Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Huong dan su dung GDS toan phan cấp xã 301 Vlap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 42 trang )

Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS
TỔNG QUAN
I/ GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ PHẦN MỀM GDS :
Phần mềm GDS ( Geography Database Systems ) là phần mềm đo vẽ lập bản đồ địa chính, lập
và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Phần mềm do Trung tâm Đo đạc
Bản đồ ( nay là Trung tâm kỹ thuật TN và MT ) thuộc Sở Tài nguyên & Môi trường phối hợp với công ty
TNHH Tin học Phan Nhân TP. Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện từ tháng 7/2001 đến tháng 12/2002.
Phần mềm GDS là phần mề0m tích hợp, chạy trên nền phần mềm Autocad 2000 của hãng
Autodesk .
Các công cụ để vẽ bản đồ là các công cụ có sẵn trong Autocad 2000 nhưng đã được Việt hóa
phần ngôn ngữ . Ngoài ra còn có một số công cụ, lệnh được viết thêm để đảm bảo thực hiện các
phương pháp đo đạc thực địa như : Chế biến file điểm chi tiết, nhận dữ liệu từ các file số liệu được đo
đạc bởi nhiều loại máy của các hãng khác nhau : LEICA( Thụy Sĩ ) , SOKKIA, TOPCON (Nhật ) hoặc
các file dạng .txt do người dùng tự định nghĩa .v.v.
Phần dữ liệu thuộc tính liên kết được với dữ liệu không gian là phần mềm MS Office 2000 ( tập
tin dạng .mdb ), sự liên kết này được hoàn thiện bởi các ngôn ngữ lập trình như MS Visual C++,
Borland Delphi, Visual Basic và Autolisp . Từ tập tin .mdb có thể được kết xuất ra nhiều dạng khác
nhau, cho phép sử dụng để lập các báo biểu tự động hoặc kết xuất thông tin theo các quy định của
ngành Tài nguyên và Môi trường .
II/ YÊU CẦU CẤU HÌNH :
* Pentium 133 or better (or compatible processor)
* 64 MB RAM (32 MB minimum)
* Windowsđ 98, Windows 95, or Windows NTđ 4.0 operating system
* MS office 97 or better ( edit and preview with MS office 2000 or XP )
* 1024 x 768 VGA video display (800 x 600 VGA video display minimum)
* Windows video display driver
* 130 MB free hard-disk space and 64 MB swap space
* Pointing device (mouse or digitizer with Wintab driver)
* 4X CD-ROM drive
III/ HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA PHẦN MỀM :
- Dữ liệu thuộc tính : mặc định nằm trong thư mục C:\GDS\DATABASE\ ( Được


chứa trong MS Access )
Quan trọng là table HOSO, gồm có 67 field ( trường ) để lưu dữ liệu như : số thửa tạm, tên họ
chủ sử dụng đất, địa chỉ thường trú, địa chỉ thửa đất, loại đất, và các field hỗ trợ khác để quản lý như :
số GCN, ngày cấp, hệ thống thửa thêm, bớt v.v. . . Khóa liên kết chính của lọai dữ liệu này là 2 field
TO_ANH+THUA_ANH.
Để thuận tiện cho người dùng GDS khi có thay đổi về loại đất, nguồn gốc sử dụng, … người
dùng có thể trực tiếp vào file GDS.mdb để chỉnh sửa (khuyến cáo chỉ chỉnh sửa khi thạt sự thấy cần
thiết).
- Dữ liệu không gian : ( được thể hiện trong môi trường acad 2000 )
Trên cơ sở số liệu đã điều tra dã ngoại tiến hành công đoạn nội nghiệp như vẽ bản đồ , tính
toán diện tích thì dữ liệu không gian bao gồm: hệ thống tọa độ các cấp, các lớp đường nét (line),
vùng ( polyline, polygon ), vị trí tâm thửa được qui định cho mỗi đối tượng trên bản đồ .
Ngoài ra, để tạo sự liên thông giữa hai loại dữ liệu thuộc tính và không gian có một file liên kết
( có dạng *.txt có tên cùng với file bản vẽ hiện hành ). File này lưu giữ các thuộc tính như tọa độ tâm
thửa, phiên hiệu mảnh bản đồ gốc, mảnh bản đồ địa chính, diện tích, lọai đất sơ bộ Tất cả các dữ
liệu không gian trên được lưu trữ theo người sử dụng để làm sao bảo đảm tính an tòan của dữ liệu
( nên thống nhất để trong thư mục C:\BanveGDS\ )
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS. 1
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS
Phần II :
CÁC BƯỚC VÀ THAO TÁC TRONG
BIÊN TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH, HỒ SƠ BAN ĐẦU
1/ CHẾ BIẾN FILE ĐIỂM CHI TIẾT :
* Mục đích :
Chuyển đổi các chiều dài nghiêng và góc đứng ( góc thiên đỉnh ) thành chiều dài ngang .
* Cách thực hiện :
Trên cơ sở Format số liệu của các lọai máy đo hoặc số liệu được nhập bằng phương pháp thủ
công ta sử dụng công cụ “ Chế biến file điểm mia “ từ menu “Bản vẽ” như sau :
Sẽ xuất hiện cửa sổ :
Ta xác định từng loại máy đo, chọn biểu tượng để mở file cần chế biến , xuất hiện :

Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS. 2
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS
Sau đó chọn Open để chế biến . Sau khi chế biến xong file được chế biến có đuôi là *.mia ( tên
file cũng là tên của file trước khi chế biến ).
2/ TẠO CÁC FILE CHỨA TỌA ĐỘ ĐIỂM KHỐNG CHẾ :
* Mục đích :
Tạo ra một dạng file thống nhất làm cơ sở để triển điểm lên bản vẽ ở môi trường Acad .
* Cách thực hiện :
Khởi động chương trình Notepad.exe ( Click “Start Programs Accessories Notepad “ ).
Nhập theo định dạng sau :
Tendiem _ Tọa độ X _ Tọa độ Y ( giữa các yếu tố cách nhau một khoảng trắng ( space) hoặc
một khoảng Tab )
( Lưu ý : dấu thập phân dùng dấu chấm “.” Cách ở đơn vị mét ) . Sau đó lưu và đặt tên file vào
thư mục cần thiết .
Cách khác : Có thể dùng lệnh tạo tập tin trên WindowsCommander, dùng tổ hợp phím
Shift+F4.
3/ TRIỂN ĐIỂM KHỐNG CHẾ , ĐIỂM CHI TIẾT LÊN BẢN VẼ :
Trước khi triển điểm ( hoặc khởi tạo bản vẽ mới ), ta phải tiến hành
xác định tỷ lệ bản đồ
cần thành lập theo các thao tác sau :
Trên Menu chính chọn "Tỷ lệ ", sau đó chọn tỷ lệ bản đồ cần thành lập, lúc này để ý ở dòng
Command của ACAD xuất hiện câu " Có hiệu chỉnh nét nhà, lộ giới không (Y/N)? <N>: "
+ Khẳng định gõ "Y" Enter . ( để thay đổi linetype scale )
+ Phủ định gõ Enter hoặc gõ “N” Enter. ( không thay đổi linetype scale )
Triển điểm lên môi trường CAD :
Thực hiện các thao tác sau:
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS. 3
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS
Sẽ xuất hiện cửa sổ :
Chọn file chứa các điểm tọa độ chọn Open :

Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS. 4
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS
Chọn file chứa các điểm chi tiết Chọn Open .
Chú ý khi chương trình nhắc có lưu file tọa độ các điểm chi tiết, kiểm tra số hiệu các điểm chi
tiết, điểm khống chế .
Để thực hiện việc triển các điểm khống chế . Ta thực hiện các thao tác sau :
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS. 5
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS
Xuất hiện cửa sổ :

Chọn lưu và đặt tên bản vẽ vào thư mục cần thiết. ( “ Bản vẽ Ghi vào đĩa “).
4/ VẼ BẢN ĐỒ TẠM :
Các thao tác thường sử dụng :
- Chức năng bắt điểm :
( phím nóng F3 ). Để khởi động các chế độ bắt điểm ta thực hiện :
Tại menu chọn mục "Bắt điểm Thường xuyên " sẽ xuất hiện cửa sổ :
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS. 6
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS
Sau đó kích vào các ô tương ứng để chọn tuỳ ý , Chọn " Chấp nhận " để khẳng định chọn hoặc
" Bỏ qua " để huỷ bỏ lệnh .
Cần lưu ý khi chế độ bắt điểm có hiệu lực thì khi vẽ gần chạm đến đối tượng, màn hình sẽ xuất
hiện các nốt màu bắt vào đối tượng ( có thể là ở đầu, ở giữa hoặc ở gần tuỳ theo chế độ bắt điểm
đã được chọn )
Để tắt nhanh chế độ bắt điểm, cách gõ phím tắt nhanh nhất là nhấn phím F3 trên bàn phím để
huỷ bỏ hoặc nhấn thêm để chọn lại .
Các chế độ ZOOM hình ảnh :
- Di chuyển vùng muốn hiện thị ( PAN REALTIME ) : Kích chuột vào biểu tượng trên
thanh công cụ hoặc gõ vào dưới dòng lệnh ký tự " P " > ENTER để chọn . Sau đó kích chuột vào vùng
cần di chuyển và di chuyển theo ý muốn . Kết thúc gõ phím ENTER hoặc nhấn phím ESC để kết thúc .
- Phóng to hình ảnh 2 lần : sử dụng biểu tượng trên thanh công cụ.

- Thu nhỏ hình ảnh 0.5 lần: sử dụng biểu tượng trên thanh công cụ .
- Phóng to ( ZOOM ) cửa sổ : sử dụng biểu tượng trên thanh công cụ hoặc gõ vào dòng
lệnh ký tự " Z " > ENTER , sau đó dùng phím trái chuột kéo rê ( Drag ) chọn vùng cần phóng lớn .
- Phóng to hoặc thu nhỏ hình ảnh chỉ với 1 công cụ ( ZOOM REALTIME ) : Chọn biểu tượng
trên thanh công cụ , sau đó đưa công cụ vào vùng cần phóng to hay thu nhỏ bấm và giữ chuột
hướng lên trên để phóng to hoặc hướng xuống dưới để thu nhỏ .
- ZOOM toàn bộ ( Zoom extents ) : Khi dùng chuột bấm vào biểu tượng thì toàn bộ các
đối tượng có trên bản vẽ sẽ được phóng to hoặc thu nhỏ khít với màn hình của vùng làm việc .
- Vẽ đường thẳng ( Line )
: Trước khi vẽ cần lưu ý đến đối tượng cần vẽ thuộc loại lớp nào .
Để chọn lớp thích hợp kích chuột vào một trong 4 đối tượng sau ( theo thứ tự từ
trái qua là lớp ranh thửa, lớp thuỷ văn, lớp nhà, lớp đường nhựa ) .
Ngoài các lớp này còn có thể vào menu " Vẽ hình " trên thanh công cụ để chọn lớp thích hợp .
- Các chức năng dựng hình :
+ Giao hội cạnh : có 2 cách :
• Vào Menu " Vẽ hình " > " Đo dã ngoại " > " Đo giao hội cạnh " .
• Tại dòng lệnh , gõ " CANH " > ENTER để thực hiện theo các bước chương
trình yêu cầu .
+ Kéo dài một hướng : có hai cách :
• Vào Menu "Vẽ hình " > " Đo dã ngoại " > " Kéo dài một hướng " .
• Tại dòng lệnh , gõ " KD " > ENTER để thực hiện .
+ Ghi, xóa kích cạnh lên bản vẽ: có hai cách :
• Vào Menu "Vẽ hình " > " Ghi, xóa kích thước cạnh thửa” > chọn “Ghi kích
thước cạnh” hoặc “Xóa kích thước cạnh”
• Tại dòng lệnh , gõ " GHIKT " hoặc “XOAKT” > ENTER để thực hiện.
+ Cắt một phần vào file : ( Trong một bản vẽ lớn có nhiều thửa mà ta chỉ cần trích
một phần hình thể ra ngoài để sử dụng vào mục đích khác chẳng hạn như trích đo :
• Vào Menu "Bản vẽ" > " Cắt một phần vào file “ chương trình sẽ bắt ta chọn
những đối tượng ( Select objects ) mà ta muốn trích ra, lúc này ta sử dụng
Mouse tạo một của sổ làm sao trong cửa sổ mới tạo đó chứa đựng những đối

tượng ta cần. > ENTER > Chương trình sẽ đề nghị ta lưu ( Save) những
đối tượng vừa chọn thành một tên khác.
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS. 7
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS
- Các chức năng sửa chữa :
+ Điều chỉnh chiều dài cạnh : có 2 cách
• Vào menu " Sửa chữa " > " Điều chỉnh chiều dài cạnh " .
• Tại dòng lệnh, gõ " CD " > ENTER
+Đổi đối tượng sang lớp khác :
Vào menu " Sửa chữa " > " Đổi đối tượng sang lớp khác ".
+ Đổi tỷ lệ bản đồ :
Vào menu " Sửa chữa " > " Đổi tỷ lệ " .
+ Sao chép đối tượng : có 2 cách
• Vào menu " Sửa chữa " > " Copy đối tượng ".
• Tại dòng lệnh, gõ " CP " > ENTER .
+ Di chuyển đối tượng : có 2 cách
• Vào menu " Sửa chữa " > " Di chuyển đối tượng ".
• Tại dòng lệnh, gõ " M " > ENTER .
+ Xoá đối tượng : có 2 cách
• Vào menu " Sửa chữa " > " Xóa đối tượng ".
• Tại dòng lệnh, gõ " E " > ENTER .
+ Cắt một phía : có 2 cách
• Vào menu " Sửa chữa " > " Cắt một phía ".
• Tại dòng lệnh, gõ " TRIM " > ENTER .
+ Kéo dài một cạnh : có 2 cách
• Vào menu " Sửa chữa " > " Kéo dài một cạnh ".
• Tại dòng lệnh, gõ " EXTEND " > ENTER .
+ Nối kín hai cạnh : có 2 cách
• Vào menu " Sửa chữa " > " Nối kín hai cạnh ".
• Tại dòng lệnh, gõ " F " > ENTER .

+ Cắt một đoạn: có 2 cách
• Vào menu " Sửa chữa " > " Cắt một đoạn ".
• Tại dòng lệnh, gõ " BR " > ENTER .
5/ ĐÁNH SỐ THỬA ẢNH ( THỬA BIÊN BẢN ):
Đây là công đọan quan trọng trong việc kết nối giữa phần dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không
gian.
Field TO_ANH kiểu chuỗi, có độ dài 5 ký tự .
Field THUA_ANH kiểu chuỗi, có độ dài 5 ký tự .
Cần lưu ý trường khóa của cơ sở dữ liệu thuộc tính ( trong MS Access ) là 02 field :
TO_ANH+THUA_ANH. Do đó dữ liệu trong một table ( trong 01 đơn vị hành chánh (xã) sẽ không có giá
trị TO_ANH+THUA_ANH trùng nhau .
Việc đánh số thửa ảnh ( thửa biên bản ) được thực hiện tuần tự như sau :
- Phải đánh số tờ và thửa ảnh trên sơ đồ dã ngọai trước . Số thửa cần liên tục từ 1 đến hết
trong 01 tờ sơ đồ .
Ví dụ : ấp Tân Hòa có 5 tờ sơ đồ dã ngọai được đánh số : TH1 đến TH5 thì số thửa trên tờ TH1
được đánh từ 1 ; có nghĩa là TH1:1, TH1:2 đến TH1: số cuối cùng, giữa số tờ và số thửa cách nhau
01 dấu hai chấm (:) .
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS. 8
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS
- Đánh số thửa ảnh lên bản vẽ trong môi trường CAD thì ta thực hiện như sau :
Dưới dòng Command sẽ xuất hiện câu hỏi “Số tờ trung gian (tối đa 5 ký tự):”
Tiếp tục : Gõ số hiệu tờ ảnh cần đánh vào. Ví dụ : TH1 ( đối với tờ sơ đồ dã ngọai thứ nhất của
ấp Tân Hòa ).
Dòng Command sẽ xuất hiện tiếp : “Số thửa bắt đầu <1>:” , mặc nhiên số thửa có giá trị là 1,
nếu đồng ý ENTER ; nếu không chọn số thửa bắt đầu là 1 thì nhập số bắt đầu tại dòng này . Số
thửa sẽ tự động tăng thêm 1 đơn vị sau khi được đánh trên bản vẽ.
Sau đó chọn vị trí từng thửa trên bản vẽ để thực hiện lệnh.
Muốn kết thúc ấn phím ENTER rồi ấn K ENTER để thóat khỏi chức năng này .
Lưu ý :
Vị trí thửa được đánh cần chọn gần tâm thửa, tránh các địa vật trong thửa

để tạo nên thẩm mỹ cho tờ bản đồ .
6/ PHÂN MẢNH BẢN ĐỒ :
6.1/ Ướm khung bản đồ :
Công đọan này chỉ thực hiện khi đã vẽ bản đồ tạm, đánh số thửa ảnh xong cho tòan
bộ đơn vị hành chánh (xã, phường )
- Kiểm tra lại tỷ lệ bản đồ .
- Thực hiện các thao tác :
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS. 9
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS
Khung bản đồ được chương trình chia sẵn theo hệ thống tọa độ. Sử dụng chuột để di chuyển
và kích tới vị trí của khu vực đo, thao tác này có thể thực hiện nhiều lần khi khu đo lớn hơn các khung
bản đồ sao cho các khung bản đồ phủ trùm tòan đơn vị hành chánh .
6.2/ Cắt bản đồ gốc và ghi vào đĩa:
Việc phân mảnh, đánh số bản đồ địa chính tuân thủ theo quy phạm của Ngành ban hành năm
2000. Riêng việc đánh số tờ bản đồ địa chính theo nguyên tẵc : Đánh số ả rập từ trái sang phải từ trên
xuống dưới .
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS. 10
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS
Sau khi các khung bản đồ đã phủ trùm đơn vị hành chánh, ta tiến hành cắt riêng từng mảnh
bản đồ để chuẩn bị biên tập bản đồ địa chính .
Thao tác :
Xuất hiện cửa sổ :
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS. 11
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS
Chọn thư mục và tên file bản vẽ cần lưu trữ . Lưu ý việc lưu tên file bản đồ phải có chứa số
hiệu tờ bản đồ địa chính . Ví dụ: Tanhoig1.dwg, Tanhoig2.dwg. . .
Nhấn “SAVE” để tiếp tục .
Trở về màn hình CAD, chọn góc dưới bên trái của mảnh bản đồ .
Xuất hiện cửa sổ :
Nhập các thông tin theo quy định .

Các tờ bản đồ địa chính kế tiếp thực hiện lại các thao tác trên.
6.3/ Hiệu chỉnh, trang trí khung bản đồ gốc:
Thực hiện các thao tác sau :
- Mở bản vẽ : Menu “Bản vẽ Mở bản vẽ ”
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS. 12
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS
Tuần tự thực hiện các thao tác trên cho tất cả các tờ bản đồ địa chính còn lại .
7/ GÁN SỐ THỬA, TẠO LIÊN KẾT GIỮA BẢN ĐỒ VÀ DỮ LIỆU :
Đây là phần quan trọng trong việc làm cầu nối giữa dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính .
Thực hiện các thao tác như sau :
- Mở bản vẽ .
- Nếu là bản vẽ thực hiện thao tác này đầu tiên, máy sẽ thông báo tên file và đường dẫn nơi
chứa file thông tin . Tên file thông tin có dạng *.txt ( có tên trùng với tên bản vẽ hiện hành ) .
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS. 13
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS
- Nếu là bản vẽ thực hiện thao tác này từ lần 2 trở đi, máy sẽ thông báo tên file và đường dẫn
nơi chứa file thông tin, sau đó hỏi :” File đã có. Ghi đè (Y/N)? <N>: “.
Nếu chọn “Y” : File thông tin cũ sẽ mất để file thông tin mới hiện hành .
Nếu chọn “N” : Máy sẽ thóat ra khỏi lệnh này.
File thông tin thửa được tạo ra có dạng như sau :
Có 07 cột, tính từ trái qua phải :
- Cột 1 : Số hiệu tờ sơ đồ ( là field TO_ANH trong Database Access ).
- Cột 2 : Số hiệu thửa đất ( là Field THUA_ANH trong Database Access ).
- Cột 3 và 4 : Giá trị tọa độ của số hiệu thửa trên bản vẽ .
- Cột 5 : Số hiệu tờ bản đồ địa chính ( là field TO_BD_CT trong Database Access ).
- Cột 6 : Số hiệu tờ bản đồ gốc địa chính ( là field TO_BD_TT trong Database Access ).
- Cột 7 : Số hiệu thửa chính thức (là field TO_BD_CT trong Database Access).
8/ TÍNH TOÁN DIỆN TÍCH :
Trước khi thực hiện việc tính diện tích, cần phải chuẩn bị các bước như sau :
1/ Mở tờ bản đồ cần tính diện tích .

2/ Ghép biên các tờ bản đồ kế cận, có liên quan đến các số thửa theo các bước:
Sẽ xuất hiện cửa sổ :
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS. 14
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS
Chọn file cần ghép vào Open .
3/ Vẽ lại các đường biên của thửa đất cần tính tóan diện tích .
4/ Bỏ ghép biên theo các thao tác sau :
5/ Lưu bản vẽ SAVE .
Tính diện tích thửa đất :
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS. 15
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS
Dưới dòng Command xuất hiện : “Bắt đầu tính từ thửa:” Nhập số thửa bắt đầu ( thường là
thửa số 1) .
Tiếp tục tại dòng Command : “Đến thửa : “ Nhập số thửa cuối cùng ( có thể nhập một số
lớn hơn nhiều lần số thửa ta ước lượng ).
Dòng Command : “Khẳng định biên từng thửa (Y/N)? <Y>:” . Nếu cần kiểm tra, xác định biên
của từng thửa trong khi tính diện tích Gõ “Y”. Bỏ qua bước này Gõ “N”.
Sau khi tính xong tất cả các thửa, dưới dòng Command sẽ xuất hiện “ Có muốn tính diện tích
bổ sung không (Y/N) ? <Y>: Chấp nhận việc tính bổ sung các thửa chưa tính được Gõ “Y”; Bỏ qua
Gõ “N” .
Sau khi tính diện tích xong, xem file thông tin thửa bằng cách :
- Tại dòng Command của CAD gõ “ETXT”, hoặc
- Click vào biểu tượng . File thông tin thửa có dạng :
Cần chú ý, so với File thông tin thửa lúc trước khi tính diện tích thì file này có thêm cột thứ 8 chức các
diện tích vừa được máy tính tóan .
Lưu ý : Nếu trong cột thứ 8 có một diện tích nào bằng 0.0 thì ta phải tiến hành tính
diện tích bổ sung lại .
Tính diện tích đất xây dựng và lộ giới :
Trước khi tính toán diện tích đất xây dựng và lộ giới ta thực hiện các bước sau:
Bước 1 : Tạo File để chứa thông tin về đất xây dựng và lộ giới .

Tuần tự thực hiện các thao tác sau :
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS. 16
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS
- Nếu là bản vẽ thực hiện thao tác này đầu tiên, máy sẽ thông báo tên file và đường dẫn nơi
chứa file thông tin . Tên file thông tin có dạng *.dnl ( có tên trùng với tên bản vẽ hiện hành ) .
- Nếu là bản vẽ thực hiện thao tác này từ lần 2 trở đi, máy sẽ thông báo tên file và đường dẫn
nơi chứa file thông tin, sau đó hỏi :” File đã có. Ghi đè (Y/N)? <N>: “.
Nếu chọn “Y” : File thông tin cũ sẽ mất để file thông tin mới hiện hành .
Nếu chọn “N” : Máy sẽ thóat ra khỏi lệnh này.
File thông tin thửa phần đất xây dựng và lộ giới có dạng :
Cũng giống như cấu trúc file thông tin thửa được tạo ở bước trên, file chứa thông tin đất xây dựng và
lộ giới :
Có 07 cột, tính từ trái qua phải :
- Cột 1 : Số hiệu tờ sơ đồ ( là field TO_ANH trong Database Access ).
- Cột 2 : Số hiệu thửa đất ( là Field THUA_ANH trong Database Access ).
- Cột 3 và 4 : Giá trị tọa độ của số hiệu thửa trên bản vẽ .
- Cột 5 : Số hiệu tờ bản đồ địa chính ( là field TO_BD_CT trong Database Access ).
- Cột 6 : Số hiệu tờ bản đồ gốc địa chính ( là field TO_BD_TT trong Database Access ).
- Cột 7 : Số hiệu thửa chính thức (là field TO_BD_CT trong Database Access).
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS. 17
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS
Bước 2 : Tính toán diện tích đất xây dựng ( và lộ giới ):
Để cho việc tính diện tích nhà và lộ giới thực hiện được, các yêu cầu về bản đồ phải đảm bảo
các yếu tố sau :
Nhà :
+ Nét vẽ nhà phải là nét nhà .
+ Phải có ký hiệu loại nhà, có tâm nằm gọn trong phần nhà .
Lộ giới :
+ Đường lộ giới phải được vẽ bằng nét lộ giới .
+ Phải có ký hiệu lộ giới, có tâm ký hiệu nằm trong phần lộ giới .

( Lưu ý : Phần ký hiệu nhà và lộ giới sẽ được biểu thị khi ta chọn :
* Tính diện tích nhà, thực hiện thao tác :
Trong menu chọn “ Công cụ tính diện tích nhà “:
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS. 18
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS
Dưới dòng Command xuất hiện : “Bắt đầu tính từ thửa:” Nhập số thửa bắt đầu ( thường là
thửa số 1) .
Tiếp tục tại dòng Command : “Đến thửa : “ Nhập số thửa cuối cùng ( có thể nhập một số
lớn hơn nhiều lần số thửa ta ước lượng ).
Dòng Command : “Khẳng định biên từng thửa (Y/N)? <Y>:” . Nếu cần kiểm tra, xác định biên
của từng thửa trong khi tính diện tích Gõ “Y”. Bỏ qua bước này Gõ “N”.
Sau khi tính xong tất cả các thửa, dưới dòng Command sẽ xuất hiện “ Có muốn tính diện tích
bổ sung không (Y/N) ? <Y>: Chấp nhận việc tính bổ sung các thửa chưa tính được Gõ “Y”; Bỏ qua
Gõ “N” .
Sau khi tính diện tích xong, xem file thông tin diện tích nhà, (lộ giới) bằng cách :
- Tại dòng Command của CAD gõ “Ednl” . File có dạng :
Lưu ý rằng : những thửa có diện tích nhà sẽ có diện tích ở cột thứ 8, còn không có nhà thì diện tích
bằng 0.0 .
* Tính diện tích lộ giới :
Trong menu chính, chọn mục “ công cụ Tính diện tích lộ giới “:
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS. 19
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS
Trả lời các thông tin tại dòng command của acad tương tự như phần tính diện tích nhà . File
thông tin chứa diên tích lộ giới lúc này có thêm cột thứ 9 là diện tích của phần lộ giới của một thửa
đất .
9/ GHI THÔNG TIN THỬA VÀO DATABASE :
Tuần tự các bước phải thực hiện như sau :
1/ Chọn đơn vị hành chánh tỉnh: (phím tắt “TINH”
2/ Chọn đơn vị hành chánh xã : ( phím tắt “_XA” )
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS. 20

Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS
Hoặc Click biểu tượng trên thanh công cụ .
Sẽ xuất hiện cử sổ :
Click vào [+] để chọn xã trong đơn vị hành chánh. Khi chọn đến đâu thì đơn vị hành chánh
được chọn sẽ sáng lên
Click “ Chọn “ để tiếp tục .
( Để kiểm tra lại việc chọn : Click mục “ Hồ sơ “ trên MENU chính, ở dòng 2 là tên xã được
chọn sẽ hiện ra ) .
2/ Ghi thông tin vào Database :
Có hai phần để ghi thông tin vào database : ghi thông tin diện tích đất và ghi thông tin diện
tích nhà-lộ giới .
* Ghi thông tin diện tích đất :
Thực hiện phím tắt “GHI” hoặc theo các thao tác sau :
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS. 21
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS
Sẽ xuất hiện :
Nhập vào mục “ Tên xứ đồng” đại diện .
Nhập vào mục “ Lọai ruộng đất” đại diện .
Click “ Tiếp tục “ . Máy sẽ thông báo số lượng thửa đã được cập nhật vào trong Database .
( Để kiểm tra , click vào biểu tượng để xem hoặc chọn:
)
* Ghi thông tin diện tích nhà- lộ giới :
Thao tác :
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS. 22
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS
Xuất hiện cửa sổ :
Chọn [Tiếp tục ] để thực hiện, [Thoát] để huỷ bỏ việc ghi . Nếu chọn [Tiếp tục] thì sau khi ghi xong
chương trình sẽ thông báo tổng số thửa đã được ghi vào Database :
( Để kiểm tra , click vào biểu tượng để xem hoặc chọn:


Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS. 23
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS
HOÀN CHỈNH BẢN ĐỒ, CHUẨN BỊ ĐĂNG KÝ QSD ĐẤT :
Sau khi thực hiện các bước vẽ, biên tập bản đồ xong thì các bước công việc còn lại là : Hoàn
chỉnh bản vẽ, kết xuất các loại biểu mẫu hồ sơ kỹ thuật, biên bản xác định ranh giới thửa đất, các loại
sổ sách chuẩn bị cho việc đăng ký đất .
Trình tự các bước tiến hành như sau :
1/ Hoàn chỉnh bản vẽ :
- Mở lần lượt từng bản vẽ .
- Kiểm tra lại tỷ lệ bản đồ .
- Thực hiện thao tác :
Chương trình sẽ tự động vẽ số thửa chính thức, loại ruộng đất, diện tích lên bản vẽ . Trong
phần này chú ý dòng Command của Acad, nếu có những thửa có diện tích nhỏ ( theo quy định ) thì
xuất hiện : “Vị trí ghi danh sách thửa nhỏ:” Dùng chuột để Click chọn vị trí thích hợp để ghi phần
danh sách các thửa nhỏ tại vị trí tương ứng . ( Cần lưu ý : đối với những thửa nhỏ thì trên bản vẽ tại
các thửa có diện tích nhỏ này sẽ chỉ hiện số thửa chính thức ) .
Tuần tự thực hiện các thao tác này cho đến bản vẽ cuối cùng .
2/ Xuất ( In ) hồ sơ kỹ thuât, biên bản xác định ranh giới :
2.1 Xuất hồ sơ kỹ thuật thửa đất :
Có thể xuất riêng từng thửa hoặc hàng loạt thửa . Thực hiện các thao tác sau :
- Mở bản vẽ .
- Trong biểu tượng trong menu chính hoặc “ Vẽ hình Vẽ hồ sơ kỹ thuật thửa đất “:
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS. 24
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS
Sẽ xuất hiện cửa sổ :
Hướng dẫn sử dụng chương trình GDS. 25

×