TÀI LIỆU BỒI HUẤN
TRỰC BAN VẬN HÀNH
PHẦN 3:
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY
TRÌNH AN TOÀN ĐIỆN.
I. KHẢO SÁT HIỆN TRƯỜNG VÀ LẬP PHƯƠNG
ÁN THI CÔNG:
1. BIÊN BẢN KHẢO SÁT HIỆN TRƯỜNG.
Khoản 1, khoản 2, điều 43 quy định tổ chức
khảo sát, lập biên bản hiện trường với sự tham
gia đầy đủ của các đơn vị quản lý vận hành có
liên quan và đơn vị điều độ.
Người đi khảo sát phải là những người sẽ được
cử làm người chỉ huy trực tiếp, người lãnh đạo
công việc và người giám sát an toàn điện (nếu
có) của đơn vị công tác.
Tất cả các công tác ngoài mục 1.2 và những công tác do
đơn vị bên ngoài thực hiện (kể cả Đội xây dựng điện –
Công ty Điện lực Bình Phước công tác)
Các công tác phải lập biên bản khảo sát hiện trường:
Những công tác như: xây dựng mới lưới điện; kéo cáp
viễn thông, cáp truyền hình liên quan đến lưới điện đang
QLVH; SCL, SCTX lưới điện.
Thi công lưới điện có giao chéo, hoặc quá gần với lưới
điện đi ngầm, đi nổi từ cấp 12,7 kV trở lên.
Khi công tác tại nơi có vị trí nguy hiểm, mất an toàn trên
lưới điện.
Hướng dẫn phân cấp lập và duyệt phương án
thi công:
Phương án thi công do đơn vị thực hiện công
tác (hoặc đơn vị chủ trì công tác) lập theo
mẫu phụ lục 2. Phương án thi công phải lập
và phê duyệt xong trước thời gian thi công ít
nhất 02 ngày và phải mang theo đơn vị công
tác trong suốt quá trình công tác, lưu cùng
PCT.
Phân cấp phê duyệt phương án thi công:
Công ty Địên lực Bình Phước phê duyệt những
công tác sau: Những công tác thi công, sửa
chữa, nâng cấp lưới điện phải phối hợp từ 02
đơn vị trở lên. Phương án thi công phải do đơn
vị QLVH duyệt trước (CBAT, Lãnh đạo phụ
trách công tác an toàn) và chuyển về Công ty
phê duyệt (phòng Điều độ, phòng KTAT và
phó Giám đốc kỹ thuật).
Điện lực phê duyệt những công tác sau:
+ Thi công những công trình điện trung áp có
liên quan đến lưới điện do Công ty Điện lực
Bình Phước QLVH, với chiều dài lưới từ 500m
trở lên đối với dây trần hoặc 100m trở lên đối
với cáp ngầm.
+ Thi công sửa chữa, di dời đường dây trung áp
có từ hai mạch trở lên.
+ Thi công hoặc di dời lưới điện các trường hợp
sau: giao chéo lưới điện (110kV, 220kV,
500kV), vượt sông, suối, thung lũng, đồi, chợ,
vùng ảnh hưởng điện trường. Khi công tác tại
những vị trí này thì không tính chiều dài đường
dây vẫn phải lập phương án thi công.
+ Những công tác khác không bắt buộc lập
phương án thi công, tuy nhiên Công ty khuyến
kích các đơn vị thi công lập phương án thi công.
Những công tác trên do đơn vị QLVH (CBAT,
Lãnh đạo phụ trách công tác an toàn) duyệt.
Xem phụ lục 6 mẫu biên bản khảo sát hiện
trường.
Xem phụ lục 2 mẫu phương án thi công.
GIẤY ĐĂNG KÝ CÔNG TÁC
3.1. Giấy đăng ký công tác (GĐKCT) được
dùng cho đơn vị công tác đăng ký với đơn vị
QLVH liên quan để các đơn vị này lập kế
hoạch đăng ký cắt điện, viết Phiếu công tác,
Giấy phối hợp cho phép, Lệnh công tác
(trường hợp được làm việc bằng Lệnh công
tác do đơn vị quản lý vận hành cấp).
3.2 Trường hợp đơn vị làm công việc là các
đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực Bình
Phước thì thực hiện theo mẫu Giấy đăng ký
công tác quy định tại Phụ lục 7 của Quy trình
ATĐ.
3.3 Trường hợp đơn vị làm công việc là các
tổ chức, cơ quan, đơn vị khác (không phải là
các đơn vị quy định tại mục 3.2) thực hiện
theo mẫu Giấy đăng ký công tác quy định tại
Phụ lục 8 của Quy trình ATĐ.
3.4. Đối với công tác có kế hoạch, Đơn vị
công tác phải gửi giấy đăng ký công tác trước
3 tuần làm việc đến từng đơn vị QLVH liên
quan. Đối với công tác đột xuất, Đơn vị công
tác phải gửi giấy đăng ký công tác trước 72
giờ đến từng đơn vị QLVH liên quan.
GIẤY PHỐI HỢP CHO PHÉP
2.1. Giấy phối hợp cho phép (GPHCP) được
dùng cho tình huống nơi làm việc của đơn vị
công tác có liên quan đến biện pháp an toàn
của nhiều đơn vị QLVH, để các đơn vị
QLVH phối hợp cho phép đơn vị công tác
vào làm việc tại hiện trường.
2.2. Người đại diện cho các đơn vị QLVH
làm người cho phép phải tiếp nhận đầy đủ các
giấy phối hợp cho phép của các đơn vị QLVH
khác để cấp PCT, sau đó tới hiện trường để
làm thủ tục cho phép đơn vị công tác vào làm
việc.
2.3. Người cấp giấy phối hợp cho phép của
các đơn vị QLVH khác ( không phải là đơn vị
cấp phiếu công tác ) ghi nội dung vào mục 1
“Cấp cho” của giấy phối hợp cho phép được
quy định theo phụ lục 9 của QT.ATĐ.
2.4. Công ty quy định bàn giao biện pháp an
toàn phải thực hiện trực tiếp tại hiện trường
và ghi vào mục 2, 3 của giấy phối hợp cho
phép được quy định theo phụ lục 9 của
QT.ATĐ. Nghiêm cấm bàn giao hiện trường
làm việc qua điện thoại. Nơi cử người đại
diện cho phép phải có số điện thoại, phương
tiện thông tin của các đơn vị phối hợp làm
biện pháp an toàn để liên lạc.
2.5. Công tác xong thì tất cả các đơn vị
QLVH (kể cả đơn vị cấp PCT) và đơn vị
công tác đồng thời ra hiện trường làm việc
để thực hiện làm thủ tục khóa PCT, bàn
giao lưới điện tại hiện trường. Chỉ được
đóng điện khi đơn vị QLVH ( đơn vị cấp
phiếu công tác ) và các đơn vị QLVH liên
quan ( không phải là đơn vị cấp phiếu công
tác ) kiểm tra, tiếp nhận lại tất cả các giấy
phối hợp cho phép và khóa PCT thì mới
được đóng điện.
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
PHIẾU THAO TÁC
4.1. Trường hợp áp dụng:
a. Mẫu PTT 01 được sử dụng tại Phòng
Điều độ, dùng để ra lệnh thao tác các thiết
bị nhất thứ có nhiều đơn vị tham gia thực
hiện thao tác trong trường hợp điện thoại
hoặc FAX, không sử dụng trong trường
hợp thao tác trực tiếp.
b. Mẫu PTT 02 được sử dụng tại đơn vị
QLVH, dùng để thao tác trực tiếp các thiết
bị điện trên hệ thống điện. Các mẫu PTT
trên được chuyển tới các đơn vị thao tác ít
nhất là 30 phút trước thời gian dự kiến
bắt đầu thao tác.