Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

skkn TRẮC NGHIỆM TIẾNG ANH TRỰC TUYẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 34 trang )

TRẮC NGHIỆM TIẾNG ANH TRỰC TUYẾN
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như các thầy cô đã biết, học sinh của chúng ta thường lười học Tiếng Anh.
Hay nói cách khác, đa số học sinh học dở môn Tiếng Anh. Có rất nhiều nguyên
nhân dẫn đến tình trạng này – cả chủ quan và khách quan. Theo tôi nguyên nhân
chính là chúng ta đang dạy và học theo kiểu “Học tự luận, thi trắc nghiệm”. Đặc
thù của môn Tiếng Anh là trắc nghiệm, trong khi đó sách giáo khoa (SGK) Tiếng
Anh trung học phổ thông (THPT) - lớp 10, 11 và 12 được thiết kế có rất ít bài tập
trắc nghiệm. Thêm vào đó, phần lớn các bài thi tốt nghiệp THPT, các bài thi học
kì, kiểm tra 1 tiết và cả bài kiểm tra 15 phút của môn Tiếng Anh đều được soạn
theo hình thức trắc nghiệm. Như vậy, học sinh sẽ rất khó hình dung khi kiểm tra
trắc nghiệm giáo viên sẽ ra đề như thế nào? Đặc biệt là học sinh khối 10, vì khi học
ở trung học cơ sở (THCS) các em làm các bài kiểm tra và các bài thi môn Tiếng
Anh chỉ có một phần nhỏ là trắc nghiệm còn phần lớn là tự luận. Thực tế đã chứng
minh: có rất nhiều học sinh khi học và làm bài tập trong SGK đều hiểu và làm rất
tốt, nhưng khi làm bài kiểm tra và thi trắc nghiệm thì kết quả không như mong
muốn. Ai cũng phải công nhận rằng cách dạy và học để thi, để kiểm tra theo hình
thức tự luận sẽ khác với cách dạy và học để thi, để kiểm tra theo hình thức trắc
nghiệm.
Mặc dù, Trường THPT Trị An tọa lạc tại khu phố 8, thị trấn Vĩnh An, huyện
Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, tạm được gọi là “vùng sâu, vùng xa” nhưng đã trở thành
trường chuẩn quốc gia và công nghệ thông tin (CNTT) tương đối phát triển; trường
THPT Trị An đã được kết nối internet, có 2 phòng tin học đã được trang bị máy
tính hiện đại và đã được kết nối internet. Ở đây, các tiệm internet mọc lên như nấm
và lúc nào cũng rất đông khách. Theo thống kê của tôi; 70 % học sinh trong lớp
nhà có máy tính hoặc laptop có kết nối internet, 80 % học sinh thường xuyên vào
tiệm internet, 90 % học sinh có điện thoại di động có kết nối GPRS hoặc 3G. Mặc
dù, đa số học sinh thích ngồi bên máy vi tính nhưng chủ yếu là chỉ để giải trí bằng
những game online, xem phim, nghe nhạc và chát chít để rồi trở thành những
“con nghiện”. Tôi nghĩ rằng CNTT là một trong những phương tiện rất bổ ích và
thiết thực trong học tập cho học sinh, nếu học sinh biết khai thác CNTT thì CNTT


không những tạo hứng thú trong học tập mà còn vô cùng thiết thực và hiệu quả
trong quá trình rèn luyện “Trắc Nghiệm Tiếng Anh”. Hãy nói cách khác, học
Tiếng Anh là phải nói đến “Làm trắc nghiệm”.
Chính vì các lý do đã nêu trên, trong thời gian qua tôi và các học sinh trong
trường THPT Trị An đã thành lập một website tại địa chỉ: http//thaytro.net, để hỗ
trợ học sinh học tập online, hướng dẫn giáo viên và học sinh sử dụng CNTT vào
giảng dạy và học tập. Thiết thực và ý nghĩa hơn cả là vào 20/11/2012, tôi đã cài đặt
một tiện ích học tập trên website này. Đó là trang “Trắc nghiệm Tiếng Anh Trực
Tuyến” tại địa chỉ: để học sinh có nơi luyện tập và
thực hành kĩ năng trắc nghiệm. Đồng thời, tôi cũng hy vọng góp phần thúc đẩy, cải
Trang 1
thiện và phát triển phong trào học tập tiếng Anh của học sinh trường THPT Trị An,
cũng như góp phần vào việc cải thiện tình trạng: “Học tự luận, thi trắc nghiệm”.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Đã từ lâu, các giáo viên, các giảng viên và các nhà quản lí giáo dục trên toàn
thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, họ đã nhận thức sự cần thiết và lợi ích của
E-learning. Trong đó, trắc nghiệm (Quizzes) đóng một vai trò quan trọng. Vì vậy,
dẫn đến sự ra đời của cộng đồng Moodle đa ngôn ngữ, tại địa chỉ
.
“Moodle là một hệ thống quản lý học tập (Learning Management System - LMS
hoặc người ta còn gọi là Course Management System hoặc VLE - Virtual Learning
Environment) mã nguồn mở (do đó miễn phí và có thể chỉnh sửa được mã nguồn),
cho phép tạo các khóa học trên mạng Internet hay các website học tập trực tuyến.
Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment)
được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp tục điều hành và phát
triển chính của dự án. Do không hài lòng với hệ thống LMS/LCMS thương mại
WebCT trong trường học Curtin của Úc, Martin đã quyết tâm xây dựng một hệ
thống LMS mã nguồn mở hướng tới giáo dục và người dùng hơn. Từ đó đến nay
Moodle có sự phát triển vượt bậc và thu hút được sự quan tâm của hầu hết các
quốc gia trên thế giới và ngay cả những công ty bán LMS/LCMS thương mại lớn

nhất như BlackCT (BlackBoard + WebCT) cũng có các chiến lược riêng để cạnh
tranh với Moodle.
Moodle phù hợp với nhiều cấp học và hình thức đào tạo: phổ thông, đại học/cao
đẳng, không chính quy, trong các tổ chức/công ty.”
* Trích dẫn từ: />* Hình ảnh minh họa: Cộng đồng Moodle trên thế giới.
Trang 2
Và ở Việt Nam cũng có cộng đồng Moodle Việt Nam, tại địa chỉ:
– community Forums – Moodle tiếng Việt (Vietnamese
Moodle).
“Cộng đồng Moodle Việt Nam được thành lập tháng 3 năm 2005 với mục đích xây
dựng phiên bản tiếng Việt và hỗ trợ các trường triển khai Moodle. Từ đó đến nay,
nhiều trường đại học, tổ chức và cá nhân ở Việt Nam đã dùng Moodle. Có thể nói
Moodle là một trong các LMS thông dụng nhất tại Việt Nam.
Người xây dựng cộng đồng Moodle Việt Nam đó là anh Vũ Thanh Hùng, từng là
chuyên viên e-learning của Trung tâm Tin học, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Anh Vũ
Thanh Hùng, được biết trên Moodle VN dưới cái tên Vu Hung, đã có công triển
khai Moodle ở Việt Nam và tiên phong trong việc ứng dụng e-learning ở Việt
Nam. Hiện anh đang công tác tại Hà Nội. Đồng thời, cộng đồng Moodle Việt Nam
còn có sự hỗ trợ nhiệt tình của Điều hành viên (moderator) Đinh Lư Giang - là một
giảng viên ngoại ngữ và là TS tại trường ĐHKHXH và NV - ĐH QG Tp HCM.”
* Trích dẫn từ: />Tại Việt Nam, các website học tập trực tuyến cũng thấy được vai trò và sự
cần thiết của trang trắc nghiệm Tiếng Anh Trực Tuyến. Vì vậy, họ đã cài đặt chức
năng trắc nghiệm Tiếng Anh Trực Tuyến với các mã nguồn khác nhau như:
moodle, php, asp.net… Trong đó nổi bật có các website thương mại như:
ioe.go.vn, hocmai.vn (moodle), moon.vn, truongtructuyen.vn, vtc.vn, thaytro.vn,
tienganh123.com, luyenthianhvan.org, toeicpedia.com, toeflpedia.com… để thu
hút học viên.
Không nằm ngoài cuộc của xu thế tất yếu, các giáo viên, các giảng viên và
các nhà quản lí giáo dục tại các trường THPT, Cao đẳng và Đại học cũng thấy
được vai trò và sự cần thiết của trắc nghiệm Tiếng Anh Trực Tuyến nên dẫn đến sự

ra đời của rất nhiều các website chức năng trắc nghiệm Tiếng Anh Trực Tuyến, xin
kể đến các trường tiêu biểu như:
* Các website của các trường và các trung tâm sử dụng Moodle:
- Trường THPT Vĩnh Cửu – tỉnh Đồng Nai.
- Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
- Trung Tâm Ngôn Ngữ Quốc TẾ ASSAC.
- Trung Tâm Đào Tạo Quốc Tế (ITEC) -
KHTN-TP.HCM
- Trường THPT Quang Trung.
- Trường THPT Bùi Thị Xuân
- Trường Đại học sự phạm Huế
- Trường Đại học Bách khoa tp. HCM
- Trường Đại học Lâm Nghiệp.
(Danh sách các website sử dụng Moodle tại địa chỉ: />Trước xu thế của toàn thế giới thấy được sự cần thiết đưa E – learning vào
giáo dục, đặc biệt là trắc nghiệm Tiếng Anh Trực Tuyến. Là một giáo viên THPT
công tác gần 10 năm tại trường THPT Trị An, tôi thấy trường THPT Trị An hoàn
toàn không sử dụng E – learning, đặc biệt là trắc nghiệm Tiếng Anh Trực Tuyến
vào giảng dạy và học tập. Cho nên tôi quyết định cài đặt tiện ích học tập trang trắc
Trang 3
nghiệm Tiếng Anh Trực Tuyến vào 20/11/2012 để phục vụ học tập nhằm thúc đẩy
và phát triển phong trào học Tiếng Anh, tạo môi trường để học sinh trường THPT
có nơi luyện tập và thực hành kỹ năng làm trắc nghiệm. Đồng thời, đây là cơ sở để
viết sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) này.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Thấy được sự cần thiết và lợi ích của trắc nghiệm Tiếng Anh cho nên vào
ngày 20/11/2012, tôi đã cài đặt phần mềm trắc nghiệm Tiếng Anh làm theo mã
nguồn mở Moodle với tên gọi trang “trắc nghiệm Tiếng Anh trực tuyến” tại địa
chỉ: để có nơi cho học sinh cả ba khối 10, 11 và 12
của trường THPT Trị An luyện tập và thực hành kỹ năng trắc nghiệm Tiếng Anh.
Đồng thời, tôi cho thử nghiệm để thăm dò nhu cầu làm trắc nghiệm và lấy số liệu

thống kê để làm SKNN này.
Sở dĩ, tôi chọn mã nguồn mở Moodle để làm trang trắc nghiệm Tiếng Anh
trực tuyến vì một số lý do sau:
- Moodle là mã nguồn mở tốt nhất phục vụ cho E – learning.
- Moodle rất dễ cài đặt chỉ cần download miễn phí một gói moodle tại địa chỉ
và upload lên host (trả tiền hoặc miễn phí) thế là xong. Có thể
cài trực tiếp trên máy vi tính, laptop không cần kết nối internet, mà sử dụng
localhost.
- Mặc dù, moodle hoàn toàn miễn phí nhưng lại có cả một cộng đồng gồm: các
giáo viên, các giảng viên có học vị; thạc sỹ, tiến sỹ, giáo sư những người trực
tiếp sử dụng moodle hướng dẫn và hỗ trợ.
Sau khi cài đặt phần mềm xong để có giao diện đẹp, hấp dẫn và dễ sử dụng;
có nhiều chức năng nổi trội và tạo sự khác biệt; đặc biệt là để thu hút sự tham gia
của học sinh và giáo viên tôi đã làm một số việc như sau:
Thứ nhất: Chọn giao diện (theme) phù hợp và chỉnh sửa lại một số chỗ. Hiện tại
trang trắc nghiệm Tiếng Anh trực tuyến tại địa chỉ />đang sử dụng theme Liven dành cho moodle 2.4 được chỉnh sửa. Cụ thể, tôi đã
chỉnh sửa theo ý tôi một số chỗ như: đóng khung phần danh sách các đề trắc
nghiệm (ở trang chủ - mỗi đề đều nằm gọn trong 1 khung; biến link “Kết thúc và
nộp bài” từ dạng link thành nút (button) để học sinh dễ nhìn thấy; di chuyển nút
“Tiếp Theo” (next) trong đề trắc nghiệm từ bên trái ra ở giữa; cài đặt thêm 1 số
(khối) block – đáng chú ý nhất là block “Bảng điểm của tôi” (My Grades) để giúp
học sinh dễ dàng theo dõi các đề trắc nghiệm đã làm và điểm số của từng đề; và tôi
còn chỉnh sửa một số chỗ khác !
Thứ hai: Việt hóa. Mặc dù, gói moodle đã có sẵn gói tiếng Việt do cộng đồng
Moodle Việt Nam dịch nhưng để tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng tôi
phải Việt hóa thêm một số cụm từ bằng Tiếng Anh sang tiếng Việt – nhất là các
cụm từ liên quan đến 2 phần Đăng kí thành viên và làm trắc nghiệm.
Thứ ba: Thiết kế lại phần đăng ký thành viên. Đây là phần quan trọng thu hút sự
tham gia của học sinh nên phải có tiêu chí đơn giản và nhanh chóng, tạo sự thoải
mái cho người sử dụng. Chính vì vậy, tôi đã sửa code để bỏ đi phần kích hoạt

email – Đăng ký xong là có thể tham gia làm trắc nghiệm Tiếng Anh trực tuyến
liền. Đồng thời, tôi tạo thêm Profile field – điền thêm mục: trường/ lớp để các giáo
Trang 4
viên có thể nhận ra học sinh lớp mình, từ đó dễ dàng xem kết quả học tập và hỗ trợ
giải thích thêm cho học sinh.
* Hình ảnh minh họa: Giao diện trang Đăng kí thành viên: (có kèm video clip)
(Link dự phòng: />+ Đối với mã nguồn mở Moodle thì username không quan trọng mà Full name mới
thật sự quan trọng, vì chủ yếu giáo viên sẽ dựa vào Họ tên thật của học sinh.
+ Theo qui định (password policy) thì password phải có ít nhất là 8 kí tự nhưng
phải bao gồm: chữ hoa, chữ thường, số và kí tự đặc biệt. Như vậy, học sinh sẽ rất
khó chọn password hoặc không hiểu những yêu cầu này nên không đăng kí thành
viên được. Nên tôi phải thay đổi password policy để password đơn giản hơn như: ít
nhất là 6 kí tự, không bắt buộc số hay chữ.
Trang 5
Kết quả là có 1,669 thành viên đăng ký tham gia, phần lớn là học sinh
trường THPT Trị An. Thực tế có hơn 1.700 thành viên và tiếp tục tăng mỗi ngày.
* Hình ảnh minh họa: số thành viên đã đăng ký tham gia.
Trang 6
Thứ tư: Thiết kế lại giao diện (đặc biệt là trang chủ - home). Giao diện trang chủ
được thiết kế dưới dạng Drop Menu gọn nhẹ và dễ tìm kiếm. Ở trung tâm trang
chủ có video clip hướng dẫn đăng ký thành viên. Ngay bên dưới là danh sách các
bài trắc nghiệm mới nhất.
* Hình ảnh minh họa một phần của trang chủ.
Thứ năm: Đưa đề trắc nghiệm lên website. Ngay sau khi cài đặt và chỉnh sửa cơ
bản xong, tôi bắt tay ngay vào việc đưa đề trắc nghiệm lên. Để thu hút và tạo cho
học sinh thấy được sự thiết thực và bám sát chương trình học, tôi đã đưa bài trắc
nghiệm lên theo tiến độ học tập của cả 3 khối 10, 11 & 12. Mỗi unit có ít nhất 2 bài
Test, sau 2 hoặc 3 unit sẽ có các 45 minute test… Nội dung các bài test được copy
từ các cuốn sách trắc nghiệm Tiếng Anh của tác giả Mai Lan Hương, cuốn sách
thường được giáo viên lấy những câu hỏi để đưa vào các bài kiểm tra 1 tiết, các đề

thi học kì. Ngoài ra, tôi còn tìm thêm các đề trắc nghiệm từ các trang mạng ví dụ:
. Đồng thời, các đề kiểm tra 1 tiết, các đề thi học kì và cả các đề thi
thử tốt nghiệp THPT của trường THPT Trị An trong 5 năm gần đây cũng được
đưa lên để học sinh dễ dàng hình dung các năm trước kiểm tra và thi như thế nào?
Và đây là kết quả:
* Hình ảnh minh họa - Danh mục các khóa học (Danh sách các Đề trắc nghiệm)
Trang 7
* Tiếng Anh 10
Trang 8
* Tiếng Anh Lớp 11
Trang 9
* Tiếng Anh lớp 12
Trang 10
* Hình ảnh minh họa Các danh mục khác:
Trang 11
* Hình ảnh minh họa - Tổng số câu hỏi đã đưa lên. (đã có 7101 câu hỏi)
* Xin lưu ý: Hình ảnh minh họa này tôi chỉ chụp phần đầu và phần cuối.
Trang 12
Trang 13
Thứ sáu: Để nhiều người biết đến trang “Trắc nghiệm Tiếng Anh trực tuyến”,
đặc biệt là học sinh trường THPT Trị An. Ngoài việc viết Thư Mời (đính kèm ở
VII. PHỤ LỤC) đến từng lớp, tôi sử dụng các mạng xã hội như: Facebook,
Twister, zing, Yahoo để share link các đề trắc nghiệm mà tôi vừa đưa lên. Mạnh
mẽ và thiết thực hơn cả, tôi đã tạo 1 Fanpage trên Facebook tại địa chỉ:
do 2 học sinh và tôi trực tiếp quản lí. Tất cả các đề
kiểm tra trắc nghiệm mới post đều được share link lên Fanpage này – FANPAGE
có hơn 2.000 lượt LIKE và có học sinh truy cập thường xuyên.
Hơn thế nữa, tôi còn kì công ngồi đánh máy các đề thi học kì môn Tiếng
Anh của sở GD & ĐT tỉnh Đồng Nai. Sau đó, tôi post lên mạng giáo dục lớn nhất
Việt Nam đó là website: nhưng tôi không post đáp án, mà tôi để

link đáp án của đề thi đó đến trang “Trắc nghiệm Tiếng Anh trực tuyến” và yêu
cầu vào làm để xem đáp án. Như các bạn đã biết, violet.vn là mạng giáo dục lớn
nhất Việt Nam; mỗi ngày có vài chục ngàn người truy cập, trong đó không chỉ có
giáo viên mà còn có cả học sinh. Như vậy, tôi vừa có thêm học sinh làm đề trắc
nghiệm của mình, vừa được các giáo viên khác biết đến trang “Trắc nghiệm Tiếng
Anh trực tuyến”. Mỗi một giáo viên sẽ giới thiệu cho vài trăm học sinh của mình.
Và hi vọng trong tương lai, tôi sẽ nhận được sự hợp tác của các giáo viên của các
trường khác cùng đưa đề trắc nghiệm lên trang “Trắc nghiệm Tiếng Anh trực
tuyến” cho học sinh của họ làm và học sinh trường tôi cũng được làm ké. Thế
không hay hơn nhiều sao?
Một hình thức nữa để quảng bá cho trang “Trắc nghiệm Tiếng Anh trực
tuyến” mà tôi nghĩ là hiệu quả nhất. Đó là tôi để popup, vì tôi có 1 website đã 3
năm tuổi mà trong SKKN về Học tập online lần trước tôi đã giới thiệu. Để popup
có nghĩa là: khi 1 người truy cập vào website (với 13.000 thành
viên) chỉ cần click chuột vào 1 bài viết bất kì sẽ tự động mở sang trang “Trắc
nghiệm Tiếng Anh trực tuyến”, đây là hình thức quảng cáo rất phổ biến và hiệu
quả nhất hiện nay. Hình thức quảng cáo này được rất nhiều các website lớn sử
dụng.
Nói tóm lại, tôi tận dụng tất cả các hình thức để quảng bá cho trang “Trắc
nghiệm Tiếng Anh trực tuyến” từ trực tiếp đến gián tiếp.
Sau đó, hè năm học 2012 – 2013 tôi đã báo cáo với ban giám hiệu (BGH) -
báo cáo bằng demo trực tiếp trên trang trắc nghiệm Tiếng Anh trực tuyến. SKKN
của tôi được BGH đánh giá cao về tính thiết thực đối với bộ môn Tiếng Anh và
BGH yêu cầu tôi dán 2 poster trên bảng tin của trường và lên kế hoạch tập huấn
cho học sinh. Kế hoạch Tập huấn trắc nghiệm Tiếng Anh trực tuyến. (đính kèm ở
Phụ Lục)
Quan trọng hơn cả là SKKN của tôi được tổ Tiếng Anh chọn làm SKKN của
tổ để tất cả các giáo viên Tiếng Anh của trường THPT Trị An cùng tham gia.
Thứ bảy: Để học sinh và giáo viên dễ dàng sử dụng và sử dụng hết các chức năng
của trang trắc nghiệm Tiếng Anh trực tuyến, tôi đã quay một số video clip hướng

dẫn (tutorial) và đưa lên website trong mục Hướng Dẫn.
- Hướng dẫn Đăng kí thành viên. (có đính kèm đĩa CD)
+
- Hướng dẫn làm trắc nghiệm. (có đính kèm đĩa CD)
Trang 14
+ />- Hướng dẫn chỉnh sửa thông tin cá nhân và upload avatar.
+
- Hướng dẫn Xem lại bài làm và Lời giải thích của giáo viên.
+
- Hướng dẫn Xem điểm và Bảng xếp hạng.
+ />- Hướng dẫn Đưa đề trắc nghiệm lên trang trắc nghiệm Tiếng Anh trực tuyến.
(gồm 3 video clip)
+ (phần 1)
+ (phần 2)
+ (phần 3)
* Hình ảnh minh họa - Hướng dẫn Làm trắc nghiệm.
Mặc dù, tôi đã quay video clip và đính kèm trong đĩa CD nhưng đây là nội
dung chính của SKKN này nên tôi xin minh họa một số hình ảnh tiêu biểu trong
quá trình làm trắc nghiệm Tiếng Anh trực tuyến trên website:

* Chú thích:
+ Sau khi đăng nhập bằng Tài khoản đã đăng kí tại />học sinh sẽ lựa chọn khối lớp mình đang theo học và bài muốn làm trắc nghiệm.
Tiếp theo, học nhấp vào đường LINK như trong hình để làm bài trắc nghiệm.
Trang 15
* Hình ảnh đáng chú ý tiếp theo:
* Chú thích:
+ Số (1): là Bảng lựa chọn câu hỏi nhanh, nghĩa là cũng giống như làm kiểm tra
trắc nghiệm trên giấy học sinh muốn làm câu nào trước cũng được – học sinh chỉ
việc nhấp chuột vào số tương ứng trên bảng. Đồng thời, bảng này cũng thể hiện
trạng thái của các câu hỏi như: câu nào đã làm sẽ có màu tối (giống như đã tôi bút

chì trên giấy), câu nào chưa làm sẽ có màu sáng và câu có màu đỏ là câu học sinh
đã Cắm cờ (tìm hiểu thêm chức năng cắm cờ).
+ Số (2): là nút “Kết thúc và Nộp bài”. Nếu trong quá trình làm bài, học sinh đã
hoàn thành tất cả các câu trắc nghiệm và muốn nộp bài trước khi hết giờ thì học
sinh sẽ nhấp chuột vào đó. Sau đó, hệ thống sẽ xuất hiện Bảng thông báo hỏi học
sinh có thật sự muốn nộp bài hay không? Hay là muốn quay lại tiếp tục làm bài?
+ Số (3): là các lựa chọn A, B, C và D trong đề trắc nghiệm. Học sinh chỉ cần nhấp
chuột vào sự lựa chọn của mình cho từng câu hỏi, nếu học sinh muốn thay đổi sự
lựa chọn của mình thì chỉ việc nhấp chuột vào lựa chọn đó. Hệ thống sẽ tự động
lưu các sự lựa chọn đáp án của học sinh. Ngay cả khi mất điện hay rớt mạng, khi
học sinh đăng nhập lại thì hệ thống cũng tự lưu lại những câu học sinh đã làm.
+ Số (4): là đồng hồ đếm ngược. Đồng hồ thông báo số phút cho phép học sinh làm
một đề trắc nghiệm và đồng hồ sẽ nhấp nháy liên tục khi thời gian làm bài sắp hết.
Trang 16
+ Số (5): là chức năng cắm cờ. (đã giải thích ở phần chức năng cắm cờ)
+ Số (6): là Nút “Tiếp Theo” (NEXT). Nút tiếp theo cho phép học sinh di chuyển
một cách có thứ tự từ một câu hỏi đến một câu hỏi khác hay di chuyển từ nhiều câu
hỏi này sang nhiều câu hỏi khác.
* Hình ảnh đáng chú ý tiếp theo:
* Chú thích:
Khi học sinh chủ động nộp bài trước khi hết giờ (nhấp chuột vào nút Kết thúc và
nộp bài) hay hệ thống tự động thu bài khi hết giờ sẽ xuất hiện Bảng thông báo như
thế này!
+ Số (1): thể hiện trạng thái của bài làm của học sinh, bao gồm: câu nào đã trả lời,
câu nào chưa trả lời (chưa làm) và câu nào học sinh đã cắm cờ - cần giáo viên giải
thích thêm về đáp án.
+ Số (2) là đồng hồ đếm ngược nháp nháy liên tục lúc sắp hết thời gian làm bài.
Trang 17
+ Số (3): là nút “Quay lại làm bài”. Nút này chỉ xuất hiện khi học sinh chủ động
nộp bài trước khi hết giờ. Nếu học sinh muốn tiếp tục làm bài hay muốn sửa đáp án

sẽ nhấp chuột vào nút này.
+ Số (4): là nút “Nộp bài và kết thúc”. Nút này chỉ xuất hiện khi học sinh chủ động
nộp bài trước khi hết giờ.
* Hình ảnh đáng chú ý tiếp theo:
* Chú thích:
Sau khi nộp bài, hệ thống sẽ xuất hiện Bảng thông báo như trên. Bảng thông báo
gồm các thông tin đáng chú ý như sau:
Trang 18
+ Thời gian (3:36), ngày tháng làm bài, số phút học sinh đã sử dụng để hoàn thành
đề trắc nghiệm, số điểm và lời phê của giáo viên.
+ Ngay bên dưới là bài làm chi tiết của học sinh bao gồm: đáp án học sinh đã lựa
chọn, nếu đúng sẽ có màu xanh, nếu sai sẽ có màu đỏ và đáp án của giáo viên.
+ Ngay trên Bảng chọn câu hỏi nhanh có một đường LINK cho phép học sinh xem
tất cả các câu hỏi và đáp án.
* Lưu ý: Toàn bộ Bài làm chi tiết của học sinh sẽ được lưu mãi mãi trên hệ thống
và học sinh có thể xem lại bất cứ lúc nào.
Trang trắc nghiệm Tiếng Anh trực tuyến được làm theo mã nguồn mở
Moodle so với trang trắc nghiệm Tiếng Anh trực tuyến làm theo mã nguồn khác có
một số ưu điểm vượt trội sau đây:
- Đăng đề trắc nghiệm nhanh: vì ngoài việc tạo cách câu hỏi trực tiếp trên
website, chúng ta còn có thể sử dụng phần mềm hỗ trợ: hot potato, examview,
testgen Chính vì vậy, việc tạo đề trắc nghiệm chủ yếu là cắt và dán từ đề trắc
nghiệm có sẵn trong file word. Cụ thể một đề trắc nghiệm một tiết gồm 40 câu hỏi
chỉ mất 30 đến 40 phút để đưa đề lên.
- Có thể xáo trộn các câu hỏi (shuffle questions), xáo trộn các đáp án A, B, C, D
(shuffle answers) một cách hoàn toàn tự động. Như vậy, mỗi học sinh vào làm đề
trắc nghiệm sẽ có một mã đề riêng tránh copy và nhàm chán.
* Hình ảnh minh họa:
Trang 19
- Thu bài và chấm điểm hoàn toàn tự động; khi đăng đề trắc nghiệm cho học sinh

làm, giáo viên có thể tùy chỉnh thời gian sao cho phù hợp với số lượng câu hỏi
như: 15 phút, 45 phút, 60 phút khi học sinh làm bài sẽ hiện đồng hồ đếm ngược
để học sinh chủ động về thời gian. Lúc gần hết giờ, đồng hồ sẽ nhấp nháy và thay
đổi màu liên tục để nhắc nhở học sinh tranh thủ hoàn thành bài làm của mình. Sau
thời gian quy định hệ thống sẽ tự động thu bài và chấm điểm (có thể tùy chỉnh chế
độ thu bài ở nhiều chế độ khác nhau). Tuy nhiên, học sinh có thể nộp bài trước thời
gian quy định, nếu đã làm xong.
* Chú thích: Đồng hồ đếm ngược ở chỗ có đặt biểu tượng bàn tay.
* Hình ảnh minh họa Đồng hồ đếm ngược.
Trang 20
- Tùy chỉnh số lần làm bài, ngày tháng làm bài và có nhiều cách tính điểm như:
tính điểm lần cao nhất, tính điểm lần cuối cùng, tính điểm trung bình, tính điểm
của nhiều bài trắc nghiệm cộng lại
- Xem đáp án đúng/ sai và bảng điểm: Ngay sau khi học sinh làm bài xong, hệ
thống sẽ tự động hiện bài làm chi tiết của học sinh như: đáp án của học sinh đã
chọn, màu xanh (chọn đúng), màu đỏ (chọn sai) và ngay dưới mỗi câu là đáp án
của giáo viên ra đề (màu vàng). Như vậy, mặc dù làm trắc nghiệm Tiếng Anh trực
tuyến nhưng học sinh vẫn biết được đáp án đúng/ sai như có giáo viên trực tiếp
giảng dạy.
* Hình ảnh minh họa đáp án của học sinh đã chọn và đáp án của giáo viên.
Trang 21
- Chức năng cắm cờ và giải thích đáp án; cắm cờ (flag) là chức năng cho phép học
sinh yêu cầu giáo viên giải thích đáp án của một hoặc nhiều câu trong một đề trắc
nghiệm. Học sinh có thể cắm cờ ngay trong quá trình làm bài hay khi xem đáp án.
Ngoài ra, cắm cờ còn có chức năng cho phép học sinh thông báo cho giáo viên biết
nếu câu hỏi trắc nghiệm có vấn đề. Khi giáo viên đăng nhập vào bài trắc nghiệm
đó sẽ nhìn thấy các câu hỏi được cắm cờ trong bảng câu hỏi (có màu đỏ ở trên
cùng). Như vậy, giáo viên chỉ việc click chuột vào câu hỏi đó. Sau đó, giáo viên có
thể nhập lời giải thích cho đáp án. Học sinh khi đăng nhập vào đề trắc nghiệm đó
sẽ nhận được những lời giải thích của giáo viên cho những câu hỏi mà học sinh đã

cắm cờ.
* Minh họa chức năng Cắm cờ và Lời giải thích thêm về đáp án của giáo viên.
Trang 22
- Có thể giấu đáp án (đúng/ sai), chống copy nội dung đề trắc nghiệm và cấm học
sinh mở các website khác để tra cứu trong quá trình làm bài. Khác với bình thường
(tự luyện – self study), khi học sinh làm bài trắc nghiệm xong hệ thống sẽ tự động
hiện hết các đáp án (đúng/ sai). Tuy nhiên, khi cho học sinh làm kiểm tra hay làm
bài thi thì giáo viên sẽ cài đặt ở chế độ giấu đáp án. Có nghĩa là khi làm xong bài
trắc nghiệm, học sinh chỉ xem được: ngày làm kiểm tra, thời gian bắt đầu làm bài,
thời gian nộp bài, số câu đúng trên tổng số câu trong đề trắc nghiệm, số điểm chứ
hoàn toàn không thể xem được bài làm chi tiết của mình và đáp án của giáo viên ra
đề. Chí đến khi, tất cả các học sinh đã làm bài xong thì hệ thống mới cho xem đáp
án như bình thường (do giáo viên tùy chỉnh).
- Điểm danh và theo dõi việc học của học sinh: Tất cả các hoạt động của học sinh
trong một đề trắc nghiệm hay trong tất cả các đề trắc nghiệm đều được lưu trong
Logs (nhật kí). Giáo viên có thể vào xem bất cứ lúc nào.
- Theo dõi và đánh giá các câu hỏi trắc nghiệm: xem câu hỏi nào khó? câu hỏi nào
dễ? trong một đề trắc nghiệm thông qua thống kê từng câu hỏi trong một đề trắc
nghiệm. Từ đó, giáo viên sẽ đánh giá và biết được học sinh của mình mạnh hoặc
yếu về mảng kiến thức nào hay phần nào trong một đề trắc nghiệm.
* Hình ảnh minh họa Đánh giá độ khó dễ của các câu hỏi trắc nghiệm.
Trang 23
* Chú thích: Biểu đồ hình cột ở trên thể hiện số điểm trung bình (tính theo thang
điểm 100) của tất cả học sinh tham gia làm một đề trắc nghiệm. Theo biểu đồ, số
học sinh có điểm từ 0.00 đến 5.00 điểm là nhiều nhất (có thể do học sinh đăng
nhập vào đề trắc nghiệm làm vài câu sau đó nộp bài để xem đáp án). Cũng theo
Trang 24
biểu đồ thì số học sinh có điểm từ 25.00 đến 30.00 điểm và từ 75.00 đến 80.00
điểm nhiều thứ hai.
- Có thể tiến hành cho khoảng 500 đến 1.000 học sinh kiểm tra trắc nghiệm cùng

một lúc. Như vậy, chúng ta có thể tiến hành cho học sinh kiểm tra 1 tiết lấy điểm
trên máy. Website sẽ tự chấm điểm và giáo viên chỉ việc in bảng điểm ra.
- Có nhiều dạng câu hỏi: Các câu hỏi dù tạo trực tiếp trên website hay sử dụng
phần mềm hỗ trợ, đều được lưu trên website và tạo thành một Kho câu hỏi – gọi là
Question Bank; ngân hàng câu hỏi. Các question bank này được tái sử dụng nhiều
lần trong các đề kiểm tra trắc nghiệm khác nhau.
Question types: các loại câu hỏi.
 Calculated: câu hỏi tính toán.
 Simple Calculated: câu hỏi tính toán đơn giản.
 Calculated Multichoice: câu hỏi tính toán nhiều lựa chọn.
 Description: câu hỏi miêu tả.
 Essay: câu hỏi tự luận.
 Matching: câu hỏi ghép đôi (xứng bộ) – rất phổ biến trong Tiếng Anh.
 Embedded Answers (Cloze): câu hỏi điền từ vào chỗ trống – rất phổ biến
trong Tiếng Anh.
 Multiple Choice: câu hỏi nhiều lựa chọn – rất phổ biến trong Tiếng Anh.
 Short-Answer: câu hỏi trả lời ngắn.
 Numerical: câu hỏi dạng số.
 True/False: câu hỏi Đúng/ Sai – rất phổ biến trong Tiếng Anh.
* Trích dẫn từ
* Hình ảnh minh họa question types:
Trang 25

×