Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

skkn định hướng ra đề các kỳ thi học sinh giỏi bộ môn tin học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.24 KB, 29 trang )

Tên SKKN: ĐỊNH HƯỚNG RA ĐỀ CÁC KỲ THI HỌC SINH GIỎI BỘ
MÔN TIN HỌC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tin học là một môn học có tính tư duy, có hoạt động trí tuệ sáng tạo và hấp dẫn đối
với nhiều học sinh, thầy cô giáo và cả các bậc phụ huynh. Nhiều tỉnh thành đã và
đang xây dựng các phong trào khuyến học để tìm kiếm, phát hiện, phát triển, bồi
dưỡng các học sinh có năng khiếu Tin học. Ở Đồng Nai, hiện có một số chương
trình phát triển năng khiếu như: các lớp năng khiếu chương trình 3, các lớp chuyên
Tin, các đội tuyển học sinh giỏi (HSG) Tin học, các câu lạc bộ, đội nhóm năng
khiếu Tin học… Một số kỳ thi nhằm phát hiện và tuyển chọn các học sinh có năng
khiếu Tin học như: HSG cấp tỉnh lớp 12 vòng 1, vòng 2, kỳ thi tin học trẻ, từ năm
2012 – 2013 có kỳ thi HSG lớp 10. Việc phát triển, mở rộng phong trào bồi dưỡng
HSG Tin học là một việc làm cần thiết, không chỉ ở các trường chuyên, các thành
phố, thị xã lớn mà phải được mở rộng ở khắp các trường THPT trong tỉnh.
Sáng kiến kinh nghiệm “Định hướng ra đề các kỳ thi học sinh giỏi bộ môn Tin
học” nhằm mục đích hỗ trợ và nâng cao chất lượng đào tạo năng khiếu Tin học ở
các trường THPT, THCS trong tỉnh.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Trước kia, việc bồi dưỡng HSG Tin học hầu như chỉ tập trung ở các lớp chuyên
Tin của trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, các kỳ thi HSG, kỳ thi Tin học trẻ
chỉ có học sinh lớp chuyên dự thi, rất ít (thậm chí không có) học sinh ở các trường
THPT không chuyên.
Những năm gần đây, Tin học trở thành môn học chính quy trong chương trình giáo
dục THPT, đội ngũ giáo viên Tin học phát triển mạnh về số lượng lẫn chất lượng,
việc bồi dưỡng HSG Tin học cũng đã phát triển ở các trường THPT không chuyên,
các kỳ thi cấp tỉnh đã có sự góp mặt của một số trường. Các trường tham gia đã đạt
Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng ra đề các kỳ thi HSG bộ môn Tin học
được những thành nhất định, có những học sinh lọt vào kỳ thi HSG lớp 12 vòng 2
để chọn đội tuyển thi quốc gia …Một số thuận lợi trong việc bồi dưỡng HSG Tin
là:


- Giáo viên tin học độ tuổi trẻ, giàu nhiệt huyết, đam mê, …
- Học sinh thích thú với môn tin học.
Tuy nhiên, số lượng các trường THPT không chuyên tham gia bồi dưỡng HSG Tin
vẫn là khiêm tốn, chủ yếu do gặp phải các khó khăn như:
1. Thiếu hụt các nguồn tài liệu phục vụ cho việc bồi dưỡng như: sách,
nguồn bài tập, kinh nghiệm bồi dưỡng …
2. Thiếu thông tin về các kỳ thi, cách làm bài, chấm thi, … Điều này làm
cho các giáo viên khó triển khai việc bồi dưỡng một cách hiệu quả.
3. Các kỳ thi HSG được tổ chức chung cho các học sinh chuyên Tin và
không chuyên làm cho mặt bằng không đồng bộ.
4. Chưa có định hướng thống nhất cho việc bồi dưỡng và ra đề các
kỳ thi HSG giữa các trường trong toàn tỉnh.
5. Cơ sở vật chất.
6. Chưa có sự quan tâm đúng mức từ ban giám hiệu nhà trường.
7. Học sinh đặt trọng tâm vào việc thi đại học, không dám theo đuổi việc
ôn thi HSG.
8. Giáo viên bồi dưỡng còn kiêm nhiều nhiều công việc khác, không thể
toàn tâm toàn ý.
9. …
Để góp phần nâng cao chất lượng và đẩy mạnh phong trào bồi dưỡng HSG Tin
học, người giáo viên cần phải được hỗ trợ các bước đầu. Sáng kiến kinh nghiệm
này nhằm mục đích thảo luận với các giáo viên đồng nghiệp cách giải quyết một số
vấn đề khó khăn trong việc bồi dưỡng HSG ở bộ môn Tin học. Hy vọng với
chuyên đề này sẽ giúp các thầy cô khắc phục được những khó khăn 1, 2, 3, 4 đã
nêu ở trên.
Gv Lê Quang Vinh Trang 2
Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng ra đề các kỳ thi HSG bộ môn Tin học
2. Nội dung của đề tài: ĐỊNH HƯỚNG RA ĐỀ CÁC KỲ THI HỌC SINH
GIỎI BỘ MÔN TIN HỌC
Các kỳ thi HSG Tin học ở quy mô cấp tinh thành và quốc gia dành cho khối THCS

và THPT hiện nay đều thi về lập trình. Tuy không quy định rõ ngôn ngữ lập trình
được sử dụng (có thể là Java, C, Pascal, …), nhưng đa số các trường điều sử dụng
ngôn ngữ Pascal để bồi dưỡng và thực hiện bài thi. Các máy để thí sinh thực hành
hiện nay chủ yếu được cài đặt trình biên dịch Free Pascal với nhiều ưu điểm vượt
trội so với trình biên dịch Turbo Pascal hoặc Borlan Pascal trước đây. Nội dung
kiến thức trong đề thi khá rộng và đa dạng. Tháng 12/2009, Bộ Giáo Dục và Đào
Tạo đã phát hành tài liệu “Chương trình chuyên sâu THPT chuyên – Môn Tin học”
nhằm thống nhất trên phạm vi toàn quốc kế hoạch dạy học và nội dung dạy học
môn Tin học cho trường THPT chuyên và nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi môn
Tin học cấp THPT. Tùy theo quy mô và cấp độ của từng cuộc thi, ban tổ chức
thường căn cứ vào tài liệu này để giới hạn nội dung cho đề thi.
2.1. Định hướng nội dung
Việc định hướng nội dung các kỳ thi HSG Tin học là cần thiết, điều này giúp các
giáo viên bồi dưỡng HSG dễ dàng hơn trong công tác xây dựng kế hoạch và nội
dung giảng dạy. Với tiêu chí để học sinh có nhiều nhất cơ hội được tham gia các
kỳ thi HSG Tin học, định hướng nội dung các kỳ thi cấp tỉnh nên tương đồng với
các kỳ thi cùng cấp hoặc cao hơn như kỳ thi Olympic 30.4, kỳ thi Tin học trẻ, kỳ
thi HSG quốc gia Tuy nhiên, do tin học là môn mới phát triển, phong trào bồi
dưỡng HSG chưa phổ biến. Để các trường THPT không chuyên có thời gian làm
quen và thích nghi, đồng thời khuyến khích phát triển phong trào bồi dưỡng học
sinh giỏi bộ môn Tin học, trong năm nay và vài năm sắp tới, nội dung một số kỳ
thi vẫn cần có sự giảm nhẹ, thay đổi so với các chuẩn chung. Sau đây là một số đề
xuất định hướng nội dung cho các kỳ thi:
2.1.1 Học sinh giỏi khối 10
Đối tượng: học sinh lớp 10
Mục đích: Phát triển phong trào và phát hiện năng khiếu.
Gv Lê Quang Vinh Trang 3
Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng ra đề các kỳ thi HSG bộ môn Tin học
Nội dung kiến thức:
• Kỹ thuật lập trình: rẽ nhánh, lặp, mảng, xâu, tệp, kiểu bản ghi, chương trình

con, kỹ thuật đệ quy, …
• Các bài toán số học: ước, bội, số nguyên tố, cơ số, dãy số, …
• Một số thuật toán sắp xếp, tìm kiếm: Sắp xếp đơn giản, QuickSort, ….
2.1.2 Học sinh giỏi khối 12 vòng 1
Đối tượng: học sinh lớp 11, 12
Mục đích: phát triển phong trào và chọn lọc học sinh cho vòng 2.
Nội dung kiến thức
• Nội dung thi HSG khối 10.
• Các bài toán sử dụng phương pháp quy hoạch động.
• Một số thuật toán duyệt, vét cạn quay lui : tổ hợp, dãy nhị phân, hoán vị, …
• Chia để trị: Biết được ý tưởng cơ bản của phương pháp giải bài toán bằng
cách chia để trị là chuyển việc giải bài toán kích thước lớn về việc giải các
bài toán có kích thước nhỏ hơn.
2.1.3 Học sinh giỏi khối 12 vòng 2
Đối tượng: học sinh lớp 11, 12
Mục đích: chọn đội tuyển để tham dự kỳ thi HSG quốc gia.
Nội dung kiến thức:
• Định hướng nội dung theo HSG lớp 12 vòng 1.
• Mô hình đồ thị không có và có trọng số, cây: Đỉnh, cạnh/cung, bậc, đường
đi, chu trình, tính liên thông, thành phần liên thông, cây khung, trọng số.
Chu trình, đường đi Hamilton.
• Các kỹ thuật tìm kiếm, loang bằng DFS, BFS
• Bài toán tìm đường đi ngắn nhất.
• Bài toán tìm cây khung nhỏ nhất.
Gv Lê Quang Vinh Trang 4
Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng ra đề các kỳ thi HSG bộ môn Tin học
• Các bài toán sử dụng phương pháp quy hoạch động nâng cao.
• Các bài toán về hình học nguyên.
• Một số bài toán dạng “cho gì làm nấy” có tính chất sáng tạo.
2.1.4 Tin học trẻ bảng B

Đối tượng: học sinh THCS.
Mục đích: phát triển phong trào và chọn đội tuyển để thi tin học trẻ quốc gia.
Nội dung kiến thức:
• Nội dung thi HSG khối 10.
2.1.5 Tin học trẻ bảng C
Đối tượng: học sinh THCS và THPT
Mục đích: phát triển phong trào và chọn đội tuyển để thi tin học trẻ quốc gia.
Nội dung kiến thức:
• Nội dung thi HSG khối 12 vòng 1.
• Lý thuyết trò chơi.
2.2. Định hướng cấu trúc đề thi
Không như các bộ môn tự nhiên khác, các bài tập tin học thông thường có sẽ có
nhiều cách giải, chiến lược giải khác nhau từ đơn giản đến phức tạp, tùy theo cách
giải mà điểm đạt được cao hay thấp. Nếu thí sinh lựa chọn đúng thuật toán, cài đặt
chương trình hoàn hảo sẽ được điểm tối đa. Tuy nhiên, lựa chọn một cách giải đơn
giản để lấy một phần điểm cũng là một giải pháp nên hướng đến. Các định hướng
ra đề sau áp dụng để các thí sinh đạt điểm tối đa của một bài toán.
Thông thường, một đề thi gồm khoảng 3 – 4 bài toán, thời gian 180 phút. Trong
đó:
Một bài mức độ dễ:
• Ngữ cảnh đơn giản, thuật toán rõ ràng, gần với các dạng bài phổ biến.
Đây là bài để khuyến khích, động viên các học sinh tham dự thi các kỳ thi HSG.
Gv Lê Quang Vinh Trang 5
Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng ra đề các kỳ thi HSG bộ môn Tin học
Ví dụ: Bài tập Chuỗi đá NECKLACE
Nam đã làm được một chuỗi đá từ những viên đá màu mà cậu sưu tập được. Các
viên đá của Nam có màu xanh, đỏ hoặc vàng. Theo Nam, một chuỗi đá đẹp sẽ có
đủ 3 màu xanh, đỏ, vàng và số lượng các viên đá mỗi màu bằng nhau. Bạn hãy
giúp Nam kiểm tra chuỗi đá của cậu ấy có là chuỗi đá
đẹp hay không nhé!

Input: Gồm một dòng duy nhất ghi một xâu độ dài không quá 5000 biểu diễn
chuỗi đá. Các kí tự của xâu là ‘G’,’R’ hoặc ‘Y’ tương ứng với các viên đá màu
xanh, đỏ hoặc vàng.
Output: Nếu chuỗi đá là một chuỗi đá đẹp, ghi ra ‘YES’. Nếu không ghi ra ‘NO’
Giải
Đây là một bài tập xử lí xâu kí tự. Dùng xâu s để lưu chuỗi đá. Gọi y, r, g lần lượt
là số lượng các viên đá ‘Y’, ‘G’, ‘R’ trong chuỗi đá. Ta duyệt xâu s để tính số
lượng các viên đá từng loại.
for i:=1 to length(s) do
begin
if s[i]='Y' then inc(y);
if s[i]='R' then inc(r);
if s[i]='G' then inc(g);
end;
Gv Lê Quang Vinh Trang 6
Input Output
YRGGYR YES
YYGG NO
YYGGR NO
Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng ra đề các kỳ thi HSG bộ môn Tin học
Điều kiện để chuỗi đá đẹp là y = g = r và y, g, r > 0.
if (y>0) and (y=r) and (r=g) then write('YES')
else write('NO');
Một – hai bài mức độ trung bình: thỏa ít nhất một tiêu chí
• Đề bài có lồng ghép ngữ cảnh rắc rối, khó nhận ra thuật toán
• Đòi hỏi áp dụng hai hoặc nhiều thuật toán cơ bản.
Các bài mức độ trung bình giúp đánh giá công tác bồi dưỡng HSG ở các trường
THPT. Nếu có một kế hoạch và thời gian bồi dưỡng đầy đủ, các học sinh hoàn toàn
có thể đạt điểm tối đa ở các bài tập này.
Ví dụ: Bài tập Đi chơi TOUR

Được giao quản lý cuộc đi chơi cuối tháng của lớp, Tim phải có nhiệm vụ chọn
ngày và khách sạn sao cho tất cả các thành viên trong lớp đều ở cùng một khách
sạn và chi phí không vượt quá quỹ lớp.
Lớp Tim có N người và có thể đi chơi vào 1 trong D ngày cho trước. Quỹ lớp hiện
đang có số tiền là Q và Tim đã thu thập được thông tin của H khách sạn trong D
ngày có thể đi chơi.
Hãy giúp Tim tìm ra cách phải tiêu ít tiền nhất hoặc thông báo rằng không thể thực
hiện được yêu cầu trên.
Input
• Dòng 1 ghi 4 số nguyên dương N, Q, H, D (1 ≤ N ≤ 200, 1 ≤ Q ≤ 500000, 1
≤ H ≤ 18, 1 ≤ D ≤ 13)
• H nhóm dòng sau: mỗi nhóm gồm 2 dòng thể hiện thông tin về một khách
sạn. Dòng đầu trong nhóm ghi số p (1 ≤ p ≤ 10000) là giá cho một người ở
một ngày. Dòng thứ 2 ghi D số nguyên là số phòng trống trong mỗi ngày
(mỗi phòng chỉ dành cho 1 người).
Gv Lê Quang Vinh Trang 7
Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng ra đề các kỳ thi HSG bộ môn Tin học
Output: Ghi ra chi phí rẻ nhất hoặc “stay home” nếu lớp Tim không thể du lịch.
Giải
Đề bài có ngữ cảnh khá dài dòng, phức tạp, liên quan đến nhiều tham số đầu vào.
Tuy nhiên nếu phân tích kỹ đề bài. Ta chỉ cần thử từng khách sạn một. Với khách
sạn i có giá cho một người một ngày là p, ta duyệt qua d ngày. Lớp có thể ở khách
sạn i nếu:
• Trong d ngày, phải có ít nhất 1 ngày có số phòng trống > n
• Tổng số tiền ở p*n không vượt quá Q.
Nếu có nhiều khách sạn có thể ở. Kết quả bài toán sẽ là chi phí nhỏ nhất tìm được.
Một bài mức độ khó: thỏa ít nhất một tiêu chí
• Đòi hỏi áp dụng các thuật toán đặc biệt.
• Đòi hỏi kết hợp nhiều thuật toán, kỹ thuật lập trình nặng nề, phức tạp.
• Không có trong các dạng bài tập phổ biến.

Đây là bài tập để phân loại các thí sinh thật sự xuất sắc, có năng khiếu ở bộ môn
Tin học.
Ví dụ Bài tập Số nguyên tố ghép MPRIME
Xét dãy A các số nguyên tố
Gv Lê Quang Vinh Trang 8
Input Output
3 1000 2 3
200
0 2 2
300
27 3 20
900
5 2000 2 4
300
4 3 0 4
450
7 8 0 13
Stayhome
Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng ra đề các kỳ thi HSG bộ môn Tin học
2, 3, 5, 7, 11, 13, 17, 19,
và dãy B gồm các số thu được từ dãy A bằng cách ghép hai số liên tiếp trong A:
23, 57, 1113, 1719,
Trong dãy B có những phần tử là số nguyên tố. Chẳng hạn 23, 3137, 8389,
157163
Các số nguyên tố trong dãy B gọi là số nguyên tố ghép.
Yêu cầu: Cho trước số nguyên dương K ≤ 500, hãy tìm số nguyên tố ghép thứ K.
Dữ liệu: Gồm 1 số nguyên dương K duy nhất.
Kết quả: In ra 1 số nguyên dương duy nhất là số nguyên tố ghép thứ K.
Ví dụ:
Input Output Giải thích

2 3137
Giải
Bài này thỏa tiêu chí đầu tiên. Có thể áp dụng thuật toán “Sàng nguyên tố” (tham
khảo SGK chuyên Tin – quyển 1) lần lượt sinh ra các số nguyên tố ghép cho đến
khi nào đủ K số. Ta chỉ cần xét lần lượt các số nguyên tố từ 2 trở đi và ghép các số
liên tiếp lại.
Một số lưu ý khi ra đề:
• Đề thi phải mô tả thật rõ ràng về quy cách đặt tên file chương trình, file input,
file output, các ràng buộc về thời gian và bộ nhớ chạy chương trình.
• Các bài mức độ trung bình hoặc khó, nên ghi rõ giới hạn % test nhỏ, % test lớn
để thí sinh lựa chọn thuật toán phù hợp.
2.3. Định hướng chấm thi
Trong các kỳ thi lập trình, các bài thi được chấm trực tiếp trên máy tính thông qua
phần mềm. Ban giám khảo sẽ chuẩn bị sẵn một bộ test cho mỗi bài trong đề. Một
bộ test khoảng từ 10 – 20 test. Mỗi test là một cặp file input, output đã được kiểm
tra kỹ lưỡng về tính đúng đắn và độ chính xác. Cách xây dựng các test thường theo
tiêu chí sau:
Gv Lê Quang Vinh Trang 9
Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng ra đề các kỳ thi HSG bộ môn Tin học
- Có độ khó tăng dần về kích thước bài toán.
- Có độ khó tăng dần về thời gian xử lí.
- Ngẫu nhiên hoàn toàn.
Nguyên tắc hoạt động của chương trình chấm
Chương trình chấm sẽ chạy chương trình của thí sinh với các file input trong test
để sinh ra các file output, sau đó sẽ so khớp các file output này với file output của
đáp án. Nếu 2 file giống nhau hoàn toàn (hoặc có một số ngoại lệ ví dụ như chữ
hoa, chữ thường…) thì thí sinh sẽ nhận được điểm của test đó, điểm của bài là tổng
điểm các test đúng.
Giám khảo cũng có thể quy định điểm số riêng cho từng test.
Ví dụ: với một bài toán 3 điểm, nếu thí sinh chạy đúng được 10/20 test của bài đó

và các test được thiết lập điểm bằng nhau thì sẽ được 1.5 điểm.
Một số lưu ý với học sinh
Trong một số trường hợp, giám khảo sẽ chấm bài thủ công cho thí sinh (mở
chương trình thí sinh để đọc code và chạy thủ công), tuy nhiên hầu hết là căn cứ
trên kết quả thu được từ chương trình chấm. Vì vậy, để đạt được hiệu quả với các
chấm bài như trên, học sinh cần lưu ý:
- Học sinh phải nắm rõ các thủ tục nhập, xuất từ file.
- Khi nộp bài học sinh phải lưu ý làm theo đúng các định dạng: đặt tên
chương trình, đặt tên file input, output, các giá trị kết quả xuất ra file
output.
- Kết quả của thí sinh có thể đúng, nhưng nếu xuất ra file output sai
định dạng thì bài đó khi chấm sẽ coi là sai. Ví dụ, bài toán yêu cầu
tính chu vi và diện tích hình vuông. Định dạng là xuất chu vi trước,
diện tích sau. Nếu thí sinh làm ngược lại, xuất diện tích trước, chu vi
sau thì bài đó sẽ bị chấm sai.
Phần mềm chấm bài AMM2
Gv Lê Quang Vinh Trang 10
Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng ra đề các kỳ thi HSG bộ môn Tin học
Hiện có nhiều phần mềm được áp dụng để chấm bài trong các kỳ thi lập trình. Một
phần mềm phổ biến hiện này là AMM - được phát triển bởi khoa CNTT trường
Đại học Khoa học tự nhiên Tp. HCM. Hiện đã phát triển lên phiên bản 2.2
Phần mềm chấm bài Themis
Themis là phần mềm chấm bài tự động được phát triển theo yêu cầu của Cục Khảo
thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sản phẩm được
thiết kế phục vụ kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia hàng năm, nhưng hoàn toàn có thể
sử dụng trong tất cả các kỳ thi và bài kiểm tra tin học dùng cơ chế chấm điểm tự
động bằng bộ test. Phần mềm được viết bởi hai tác giả Lê Minh Hoàng và Đỗ Đức
Đông. Hiện đã phát triển lên phiên bản 1.6.4.
Gv Lê Quang Vinh Trang 11
Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng ra đề các kỳ thi HSG bộ môn Tin học

Yêu cầu cấu hình phần mềm và phần cứng: Microsoft Windows XP, Vista,
Seven hoặc mới hơn. Microsoft Office Excel (Từ phiên bản Office 2000 trở lên)
nếu cần kết xuất báo cáo ra Excel. Mọi cấu hình phần cứng đủ cài đặt các phần
mềm trên đều có thể chạy Themis.
2.4. Một số đề thi mẫu
2.4.1 TIN HỌC TRẺ BẢNG B
ĐỀ THI MẪU
HỘI THI TIN HỌC TRẺ TỈNH ĐỒNG NAI
NĂM HỌC 20 – 20
Môn : Tin học – Bảng B
Thời gian làm bài: 180 phút
Ngày thi: / /20
(Đề thi này gồm … trang, có … câu)
TỔNG QUAN ĐỀ THI

i
Tên File CT File input File output Điểm
1 Nguyên tố cùng nhau COPRIME.PAS COPRIME.INP COPRIME.OUT 30
2 Số đối xứng SYM.PAS SYM.INP SYM.OUT 30
3 Số lớn nhất NUMBER.PAS NUMBER.INP NUMBER.OUT 40
(Thời gian chạy chương trình 01 giây)
Bài 1 (6 điểm) Nguyên tố cùng nhau COPRIME
Hai số nguyên a và b gọi là nguyên tố cùng nhau nếu chúng có ước số chung lớn
nhất bằng 1. Ví dụ: 6 và 25 là nguyên tố cùng nhau vì chúng có ước số chung lớn
nhất là 1; 6 và 15 không nguyên tố cùng nhau vì chúng có ước số chung lớn nhất là
3.
Yêu cầu: Cho 2 số nguyên dương a, b. Kiểm tra xem a và b
có nguyên tố cùng nhau hay không.
Input: 2 số nguyên dương a, b (a, b ≤ 10
9

)
Output: xuất ‘YES’ nếu 2 số nguyên tố cùng nhau, ngược lại xuất ‘NO’
Bài 2 (7 điểm) Số đối xứng SYM
Một số nguyên dương gọi là số đối xứng nếu sau khi đảo
ngược số đó ta nhận được chính số đó. Ví dụ: số 1234321
là số đối xứng; số 12345321 không phải số đối xứng.
Gv Lê Quang Vinh Trang 12
Input Output
6 25 YES
6 15 NO
Input Output
1234321 YES
12345321 NO
Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng ra đề các kỳ thi HSG bộ môn Tin học
Yêu cầu: Cho số nguyên dương n (n≤1000000000). Kiểm tra xem n có phải số đối
xứng hay không.
Input: số nguyên dương n ≤ 10
9
Output: xuất ‘YES’ nếu n là số đối xứng, ngược lại xuất ‘NO’
Gv Lê Quang Vinh Trang 13
Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng ra đề các kỳ thi HSG bộ môn Tin học
Bài 3 (7 điểm) Số lớn nhất NUMBER
Cho một xâu văn bản chỉ chứa chữ cái và chữ số. Hãy tìm trong xâu dãy các chữ số
liên tiếp có giá trị lớn nhất. Nếu có nhiều dãy số cùng lớn nhất thì đếm xem có bao
nhiêu dãy số như vậy. Ví dụ: xâu ‘tin28hoc6tre2013dong17nai’ có dãy số liên tiếp
lớn nhất là 2013 và có 1 dãy số như vậy.
Yêu cầu: Cho một xâu văn bản s. Tìm dãy số liên tiếp lớn nhất và số lượng dãy số
đó.
Input: xâu S dài không quá 255 kí tự
Output:

• Dòng đầu xuất số nguyên k là số lượng dãy số liên tiếp lớn nhất.
• Nếu k>0, dòng thứ hai xuất dãy số đầu tiên tìm được.
2.4.2 TIN HỌC TRẺ BẢNG C
ĐỀ THI MẪU
HỘI THI TIN HỌC TRẺ TỈNH ĐỒNG NAI
NĂM HỌC 20 – 20
Môn : Tin học – Bảng C
Thời gian làm bài: 180 phút
Ngày thi: / /20
(Đề thi này gồm … trang, có … câu)
TỔNG QUAN ĐỀ THI
Bài Tên File CT File input File output Điểm
1 Kí tự không xuất hiện NO.PAS NO.INP NO.OUT 30
2 Chọn đội tuyển CHON.PAS CHON.INP CHON.OUT 40
3 Số lớn nhất NUMBER.PAS NUMBER.INP NUMBER.OUT 30
(Thời gian chạy chương trình 01 giây)
Bài 1 (30 điểm) Kí tự không xuất hiện NO
Bảng chữ cái viết thường tiếng Anh có 26 chữ cái ‘a’ ’z’. Cho xâu kí tự s gồm một
số chữ cái viết thường trong bảng chữ cái tiếng Anh.
Yêu cầu: Hãy đếm số lượng các chữ cái viết thường trong bảng chữ cái tiếng Anh
không xuất hiện trong xâu s.
Input: xâu s dài không quá 200 kí tự.
Gv Lê Quang Vinh Trang 14
Input Output
tin28hoc6tre2013dong17nai 1
2013
conghoaxahoichunghiavietnam 0
Input Output
abbc 23
Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng ra đề các kỳ thi HSG bộ môn Tin học

Output: số lượng chữ cái không xuất hiện trong xâu s.
Gv Lê Quang Vinh Trang 15
Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng ra đề các kỳ thi HSG bộ môn Tin học
Bài 2 (40 điểm) Chọn đội tuyển CHON
Trường THPT XYZ cần chọn 3 học sinh để lập đội tuyển tham dự kỳ thi Tin học
trẻ tỉnh Đồng Nai năm 2013. Cho một danh sách gồm n học sinh, mỗi học sinh có
các thông tin sau:
• Số thứ tự.
• Họ tên: là một xâu kí tự độ dài không quá 30.
• Điểm toán, điểm tin: là số nguyên trong đoạn từ 0 đến 10.
Các học sinh được đánh giá theo các tiêu chí như sau:
• Chọn các học sinh có tổng (điểm toán + điểm tin) cao nhất.
• Nếu có nhiều học sinh có tổng (điểm toán + điểm tin) bằng nhau, thì chọn
học sinh có điểm tin cao hơn.
• Nếu có nhiều học sinh có tổng (điểm toán + điểm tin) bằng nhau và có điểm
tin bằng nhau, thì chọn học sinh có số thứ tự nhỏ hơn.
Yêu cầu: Hãy chọn ra 3 học sinh giỏi nhất, giỏi nhì, giỏi ba trong n học sinh để lập
đội tuyển.
Input:
• Dòng đầu tiên là số n (3 ≤ n ≤ 1000).
• N nhóm dòng sau là thông tin của n học sinh theo số thứ tự từ 1 đến n.
Thông tin mỗi học sinh ghi trên 2 dòng
o Dòng 1: họ tên
o Dòng 2: điểm toán và điểm tin cách nhau một khoảng trắng.
Output: ghi thông tin 3 học sinh được chọn theo thứ tự giỏi nhất, giỏi nhì, giỏi ba.
Mỗi thông tin của học sinh được mô tả trên 2 dòng:
• Dòng 1: số thứ tự của học sinh đó
• Dòng 2: họ tên của học sinh đó.
Giải thích: học sinh Lam Tam C (có số thứ tự là 3) có tổng (điểm Toán + điểm
Tin) = 14 cao nhất trong các học sinh nên là học sinh giỏi nhất. 3 học sinh còn lại

đều có tổng (điểm Toán + điểm Tin) = 13, nhưng học sinh Trần Thị B (số thứ tự 2)
có điểm Tin = 8 cao nhất nên là học sinh giỏi thứ nhì, hai học sinh còn lại có cùng
Gv Lê Quang Vinh Trang 16
Input Output
4
Nguyen Van A
6 7
Tran Thi B
5 8
Lam Tam C
5 9
Trieu D
6 7
3
Lam Tam C
2
Tran Thi B
1
Nguyen Van A
Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng ra đề các kỳ thi HSG bộ môn Tin học
điểm Tin = 7, ta chọn học sinh Nguyen Van A vì có số thứ tự bằng 1 nhỏ hơn số
thự tự của học sinh Trieu D (có số thứ tự bằng 4)
Gv Lê Quang Vinh Trang 17
Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng ra đề các kỳ thi HSG bộ môn Tin học
Bài 3 (30 điểm) Bi đổi màu BI
Bọt Bèo mới nhập học trong ngôi trường của các phù thủy. Bài tập đầu tiên cậu
phải thực hiện là câu thần chú “Úm – ba – la đổi màu”. Có n viên bi, mỗi viên
được đánh thứ tự từ 1 đến n. Ban đầu tất cả các viên bi đều màu xanh. Sau khi Bọt
Bèo đọc thần chú lần thứ 1, các viên bi có số thứ tự chia hết cho 2 sẽ đổi màu
(xanh thành đỏ), sau khi Bọt Bèo đọc thần chú lần thứ 2, các viên bi có số thứ tự

chia hết cho 3 sẽ đổi màu (xanh thành đỏ, đỏ thành xanh), , sau lần đọc thứ k, các
viên bi thứ tự chia hết cho k+1 sẽ đổi màu (xanh thành đỏ, đỏ thành xanh).
Yêu cầu: Cho trước n và k, đếm xem có bao nhiêu viên bi màu đỏ khi Bọt Bèo đọc
xong k câu thần chú.
Ví dụ n = 10 và k = 3:
• Ban đầu : Bi Xanh (1 10), Bi Đỏ ().
• Sau lần đọc 1: Bi Xanh( 1, 3, 5, 7, 9); Bi Đỏ (2, 4, 6, 8, 10).
• Sau lần đọc 2: Bi Xanh( 1, 5, 6, 7 ); Bi Đỏ (2, 3, 4, 8, 9, 10).
• Sau lần đọc 3: Bi Xanh( 1, 4, 5, 6, 7, 8 ); Bi Đỏ (2, 3, 9,
10).
Vậy có 4 viên bi đỏ sau 3 lần Bọt Bèo đọc thần chú.
Input: 2 số nguyên dương n và k.
Output: số bi đỏ tìm được.
- HẾT –
2.4.3 HỌC SINH GIỎI LỚP 10
ĐỀ THI MẪU
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10
NĂM HỌC 20 – 20
Môn : Tin học
Thời gian làm bài: 180 phút
Ngày thi: …
(Đề thi này gồm 02 trang, có 03 câu)
TỔNG QUAN ĐỀ THI

i
Tên File CT File input File output Điểm
1 Chẵn lẻ CHANLE.PAS CHANLE.INP CHANLE.OUT 5
2 Chọn đội tuyển TINNHAN.PAS TINNHAN.INP TINNHAN.OUT 5
3 Ngựa truyền tin HORSE.PAS HORSE.INP HORSE.OUT 5
4 Số nguyên tố rút gọn RUTGON.PAS RUTGON.INP RUTGON.O0UT 5

(Thời gian chạy chương trình 01 giây)
Gv Lê Quang Vinh Trang 18
Input Output
10 3 4
10 5 5
Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng ra đề các kỳ thi HSG bộ môn Tin học
Bài 1 (5 điểm) Chẵn lẻ CHANLE
Cho trước một mảng có n số nguyên dương (1 ≤ n ≤ 1000000), mỗi phần tử trong
mảng có giá trị trong đoạn [0,10000].
Yêu cầu: Hãy sắp xếp mảng theo thứ tự như sau: số lẻ
xếp xen kẽ với số chẵn, các số lẻ được sắp tăng dần, các số
chẵn được sắp giảm dần, phần tử đầu tiên là số lẻ (nếu có).
Nếu sau khi sắp xếp vẫn còn các số lẻ (hoặc số chẵn) thì
dồn các số này về cuối mảng.
Input: Cho trong tệp văn bản có tên CHANLE.INP gồm hai dòng:
- Dòng đầu: chứa số nguyên dương n;
- n dòng tiếp theo, mỗi dòng chứa một số nguyên dương ứng với một phần tử
của mảng.
Ouput: Xuất ra tệp văn bản có tên CHANLE.OUT gồm n dòng, mỗi dòng là một
phần tử trong mảng sau khi sắp xếp.
Bài 2 (5 điểm) Giải mã tin nhắn TINNHAN
Có một tin nhắn được mã hóa và giấu trong một xâu văn bản trước khi gửi đi. Quy
tắc mã hóa tin nhắn là thay mỗi chữ cái trong tin nhắn thành một chữ cái đứng cách
nó k vị trí trong bảng chữ cái tiếng Anh theo quy tắc xoay vòng, các ký tự không
phải chữ cái thì không thay đổi. Trong xâu có thể có nhiều tin nhắn, giữa các tin
nhắn được ngăn cách nhau bởi dấu #. Biết rằng tin nhắn có độ dài lớn nhất là tin
nhắn cần tìm. Nếu có nhiều tin nhắn có cùng chiều dài thì tin nhắn đầu tiên tìm
thấy là tin nhắn cần tìm.
Yêu cầu: Cho trước một xâu S dài không quá 255 ký tự và một số nguyên dương
k. Hãy tìm và giải mã tin nhắn được giấu trong xâu S.

Input: Cho trong tệp văn bản có tên TINNHAN.INP gồm hai dòng:
− Dòng đầu: xâu S;
− Dòng thứ hai: số nguyên dương
k.
Ouput: Xuất ra tệp văn bản có tên TINNHAN.OUT gồm hai dòng:
− Dòng đầu: số lượng tin nhắn tìm được;
− Dòng thứ hai: nội dung tin nhắn cần tìm đã được giải mã.
Gv Lê Quang Vinh Trang 19
Input Output
5
3
8
4
1
7
1
8
3
4
7
Input Output
ABC#QBTDBM#123HGF
1
2
PASCAL
Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng ra đề các kỳ thi HSG bộ môn Tin học
Bài 3 (5 điểm) Ngựa truyền tin HORSE
Tin tức tình báo thu được cho thấy quân địch sắp mở cuộc tấn công quy mô. Trạm
tiền đồn biên giới cử người phóng ngựa về thủ đô báo cáo tình hình và xin tiếp
viện. Giữa tram tiền đồng và thủ đô có bố trí N-2 trạm ngựa cách đều nhau, ở đó

lính cờ (người cầm cờ hiệu đưa tin) có quyền trao đổi ngựa mới trong trạm. Ngựa
của trạm i có thể phi tới trạm kế tiếp sau thời gian T[i] giờ. Mỗi con ngựa đều đủ
khỏe để có thể đi một mạch tới tận thủ đô.
Hãy xác địn khoảng thời gian ngắn nhất tin tức tình báo được đưa về tới thủ đô.
Dữ liệu vào
- Dòng đầu là số nguyên N (<=10^6)
- Dòng 2 là n số nguyên T[i].
Dữ liệu ra: gồm 1 dòng duy nhất là giá trị cần tìm
Bài 4 (5 điểm) Số nguyên tố rút gọn RUTGON
Số nguyên tố rút gọn của một số tự nhiên n chính là tổng các ước nguyên tố của n.
Ví dụ: n=252=2.2.3.3.7 (n có 3 ước nguyên tố là 2, 3 và 7)
Số nguyên tố rút gọn của n là 2+3+7=12
Yêu cầu: Cho 3 số nguyên n, a, b. In ra các số có cùng số nguyên tố rút gọn với n
trong đoạn a đến b và số lượng các số tìm được.
Input: 3 số n, a, b không vượt quá 10000 (a<b)
Output: số lượng số có cùng số nguyên tố rút gọn với n trong đoạn từ a đến b
- HẾT –
2.4.4 HỌC SINH GIỎI 12 VÒNG 1
ĐỀ THI MẪU
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12, VÒNG 1
NĂM HỌC 20 – 20
Môn : Tin học
Thời gian làm bài: 180 phút
Ngày thi: …
(Đề thi này gồm … trang, có … câu)
TỔNG QUAN ĐỀ THI

i
Tên File CT File input File output Điểm
1 Phần thưởng THUONG.PAS THUONG.INP THUONG.OUT 5

Gv Lê Quang Vinh Trang 20
Input Output
5
2 4 3 1 5
7
Input Output
252 1 200 6
Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng ra đề các kỳ thi HSG bộ môn Tin học
2 Chia nhóm NHOM.PAS NHOM.INP NHOM.OUT 5
3 Dãy số tương đồng TDONG.PAS TDONG.INP TDONG.OUT 5
4 Đếm sách DEMSACH.PAS DEMSACH.INP DEMSACH.OUT 5
(Thời gian chạy chương trình 01 giây)
Bài 1 (5 điểm) Phần thưởng PHANTHUONG
Ở vương quốc Siêu cơ bắp, vị hoàng đế rất thích chơi trò ném bi sắt, ông thường
chọn ngẫu nhiên một viên quan đại thần trong triều cùng ông chơi. Luật chơi như
sau: hoàng đế và viên quan đại thần sẽ lần lượt ném bóng, nếu ai ném xa hơn
người kia một khoảng cách k được quy định trước thì sẽ thắng người kia 1 đồng
tiền vàng.
Khoảng cách ném bi được ghi lại trong sổ và sẽ được mang ra tính phần thưởng ở
cuối mỗi lần chơi.
Yêu cầu: Bạn hãy giúp nhà vua tính xem số đồng tiền vàng mà mình có được sau
khi chơi xong.
Lưu ý:
• Nếu nhà vua toàn thua thì số đồng tiền vàng mà nhà vua có được sẽ là số
âm.
• Và nhà vua luôn là người được ném bi đầu tiên.
• Đảm bảo tổng số lượt ném bi của nhà vua và viên quan luôn là số chẵn.
Input
• Dòng đầu tiên ghi số k là khoảng cách nhỏ nhất. (0< k 10
5

)
• Gồm một số chẵn dòng, mỗi dòng ghi số a (0< a 10
5
) là khoảng cách ném
bi (dòng 1 của nhà vua, dòng 2 của viên quan, dòng 3 của nhà vua, dòng 4
của viên quan, …). Biết rằng tổng số lượt ném bi của nhà vua và viên quan
không quá 10
9
.
Output: Số đồng tiền vàng mà vị hoàng đế có được sau khi chơi
Ví dụ
Input Output Giải thích
100
59420
59410
59310
59290
59470
59350
1 59420
59410  viên quan ném kém hơn (59410-59420=10) < k
nên không phải mất đồng tiền vàng
59310  nhà vua ném kém hơn (59410-59310 =100) = k
nên phải mất 1 đồng tiền vàng
59290  viên quan ném kém hơn (59290-59310=20) < k
nên không phải mất đồng tiền vàng
Gv Lê Quang Vinh Trang 21
Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng ra đề các kỳ thi HSG bộ môn Tin học
59470  lần này nhà vua ném xa hơn k=100 nên sẽ được
1 đồng tiền vàng

59350  viên quan ném kém hơn (59470-59350 =120) > k
nên phải mất 1 đồng tiền vàng
Cuối trò chơi, nhà vua được thêm 1 đồng tiền vàng
Bài 2 (5 điểm) Chia nhóm NHOM
Để chuẩn bị cho kỳ Seagames sắp tới, Ban tổ chức (BTC) có dự định chia chỗ ở
cho các đoàn vận động viên (vđv) đến từ các quốc gia khác. Các đoàn vđv được
chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có ít nhất 5 vđv. Số lượng vđv của mỗi đoàn có
thể khác nhau. BTC cần tính toán số cách chia nhóm cho mỗi đoàn.
Giả sử đoàn có 16 thành viên thì số cách chia có thể là 6 cách (16, 5-11, 6-10, 7-9,
8-8, 5-5-6 )
Lưu ý các trường hợp là hoán vị của nhau (5-11 và 11-5) chỉ được tính là một cách.
Yêu cầu: Cho biết số lượng vận động viên của mỗi đoàn, hãy tính số cách chia
nhóm mà mỗi nhóm có ít nhất 5 thành viên.
Input: Một dòng duy nhất cho biết số lượng vận động
viên của đoàn: n (5 n 100)
Output: Ghi duy nhất một số nguyên là số cách chia nhóm phù hợp với yêu cầu
của BTC.
Bài 3 (5 điểm) Dãy số tương đồng TDONG
Gv Lê Quang Vinh Trang 22
groups.inp groups.out
16 6
Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng ra đề các kỳ thi HSG bộ môn Tin học
Hai dãy số tự nhiên A(a
1
, a
2
, …, a
m
) và B(b
1

, b
2
, …, b
m
) được gọi là tương đồng với
nhau nếu dãy B là một hoán vị của dãy A hoặc sẽ là một hoán vị của dãy A nếu
cộng hoặc trừ các phần tử đi cùng một đơn vị. Ví dụ với
m = 3, dãy A là (4, 6, 7) thì các dãy B(8, 5, 7), B(7, 9,
10) và B(3, 1, 4) đều tương đồng với dãy A.
Yêu cầu: Cho dãy C gồm n số tự nhiên c
1
, c
2
, …, c
n
. Hãy chỉ ra các dãy con B gồm
m phần tử liên tiếp của dãy C tương đồng với dãy A.
Input
• Dòng 1: ghi số n ( 1 ≤ N ≤ 10000) là số lượng phần tử của dãy C.
• n dòng tiếp theo: dòng thứ i ghi một số tự nhiên c
i
(1 ≤ c
i
≤ 100).
• Dòng tiếp theo ghi số m ( 1 ≤ m ≤ 100; m ≤ n).
• m dòng tiếp theo: dòng thứ i ghi số tự nhiên a
i

(1 ≤ a
i

≤ 100)
Output
• Dòng 1: ghi số lượng dãy con tương đồng.
• Các dòng tiếp theo: mỗi dòng ghi một số nguyên là chỉ số bắt đầu của một
dãy con tương đồng. Ghi các chỉ số này theo thứ tự tăng dần.
Bài 4 (5 điểm) Đếm sách DEMSACH
Thư viện trường vừa được cấp một số sách và tài liệu tham khảo. Khi giao sách,
người ta để sách nằm dưới nền lát bằng các viên gạch hình vuông, mỗi ô gạch là
một chồng sách. Người quản thư chỉ cho để sách trong một khu vực có kích thước
NxN ô gạch. Độ cao của các chồng sách có thể khác nhau và không theo một trật
tự nào cả (một số ô còn bị bỏ trống). Sau khi nhận sách xong, người quản thư phải
làm nhiệm vụ thống kê các loại sách và phân loại để lên kệ. Người quản thư bắt
đầu với việc đếm xem có bao nhiêu chồng sách bằng cách đi dọc theo các cạnh của
Gv Lê Quang Vinh Trang 23
Input Output
8
8
5
7
9
10
4
3
1
3
4
6
7
3
1

3
6
Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng ra đề các kỳ thi HSG bộ môn Tin học
khu vực để sách (4 cạnh) để đếm các chồng sách có thể nhìn thấy được. Khi bước
đến một hàng gạch, người quản thư chỉ đếm các chồng sách có thể nhìn thấy được
đặt trên cùng hàng gạch đó. Chồng sách chỉ có thể được nhìn thấy khi giữa chồng
sách và người quản thư không có chồng sách nào cao hơn hoặc bằng nó.
Yêu cầu: Đếm số chồng sách có thể thấy được.
Input :
• Dòng đầu tiên là số N (1 50)
• N dòng tiếp theo mỗi dòng
chứa N số nguyên dương h (0
10
3
) là độ cao của chồng
sách trong ô gạch tương ứng.
Mỗi số cách nhau bởi khoảng
trắng. Nếu ô gạch không chứa
sách thì giá trị trong ô đó là 0.
Output : Một số duy nhất là số lượng các chồng sách có thể đếm được.
2.4.5 HỌC SINH GIỎI 12 VÒNG 2
ĐỀ THI MẪU
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12, VÒNG 2
NĂM HỌC 20 – 20
Môn : Tin học
Thời gian làm bài: 180 phút
Ngày thi: …
(Đề thi này gồm trang, có câu)
TỔNG QUAN ĐỀ THI
Bài Tên File CT File input File output Điểm

1 Trạm tàu điện TRAM.PAS TRAM.INP TRAM.OUT 6 điểm
2 Đi chơi xuân XUAN.PAS XUAN.INP XUAN.OUT 7 điểm
3 Chụp ảnh PHOTO.PAS PHOTO.INP PHOTO.OUT 7 điểm
(Thời gian chạy chương trình 01 giây)
Bài 1: (6 điểm) Trạm tàu điện TRAM
Hệ thống tàu điện ngầm của thành phố XYZ gồm n trạm được đánh số từ 1 đến n,
kết nối với nhau bởi n đoạn đường ray, mỗi đoạn kết nối đúng hai trạm và không đi
qua bất kỳ trạm nào khác. Ngoài ra, với hệ thống tàu điện ngầm này, người ta có
thể đi từ một trạm đến một trạm khác bất kì dọc theo các đoạn đường ray. Các
đoạn này có thể được sử dụng để di chuyển theo cả hai hướng. Giữa hai trạm
không có nhiều hơn một đoạn đường ray.
Gv Lê Quang Vinh Trang 24
Input Output Giải thích
4
3 3 2 1
4 1 0 2
3 2 0 0
3 1 2 1
12 Chồng sách ở ô
(2,2) không thể
nhìn thấy được.
Có ba ô không có
sách.
Sáng kiến kinh nghiệm Định hướng ra đề các kỳ thi HSG bộ môn Tin học
Hệ thống tàu điện ngầm này có đúng một “chu trình”.
“Chu trình” là một tập các trạm phân biệt p
1
, p
2
, , p

k

2 trạm p
i
và p
i+1
có đoạn đường ray nối với nhau, đoạn p
k
và p
1
có đoạn đường ray nối với nhau.
Yêu cầu: xác định khoảng cách (theo số đoạn đường ray) từ “chu trình” đến trạm
xa nó nhất.
Input
• Dòng đầu tiên chứa số nguyên n (3 ≤ n ≤ 3000).
• n dòng sau: mô tả của các đoạn đường ray. Mỗi dòng chứa một cặp số
nguyên x
i
, y
i
(1 ≤ x
i
, y
i
≤ n) biểu diễn đoạn đường từ trạm x
i
trạm y
i
.
Output: In khoảng cách từ “chu trình” đến trạm xa nó nhất (theo số đoạn đường

ray). Nếu tất cả các trạm đều nằm trong “chu trình”, xuất khoảng cách xa nhất là 0.
Giải thích ví dụ:
• Ở ví dụ 1, tất cả các trạm của hệ thống đều thuộc chu trình 1 – 3 – 4 – 2 – 1
nên khoảng cách là 0.
• Ở ví dụ 2, chu trình là 1 – 2 – 3 – 1. Đỉnh 6 là đỉnh xa chu trình nhất với
khoảng cách là 2.
Giới hạn: 50% số test có n ≤ 100.
Bài 2: (7 điểm) Đi chơi xuân XUAN
Tí và Tèo hẹn nhau cùng đi chơi xuân. Khu phố Tí và Tèo ở được mô phỏng trên
một lưới ô vuông gồm n hàng, n cột.
• Tí xuất phát tại nhà đặt tại ô (1, 1), mỗi bước chỉ được phép di chuyển sang
ô kề cạnh bên phải, hoặc xuống ô kề cạnh bên dưới hoặc xuống ô kề đỉnh
phía dưới bên phải.
• Tèo xuất phát tại nhà đặt tại ô (n, n), mỗi bước chỉ được phép di chuyển sang
ô kề cạnh bên trái hoặc lên ô kề cạnh bên trên hoặc lên ô kề đỉnh phía trên
bên trái.
Gv Lê Quang Vinh Trang 25
Input Output
4
1 3
4 3
4 2
1 2
0
6
1 2
3 4
6 4
2 3
1 3

3 5
2

×