Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Khắc phục tình trạng ít làm bài, ít học bài của học sinh, liên hệ?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.97 KB, 2 trang )

Khắc phục tình trạng ít học bài, làm bài của HS:
*Mở bài:
Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, giáo dục nước ta nói chung và
giáo dục ở huyện Anh Sơn nói riêng đã có những bước phát triển vững chắc đạt
được nhiều thành tựu trên các mặt. Song bên cạnh những thành tựu đó vẫn còn
những tình trạng khiến chúng ta- những thầy giáo, cô giáo phải suy nghĩ, trăn trở.
Đó là tình trạng một số em học sinh ít học bài, ít làm bài.
* Vậy thực trạng đó như thế nào?
- Hiện nay, trong thực tế có một số em học sinh đến trường với tư tưởng đi
cho có, các em không thích học, không có nhu cầu học Vì vậy các em thường đối
phó lại thầy cô giáo bằng cách soạn bài, làm bài tập cho có như chép lại đề ra, chép
lại sách hướng dẫn, sách giải bài tập; cá biệt có các em học sinh đến lớp mượn vở
soạn của bạn chép cho nhanh để đối phó với thầy cô bộ môn… Việc học bài cũ thì
theo kiểu học vẹt; thậm chí có học sinh về nhà không hề xem lại sách vở những bài
mình đã học. Vì vậy có những học sinh giáo viên kiểm tra bốn, năm lần vẫn không
thuộc bài.
- Ở lớp, trong nhiều tiết học, môn học một số học sinh chưa đủ tự tin về
năng lực của bản thân nên ngại phát biểu, ít hợp tác cùng giáo viên, bạn bè chiếm
lĩnh tri thức; có những em còn ngại viết bài, chữ viết cẩu thả; giáo viên ra bài tập
tại lớp thì ngồi gặm bút, hoặc quay ngang, quay dọc để chép theo bài của bạn.
- Bên cạnh số học sinh không thích học, không ham học, còn có một bộ phận
học sinh khác ít học bài, it làm bài. Do đối tượng này có thể bị hòng kiến thức từ
những năm trước, tiếp thu chậm; hoặc các em thích học gì thì học nấy, khi đã có
điểm miệng, điểm 15 rồi là không cần học
Nguyên nhân của những thực trạng trên là: Do các chưa xác định định được
mục đích của việc học tập; gia đình ít quan tâm; một số học sinh còn hạn chế về
năng lực, một số thầy cô giáo chưa có nhiều giải pháp để giúp đỡ đối tượng học
sinh này. Và phần quan trọng hơn là trong quá trình dạy học một số môn còn gây
áp lực cho học sinh, giáo viên chưa đổi mới được phương pháp dạy học nên chưa
thu hút được sự hứng khởi, hợp tác của học sinh
Hậu quả của việc ít học bài, làm bài của HS


Việc lười học – ít làm bài, học bài của HS làm nảy sinh tâm lí thụ động, chờ
đợi co cụm, ỷ lại nên học sinh khó nắm bắt và làm chủ kiến thức của bài học, lâu
ngày sẽ tạo thành thói quen thiếu tự tin, hạn chế tính tư duy sáng tạo của người
học. Vì vậy trí nhớ giảm sút, học lực giảm, không phát huy được ưu điểm cũng
như không khắc phụ được nhược điểm của mình; đồng thời việc rèn luyện các kỹ
năng, khả năng giao tiếp, ứng xử của các em với cộng đồng sẽ gặp nhiều hạn chế.
Điều đó sẽ làm cho giáo dục sẽ đào tạo ra một lớp người lạc hậu, kém năng động,
kém sáng tạo, không giám khẳng định mình, co mình như con rùa rụt cổ, không
dám mạnh dạn đứng lên phê phán , chống lại cái sai, cái ác, bảo vệ cái đúng cái
thiện, thậm chí đồng tình, đồng lõa với các thói hư tật xấu là điều khó tránh khỏi.
Giải pháp khắc phục tình trạng trên:
- Nhà trường, tổ chuyên môn tiếp tục chỉ đạo hiệu quả việc đổi mới phương
pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh, sử dụng linh hoạt, hiệu quả đồ
dùng dạy học Từ đó nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
- Duy trì thường xuyên, hiệu quả các lớp dạy phụ đạo, dạy bổ trợ kiến thức
cho những học sinh hạn chế về năng lực.
- Đối với giáo viên bên cạnh việc soạn bài, chuẩn bị chu đáo, xác định đúng
trọng tâm kiến thức bài học còn phải nắm được chất lượng, thực trạng học sinh
của lớp mình giảng dạy; quan tâm nhiều đến đối tượng học sinh ít học bài, ít làm
bài bằng cách gần gũi, trao đổi, trò chuyện, thường xuyên kiểm tra những học sinh
đó nhưng ở mức độ vừa phải; kịp thời tuyên dương sự tiến bộ của học sinh và nhẹ
nhàng nhắc nhở, tìm lý do vì sao em không thuộc bài, làm bài
- GV kết hợp với phụ huynh, với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để
động viên những em có tinh thần tự học ở nhà chưa cao
- Tăng cường hoạt động kiểm tra “Tiếng trống học bài” về đến tận thôn
xóm, gia đình từng học sinh để kịp thời tư vấn về phương pháp học, cách học, góc
học tập cho học sinh. Và tư vấn cho phụ huynh phương pháp kiểm tra việc học bài
của học sinh ở nhà. Đồng thời giúp mọi người ý thức được sự nghiệp giáo dục là
của toàn Đảng, toàn dân.
Tóm lại: Để khắc phục tình trạng học sinh ít học bài, ít làm bài là trách nhiệm

chính của Nhà trường, các thầy giáo cố giáo- những người trực tiếp gần gũi các em
và sự vào cuộc của gia đình và các tổ chức chính trị, xã hội của địa phương.

×