1
1
CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN KHOA HỌC HÀNH CHÍNH
Câu 1: Khái niệm công sở. Phân tích các nguyên tắc và mục tiêu quản lý công sở. Liên hệ
thực tiễn.
1. Khái niệm về công sở
Theo nghĩa rộng: Công sở là thuật ngữ dùng để chỉ “Một pháp nhân công quyền và là bộ
phận quan trọng hợp thành bộ máy nhà nước được thành lập theo ý chí của nhà nước (có tài sản
và trụ sở) nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước và phục vụ xã hội”
Theo nghĩa hẹp: Công sở là thuật ngữ sử dụng thông thường khi nói về trụ sở - nơi
làm việc của các cơ quan nhà nước.
Ở Việt Nam: Theo khoản 1, Điều 70 Luật Cán bộ, công chức năm 2008: “Công sở là trụ
sở làm việc của cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn
vị sự nghiệp công lập, có tên gọi riêng, có địa chỉ cụ thể, bao gồm công trình xây dựng, các tài
sản khác thuộc khuôn viên trụ sở làm việc”.
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại và nghiên cứu công sở.
Nếu theo tính chất và nội dung hoạt động của công sở có thể xếp thành công sở hành
chính, công sở sự nghiệp.
Nếu dựa trên phạm vi hoạt động, có thể phân loại công sở thành công sở trung ương,
công sở của trung ương đóng ở địa phương, công sở do các cơ quan địa phương quản lý.
Nhưng dù phân loại theo nguyên tắc nào thì công sở nói chung cũng đều có những đặc
điểm chủ yếu sau đây:
- Là một pháp nhân, có tên gọi riêng được khắc vào con dấu;
- Là cơ sở để đảm bảo công vụ, tồn tại trong một không gian, một địa điểm nhất định;
- Có quy chế hoạt động riêng để thực hiện các chuyên môn do Nhà nước quy định. Để
thực hiện nhiệm vụ của mình, các công sở đều phải dựa vào các quy định chung của luật pháp,
đồng thời trong từng công sở đều phải có những quy định cụ thể phù hợp với yêu cầu hoạt động
của mình.
- Có công quỹ và tài sản công. Quản lý công quỹ và tài sản công của công sở là một trong
những nhiệm vụ của công sở.
Trong các công sở, theo nghĩa là trụ sở hoạt động của cơ quan, trên cơ sở chức năng,
nhiệm vụ của cơ quan do luật định, mỗi cán bộ, công chức khi làm việc đều giữ một vị trí nhất
định, tức là đều có một công việc nhất định của mình. Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ
được giao, theo vị trí được xác định tại công sở, cán bộ công chức thuộc công sở sẽ đưa ra những
giải pháp theo quyền hạn, trách nhiệm của mình và hợp tác với các cán bộ có liên quan đến công
việc chung để hoàn thành nhiệm vụ. Người ta gọi đó là quy trình làm việc. Quy trình đề ra hợp lý
thì hiệu quả hoạt động của công sở sẽ cao; ngược lại, quy trình thiếu khoa học, quy định thiếu cụ
thể, chồng chéo, không rõ ràng, không có sự hợp tác chặt chẽ giữa các bộ phận của công sở thì
hiệu quả hoạt động sẽ thấp.
2. Khái niệm về quản lý công sở
Thuật ngữ “quản lý công sở” có thể được tiếp cận theo những phạm vi khác nhau và
theo những góc độ nghiên cứu khác nhau.
Xem xét phạm vi tiếp cận, quản lý công sở có thể được hiểu theo nghĩa rộng và theo
nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng: Quản lý công sở là một nội dung quản lý hành chính nhà nước, qua
đó xác lập trạng thái hoạt động của loại hình cơ quan thuộc bộ máy nhà nước được thành lập
theo luật định.
Hoạt động quản lý công sở theo nghĩa rộng bao gồm: quản lý công vụ, công chức; tổ
chức phối hợp công việc giữa các bộ phận để thực hiện mục tiêu; tổ chức hoạt động thông tin; tổ
2
chức giao tiếp hành chính; quản lý tài sản công; ngân sách; xây dựng và thực hiện quy chế.
Hoạt động quản lý công sở theo nghĩa hẹp được hiểu là quản lý trụ sở làm việc của cơ
quan, tổ chức. Hoạt động này tuân thủ quy định trong Quy chế quản lý công sở các cơ quan hành
chính nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 213/2006/QĐ-TTg 25/9/2006 của Thủ tướng
Chính phủ.
Hoạt động quản lý công sở theo nghĩa hẹp bao gồm: Quản lý sử dụng công sở; Quản lý
sắp sếp lại, điều chuyển, thu hồi công sở; Quản lý cải tạo và xây dựng mới công sở
Nếu xem xét về tính chất của hoạt động quản lý công sở, quản lý công sở được hiểu là sự
tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý, phát sinh trong
nội bộ một công sở nhất định nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao.
Hoạt động quản lý công sở là quá trình đi đến mục tiêu của công sở thông qua sự phối
kết hợp của các yếu tố (cơ cấu tổ chức, nguồn lực, điều kiện vật chất, phương thức hoạt động…).
3. Mục tiêu, yêu cầu quản lý công sở
a) Không ngừng nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của công sở
Hoạt động quản lý công sở, không phân biệt công sở trung ương hay địa phương, không
phân biệt công sở hoạt động trong lĩnh vực nào,đều nhằm hướng tới một mục đích chung là có
hiệu quả. Muốn thế, cần có môi trường tốt để cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Tại các công sở, vị trí làm việc bố trí hợp lý và mỗi loại công việc có thiết bị, phương tiện thích
hợp và được sử dụng đúng, có môi trường tâm lý thoải mái cho cán bộ, công chức khi thực thi
công vụ.
Hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý công sở là cơ sở để bảo đảm cho công sở phát triển
bền vững và ổn định, là động lực bảo đảm tính tất yếu tồn tại của công sở. Ngược lại, nếu công
sở hoạt động không có hiệu quả và kém hiệu lực thì công sở sẽ không thể ổn định và phát triển,
thậm chí có nguy cơ trì trệ, rối loạn.
Theo quan niệm này, các nhà lãnh đạo, quản lý phải tìm cách khắc phục những nguyên
nhân làm cho công sở hoạt động kém hiệu lực và kém hiệu quả. Các nguyên nhân có thể rất đa
dạng như:
- Lề lối làm việc trong công sở không thống nhất, không khoa học;
- Thiếu những cán bộ chỉ huy có năng lực;
- Hiểu biết về công việc của cán bộ, công chức trong công sở không đồng đều, làm việc
theo cảm tính, kinh nghiệm chủ nghĩa;
- Thiếu phương tiện làm việc cần thiết, thiếu sự cải tiến về môi trường làm việc;
- Môi trường không thích hợp v.v…
Trong quá trình điều hành hoạt động của công sở, cần đánh giá một cách đầy đủ, khách
quan các nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoạt động kém hiệu quả của công sở và từ đó tìm biện
pháp khắc phục kịp thời. Cần nhấn mạnh rằng, mục tiêu quan trọng hàng đầu của quản lý công
sở là hiệu quả và sự phát triển. Cho nên, dù lý do gì cũng không thể để cho công sở hoạt động
kém hiệu quả kéo dài. Ở đây, vai trò của người lãnh đạo, quản lý là rất quan trọng. Nếu không
phát hiện kịp thời nguyên nhân làm cho hiệu quả hoạt động công sở bị giảm sút thì người chỉ huy
sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình.
b) Hoạt động quản lý công sở cần bảo đảm sao cho công sở theo đúng các quy chế phù
hợp với từng loại công việc
Công sở hoạt động theo quy chế. Xây dựng và ban hành các quy chế trong hoạt động của
các công sở là một nhiệm vụ quan trọng. Các quy chế đó là một bộ phận tạo thành thể chế hành
chính nhà nước.
Quy chế hoạt động công sở là những giới hạn để công sở xác lập các quan hệ trong quá
3
3
trình hoạt động, quy định sự giao lưu, hợp tác, trách nhiệm của cán bộ, công chức. Quy chế điều
chỉnh hoạt động của công sở tạo sự ổn định và phát triển của công sở.
Quy chế là điều kiện để đánh giá cán bộ, công chức trong công sở, là căn cứ để họ có thể
biết được làm gì và không được làm gì tại vị trí của mình trong công sở.
c) Bảo đảm khả năng phát triển và có tính bền vững của công sở
Làm cho công sở có được khả năng vươn lên và phát triển không ngừng là yêu cầu quan
trọng việc tổ chức các hoạt động của công sở. Ở đây, sự phát triển được hiểu là khả năng mở
rộng các hoạt động của công sở để phụ vụ tốt nhất cho các nhu cầu của đời sống xã hội và Nhà
nước, là sự củng cố thường xuyên mối quan hệ trong và ngoài công sở phù hợp với mục tiêu
chung của công sở. Ngoài ra, cũng có thể xem việc mở rộng mục tiêu và quy mô hoạt động của
công sở theo những phạm vi cho phép là một trong những tiêu chí của sự phát triển.
d) Bảo đảm cho công sở được hiện đại hóa, hoạt động một cách khoa học, công khai,
minh bạch, tiết kiệm, đáp ứng các yêu cầu của cải cách hành chính, của hội nhập và toàn cầu
hoá.
Đây là yêu cầu rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay của Nhà nước, nhằm góp phần
chống quan liêu, cửa quyền, hách dịch, chủ quan, từ đó làm cho công sở phục vụ dân tốt hơn.
Các yêu cầu trên liên quan mật thiết với nhau, gắn liền với yêu cầu thực tế của mỗi giai
đoạn và với đặc điểm, tính chất của mỗi công sở.
4. Nguyên tắc quản lý công sở
a) Công khai
Công sở cần hoạt động công khai, nghĩa là mọi thành viên trong đó đều phải được biết rõ
công việc của mình, nhóm mình và của toàn bộ công sở. Việc công khai hóa các công việc tại
công sở có thể được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, ví dụ: thông qua việc xây dựng
kế hoạch, thông qua các hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả công việc, địa điểm công sở, trách
nhiệm của từng bộ phận được giới thiệu rộng rãi nhằm phục vụ cho việc giao dịch thuận lợi,
v.v…
Nguyên tắc công khai trong công sở đòi hỏi công khai các nội dung sau:
+ Nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức;
+ Chức năng, nhiệm vụ, quyền, nghĩa vụ của từng cá nhân, bộ phận;
+ Văn bản, công văn… có liên quan;
+ Các quy trình, thủ tục trong và ngoài công sở;
+ Tài chính;
+ Quản lý, sử dụng tài sản công;
+ Các hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của công sở…
Công khai hoạt động của công sở là cơ sở để tạo ra sự hiểu biết và hợp tác trong công
việc, đồng thời cùng tạo điều kiện cho công sở phản ứng kịp thời với những thay đổi diễn ra
trong quy trình thực hiện các nhiệm vụ chung, góp phần làm cho tính cục bộ, bệnh quan liêu
trong quá trình điều hành công sở được hạn chế.
b) Liên tục
Nguyên tắc này được đề ra theo quan niệm quản lý điều hành là một quá trình liên tục,
thường xuyên và được phối hợp theo quy chế hoạt động của công sở.
Biểu hiện của tính liên tục trong hoạt động của các công sở:
Trước hết, đó là sự liên tục trong quan hệ điều hành. Bảo đảm các quan hệ này không bị
ngắt quãng để truyền đạt kịp thời, nhanh chóng các mệnh lệnh quản lý, theo dõi được thường
xuyên mọi hoạt động của công sở. Ở đây, các hệ thống thông tin quản lý có một vai trò hết sức
4
quan trọng.
Thứ hai, sự phát triển liên tục của công việc của chính công sở và từng bộ phận trong đó.
Nếu các công việc thường xuyên bị bỏ dở, công sở và các bộ phận của nó không có sự phát triển
gắn bó với nhau thì điều đó có nghĩa là nguyên tắc về tính liên tục trong hoạt động của công sở
đã không được thực hiện tốt.
Thứ ba, công sở phải được kiểm tra, đánh giá thường xuyên
c) Phân công rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ
phận trong công sở
Sự phân công trong công sở nhằm thúc đẩy mọi người làm việc có hiệu quả hơn, phát
huy được năng lực sáng tạo để tìm kiếm những phương thức hoạt động thích hợp, làm cho các
công việc không bị bỏ quên và chồng chéo trong điều hành, góp phần nâng cao trách nhiệm của
mỗi thành viên trong công sở, chống quan liêu.
d) Dân chủ hóa trong quá trình điều hành
Điều này có nghĩa là trong quá trình nghiên cứu, dự thảo quyết định điều hành cần bàn
bạc với các ngành, các cấp, các đơn vị có liên quan, tập hợp trí tuệ của tập thể, cá nhân trong
công sở và tổ chức để mọi thành viên công sở hiểu, tự giác thực hiện quyết định, làm cho các
quyết định được ban hành đúng đắn, có tính khả thi.
e) Tuân thủ pháp luật
Mọi hoạt động của công sở đều phải tuân theo pháp luật được thể hiện qua các quy chế
cụ thể. Các hành vi điều hành tại công sở cũng như dưới danh nghĩa của công sở đều phải đúng
với các quy định của Nhà nước, được gọi là những quy chế hành chính. Vi phạm các định chế đó
đều phải bị xem xét theo pháp luật để có biện pháp xử lý.
* Mối quan hệ giữa các nguyên tắc: Các nguyên tắc này có mối quan hệ mật thiết với
nhau, tương tác và hỗ trợ lẫn nhau. Cụ thể:
Khi thực hiện nguyên tắc công khai phải bảo đảm tính liên tục bởi nếu không công khai liên tục,
mọi thành viên trong công sở không kiểm tra, giám sát được quá trình này.Khi phân công rõ ràng
nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cá nhân, bộ phận trong công sở thì việc công khai
cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Chúng ta đánh giá được công việc, xây dựng công việc hiệu quả
hơn. Và dĩ nhiên, mọi sự phân công đều phải công khai.
Nguyên tắc liên tục với nguyên tắc phân công: khi ta phân công rõ ràng về nhiệm vụ,
quyền hạn và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong công sở ta mới có sở sở kiểm tra được
tính liên tục của công sở, giúp cho việc kiểm soát hoạt động của công sở. Như vậy, việc phân
công rõ ràng sẽ giúp cho việc thực hiện tốt nguyên tắc liên tục và ngược lại tính liên tục sẽ là cơ
sở để việc phân công rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận
trong công sở được chính xác và hiệu quả hơn.
Đồng thời, muốn cho quá trình hoạt động công sở được liên tục thì phải thực hiện tốt
nguyên tắc dân chủ hoá hoạt động điều hành. Mọi thành viên đều hiểu, tự giác thực hiện quyết
định, cùng bàn bạc để có quyết định đúng đắn, tránh được tình trạng đưa ra quyết định chủ quan,
duy ý chí, làm cho quyết định có tính khả quan cao, mọi người đều được quán triệt và thực hiện,
công việc được thực hiện một cách liên tục và dễ dàng.
Khi phân công thì các tiêu chuẩn, định mức phải xây dựng sao cho có thể khuyến khích
các thành viên, bộ phận làm việc. Muốn như thế, phải làm tốt nguyên tắc dân chủ hoá trong quá
trình điều hành, điều này sẽ khuyến khích các thành viên, bộ phận làm việc. Như vậy, nguyên tắc
dân chủ hoá trong quá trình điều hành sẽ góp phần cho việc phân công hiệu quả hơn.
Cuối cùng, dù làm bất cứ điều gì, theo nguyên tắc nào thì cũng phải tuân thủ theo pháp
luật, theo nội qui, qui chế của công sở thì mọi nguyên tắc trên mới thực hiện được. Đây là
5
5
nguyên tắc xuyên suốt mà bất cứ nguyên tắc nào cũng phải tuân theo.
LIÊN HỆ việc thực hiện các nguyên tắc quản lý công sở ở cơ quan Bộ Y tế
Câu 2: Đồng chí hãv trình bày khái niêm, đăc điềm quản ly hành chính nhà nước, phân tích
nguyên tắc công khai, minh bach trong quản lý hành chính nhà nước. Liễn hê thưc tiễn.
Trả lời:
Đất nước ta đã vượt qua những khó khăn, thách thức to lớn và đang vững bước đi lên. Tình
hinh thế giới thay đổi nhanh chóng, tạo cho nước ta nhiều thời cơ nhưng cũng đặt ra nhiều thách
thức. Đại hội XI của Đảng khẳng định quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân ta tận dụng tốt thời cơ,
vượt qua thách thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn
dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, phát triển đất nước nhanh, bền vững, thực hiện
thẳng lợí mục tiêu dân giàu, nước manh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên CNXH
Nghị quyết ĐH XI của Đảng cũng khẳng định: Trong giai đoạn hiện nay, cân đẩy mạnh việc
xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, đảm bảo Nhà nước ta thực sự là nhà nước của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa là đặt ra yêu cầu cải cách, đôi mới tổ chức và phương thức hoạt động, nâng cao năng lực và
hiệu quà cúa bộ máy nhà nước. Để đạt được những mục tiêu đó, một trong những yêu cầu đòi hỏi
trước măt đối với mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức là cần hiểu biêt đây đủ vê quản lý
hành chính nhà nước và các nguyên tắc QLHC NN ở nước ta hiện nay
1. Khái nỉệm: Quản lý hành chính nhà nước là một hinh thức hoạt động của Nhà nước được
thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự châp
hành pháp luật, pháp lệnh, nghị quyêt của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tồ chức và chỉ đạo
một cách trực tiêp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóagjt xã hội và hành chính —
chính trị. Nói cách khác, Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành và điều hành của hệ
thống hành chính Nhà nước (Chính phủ và các cơ quan hành chính nhà nước địa phương) để thực thi
quyền hành pháp nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ôn định vả phát triển xã hội theo qui định luật
pháp nhà nước.
2. Đặc điểm quản lý hành chính nhà nước:
Thứ nhất, quan lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính quyền lực đặc
biệt.
Quyền lực nhà nước trong quản lý hành chính nhà nước trước hết thể hiện ở việc các chủ thể
có thẩm quyền thề hiện ý chí nhà nước thông qua phương tiện nhất định, trong đó phương tiện cơ
bản và đặc biệt quan trọng được sử dụng là văn bản quản lý hành chính nhà nước. Bằng việc ban
hành văn bản, chù thể quản lý hành chính nhà nước thể hiện ý chí của mình dưới dạng các chủ
trương, chính sách pháp luật nhằm định hướng cho hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật; dưới
dạng quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa các quy phạm pháp luật của cơ quan quyên lực nhả
nươc và của cấp trên thành những quy định chi tiết để có thể triển khai thực hiện ữong thực tiễn;
dưới dạng các mệnh lệnh cá biệt nhăm áp dụng pháp luật vào thực tiễn trực tiếp thực hiện quyền
và nghĩa vụ của các bên tham gia cjuan hệ quản lý; dưới những dạng mệnh lẹnh chỉ đạo cấp dưới
trong hoạt động,nhằm tổ chức thực
hiện phốp luặt trong thực tiễn; dưới dạng những thông tin hưởng dẫn đối lập với cấp dưới nhằm
đảm bảo sự thống nhất, cỏ hệ thong cùa bộ máy hành chính nhà nước.
Bên canh đỏ, quyền lực nhà nưởc còn thề hiện trong việc cảo chù thể cỏ thảm quyên tiến hành
những hoạt động cần thiết đê bảo đảm thực hiện ý chi nhà nước, như các biện pháp về tồ chửc, về
kinh tể, tuyên truyền giảo dục, thuyết phục cưỡng chế Chính những biện phảp này là sự thê hiện
tệp trung và rồ nẻt của sức mạnh nhà nước, một bộ phận tạo nên quyền lực nhà nưởc , nhờ đỏ ỷ chỉ
cùa chù thể quản lý hành chính nhà nước được bào đảm thực hiện.
Đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt hoạt động quàn lý hành chính với những hoạt động
quàn lỷ không mang tính quyền lực nhà nước, như quản lý ừong nội bộ của cảc đàng phái chính trị,
các tổ chức xã hội, doanh nghiệp.,. Trong các hoạt động quàn lý phi nhà nước, quyên lực cũng được
sử dụng nhưng không phải là quyên lực nhà nước, chi tảc động trong nội bộ tổ chửc, nhằm đạt mục
6
tiêu của tồ chức trong khuôn khô phảp luật; các chủ thê quản lý cũng thê hiện ý chí và sử dụng sức
mạnh của mình đê bảo đảm thực hiện ý chí đỏ, tuy nhiên họ chỉ nhân danh cá nhân hay tổ chức
mình mà không nhân danh nhà nước.
Thứ hai, quàn lý hành chính nhà nước cỏ tính liên tục, ồn định tương đối và thích ứng. j
Khác với hoạt động lập pháp và tư pháp, quản lý hành chính nhà nước luôn cân cỏ tỉnh liên
tục, kịp thời và linh hoạt để đáp ứng sự vận động không ngừng cùa đời sống xã hội, đảm bào các
nhu cầu cho ngươi dân và lợi ích chung cho xã hội.
Bên cạnh đỏ, các quá trình kinh tế - xã hội đều diễn ra trong môi trường nhất định, nhất là môi
trường chính trị, hành chỉnh, Môi trường vừa là điều kiện, vừa là động lực để thúc đẩy các chù thể
hoạt động, bời vậy, quản lý hành chính cần thiết phải tạo lập môi trường vĩ mô ổn định đề các quả
trình diễn ra phù hợp với những quy luật nhằm tăng cường hiệu quà cho nhũng hoạt động kinh tế,
xã hội. Chính điếm đặc thù này được coi là một cơ sờ quan trọng trong việc xốc lập quy đinh về tồ
chức và hoạt động, quy chế công chức, công vụ của bộ máy hành chính nhà nước; tạo ra bộ máy
hành chính gọn nhẹ, có sự linh hoạt trong tồ chức, cỏ đội ngũ công chức năng động sáng tạo, quyết
đoán và chịu sự ràng buộc trách nhiệm đôi với hoạt động của minh
Do mỗi chủ thể hay đối tượng tham gia hoạt động kinh tê - xã hội có tinh chất, đặc điềm nhất
định nên QLHC NN cũng cần được tồ chức, hoạt động sao cho phù hợp với mỗi đối tượng đê quản
lý có hiệu lực, hiệu quả trong từng trường hợp cụ thê.
Tính thích ứng trong QLHCNN còn được thể hiện qua việc tổ chửc, hoạt động của chủ thể quàn lý
với đối tượng quản lý phải phù hợp với sự phát triền kinh tế văn hoả, xã hội; với sự thay đổi, diễn
biển của tình hình chính trị, kinh tế, văn hoả, xã hội; biển đồi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh Nhận
thức được đặc điểm này của QLHC giúp cho các chủ thể hành chính tàng cường thêm tính chủ
động, linh hoạt trong quản lý vĩ mô nền kinh tế - xã hội.
Thứ ba quản lý bảnh chính nhà nước cỏ tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp
cao.
Quản lý hành chính nhà nước không chỉ được coi là một “ nghề” mà còn được coi là một nghề
cỏ tính tổng họp, phửc tạp so với cảc nghề trong xà hộL Nhà quản lý hành chính không chi cần có
chuyên môn sâu, mà còn phồi cỏ kiến thức rộng trên nhiều lĩnh vực, ke cả tâm lý và xã hội học mới
quản lý cỏ hiệu quả các nguôn lực tự nhiên và xã hội. Mỗi đối tượng và quả trình kinh tế xã hội đêu
cổ đặc điêm, tính chat
7
hoạt động khác nhau, đòi hỏi được tác dộng kịp thời, đúng quy luật mỏi cố kết Không chJ cỏ như vậỵ,
khi xã hội phát triển nhu cầu dịch vụ công sẽ ngày càng cao ^ cả về số lượng và chất lượng, đòi hỏi hành
chính nhà nước phải đáp ứng trong điều kiện hữu hạn về nguồn lực. Điều này chỉ có thể giải quyết được
khi có một nền hành chính chuyên nghiệp và hiện đại.
Thứ tư, quản lý hành chính nhà nuớc là hoạt động không vụ lợi.
Quản lý hành chính nhà nuớc phục vụ cho lợi ích chung của xã hội, hướng tới đảm bảo quyền và
lợi ích hợp pháp của mỗi công dân và tổ chức, nên nó không có mục dích tự thân. Để thực hiện mục
tiêu đó, chủ thể hành chính nhà nướcđược sứ dụng quyền lực công và tài chính công trong suốt quá
trình tồn tại, do dó họ không được đòi hỏi người dân phải trả thù lao, không theo đuổi lợi ích riêng cho
mỗi chủ thể hành chính. Khi thực thi công vụ, chủ thể quản lý hành chính nhà nước còn phải đề cao
tinh thần tận tuv phục vụ nhân dân và xã hội, đồng thòi coi việc phục vụ dân là giá trị đạo đức, là niềm
tự hào của họ.
Thứ năm, Quản lý hành chính nhà nước có mục tiêu chiến lược, có chương trinh và kế hoạch
hành động cụ thể
Trong hoạt động quản lý việc đề ra mục tiêu chung của tả chức hay từng công việc được coi là
chức năng, nhiệm vụ đầu tiên và cơ bàn của chủ thê quản lý. Mục tiêu quản lý là căn cứ quan trọng
nhất để các chủ thể quản lý đưa ra những biện pháp tác động thích hợp với những công cụ hữu hiệu. Để
đạt được mục tiêu, chiên lược các chủ thể phải đưa ra hệ thống các chương trinh, dự án và kế hoạch dài
hạn, chung hạn và ngắn hạn.
Hoạt động quản lý hành chính nhà nước đạt được những yêu cầu chung và thoả mãn những đặc
điểm trên phải đảm bảo đầy đủ những nguyên tăc cân thiêt. Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước là
tư tưởng chi đạo hành động, hành vi quản lý nhà nước của các cơ quan và cán bộ, công chức Nhà nước.
3. Các nguyên tắc
3 1. Nguyên tắc chung
I Ng.tắc đảm bảo sự lãnh đạo cùa Đảng
ế
I Ng.tắc nhân dân tham gia QLHCNN.
- Ng.tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Ng.tắc tập trung dân chủ.
- Ng.tắc có kế hoạch và khách quan.
I Ng.tắc tập trung thống nhất quyền lực, nhưng có phân công, phối hợp và kiểm soát việc thực
hiện quyền lực nhà nước về mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp.
- Nguyên tắc công khai, minh bạch.
I Ng.tắc bình đẳng giữa các dân tộc.
3.2. Nguyên tắc riêng
- Ng.tac tập trung, thống nhất, thông suốt.
I Ng.tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ (vùng, tinh, thành phố trực thuộc TW).
! Ng.tắc kết hợp làm việc tập thể với chế độ một thủ trường.
I Ng.tắc trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước.
- Ng.tắc phân cấp quản lý hợp lý giữa trung ương - địa phương, phân định thẩm quyền,
phạm vi quản lý giữa các cấp, các cơ quan QLHCNN.
- Ng.tăc phù hợp giữa chức năng, nhiệm vụ với thâm quyên; giữa quyến hạn với trách
nhiệm; giữa chức năng, nhiệm vụ với các điều kiện phương tiện vật chất.
ế Ng.tắc tiết kiệm, công bằng và hiệu quả.
4. Phân tích nguyên tắc công khai, minh bach
Trong số các nguyên tắc trên, trong khuôn khổ của đề bài thì tập trung làm rõ nguyên tắc công
khai, minh bạch:
Tổ chửc và hoạt động hành chính của Nhà nước là nhằm phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích hợp
pháp của công dân nên cần phải công khai, minh bạch. Phải quy định các hoạt động cần công khai cho
dân biết, tạo điều kiện thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động
hành chính nhà nước.
Công khai minh bạch là việc các cơ quan quản lý hành chinh nhà nước thông tin một cách chính
thức về tổ chức và hoạt động, nội dung công việc đã giải quyết cho các công dân, tổ chức và xã hội.
Mọi thông tin liên quan đến đòi sống dân sinh phải được công khai trừ trường hợp có qui định cụ
thể của pháp luật.
Minh bạch trong quản lý HCNN là những thông tin cụ thể, rõ ràng và cung cấp kịp thời cho nhân
dân, cho xã hội với những hình thức dễ tiếp nhận và đợc cụ thể thành những tiêu thức đầy đủ, rõ ràng
theo cả định tính và định lượng.
- Vì sao phải công khai minh bạch?
+ Vì công khai minh bạch là yêu cầu, là điều kiện tiên quyết để nhà nuớc thực sự có trách nhiệm
với nhân dân, lôi cuốn tổ chức nhân dân tham gia vào các quan hệ KTXH và thực hiện các yêu càu
quản lý HCNN một cách có hiệu quả. Do có đợc những thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời của cơ
quan HCNN cung cấp, người dân sẽ tàng cường khả năng dự báo tình hình để thực hiện yêu cầu quản
lý nhà nước có hiệu quả hơn.
+ Thực hiện công khai minh bạch góp phần xây dựng một nền hành chính trong sạch, có trách
nhiệm, ngăn chặn được quan liêu tham nhũng, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.
Neu không minh bạch sẽ dẫn đến sự tùy tiện, tự phát hoặc sai lầm trong việc thực thi quyền hạn của
công chức hành chính, sẽ này sinh những giao dịch không trung thực, những quyết định sai lầm, dẫn
đến quan liêu tham nhũng.
- Phải làm gì để thực hiện nguyên tắc: Nguyên tắc này yêu cầu các cơ quan QLHCNN, các tổ
chức và đơn vị khi xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật phải thực sự công
khai, minh bạch, đảm bảo công bằng, dân chủ theo qui định của pháp luật.
+ Phải công khai minh bạch mọi chủ trương quyết định quàn lý HCNN.
+ Công khai minh bạch thể chế quản lý HCNN, nhất là thủ tục hành chính.
+ Công khai minh bạch chế độ chính sách pháp luật.
+ Công khai minh bạch về thu chi ngân sách và các khoản thu chi ngoài ngân
sách.
+ Công khai minh bạch việc xử lý các vi phạm trong quản lý HCNN.
+ Công khai minh bạch trong công tác tổ chức, cán bộ.
+ Công khai minh bạch trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của ND,
5. Liên hệ thực tiễn
Câu 3: Đồng chí hãv trình bảy khái niêm dich vu công các phương thức cung cấp dich vu
cồng và phương hướng cải cách dich vu công ở Việt Nam hiên nay. Liền hê thưc tiễn.
Dịch vụ công là một trong những hoạt động quan trọng mà mọi nhà nước phải thực hiện và quàn lý
đề chăm lo đời sổng vật chất, tinh thần cho người dân. ơ Việt Nam, đồi mới dịch vụ công đã được Đàng,
nhà nước quan tâm chỉ đạo và tô chức thực hiện nhiều năm qua và đã đạt được những kết quả rất đáng
mừng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề phải được tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung để nâng cao
hơn nữa chất lượng dịch vụ công thỏa mãn như cầu của người dân. Dưới dây, bài viết sẽ trình bày những
phương thức cung ững dịch vụ công, phân tích các giải pháp hoàn thiện về tô chức và quản lý dịch vụ
công ở Việt Nam và liên hệ thực tiễn tại một địa phương cụ thể (nơi tác giả công tác) để làm sáng tỏ hơn
những nội dung lý thuyết được trình bày.
1. Khái niệm và phân loại dịch vụ công:
1,1- Khải niệm:
Theo nghĩa rộng, từ góc độ chủ thể quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu hành chính cho rằng dịch
vụ công là toàn bộ hoạt động của nhà nước nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng
phục vụ lợi ích của nhân dân, bảo đảm sự phát triển cùa xã hội. Cách hiểu này nhấn mạnh vai trò và
trách nhiệm của nhà nước đối với những hoạt động cung cấp hàng hóa công cộng
ế
Theo nghĩa hẹp là hoạt động cung cấp những hàng hóa cơ bản, thiết yếu cho nhản dân do cơ quan,
to chức nhà nước và tổ chức kinh tế, xã hội khác thực hiện nhăm phục vụ lợi ích của nhãn dân, sự phát
triển xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước. Cách tiêp cận này xuất phát từ đối tượng được hưởng hàng
hóa công cộng cho rằng đặc trưng chủ yếu của dịch vụ công là hoạt động đáp ứng nhu cầu thiết yếu của
xã hội và cộng đồng, còn việc tiến hành hoạt động ấy có thể do nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm.
Như vậy, quan niệm về dịch vụ công tuy không thống nhất nhưng có những đặc điểm cơ bàn như
sau:
I Đó là những hoạt động cùa Chính phủ, chính quyền địa phương hoặc của tư nhân được nhà nước
uỷ nhiệm cung cấp những hàng hoá, dịch vụ phục vụ nhân dân và sự phát triển của xã hội.
- Vì lợi ích chung;
I Không vì mục tiêu lợi nhuận hoặc có tính đến lợi nhuận hợp lý.
Từ những đặc điểm chung nêu trên có thể hiểu khái niệm dịch vụ công như sau: Dịch vụ công là
những hoạt động đê phục vụ các nhu câu cơ bản, thiết yếu của người dân vì lợi ỉch chung cùa toàn xã
hội, do các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện hoặc các cơ quan quản lý nhà nước ủy quyên cho các tô
chức, cả nhân thực hiện nhằm đảm bảo ổn định, công bằng và phát triển xã hội.
1.2. Phân loại dịch vu công
-Căn cứ theo chủ thể cung ứng dịch vụ công: Dịch vụ công do cơ quan nhà nước cung ứng; Dịch vụ
công do doanh nghiệp, tồ chức sự nghiệp của nhà nước cung ứng; dịch vụ công do các tổ chức kinh tế,
tô chức xã hội ngoài nhà nước cung ứng.
1Căn cứ vào tính chất hàng hỏa, dịch vụ:
+ Dịch vụ hành chỉnh công: là các hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, nhân danh công
quyền đáp ứng yêu cầu lợi ích của nhân dân (đảm bảo trật tự, trị an, hộ tịch, cap các loại giấy phép, ),
bảo đảm cho công dân thuận tiện ừong học lập, sinh sống, kinh doanh, ;
+ Dịch vụ sự nghiệp công.
ễ
là hoạt động của các tổ chức sự nghiệp cùa nhà nước cung ứng dịch vụ
về đào tạo, giáo dục, y tế, văn hóa, nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu về học tập, chăm sóc sức
khỏe, hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dẩn và phát triển chung của xã hội. Hoạt động này chù yếu
do các cơ quan, tổ chức nhà nước thực hiện và một phần được xã hội hóa;
+ Dịch vụ cổng cộng.
ế
Là các hoạt động cung ứng các hàng hoá công cộng phục vu đời sống nhân
dân và sự phát ừiển chung của xã hội như: điện, nước sinh hoạt, giao thông, bưu điện, vệ sinh môi
trường, an toàn lương thực thực phẩm, Các hoạt động này phần lớn do các doanh nghiệp nhà nước
thực hiện và được xã hội hỏa một phần.
2. Các phương thức cung ứng dich vu công (7)
Trên thực tế, nhà nước không phải là tác nhân duy nhất cung ứng dịch vụ công. Tuỳ theo tính chất
và loại hình, dịch vụ công cỏ thể do các cơ quan nhà nước trực tiếp thực hiện hoặc có thể được chuyển
giao cho khu vực phi nhà nước. Hiện nay, việc cung ứng dịch vụ công ở hầu hết các nước thông thường
được tiến hành theo các phương thức sau:
2. Ị- Nhà nước cung ứng trực tiếp: Theo hình thức này, nhà nước chịu trách nhiệm trực tiếp cung
ứng dịch vụ công, phương thức này phù họp đối với các dịch vụ liên quan đến an ninh quốc gia và lợi
ích chung của đất nước (như quốc phòng, an ninh, hộ tịch, cấp giấy phép, kết hôn, ) mà chỉ cơ quan
công quyền mới có đủ tư cách pháp lý đê thực hiện nhằm bảo vệ lợi ích chung của đất nước, phục vu
yêu cầu quản lý nhà nước; phương thức này nhà nước chỉ thu lệ phí hành chính vì nó là công cụ thuộc
chức trách của nhà nước
ế
2.2
Ế
- Cung ứng thông qua các đơn v/
ằ
sự nghiệp của nhà nước (bệnh viện công, trường học công, đơn
vị văn hóa, trung tâm công nghệ,
Ẽ
), các doanh nghiệp nhà nước (cung cấp điện, nước, giao thông, bưu
chính, ). Các đơn vị sự nghiệp do nhà nước thành ỉập để cung ứng dịch vụ công đáp ứng các nhu cầu
của nhân dân, hoạt động tương tự các công ty nhưng không vì mục tiêu lợi nhuận. Ban đầu, nhà nước
đầu tư cho các đơn vị đó, sau đó họ sẽ tự trang trải và khi cần thiết có thê nhận được sự hỗ trợ bù đắp
của nhà nước
ề
2.3- ủy quyển cung ứng dịch vụ công: nhà nước giao hoặc câp phép cho công ty tư nhân hoặc một
tồ chức phi chính phủ được cung ứng một dịch vụ công trong một thòi hạn, với những điều kiện nhất
định. Trong trường hợp này các công ty và tồ chức đươc thu dịch vụ phí để có lợi nhuận hợp lý song
phải nộp lệ phí cho nhà nước. Công ty tư nhân hoặc tồ chức phi chính phủ được uỷ quyền phải tuân
thủ những điều kiên do nhà nước quy định để bào vệ lợi ích công.
2.4- Liên doanh cung ứng dịch vụ công: Liên doanh giữa nhà nước với các tồ chức, doanh nghiệp
khác trên cơ sở góp vốn để cung ứng một dịch vụ công. Hình thức này vừa giảm phần đầu tư từ ngân
sách, huy động được vốn và kinh nghiệp quản lý của tư nhân, đồng thời nhà nước vẫn can thiệp trực
tiếp và thường xuyên đề bảo vệ lợi ích công.
2.5- ủy thác cung ứng dịch vụ công: Là hình thức nhà nước chuyển giao hẳn trách nhiệm cung ứng
dịch vụ công cho một tô chức khác thực hiện. Nhà nước vẫn chi từ ngân sách để bổ sung cho các
nguồn thu khác từ dịch vụ phí, lệ phí; hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, thu dịch vụ phí, lệ phí
để tự trang trải (thông qua đấu thầu).
2.6-Mua dịch vụ công từ bên ngoài: Là hình thức nhà nước mua dịch vụ của khư' vực tư nhân qua
hợp đồng. Đó là các dịch vụ cần nhiều kỹ năng mà chất lượng có thể xác định rõ ràng hoặc là việc sử
dụng lại không thường xuyên, nhà nước tự làm sẽ ít hiệu quả (bảo dưỡng và vận hành đường cao tốc,
dịch vụ ở công viên, bảo dưỡnạ phương tiện phòng cháy, chữa cháy, các phương tiện tin học, đáp ứng
nhu cẩu về phương tiện đi lại, làm vệ sinh và công việc phục vụ trong cơ quan,
ề
.)•
2.7-Tư nhân hóa: Nhà nước bán phương tiện và quyền kiểm soát đối với một dịch vụ nào đó cho
tư nhân song vẫn bảo đàm lợi ích công bằng theo pháp luật. Ngườỉ tiêu dùng mua dịch vụ từ tư nhân và
tư nhân có lợi nhuận qua thỏa thuận. Hình thức này giải phỏng công việc cho bộ máy nhà nước, có hiệu
quả cao, song nhà nước phải đê cao ừách nhiệm quản lý, kiểm tra để bảo vệ lợi ích công.
Với sự đa dạng của các loại dịch vụ công, của các hình thức cung ứng dịch vụ công, và những
đặc điềm của dịch vụ công, có thể thấy rằng cung ứng loại dịch vụ này một cách có hiệu quà không phải
là một vấn đề đom giản. Nhà nước phải xác định rõ loại dịch vụ nào nhà nước cần giữ vai trò cung ứng
chủ đạo, loại dịch vụ nào cần chuyền giao cho khu vực tư nhân và các tồ chức xã hội, loại dịch vụ nào
nhà nước và khu vực tư nhân có thể phổi hợp cung ứng và vai trò điều tiết, quản lý của nhà nước về vấn
đề này như thế nào. Kinh nghiệm của nhiều nước những năm qua cho thấy rằng, trong cung ứng dịch vụ
công, nhà nước chỉ trực tiếp thực hiện những loại dịch vụ công mà khu vực phi nhà nước không thể làm
được và không muốn làm. Neu nhà nước không chuyển giao việc cung ứng dịch vụ công ở các lĩnh vực
thích hợp cho khu vực phi nhà nước và cải cách việc cung ứng dịch vụ công của các ca quan nhà nước,
thì hiệu quà cung ứng dịch vụ công về tổng thể sẽ bị giảm sút, ảnh hưởng tiêu cực đên đời sông của
người dân và sự phát triển chung của toàn xã hội.
Tóm lại, tất cả những hoạt động cung ứng dịch vụ công nói frên dù được tiên hành băng cách nào thì Nhà nước
cũng phải chịu trách nhiệm trước xã hội vê mặt cung úng dịch vụ công.
3. Phương hướng cải cách dịch vụ công ờ Việt Nam hiện nay
3.1. Sự cần thiết phải cải cách dịch vụ công ở Việt Nam: 03 nội dung Bảo đàm cung ứng dịch vụ công được xác định
là một trong những nhiệm vụ của Nhà nước. Cải cách dịch vụ công là một trong những nội dung cơ bàn của tiên
trình cài cách nhà nước, trước hết là cải cách hành chính nhà nước. Trong tiến trình đổi mới do Đảng và Nhà nước
đề xướng và thực hiện từ năm 1986 đến nay, cải cách cung cấp dịch vụ công để đáp ứng đòi hòi ngày càng cao của
công dân và tổ chức là một trong những vấn đề được quan tâm nghiên cứu nhiều. Những nguyên nhân chủ yếu đòi
hòi phải cài cách việc cung ứng dịch vụ công ở nước ta hiện nay bao gồm:
I Nhà nước trực tiếp cung ứng quá nhiều dịch vụ, cà những dịch vụ có thê chuyền giao cho tư nhân đảm nhiệm dẫn
tới sự quá tài trong hoạt động của nhà nước.
- Mức độ quan liêu trong việc cung ứng dịch vụ công cao do chưa có sự phân cấp thích hợp và
quan niệm coi công dân và tô chức là khách hàng sử dụng dịch vụ chưa phổ biến. Vì vậy, tiếng nói
cùa cộng đồng, phàn hồi của khách hàng về dịch vụ công chưa thật sự được chú trọng, chưa được nhìn
nhận đúng mức trong hoàn thiện cung ứng dịch vụ công.
Bộ máy nha nước cung cấp dịch vụ cồng kềnh, hệ thống thủ tục phiền hả, năng lực và pham chat
của đôi ngũ nhân sự chưa đáp ứng yêu cầu.
3.2. Tiến trình cải cách dịch vụ công ở Việt Nam
Trên thực tế ở việt nam việc cung ứng dịch vụ công vẫn dược thực hiện từ khi nhả nước việt nam
dân chủ công hòa ra đòi, nhưng khái niệm dịch vụ công chưa được sử dụng. Lân đau tiên khái niệm dịch
vụ công được ghi nhận trong Nghị quyết Hội nghị trung ương 7 (khóa VTH) năm 1999 và được đưa vào
Văn kiện Đại hội Đàng lần thứ IX (năm 2001). Việc ghi nhận khái niệm này trong các vãn kiện cùa
Đàng và trong các văn bản <Ịuy phạm pháp luật là một bước tiến quan trọng trong nhận thức về dịch vụ
công và là điêm mấu chốt để thực hiện các hoạt động cải cách việc cung ứng dịch vụ cõng.Văn kiện Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác định: Xây dựng một nền hành chính nhà nước dân
chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hóa Định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các
Bộ theo hướng Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực ừên phạm vi toàn quỗc, cung cấp dịch vụ công. Một
trong những chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của các Bộ và cơ quan ngang bộ là thực hiện quyền quản lý
nhả nước đối vói dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực minh quản lý.
Như vậy, Nhà nước có trách nhiệm đối với việc báo đảm các dịch vụ công được cung cấp đầy đủ
theo đúng yêu cầu của nhà nước đáp ứng được các yêu cẩu quản lý vả phục vụ xã hội. Bên cạnh đó,
khuyến khích vả hỗ trợ các tô chức hoạt động không vỉ lợi nhuận mà vì nhu cầu và lợi ích của nhân dân,
tạo điều kiện thuận lợi cho các tô chức thực hiện một số dịch vụ công gắn với sự giám sát của cộng
đông như vệ sinh môi trường, tham gia giữ gìn trật tự an ninh xóm, phường. Báo cáo chính trị tại Đại
hội XI (tháng 01 năm 2011) xác định: Đẩy manh xã hội hóa các loại dịch vụ công phù hợp với cơ chế
kinh tế thị trường định hưcmg xã hội chủ nghĩa; Đẩy mạnh đối mới tổ chức, cơ chế hoạt động cúa các
đơn vị dịch vụ công phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các đơn vị này có
quyền chủ động và được khuyến khích, tạo điểu kiện thuận lợi để tham gia thị trường, cung cấp ngày
càng nhiều và tốt hơn dịch vụ công cho xã hội, nhất lả dịch vụ y tế, giáo dục, đảo tạo, khoa học, công
nghệ Nâng cao chất lượng dịch vụ công nói chung là một trong những mục tiêu trọng tâm của Chương
trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo Nghi quyết
30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ
3.3. Phương hướng cải cách Dịch vụ công ở VN hiện nay: 05 nội dung Một là, Đấy mạnh nghiên cứu
cơ bản, thống nhất nhận thức về dịch vụ công trong điều kiện phát triển kinh tế th[ trường định hướng
xã hội chủ nghĩa (khái niệm, nội dung, loại hình, phương thức thực hiện).
Hai là, Xây dựng chiến lược, thể chế, chính sách pháp luật để tổ chức, quản lý các dịch vụ công, bảo
đảm trách nhiệm của nhà nước trong tổ chức, quản lý, cung ứng dịch vụ công; tạo môi trường thuận lợi,
khuyến khích các tổ chúc, cá nhan tham gia thực hiện cung ứng dịch vụ công, đồng thời bảo đảm hiệu
lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Ba là, Cài cách dịch vụ công gắn với cải cách nền hành chính nhà nước, xác định rõ trách nhiệm,
nghĩa vụ của các cơ quan, cán bộ, công chức hành chính nhà nuớc trong việc phục vụ nhân dân.
Bốn là, Mạnh dạn xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ công dối với những dịch vụ thích hợp.
Năm là, Tăng cường quàn lýy kiểm ưa, thanh tra, xử lý vi phạm đối với các hoạt^ động cung ứng
dịch vụ công của tất cả các chủ thể bảo đảm quyền và lợi ích của công dân.
Đê cài cách dịch vụ công ở Việt Nam hiện nay đạt hiệu quả cao, trước hết cần tập trung thực hiện:
+ Đối mới dịch vụ hành chính công: Dịch vụ hành chính công gắn liền với những hoạt động thực
thi quyền lực nhà nước do đó chi có thể do các cơ quan nhà nước trực tiếp thực hiện. Đây là một trong
những dịch vụ đặc biệt không thể thực hiện các hoạt động xã hội hóa hay tư nhân hóa. Chính vì vậy,
việc cải cách cung ứng dịch vụ công găn liên với quá trình cải cách bộ máy nhà nước, trước hêt là cải
cách bộ máy thưc thi quyển hành pháp tức là cải cách hành chính nhà nước. Cài cách hành chính ở nước
ta tập trung vào những nội dung cơ bản trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai
đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ: Cải cách
thể chế hành chính nhà nước; cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tồ chức bộ máy hành chính nhà
nước; Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Cải cách tài chính công và
hiện đại hóa hành chính.
+ Đối vói dịch vụ công cộng,
Ể
Việc cung cấp các dịch vụ công cộng không găn với việc thực hiện
thẩm quyền pháp lý của nhà nước do đó về nguyên tắc, những dịch vụ công cộng đều có thể thực hiện xã
hội hóa (hay tư nhân hóa ở những mức độ nhất định). Từ thực tiễn cung cấp dịch vụ công trên thế giới,
có thể nhận thây hiện nay xu hướng tư nhân hóa các dịch vụ công cộng là xu hướng cải cách chủ yếu
nhằm nâng cao chât lượng của các dịch vụ này và tăng cường hiệu quả cùa quá trình cung cấp dịch vụ
công. Ở Việt Nam, quá trình xã hội hóa dịch vụ công đã được đề cập tới từ Đại hội 8 của Đảng và hiện
nay là một trong những xu hướng chủ đạo nhằm nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ công cộng.
Hoạt động xã hội hóa không chi góp phẩn lôi cuôn sự tham gia của cả xã hội vào cung cấp dịch vụ khiến
cho số lượng và chât lượng cung câp các dịch vụ cộng cộng tăng lên, thỏa mãn tốt hơn các nhu cầu của
công dân và tô chức trong xã hội, giạm gánh nặng cho ngân sách nhà nước mà còn góp phân tạo nên mức
độ canh tranh thích hợp trong việc cung cấp dịch vụ công, giảm chi phí.
Mặc dù, canh tranh thị trường không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả như mong muốn, song
mức độ canh tranh thị trường nhất định có thể giúp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của các
nhà cung cấp dịch vụ. Tại thời điêm hiện nay, cạnh tranh trong linh vực cung ứng dịch vụ công ở Việt
Nam còn rất yếu. Sự cần thiết và lợi ích của cạnh tranh cần được đánh giá riêng rẽ cho từng lĩnh vực,
đảm bảo sự phát triền của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công. Đây mạnh xã hội hóa dịch vụ bảo
hiêm xã hội, chuyển các loại hình trợ giúp, cứu trợ xã hội sang cung câp dịch vụ bào trợ xã hội dựa vào
cộng đồng. Bảo đảm cho các đối tượng bảo trợ xã hội có cuộc sống ổn định, hòa nhập tốt hơn vào cộng
đồng, có cơ hội tiếp cận nguồn lực kinh tế, dịch vụ công thiết yếu, tăng đầu tư nhà nước đồng thời với
đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động y tế, là những định hướng cơ bàn trong cải cách dịch vụ công
cộng ở Việt Nam.
Liên hệ thực tiễn: