào tạo thế hệ trẻ sau này tích cực góp phần xây dựng XHCN và
CSCN . Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là người thầy giáo –là người vẻ
vang nhất . Dù tên tuổi thầy không được đăng báo , không được thưởng huân
chương , song người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”.
Kính thưa quý đại biểu, quý thầy cô giáo , ngày 20/11 hàng năm đã trở thành ngày
lễ ngày hội của toàn dân , ngày hội của đạo lí và nghĩa tình để tôn vinh thầy cô giáo. Cảm
ơn sự hiện diện của quý vị lãnh đạo các cấp , sự hiên diện của quý vị là thể hiện sự quan
tâm của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục nói chung và huyện Đông Hải nói
riêng . Thay mặt hơn một ngàn giáo viên trong huyện chúng tôi xin hứa, quyết tâm nâng
cao chất lượng giáo dục ngang tầm với các huyện bạn, “Mỗi thầy giáo là tấm gương
đạo đức tự học và sáng tạo”, xứng đáng với niềm tin của các cấp lãnh đạo.
Chúc quý vị dồi dào sức khỏe thành đạt , chúc Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 vui
tươi, hạnh phúc.
Trân trọng kính chào.
LONG HỒNG LƯU
3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×