Tải bản đầy đủ (.doc) (138 trang)

Phương pháp luyện dịch Việt - Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.12 KB, 138 trang )

Dương Ngọc Dũng
Giảng viên khoa Anh
Đại học tổng hợp TP HCM
Phương pháp luyện dịch
Việt - Anh
1991
INTRODUCTION
Page
PART ONE
Colloquial Style - 10 Selections
PART TWO
Literary Style- 15 Selections
PART THREE
Formal Style - 15 Selections
DẪN NHẦP
Không ai không biết câu ngạn ngữ đã trở thành một sáo ngữ của Ý: "Traduttore,
traditore" (Dịch tức là phản), đặc biệt là khi chúng ta dịch các ngôn ngữ tây
Phương, vì các ngôn ngữ này thuộc về một nền văn hoá khác biệt hẳn với nền
văn hoá chúng ta. Tuy Hán văn là một cổ ngữ khó khăn, nhưng chúng ta vẫn có
thể dịch gần sát với tinh thần văn bản, nhờ vào mối tương giao đồng cảm đã
được thiết lập sẵn qua bao nhiêu thế kỷ giao lưu văn hoá. Nhưng khi bắt tay vào
việc dịch tiếng Anh, Pháp, Đức sang tiếng Việt hay ngược lại, người dịch vấp
phải nhiều khó khăn ( đặc biệt là khi dịch từ tiếng Việt sang một ngôn ngữ Tây
Phương) trong việc lột tả được cái cốt lõi nhất trong nguyên bản. Xin lấy ví dụ
hai câu thơ Kiều sau đây:
" Lạ gì bỉ sắc tư phòng
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen"
Chỉ có hai câu ngắn gọn như thế mà Nguyễn Văn Vĩnh dịch ra hết sức lòng
thòng như sau:
"Quoi de surprenant dans cette Loi des compensations qui veut que I'abondance
ne de manifeste quelque part, que comme pendant d'une pénurie qui se


manifeste autre part La ciel bleu a contracté I'habitude livrer avec les joues
roses le combat de la jalousie"
Bản thân Nguyễn Văn Vĩnh viết tiếng Tây đã nặng nề khi dịch hai câu thơ trên,
ông còn phạm những lỗi lầm chính như sau:
1.Không phải là dịch, mà là giải thích. Như câu đầu " Lạ gì bỉ sắc tư phong"
Nguyễn Văn Vĩnh đã diễn tả ra thành " Không có gì đáng ngạc nhiên về cái luật
bù trừ, luật này muốn rằng chỗ này đầy đủ, dư thừa (abondance) thì chỗ khác
phải chịu sự thiếu thốn (pénurie). Trong câu thơ Nguyễn Du, có chỗ nào là "Luật
bù trừ " đâu?.
2. Dịch sát từng chữ, từng câu, bất chấp vấn đề ý nghĩa, thanh âm, vần điệu ra
sao.
Trời xanh = Le ciel bleu = trời màu xanh
Má hồng = Les joues roses = má màu hồng
đánh ghen = Le combat de la jalousie = trận đánh do lòng ghen tuông
quen thói = contracté I' habitude de = nhiễm thói quen
Ngày nay, có không còn ai dịch theo kiểu Nguyễn Văn Vĩnh ( ngoại trừ các sinh
viên mới bắt đầu tập dịch ), nhưng không phải là kém nguy hiểm nếu chúng ta
nhảy về thái cực thứ hai: nghĩa là dịch quá thoát, quá phóng, không cần ngó
ngàng gì đến cấu trúc, từ vựng của nguyên bản.
Thí dụ đây là 4 câu thơ của André Snerval
Le soir descend sur ma pensée
La sinlence sur ma chanson
Voici ma gerbe ramassée
Voice ma derniere moisson
(Vers d'oubli)
Một dịch giả đã dịch ra:
Chiều tà đã xuống trong lòng
Im hơi tôi cũng đứt giòng ngân nga
Tay tôi nâng một bó hoa
Mới vừa nhặt ở khóm hoa cuối cùng

(Huỳnh Khắc Dụng)
Câu thơ của André Snerval cô đọng, xúc tích. Chúng ta thấy động từ
"descendre" ở hai câu đã bị giản lược, đúng ra đầy đủ cả câu phải là:
Le silence descend sur ma chanson
Do đó khổ thơ 4 câu trên được chia làm hai phần có cấu trúc song song và đỗi
xứng nhau. Hai sự kiện khách quan / Lesoir = chiều, Le silence = im lặng/ đã
tràn ngập vào thế giới chủ quan / La pensée = tư tưởng, la chanson = bài ca /
cộng thêm vào đó là lời thơ tận dụng hầu hết là âm "s" / soir, silence, pensée,
chanson, ramassée / để tạo cảm giác thì thầm, kéo dài, chậm rãi của một mùa thu
buồn ủ rũ.
Bản thân dịch giả Huỳnh Khắc Dụng chắc cũng ý thức rõ điều này nhưng
ông đã cố dịch thoát ra nguyên bản nên ý của bài dịch có hơi khác với bản tiếng
Pháp. Ví dụ câu:
" Im hơi tôi cũng dứt giòng ngâm nga"
Cấu trúc câu theo thể chủ động, có vẻ mạnh mẽ dứt khoát, tôi im hơi, tôi
không hát nữa/ trong khi câu của André không hề có ý ấy.
Vả lại, khi chọn thể lục bát để chuyển 4 câu thơ tiếng Pháp như trên,
dịch giả không nghĩ rằng đã đặt bản dịch của mình vào một cuộc phiêu lưu nguy
hiểm. Theo nhà phong cách học Phan Ngọc khi ông nghiên cứu về phong cách
thơ Nguyễn Du, thì thể lục bát là thể thơ khó làm cho hay nhất, vì non tay một
chút là biến thành vè ngay. Để đạt được sắc thái thơ và để giữ lại cái kiến trúc
đối xứng trong bài thơ nguyên bản, đúng ra dịch giả nếu đã chọn sử dụng thể
loại lục bát thì phải cân nhắc tạo cho câu bát một kiến trúc đối xứng nhau, thí dụ
như:
Tiếng chuông Trấn Võ/ canh gà Thọ xương
(Kiều)
Hai câu cuối cùng lệch so với nguyên bản. Đọc câu tiếng Việt ta hình
dùng ra có một khóm hoa và tác giả hái một bó hoa từ khóm hoa ấy, trong khi
câu tiếng Pháp cho thấy rõ cái " ma gerbe ramassée" ấy cũng chính là "ma
dernière moisson". Đây là lần hái hoa cuối cùng của tôi. và dịch giả không lột tả

được ý này.
Nêu nên ví dụ trên không phải để chỉ trích dịch giả, nhưng để chúng ta
thấy rõ sự khó khăn trùng điệp của công tác phiên dịch một ngôn ngữ Phương
Đông sang một ngôn ngữ Phương tây cũng như ngựơc lại. Những khó khăn ấy
có thể đại lược tóm lại như sau:
1. Chưa nắm vững cả hai ngôn ngữ ( dịch và được dịch ). Điều này phổ
biến ở sinh viên học khoa ngoại ngữ và có thể dần dần khắc phục nếu được
hướng dẫn tốt. Bước đầu giải quyết chỉ nên cho dịch từng loại chuyên đề một,
củng cố kiến thức dùng từ và kiến thức ngữ pháp, đồng thời bổ sung thêm các
hiểu biết về khoa phong cách học ( stylistics) cũng như hiểu biết rõ ràng về
chuyên đề dịch của mình.
2. Cơ cấu ngôn ngữ khác nhau. Đây là điểm rất khó khắc phục bởi vì cấu
trúc ngôn ngữ mẹ đẻ đã ăn quá sâu vào đầu óc người dịch nên rất khó mà loại bỏ
ảnh hưởng của nó trong khi đi tìm một lối dịch đạt nhất. Ngay cả vấn đề từ cũng
phức tạp bởi vì ngôn ngữ Tây Phương là ngôn ngữ đa âm, còn ngôn ngữ Việt là
đơn âm. Vậy phải vận dụng sao để thoả mãn yêu cầu dịch không phải là việc
đơn giản.
3. Thiếu kiến thức chuyên môn cần thiết, nhảy xáp lá cà vào dịch đại.
Dịch kiểu đó thì dù cho có bằng tiến sĩ Anh văn hay Pháp văn cũng dịch sai,
dịch bậy. Thử mời một giáo sư dạy văn học Anh đi dịch một chuyên luận về y
khoa thì chúng ta sẽ biết ngay. Không nói chuyện y khoa cho xã hội, ngay cả
lĩnh vực văn học mà thiếu thận trọng thì vẫn đưa đầu làm trò cười cho thiên hạ.
Thí dụ câu sau đây của Shakespear.
O Love! O Life! not life, but love in death.
(Act 3, Scene 5)
Trần Thiện Đạo, một cây bút phiên dịch tiểu thuyết Anh, Pháp có tiếng ở
miền Nam trước đây, dịch ra như sau:
O tình yêu! O cuộc sống! Nhưng không phải là cuộc sống mà là tình yêu
trong cõi chết.
/đăng trong báo Văn, đặc san về Albert camus, trước bản dịch vở kịch les

Justes, do Trần Phong Giao.
Rõ ràng là dịch đại, dịch ẩu vì Trần Thiện Đạo không đọc vở kịch Romeo
and Juliet. Nếu đọc thì anh sẽ biết đó là câu than thở của bá tước Paris sắp cưới
được vợ đẹp mà ngày tân hôn đã thấy vợ chết cứng nằm đó. Nếu hiểu như vậy
sẽ tránh được việc đưa ra một câu ngớ ngẩn đọc không hiểu gì cả như trên.
Giáo sư Đỗ Khánh Hoan trong bản dịch vở kịnh Hamlet đã dịch câu:
- To be or not to be that is the question
Ra thành
Sống hay thôi không sống, vấn đề là đây
Có nghĩa là giáo sư Đỗ Khánh Hoan hiểu to be = to tive và not to be = to
die
/To Be được hểu như một intransive verb/
Bản mới đây của Bùi ý, Bùi Phượng, Bùi Anh Kha (nxb văn học 1986, tr.
91) cũng dịch giống như thế.
Sống hay không nên sống, đó mới là vấn đề
Nhưng nếu nghiên cứu vở kịch kỹ lưỡng hơn ta sẽ khám phá ra một câu là
Hamlet đang băn khoăn không biết hồn mà trở về có thực phải là hồn ma của ch
chàng hay không / vấn đề này đỏi hỏi phải nghiên cứu kỹ các trào lưu tư tưởng
tôn giáo trong thể kỷ 16, thời đại Shakespaeare / Hiểu như vậy, ta phải dịch là
"Có phải là hồn ma của cha ta không, đó mới là vấn đề "
Cũng như câu thơ trên, trích trong Romeo and Juliet, cần phải hiểu là:
"Ôi mối tình của anh, cuộc sống của anh ! em không còn sống nữa
nhưng vẫn là tình yêu của anh trong cõi chết"
4. vấn đề chót là vấn đề gay go nhất : đấy là phong cách đặc biệt của mỗi
nhà văn. Nếu một bản dịch văn của Ngô Tất Tố ra tiếng Anh có cùng một thứ
tiếng Anh trong bản dịch Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Tô Hoài thì đúng đó là
một sự thất bại. Đọc bản tiếng Viết ta nhận ra ngay văn Tô Hoài khác một trời
một vực với văn Nguyễn Công Hoan, nhưng người dịch cho ra lò hai bản tiếng
Anh với phong cách như nhau, ngữ pháp trơn tru tròn trịa, cách dúng chữ gống
hệt văn Anh thế kỷ 20/ một loại văn vô ngã, không có ca tình/ thì quả thật mọi

sự khác biệt giữa nhà văn này với nhà văn nọ đã bị san phẳng. ở phương Tây
năm noà người ta cũng dịch lại các tác phẩm lớn của Goethe, Dostoierski,
Flaubert v.v Chính là vì họ ý thức được khuyết điểm này và thường thì người
dịch đi thật sâu vào một tác giả nào đó, tìm hiểu cặn kẽ, tư tưởng, tình cảm, tiểu
sử cá nhân, bối cảnh xã hội của nhà văn đó, để đảm bảo dịch thuật tốt, thí dụ ở
Mỹ, Constance Garnett là chuyên viên dịch các tác giả Nga cổ điển, đặc biệt là
Dostoierski.
Chúng tôi nêu lên tất cả các khó khăn trong khi phiên dịch không có nghĩa
là chúng tôi có đầy đủ khả năng để giải quyết những kho khăn nói trên, đặc biệt
và vấn đề dịch tác phẩm văn học. vấn đề còn cần phải nghiên cứu và góp sức
của rất nhiều chuyên viên (ngôn ngữ, phong cách học, nghiên cứu văn họcv.v )
Tập tài liệu này được biên soạn chỉ nhằm cho đối tượng chủ yếu là sinh viên
khoa Ngoại ngữ Anh và những đang tự trau dồi tiếng Anh nói chung. Nó
không phải là một chuyên luận lý thuyết viết dành riêng cho các ngôn ngữ học.
Mục đích của chúng tôi là nhằm đạt các yêu cầu cơ bản sau đây:
1. Giúp sinh viên người dạy môn phiên dịch Việt Anh một số tài liệu tham
khảo.
2. Giúp sinh viên tự trau dồi thêm vốn tiếng Anh ngữ và nắm vững hơn
cách sử dụng từ vựng và cấu trúc của tiếng Anh.
3. Ý thức được sự khác biệt sâu xa trong cơ cấu việt Ngữ và Anh ngữ vì
do đó thận trọng hơn trong khi phiên dịch.
Chắc chắn là sự giải quyết dịch một số văn bản còn nhiều điểm cần phải
tranh luận ( controversial). Mong được sự góp ý của tất cả các đồng nghiệp.
MỘT VÀI NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHIÊN DỊCH
Nói một cách lý tưởng nhất thì một bản dịch hoàn hảo cần đáp ứng các
đòi hỏi sau đây:
A. Phương diện ngữ nghĩa phải bảo đảm tuyệt đối trung thành với nguyên
tác. Không được làm sai lệch tư tưởng chính của nguyên bản.
B. từ và cấu trúc câu trong bản dịch có sự song đối chặt chẽ với từ và cấu
trúc câu của nguyên bản.

Thí dụ: I am a homme ( Pháp)
Ich bin ein Mensch ( Đức)
Ngã thị nhân ( Hán)
Tôi là người ( Việt)
Tính chất song đối này cũng cần được hiểu một cách uyển chuyển, linh
động chứ không phải chỉ căn cứ trên thứ tự bề mặt của các từ xếp trong một
chuỗi câu.
c. Các từ kết lại thành câu, các câu kết lại thành một hệ thống văn bản, và
hệ thống này có mối liên hệ nội tại khăng khít với nhau để tạo ra một hiệu quả
nhất định nào đó đối với người đọc. Như vậy ta có thể dịch sát từng từ mà lại
chia ra một câu lệch với nguyên bản hoặc là xét từng câu thì dịch đúng mà xét
chung toàn bộ hệ thống văn bản thì lại tạo ra một hiệu quả ngược lại. thí dụ như
câu " To be or not to be" nói trên nếu tách rời khỏi văn bản và ngữ cảnh
(context) thì dịch sao cũng được " tồn tại hay không tồn tại , hiện hữu hay không
hiện hữu, sống hay là chết, v. v " Nhưng đặt vào một tổng thể chung của toàn
vở kịch thì ý không đạt. Trong khi một bản dịch có thể sai nếu xét chi ly về từng
từ một, nhưng có thể tạo ra một hiệu quả tương ứng như hiệu quả của nguyên
bản, thế là đạt. Ví dụ một câu của nhà văn Albert camus.
" Il faul savoir se preter au rêve Lorsque
Le rêve se prête à nous"
Nhà thơ B.G. đã dịch ra như sau:
"Phải nên biết thuận xuôi buông mình theo cơn mộng
Lúc cơn mộng về gạ gẫm thuận xuôi ta".
Nếu bám vào từng chữ ta thấy B.G đã dùng đến 4 từ để dịch một từ "se
prêter" và thay đổi từ sử dụng trong hai vế / " thuận xuôi buông mình" và " gạ
gẫm thuận xuôi"/ nhưng sự hài hoà trong thanh điệu câu dịch đã lột tả được sự
êm đềm ý nhị trong câu nguyên bản.
D. Phong cách của bản dịch phải trùng khớp với phong cách của nguyên
tác (hội thoại, tiếng lóng, văn học, khoa học, báo chí ) không thể dịch một câu
chưởi thề của một tài xế Mỹ ra một thứ tiếng Việt trang nghiêm đứng đắn được,

ví dụ như bản dịch Bắt trẻ đồng xanh ( the catcher in the Rye) trước đây đã thất
bại trong việc tìm ra một phong cách hội thoại thích ứng cho ngôn ngữ của J.
Da Salinger hoặc nếu dịch văn kiên chính trị Đảng mà lại dùng thứ tiếng Anh
trong bộ Streamline và New English 900 thì thật là hỏng kiểu! Thơ của
Byron rất thích dùng điển tích ( allusión ) chơi chữ ( puns) thậm chí tiếng lóng
( slangs), nên không thể dịch ra một loại thơ rõ ràng, thăng bằng, mộc mạc của
cụ Đồ Chiểu được.
E. vấn đề ngữ âm, thanh điệu của nguyên bản cũng cần phải được quan
tâm kỹ ( điệp thanh, láy âm, hài âm ) đặc biệt là khi dịch tác phẩm văn học, bởi
vì võ ngữ âm của một từ và thanh điệu của nguyên một câu cũng đóng một vai
trò quan trọng trong việc chuyên chở thêm ý nghĩa của câu văn ( các nhà ngôn
ngữ học gọi đây là các yếu tố siêu đoạn tính = suprasesmental elements). Âm
điệu toàn thể của bản dịch phải phần nào mô phỏng hay tái tạo lại được các âm
điệu của nguyên tác, đôi khi phải sử dụng nhiều thủ thuật khác nhau ( ngắt câu,
thay đổi từ này bằng một từ khác, xóa bỏ hẳn hoặc thêm vào một vài từ ) Xin
nhắc lại, dù sao các nguyên tắc được đề ra như trên vẫn mang tính cách lý
tưởng, nghĩa là, khi va chạm với văn bản cụ thể, người dịch thường phải chọn
lựa hy sinh điều này hay điều khác và hầu như rất hiếm khi đạt đến một bản dịch
hoàn toàn, chính là vì, trong việc cố gắng nối lại bến bờ của hai ngôn ngữ quá
xa nhau, người dịch đã phần nào phải gánh vác trách nhiệm của một người sáng
tạo hơn là việc đối chiếu thuần tuý máy móc của hai ngôn ngữ.
Part one
PHONG CÁCH HỘI THOẠI
( Colloquial Style)
Phong cách hội thoại là phong cách được sử dụng trong giao dịch, đàm
thoại hàng ngày. Nói một cách nôm na đơn giản, đó là ngôn ngữ Anh chủ yếu
dùng để nói năng ( spoken English) xem các ví dụ sau:
1. Isn't she cute!
2. Fool that he was!
3. This goddam window won't open!

4. We buddy- budddied together!
5. This quickie tour didn't satisfy our curiosily.
Câu 1, 2 đảo lộn trật tự từ trong câu. tức là phong cách hội thoại của câu
được đạt đến bằng phương thức cú pháp ( Syntachical means)
Câu 3,4 sử dụng phương thức từ vựng ( lexical means), nghĩa là dùng hai
từ goddam và buddy - buddied.
Câu 5 sử dụng phương thức hình vị ( morphological means), bằng cách
thêm ie vào chữ quick thông thường có thể tạm dịch các câu trên như sau:
1. Con bé trông kháu quá nhỉ!
2. Thằng ngu thiệt!
3. Cái cửa mắc dịch này không chịu mở!
4. Tụi tao thân nhau lắm!
5. Đi du lịch ( tham quan) ào ào kiểu này làm sao coi cho đã được!
Thử so sánh hai câu tiếng Việt.
1. Làm vậy như đổ đầu vào lửa
2. Làm như thế chỉ khiến tình hình tệ hại hơn.
Câu 1 có phong cách hội thoại, còn câu 2 có phong cách văn viết trang
nghiêm hơn. Như vậy, cần phải dịch.
1. It will only add fuel to the fire ( Colloquial)
2. It will only make the situation worse ( Neutral)
Văn phòng đàm thoại thường là đi chệch với ngữ pháp quy định chặt chẽ.
Do đó, nếu để cho một người nông dân Việt Nam nói tiếng Anh hoàn toàn đúng
ngữ pháp trong bản dịch là không đạt yêu cầu dịch. Thí dụ tiếng Anh đàm thoại
thường dùng them như hình thức số nhiều của this và that thay vì là these và
those/. Giáo sư Whiteshall có cho một câu: "Them men have arrived"/ cf:
Structural Essentials of English, N. Y, 1956, tr. 104.
Chúng ta hãy xem thêm những ví dụ sau đây:
1. Don't let's open the door.
2. Please don't let's talk this way
3. Do let's have that!

4. Everyone has been told what to do, haven't they.
5. I'm stronger than you, aren't I.
6. Nobody was watching me, were they.
(Trích trong essentials of Conversational English Syntax, V.V. Buzarov,
Moscow, 1986, tr 57-66-67).
Nhưng vấn đề quan trọng hàng đầu của phong cách hội thoại không phải
là phương thức cú pháp mà chính là phương thức từ vựng. Để dịch tốt lớp từ hội
thoại trong tiếng Việt sang tiếng Anh, cần phải biết nhiều về lớp từ hội thoại
Anh. Xin liệt kê những từ tiêu biểu, chọn lọc một cách ngẫu nhiên trong báo chí,
tiểu thuyết Anh, Mỹ.
To be gone one somebody = yêu ai mê mệt
to be crazy about = nt
to hob - nob with = rất thân với, rất "fen"
I take it = biểu rồi
How come! = sao thế
to go for some - one = mê say như điếu đổ
Thí dụ: Does she still go for that guy?
kid = chú nhóc
to kid the bucket = ngỏm, ngoẻo, đi tàu suốt, mặc sơ mi
flapper = nường, ả
to make a move = khởi sự
chap = gã, thằng khứa
daddy = bố, ba
mummy = mẹ
clear off, chum! = tránh ra bồ tèo ơi!
You, you dare! = thách đấy!
That's it! = xong ngay!
phony = dỏm
yesman = đồ ba phải
cop = cớm cảnh sát

to give it a try = thử một cái
gadget = máy móc nhỏ
That served you right! = Đáng đời cho anh
Come on! = Nào, nào, bớt nóng từ từ
Oh, that's really fantastic! = hết xảy
shop - lifting = ăn trộm ở cửa hàng
I felt so wild = toi điên tiết quá
Lớp từ hội thoại này rất đa dạng và biến đổi liên tục, sinh viên cần tham
khảo các tài liệu giáo khoa tiếng Anh hiện đại để biết thêm.
(Bộ Streamline English, American Streamline, New English,900,
Breakthough,v.v ).
TRANSLATION EXERCIES
Dịch những đoạn đối thoại sau đây sang tiếng Anh.
Selection 1
"Ai? Phúc ấy à! còn phải nói! Bây giờ cậu ấy tơ tuốt ghê lắm nhé! Chết
cái không tơ tuốt, lại sợ vợ nó chê, nó phải lòng thằng khác thì hỏng cả. Con bé
tình ra phết! Mà phải biết là đỏng đảnh. Anh cu Phúc thì mê nó tợn".
(Cf. Nam Cao, Điếu văn)
Selection 2
"Các bà con hàng xóm đã biết chuỵện mụ Hối ốm. Người ta kéo đến hỏi
thăm. Và mỗi người đoán bệnh, chữa bệnh cho mụ Hối một cách.
- Cách này là trúng nắng
- Không phải trúng nắng
- Tôi tưởng là cúm, tôi cúng rồi
- Xì, Cái anh này, bệnh thương hàn sốt nóng lại đi làm bậy.
Bệnh thương hàn đấy. Khiêng chị ấy lên tỉnh để người ta chữa cho
- Thương hàn à? Nói nhằng. Cái này là cái cảm nhập tâm. Nó vào bụng
rồi cho nên nó mới phát sảng lên như thế chứ.
- Nói thưa các cụ, chứ tự dưng đương nằm nhà mà lại mang đi nhà thương
là cái lý gì Dại dột có làm sao lại hoá ra ma không có nhà."

(cf. Tô Hoài, Ông Cúm Bà Co)
Selection 3
"Hai người không nói nữa. Phan Lạc ngó ra bên ngoài, rõ ràng đầu óc
anh ta rất căng thẳng. "
"Có thể là một người có thiện chí, song quá non!"
- Luân đánh giá Phan Lạc.
Tôi hỏi thẳng anh và xin lỗi trước nếu câu hỏi làm anh khó chịu. Anh còn
giữ liên lạc với "phía bên kia" không ! - Phan Lạc úp mở.
- Chi vậy? - Luân mỉm cười.
- Tất nhiên, tôi hỏi là có chủ ý.
- Đành phải không làm vừa lòng anh. Tôi không thấy lợi ích gì khi phủ
nhận hay công nhận điều anh muồn biết.
(cf . Nguyễn Trương Thiên Lý, Văn Bài Lật Ngửa tập 3)
Chú thích
(Notes and explanations)
Selection I
tơ tuốt = smart, well - dressed, to get dolled up
(colloquial)
còn phải nói = It goes without saying
chê = to depreciate ( Literary)
= to underrate, to undervalue (neutral)
= to sneeze at, to sniff at (semi - colloquial)
phải lòng thằng khác = to go for another guy
hỏng cả = everthing (all) is Lost
= to have nothing for one's pains
tình ra phết = lascivious, wanton, fickle
đỏng đảnh = affected, coquettish, to put on airs
mê nó tợn = to be so crazy about her
Những điểm cần lưu ý về cấu trúc câu:
những điểm khó dịch là các câu không có chủ ngữ rõ rệt.

1. chết cái , 2 Lại sợ vợ nó chê ; 3. Thì hỏng cả ; 4. Mà phải biết là
Nhưng khi phân tích 4 đoạn trên ta thấy ngay là:
1. Chết cái là chủ ngữ giả, bởi vì cấu trúc thực của câu sẽ là: " Nếu
không tơ tuốt nó phải lòng thằng khác thì chết, thì mọi sự hỏng cả". Vậy
thực ra nhóm từ trên là vị ngữ (predicate) chứ không phải chủ ngữ.
2. Lại sợ vợ nó chê = (Nó) lại sợ vợ nó chê. Chủ ngữ được hiểu ngầm.
Lối nói này cũng thông dụng trong khẩu ngữ Anh, nghĩa là chủ ngữ thường bị
lược bớt đi nếu nghĩa câu đã rõ. Đúng ra về tính lôgic của câu ta thây từ lại là
thừa bởi vì nghĩa của câu trên là :" Vì sợ vợ nó chê nên nó phải tơ tuốt" trong
khi dùng chữ "lại" ám chỉ rằng có 2 nguyên nhân 1 nó thích tơ tuốt và 2 sợ vợ nó
chê . Do đó không nên dùng "also" hay "too" để dịch chữ trên
3. Thì hỏng cả = thì mọi sự hỏng cả = thì công nó thành công cốc ( ăn
diện cũng như không )
4. Mà phải biết là = Mà anh phải biết là.
Selection 2
kéo đến = to flock up, to come in crowds, to stream in
đoán bệnh = diagnosis (medical). Nhưng tuyệt đối không
dùng chữ này. Nó chỉ thích hợp trong phong
cách khoa học chính xác. ở đây chỉ có nghĩa là
"đoán điêu, đoán mò"
= to make a gues, to gues at random.
trúng nắng = sunstroke
cúm = flu, influenza
cúng = to make offerings
xí = last! Oh, nonsense! Stuff and nonsense!
cái anh này = what a fool you are!
bệnh thương hàn sốt
nóng
= typhoid fever
Nói nhằng! = Nosense! Rubbish! You're joking

Cảm nhập tâm = cảm nặng = serious cold
phát sảng = to be delirious, to have the horrors
các cụ = chữ dùng để tỏ vẻ tôn kính, ở miền bắc dùng
thế đã quen, không nên dịch ra là "old men",
các cụ đây có nghĩa là những người khôn
ngoan, lịch duyệt ( wise heads)
tự dưng = without reason, unreasonable
ma = đây không phải là " ghost" . Có thể dùng chữ
"spirit"
Những điểm khó trong cấu trúc câu:
1. " Và mỗi người đoán bệnh, chữa bệnh cho mụ Hối một cách " ta phải
hiểu là " Mỗi người đoán bệnh và đưa ra cách chữa bệnh theo ý mình"
2. Cách này là = xem như thế này thì là
3. Nó vào bụng rồi cho nên nó mới phát sảng lên như thế
4. " Nói thưa co các cụ" = xin phép cho nói trước mặt các cụ đây.
5. Chứ tự dưng đương nằm nhà"= thiếu chủ ngữ là "mụ Hối". Các câu sau
" Lại mang đi nhà thương ", " Lại hoá ra ma không có nhà" đều bị lược mất chủ
ngữ. Chủ ngữ ở đây là người bệnh tức mụ Hối.
Selection 3
căng thẳng = nervous, to be on tenterhooks, anxious,
tense
thiện chí = good will, good intentions
quá non = extremely inexperienced - to be so green
(colloquial)
đánh giá = valuate, estimate - to take stock of
(colloquial)
tôi hỏi thẳng anh = Let me be honest and = Let me speak my
mind and
xin lỗi trước = không cần dịch chữ " trước" - I beg your
pardon

giữ liên lạc = to contact
úp mở = ambiguously
chú ý = ở đây không phải là "intention" theo ngữ cảnh, cần phải dịch là "
presuppositions"
cần lưu ý là đoạn đối thoại này mang phong cách hơi thiên về văn viết,
khác hẳn với hai selection trước.
BÀI DỊCH MẪU
Selection 1
Who! Phuc, you meant ! It goes without saying Terribly smart he's been
these days! And yet he must do that. That's a must. If his ball - and - chain
sneezes at him and goes for another guy, his pains and all will go to the dogs.
Isn't she cute! You must know she'd like to put on arrs and something like that.
This goddam Phuc's so crazy aboit her.
NOTES
thrribly smart he's been these days!
= dùng đảo ngữ (inversion), một phương thức cú pháp thường sử dụng
trong hội thoại để nhấn mạnh.
He must do thả. Thi hành án't must.
= Nó phải làm như thế, tất yếu là thế. Không thể khác được. Sử dụng
phương thức lập lại (repetition).
His ball-and-chain = his better half to go to the dogs = tiêu tùng, phá sản.
and all = chữ đệm trong hội thoại Mỹ, được dùng rất phổ biến trong cuốn
tiểu thuyết The Catcher in the Rye của J.D. Salinger.
Vài thí dụ: She looked so damn nice, the way she kept going around and
around ni her blue coat and all
He ismy brother and all
Selection 2
So people aroun were in the know about Mrs Hoi's illness. They Cameron
to see her in crowds. And then they began making guesses about her disease and
how to get her well again.

- It must be sunstroke.
- No, no, it can't.
- Isn't it fly? I've made offerings.
- Blast! What a fool you are!. It's typhoid ferver, I say. You've done it
wrong. It's typhoid fever. Get her to town so people could cure her.
- Typhoid! You're telling me1 It's serious, serious cold, I say. It goes
direct to her stomatch, you know, and she has the horrors.
- Let me have a word, sir. It's o nutty to carry her to hospital, that's so
damn stupid. Only goodness know how she don't become a wandering spirit!
Selection 3
The two men kept silent for while. Phan Lac shifted his eyes to the
outside. Obviously he was like a man sitting on tenterhooks.
"Maybe he'd like to do something great and all, but he's so green" Luan
took quick stock of him.
- Let me be honest and you must excuse me if my question doesn't please
you a lot. You still contacst " the other side" , don't you!
Said Phan Lac ambiguously.
- What do you really mean! Luan said, smiling.
- Of course, I have had some presuppositions
- Sorry not to please you. There's no use, I think, in saying yes or no.
TRANSLATION EXERCISES
Dịch những đoạn văn sau sang tiếng Anh:
Selection 4
Thiếu tá Cao, giám thị trại B186, hân hoan đón chúng tôi bằng những lời
chào mừng vồn vã và những cái bắt tay thân mật. Đồng chí Lê Tam nói với Cao:
- Chú mày tạo mọi dk thuận lợi cho nhà báo làm việc nhé! Anh phải trở
về thành phố để dự phiên họp đặc biệt tối nay.
Thiếu tá Cao ôm tôi và nói với đồng chí Lê Ta,.
- Anh Hai khỏi lo. Tôi sẽ làm mọi việc cho anh Ba hài lòng.
Tôi vui miệng :

- Xin cám ơn, đại tá quá chu đáo.
Đồng chí Lê Tam siết tay tôi và Cao rồi lên xe lái đi.
Thiếu tá Cao trách tôi:
- Ông dám cách chức anh Hai à!
Tôi hơi ngẩn người
- Ông lên tướng khi nào!
- Thế mà anh Ba cũng bày đặt làm nhà báo! - Cao vui vẻ tiếp - ảnh lên
tướng 2 năm nay, anh không biết thật à!
(cf . Huỳnh Bá Thành, báo CATP)
Selection 5
Tới cổng, xuống xe, móc túi, không có bạc lẻ, ông dặn phụ xe mai tới lấy
tiền.
- Tội quá, xin thầy cho ngay
- Không có cắc lẻ, đi đi, con tườu!
ông đạp cửa bước vào. Gian phòng tối đen như hũ nút.
- Năm, năm thắp ngay cái đèn ra đây!
Bà Phương ngồi trong bóng tối lên tiếng mỉa mai.
- Đèn bể rồi, làm gì có nữa mà thắp
- Đừng có trêu gan ông mà chết! Muốn tổ muồn lành thì bảo nó thắp đèn
rồi đưa cái thư cho người ta.
- Lại cái thư! Đã bảo rằng không có thư! Làm khổ tôi vừa vừa chứ ông ới!
Động chút ông thượng đồng lên đáng mắng, phá phách.
- Thế mà vấn chứng nào tật ấy, vấn không chừa cái tính ghen bóng ghen
gió.
(cf . Tam Kinh, Cái thư)
Selection 6
Gã chuẩn tướng Mạnh Văn Trường lúc đó là đại tá tình trưởng kiêm tiểu
khu trưởng Long Khánh có kể rằng một hôm, Thuần bỗng nhiên đến thân mật
hỏi thăm về gia sự của Trường.
- Ông còn mẹ già không ! Bà vợ làm ăn có khá không !Lưng vốn có

nhiều không? Ước lượng bao nhiêu?
- Trình trung tướng, em út mới ở chủ lực về làm tỉnh trưởng dạ còn
quá nghèo so với 44 ông tỉnh trưởng ở toàn miền Nam.
- Đúng, tôi có biết điều đó. Này, cái ghế tỉnh trưởng Long Khánh của ông
có người muốn xin tôi với cái giá 16 triệu - Thuần thở dài đánh thượt một cái -
đồng tiền bây giờ mất giá quá mà. Tiếng là 16 triệu nhưng có được là bao
nhiêu? ở miền Hậu Giang, cái ghể tỉnh trưởng rạch Giá nghe nói giá 65 triệu.
thế đấy!
(cf. Nguyễn Đình Tiên, Chân Dung Tướng Nguỵ)
Chú thích:
(Notes and Explanations)
Selection 4
thiếu tá = major
giám thị = director, chief, governor of prison
trại (giam) = disciplinary barracks, detention camp,
confinement facilities
vồn vã = warm, warmly
những cái bắt tay = handshakes
thân mật = friendly, affectionately
điều kiện thuận lợi = favorable conditions
nhà báo = jounalist, newspaper man, reporter
phiên họp đặc biệt = a special meeting
ôm = to embrace, to hold someone in one's arms
hài lòng = satisfied, pleased
chu đáo = attentive, considerate, to leave no part
undone
trách (móc) = to censure, to blame, to reprore, to
reprimand
Theo ngữ cảnh, đây chỉ là " trách đùa" thôi không nên dịch sát quá.
cách thức = to demote, to dismiss, to remove sb from

office. ở đây tác giả HBT đáng lẽ phải
dùng chữ " giáng chức"
= to demote, to reduce sb in rank, to bust
ngẩn người = astonished, amazed, stupefied, to stand
tooted to the spot
lên tướng = to be promoted general, to be upped. To be
promoted to the rank of general
bày đặt = to consider oneself (a journalist).
"Bày đặt" ở đây không phải có nghĩa " bịa đặt" (to cook up stories).
Selection 5
tới cổng (phải hiểu là
tới nhà)
= to arrive, to get home
xuống xe = to get off from the rickshaw, to have the
rickshaw
móc túi = to fumble in to one's pocket for money (lục
lọi trong túi tìm tiền)
bạc lẻ = small change
phu xe = rickshaw man
tội quá = Woe to me1
= khổ thân tôi! nhưng theo ngữ cảnh, không
nên dịch như thế
con tườu = you fool1
đạp cửa vào = to kick the door in
tối đen như hũ nứt = pitch - dark
thắp (đèn) = to light the lamp
mỉa mai = to speak sarcastically, ironically.
trêu gan = to make sb angry to enrage sb.
thường đồng = to get wild, to get excited, to lose one's
temper.

đánh mắng, phá phách = to kick rows, to make a fuss
chứng nào tật ấy = in corrigible , to keep the same habit.
chừa = to give up, to forgo, to break oneself from
something
ghen bóng ghen gió = groundless jealousy the green - eyed
monster
Những điểm khó cần lưu ý trong bài.
* Trong selection 5, tác giả dùng nhiều câu ngắn gọn, cộc lốc, mục đích
để diễn tả sự nóng nảy, bực tức của nhân vật. Có thể sử dụng loại câu verbless
sentences để dịch thoát được ý hối hả, dồn dập, cáu kỉnh
* câu " Xin thầy cho ngay" không nên dịch ra là " Please give me the
money at once, sir", câu vừa dài, vừa không đúng. Trong ngữ cảnh này chỉ nên
dịch gọn.
* " Không có cắc lẻ", không cần phải dịch chữ "cắc".
* Câu "Thắp ngay cái ngọn đèn ra đây" có tất cả hai động từ ở mệnh lệnh
thức ( "Thắp" và "mang") cũng không nên dịch là "Light the lamp and bring it
here!' mà chỉ nên dùng vế sau thôi để câu văn cộc lốc hơn hoặc chuyển sang
thành dạng câu hỏi: "Where's the goddam lamp"
* Câu " Làm gì có nữa mà thắp" không thể dịch sát ý của câu là " không
có đèn để thắp" và nên chuyển thứ tự của câu lại " There's no lamp. It's broken".
Nhưng như thế thì câu nói không có gì là mỉa mai cả. Nên chuyển ra là " You
sure won't have your goddam lamp, sir, cause, it's broken already".
* Động chút ông thượng đồng lên đánh mắng, phá phách Từ " động chút"
có thể dịch ra bằng nhiều cách tuỳ theo cấu trúc câu.
- Only a trifle can make you
- You make a fuss about trifles.
- You kick rows like the devil for nothing at all.
- You fuss like hell about trifles.
Selection 6
chuẩn tướng = brigadier general

đại tá = colonel
tỉnh trưởng = province chief
tiểu khu trưởng = district chief
gia sự = family matters, household affairs
chủ lực = the main forces
thở dài đánh sượt = to heave a deep sigh
mất giá = devaluation
BÀI DỊCH MẪU
Selection 4
Major Cao, chief of Camp B 186, received us with pleasant, warm
greetings and handshakes. Comrade Le Tam told Major Cao:
- Try to give him all good working conditions!
A newshawk, you know! Must come back to the city for a special
meeting.
"Don't worry, boss. I'll do everything for him"
Major Cao said, his arms putting around me
I felt so pleased that I blurted it out
"Thanks a lot, Colone. You're real good"
After a handshake comrade Le Tam got on his car and drove away.
"You busted him, didn't you1" Major Cao said, half - jokingly.
I stood rooted to the spot.
"Oh, hell" When was he upped general!
"Think about that! You, a newshawk - Major Cao continued cheerfully -
He's upped about two years ago, didn't you known?"
NOTES
boss: anh hai, xếp ( colloquial)
newshawk: nhà báo( colloquial)
to bust: giáng chức (tiếng dùng trong quân đội)
to be upped: thăng chức ( colloquial)
don't worry, boss: chỗ này có thể dịch là "Why, sure. I'll do everything

for him"
Selection 5
Getting home, he left the rickshaw and fumbled into his pocket for small
change but found nothing. He told the rickshaw man to come tomorrow to get
the fare.
- Sorry, sir, please please sir.
- No change. Away, you fool!
Ha gave the door a big kick and stepped in. The room was dark like hell.
- Where's the goddam lamp, Nam?
"You sure won't have it again, sir, "cause it's broken already", replied
Mrs. Phương sarcastically. She was sitting in the dark. "Button your lips or else
I'll show you! Tell him to bring the lamp here and give me the letter, if you'd
like to see your name again".
"The letter again! I've told you there's no letter. Stop torturing me, sir.
You kick rows like the devil for nothing at all".
"So what? Can't you change your goddam habit? Can't you break away
from green - eyed monster."
Selection 6
Brigadier General Mach Van Truong, who was then both province and
district chief in Long Khanh, told a story that one day Thuan suddenly asked
Truong to come and see him. He condescended to ask him about house - hold
affairs.
"Is your mother still living! Does your wife earn a lot from businesses?
How about her capital? How much, approximately".
"I've just transferred from the main force to this privince chief's position,
Sir Yes I'm real poor, sir. All the other province chiefs and their wives are
awfully richer than me, sir "
"Yes you're right. I know that, I'll tell you: Someone would like to buy
your position at the price of 16 million piasters - Thuan heaved a deep sigh
Money now mean nothing. You can say 16 million piasters is great, isn't it! But

it's cheap, very cheap. In Hau Giang, I heard someone say we must pay 65
million piasters for Rach Gia province chief's postion. That's it.
NOTES
To condescend = hạ mình hỏi cấp dưới
How about her capital? = How about her funds?
- Câu " Trình trung tướng toàn miền Nam" gồm có hai mệnh đề nhưng
chúng tôi đề nghị nên cắt ra làm 3 mệnh đề tiếng Anh khi dịch như trên. Chữ
"sir" được nhắc lại để nhấn mạnh sự van lơn, khúm núm. ý được tách ra thành 3
mệnh đề để nêu bật sự ngập ngừng lúng túng của người nói.
- "They're awfully richer than me"
Đúng ngữ pháp phải viết I (subjective form) nhưng me (objective form )
phổ biến hơn trong văn nói.
- "And their wives ": tiếng dùng để đệm thêm cho mạnh nghĩa.
Thí dụ:
I'd rather all the world
and their wives go to the dogs!
TRANSLATION EXERCISES
Dịch những câu sau đây sang tiếng Anh theo phong cách hội thoại:
1. Mệt quá trời đất ! tôi thì làm việc như trâu còn cô thì mằm ườn ra đó.
2. Thằng cha đó lương thiện hết chỗ nói, nhưng chỉ có cái tật ưa uống
ruợu mạnh suốt ngày.
3. Nói thật đi, lúc đó anh say mèm rồi chứ gì?
4. Đời là thế, anh bạn ạ! trên đời này chỉ thấy toàn mấy thằng ngu!
5. Làm việc cho xong đá rồi hay đi chơi
6. Tớ cóc khoải ba cuồn phim sươt mướt ấy?
7. Bỏ qua chuyên ấy đi! từ lâu rồi tôi không gặp cô ta
8. Nó là một tên đại láuc, trong khi anh thì hết sức bạc nhược.
9. Chán mấy thằng quỷ thất nghiệp quá! Nhậu cho đã rồi cho chó ăn che
10.Người ta với được hắn lên dở chết dở sống
11.Việc học tiếng Anh có mòi đang lên

12. Chúng tôi bị nhét như cá hộp
13. Thằng em tôi chỉ biết rong chơi suốt ngày, còn đứa em gái thì ru rú
xó bếp
14. Chuyện đó không ăn nhậu gì tới ông cả!
15. Tôi biết Thành phố Hồ Chí Minh rõ quá mà !
16. Nó vọt chạy như biến
17. Nó khoái tán dóc với mấy cô bé xinh xắn
18. Chuyện đó coi bộ phiêu lưu mạo hiểm quá
19. Bao nhiêu người đổ xô lại dòm mặt tôi
20. Mày định lừa tao à?
21. Tốt nhất là tụi mình chuồn thôi
22. anh nên thận trọng đấy.
23. Nó gạo bài chăm lắm, nhưng vẫn là một thằng ngu dễ sợ.
24. Anh sẽ bị tống cổ ra nếu tiếp tục đình công.
25. Vợ tôi chỉ cố làm sao cho bằng thiên hạ thôi.
26. Cô ta coi tôi như số không, làm ngơ trước tất cả mọi van xin của tôi.
27. Nhanh lên! Tôi còn nhiều việc khác phải làm.
28. Các anh chỉ là mấy đứa trẻ ranh chưa ráo máu đầu.
BÀI DỊCH MẪU
1. I'm good and tired! I sweat like a gigger while you only slouch
around.
2. Tell it clean ! Were you tight as a tick then !
3. That's the way the ball bounces, my firend! There's a sucker born
every mitnute.
4. Tie it up and you can go wherever you like.
5. I didn't care a pin for those sobbies.
6. Skip it ! It's ages since I met her.
7. He's pissed off sidewald pounders. They drank as hell and then shot
the c at.
8. They pulled him out of the water more dead than arive.

9. The study of English seem to be on the uplift.

×