Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống cây khúc khắc (smilax glabra roxb.) ở xã thượng cửu, huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 87 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NINH KHẮC BẨY



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY KHÚC KHẮC
(SMILAX GLABRA ROXB.) Ở XÃ THƢỢNG CỬU,
HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ




LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC







Thái Nguyên - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NINH KHẮC BẨY



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY KHÚC KHẮC
(SMILAX GLABRA ROXB.) Ở XÃ THƢỢNG CỬU,
HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ


Chuyên ngành : Lâm Học
Mã số : 60 62 02 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Đặng Kim Vui


Thái Nguyên - 2014
i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các tài
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kỳ
công trình nào.




Tác giả



Ninh Văn Bẩy












ii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



LỜI CẢM ƠN

, bạn bè, đồng nghiệ

:
ờng, phòng QLĐT SĐH và khoa Lâm nghiệ –
– Đại họ
.
GS.TS. Đặng Kim Vui , chỉ
.
Các cán bộ UBND xã Thượng Cửu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đã
tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tiến hành điều tra, nghiên
cứu ngoài thực địa.
Lãnh đạo Viện nghiên cứu Khoa học Tây Bắc, nay là Trung Tâm Phát
triển công nghệ Tây Bắc – Trung tâm Phát triển công nghệ cao – Viện Hàn
lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi
yên tâm học tập và công tác.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn, bạn
bè và đồng nghiệp đã góp ý, giúp đỡ tôi để hoàn thành luận văn.
Xin chân ợ
ể .

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 11 năm 2014

Tác giả

Ninh Khắc Bẩy
iii


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 3
Chƣơng 1 4
TỔNG QUAN 4
1.1. Nhân giống và kỹ thuật gây trồng 4
1.1.1. Trên thế giới 4
1.1.2. Ở Việt Nam 8
1.2. Một số nghiên cứu về cây Khúc khắc 12
1.2.1. Giới thiệu về cây Khúc khắc 12
1.2.2. Nghiên cứu về cây Khúc khắc 14
1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu 17
1.3.1. Vị trí địa lý 17
1.3.2. Điều kiện tự nhiên 18
1.3.3. Hiện trạng kinh tế 20
Chƣơng 2 28
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. Nội dung nghiên cứu 28
2.2. Phương pháp nghiên cứu 29
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 29
2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 29
2.2.3. Phương pháp kế thừa 31
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu 31

iv

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Chƣơng 3 37
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1. Ảnh hưởng của chất kích thích đến sự ra rễ, ra chồi, tỷ lệ sống của hom
Khúc khắc 37
3.1.1. Thời gian ra rễ của cây Khúc khắc sau 64 ngày giâm hom 37
3.1.2. Các chỉ tiêu ra rễ của cây Khúc khắc sau 64 ngày giâm hom 39
3.1.3. Tỷ lệ ra chồi của hom giâm cây Khúc khắc 40
3.1.4. Xác định chất kích thích và nồng độ thích hợp cho hom giâm Khúc khắc 42
3.2. Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng ra rễ, ra chồi, tỷ lệ sống của hom
Khúc khắc 44
3.2.1. Ảnh hưởng của các loại giá thể đến khả năng ra rễ 44
3.2.3. Số lượng cây sống 47
3.3. Ảnh hưởng phân bón NPK đến sự phát triển chiều cao, khả năng nảy chồi
của cây Khúc khắc 49
3.3.1. Ảnh hưởng phân bón NPK đến sự phát triển chiều cao 49
3.4. Khả năng nảy mầm hạt Khúc khắc 51
3.4.1. Đặc điểm hình thái hạt và quả Khúc khắc 51
3.4.2. Khả năng nhân giống bằng hạt Khúc khắc 52
3.4.3. Khả năng sinh trưởng của cây Khúc khắc trong giai đoạn vườn ươm . 53
3.5. Đề xuất kỹ thuật nhân giống cây Khúc khắc 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58
1. Kết luận 58
2. Kiến nghị 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58



v

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

ABT
: Aminobenzotriazole
CT
: Công thức
DSKHHGD
: Dân số kế hoạch hóa gia đình
HĐND
: Hội đồng nhân dân
IBA
: Axit indol butylic
IUCN
: Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (International Union
for Conservation of Nature and Natural Resources)
KTXH
: Kinh tế xã hội
NAA
: Axit napthilen axetic
N/ha
: Mật độ cây trên ha
ODB
: Ô dạng bản
OTC

: Ô tiêu chuẩn
P
: Xác suất
S.
: Smilax
SX
: Sản xuất
TB
: Trung bình
TN
: Thí nghiệm
UBND
: Ủy ban nhân dân
VQG
: Vườn Quốc gia
WHO
: Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)
WWF
: Quỹ Quốc tế bảo vệ Thiên nhiên (World Wide Fund For
Nature)
2,4-D
: Axit 2,4-Dichlorophenoxyacetic
[…]
: Trích dẫn tài liệu
vi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Thượng Cửu năm 2013 18
Bảng 1.2: Thống kê các chỉ tiêu KTXH xã Thượng Cửu 2013 21
Bảng 1.3: Tình hình SX một số loại cây trồng xã Thượng Cửu 2013 23
Bảng 1.4: Tình hình chăn nuôi xã Thượng Cửu 2013 24
Bảng 3.1: Tỷ lệ ra rễ của các các công thức (ĐV:%) 37
Bảng 3.2: Khả năng ra rễ của các công thức 40
Bảng 3.3: Khả năng ra chồi của các công thức thí nghiệm 41
Bảng 3.4: Số lượng và tỷ lệ hom đủ chỉ tiêu xuất vườn 43
Bảng 3.5: Số hom ra rễ trung bình của các công thức giá thể 44
Bảng 3.6: Tỷ lệ hom ra rễ của các công thức giá thể theo thời gian 45
Bảng 3.7: Chỉ tiêu ra chồi của công thức giá thể 46
Bảng 3.8: Tỷ lệ ra chồi của các công thức giá thể 46
Bảng 3.9: Số lượng cây sống trung bình trên công thức thí nghiệm giá thể 48
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón NPK đến sinh trưởng
chiều cao cây Khúc khắc 49
Bảng 3.11: Ảnh hưởng phân bón NPK đến khả năng 50
ra chồi cây Khúc khắc 50
Bảng 3.12: Một số đặc điểm hình thái hạt và quả Khúc khắc 51
Bảng 3.13: Tỷ lệ nảy mầm của hạt Khúc khắc 53
Bảng 3.14: Tỷ lệ sống và sinh trưởng chiều cao cây Khúc khắc 53
vii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


DANH MỤC CÁC HÌNH, ĐỒ THỊ

Hình 1.1: Cây Khúc khắc 12
Hình 3.1: Biểu đồ ra rễ sau 22 ngày giâm hom 38

Hình 3.2: Biểu đồ ra rễ sau 64 ngày giâm hom 39
Hình 3.3: Ảnh hưởng của chất kích thích đến hom giâm cây Khúc khắc 42
Hình 3.4: Biểu đồ số cây trung bình xuất vườn trên một công thức 43
Hình 3.5: Biểu đồ ra rễ của các công thức giá thể theo thời gian 45
Hình 3.6: Tỷ lệ ra chồi của các công thức giá thể 47
Hình 3.7: Ảnh hưởng của giá thể đến hom giâm cây Khúc khắc 48
Hình 3.8: Bón phân NPK sau 1 tháng 50
Hình 3.9: Bón phân NPK sau 2 tháng 52
Hình 3.10: Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian bón phân NPK đến sinh
trưởng chiều cao cây Khúc khắc 50
Hình 3.11: Quả và hạt cây Khúc khắc 52
1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam được đánh giá là nước có nguồn dược liệu tự nhiên phong phú
và đa dạng về chủng loại lẫn công dụng làm thuốc. Đất đai, khí hậu phù hợp
với nhiều loài cây trồng, trong đó có nhiều loài cây thuốc quý xuất xứ từ các
nguồn khác nhau. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên dược liệu tự nhiên đang ngày
một cạn kiệt, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, cây dược liệu
nuôi trồng đang bị thu hẹp hoặc phát triển một cách tự phát mất cân đối. Sự
giảm sút nguồn dược liệu có nhiều nguyên nhân như chiến tranh, khai thác
tràn lan, canh tác nông nghiệp, diện tích cây công nghiệp được mở rộng
Hơn nữa, trước yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội, chúng ta đang phải đối
mặt với mâu thuẫn giữa cung và cầu, bảo tồn và khai thác. Do đó, cây dược
liệu ngày càng cạn kiệt cả về số lượng và chất lượng.

Theo kết quả điều tra nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt Nam giai đoạn
2001 – 2005 của Viện Dược liệu có tới 3.948 loài thực vật có công dụng làm
thuốc. Trong đó, nhóm thực vật bậc cao có mạch là 3.870 loài, nhưng có
khoảng 90% là mọc ngoài tự nhiên, tập trung chủ yếu trong các quần xã rừng,
chỉ có khoảng 10% là được gây trồng. Theo số liệu thống kê của ngành Y tế,
mỗi năm nước ta tiêu thụ từ 30 – 50 nghìn tấn các loại dược liệu khác nhau để
sử dụng trong y học cổ truyền, làm nguyên liệu cho công nghiệp Dược và
xuất khẩu. Trong đó, trên 2/3 khối lượng này được khai thác từ nguồn cây
thuốc mọc tự nhiên và trồng trọt trong nước. Riêng từ nguồn cây thuốc tự
nhiên đã cung cấp tới trên 20.000 tấn mỗi năm, khối lượng dược liệu này trên
thực tế chỉ bao gồm từ hơn 200 loài thực vật.
Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi phía Bắc, cửa ngõ phía Tây Bắc của
thủ đô Hà Nội, có địa thế khá thuận lợi về giao thông, vị trí hết sức thuận lợi
2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


cho việc thông thương, trao đổi hàng hóa giữa các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và
các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là
3528 km², với diện tích rừng là 144.256 ha, trong đó 69.547 ha rừng tự nhiên,
74.704 ha rừng trồng, riêng VQG Xuân Sơn thuộc huyện Tân Sơn với diện
tích vùng đệm là 18.369 ha, diện tích vùng lõi 15.048 ha và khu vực bảo vệ
nghiêm ngặt là 11.148 ha. Điểm đặc trưng của Xuân Sơn là vườn quốc gia
duy nhất có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi (2.432 ha), được đánh giá là
rừng có giá trị đa dạng sinh học cao. Vì vậy, rất thuận lợi cho việc nhân
giống, gây trồng và phát triển cây dược liệu, để phục vụ phát triển kinh tế xã
hội của địa phương, đồng thời góp phần bảo tồn được nguồn gen cây dược
liệu và bảo tồn đa dạng sinh học.
Khúc khắc hay có tên gọi khác là cây Thổ phục linh, tên khoa học

Smilax glabra Roxb., Họ Khúc khắc (Smilacaceae Vent.). Là cây dược liệu có
mặt rất nhiều trong các bài thuốc, vị thuốc nam, được sử dụng để tẩy độc cơ
thể, bổ dạ dày, khỏe gân cốt, làm cho ra mồ hôi, chữa đau khớp xương, chữa
tiêu hoá không bình thường, đau bụng tiêu chảy, viêm thận, viêm bàng quang,
phong thấp, viêm khớp, đòn ngã tổn thương, tràng nhạc, mụn nhọt độc, lở
ngứa, viêm mủ da, giang mai, giải độc thuỷ ngân và bạc tại Mỹ củ được làm
nguyên liệu chế biến nước ngọt giải khát [23]. Cây Khúc khắc có phân bố
rộng hầu như trên cả nước nhưng quá trình khai thác, thu hái tràn lan đã dẫn
đến số lượng bị suy giảm nghiêm trọng. Nên cần phải nhân giống, gây trồng
và phát triển, vừa để bảo tồn được nguồn gen, bảo tồn được đa dạng sinh học,
đồng thời cung cấp được sản phẩm đang khan hiếm cho thị trường.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên
cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống cây Khúc khắc (Smilax glabra
Roxb.) ở xã Thƣợng Cửu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ”
3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2. Mục tiêu
Mục tiêu chung
Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhân giống cây Khúc khắc,
qua đó tạo tiền đề cho việc phát triển nguồn giống dược liệu tại địa phương,
đồng thời bảo tồn được nguồn gen cây dược liệu và bảo tồn đa dạng
sinh học.
Mục tiêu cụ thể
Xác định được một số chỉ tiêu nhân giống bằng phương pháp
giâm hom và gieo hạt cây Khúc khắc. Góp phần bảo tồn và phát triển cây
dược liệu đang bị khai thác cạn kiệt ngoài tự nhiên.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hom và hạt cây Khúc khắc lấy giống tại xã
Thượng Cửu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhân giống
bằng phương pháp giâm hom trong điều kiện vườn ươm và bước đầu thử
nghiệm khả năng nảy mầm của hạt Khúc khắc.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
+ Ý nghĩa khoa học: Đã cung cấp và bổ sung thêm một số dẫn liệu về thí
nghiệm nhân giống.
+ Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần phát triển cây Khúc khắc trở thành loại
cây hàng hóa, đáp ứng nhu cầu khan hiếm của thị trường.
Những kết quả của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho:
nghiên cứu, giảng dạy, các cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, học sinh, sinh viên,
nông dân.


4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Chƣơng 1
TỔNG QUAN


1.1. Nhân giống và kỹ thuật gây trồng
1.1.1. Trên thế giới
1.1.1.1. Một số nghiên cứu về nhân giống
Theo cuốn Hướng dẫn bảo tồn thực vật hoang dại hữu ích của WHO,
IUCN và WWF. Nhân giống thực vật hoang dại hữu ích là một hoạt động
quan trọng trong công tác bảo tồn, nhằm tạo giống thực vật hoang dại hữu ích

phục vụ hoạt động trồng trọt, bảo tồn chuyển vị, bảo tồn nguyên vị, phục
tráng giống thực vật hoang dại hữu ích.
Nhân giống bằng hom (Cutting propagation): là một phương pháp nhân
giống sinh dưỡng với hom là một đoạn thân, cành, rễ được đặt trong điều kiện
môi trường thích hợp sẽ phát triển rễ bất định và mọc thành cây độc lập [46].
Đây là một hình thức nhân giống sinh dưỡng, dựa trên khả năng sinh sản sinh
dưỡng của cây, trên cơ sở phân bào nguyên nhiễm. Tế bào mẹ sinh ra tế bào
con có bộ nhiễm sắc thể giống hệt mình. Do vậy sinh sản sinh dưỡng duy trì
được các đặc tính di truyền của cơ thể mẹ và ổn định qua nhiều thế hệ.
Phương pháp này được áp dụng để duy trì các dòng vô tính để tăng số lượng
các cá thể cây hiếm hay duy trì các genotyp quan trọng của cây mẹ [4],[46].
Nhân giống bằng hom đã được các nhà làm vườn và trồng cây cảnh ở
các nơi khác nhau trên thế giới sử dụng từ lâu đời và áp dụng trong sản xuất
lâm nghiệp cách đây hàng trăm năm, được nghiên cứu ở các nước trên thế
giới như Liên Xô (cũ), Trung Quốc, Thụy Điển, Australia, Pháp, Ấn Độ,
Malaysia, Indonesia, Nhật Bản, Công Gô, đặc biệt từ khi con người tổng hợp
được các chất điều hoà sinh trưởng nhân tạo [36], [37], [41].
5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Ở Liên Xô (cũ) việc nhân giống bằng hom đã được tiến hành trên 50
năm trước, đã thí nghiệm nhân giống 260.000 hom của 240 loài cây thuộc 55
họ, 111 chi trong đó có 47 loài lá kim, 113 loài lá rộng cho các loài cây rừng,
cây làm cảnh, làm thuốc, cây công nghiệp và cây ăn quả. Tại Thụy Điển, hàng
năm công ty Hylleshog sản xuất 4.000.000 cây hom Vân sam. Năm l993 vườn
ươm Toolara tại bang Quensland (Australia), sản xuất 700.000 cây hom thông
lai. Nhật Bản hàng năm sản xuất 49 triệu hom cây Lãnh sam. Ở Trung Quốc,
chi riêng với nghiên cứu sản xuất chế phẩm ABT, người ta đã nghiên cứu

thực nghiệm 1.270 loài cây gỗ, cây ăn quả, cây hoa, cây nông nghiệp, thực vật
có ích. Riêng Quảng Đông (Trung Quốc) có 4 xưởng sản xuất cây bằng hom,
trong đó có 3 xưởng cấp huyện, đạt công suất 1 triệu cây/năm [38]. Tại
Malaysia, 75 loài cây họ Quả hai cánh đã được nhân giống bằng hom. Tại
Thái Lan, 1 ha vườn giống Sao đen 5 tuổi có thể sản xuất 200.000 cây hom đủ
trồng 400 – 500 ha rừng [26].
1.1.1.2. Một số nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng
Khi nghiên cứu và thử nghiệm các kỹ thuật gây trồng đối với các loài
thực vật hoang dại hữu ích bản địa, các nhà nghiên cứu thường phải quan tâm
tìm hiểu rất kỹ về đặc điểm sinh thái nơi phân bố của loài cây đó trong tự
nhiên, nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và phát triển của nó tương ứng với sự
biến động các yếu tố sinh thái trong điều kiện cụ thể ngoài thực địa. Với nhiều
loài thực vật nhiệt đới, các yếu tố sinh thái chi phối quan trọng có thể kể đến
như: ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ không khí, tính chất đất đai (hàm lượng các
yếu tố dinh dưỡng, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới đất, độ pH, mùn, ẩm
độ đất). Đây chính là cơ sở khoa học quyết định sự thành công của các nghiên
cứu vườn hóa thực vật hoang dại hữu ích bản địa.
Theo Odum E.P. (1983) [49] với các loài cây thân gỗ và cây bụi sống
nhiều năm trong các hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhu cầu về ánh sáng
6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


thường thay đổi qua các giai đoạn phát triển khác nhau. Đây là yếu tố sinh
thái hết sức quan trọng góp phần quyết định đến sự phân bố, khả năng sinh
trưởng, phát triển và tạo ra năng suất sinh vật học của cây. Cùng với ánh sáng
thì các đặc điểm về tính chất đất đai, đặc biệt là hàm lượng các yếu tố dinh
dưỡng trong đất cũng đóng vai trò chi phối quan trọng đến khả năng cho năng
suất của cây. Chính vì vậy, nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng, đất

đai và phân bón tới sinh trưởng, phát triển của cây là những nội dung không
thể thiếu trong nỗ lực nghiên cứu bảo tồn và phát triển các loài thực vật hoang
dại hữu ích bản địa.
Ánh sáng là một trong những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng lớn nhất đến
cây trồng. Nó ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động sống của cây như quá
trình quang hợp, sự hút khoáng, vận chuyển các chất trong cây, sự thoát hơi
nước, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và phẩm chất cây trồng. Nhà
sinh lý học thực vật người nga Timiriazep đã nói: “Hạt diệp lục là tiêu cự
trong không gian một đầu kéo theo năng lượng ánh sáng mặt trời, đầu kia bắt
nguồn với mọi hoạt động sống của sinh vật”. Ông đã phát hiện ra vai trò tích
cực của hạt diệp lục ở cây xanh, đó là loại vật chất thường xuyên hấp thụ
năng lượng ánh sáng mặt trời, đồng hoá khí CO
2
và nước tạo ra các vật chất
hữu cơ. Cây xanh hấp thụ các tia sáng một cách chọn lọc, chủ yếu các tia
trong nhóm ánh sáng trông thấy (λ = 0,39 – 0,76 μm). [32]
Kết quả nghiên cứu của Học viện Timiriazep cho thấy khi cây cải bắp
sinh trưởng đầy đủ dùng phương pháp nhân tạo rút ngắn thời gian chiếu sáng
còn 10 h/ngày trong 3 năm liên tục cây cải bắp không ra hoa. Đối với cây sắn
là cây cần ánh sáng ngày ngắn nên trong điều kiện ngày ngắn sẽ thuận lợi cho
sự sinh trưởng và phát triển của củ. Còn trong điều kiện ngày dài sẽ làm tăng
số lượng củ, thuận lợi cho sự phát triển cành lá nhưng không thuận lợi cho củ
lớn lên. Trong điều kiện thiếu ánh sáng không ảnh hưởng đến sự ra lá của
7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


chuối nhưng nếu thiếu hoàn toàn phiến lá có màu trắng nhạt, bẹ lá vươn dài
nhanh. Điều kiện trong vườn chuối thiếu ánh sáng cây sẽ vươn cao, nếu

cường độ ánh sáng quá mạnh và đột ngột sẽ làm bỏng chỗ cong của cổ buồng
và quả chuối [11].
Theo kết quả nghiên cứu của (V.A.A. lecxcếp, 1973) [11] đã cho thấy
khi tuổi lớp cây tái sinh tăng lên thì nhu cầu ánh sáng của nó cũng tăng theo.
Các loại cây ưa sáng yêu cầu ánh sáng lớn hơn, tái sinh của các loại cây này
sẽ chết ở điều kiện ánh sáng 10 – 12% ở tuổi nhỏ (dưới 2 tuổi) và điều kiện
ánh sáng 25 – 30% ở tuổi lớn hơn (5 – 10 tuổi).
Thực tế đã chứng minh những cây mọc lẻ hoặc mọc ở bìa rừng sẽ ra hoa
kết quả sớm hơn, số lượng và chất lượng hạt quả cao hơn. Ngay ở trên cùng một
cây cũng vậy ở phần phía trên tán thường cho quả hoa nhiều và tốt hơn (to nặng
và chín đều). Do ánh sáng kìm hãm sự nảy mầm của hạt nên có nơi người ta đã
cất trữ hạt bằng cách dùng ánh sáng mạnh để giảm khả năng nảy mầm của hạt
trong mỗi giới hạn thời gian nhất định (Vũ Trung Tạng, 2003) [33].
Từ những nhận thức về tầm quan trọng của các loài thực vật hoang dại
hữu ích bản địa, nên chúng đã được chú ý phát triển trong các chiến lược phát
triển ở nhiều Quốc gia như Trung quốc, Ấn Độ, Pêru, Indonesia, và đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện ở nhiều nước đặc biệt là các nước
có nguồn tài nguyên rừng nhiệt đới để làm cơ sở cho việc định hướng phát
triển trong tương lai. Tuy nhiên, các công trình tập trung chủ yếu vào các lĩnh
vực như phân loại, đánh giá vai trò, giá trị kinh tế, xã hội và môi trường, công
dụng, kỹ thuật gây trồng, thị trường, như các công trình của Mendelsohn
(1989); Heinzman (1990); Falconer (1993). Đa số các công trình đều khẳng
định các loài thực vật hoang dại hữu ích bản địa có vai trò quan trọng, cung
cấp thực phẩm, thuốc chữa bệnh, vật liệu xây dựng, đồng thời là nguồn thu
nhập lớn (khoảng 20 – 30% cơ cấu thu nhập) của các hộ gia đình miền núi ở
các nước này [6].
8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Như vậy, việc nghiên cứu về phân loại, mô tả hình thái, sinh thái, công
dụng, tầm quan trọng cũng như đánh giá các mô hình gây trồng và phát triển
các loài thực vật hoang dại hữu ích trên thế giới đã có nhiều kết quả. Các kết
quả đều khẳng định việc gây trồng, phát triển, sử dụng hợp lý và bền vững thì
những loài hoang dại hữu ích này sẽ có vai trò to lớn trong việc tạo thu nhập
cho người dân miền núi, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống,
đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội đồng thời đóng góp rất lớn trong
quá trình bảo vệ và phát triển rừng.
1.1.2. Ở Việt Nam
1.1.2.1. Nghiên cứu về nhân giống
Ở Việt Nam, nhân giống bằng hom cây lâm nghiệp và cây ăn quả một
cách có hệ thống mới được tiến hành vài thập kỷ nay tại hầu hết các trường
đại học, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, cơ sở sản xuất, vườn Quốc
gia. Từ những năm 1986 đến nay, Phòng nghiên cứu giống cây rừng (nay là
Trung tâm nghiên cứu nhân giống thuộc Phân viện lâm nghiệp Miền Nam),
Trung tâm Phát triển Lâm nghiệp Phù Ninh, Trường Đại học Lâm nghiệp,
Trung tâm Nghiên cứu giống cây trồng (thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp) đã
tiến hành nghiên cứu giâm hom các loài phục vụ công tác trồng rừng như
Bạch đàn, Thông, Sở, Mỡ, Phi lao, Giáng hương, Keo giậu và một số cây
thuộc họ Quả hai cánh như Dầu rái, Sao đen. [17], [18], [19], [20], [26]; một
số loài qúy hiếm như Pơ mu, Bách xanh, Tùng, Thông đỏ, Tùng tháp
[15],[16],[21],[25],[40]; cây cảnh như Đỗ quyên, Hải đường, Chè rừng, Dạ
hợp [4], [40]; cây hoang dại hữu ích bản địa như Tai chua, Dọc, Trám đen,
Rau sắng, Dâu gia đất [4].
Nhờ có các nỗ lực nghiên cứu trên, hiện nay Việt Nam đã có thể nhân
giống bằng hom một số loài ở quy mô sản xuất lớn cây lâm nghiệp như: Bạch
đàn trắng, Keo tai tượng, Keo lá tràm, Thông đuôi ngựa, Mỡ, Sở, Phi lao.
9


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


[38], cây công nghiệp như Chè, Cà phê, Ca cao [39] và một số cây ăn quả
cũng như cây cảnh khác phục vụ công tác bảo tồn, phủ xanh đất trống đồi
trọc, phát triển kinh tế tại các nông trại, vườn hộ gia đình.
Nhân giống bằng hom có tiềm năng và tầm quan trọng lớn vì nó góp
phần nhân nhanh các vật liệu nhân giống qúy, hiếm nguồn gen của các loài
bị khai thác quá mức, các loài không cho hạt. Do đó, nhân giống bằng hom
có ý nghĩa to lớn trong công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật
có ích [12].
Nghiên cứu nhân giống thực vật bằng phương pháp giâm hom ở Việt
Nam có thểđược chia thành 2 giai đoạn:
* Giai đoạn trước thập kỷ 90 của thế kỷ XX
Nghiên cứu nhân giống thực vật hoang dại hữu ích bằng phương pháp
giâm hom được thực hiện ở mức độ đơn giản cả về kỹ thuật cũng như khả
năng áp dụng các chất kích thích ra rễ. Việc nhân giống thường được thực
hiện trực tiếp trong điều kiện thường, mà chưa qua hệ thống vườn ươm với
các kỹ thuật phức tạp.
Đỗ Tất Lợi đã nghiên cứu trồng Bạc hà (Mentha arvensis) bằng cành
có tuổi 45 ngày sau khi trồng, với chiều dài hom 15 – 20 cm. Hom có thể
được xử lý bằng 2,4-D (Axit 2,4-Dichlorophenoxyacetic) với nồng độ
1/10.000 [22].
Trạm Nghiên cứu Dược liệu Hải Hưng đã nghiên cứu nhân giống cây
Cam thảo Hungari bằng phương pháp nhân giống vô tính có sử dụng hormon
kích thích sự nảy mầm [35].
Nhằm mục đích bảo tồn, Tạ Quang Nhiệm và cs, đã thăm dò khả năng
nhân giống bằng hom cây Ba gạc bốn lá (Rauvolfia vomitoria) ở Phú Thọ, với
các hom dài 40 – 50 cm, vùi xuống đất sâu 20 – 25 cm. Kết quả cho thấy các
hom có khả năng ra rễ và nảy chồi nhưng tỷ lệ sống ít (< 10%), các hom ngắn

hơn, dài từ 10 – 20 cm không có khả năng ra rễ [28].
10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Phạm Duy Hùng và cs, đã thăm dò phương pháp giâm cành và rễ cây Ba
gạc hoa đỏ (Rauvolfia serpentina), có sử dụng chất kích thích ra rễ. Kết quả
cho thấy các cành giâm đều chết và không ra rễ, trong khi đó các hom rễ có
khả năng ra rễ tốt khi không sử dụng chất kích thích ra rễ [13].
* Giai đoạn từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay
Việc nghiên cứu nhân giống bằng hom thực vật hoang dại hữu ích được
thực hiện có hệ thống hơn trong các hệ thống vườn ươm hoàn thiện của ngành
lâm nghiệp, hay tự xây dựng theo các mô hình khác nhau. Kỹ thuật cắt hom,
xử lý và duy trì hom cũng được phát triển ở mức cao hơn. Nhiều loài đã được
nghiên cứu nhân giống bằng hom thành công. Mặc dù vậy, hầu hết các nghiên
cứu mới chỉ ở quy mô thí nghiệm hay thử nghiệm trong địa phương hẹp.
Năm 2006, Đặng Thái Dương nghiên cứu giâm hom cành Sở, đã xác
định 2 nhân tố ảnh hưởng là thuốc và điều kiện giâm hom, sau khi so sánh kết
quả thấy giâm hom với thuốc NAA nồng độ 0,04% và 0,05%, trong nhà giâm
hom đạt tỷ lệ rễ cao nhất là 85,19% [8].
Theo kết quả nghiên cứu của Dương Mộng Hùng (1992), các hom Phi
lao được xử lý IBA ở nồng độ 200 ppm có tỷ lệ ra rễ là 76,6% còn công thức
đối chứng chỉ đạt 18,3% [29].
Nguyễn Chí Hiểu, Đặng Kim Vui, Đặng Văn Minh (2009). Các công
thức thí nghiệm giâm hom cây Bò khai có sử dụng các chất kích thích ra rễ
cho kết quả cao hơn so với công thức đối chứng không dung thuốc. Trong đó
ABT (aminobenzotriazole) ở nồng độ 50ppm cho tỷ lệ cây hom xuất vườn
cao nhất, đạt 78,89%. Tiếp đến là NAA 200ppm đạt tỷ lệ xuất vườn 75,56%
và IBA 50ppm đạt 74,44%; Về giá thể: công thức 3 với giá thể là đất tầng B

70% + rơm mục 30% có tỷ lệ cây sống cao nhất 82,22% [43].
Ngô Thị Minh Duyên đã nghiên cứu giâm hom cây Quế (Cinnamomum
cassia) sử dụng chế phẩm kích thích ra rễ ABT1 dạng bột và dung dịch, kết
11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


quả cho tỷ lệ ra rễ 66,7% với dung dịch ABT1 và 86,7% với ABT1 dạng bột
1%, so với tỷ lệ ra rễ 40% ở lô đối chứng [7].
Ngô Quốc Luật đã thí nghiệm giâm cành cây Đỗ Trọng (Eucommia
ulmoides) ở Trại thuốc Sa Pa (Lào Cai) trong vụ xuân với các chất điều hoà
sinh trưởng là ABT1, ABT2 và NAA. Kết qủa cho thấy tỷ lệ ra rễ là 0%, mặc
dù trong thời gian 10 – 30 ngày đầu hom có ra mầm. Tuy nhiên hom rễ có ra
rễ với tỷ lệ từ 10 – 20% [24].
Phạm Văn Tuấn đã xử lý bằng IBA 1% trong thời kỳ đầu hè để giâm
hom Quế đạt tỷ lệ ra rễ cao và sử dụng phương pháp ghép nêm ngọn Quế cho
tỷ lệ sống cao nhất so với ghép mắt và ghép cành 70 – 77% [38].
1.1.2.2. Kỹ thuật gây trồng
Năm 2003 Cục Lâm nghiệp đã ban hành tài liệu hướng dẫn quy trình
trồng và nuôi động vật dưới tán rừng. Theo Võ Đại Hải (2003) Gừng là cây
ưa sáng xong trồng dưới tán rừng có độ tàn che từ 0,5 trở xuống vẫn phát
triển bình thường, ở nơi rợp quá hoặc trên đất quá ẩm sẽ cho sản phẩm củ
gừng chất lượng kém (củ chứa ít tinh dầu hơn); Cây Bình vôi thích hợp ở độ
tàn che từ 0,4 – 0,5; Cây Hà thủ ô đỏ (rau đằng) là cây ưa sáng nhưng cũng có
khả năng chịu bóng tốt ở độ tàn che là 0,3 – 0,4.
Đỗ Văn Bản và các cộng sự (2005) [2] đã tuyển chọn 3 loài tre nhập nội
trồng để lấy măng: Điềm trúc (Dendrocalamus latiflorus), Lục trúc (Bambusa
oldhamii) và Tạp giao với 13,5 ha mô hình thực nghiệm tại Phú Thọ và Thanh
Hoá. Đề tài đã đưa ra được một số biện pháp thâm canh cho mô hình trồng

thuần loài. Mật độ trồng, phân bón, điều chỉnh cây mẹ, đồng thời đã xây dựng
hướng dẫn kỹ thuật trồng thâm canh, kỹ thuật khai thác măng và một số biện
pháp sơ chế bảo quản măng.
Đỗ Văn Bản (2005) [2] cũng đã thống kê được hiện nay nước ta có 4 loài
tre nhập nội lấy măng đang được gây trồng gồm Điềm trúc, Lục trúc, Tạp
giao và Mạnh tông. Đề tài đã thống kê được diện tích trồng Điềm trúc tính
đến năm 2003 là 2.700 ha. Ngoài ra, đề tài còn cung cấp những thông tin về
12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


đặc tính sinh thái, hình thái, kỹ thuật gây trồng, chăm sóc và kinh nghiệm gây
trồng của nhân dân.
1.2. Một số nghiên cứu về cây Khúc khắc
1.2.1. Giới thiệu về cây Khúc khắc
1.2.1.1. Mô tả
Khúc khắc (Smilax glabra Roxb.) là một loại cây dây leo, sống lâu năm, dài
4 – 5 m, có nhiều cành nhỏ, thân nhẵn, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá
hình trái xoan thuôn, phía dưới tròn, phiến lá hình mác thuôn, 3 – 5 gân chính,
mép lá viền dày, dài 5 – 13 cm, rộng 3 – 7 cm. Hoa đơn tính khác gốc, hợp thành
tán ở nách lá chừng 20 – 30 hoa, cuống chung chỉ ngắn chừng 2 mm, cuống riêng
dài hơn chừng 10 mm hay hơn. Quả mọng, hình cầu, đường kính 6 – 7 mm, hơi 3
cạnh, có 2 – 3 hạt, chín màu tím đen có phấn ở ngoài [23]. Mùa hoa vào mùa thu
đông, mùa quả chín vào mùa xuân hè. Tái sinh bằng hạt và thân rễ. Cây sống dưới
tán rừng, ở cây bụi ven đường, ở sườn núi, ở trảng cỏ, ở độ cao 300 – 1500 m.
(Sách đỏ Việt Nam 2007 – trang 368)




Hình 1.1: Cây Khúc khắc
13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


1.2.1.2. Phân bố
Ở Việt Nam cây Khúc khắc phân bố ở các tỉnh: Lạng Sơn, Quảng Ninh,
Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Hà Tây, Hải
Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà
Nẵng, Khánh Hoà, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Thuận
Ở trên thế giới cây Khúc khắc phân bố ở: Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ,
Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia.
Cây Khúc khắc thu hoạch quanh năm, nhưng tốt nhất vào thu đông. Đào
lấy thân rễ, cắt bỏ rễ nhỏ rửa sạch, đang còn ướt thái mỏng (cho dễ thái), phơi
khô, có khi người ta ngâm nước nóng ít phút rồi mới thái cho dễ hơn, có nơi
lại để nguyên củ phơi khô [23].
1.2.1.3. Thành phần hoá học
Theo “Trung quốc thần nông dược chí” (1959) thì trong củ Khúc khắc
có saponin, tanin, chất nhựa [23]. Thân rễ các loài Smilax (S.) thường có tinh
bột, giàu các chất vô cơ. Thành phần đáng chú ý là các saponosid steroid:
-Từ S. medica Schlecht.et Cham. người ta đã chiết được sarsasaponosid
ở dạng kết tinh. Chất này có phần sapogenin là sarsasapogenin, phần đường là
D-glucose và L-rhamnose.
- Từ S. ornata Hook.f. người ta đã phân lập được smilasaponosid có
phần aglycon là smilagenin.
- Từ S. aristolochiaefolia Mill. đã phân lập được parillin có phần
aglycon là sarsasapogenin và phần đường gồm có 3 glucose và một rhamnose.
Năm 1969 R.Tschesle và các cộng sự đã phân lập thêm một saponosid khác là
sarsaparillosid.

Các loài Khúc khắc ở Đông Á có saponin nhưng chưa được nghiên cứu
kỹ. Riêng loài Smilax glabra Roxb. thì có một số chất sau đã được phân lập từ
14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


thân rễ: astilbin, engeletin, 0(3)-caffeoylshikimic acid, shikimic acid, ferulic
acid, β-sitosterin. Từ lá sau khi thủy phân có quercetin và kaempferol [31].

Phân tích lá và ngọn non của cây Khúc khắc có chứa: Nước 83,3%,
protein 2,4%, glucid 8,9%, chất xơ 2,2%, tro 1,2%, caroten 1,6 mg%, vitamin
C 18 mg%, trong thân rễ có nhiều tinh bột và có Stigmasterol, smilax saponin,
tigogenin.
1.2.2. Nghiên cứu về cây Khúc khắc
Các hoạt chất smitilbin, engeletin, astilbin, eurryphin hoặc resveratrol
triết từ thân rễ Khúc khắc có tác dụng bảo vệ gan [44]. Thân rễ Khúc khắc có
tác dụng điều trị sán lá nhỏ (clonorchis worm) [51]. Khúc khắc có tác dụng
làm tăng bài tiết acid uric ở chuột cống bình thường và chuột cống gây tăng
acid uric bằng fructose [51]. Khúc khắc có tác dụng hạ đường huyết trên
chuột nhắt bình thường và chuột nhắt ĐTĐ [50].
Chen Z và Cs (1990), nghiên cứu tác dụng của bài thuốc điều trị viêm
gan trong đó có chứa Khúc khắc. Kết quả cho thấy bài thuốc có tác dụng tốt
trong điều trị viêm gan mạn [45].
Tomoji Fukunaga và Cs (1997), đã phát hiện tác dụng hạ đường huyết
trên chuột nhắt bình thường và chuột nhắt ĐTĐ [50].
Chen T và Cs (1999), đã chứng minh các flavonoid chiết từ thân rễ Khúc
khắc có tác dụng bảo vệ gan [44].
Trong Sách Đỏ Việt Nam năm 1996 của Bộ Khoa học công nghệ và Môi
trường loài Khúc khắc có tên khoa học là Similax glabra Roxb., cây có biên

độ sinh thái rộng, tập trung chủ yếu ở độ cao từ 300 – 1500 m. Đây là loài
15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


thuốc bổ, có giá trị cao. Tình trạng bảo tồn thuộc nhóm sẽ nguy cấp (V). Do
cây bị đào lấy thân rễ làm thuốc, nên đã huỷ diệt số lượng cá thể. Nếu tốc độ
khai thác như hiện nay sẽ dẫn đến sự cạn kiệt về loài.
Theo tài liệu cổ đông y thì Khúc khắc có vị ngọt nhạt, tính bình, vào 2
kinh can và vị. Có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, giải độc do thủy
ngân, chữa đau xương, ung thũng [23].
Theo sách “Nam dược thần hiệu” của Tuệ Tĩnh, củ Khúc Khắc có vị
ngọt nhạt, tính không độc, tác dụng làm cứng gân, mạnh dạ dày, trị giang mai,
và phong thấp.
Danh y Hải Thượng Lãn Ông viết về cây Khúc khắc trong sách “Lĩnh
Nam bản thảo” như sau:
“ Thổ phục linh là củ khúc khắc
Ngọt nhạt, tính bình, chữa đắc lực
Mạnh gân, khỏe vị, thu miệng ghẻ
Đuổi phong, trừ thấp, rất có sức.”
Người Trung Quốc sử dụng củ Khúc khắc từ rất lâu đời. Sách “Trung
Quốc thường dụng Trung thảo dược thái sắc đổ phổ” viết: Khúc khắc có tác
dụng thanh nhiệt giải độc, lợi quan tiết, trừ thấp. Dùng cho các chứng: Mụn nhọt,
rôm sẩy, nhiệt độc sưng lở, chứng thấp chẩn (Da nổi những hột lấm tấm đỏ, rát,
ngứa do nóng ẩm gây ra), chứng xích bạch đới, chứng lâm trọc (Đi tiểu đục,
đường tiểu sưng đau), chứng cước khí (bàn chân phù nề, đau nhức), chứng gân
cốt co rút, nhức mỏi, đau tê; các quan tiết và các khớp không co duỗi được;
ngoài ra còn dùng chữa giang mai, nhiễm độc thủy ngân, khinh phấn
Trong đông y và tây y còn dùng một số loại Smilax nữa như S. medica,

S. chlecht et. Cham, S. ornata Lem, S. officinalis H.B.K. làm thuốc tẩy độc cơ
thể, ra mồ hồi, chữa giang mai. Với liều nhỏ, nó còn kích thích sự tiêu hoá,
nhưng đối với liều quá cao nó có thể gây nôn mửa, biếng ăn [23]
Tại Mỹ củ Khúc khắc được dùng làm nguyên liệu để chế biến nước ngọt
giải khát. Người ta dùng các loài S. meclica, S. aristolocliiaefo Ha Mill nguồn
gốc ở Mêhicô, S. ornata Hook.f nguồn gốc ở Honduras và Braxin để chế
16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


nước giải khát đóng chai với tên là sansơ parây (salsepareille). Theo thói quen
của nhân dân một số nước châu Mỹ dùng cây Khúc khắc với mục đích giải
khát, tấy độc cơ thể, giúp tiêu hoá [23].
Năm 1961, Khoa da liễu Bệnh viện Quân y 108 có dùng chữa bệnh vẩy
nến (psoriasis) bằng đơn thuốc sau đây. Hạ khô tháo nam (cây cải trời)
(Blumea subcapitata) 80 – 120g, Khúc khắc 40 – 80g. Cả hai vị sắc với nước
(500 ml) trong 3 giờ ở nồi hấp 150
0
C, được 300 ml chia 3 hoặc 4 lần uống
trong ngày. Đã dùng điều trị 21 người khỏi hẳn nhưng có phối hợp ghép
Philatốp, 3 trường hợp đỡ 70 – 80%, 1 trường hợp điều trị dở dang. Thời gian
điều trị trung bình là 79 ngày (ngắn nhất 23 ngày, dài nhất 118 ngày). Trong
khi uống thuốc có phối hợp bôi những thuốc như thuốc mỡ salixylic 5%,
crizôphanic 5%, dầu Cađơ (huile de Cade) 10%, mỡ Saburô (Sabouraud) [23].
Đoàn Thanh Hiền, Đỗ Trung Đàm (1996), nghiên cứu vai trò của Thổ
phục linh trong các bài thuốc chữa thấp khớp có tác dụng chống viêm cấp và
mạn tính [14].
Đỗ Trung Đàm (1996), nghiên cứu tác dụng chống viêm mạn tính của
bài thuốc thấp khớp SASP 5221 trong đó có chứa cây Khúc khắc. Kết quả cho

thấy bài thuốc có tác dụng chống viêm mạn tính trên chuột cống [5].
Nguyễn Ngọc Xuân, Đào văn Phan, Nguyễn Duy Thuần (2000), nghiên
cứu tác dụng hạ đường huyết của thổ phục linh, đã kết luận dịch chiết ethanol
từ thân rễ thổ phục linh có tác dụng hạ đường huyết trên chuột nhắt [42].
Đào văn Phan, Nguyễn Ngọc Xuân, Nguyễn Duy Thuần (2000), nghiên
cứu tác dụng hạ đường huyết của thổ phục linh trên xúc vật thực nghiệm, đã
kết luận dịch chiết ethanol từ thân rễ thổ phục linh có tác dụng hạ đường
huyết trên chuột gây tăng đường huyết bằng Streptozotocin (STZ) và ức chế
tác dụng tăng đường huyết của adrenalin [31].
Mai Tất Tố, Dương Thị Ly Hương, Lưu Mạnh Hùng (2002), nghiên cứu
tác dụng hạ đường huyết của bài thuốc đông dược trong đó có cây Khúc khắc.
Kết quả cho thấy dịch chiết nước của bài thuốc này có tác dụng hạ đường

×