Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Luận văn: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC SẢN XUẤT RAU AN TOÀN THEO HƯỚNG CÔNG NGHỆ CAO TẠI HTX XUÂN HƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH



BÙI THỊ PHƯƠNG TRANG


NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA VIỆC SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
THEO HƯỚNG CÔNG NGHỆ CAO
TẠI HTX XUÂN HƯƠNG



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


BÙI THỊ PHƯƠNG TRANG



NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA VIỆC SẢN XUẤT RAU AN TOÀN
THEO HƯỚNG CÔNG NGHỆ CAO
TẠI HTX XUÂN HƯƠNG


Ngành: Kinh tế nông lâm


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. LÊ QUANG THÔNG


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ tên khóa luận XXX ”
do tên SV, sinh viên khóa XXX, ngành XXX, chuyên ngành XXX (nếu có), đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày ___________________ .


Lê Quang Thông
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)



________________________
Ngày tháng năm




Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký
Họ tên)



Ngày tháng năm
Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký
Họ tên)



Ngày tháng năm

LỜI CẢM TẠ

Trước tiên, tôi xin được gởi lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ và những người
thân đã hết lòng nuôi dạy và động viên tôi trong suốt thời gian qua để tôi có được ngày
hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh, ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế đã tạo điều kiện cho tôi được học tập tại

đây.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Quang Thông, người đã tậ
n tình
hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn các thầy cô khoa Kinh Tế cùng toàn thể các thầy cô khác đã truyền
đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt bốn năm học tại trường.
Xin cảm ơn Tiến Sĩ Phạm S (Giám đốc sở khoa học và công nghệ Lâm Đồng),
chủ nhiệm HTX Xuân Hương bác Trần Đức Quang cũng như toàn thể bà con nông dân
đã tạo
điều kiện cho tôi được thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp trong thời
gian cho phép.
Cuối cùng, xin gửi đến tập thể lớp Kinh tế nông lâm KT33 cùng những người
bạn đã cùng tôi học tập, chia sẻ những buồn vui trong những năm tháng học tại trường
một tình cảm chân thành nhất.

Tôi xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên: Bùi Thị Phương Trang
Khoa Kinh Tế - Lớp DH07KT – Khoá 33
Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
NỘI DUNG TÓM TẮT

BÙI THỊ PHƯƠNG TRANG. Tháng 7 năm 2011. "Nghiên Cứu Hiệu Quả
Kinh Tế Của Việc Sản Xuất Rau An Toàn Theo Hướng Công Nghệ Cao Tại HTX
Xuân Hương".

BUI THI PHUONG TRANG. July 2010. "Reseach on Economic Efficiency of
The Safe Vegetable Production According to High Technology in Cooperative
Xuan Huong".

Việt Nam đang hướng đến một ngành nông nghiệp bền vững và bảo vệ được

môi trường sinh thái. Chính vì vậy, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã đưa
ra các tiêu chuẩn khắc khe trong việc kiểm soát những quy trình sản xuất nông nghiệp
và khuyến khích người nông dân tham gia các chươ
ng trình sản xuất an toàn-sạch,
cũng như tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến áp dụng của nông
nghiệp. Việc sản xuất theo tiêu chuẩn của Quốc Gia hay Quốc tế giúp cho nông nghiệp
Việt Nam xây dựng được thương hiệu, uy tín, từ đó có thể mở rộng thị trường trên
toàn thế giới.
Thông qua việc điều tra, nghiên cứu mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng
công nghệ cao t
ại HTX Xuân Hương và việc sản xuất tự phát của những nông dân tại
phường 11; khoá luận đã so sánh những thuận lợi, khó khăn của việc sản xuất theo 2
mô hình, từ đó đưa ra một mô hình phù hợp để người nông dân tham gia. Bên cạnh đó,
khoá luận cũng muốn đề cập đến việc thay đổi tập quán canh tác, áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật, hay thực hiện các quy trình sản xuất theo đ
úng các tiêu chuẩn của
Quốc Gia và Quốc Tế sẽ giúp cho người nông dân giảm bớt những rủi ro khi tham gia
sản xuất nông nghiệp. Khoá luận đưa ra một số giải pháp, hướng đi mới để có thể hoàn
thiện và phát triển mô hình sản xuất rau an toàn công nghệ cao tập trung, hướng đến
tiêu chuẩn GAP của các nước trên thế giới.

vii

MỤC LỤC

MỤC LỤC vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT x
DANH MỤC CÁC BẢNG xi
DANH MỤC CÁC HÌNH xii
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC xiv

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu. 2
1.2.1 Mục tiêu chung. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể. 2
1.3 Đối tượng nghiện c
ứu. 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu. 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu. 3
1.4 Cấu trúc luận văn. 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 5
2.1 Tổng quan về ngành nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng. 5
2.2 Tổng quan về TP. Đà Lạt. 7
2.2.1 Điều kiện tự nhiên 7
2.2.2 Tổng quan về điều kiện kinh tế - xã hội. 8
2.3 Tổ
ng quan về việc sản xuất rau và rau an toàn công nghệ cao trong 7 năm (2004-
2010) của TP. Đà Lạt. 10
2.4 Tổng quan về tiêu thụ rau và rau an toàn. 13
2.5 Tổng quan về HTX Xuân Hương. 15
2.6 Tổng quan về phường 11 TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. 17
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1 Nội dung nghiên cứu. 20
viii

3.2 Một số khái niệm. 20
3.2.1 Rau thông thường. 20
3.2.2 Rau an toàn (RAT). 20
3.2.3 Tiêu chuẩn VietGAP. 21
3.2.4 Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp. 21

3.2.5 Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC). 22
3.2.6 Kênh phân phối. 22
3.2.7 Chuỗi cung ứng. 22
3.2.8 Khái quát về cây rau. 23
3.3 Phương pháp nghiên cứu. 26
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu. 26
3.3.2 Phương pháp xử lý số liệu. 29
3.3.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu. 29
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
4.1 Cơ sở hình thành HTX sản xuất rau sạch công nghệ cao tại thành phố. 31
4.2 Điều tra khảo sát chung về mô hình sản xuất rau tại HTX Xuân Hương. 32
4.2.1 Một số loại rau được trồng trong HTX Xuân Hương. 32
4.2.2 Các công nghệ được áp dụng trong HTX Xuân Hương. 33
4.3 Phân tích kết quả, hiệu quả sản xuất rau của các hộ điều tra. 35
4.3.1 Phân tích kết quả và hiệu qu
ả sản xuất rau an toàn công nghệ cao tập trung
của 15 hộ trong HTX Xuân Hương. 35
4.3.2 Phân tích kết quả hiệu quả sản xuất rau thông thường không tập trung của 15
hộ điều tra tại phường 11. 39
4.3.3 Thu nhập trung bình hang tháng của các hộ điều tra. 43
4.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và hiệu qua kinh tế. 46
4.4.1 Các loại cây trồng được chọn trong điều tra. 46
4.4.2 Trình độ học vấn và kinh nghiệm sản xuất. 47
4.4.3 Quy mô và tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra. 49
4.4.4 Tình hình tham gia khuyến nông của các hộ điều tra. 52
4.4.5 Công nghệ được sử dụng trong các hộ điều tra. 54
4.5 Tình hình thu hạch và tiêu thụ sản phẩm. 55
4.5.1 Tình hình thu hoạch. 55
4.5.2 Tình hình tiêu thụ. 55
4.5.3 Kênh phân phố rau của các hộ điều tra. 56

ix

4.5.4 Chuỗi cung ứng RAT CNC tập trung tại HTX Xuân Hương. 60
4.6 Một số rủi ro khi sản xuất rau. 61
4.6.1 Đánh giá rủi ro của các hộ điều tra. 62
4.6.2 Triển vọng ngành rau an toàn công nghệ cao tập trung. 66
4.7 Thuận lợi, khó khăn và nguyện vọng của các hộ điều tra. 68
4.7.1 Thuậ lợi, khó khăn và nguyện vọng của 15 hộ tại HTX Xuân Hương. 68
4.7.2 Thuận lợi, khó khăn và nguyện vọng c
ủa hộ sản xuất rau tại phường 11. 71
4.8 Giải pháp phát triển rau sạch CNC tập trung theo hướng VietGAP. 73
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
5.1 Kết luận. 76
5.2 Kiến nghị. 77
5.2.1 Đối với hộ nông dân. 77
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC 79

x

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV Bảo Vệ Thực Vật
CP Chi Phí
CPVC Chi phí vật chất
CPSX Chi phí Sản xuất
CNC Công Nghệ Cao
ĐVT Đơn Vị Tính
GAP Good Argicultral Practice

HTX Hợp Tác Xã
KHKT Khoa Học Kỹ Thuật
NNCNC Nông Nghiệp Công Nghệ Cao
NSX Người Sản Xuất
NTD Người Tiêu Dùng
NN&PTNT Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
PE Màng Nhựa Poly Etylen
TP.HCM Thành Phố Hồ Chí Minh
TP Thành Phố
RAT Rau An Toàn
UBND Uỷ Ban Nhân Dân
VietGap Việt Nam Good Argicultral Practice



xi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Tình hình sản xuất rau giai đoạn 2006-2010. 6
Bảng 2.2: Diện tích sản xuất rau, hoa, quả năm 2007 và năm 2010 tại phường 11 19
Bảng 4.1 Một số loại rau được trồng trong HTX Xuân Hương. 32
Bảng 4.2 Bảng CPSX trên 1000m
2
trong 1 năm của 15 hộ tại HTX Xuân Hương. 36
Bảng 4.3 Kết quả-Hiệu quả sản xuất trên 1000m
2
trong 1 năm của 15 hộ điều tra tại
HTX Xuân Hương. 37
Bảng 4.3 Bảng chi phí sản xuất trên 1000m

2
trong 1 năm của 15 h tại phường 11. 39
Bảng 4.5 Kết quả - Hiệu quả sản xuất rau trên 1000m
2
trong 1 năm của 15 hộ điều tra
tại phường 11. 42
Bảng 4.6: So sánh giá trị sản phẩm RAT CNC tại HTX Xuân Hương và rau thông
thường tại phường 11 trên 1000m
2
trong 1 vụ. 45
Bảng 4.7 So sánh đặ điể của 15 hộ tại HTX Xuân Hương và 15 hộ tại phường 11. 46
Bảng 4.8 Các loại rau được chọn trong điều tra. 47
Bảng 4.9 Trình độ học vấn của các chủ hộ. 48
Bảng 4.10 Kinh nghiệm trồng rau của các chủ hộ. 48
Bảng 4.11 Quy mô canh tác sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra. 50
Bảng 4.12 Phân loại đất sử d
ụng trong nông nghiệp. 50
Bảng 4.13 Điểm mạng và điểm yếu của các quy mô canh tác nhỏ. 52
Bảng 4.14 Tình hình tham gia khuyến nông của các hộ điều tra. 52
Bảng 4.15 Đánh giá ủi ro trong sản xuất RAT CNC tại HTX Xuân Hương. 63
Bảng 4.16 Đánh giá rủi ro trong sản xuất rau thông thường tại phường 11. 63
Bảng 4.17 Vấn đề khó khăn của các hộ điều tra. 69
Bảng 4.18 Nguyện vọng của h
ộ điều tra. 71
Bảng 4.19 Vấn đề khó khăn của các hộ điều tra tại phường 11. 72
Bảng 4.20 Nguyện vọng của các hộ điều tra để chuyển đổi canh tác. 73

xii

DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 2.1 Biểu đồ về cơ cấu các nhóm cây trồng của TP. Đà Lạt năm 2010 10
Hình 2.2 Biểu đồ các vùng sản xuất rau tập trung tại TP. Đà Lạt năm 2010 13
Hình 2.3: Biểu đồ thị trường tiêu thụ nông sản của TP. Đà Lạt năm 2010 14
Hình 2.4: Cơ cấu số hộ sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp 17
tại phường 11 năm 2010 17
Hình 2.5 Biểu đồ diện tích sử dụ
ng đất tự nhiên tại phường 11 năm 2010 18
Hình 2.6: Biểu đồ tỷ lệ cơ cấu sử dụng đất tự nhiên phường 11 năm 2010 18
Hình 2.7 Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tại phường 11 năm 2010 19
Hình 4.1 Biểu đồ tỷ lệ chi phí sản xuất trên 1000m
2
của 15 hộ sản xuất RAT CNC tại
HTX Xuân Hương. 35
Hình 4.2 Biểu đồ tỷ lệ các đầu vào biến đổi trong quá trình sản xuất RAT CNC trên
1000m
2
của 15 hộ trong HTX Xuân Hương. 36
Hình 4.3 Biểu đồ tỷ lệ sử dụng CPSX 15 hộ tại phường 11 trên 1000m
2
40
Hình 4.4 Biểu đồ tỷ lệ dầu vào biến đổi trong sản xuất của 15 hộ tại phường 11 trên
1000m
2
trong 1 năm. 40
Hình 4.5 Biểu đò tỷ lệ thu nhập trên 1000m
2
trong 1 tháng của 15 hộ điều tra tại HTX
Xuuan Hương (ĐVT: đồng). 43
Hình 4.6 Biểu đồ tỷ lệ thu nhập trên 1000m

2
trong 1 tháng của 15 hộ điều tra tại
phường 11 (ĐVT: đồng). 43
Hình 4.7 Kinh nghiệm trồng RAT CNC của 15 hộ tại HTX Xuân Hương. 49
Hình 4.8 Quy mô canh tác của 15 hộ điều tra tại phường 11. 51
Hình 4.9 Quy mô canh tác của 15 hộ điều tra tại HTX Xuân Hương. 51
Hình 4.10 Sự chênh lẹch về giá bán cải thảo từ nơi sản xuất đến người tiêu dung. 56
Hình 4.11 Kênh phân phối RAT CNC của 15 hộ tại HTX Xuân Hương. 58
Hình 4.12 Kênh phân phối rau c
ủa 15 hộ điều tra tại phường 11. 59
xiii

Hình 4.13 Chuỗi cung ứng rau của 15 hộ tại HTX Xuân Hương. 61
Hình 4.14 Biểu độ ý kiến đánh giá của 15 hộ sau khi tham gia mô hình sản xuất tại
HTX Xuân Hương. 68
Hình 4.15 Biểu độ ý kiến đánh giá của các hộ sản xuất rau tại phường 11. 71


xiv

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng câu hỏi điều tra khảo sát 15 hộ xã viên tại HTX Xuân Hương.
Phụ lục 2: Phiếu điều tra 15 hộ sản xuất rau tại phường 11.
Phụ lục 3: Một số hình ảnh về sản xuất rau tại HTX Xuân Hương.
Phụ lục 4 Một số hình ảnh sản xuất rau thông thường tại Phường 11 TP. Đà Lạt
Phụ lục 5: Bảng so sánh các mô hình trồng rau.
Phục lụ
c 6: So sánh HTX kiểu cũ và các mô hình HTX hiện nay.


1



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1 Đặt vấn đề
.
Trong thời gian gần đây, có rất nhiều phản ảnh khác nhau về tình trạng chất
lượng nông sản nội địa, tạo cho người tiêu dùng tâm lý hoang mang trong việc lựa
chọn mua một sản phẩm nông sản an toàn với giá cả phù hợp; bên cạnh đó thì người
sản xuất cũng gặp phải những khó khăn trong việc bán các sản phẩm của mình ra
ngoài thị trường. Chính vì vậy, với mục đích bảo vệ thu nh
ập người sản xuất và chi
tiêu của người tiêu dùng cũng như để đảm bảo các tiêu chuẩn gắt gao về chất lượng và
vệ sinh an toàn thực phẩm bên cạnh sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, nên
Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ở các tỉnh thành trên cả nước khuyến khích
người nông dân sản xuất rau an toàn theo hướng công nghệ cao tập trung để có thể tiến
lên sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap mà Bộ Nông nghiệp và Phát tri
ển nông thôn
đã đề ra trên cơ sở kế thừa các tiêu chuẩn GAP ra đời trước đó (GLOBALGAP,
ASEAN GAP, Freshcare). Với một số mô hình sản xuất nông sản an toàn và nông sản
theo tiêu chuẩn VietGap trong những năm vừa qua bước đầu đã được thị trường trong
và ngoài nước chấp nhận, góp phần quảng bá và nâng cao uy tín cho nông sản Việt
Nam. Dựa vào những mô hình này, các hộ nông dân có thể tập hợp lại với nhau và lập
nên các Hợp Tác Xã (HTX) sản xuất an toàn – sạ
ch; để có thể bán nông sản của mình
với giá cả hợp lý, bảo vệ được sức khoẻ và thu nhập cho cả người sản xuất và người

tiêu dùng.
Ở thành phố Đà Lạt thuộc Lâm Đồng có nhiều vùng chuyên canh sản xuất rau
phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Đà Lạt hiện có 2 HTX lớn nhất là HTX
Xuân Hương và HTX Anh Đào. Trong đó, HTX Anh Đào là HTX đã được chứng
2

nhận sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap, còn HTX Xuân Hương đang tiến hành
những bước đi riêng trong việc sản xuất rau an toàn công nghệ cao, để giúp người dân
quen thuộc với các trình tự sản xuất nghiêm ngặt trong VietGap. HTX Xuân Hương đã
giúp rất nhiều nông dân nâng cao thu nhập và sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap cho
cây rau mình. Để tìm hiểu những lợi ích của việc sản xuất rau an toàn theo hướng công
nghệ cao, cũng như các vấn đề trong xây dựng và phát triển các mô hình HTX trong
việc s
ản xuất công nghệ cao để tiến lên tiêu chuẩn VietGap trong tương lai gần và
GLOBALGAP về sau này, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của
việc sản xuất rau an toàn theo hướng công nghệ cao tại HTX Xuân Hương”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu.
1.2.1 Mục tiêu chung.
Phân tích hiệu quả kinh tế của việc sản xuất rau an toàn công nghệ cao tại HTX
Xuân Hương, từ đó đề xuất giải pháp cho xã viên nhằm phát triển hướ
ng sản xuất rau
an toàn công nghệ cao.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.
 Phản ánh thực trạng sản xuất rau tại tỉnh Lâm Đồng.
 Đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế của việc sản xuất rau an toàn công nghệ cao
của HTX Xuân Hương.
 Tìm hiểu thuận lợi và khó khăn của việc sản xuất rau an toàn công nghệ cao của
mô hình HTX Xuân Hương.
 Đề xuất giải pháp phát triển s

ản xuất rau an toàn công nghệ cao để có thể tiến
đến sản xuất rau theo hướng VietGap.



3

1.3 Đối tượng nghiện cứu.
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ nông dân sản xuất rau công nghệ cao
tại HTX Xuân Hương, và các hộ sản xuất rau thông thường tại phường 11 TP. Đà Lạt.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu.
a) Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu gồm 2 khu vực: Khu vực sản xuất rau công nghệ cao trên địa bàn
phường 9, TP. Đà Lạt, thuộc HTX Xuân Hương, và khu vực sản xuất rau thông thường
tại phường 11, TP. Đà Lạt.

b) Phạm vi thời gian.
Đề tài nghiên cứu số liệu trong năm 2010.
1.4 Cấu trúc luận văn.
Luận văn gồm 5 chương.
Chương 1: Mở đầu.
Sơ lược lý do chọn đề tài, mục tiêu, nội dung và giới hạn của đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan.
Giới thiệu về ngành sản xuất rau trên toàn tỉnh; tổng quan về địa bàn nghiên
cứu - TP. Đà Lạt (điều kiệ
n tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội). Giới thiệu về ngành
sản xuất rau công nghệ cao trong 7 năm (2004-2010) tại TP. Đà Lạt; sơ lược về thị
trường tiêu thụ rau an toàn; giới thiệu sơ lược về hai địa điểm nghiên cứu đó là HTX

Xuân Hương và Phường 11 TP. Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
4

Nội dung nghiên cứu: Tiến hành các nội dung nghiên cứu như điều tra tình hình
sản xuất rau, phân tích hiệu quả sản xuất và hiệu quả kinh tế; đề xuất sản xuất rau theo
tiêu chuẩn VietGap.
Phương pháp nghiên cứu: Căn cứ vào các nội dung nghiên cứu có phương pháp
nghiên cứu tương ứng và các phương pháp thu thập xử lý số liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Kết quả về thực tr
ạng sản xuất rau an toàn công nghệ cao tại HTX Xuân Hương
và sản xuất rau thông thường tại phường 11, xác định kênh phân phối rau của hai nơi
nghiên cứu và chuỗi cung ứng rau an toàn của HTX Xuân Hương. Đánh giá hiệu quả
kinh tế của của việc sản xuất rau an toàn và rau thông thường. Bên canh đó, xác định
những thuận lợi khó khăn trong quá trình sản xuất rau an toàn (RAT) có tập trung và
rau thông thường tự phát từ đó đưa ra một số giải pháp để phát tri
ển ngành sản xuất
rau trong tương lai.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Tóm tắt kết quả nghiên cứu và đưa ra những nhận định, đề xuất một số kiến
nghị cho quá trình sản xuất tiêu thụ tau an toàn theo hướng công nghệ cao, cũng như
hướng đi cho các hộ sản xuất rau thông thường tự phát.



5




CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN


2.1 Tổng quan về ngành nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng.
Lâm Đồng là một tỉnh có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho việc sản xuất
nông sản phát triển. Toàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 255.407 ha đất có khả năng sản xuất
nông nghiệp; các loại cây được trồng chủ yếu như: chè, cà phê, hồng, rau, hoa,… Trong năm
2010, sản phẩm ngành nông, lâm, thuỷ sản đạt 11.302,8 tỷ đồng tăng 16,6% so v
ới năm 2009;
cơ cấu kinh tế ngành nông, lâm, thuỷ sản là 45,8%. Sản lượng rau, hoa ngày càng tăng nhờ
việc hình thành những vùng chuyên canh và sản xuất tập trung ở TP. Đà Lạt, huyện
Đức Trọng, huyện Đơn Dương và huyện Lạc Dương. (TS.Phạm S, 2010)
Qua 7 năm thực hiện chương trình nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), kết
quả đạt được đã có những tác động lớn đến kinh kế - xã hội của Lâm Đồng. Các
chương trình nâng cao trình sản xuất, đầu tư khoa học kĩ thuật (KHKT) trên quy mô
tập trung giúp cho năng suất và chất lượng cây trồng vật nuôi tăng cao; thu hút được
một số lượng lớn vốn FDI cho nông nghiệp; doanh thu trên đơn vị diện tích tăng từ 27
triệu đồng/ha năm 2004 lên đến 76 triệu đồng/ha năm 2010, gấp 2,3 lần bình quân cả
nước; tốc độ tăng trưởng 9,4%, gấp 3 lần bình quân cả nước. Giá trị nông s
ản năm
2004 khoảng 90 triệu USD đến năm 2010 đạt 241 triệu USD, chiếm 84% giá trị xuất
khẩu của tỉnh. (TS.Phạm S, 2010).
Trong quá trình phát triển NNCNC; lĩnh vực chọn, tạo, nhân giống và ứng dụng
giống cây trồng vật nuôi mới có năng suất cao chất lượng tốt luôn được chú trọng.
Hiện nay, trong sản xuất có trên 100 loại rau, 60 loại hoa, 2 giống chè cao sản, 4 giống
chè chất lượng cao, 3 giống dâu tằm mới, 6 dòng cà phê vố
i cao sản; tỷ trọng giống
mới đối với rau, hoa chiếm 80%, cây lương thực (lúa, bắp) chiếm 90%, cây công
6


nghiệp dài ngày: chè 46%, dâu tằm 30%, cà phê 20%. Trên toàn tỉnh có 40 cơ sở ứng
dụng công nghệ nuôi cấy mô (34 cơ sở thuộc TP.Đà Lạt), hàng năm cung cấp cho thị
trường 12-14 triệu cây giống cấy mô thực vật chủ yếu là rau hoa cao cấp, cây dược
liệu. (Báo cáo tổng kết, 4/2011).
Bảng 2.1 Tình hình sản xuất rau giai đoạn 2006-2010.
Hạng mục 2006 2007 2008 2009 2010
Diện tích (Ha) 35.197 35.055 39.789 43.202 43.967
TP.Đà Lạt 9.271 8.257 8.377 7.961 7.048
Lạc Dương 2.103 2.084 2.502 2.740 2.806
Đơn Dương 12.550 12.925 16.283 17.933 18.800
Đức Trọng 9.403 9.849 10.224 12.109 12.782
Sản lượng (Tấn) 911.124 933.895 1.128.918 1.243.918 1.266.863
TP. Đà Lạt 243.277 203.439 211.336 226.643 212.235
Lạc Dương 44.599 45.217 60.724 69.594 71.791
Đơn Dương 355.750 368.928 508.167 568.977 594.253
Đức Trọng 253.619 290.714 313.803 347.894 358.487
Nguồn: Sở Khoa Học và Công Nghệ Lâm Đồng
Chương trình nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh tạo được sự đột phá lớn, giúp
nhiều người nông dân thay đổi cuộc sống khó khăn trước đây, tạo nguồn thu nhập ổn
định, phát triển kinh tế xã hội tại nhiều vùng sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, người
nông dân và các doanh nghiệp trên toàn tỉnh có điều kiện thuận lợi trong việc sản xuất
theo các tiêu chuẩn kh
ắc khe ở trong và ngoài nước. Nông sản của Lâm Đồng có trên
121 giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn Quốc gia và Quốc tế: 2 chứng nhận sản xuất cà
phê vối đạt tiêu chuẩn 4C và Utz Kapeh, 2 chứng nhận Orgarnik trên chè và rau, 7
chứng nhận GlobalGAP trên chè và rau (địa phương đầu tiên trong cả nước có chứng
7

nhận GlobalGAP trên chè), 2 tiêu chuẩn HACCP trên rau, 55 chứng nhận RAT, 53

chứng nhận VietGap trên rau, 1 chứng nhận VietGap trên chè, và 3 chứng nhận chè an
toàn thông qua những giấy chứng nhận quốc gia và quốc tế; tổng diện tích rau có giấy
chứng nhận khoảng 600ha. (Sở khoa học và công nghệ, 2010).
Lâm Đồng luôn là địa phương đi đầu trên toàn quốc về chủng loại nông sản
được cấp giấy chứng nhận ở tiêu chuẩn Quốc Gia và Quốc Tế, đó được coi là y
ếu tố
quan trọng giúp nông sản Lâm Đồng trong việc nâng cao thương hiệu, tăng khả năng
cạnh tranh tại thị trường trong và ngoài nước.
2.2 Tổng quan về TP. Đà Lạt.
2.2.1 Điều kiện tự nhiên.
Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, về phía Đông Bắc tỉnh Lâm
Đồng. Phía Bắc giáp huyện Lạc Dương, phía Nam giáp huyện Đức Trọng, phía Đông
và Đông Nam giáp huyện Đơn Dương, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Lâm Hà.
Địa hình Đ
à Lạt thuộc dạng sơn nguyên với độ cao trung bình 1.520m so với
mực nước biển, cơ bản có thể phân làm 3 dạng: núi cao, đồi thấp và thung lũng. Nét
đặc trưng của địa hình là mức độ phân cắt mạnh.Khu vực phía Bắc và Tây Bắc bị chắn
bởi núi Lang Biang; phía Đông và Đông Nam thấp dần về thung lũng Đa Nhim; phía
Tây và Tây Nam thấp dần về cao nguyên Di Linh.
Nhiệt độ trung bình từ 18-21
o
C, nhiệt độ cao nhất chưa bao giờ quá 30
o
C và
thấp nhất không dưới 5
o
C. Khí hậu Đà Lạt chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ
tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau.
Lượng mưa bình quân hàng năm ở Đà Lạt đạt từ 1.562-1.800 mm và độ ẩm 82%.
Cường độ mưa tập trung vào các tháng 8, 9 hàng năm. Mùa khô kiệt nuớc là tháng 12,

1 và 2. Nhìn chung, Đà Lạt có khí hậu ôn hoà dịu mát quanh năm, mùa mưa nhiều –
mùa hè thường mưa vào buổi chiều tối và đôi khi có mưa đá, mùa khô ngắn, không có
bão chỉ
có gió lớn do ảnh hưởng bão từ biển thổi vào vì sườn Đông không có núi che
chắn.
8

Toàn thành phố Đà Lạt được xác định có 5 nhóm đất chính với 12 đơn vị phân
loại đất sau:
+ Đất phù sa gồm có đất phù sa chua, đất phù sa gley (diện tích 423,64 ha).
+ Đất gley gồm đất gley chua (diện tích 353,45 ha).
+ Đất đỏ gồm đất đỏ chua tầng mặt nhiều mùn, đất đỏ chua giàu mùn, đất đỏ
chua nghèo bazơ (diện tích 1.358,75 ha).
+ Đất xám gồm đất xám rất chua sỏi sạn, đất xám đỏ vàng, đất xám giàu mùn
tích nhôm, đất xám tầng mặt giàu mùn rấ
t chua và đất xám (diện tích 35.213,08 ha).
+ Nhóm đất đen gồm đất đen giàu mùn (diện tích 557,94 ha).
Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sông suối ở đây đều có
lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn. Mật độ sông suối trên địa
bàn phân bố khá đồng đều, trung bình 0,6km/km
2
với độ dốc nhỏ hơn 1%. Ngoài ra,
các vùng ven sản xuất nông nghiệp của thành phố có rất nhiều mạch nước ngầm do
mùa mưa kéo dài, bên cạnh đó thành phố Đà Lạt không có khu công nghiệp nào lớn
nên nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp khá an toàn.
Việc thừa hưởng các điều kiện về khí hậu, đất đai, nguồn nước thuận lợi mà
ngành nông nghiệp là ngành sản xuất chính của địa phương, và
được hình thành ngay
từ những năm đầu tiên thành lập. Sản lượng sản xuất rau, hoa của thành phố ngày càng
tăng cao, giúp cho thu nhập của người nông dân ổn định.

2.2.2 Tổng quan về điều kiện kinh tế - xã hội.
Thành phố Đà Lạt có 12 phường và 4 xã Tà Nung, Xuân Trường, Xuân Thọ,
Trạm Hành. Dân số 210.652 người (Cục thống kê Lâm Đồng - 31/12/2010), mật độ
469 người/km².
Kinh tế Đà Lạt có thế mạnh về du lịch, tr
ồng hoa và rau. Tổng diện tích canh
tác nông nghiệp của Đà Lạt vào khoảng 10.499,41 ha. Sản lượng rau hằng năm vào
khoảng 200.000 tấn, trong đó có 35.000 tấn được xuất khẩu sang các nước Đông Bắc
9

Châu Á và ASEAN; và trên 250 triệu cành hoa. Ngành nông nghiệp chiếm 10,5%
trong cơ cấu kinh tế của thành phố. Lĩnh vực chăn nuôi phát triển chậm.
Lao động xã hội tăng nhanh, nhất là lao động nông nghiệp phổ thông (chiếm
38,5% - khoảng 26.000 người). Những năm gần đây cơ sở hạ tầng của thành phố Đà
Lạt đã được quan tâm đầu tư, nhất là hệ thống giao thông tại các khu dân cư nông
thôn, khu sản xuất nông nghiệp, các khu vự
c tham quan du lịch và các khu vực dự kiến
phát triển đô thị, trạm y tế, trường học, Chính quyền địa phương đang tiến hành quy
hoạch các khu vực phát triển kinh tế tại các địa phương vùng ven đô thị và vùng nông
thôn nhằm khuyến khích phát triển kinh tế theo định hướng du lịch, dịch vụ – công
nghiệp, xây dựng – Nông, lâm nghiệp. Hiện nay, Làng hoa Thái Phiên (phường 12) đã
được UBND tỉnh công nhận; hoàn thành chợ Rau (phường 11) đưa vào sử dụng;
đang
triển khai quy hoạch khu chăn nuôi tập trung tại xã Tà Nung (17,2 ha), Cup Berger tại
xã Xuân Thọ (16 ha) và quy hoạch Trung tâm giao dịch hoa (10,5 ha) tại phường 11.
Các chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn theo mục tiêu công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, bảo vệ sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, giữ gìn môi
trường xung quanh vùng sản xuất, và đứng vững trước những biến đổi của khí hậu
từng bước được triển khai. Kinh tế xã hội tại một s
ố khu vực nông nghiệp trọng điểm

của thành phố được nâng lên đáng kể, công tác ứng dụng các thành tựu khoa học công
nghệ vào sản xuất được triển khai nhanh chóng và mang lại hiệu quả kinh tế thích
đáng trên từng đơn vị diện tích. Đời sống đại bộ phận dân cư được nâng lên, phúc lợi
xã hội được quan tâm chăm sóc, đời sống văn hoá phát triển.
Sản xuất nông nghiệp trên lĩnh vự
c trồng trọt đang phát triển về diện số vụ,
năng suất và chất lượng nông sản. Thành phố đang thực hiện các chương trình chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm tăng cường tính đa dạng của sản phẩm nông
nghiệp, đáp ứng cho nhu cầu của thị trừơng tiêu dùng trong nước theo hướng chất
lượng cao, và từng bước tạo lập mở rộ
ng thị trường xuất khẩu nông sản với chất lượng
vệ sinh an toàn cho sức khoẻ của cả người trồng và người sử dụng. Đà Lạt đang nhắm
đến mục tiêu nâng cao giá trị thương hiệu cây rau của địa phương tạo vị trí đứng vững
10

chắc trên thị trường trong và ngoài nước, để không ngừng mở rộng sang các trị trường
mới khó tính nhất.
2.3 Tổng quan về việc sản xuất rau và rau an toàn công nghệ cao trong 7 năm
(2004-2010) của TP. Đà Lạt.
TP.Đà Lạt hiện có 10.449 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có 4.6267 ha
đất canh tác các loại rau hoa. Cơ cấu các nhóm cây trồng được phân bổ với 44,3% rau,
hoa ôn đới; 48,9% cây công nghiệp; 3,9% cây ăn quả và 2,9% các loại cây trồng khác.
Ngành nông nghiệp chiếm 10,5% trong cơ
cấu kinh tế của thành phố. Sản xuất nông
nghiệp của thành phố chủ yếu là trồng trọt chiếm trên 75% tỷ trọng nông nghiệp; trồng
trọt được phát triển theo hướng công nghệ cao với mục đích, tăng năng suất, tăng chất
lượng sản phẩm và luôn đi đầu trong cả nước về việc phát triển nông nghiệp công
nghệ cao-sạch; để Đà Lạt có thể tr
ở thành trung tâm sản xuất các loại rau, hoa, quả ôn
đới đặc thù trên toàn quốc. Sản lượng rau của Đà Lạt năm 2010 đạt trên 250.000 tấn

(xuất khẩu đạt gần 30%). (Báo cảo tổng kết, 2011).
Hình 2.1 Biểu đồ về cơ cấu các nhóm cây trồng của TP. Đà Lạt năm 2010

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng
Qua 7 năm triển khai và thực hiện chương trình nông nghiệp công nghệ cao địa
phương đã phát triển được các thế mạnh của mình, năng suất và sản lượng cây trồng
tăng bình quân hàng 9-11% với nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh
tế cao; góp phần phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh và cả nước phát triển bền vững
thức đẩy kinh t
ế xã hội thành phố phát triển. Năm 2010, diện tích gieo trồng cây hàng
11

năm đạt 11.259 ha trong đó diện tích cây rau đạt 8.622 ha và sản lượng gần 240 ngàn
tấn các loại. Tính riêng về việc sản xuất rau cao cấp có 150 ha canh tác cung cấp
nguyên liệu sạch cho các đơn vị kinh doanh sản xuất rau cao cấp trên địa bàn. Hàng
năm, doanh thu từ cây rau an toàn công nghệ cao bình quân từ 200 triệu đồng/ha/năm,
tăng 50-70 triệu đồng so với trước đây; riêng cây rau cao cấp đạt từ 400-450 triệu
đồng/ha/năm, tăng 50-100 triệu đồng. Thu nhập bình quân 1ha đất nông nghi
ệp sản
xuất công nghệ cao đạt từ 120-150 triệu đồng/năm.
Hiện tại trong địa phương có 34 cơ sở tư nhân ứng dụng công nghệ nhân cấy
mô thực vật và cung cấp cho các cơ sở gieo ươm gần 15 triệu cây giống cấy mô đầu
dòng sạch bệnh. Với nguồn giống này, các cơ sở gieo ươm đã nhân giống ra trên 1 tỷ
cây giống rau, hoa các loại, tạo sự đa dạng cho các gi
ống rau hoa để có thể sản xuất và
đưa ra thị trường, điều này đã góp một phần lớn trong sự cạnh tranh rau, hoa trên cả
nước tạo thương hiệu chỗ đứng cho rau hoa Đà Lạt cũng như nâng cao thu nhập cho
những nông dân sản xuất. Sự đa dạng hoá sản phẩm là sự cần thiết trong giai đoàn hội
nhập và phát triển hiện nay, giúp cho nông dân của địa phương nói riêng và cả nướ
c

nói chung có thể nâng cao năng lực cạnh trên của mình trên thị trương nông sản trong
và ngoài nước. Như một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhân giống cấy mô
thực vật đã xuất khẩu cây giống hoa sau ống nghiệm cho thị trường Châu Âu với sản
lượng 7 triệu cây giống sạch sâu bệnh.
Với 22 HTX - Tổ hợp tác, 30 doanh nghiệp và hơn 60% hộ sản xuất nông
nghiệp đã ứng d
ụng công nghệ cao vào trong sản xuất với 900 ha nhà kính, hơn 50 ha
nhà lưới (trong đó có hơn 40% diện tích nhà kính đã được chuyển đổi kết cấu bền
vững) đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật về độ thông thoáng, bảo đảm cách ly phòng
chống sâu bệnh trong mùa mưa ẩm, sự thất thường của thời tiết. Bên cạnh đó, có hơn
200 ha trồng rau, quả áp dụng biện pháp phủ luống (màng phủ PE) để
ngăn ngừa cỏ
dại, chống thất thoát phân bón và nước tưới, tăng khả năng giữa ẩm của đất canh tác
và nâng cao chất lượng sản phẩm. Áp dụng kỹ thuật tưới mới nhằm tiết kiệm nước,
tránh xói mòn, giảm sức lao động; với hơn 1.000 ha tưới phun, 200 ha tưới nhỏ giọt,
hơn 400 ha tưới thấm,…
12

Công nghệ sau thu hoạch là bước cuối cùng được quan tâm nhất trước khi mà
sản phẩm nông nghiệp được đưa ra thị trường vì nó nâng cao chất lượng và giá thành
của nông sản. Vì thế, trong những năm qua, cùng với việc đầu tư phát triển công nghệ
cao sản xuất sạch tại vườn thì các HTX, doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư khá nhiều
vào việc xây dựng các kho lạnh đạt tiêu chuẩn. Tỷ lệ các sản phẩm rau, hoa được sử
dụng các hình thức chế biến bảo quản tăng đều, hiện tại chiếm 30%. Những kỹ thuật
thu hoạch, bảo quản chế biến cho các sản phẩm sau thu hoạch như: thu hoạch đúng
chín có thời gian cách ly thuốc theo quy định, áp dụng nghiêm ngặt thời gian, kỹ thuật
thu hoạch nông sản, kỹ thuật sơ chế để loại trừ phụ phẩm ngay tại vườn, phân loại, sơ
ch
ế, sử dụng hoá chất bảo quản, lưu trữ trong kho lạnh, sử dụng bao bì theo đúng tiêu
chuẩn mà nhà nước hay các cơ quan an toàn thực phẩm đã đề ra.

Việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại TP. Đà Lạt riêng 2 năm 2009-
2010 đã đạt được những kết quả lớn, khoảng 10% diện tích nhà kính và nhà lưới được
chuyển đổi kết cấu bền vững, diện tích áp dụng phương pháp tưới tự
động là 1.600 ha
tăng 33%, với hơn 120 ha đất canh tác được đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt của Israel
tăng 1,5 lần so với năm 2008; tổng giá trị đầu tư ứng dụng hệ thống tưới của nông hộ
trong 2 năm qua ước tính 80 tỷ đồng. 200 lớp tập huấn cho hơn 10.000 nông dân tiếp
cận quy trình sản xuất rau an toàn và chương trình thực hành nông nghiệp tốt GAP.
Doanh thu trên cây rau tăng 17%, rau cao cấp tă
ng 37,5% so với năm 2008; năng suât
cây trồng được nâng lên bình quân 10%/vụ; hiệu quả sử dụng đất tăng từ 2,5 lên 2,7
vụ/năm, có một số sản phẩm rau có mật độ quay vòng 7-8 vụ/năm. Thu nhập bình
quân 1ha đất nông nghiệp tăng 1,5 - 1,9 lần so với năm 2008.
Vấn đề rau quả an toàn được Nhà nước ta từ Trung ương xuống địa phương
quan tâm trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa đi vào ổn đị
nh và có
kết quả tốt như mong đợi. Hiện tượng nhiều địa bàn sản xuất rau quả ô nhiễm độc hại;
lạm dụng thuốc BVTV trong phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại; sơ chế rau quả tươi còn mất
vệ sinh và sử dụng hoá chất độc hại để xử lý bảo quản sản phẩm được lâu vẫn xảy ra
khắp nơi; rất khó kiểm soát và xử phạt. Ng
ười sản xuất và bán rau quả tươi thiếu trách
nhiệm về mức độ an toàn của sản phẩm mình khi bán ra thị trường, họ chỉ luôn muốn

×