Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tài liệu thi trắc nghiệm “Tìm hiểu kiến thức pháp luật” trong Công nhân viên chức nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.59 KB, 20 trang )

Bài dự thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật” trong CNVCLĐ tỉnh Thái Nguyên
BÀI DỰ THI
“TÌM HIỂU KIẾN THỨC PHÁP LUẬT”
TRONG CNVCLĐ TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2014
Câu 1. Theo đồng chí, Hợp đồng lao động được giao kết theo những loại nào sau:
a. Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b. Hợp đồng lao động xác định thời hạn;
c. Hợp đồng lao động theo thỏa thuận của hai bên;
Đáp án:
Hợp đồng lao động được giao kết theo những loại sau:
a. Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b. Hợp đồng lao động xác định thời hạn;
Câu 2. Theo đồng chí, người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn
có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không?
a. Không có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ
b. Có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng phải báo trước cho người sử
dụng lao động biết trước 3 tháng
c. Có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng phải báo trước cho người sử
dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày.
Đáp án:
c. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có
quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao
động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
Câu 3. Đồng chí hãy cho biết khi người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng
quy định pháp luật thì có được hưởng chế độ trợ cấp của người sử dụng lao động không?
a. Được hưởng trợ cấp thôi việc;
b. Không được hưởng khoản trợ cấp thôi việc;
Đáp án:
a. Được hưởng trợ cấp thôi việc.
Câu 4. Theo quy định của pháp luật việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc yêu cầu
phải thực hiện như thế nào?


a . Không quy định bắt buộc mà tùy theo điều kiện từng đơn vị.
Nguyễn Thị Bình - Trường tiểu học Phấn Mễ 1 Trang 1
Bài dự thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật” trong CNVCLĐ tỉnh Thái Nguyên
b. Đối thoại tại nơi làm việc được tiến hành định kỳ 03 tháng một lần hoặc theo
yêu cầu của một bên.
c. Đối thoại tại nơi làm việc được tiến hành mỗi năm một lần.
Đáp án:
b. Đối thoại tại nơi làm việc được tiến hành định kỳ 03 tháng một lần hoặc theo
yêu cầu của một bên.
Câu 5. Đồng chí hãy cho biết nội dung của Thỏa ước lao động tập thể được quy định
như thế nào?
a. Không trái với quy định của pháp luật.
b. Có lợi hơn so với quy định của pháp luật.
c. Đầy đủ các nội dung mà pháp luật quy định
Đáp án:
a. Không trái với quy định của pháp luật.
b. Có lợi hơn so với quy định của pháp luật.
Câu 6. Thời hạn của Thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp được quy định như
thế nào?
a. Từ 1 năm đến 3 năm;
b. Từ 1 năm đến 4 năm;
c. Có thời hạn 2 năm.
Đáp án:
a. Từ 1 năm đến 3 năm.
Câu 7: Thỏa ước lao động tập thể của đơn vị, doanh nghiệp được cung cấp cho những
đối tượng nào sau đây:
a. Người sử dụng lao động;
b. Ban chấp hành công đoàn cơ sở;
c. Công đoàn cấp trên;
d. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

e. Tất cả các phương án trên.
Đáp án:
a. Người sử dụng lao động;
b. Ban chấp hành công đoàn cơ sở;
Nguyễn Thị Bình - Trường tiểu học Phấn Mễ 1 Trang 2
Bài dự thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật” trong CNVCLĐ tỉnh Thái Nguyên
c. Công đoàn cấp trên;
d. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tinht đối với thỏa ước lao động
tập thể doanh nghiệp.
Câu 8. Theo quy định của pháp luật tiền lương làm thêm giờ của người lao động được
tính như thế nào?
a. Vào ngày thường bằng 100%
b. Vào ngày nghỉ hàng tuần ít nhất bằng 200%
c. Vào ngày nghỉ lễ tết có hưởng lương, ít nhất bằng 300%
Đáp án:
b. Vào ngày nghỉ hàng tuần ít nhất bằng 200%
c. Vào ngày nghỉ lễ tết có hưởng lương, ít nhất bằng 300%
Câu 9. Chế độ nghỉ phép hàng năm của người lao động được quy định như thế nào
trong Bộ luật lao động sửa đổi 2012?
a. 10 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.
b. 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm,
hoặc ở những nơi có điều kiện sống khắc nghiệt.
c. 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại
nguy hiểm, hoặc ở những nơi có điều kiện sống đặc biệt khắc nghiệt.
Đáp án:
b. 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm,
hoặc ở những nơi có điều kiện sống khắc nghiệt.
c. 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại
nguy hiểm, hoặc ở những nơi có điều kiện sống đặc biệt khắc nghiệt.
Câu 10. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong

những trường hợp nào dưới đây?
a. Kết hôn: nghỉ 02 ngày
b. Con kết hôn: nghỉ 01 ngày
c. Bố, Mẹ đẻ; Bố, Mẹ vợ hoặc Bố, Mẹ chồng chết; Vợ chết hoặc chồng chết;
con chết: nghỉ 03 ngày
Đáp án:
b. Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
Nguyễn Thị Bình - Trường tiểu học Phấn Mễ 1 Trang 3
Bài dự thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật” trong CNVCLĐ tỉnh Thái Nguyên
c. Bố, Mẹ đẻ; Bố, Mẹ vợ hoặc Bố, Mẹ chồng chết; Vợ chết hoặc chồng chết;
con chết: nghỉ 03 ngày.
Câu 11. Theo đồng chí việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như thế nào?
a. Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b. Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể tại cơ sở;
c. Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa;
d. Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản;
d. Cả 4 ý trên.
Đáp án:
a. Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b. Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể tại cơ sở;
c. Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa;
d. Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.
Câu 12. Không được xử lý kỷ luật đối với người lao động trong trường hợp nào sau đây?
a. Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng LĐ
b. Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
c. Có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn
Đáp án:
a. Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng LĐ;
b. Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Câu 13. Theo quy định của Bộ luật lao động 2012, có mấy hình thức kỷ luật lao động?

a. có 4 hình thức kỷ luật;
b. Có 3 hình thức kỷ luật;
c. Có 2 hình thức kỷ luật.
Đáp án:
b. Có 3 hình thức kỷ luật.
- Khiển trách.
- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.
- Sa thải.
Nguyễn Thị Bình - Trường tiểu học Phấn Mễ 1 Trang 4
Bài dự thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật” trong CNVCLĐ tỉnh Thái Nguyên
Câu 14. Theo đồng chí những hành vi nào bị cấm khi xử lý kỷ luật lao động
a. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động
b. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động
c. Cho người lao động nghỉ việc không thời hạn.
Đáp án:
a. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động;
b. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
Câu 15. Theo đồng chí những trường hợp nào sau đây được áp dụng hình thức kỷ
luật sa thải
a. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, tiết lộ bí mật kinh doanh;
b. Tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong một tháng, hoặc 20 ngày cộng dồn
trong một năm mà không có lý do chính đáng;
c. Người lao động thường xuyên đi làm muộn giờ theo quy định.
Đáp án:
a. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, tiết lộ bí mật kinh doanh;
b. Tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong một tháng, hoặc 20 ngày cộng dồn
trong một năm mà không có lý do chính đáng;
Câu 16. Theo đồng chí Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con mấy tháng?
a. Nghỉ 4 tháng b. Nghỉ 5 tháng c. Nghỉ 6 tháng
Đáp án:

c. Nghỉ 6 tháng
Câu 17. Theo quy định của Bộ luật lao động 2012, đồng chí hãy cho biết Lao động
nữ được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc và thời gian nghỉ này vẫn
được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động trong những trường hợp nào sau
đây?
a. Trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi
b. Trong thời gian nuôi con dưới 18 tháng tuổi.
c. Trong thời gian nuôi con dưới 24 tháng tuổi.
Đáp án:
a. Trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Nguyễn Thị Bình - Trường tiểu học Phấn Mễ 1 Trang 5
Bài dự thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật” trong CNVCLĐ tỉnh Thái Nguyên
Câu 18. Theo quy định của Bộ luật lao động 2012, đồng chí hãy cho biết thời gian lao
động nữ được nghỉ trước khi sinh tối đa không quá bao nhiêu tháng?
a. 01 tháng. c. 03 tháng.
b. 02 tháng d. 04 tháng
Đáp án:
b. 02 tháng
Câu 19. Theo quy định của Bộ luật lao động 2012, đồng chí hãy cho biết những công
việc nào sau đây không được sử dụng lao động nữ?
a, Công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con theo danh
mục do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
b, Công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước.
c, Công việc làm thường xuyên dưới hầm mỏ.
d. Tất cả các công việc nêu trên
Đáp án:
d. Tất cả các công việc nêu trên
Câu 20. Theo đồng chí những hành vi nào bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao
động trong việc đối xử với lao động là người giúp việc gia đình?
a. Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lựcđối với lao

động là người giúp việc gia đình;
b. Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động;
c. Khấu trừ tiền lương của người lao động.
Đáp án:
a. Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lựcđối với lao
động là người giúp việc gia đình;
b. Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động;
Câu 21. Theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động, người lao động bắt
buộc phải tham gia những loại hình bảo hiểm nào sau đây?
a. Bảo hiểm xã hội bắt buộc;
b. Bảo hiểm y tế bắt buộc;
c. Bảo hiểm thân thể.
Đáp án:
Nguyễn Thị Bình - Trường tiểu học Phấn Mễ 1 Trang 6
Bài dự thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật” trong CNVCLĐ tỉnh Thái Nguyên
a. Bảo hiểm xã hội bắt buộc;
b. Bảo hiểm y tế bắt buộc;
Câu 22. Theo đồng chí tuổi nghỉ hưu của người lao động đã đảm bảo điều kiện về
thời gian đóng BHXH được quy định như thế nào?
a. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi
b. Nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi
c. Cả nam và nữ đủ 60 tuổi
Đáp án:
a. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi
Câu 23. Theo đồng chí vai trò của công đoàn cơ sở được quy định trong trường hợp
nào dưới đây?
a. Đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, người
lao động
b. Tham gia thương lượng ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập
thể, thang bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế, quy chế dân chủ cơ sở

c. Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Đáp án:
a. Đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, người
lao động.
b. Tham gia thương lượng ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập
thể, thang bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế, quy chế dân chủ cơ sở.
Câu 24. Theo quy định của pháp luật những hành vi nào bị nghiêm cấm đối với người
sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn?
a. Cản trở, gây khó khăn cho việc thành lập, gia nhập, hoạt đông công đoàn
b. Ép buộc người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn
c. Yêu cầu người lao động không tham gia hoặc rời khỏi tổ chức công đoàn
d. Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc, các quyền nghĩa vụ khác
e. Cả 4 ý trên
Đáp án:
a. Cản trở, gây khó khăn cho việc thành lập, gia nhập, hoạt đông công đoàn;
b. Ép buộc người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn;
Nguyễn Thị Bình - Trường tiểu học Phấn Mễ 1 Trang 7
Bài dự thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật” trong CNVCLĐ tỉnh Thái Nguyên
c. Yêu cầu người lao động không tham gia hoặc rời khỏi tổ chức công đoàn;
d. Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc, các quyền nghĩa vụ khác.
Câu 25. Đồng chí hãy cho biết cán bộ công đoàn cơ sở có những quyền gì trong quan
hệ lao động?
a. Gặp người sử dụng lao động để đối thoại, trao đổi, thương lượng về những
vấn đề lao động và sử dụng lao động
b. Đến các nơi làm việc để gặp gỡ người lao động trong phạm vi trách nhiệm mà
mình đại diện
c. Chất vấn người sử dụng lao động
Đáp án:
a. Gặp người sử dụng lao động để đối thoại, trao đổi, thương lượng về những
vấn đề lao động và sử dụng lao động;

b. Đến các nơi làm việc để gặp gỡ người lao động trong phạm vi trách nhiệm mà
mình đại diện.
Câu 26.Theo đồng chí người sử dụng lao động có trách nhiệm nào đối với tổ chức
công đoàn?
a. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động thành lập, gia nhập, hoạt động
công đoàn;
b. Bảo đảm các điều kiện để công đoàn cơ sở hoạt động theo quy định của pháp luật;
c. Phối hợp với công đoàn xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ, quy chế phối hợp
d. Cả 3 ý trên.
Đáp án:
d. Cả 3 ý trên.
Câu 27. Theo đồng chí khi cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm
kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì xử lý như thế nào?
a. Chấm dứt hợp đồng lao động
b. Gia hạn hợp đồng đã giao kết đến hết nhiệm kỳ
c. Chấm dứt hợp đồng lao động nhưng vẫn làm việc đến hết nhiệm kỳ
Đáp án:
b. Gia hạn hợp đồng đã giao kết đến hết nhiệm kỳ.
Câu 28. Khi người sử dụng lao động muốn chuyển làm công việc khác, kỷ luật sa thải
người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách thì phải làm gì?
Nguyễn Thị Bình - Trường tiểu học Phấn Mễ 1 Trang 8
Bài dự thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật” trong CNVCLĐ tỉnh Thái Nguyên
a. Thực hiện theo nội quy, quy chế của đơn vị;
b. Phải thỏa thuận bằng văn bản với BCH công đoàn cơ sở hoặc cấp trên trực
tiếp cơ sở
c. Thực hiện và thông báo với BCH công đoàn cơ sở hoặc cấp trên trực tiếp cơ sở
Đáp án: b. Phải thỏa thuận bằng văn bản với BCH công đoàn cơ sở hoặc cấp
trên trực tiếp cơ sở.
Câu 29. Công đoàn cấp trên cơ sở có quyền và trách nhiệm gì trong việc thành lập
công đoàn cơ sở?

a. Yêu cầu người lao động gia nhập tổ chức công đoàn
b. Thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức
c. Yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động tạo
điều kiện hỗ, trợ việc thành lập công đoàn cơ sở
Đáp án:
b. Thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức;
c. Yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động tạo
điều kiện hỗ, trợ việc thành lập công đoàn cơ sở.
Câu 30. Đảm bảo điều kiện để công đoàn hoạt động tại doanh nghiệp,cơ quan, tổ
chức theo quy định của pháp luật như thế nào?
a. Được người sử dụng lao động bố trí nơi làm việc
b. Được cung cấp thông tin
c. Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động công đoàn
d. Cả 3 ý trên
Đáp án:
d. Cả 3 ý trên
Câu 31. Khi xảy ra tranh chấp lao động, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức nào giải
quyết?
a. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động
b. Tổ chức công đoàn
c. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động
d. Cả 3 cơ quan, tổ chức phối hợp hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ các bên giải quyết.
Đáp án:
Nguyễn Thị Bình - Trường tiểu học Phấn Mễ 1 Trang 9
Bài dự thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật” trong CNVCLĐ tỉnh Thái Nguyên
d. Cả 3 cơ quan, tổ chức phối hợp hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ các bên giải quyết.
Câu 32. Theo đồng chí người sử dụng lao động có nghĩa vụ nào sau đây đối với công
tác an toàn vệ sinh lao động?
a. Đảm bảo nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, khí độc…
b. Các yếu tố độc hại, nguy hiểm phải được định kỳ kiểm tra, đo lường

c. Việc định kỳ kiểm tra các yếu tố độc hại, nguy hiểm là của các cơ quan chức năng
Đáp án:
a. Đảm bảo nơi làm việc đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, khí độc…
b. Các yếu tố độc hại, nguy hiểm phải được định kỳ kiểm tra, đo lường
Câu 33. Người lao động có nghĩa vụ nào sau đây trong công tác an toàn vệ sinh lao động?
a. Chấp hành các quy định, quy trình, nội quy về an toàn vệ sinh lao động
b. Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ các nhân, các thiết bị an toàn lao động
c. Báo cáo kịp thời khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động hoặc sự cố nguy hiểm
d. Cả 3 ý trên
Đáp án:
d. Cả 3 ý trên
Câu 34. Theo đồng chí những hành vi nào bị cấm trong công tác an toàn vệ sinh lao động?
a. Trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật;
b. Che dấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
c. Trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân không đầy đủ.
Đáp án:
a. Trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật;
b. Che dấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Câu 35. Theo đồng chí người lao động khi bị tai nạn lao động có được người sử dụng
lao động bồi thường hay không?
a. Việc bồi thường do cơ quan Bảo hiểm chi trả
b. Người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động tùy theo suy
giảm khả năng lao động
c. Hỗ trợ cho người lao động bị tai nạn lao động
Đáp án:
Nguyễn Thị Bình - Trường tiểu học Phấn Mễ 1 Trang 10
Bài dự thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật” trong CNVCLĐ tỉnh Thái Nguyên
a. Việc bồi thường do cơ quan Bảo hiểm chi trả.
Câu 36. Theo đồng chí việc tổ chức huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động cho người
lao động của đơn vị, doanh nghiệp thuộc trách nhiệm của ai ?

a. Thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về lao động;
b. Thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động.
Đáp án: b. Thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động.
Câu 37: Theo quy định của Luật Công đoàn 2012, đoàn viên công đoàn có những
quyền nào sau đây?
a. Tham gia hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch do công đoàn tổ chức.
b. Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của điều lệ
công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán
bộ công đoàn có sai phạm
c. Yêu cầu người lao động bố trí công việc phù hợp
Đáp án:
a. Tham gia hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch do công đoàn tổ chức.
b. Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của điều lệ
công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán
bộ công đoàn có sai phạm.
Câu 38: Đồng chí hãy cho biết Tài chính công đoàn gồm có các nguồn thu nào sau đây?
a. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của điều lệ
công đoàn Việt Nam.
b. Kinh phí công đoàn do cơ quan tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ
tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
c. Do ngân sách nhà nước cấp để hoạt động thường xuyên.
Đáp án:
a. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của điều lệ
công đoàn Việt Nam.
b. Kinh phí công đoàn do cơ quan tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ
tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Câu 39: Theo quy định của pháp luật, đoàn viên công đoàn có những quyền nào sau
đây?
a. Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi
bị xâm phạm.

Nguyễn Thị Bình - Trường tiểu học Phấn Mễ 1 Trang 11
Bài dự thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật” trong CNVCLĐ tỉnh Thái Nguyên
b. Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao
động, công đoàn.
c. Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp
đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.
d. Được bảo vệ khi vi phạm nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị
Đáp án:
a. Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi
bị xâm phạm.
b. Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao
động, công đoàn.
c. Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp
đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.
Câu 40: Người sử dụng lao động có trách nhiệm nào với công đoàn cơ sở tại doanh
nghiệp, trong những nội dung sau đây:
a. Không tạo điều kiện cho người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động
công đoàn
b. Thừa nhận và tạo điều kiện để công đoàn cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm
theo quy định của pháp luật.
c. Phối hợp với Công đoàn tổ chức đối thoại, thương lượng, ký kết, thực hiện
thoả ước lao động tập thể và quy chế dân chủ cơ sở.
Đáp án:
b. Thừa nhận và tạo điều kiện để công đoàn cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm
theo quy định của pháp luật.
c. Phối hợp với Công đoàn tổ chức đối thoại, thương lượng, ký kết, thực hiện
thoả ước lao động tập thể và quy chế dân chủ cơ sở.
Câu 41. Theo đồng chí người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 20 triệu đến 25 triệu
đồng và khắc phục hậu quả đối với hành vi nào sau đây?
a. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng chứng chỉ của người lao động

b. Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản
khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động
c. Ký hợp đồng lao động có thời hạn liên tục nhiều lần
Đáp án:
a. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng chứng chỉ của người lao động
Nguyễn Thị Bình - Trường tiểu học Phấn Mễ 1 Trang 12
Bài dự thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật” trong CNVCLĐ tỉnh Thái Nguyên
b. Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản
khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
Câu 42. Theo đồng chí người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 02 triệu đồng đến 05
triệu đồng đối với hành vi nào sau đây?
a. Không tiến hành đối thoại tại nơi làm việc định kỳ 03 tháng một lần;
b. Không thực hiện đối thoại khi đại diện tập thể lao động yêu cầu;
c. Tiến hành đối thoại tại nơi làm việc theo năm.
Đáp án:
a. Không tiến hành đối thoại tại nơi làm việc định kỳ 03 tháng một lần;
b. Không thực hiện đối thoại khi đại diện tập thể lao động yêu cầu.
Câu 43. Theo đồng chí hành vi nào sau đây sẽ bị xử phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15
triệu đồng đối với người sử dụng lao động khi vi phạm?
a. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động;
b. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật;
c. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không
được quy định trong nội quy lao động;
d.Cả 3 hành vi trên.
Đáp án:
d. Cả 3 hành vi trên.
Câu 44. Theo đồng chí người lao động bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000
ngìn đồng đến 1 triệu đồng khi có hành vi nào sau đây?
a. Không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây
tai nạn lao động, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm;

b. Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân được trang bị hoặc sử dụng
phương tiện cá nhân sai mục đích;
c. Không thực hiện sự phân công của người sử dụng lao động.
Đáp án:
a. Không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây
tai nạn lao động, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm
b. Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân được trang bị hoặc sử dụng
phương tiện cá nhân sai mục đích
Nguyễn Thị Bình - Trường tiểu học Phấn Mễ 1 Trang 13
Bài dự thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật” trong CNVCLĐ tỉnh Thái Nguyên
Câu 45. Theo đồng chí người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 03
triệu đồng đối với hành vi nào sau đây?
a. Không bố trí nơi làm việc cho cán bộ công đoàn;
b. Không bảo đảm các phương tiện làm việc cần thiết cho cán bộ công đoàn;
c. Không giành thời gian cho đoàn viên sinh hoạt công đoàn.
Đáp án:
a. Không bố trí nơi làm việc cho cán bộ công đoàn;
b. Không bảo đảm các phương tiện làm việc cần thiết cho cán bộ công đoàn.
Câu 46 .Theo đồng chí người sử dụng lao động bị Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng đối với những hành vi nào sau đây?
a. Cản trở, gây khó khăn cho việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn
của người lao động;
b. Ép buộc người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn;
c. Yêu cầu người lao động không tham gia hoặc rời khỏi tổ chức công đoàn;
d. Không gia hạn hợp đồng lao động đối với cán bộ công đoàn không chuyên
trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động.
e. Cả 4 hành vi trên
Đáp án:
e. cả 4 hành vi trên
Câu 47 . Theo đồng chí người lao động bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000

đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi nào sau đây?
a. Người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo
hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
b. Người lao động tự ý không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất
nghiệp.
Đáp án:
a. Người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo
hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Câu 48. Người sử dụng lao động bị phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền
phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi
phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với hành vi nào sau đây?
a. Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b. Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
c. Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện
tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
d. Cả 3 hành vi trên.
Nguyễn Thị Bình - Trường tiểu học Phấn Mễ 1 Trang 14
Bài dự thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật” trong CNVCLĐ tỉnh Thái Nguyên
Đáp án:
d. Cả 3 hành vi trên.
Câu 49. Người sử dụng lao động Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến
1.000.000 đồng đối với hành vi sau đây?
a. Không lập sổ quản lý lao động, sổ lương hoặc không xuất trình khi cơ quan
có thẩm quyền yêu cầu;
b. Không khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày
bắt đầu hoạt động và định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình
hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương;
c. Vi phạm các quy định về quản lý người lao động.
Đáp án:
a. Không lập sổ quản lý lao động, sổ lương hoặc không xuất trình khi cơ quan

có thẩm quyền yêu cầu;
b. Không khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày
bắt đầu hoạt động và định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình
hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương;
c. Vi phạm các quy định về quản lý người lao động.
Câu 50 . Theo đồng chí Nghị định số: 95/2013/NĐ-CP- Quy định xử phạt hành chính
trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành từ thời điểm nào?
a. Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 10 năm 2013.
b. Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
Đáp án:
a. Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 10 năm 2013.
II. Phần câu hỏi tình huống pháp luật (15 điểm)
1. Tình huống số 1:
Chị A làm việc tại công ty M từ tháng 1 năm 2004 theo hợp đồng lao động
không xác định thời hạn. Đến năm 2008 chị A có thai và theo chỉ định của Bác sỹ là
nếu chị A tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi, chị cần nhập viện ngay để
điều trị và theo dõi. Do không thể đi làm được nữa, chị A đã gửi đơn đề nghị công ty
được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Lãnh đạo công ty M cho rằng chị A
đã vi phạm thời gian báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy
định tại khoản 3, điều 37 bộ luật lao động và không giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc
cho chị A.
Theo đồng chí chị A đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng hay sai?
Công ty M không giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc cho chị A là có đúng quy định
của pháp luật không?
Nguyễn Thị Bình - Trường tiểu học Phấn Mễ 1 Trang 15
Bài dự thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật” trong CNVCLĐ tỉnh Thái Nguyên
Đáp án:
- Theo tôi chị A đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là sai.
- Công ty M không giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc cho chị A là đúng theo
quy định của pháp luật.

2. Tình huống số 2:
Chị B làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại công ty N
(doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Chị B đã có thời gian tham gia bảo hiểm
xã hội tại công ty được 10 năm, vừa qua chị B đã qua đời vì mắc bệnh hiểm nghèo.
Ngay sau khi chị qua đời, gia đình chị đã được cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán
đầy đủ chế độ tiền mai tang phí và trợ cấp tiền tuất một lần. Sau đó chồng chị B đến
công ty nơi chị làm việc đề nghị thanh toán tiền trợ cấp thôi việc. Giám đốc công ty
không giải quyết và trả lời: Cơ quan bảo hiểm xã hội đã trả đầy đủ trợ cấp cho gia
đình chị B rồi, công ty không có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc. Theo đồng chí
công ty N nơi chị B làm việc không giải quyết khoản trợ cấp thôi việc cho gia đình
chị B là đúng hay sai?
Đáp án:
Theo tôi công ty N nơi chị B làm việc không giải quyết khoản trợ cấp thôi việc
cho gia đình chị B là sai.
3. Tình huống số 3:
Anh P làm việc tại công ty A theo hợp đồng lao động có thời hạn 36 tháng từ
1/1 2010 đến 31/12/2012. Đến tháng 2 năm 2011 anh P được bầu làm chủ tịch công
đoàn cơ sở công ty A, nhiệm kỳ 2011-2013(cán bộ công đoàn không chuyên trách).
Ngày 15/12/2012 công ty A thông báo bằng văn bản chấm dứt hợp đồng lao động với
anh P vào thời điểm 31/12/2013, vì thời hạn hợp đồng lao động giữa công ty với anh
P đã hết hiệu lực. Anh P đề nghị công ty gia hạn hợp đồng lao động, nhưng lãnh đạo
công ty không giải quyết. Theo đồng chí việc công ty A chấm dứt hợp đồng lao động
với anh P là đúng hay sai, phương án giải quyết thế nào là phù hợp?
Đáp án:
- Theo tôi việc công ty A chấm dứt hợp đồng lao động với anh P là sai.
- Phương án giải quyết: Công ty N nên gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết
với anh P đến hết nhiệm kỳ.

Nguyễn Thị Bình - Trường tiểu học Phấn Mễ 1 Trang 16
Bài dự thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật” trong CNVCLĐ tỉnh Thái Nguyên

III. Phần câu hỏi tổng hợp (10 điểm)
Theo đồng chí việc nâng cao trình độ hiểu biết, nhận thức về kiến thức pháp
luật đối với lực lượng công nhân viên chức lao động, trong giai đoạn mở cửa hội
nhập, công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước hiện nay, có ý nghĩa quan trọng như
thế nào? Đồng chí hãy liên hệ với thực tiễn ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình
đang làm việc, trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; những đề
xuất kiến nghị với Đảng, Nhà nước, tổ chức Công đoàn trong việc tuyên truyền, phổ
biến kiến thức pháp luật.
Trả lời:
* Vai trò và ý nghĩa của việc nâng cao trình độ, nhận thức về kiến thức pháp
luật đối với công nhân viên chức lao động:
Có thể kh•ng định việc nâng cao trình độ
hiểu biết, nhận thức về kiến thức pháp luật đối
với lực lượng công nhân viên chức lao động
trong giai đoạn hiện nay sẽ là một hình thức
tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật rất
hiệu quả, bởi pháp luật quy định cho “Giáo dục
Pháp luật” được triển khai dưới nhiều hình thức
khác nhau. Với các hình thức đa dạng “Giáo
dục Pháp luật” sẽ giúp cho những chính sách,
pháp luật của Đảng và Nhà nước đến gần với lực lượng công nhân viên chức lao động
hơn và dễ dàng đi vào cuộc sống một cách hiệu quả. “Giáo dục Pháp luật” sẽ góp
phần nâng cao nhận thức của công nhân viên chức về vai trò của luật pháp trong đời
sống xã hội và mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền của Đảng và Nhà nước ta.
Thông qua sinh hoạt “Giáo dục Pháp luật”
sẽ phổ biến, tuyên truyền đến công nhân viên
chức lao động những văn bản pháp luật mới ban
hành. Bên cạnh đó, các cán bộ làm công tác
tuyên truyền pháp luật còn giải đáp những thắc
mắc của người dân liên quan đến các lĩnh vực

pháp luật, từ đó giúp người lao động hiểu được
các quy định luật pháp và tuân thủ thực hiện.
Bên cạnh đó, “Giáo dục Pháp luật” còn là cơ hội
để người lao động tham gia thể hiện sự hiểu biết
của mình về pháp luật và có những góp ý tham gia vào công tác xây dựng luật,…Có
thể kh•ng định “việc nâng cao trình độ hiểu biết, nhận thức về kiến thức pháp luật cho
công nhân viên chức lao động trong giai đoạn mở cửa hội nhập, công nghiệp hóa -
hiện đại hóa” thực sự có ý nghĩa đối với hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật. Từ
Nguyễn Thị Bình - Trường tiểu học Phấn Mễ 1 Trang 17
Bài dự thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật” trong CNVCLĐ tỉnh Thái Nguyên
đó giúp các cán bộ, công chức, viên chức và người dân dễ dàng tiếp cận, nắm bắt các
quy định của pháp luật, tuân thủ và thực hiện pháp luật một cách nghiêm minh. Công
tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò rất qua trọng, là cầu nối để
đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi người
dân. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã góp phần nâng cao nhận
thức, ngăn chặn làm hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật và tề nạn xã hội, giữ
gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.
* Liên hệ thực tiễn nơi cơ quan, địa phương mình đang làm việc:
Thực tế đơn vị nơi tôi đang làm việc là trường tiểu học Phấn Mễ 1, công tác
tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật được thực hiện thường xuyên. Nhà trường
đã cung cấp đầy đủ sách pháp luật, tài liệu về các luật lao động cho tập thể giáo viên
nhà trường nghiên cứu và tham khảo. Trong các buổi họp hội đồng Ban giám hiệu,
Công đoàn đã triển khai những nghị quyết của Trung ương, các chủ trương đường lối,
quan điểm, chính sách giải pháp vận động CNVLĐ ngày càng đầy đủ và cụ thể hơn.
Hàng tháng, lấy ngày họp Hội động sư phạm làm “Ngày pháp luật định kỳ”.
Đồng thời triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật bằng nhiều
hình thức như sinh hoạt chào cờ đầu tuần, ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp, kết hợp trong dịp kỷ niệm các ngày lễ, tết, các cuộc vận động lớn trong ngành.
Qua đó đã tiến hành triển khai, tuyên truyền các văn bản pháp luật, các quy chế, quy
định của ngành đúng kế hoạch đã đề ra.

Đối với công tác giáo dục pháp luật cho học sinh, trường đã chỉ đạo giáo viên
có biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học các môn học như môn Đạo đức và một
số môn học có thể tích hợp, lồng ghép theo hướng cung cấp các kiến thức, rèn luyện
các kỹ năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền và nghĩa vụ
trong các lĩnh vực Pháp luật gắn với cuộc sống và học tập của học sinh. Trong đó chú
trọng các nội dung về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực
phẩm, phòng chống tệ nạn xã hội; ý thức tôn trọng Pháp luật, thói quen xử sự theo
pháp luật của học sinh.
Trong năm học, nhà trường đã tập trung tuyên truyền, phổ biến các Chỉ thị, Nghị
quyết của Đảng và Nhà nước, của tỉnh về giáo dục Đào tạo; những quy định của ngành,
Điều lệ, Quy chế của Bộ giáo dục và Đào tạo, Nghị định, Thông tư có liên quan đến tổ
chức bộ máy của ngành Giáo dục và Đào tạo, có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp
của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật giáo
dục, các văn bản hướng dẫn thi hành luật và các văn bản pháp luật mới về giáo dục; luật
phòng chống tham nhũng; luật khiếu nại, tố cáo; luật công chức; luật viên chức; luật thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí; luật giao thông; luật bảo vệ môi trường….
Xây dựng được tủ sách Pháp luật trong nhà trường.
Nguyễn Thị Bình - Trường tiểu học Phấn Mễ 1 Trang 18
Bài dự thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật” trong CNVCLĐ tỉnh Thái Nguyên
- Đơn vị đã thực hiện công tác pháp chế, phổ biến giáo dục pháp luật đều các
tháng trong năm học, đảm bảo đúng mục tiêu, đúng đối tượng và sử dụng đúng hình
thức tuyên truyền phổ biến.
- Kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp chủ trương, đường lối, quan
điểm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, ngành và phù hợp các phong trào, các cuộc vận
động của ngành đề ra.
- Lựa chọn nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật một cách hợp lý,
có hệ thống, đảm bảo hiệu quả thiết thực.
* Những đề xuất kiến nghị trong việc tuyên truyền kiến thức pháp luật:
Để làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thì một yếu tố
không kém phần quan trọng là các cấp, các ngành cần dành một khoản kinh phí thỏa

đáng để phục vụ cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật như tổ
chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; mời báo cáo viên tập huấn cho cán bộ, công
chức, viên chức trong đơn vị mình các văn bản pháp luật mới có liên quan trực tiếp
đến chuyên môn nghiệp vụ của ngành; tham gia in ấn, phát hành tờ rơi, tờ gấp tuyên
truyền, phổ biến kiến thức pháp luật.
Phát huy vai trò của cấp ủy đảng, chính quyền, đặc biệt là người đứng đầu cấp
ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật. Đây là giải pháp có ý nghĩa quan trọng, vì sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức
đảng các cấp là nhân tố cơ bản, quyết định sự vững mạnh và chất lượng, hiệu quả
thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, tổ chức, trong đó có công tác giáo dục pháp
luật, nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Những ưu điểm,
khuyết điểm trong công tác giáo dục pháp luật phản ánh một cách khách quan năng
lực lãnh đạo, chỉ đạo, trách nhiệm giáo dục, quản lý của các cấp ủy, tổ chức đảng ở cơ
quan, tổ chức, trong đó trước hết phải nói đến trách nhiệm của người đứng đầu.
Mặt khác, phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật một cách sâu
rộng đến mọi tầng lớp nhân dân, để trang bị cho họ kiến thức cơ bản về pháp luật.
Trong đó tập trung tuyên truyền Hiến pháp 2013, Luật Đất đai (sửa đổi) và các văn
bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến nhiều đối tượng, đặc biệt là người nghèo, đối
tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, xây dựng đội ngũ báo cáo
viên, tuyên truyền viên pháp luật vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, có phẩm
chất chính trị tốt, trình độ chuyên môn vững vàng, có kỹ năng truyền đạt, am hiểu
pháp luật và kiến thức xã hội để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Cần tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là giữa các
cơ quan Tư pháp, các ban, ngành, đoàn thể với chính quyền địa phương trong công
tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Đây là việc làm cần thiết nhằm bổ
sung, tương trợ lẫn nhau trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Cần kết hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các hình thức tuyên truyền, trong đó đẩy mạnh
Nguyễn Thị Bình - Trường tiểu học Phấn Mễ 1 Trang 19
Bài dự thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật” trong CNVCLĐ tỉnh Thái Nguyên
hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin

đại chúng. Đây là cách nhanh nhất, ít tốn kém nhưng hiệu quả lại rất cao. Bên cạnh
tăng cường đưa tin về các văn bản pháp luật mới ban hành thì các ngành với chức
năng, nhiệm vụ của mình cần phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng mở
chuyên mục riêng về ngành, lĩnh vực mình phụ trách, quản lý để góp phần làm tăng
thêm hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước của mình.
Xây dựng, bổ sung tài liệu thiết bị phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Tăng cường xây dựng các tủ sách pháp luật; biên soạn, phát hành tài liệu phổ biến, giáo
dục pháp luật phổ thông, tài liệu tham khảo, tài liệu hướng dẫn kỹ năng áp dụng pháp
luật cụ thể, thiết thực, hấp dẫn theo hướng đa dạng hóa nội dung và hình thức. Xây
dựng chương trình thống nhất và nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật
ngoại khóa. Tập trung vào các hình thức: báo cáo chuyên đề thi tìm hiểu pháp luật;
lồng ghép nội dung pháp luật vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ; tổ chức tuyên
truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành các tài liệu, tờ rơi…nhằm
cập nhật các kiến thức pháp luật mới, tạo niềm tin, tình cảm pháp luật cho người học.
Chú trọng tổ chức cho công nhân viên chức lao động tham gia các hoạt động mang
tính thực hành chính trị, xã hội gắn với các hoạt động kỷ niệm các ngày lịch sử, các
cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước, của Ngành Giáo dục; các hoạt động nghiên
cứu khoa học về các vấn đề pháp luật trong thực tiễn.



.
Nguyễn Thị Bình - Trường tiểu học Phấn Mễ 1 Trang 20

×