Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

bài viết phòng chống ma túy, HIV/AIDS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.05 KB, 4 trang )

TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG MA TÚY, HIV/AIDS TRONG
TRƯỜNG HỌC - VIỆC CẦN PHẢI LÀM!
Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, chúng ta gặp đã gặp
không ít những khó khăn. Điển hình là các tư tưởng văn hóa ngoại lai, thói hư
thật xấu, tệ nạn xã hội, Và một trong những vấn đề nóng bỏng nhất luôn được
cộng đồng và xã hội quan tâm chính là tệ nạn ma túy, những cái chết trắng đang
ngày ngày cướp đi sự bình yên trong từng mái nhà và cộng đồng. Trong tình
hình đó, nhiều năm qua Bộ giáo dục đào tạo đã phối hợp chặt chẽ với Công a, Y
tế, Bộ Văn hóa, Thê dục thể thao, sớm xây dựng chương trình kế hoạch triển
khai thực hiện, hướng dẫn và cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho từng
địa phương, đơn vị nhà trường, cơ sở giáo dục xác định: Một trong những giải
pháp ngăn chặn tệ nạn ma túy, HIV/AIDS chính là giáo dục văn hóa, lối sống,
rèn luyện kỹ năng sống, góp phần giáo dục khả năng tự bảo vệ và xây dựng
phẩm chất, nhân cách con người. Hay nói cách khác là chúng ta cần nhận định
đúng tầm quan trọng và nâng cao vai trò của công tác giáo dục, tuyên truyền
phòng, chống ma túy, HIV/AIDS từ trong trường học.
Vậy Ma túy là gì? Tác hại của ma túy ra sao?
Chúng ta thường nói ma túy rất có hại nhưng mấy ai hiểu biết được tác
hại thật sự của ma túy. Nó gây ảnh hướng đến cuộc sống cá nhân và gia đình.
Ma túy gây ra những bệnh khôn lường cho cơ thể. Người nghiện có thể bị viêm
niêm mạc mũi nếu sử dụng ma túy ở dạng hít, đồng thời người nghiện có thể
ngưng thở đột ngột gây nguy hiểm đến tính mạng. Còn dùng theo dạng hút thì
cơ quan chịu ảnh hưởng nhiều nhất chính là phổi. Phổi sẽ bị tổn thương nghiêm
trọng, gây ra các bệnh nhưu ung thư phổi, viêm đường hô hấp, Nguy hiểm
nhất là dạng tiêm chích - là con đường ngắn nhất dẫn đến bệnh AIDS. Người
tiêm vẫn cứ thản nhiên mà có khi không biết được mình sẽ phải trả một cái giá
quá đắt, là bằng cả một sinh mạng. Cứ mỗi mũi tiêm là hàng vạn "quả cầu gai"
mang căn bệnh thế kỉ vào người. Ma túy không ảnh hưởng đến sức khỏe tức thì
mà ngày từng ngày ăn mòn sức khỏe và lí trí người bệnh. Những người nghiện
ma túy thường rất dễ nhận biết bởi họ gầy gò, da xám, tóc xơ xác. Hệ thần kinh
của ho bị tổn thương nặng do ảnh hưởng của thuốc dẫn đến kém tập trung, kém


suy nghĩ và kém ý chí vươn lên. Do đó việc cai nghiện cho ho cũng là một vấn
đề khó khăn.
Không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người nghiện, ma túy còn ảnh hưởng
đến gia đình và xã hội. Ma túy biến người nghiện trở thành nô lệ của những mũi
tiêm, làn khói thuốc, biến họ trở thành gánh nặng cho gia đình và cuộc sống thì
thêm lãnh đạm, buồn khổ. Nền kinh tế gia đình và sự nghiệp của bản thân cũng
theo đó mà sụp đổ. Không dừng lại ở đó, khi muốn thỏa cơn nghiện, con nghiện
không từ bỏ hành vi nào từ trộm cắp đến giết người để có đủ tiền mua ma túy sử
dụng. Các vấn nạn xã hội khác cũng theo đó mà gia tăng
Số liệu thống kê trên báo đài tính đến khoảng giữa năm 2013 cho thấy,
hiện nay cả nước có 180.000 đối tượng nghiện ma túy, tăng 8.260 người so với
năm 2012; có 206.000 người nhiễm HIV, trong đó có 59.000 người đã chuyển
sang giai đoạn AIDS, 6.000 người tử vong.
Tình hình thực tế trên cho thấy chúng ta cần phải ngày từng ngày đấu
tranh quyết liệt phòng, chống tệ nạn ma túy, HIV/AIDS và đặt ra yêu cầu bức
thiết cần phải có những biện pháp hữu hiệu kịp thời, uốn nắn, định hình tư tưởng
đúng đắn cho mỗi cá nhân ngay khi các em bắt đầu làm quen với cuộc sống từ
những trang sách, nơi ấy chính là nhà trường, và những chiến sĩ đi đầu trong
công cuộc "phòng, chống ma túy, HIV/AIDS từ trong nhận thức" ấy phải là
người giáo viên.
Công tác tuyên truyền giáo dục trong nhà trường giữ vai trò vô cùng
quan trọng trong phòng, chống ma túy, HIV/AIDS.
Trường học là nơi đầu tiên - sau gia đình - mà các em làm quen, sinh hoạt
và dành phần lớn thời gian của mình ở đó. Ở lứa tuổi này, có không ít những
người sa vào con đường ma túy vì lí do thiếu hiểu biết hoặc do đua đòi. Như
chúng ta đều biết tuổi thanh thiếu niên là độ tuổi có hai nhu cầu học và chơi rất
lớn, luôn ở tâm trạng tìm tòi, khám phá để khẳng định mình trước bạn bè, do
vậy những sinh hoạt trong nhóm bạn bè rất dễ tác động đến các em. Nếu ở giai
đoạn này, em được cha mẹ thầy cô quan tâm, hỗ trợ đúng mức về tình cảm, kiến
thức thì các em có điều kiện và cơ hôi phát huy bản năng tìm tòi-khám phá-tự

khẳng định mình trong môi trường học tập tốt. Ngược lại, khi thầy cô, gia đình
không còn là điểm tựa, không là nơi kịp thời định hướng cho con trẻ, sự thiếu
hụt về cả kiến thức và tình cảm này sẽ phá vỡ ước mơ và suy nghĩ trong sáng
của trẻ thơ. Các em sẽ dễ sa ngã, đi tìm bạn đồng cảm, và có thể rơi vào tầm
ngắm của bọn xấu, chúng lừa phỉnh các em sử dụng ma túy, lừa các em nhẹ dạ
cả tin mà vận chuyển hàng cho chúng, hoặc lợi dụng sự thiếu hiểu biết khiến các
em trở thành người tàng trữ trái phép chất ma túy, dụ dỗ các em đi theo con
đường nghiện ngập để tìm hưng phấn nhanh, nhất thời và từ đó phải lệ thuộc vào
ma túy suốt đời. Bởi thiếu kiến thức nên sự nông nổi của tuổi trẻ khiến các em
không thể vững vàng tìm ra hướng đi đúng đắn. Vì thế, mỗi ngôi trường cần là
mái nhà thứ 2 vừa yêu thương bao bọc, và hơn hết cần là nơi cung cấp những
kiến thức cơ bản nhất đển kỹ năng sống thực tế để các em biết tự bảo vê bản
thân trước những cám dỗ của cuộc đời. Việc tuyên truyền, giáo dục về tác hại
của ma túy và những biện pháp phòng ngừa là một chương trình được thực hiện
từ nhiều năm qua trong ngành giáo dục. Công tác này được đặc biệt chú trọng
tại các cuộc thi tìm hiểu, các buổi ngoại khóa, tọa đàm, các hội diễn văn nghệ do
trường, phòng giáo dục tổ chức, giúp các em học sinh tiếp cận được các kiến
thức về phòng chống ma túy.
Thực tiễn cho thấy, không chỉ có những thành phần mắc nghiện vì thiếu
hiểu biết. Ngay trong địa bàn huyện Văn Quan 2 năm vừa qua cũng đã phát hiện
người mắc nghiện là cán bộ công viên chức nhà nước, đang công tác tại những
đơn vị khác nhau. Họ là những người có tri thức, họ là những bác sĩ, là giáo
viên, thậm chí công an Họ là những người có trong mình kiến thức về nguy
hại của ma túy đối với sức khỏe và gia đình, xã hội nhưng lại không vượt qua
được cám dỗ của ma túy. Ma túy đang có nguy cơ xâm nhập vào trường học,
không ngoại lệ đó là ai, thầy cô giáo, học sinh. Thế nên trong tình hình ấy,
chúng ta càng thấy rõ việc việc đẩy mạnh, tuyên truyền sâu rộng đối với mọi
thanh viên trong nhà trường là vô cùng quan trọng. Hơn thế, việc giáo dục tuyên
truyền không thể chỉ dừng lại ở việc phổ biến kiến thức mà cần phải giáo dục tư
tưởng, rèn luyện bản lĩnh vững vàng cho mỗi người.

Những năm trước đây, không ít người coi những người nhiễm virus HIV
như ung nhọt của xã hội, không ít người miệt thị, xa lánh họ và ở thời điểm đó,
hầu như tất cả những người sống chung với HIV, những người vợ bị lây nhiễm
HIV từ chồng, những đứa trẻ vô tội sinh ra từ người cha mẹ nhiếm HIV đã bị cô
lập khỏi xã hội, thậm chí bị cô lập khỏi gia đình, tổ ấm họ dày công vun vén.
Ngày nay, việc tuyên truyền phòng chống ma túy đã thực sự thay đổi những
điều đã diễn ra từ trước đến nay. Bạn có thắc mắc thay đổi ấy là gì? Xã hội đã ít
người nhiễm mới HIV hơn? Đúng, nhưng đó chỉ là một khía cạnh. Điều tuyệt
vời hơn đó là công tác tuyên truyền trong quần chúng nói chung và trong trường
học nói riêng đã đem đến cho những người có H (*) một cuộc sống ý nghĩa hơn
từ việc thay đổi nhận thức của mọi người. Ngày nay người ta đã biết HIV cũng
là một loại bệnh chứ ko phải “nàng tiên nâu” ma mị quyến rũ, không phải “chạm
vào nó là sẽ bị nhiễm”, xã hội ngày nay đã có cái nhìn cởi mở hơn, thân thiện
hơn với những người có H muốn làm lại cuộc đời. Qua lời chỉ dạy của thầy cô
trong các tiết học, giờ ngoại khóa, các em học sinh đã biết HIV chỉ lây qua 3 con
đường, các em đã biết tất cả mọi người đều có thể giao tiếp sinh hoạt bình
thường với người có H, lưu ý những vết thương hở, các em đã không còn sợ
ngồi gần những người nhiễm HIV mà sợ một con muỗi vô tình bay qua đốt, …

(*) Không phải ngẫu nhiên lâu nay khái niệm người có H / người sống chung với HIV được
thay thế cho cách gọi của người bị nhiễm HIV/AIDS. Đây chính là thể hiện quan điểm chống
sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người không may rơi vào hoàn cảnh bị lây nhiễm căn
bệnh thế kỷ HIV/AIDS
Việc tuyên truyền sâu rộng không chỉ cho mọi người kiến thức mà đã mở ra cho
người có H một con đường để họ có thể vẫn có cuộc sống sinh kế bình thường
như bao người khác và đóng góp cho xã hội, đem đến những điều tốt đẹp hơn.
Bài học kinh nghiệm, thưc tế tại trường.
Xác định được tầm quan trọng của công tác phòng, chống tệ nạn xã hội,
đặc biệt là phòng, chống ma túy, HIV/AIDS trong những năm qua trường tiểu
học Đại An luôn đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền phòng, chống ma

túy, HIV/AIDS trong toàn thể cán bộ giáo viên nhân viên, học sinh và các bậc
phụ huynh.
Thực hiện chương trình phòng, chống ma túy, HIV/AIDS, mỗi người giáo
viên đều tự nhận mình là một tuyên truyền viên tích cưc. Với phương châm
"mưa dầm thấm lâu", các nội dung về phòng chống ma túy được lồng ghép vào
tất cả các môn học với nhiều hình thức phong phú, lồng ghép vào nội dung các
đợt thi đua trong trường. Nhiều thầy cô giáo còn tự cập nhật hình ảnh minh họa
về hiểm họa của ma túy sinh động để phục vụ giảng dạy. Hàng năm, nhà trường
vẫn thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu tuyên truyền kiến thức phòng chống
ma túy, HIV/AID cho giáo viên và các em học sinh thông qua các phần thi vấn
đáp, diễn kịch, kể truyện, xem phim tư liệu… Việc tuyên truyền kiến thức diễn
ra không cứng nhắc khô khan, không thuyết lý giáo điều mà rất tự nhiên nhẹ
nhàng nên dễ dàng đi vào lòng người, được các thầy cô giáo, phụ huynh và các
em học sinh đón nhận, ghi nhớ.
Ngoài ra, nhà trường còn mua sách báo, truyện tranh đặt ở thư viện lớp,
thư viện trường để các em có thể tư đọc và trang bị cho mình những kiến thức
về phòng chống ma túy, phát tờ rơi để các em mang về nhà cùng người thân và
gia đình đọc để cùng nâng cao hiểu biết.
Tôi cảm thấy tự hào và vững tin vào môi trường mà mình đang công tác,
mỗi người giáo viên nhân viên nơi đây luôn nhận thức được nguy hại từ ma túy,
HIV/AIDS, các em học sinh luôn được thầy cô dìu dắt, yêu thương, trang bị
những kiến thức cần thiết làm hành trang bước vào đời. Tôi luôn tự hào rằng
đơn vị trường tiểu học Đại An chưa có và kiên quyết không để tệ nạn ma túy
xâm nhập vào trường học. Phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh bài trừ tệ nạn ma
túy là trách nhiệm của cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Và bản thân tôi sẽ luôn
là một trong những người tình nguyện viên đầu tiên tuyên truyền kiến thức
phòng, chống ma túy HIV/AIDS.

×