Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiểu luận môn độc học môi trường PHÂN TÍCH QUYẾT ĐỊNH SỐ 432007 CỦA BỘ Y TẾ VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.36 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG
K19 KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
BÀI TẬP 2
PHÂN TÍCH QUYẾT ĐỊNH SỐ 43/2007
CỦA BỘ Y TẾ VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY
CHẾ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
Nhóm 9: Trần Thị Hồng
Phan Thị Thanh Nhàn
Trần Thị Hằng
Vũ Thị Hồng Hà
Lê Ngọc Hào
Trương Công Đức
Cao Minh Điềm
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp gia tăng mạnh mẽ cùng
với sự phát triển, nhiều loại chất thải khác nhau sinh ra từ các hoạt động của con người có
đặc biệt là các chất thải độc hại như rác thải y tế.
Trong tổng lượng phát sinh chất thải rắn, chất thải rắn công nghiệp chiếm tỷ trọng
lớn nhất (54,8%). Tất cả các loại chất thải sinh hoạt, công nghiệp và y tế thu gom được,
đều chôn lấp lẫn lộn tại các bãi chôn chưa hợp vệ sinh. Năng lực thu gom chất thải tính
trung bình trong cả nước chỉ đạt 20-30% và lượng chất thải không được thu gom đang là
yếu tố gây ô nhiễm môi trường tiềm tàng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của
người dân.
Trong đó, hàng ngày các bệnh viện và cơ sở y tế khám và chữa bệnh thải ra một
lượng chất thải y tế khá lớn vì xu thế sử dụng các sản phẩm chỉ dùng một lần. Chất thải y
tế là một trong những chất thải nguy hại vào bậc nhất, việc xử lý các loại chất thải này rất
phức tạp và gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, vấn đề xử lý chất thải y tế tại các bệnh viện
luôn là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Nếu không có các biện pháp quản lý hợp lý, xử
lý không tốt thì đây sẽ là nguồn lây lan các mầm bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của con


người, gây ra những vấn đề ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng.
Quan tâm về vấn đề quản lý rác thải y tế trên chúng tôi chọn đề tài “ Phân tích
quyết định số 43/2007 của Bộ Y Tế về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế” với
mục đích giúp cho mọi người hiểu được cách thức quản lý chất thải y tế của nhà nước từ
đó hướng tới nền kinh tế bền vững về mặt môi trường.
2
CHƯƠNG I . TỔNG QUAN TÀI LIỆU
QĐ 43/2007/QĐ-BYT có hiệu lực từ ngày 15/12/2007 ban hành kèm theo quy chế
Quản lý chất thải y tế và bãi bỏ Quyết định số 2575/1999/QĐ-BYT ngày 27 tháng 8 năm
1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế, là quyết định mới
nhất về quản lý chất thải y tế.
Quy chế Quản lý chất thải y tế bao gồm 10 chương, 34 điều. Quy chế này đã bổ
sung và thay thế một số quy định từ QĐ năm 1999.
Trong chương 1 của Quy chế này nêu rõ quy định về hoạt động quản lý chất thải y
tế, quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định hiện
hành của Nhà nước về quản lý chất thải.
Quyết định này được được áp dụng đối với các cơ sở khám, chữa bệnh, nhà hộ sinh,
trạm y tế, cơ sở nghiên cứu y dược, y tế dự phòng, đào tạo cán bộ y tế, sản xuất, kinh
doanh dược phẩm, vắc-xin, sinh phẩm y tế (gọi chung là các cơ sở y tế) và các tổ chức, cá
nhân tham gia vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế, thể hiện chi tiết trong điều 2.
1. Các khái niệm
Tại điều 3 của quyết định giải thích 1 số từ ngữ liên quan đến chất thải y tế như:
Chất thải y tế (CTYT) là chất thải từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét
nghiệm, nghiên cứu…
Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khoẻ con người
và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mũn hoặc
có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu huỷ an toàn.
Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom,
vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu huỷ chất thải y tế và kiểm
tra, giám sát việc thực hiện.

Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải chất thải y
tế, bao gồm: giảm lượng chất thải y tế tại nguồn, sử dụng các sản phẩm có thể tái chế, tái
3
sử dụng, quản lý tốt, kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hành và phân loại chất thải chính
xác.
2. Thành phần và tính chất của chất thải y tế
Tại điều 5và điều 6 của quyết định dựa vào đặc điểm về lý học, hóa học, sinh học và
tính nguy hại mà chất thải y tế được chia ra thành 5 loại sau:
1. Chất thải lây nhiễm
2. Chất thải hoá học nguy hại
3. Chất thải phóng xạ
4. Bình chứa áp suất
5. Chất thải thông thường
Nhóm chất thải lây nhiễm: Có 4 nhóm loại chất thải, trong đó:
- Nhóm A: Tất cả các vật sắc nhọn, bao gồm: bơm tiêm, kim tiêm, lưỡi và cán dao mổ,
đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thuỷ tinh vỡ và mọi vật liệu có thể gây ra các vết cắt
hoặc chọc thủng, cho dù chúng có thể bị nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn.
- Nhóm B (Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn) : Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch
sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly
- Nhóm C (Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao): Là chất thải phát sinh trong các phòng
xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.
- Nhóm D: Chất thải giải phẫu): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người; rau
thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm
Nhóm chất thải hóa học nguy hại:
- Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.
- Chất hoá học nguy hại sử dụng trong y tế (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chế này)
- Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc
tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hoá trị liệu (Phụ lục 2 ban hành
kèm theo Quy chế này).
4

- Chất thải chứa kim loại nặng: thuỷ ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thuỷ ngân bị vỡ, chất
thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật
liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị).
Chất thải phóng xạ:
Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều
trị, nghiên cứu và sản xuất
Nhóm các bình chứa khí có áp suất:
Bình đựng oxy, CO
2
, bình ga, bình khí dung và các bình đựng khí dùng một lần. Các bình
này dễ gây cháy, nổ khi thiêu đốt vì vậy phải thu gom riêng.
Chất thải thông thường
là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hoá học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ,
bao gồm:
- Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly).
- Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thuỷ tinh, chai
huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy xương kín. Những chất thải này
không dính máu, dịch sinh học và các chất hoá học nguy hại.
- Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói,
thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim.
- Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.
Tính chất của các chất thải Y tế nguy hại là: rất độc, dễ ăn mòn, dễ cháy, dễ nổ, gây độc
tới gen, lây nhiễm (HIV/ASD, viêm gan,…),…
5
CHƯƠNG II. TIÊU CHUẢN VỀ DỤNG CỤ, BAO BÌ ĐỰNG, CÔNG TÁC THU
GOM VÀ VẬN CHUYỂN RÁC THẢI Y TẾ
1. Công tác thu gom, lưu trữ rác thải y tế
a. Các túi và vật chứa để thu gom chất thải y tế được quy định theo mã màu sắc.
Rác thải được phân loại vào các túi với màu sắc riêng biệt:
Màu vàng đựng chất thải lây nhiễm, màu đen đựng chất thải hóa học nguy hại và

chất thải phóng xạ, màu xanh đựng chất thải thông thường và các bình áp suất nhỏ, màu
trắng đựng chất thải tái chế quy định rõ trong điều 6.
Các túi đựng này thì túi màu vàng và màu đen phải làm bằng nhựa PE hoặc PP,
không dùng nhựa PVC,túi đựng chất thải y tế có thành dầy tối thiểu 0,1mm, kích thước
túi phù hợp với lượng chất thải phát sinh, thể tích tối đa của túi là 0,1 m3, bên ngoài túi
phải có đường vạch đánh dấu mức 2/3.
Các dụng cụ chứa chất thải sắc, nhọn theo tiêu chuẩn quy định là phải được làm từ
vật liệu rắn, có thể tiêu hủy bằng đốt. Các dụng cụ chứa loại chất thải này phải có dung
tích phù hợp cho nhiều loại chất thải sắc, nhọn khác nhau và phải có tay cầm, nắp đậy.
Thùng đựng rác loại này phải có màu vàng và có vạch ngang đánh dấu mức 2/3.
Tiêu chuẩn đối với dụng cụ chứa chất thải là vật chứa chất thải phải được làm từ
polyethylene và có nắp. Nếu dụng cụ chứa to thì phải có bánh xe đẩy. Dụng cụ chứa phải
cùng màu với túi đựng và phải được đánh dấu ở mức 2/3.
b. Phân loại, thu gom, lưu trữ chất thải
Việc quản lý các chất thải nguy hại có ý nghĩa cực kì quan trọng. Mỗi công đoạn
đều có thể xảy ra các rủi ro và đều đòi hỏi kinh phí để hoạt động. Do đó, công tác quản lý
đòi hỏi phải phân tích và kiểm soát một cách chủ động từ khâu phát sinh chất thải cho đến
khâu tiêu huỷ cuối cùng. Các chất thải nguy hại thường phát sinh từ các nguồn thải khác
nhau, do đó cần phải xử lý và thải bỏ theo một trình tự nhât định.
Việc thu gom chất thải rắn nguy hại từng các nguồn khác nhau tùy thuộc vào điều
kiện, khả năng cụ thể của nguồn thải.
6
Rác thải nguy hại trước khi xử lý phải được phân loại để giảm chi phí cho vấn đề xử
lý tiếp theo, trước khi thu gom được phân loại theo điều 13:
- Người làm phát sinh chất thải phải thực hiện phân loại ngay tại nơi phát sinh chất thải.
- Từng loại chất thải phải đựng trong các túi và thùng có mã mầu kèm biểu tượng theo
đúng quy định.
Việc thu gom chất thải phải gọn gàng từ nơi thải ra đến nơi chứa. Các chất thải y tế
phải được đựng trong túi nhựa có màu theo quy định và phải được buộc chặt lại, điều này
được quy định chặt chẽ trong điều 14 như sau :

- Nơi đặt thùng đựng chất thải: Mỗi khoa, phòng phải định rõ vị trí đặt thùng đựng chất
thải y tế cho từng loại chất thải, nơi phát sinh chất thải phải có loại thùng thu gom tương
ứng và có hướng dẫn cách phân loại và thu gom. Sử dụng thùng đựng chất thải theo đúng
tiêu chuẩn quy định và phải được vệ sinh hàng ngày.
- Túi sạch thu gom chất thải phải luôn có sẵn tại nơi chất thải phát sinh để thay thế cho túi
cùng loại đã được thu gom chuyển về nơi lưu giữ tạm thời chất thải của cơ sở y tế.
- Mỗi loại chất thải được thu gom vào các dụng cụ thu gom theo mã mầu quy định và phải
có nhãn hoặc ghi bên ngoài túi nơi phát sinh chất thải.
- Các chất thải y tế nguy hại không được để lẫn trong chất thải thông thường. Nếu vô tình
để lẫn chất thải y tế nguy hại vào chất thải thông thường thì hỗn hợp chất thải đó phải
được xử lý và tiêu hủy như chất thải y tế nguy hại.
- Lượng chất thải chứa trong mỗi túi chỉ đầy tới 3/4 túi, sau đó buộc cổ túi lại.
- Tần suất thu gom: Hộ lý hoặc nhân viên được phân công hàng ngày chịu trách nhiệm
thu gom các chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường từ nơi chất thải phát sinh về
nơi tập trung chất thải của khoa ít nhất 1 lần trong ngày và khi cần.
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao trước khi thu gom về nơi tập trung chất thải của cơ
sở y tế phải được xử lý ban đầu tại nơi phát sinh chất thải. Theo báo cáo của Tổng cục
Môi trường tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế của đạt hơn 500 tấn/ngày,
chất thải rắn y tế nguy hại phải xử lý khoảng 60 - 70 tấn/ngày (số liệu của năm 2010).
7
Nhưng hiện nay, công tác quản lý CTYT còn nhiều bất cập. Cụ thể, việc phân loại
chưa đúng quy định hầu hết cán bộ đều phải thực hiện 1 hoặc toàn bộ quy trình xử lý
CTYT.
Phần lớn bệnh viện huyện và một phần bệnh viện tỉnh vẫn còn dùng biện pháp chôn
lấp chất thải nguy hại trong khuôn viên hoặc chôn lấp tại bãi chất thải chung của địa
phương. Nhìn rộng ra toàn tuyến y tế cấp tỉnh, có tới trên 61% cơ sở y tế vẫn thuê xử lý
chất thải và 6,4% sử dụng lò đốt 1 buồng và 9% cơ sở tự đốt hoặc chôn lấp. Một trong
những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do còn thiếu nguồn kinh phí đầu tư xây
dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải nguy hại.
Mặc dù, các BV đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ, nhưng việc kiểm tra

chưa thường xuyên.Các BV chưa có phương tiện thu gom và phân loại rác thích hợp để
giảm thiểu chi phí, nhân viên thu gom rác chưa có kiến thức cơ bản để phân loại rác, chưa
nhận thức đúng nguy cơ của chất thải BV. Phương tiện thu gom như túi, thùng đựng chất
thải còn thiếu, chưa đồng bộ và chưa đạt tiêu chuẩn.
Bên cạnh đó, lưu giữ chất thải y tế sau khi thu gom phải được lưu giữ cụ thể trong
điều 16:
- Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường phải lưu giữ trong các buồng riêng biệt
- Chất thải để tái sử dụng, tái chế phải được lưu giữ riêng phải cách xa nhà ăn, buồng
bệnh, lối đi công cộng và khu vực tập trung đông người tối thiểu là 10m. Có đường để xe
chuyên chở chất thải từ bên ngoài đến, nhà lưu giữ chất thải phải có mái che, có hàng rào
bảo vệ, có cửa và có khóa. Không để súc vật người không có nhiệm vụ tự do xâm nhập.
Diện tích phù hợp với lượng chất thải phát sinh của cơ sở y tế. Có phương tiện rửa tay,
phương tiện bảo hộ cho nhân viên, có dụng cụ, hóa chất làm vệ sinh. Có hệ thống cống
thoát nước, tường và nền chống thấm, thông khí tốt. Khuyến khích các cơ sở y tế lưu giữ
chất thải trong nhà có bảo quản lạnh.
- Thời gian lưu giữ chất thải y tế nguy hại tại cơ sở y tế không quá 48 giờ, với bảo quản
lạnh thời gian lưu giữ có thể đến 72 giờ. Riêng chất thải giải phẫu phải chuyển đi chôn
8
hoặc tiêu hủy hàng ngày. Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh
dưới 5kg/ngày, thời gian thu gom tối thiểu hai lần trong một tuần.
Hiện tại Công tác quản lý việc thu gom, lưu trữ kém nên hiện tượng rác thải thu gom sau
đó đem bán ra ngoài như vụ việc bán rác của bệnh viện K và Bệnh viện Bạch Mai vào
năm 2007 phát hiện 700 kg rác chủ yếu là vỏ thuốc, ống nhựa truyền dịch, kim tiêm
2. Vận chuyển CTYT trong và ngoài các cơ sở y tế
Xe vận chuyển chất thải phải đảm bảo các tiêu chuẩn: có thành, có nắp, có đáy kín, dễ cho
chất thải vào, dễ lấy chất thải ra, dễ làm sạch, dễ tẩy uế, dễ làm khô (Điều 12).
Rác thải lưu giữ theo quy định và được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng bảo
đảm vệ sinh, đáp ứng yêu cầu tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12
năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục
lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.

Trong Điều 18 Mỗi cơ sở y tế phải có hệ thống sổ theo dõi lượng chất thải phát sinh hàng
ngày; có chứng từ chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường được chuyển đi tiêu
hủy theo mẫu quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006
của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ,
đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
Tuy nhiên, hiện nay trong quá trình vận chuyển chất thải nguy hại thì chỉ có 53% số bệnh
viện sử dụng xe có nắp đậy… là những kẽ hở phát tán ô nhiễm, lây lan mầm bệnh. Vận
chuyển chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường từ BV, cơ sở y tế đến nơi xử lý,
chôn lấp hầu hết do Công ty môi trường đô thị đảm nhiệm.
9
CHƯƠNG III MÔ HÌNH, CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
I. Mô hình, công nghệ xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế
NĐ 43/2007 của bộ y tế đã nêu ra những mô hình xử lý chất thải rắn y tế một cách
tổng quát nhất và nêu cụ thể, chi tiết các phương pháp xử lý từng loại chất thải rắn khiến
cho việc áp dụng dễ dàng và đạt hiệu quả cao. Cụ thể
1. Các mô hình xử lý, tiêu hủy chất thải rắn y tế nguy hại và áp dụng mô hình
theo đều 19 chỉ ra rằng: Các cơ sở y tế căn cứ vào quy hoạch, yếu tố địa lý, điều kiện kinh
tế và môi trường để áp dụng một trong các mô hình xử lý và tiêu hủy chất thải y tế.
Các mô hình xử lý, tiêu hủy chất thải rắn y tế nguy hại bao gồm:
+ Mô hình 1: Trung tâm xử lý và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại tập trung áp dụng ở
những thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
+ Mô hình 2: Cơ sở xử lý và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại cho cụm cơ sở y tế cấp
tỉnh và huyện.
+ Mô hình 3: Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế nguy hại tại chỗ.
2.Công nghệ xử lý và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại cũng được quy định trong
điều 20 của QĐ 43/2007 đã yêu cầu việc lựa chọn công nghệ xử lý chất thải phải đạt được
tiêu chuẩn môi trường và đáp ứng các yêu cầu của các Công ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên.
Theo thống kê của Bộ Y Tế, tỷ lệ bệnh viện xử lý chất thải rắn y tế bằng lò đốt là
35,9%, số bệnh viện hợp đồng với công ty môi trường thuê xử lý là 39,2% và 26,9% bệnh

viện xử lý bằng cách thiêu đốt thủ công hoặc tự chôn lấp trong khuôn viên của bệnh viện
(chủ yếu ở bệnh viện tuyến huyện và một vài bệnh viện chuyên khoa tại các tỉnh miền
núi). Trong đó, đa số các lò đốt chưa có hệ thông xử lý khí thải, công suất lò đốt sử dụng
chưa hợp lý, gây ô nhiễm môi trường và hiệu quả sử dụng chưa cao. Ngoài ra, một số
bệnh viện còn áp dụng xử lý bằng nồi hấp, tiệt trung bằng hóa chất, công nghệ lò vi song
hoặc bằng công nghệ sinh học khác với mong muốn thải bỏ những đặc tính nguy hiểm
như lây nhiễm, truyền bệnh để biến chúng thành rác thải thông thường có thể xử lý giống
như các loại rác phổ thông khác thế nhưng hiệu quả chưa cao. Vì vậy, công nghệ xử lý
đốt bằng mô hình xử lý tập trung bằng lò đốt cố định được coi là phương pháp xử lý an
toàn hiện nay đối với những chất thải y tế lây nhiễm, nguy hại, tuy nhiên nếu không được
xử lý và tiêu hủy đúng cách có thể gây ra các tác động tiêu cực với môi trường và sức
khỏe con người.
10
Còn đối với những nhóm chất thải y tế đã được phân loại, có thể áp dụng hình thức
chôn lấp an toàn, tái chế tái sử dụng. Ngoài ra, chất thải phóng xạ cũng phải được xử lý
theo quy định riêng đối với chất đặc biệt nguy hại.
Ngoài việc sử dụng công nghệ thiêu đốt (lò đốt rác thải y tế ALFA-50/97) và chôn
lấp để xử lý chất thải y tế nguy hại như ở QĐ 2575/1999/NĐ-BYT, QĐ 43/2007/ NĐ-
BYT đã đưa thêm vào các công nghệ xử lý và tiêu hủy chất thại như: Công nghệ khử
khuẩn bằng nhiệt âm (Autoclave); công nghệ sử dụng vi sóng và các công nghệ xử lý
khác. Khuyến khích áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường.
3. Phương pháp xử lý ban đầu chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao
Ngoài việc yêu cầu phải xử lý ban đầu an toàn ở gần nơi chất thải phát sinh QĐ
43/2007 đã hướng dẫn chi tiết và cụ thể các phương pháp xử lý ban đầu tại các mục 2 và 3:
Mục 2 nói về phương pháp xử lý ban đầu chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao có thể
áp dụng một trong các phương pháp sau:
a) Khử khuẩn bằng hóa chất: ngâm chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao trong dung
dịch Cloramin B 1-2%, Javen 1-2% trong thời gian tối thiểu 30 phút hoặc các hóa chất
khử khuẩn khác theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và theo quy định của Bộ Y tế.
b) Khử khuẩn bằng hơi nóng: cho chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao vào trong máy

khử khuẩn bằng hơi nóng và vận hành theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
c) Đun sôi liên tục trong thời gian tối thiểu 15 phút.
Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao sau khi xử lý ban đầu có thể đem chôn hoặc cho
vào túi nilon màu vàng để hòa vào chất thải lây nhiễm theo mục 3. Trường hợp chất thải
này được xử lý ban đầu bằng phương pháp tiệt khuẩn bằng nhiệt ướt, vi sóng hoặc các
công nghệ hiện đại khác đạt tiêu chuẩn thì sau đó có thể xử lý như chất thải thông thường
và có thể tái chế.
Tại các điều 23, 24, 25, 26 của NĐ 43/2007, các phương pháp xử lý đối với từng
loại chất thải đã được nêu rất chi tiết và rõ ràng khiến cho việc áp dụng dễ dàng. Các loại
chất thải được hướng dẫn xử lý tại NĐ này cụ thể là: chất thải lây nhiễm (điều 22), chất
thải hóa học (điều 23), chất thải phóng xạ ( điều 24), chất thải là các bình áp suất ( điều
25), chất thải rắn thông thường ( điều 26).
11
II. Xử lý nước thải và chất thải khí
NĐ 43/2007/NĐ-BYT đã sửa đổi và bổ sung NĐ 2575/1999/NĐ/BYT của bộ y tế về
xử lý nước thải và chất thải khí: chi tiết và cụ thể hơn, chặt chẽ hơn:
Nước thải từ các sơ sở y tế bao gồm nước thải phát sinh từ các hoạt động chăm sóc
và sinh hoạt trong bệnh viện. Nước thải này có thể chứa vi sinh vật, kim loại nặng, hoa
chất độc, đồng vị phóng xạ. Việc xử lý nước thải bệnh viện được quy định ở các điều 27,
28, 29:
1. Quy định chung về xử lý nước thải quy định tại điều 27: Phải có hệ thống thu gom
và xử lý nước thải đồng bộ, hoàn chỉnh. Thường xuyên tu bổ, nâng cấp để vận hành đạt tiêu
chuẩn môi trường. Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện phải đáp ứng với các tiêu chuẩn
môi trường, phải phù hợp với các điều kiện địa hình, kinh phí đầu tư, chi phí vận hành và
bảo trì. Định kỳ kiểm tra chất lượng xử lý nước thải và lưu giữ hồ sơ xử lý nước thải.
Bảng: Các công nghệ có thể áp dụng cho công trình xử lý nước thải bệnh viện
Công trình xử lý Các phương án công nghệ
Bể tự hoại
Bể tự hoại đơn giản
Bể tự hoại vách ngăn mỏng

Bể tự hoại vách ngăn mỏng có lọc kỵ khí
Thiết bị chắn rác
Song, màn chắn rác
Thiết bị chắn rác vận hành cơ giới
Xử lý sinh học trong
điều kiện hiếu khí
hoặc kỵ khí
Xử lý sinh học
gắn kết
Lọc sinh học nhỏ giọt
Lọc sinh học ngập nước
Đĩa sinh học
Xử lý sinh học lơ
lửng
Bể aeroten trộn
Aeroten thổi khí kéo dài
Xử lý gián đoạn theo mẻ
Mương oxi hóa
Loại bỏ các chất
dinh dưỡng
Kỵ khí – Thiếu khí – Hiếu khí (AAO)
AOAO
Các phương pháp khác
Xử lý sinh học trong
điều kiện tự nhiên
Bãi lọc ngập nước
Hồ sinh học hiếu khí, kỵ khí hoặc tùy tiện
Khử khuẩn
Bằng Clo
Bằng tia cực tím

Bằng Ozon
Xử lý bùn
Ngăn nén bùn
Bể metal
Công trình làm khô bùn
12
Với việc bổ sung này đảm bảo các thiết bị xử lý luôn được bảo dưỡng và vận hành
khiến chất lượng xử lý nước thải được đảm bảo. Việc lưu giữ hồ sơ xử lý giúp cho việc
giám sát, kiểm tra được dễ dàng hơn, nếu có sai sót cũng dễ dàng phát hiện.
2. Thu gom nước thải: Đây là điều khoản mới được bổ sung, điều 28 quy định cụ
thể việc thu gom nước thải
Bệnh viện phải có hệ thống thu gom riêng nước bề mặt và nước thải từ các khoa,
phòng. Hệ thống cống thu gom nước thải phải là hệ thống ngầm hoặc có nắp đậy.
Hệ thống xử lý nước thải phải có bể thu gom bùn.
3. Các yêu cầu của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Điều 29 đưa ra các yêu cầu của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện giúp cho việc giám
sát, kiểm tra dễ dàng hơn, dễ phát hiện được sai sót trong xử lý để kịp thời khắc phục:
1. Có quy trình công nghệ phù hợp, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường;
2. Công suất phù hợp với lượng nước thải phát sinh của bệnh viện;
3. Cửa xả nước thải phải thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát;
4. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải phải được xử lý như chất thải rắn y tế.
5. Định kỳ kiểm tra chất lượng xử lý nước thải. Có sổ quản lý vận hành và kết quả
kiểm tra chất lượng liên quan.
Sơ đồ quản lý nước thải bệnh viện
Sơ đồ công trình xử lý sinh học
13

*) Các công nghệ xử lý nước thải hiện đang áp dụng trong các bệnh viện ở Việt Nam:
- Đối với nhóm công nghệ thứ nhất, nước thải bệnh viện được xử lý sơ bộ trong bể
tự hoại, bể lắng và sau đó được khử khuẩn hoặc xử lý trong hồ sinh học hay bãi lọc ngập

nước.
- Trong nhóm công nghệ thứ hai, nước thải bệnh viện lần lượt trải qua các quá trình
xử lý sơ bộ (trong bể tự hoại hoặc bể lắng), xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo (trong
bể lọc sinh học hoặc bùn hoạt tính) và khử khuẩn. Các bệnh viện ở Việt Nam đã áp dụng
nhóm công nghệ này từ 1975. Cho đến nay, đây vẫn là nhóm công nghệ phổ biến nhất ở
Việt Nam.
14
Bể tự hoại, lắng cát, lọc dầu mỡ
Nước thải
Song chắn rác
Bể lắng sơ cấp
(có thể kết hợp với bể điều hòa)
Công trình xử lý sinh học
Bể lắng thứ cấp
Thải ra môi trường
Khử trùng
Xử lý bùn
Thải ra
Nước thải Khử trùngBể lắng Bể tự hoại
Hồ sinh học hoặc
bãi lọc ngập nước
Nước thải
Thải ra
Bể lắng
Bể tự hoại
- Trong nhóm công nghệ thứ ba, nước thải được xử lý sơ bộ trong công trình hợp
khối, xử lý tiếp theo trong mo-dun thiết bị xử lý sinh học và được khử khuẩn trước khi xả
thải ra môi trường. Các công trình xử lý nước thải sử dụng phương án hợp khối và theo
mo-dun như CN2000, V69 đã được xây dựng ở Việt Nam từ 1998.
- Nhóm công nghệ thứ tư bao gồm các công nghệ mới nhập vào Việt Nam trong

những năm gần đây ví dụ như Xử lý gián đoạn theo mẻ hay công nghệ có tên AAO (Yếm
khí – thiếu khí – hiếu khí).
15
Xử lý sinh học gián đoạn
theo mẻ
Bể lắng và bể
điều hòa
Nước thải
Khử trùng bằng Ozon
Xả thải
Máy lọc rác
Bể điều
hòa và xử
lý sơ bộ
Nước
thải
Song
chắn rác
Ngăn thu
nước thải
Xả thải
Hố bơm và
các bơm chìm
Ngăn
bùn
Modun thiết bị
Bể xử lý
thứ cấp
Thiết bị xử lý
aerolift – aeroten với

vật liệu lọc sinh học
cao tải
Thiết bị khử
trùng
Hệ thống hợp khối
Nước thải Bể tự hoại
Bể lắng thứ cấp
Khử trùng
Công trình xử lý
sinh học
Ngăn thu +
Song chắn rác
Xả thải
4. Xử lý chất thải khí
Chất thải y tế dạng khí được quy định tại điều 30: Các phương pháp và yêu cầu đối
với việc xử lý chất thải khí được quy định rõ ràng chi tiết:
a. Các phòng xét nghiệm, kho hóa chất, dược phẩm phải có hệ thống thông khí và
các tủ hốt hơi khí độc đảm bảo tiêu chuẩn quy định.
b. Các thiết bị sử dụng khí hóa chất độc hại phải có hệ thống xử lý khí đạt tiêu chuẩn
trước khi thải ra môi trường.
c. Khí thải lò đốt chất thải rắn y tế phải được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.
CHƯƠNG IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ
Trách nhiệm quản lý chất thải y tế
Trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức trong việc quản lý, xử lý chất thải y tế được quy
định một cách rõ ràng khiến cho mỗi tổ chức cá nhân ý thức được chính xác trách nhiệm
của mình để thực hiện tốt việc xử lý chất thải y tế, đồng thời việc xử lý vi phạm trong việc
xử lý chất thải y tế cũng được nhanh chóng, dễ dàng hơn. Khi có sai sót, vi phạm ở khâu
nào thì cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm quản lý khâu đó phải đứng ra chịu phạt và khắc
phục. Cụ thể tại điều 31:
1. Người đứng đầu các cơ sở y tế

a) Chịu trách nhiệm về quản lý chất thải y tế từ khi phát sinh tới khâu tiêu hủy cuối
cùng
b) Khâu vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải y tế, có thể hợp đồng với tổ chức, cá
nhân có tư cách pháp nhân thực hiện.
c) Lập kế hoạch quản lý chất thải y tế và xây dựng đề án đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ
tầng cho quản lý chất thải y tế của đơn vị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng cho các dự án xử lý, tiêu hủy chất thải y tế phải thực hiện theo các
quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành.
d) Mua và cung cấp đủ các phương tiện chuyên dụng, đạt tiêu chuẩn cho việc phân
loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải; phối hợp với các cơ quan môi trường, các cơ
sở xử lý chất thải của địa phương để xử lý và tiêu hủy chất thải y tế theo quy định.
đ) Thực hiện các biện pháp làm giảm lượng chất thải y tế phải tiêu hủy thông qua
các hoạt động giảm thiểu, thu gom, tái chế và tái sử dụng sau khi xử lý đúng quy định.
16
2. Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm
quản lý và xây dựng kế hoạch xử lý chất thải y tế trên địa bàn trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét phê duyệt, và tổ chức thực hiện.
3. Thủ trưởng các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế; Thủ trưởng y tế các ngành chịu
trách nhiệm quản lý và xây dựng kế hoạch xử lý chất thải y tế của cơ sở và các đơn vị trực
thuộc trình Bộ trưởng Bộ chủ quản để xem xét, phê duyệt và tổ chức thực hiện.
4. Các Vụ, Cục, Thanh tra Bộ Y tế chịu trách nhiệm trong việc quản lý chất thải y tế
theo chức năng, nhiệm vụ do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định
Điều 33 của NĐ 443/2007 đã quy định phải đăng ký chủ nguồn thải và xử lý chất
thải theo hướng dẫn tại thông tư số 12/2006/TTBTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ tài
nguyên môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp
phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. Điều này giúp cho việc quản lý, xử lý
chất thải y tế một cách rõ ràng, tập trung đúng nơi có đầy đủ điều kiện xử lý chất thải
đồng thời việc quản lý các nguồn thải cũng dễ dàng hơn.
Kinh phí cho việc quản lý chất thải y tế được quy định tại điều 34: việc quy định rõ
ràng kinh phí sẽ giúp cho việc xử lý chất thải dễ dàng hơn, khi cần kinh phí thì luôn có

nguồn kinh phí dự trữ dành riêng cho việc quản lý và xử lý, không gây ảnh hưởng hay bị
ảnh hưởng bởi các hoạt động khác.
KẾT LUẬN
Trước hiện trạng hàng trăm tấn chất thải y tế thải ra mỗi ngày, gây nhiều vấn đề về
môi trường và sức khỏe con người. Mặt khác công tác quản lý chất thải y tế còn nhiều bất
cập, phương pháp hiện đại chưa được áp dụng rộng rãi. Bên cạnh đó, kinh phí đầu tư vào
hệ thống xử lý còn hạn hẹp, chưa được sự quan tâm chặt chẽ của các nhà quản lý, ý thức
bảo vệ môi trường của một số nhân viên y tế và cộng đồng còn hạn chế. Chính vì vậy, QĐ
43/2007 về quản lý chất thải y tế của Bộ y tế là căn cứ, cơ sở cho việc kiểm soát ô nhiễm
chất thải y tế tại nguồn, giúp các cơ sở thực hiện tốt hơn việc quản lý chất thải, đặc biệt là
chất thải y tế nguy hại.
17

×