Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

hạnh phúc bằng bất cứ giá nào (tập 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.55 KB, 38 trang )

Lời tựa
Dành cho các con yêu quý của tôi – Chúc các con luôn hạnh phúc trong mọi hoàn
cảnh.
Nhiều người lầm tưởng rằng hoàn cảnh tạo nên con người, nhưng thực tế không
phải vậy mà nó chỉ giúp con người bộc lộ bản thân. Hoàn cảnh không xác định nên
con người chúng ta; chúng chỉ đại diện cho tính cách độc nhất vô nhị của mỗi người −
những trải nghiệm, thách thức và cơ hội cho sự phát triển, công nhận và độc lập của
mỗi cá nhân. Thành công của mỗi người không dựa trên của cải hay bộ sưu tập thành
tích cá nhân, cũng không phụ thuộc vào việc hoàn cảnh của chúng ta khó khăn như
thế nào, mà dựa trên cách chúng ta xử lý những gì đang có, và đối mặt với khó khăn
ra sao, làm thế nào để biến đổi hoàn cảnh riêng của bản thân để phát triển và có được
một cuộc sống tràn ngập yêu thương.
Chúng ta có khả năng tạo nên số phận của chính mình, tạo ra “Ma thuật” trong
cuộc sống, để cuộc sống của ta trở thành nghệ thuật của tạo hóa, loại bỏ ý thức tự tôn,
và đưa tình yêu trở thành mối ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, để làm được những việc
này chúng ta cần phải tạo được sự thăng bằng nội tại, cảm giác hài hòa và thư thái từ
bên trong. Hạnh phúc không nằm phía cuối con đường, mà nằm ngay ở điểm khởi
đầu. Cảm giác mãn nguyện giúp cuộc sống tinh thần của chúng ta thăng hoa.
Các nguyên tắc trong cuốn sách này đóng vai trò là công cụ định hướng, giúp bạn
tìm thấy sự hài lòng. Chúng giống như một bộ hướng dẫn vận hành chỉ đường cho bạn
vào bên trong, nơi cảm giác thư thái đang ngự trị. Chúng sẽ giúp bạn cân bằng và bình
tĩnh. Khi cảm thấy hạnh phúc hơn, bạn bước vào một không gian mới của cuộc sống,
nơi gieo mầm cho sự phát triển sâu sắc hơn về tâm hồn. Nếu không phải gắng sức
triền miên và bị ảnh hưởng bởi stress, tức giận, bệnh tật và dục vọng, cuộc sống của
bạn sẽ trải ra đầy êm dịu, hài hòa.
Trong cuốn sách tuyệt vời này, Tiến sĩ R. Carlson giải thích rằng cuộc sống không
phải là kẻ thù của chúng ta, nhưng những suy nghĩ của chúng ta thì có thể. Ông nhắc
nhở rằng khối óc mỗi người là những công cụ hữu hiệu, chúng có thể làm việc hoặc
chống lại chúng ta bất cứ lúc nào. Điều này tùy thuộc vào lựa chọn của chúng ta. Ta
có thể học cách nương theo dòng chảy của cuộc sống với tình yêu thương và lòng kiên
trì để chấp nhận hoặc đấu tranh với nó.


Nhiều lần tôi đã từng nói rằng chúng ta là những tâm hồn mang trải nghiệm sống
của con người. Chúng ta có khả năng tự quyết với những trải nghiệm đó. Mỗi người
đều đủ nguồn lực để sống hạnh phúc, dù khó khăn họ gặp phải thế nào đi nữa.
Hãy đọc cuốn sách này và suy ngẫm về thông điệp nó mang lại. Bạn sẽ thấy, cho dù
hoàn cảnh bên ngoài ra sao, câu nói này vẫn luôn đúng: “Bạn có thể hạnh phúc dù bất
cứ giá nào!”
Chúc các bạn may mắn!
— Tiến sĩ Wayne Dyer, Giảng viên Đại học St John, New York, Hoa Kỳ
Mở đầu
Hạnh phúc! Đó là điều mà tất cả chúng ta đều mong muốn, nhưng ít người đạt
được. Với đặc điểm tiêu biểu là cảm giác về lòng biết ơn, sự thư thái trong tâm hồn,
sự thỏa mãn và tình yêu thương với bản thân và mọi người xung quanh. Trạng thái
cảm xúc tự nhiên nhất của con người chúng ta là vui vẻ và mãn nguyện. Các rào cản
hay chướng ngại khiến chúng ta không đạt được những cảm xúc tích cực đó chính là
các quy trình tiêu cực học được từ cuộc sống mà chúng ta ngây thơ chấp nhận như
một phần “thiết yếu” hoặc “cuộc sống phải như vậy”. Khi chúng ta khám phá những
cảm xúc tích cực vốn có này và loại bỏ những chướng ngại cản trở chúng ta, cuộc
sống sẽ ý nghĩa và tươi đẹp hơn.
Những cảm xúc tích cực đó không phải là những xúc cảm thoáng qua, đến rồi đi
khi hoàn cảnh thay đổi, mà cố hữu trong cuộc sống và trở thành một phần của chúng
ta. Tìm được trạng thái cảm xúc này cho phép chúng ta thấy thoải mái hơn, vui vẻ
hơn, bất chấp hoàn cảnh có hứa hẹn một tương lai tươi sáng hay không. Khi cảm xúc
dễ chịu hơn, cuộc sống dường như đỡ phức tạp hơn và khó khăn của chúng ta cũng
giảm bớt. Lý do là khi cảm thấy dễ chịu hơn, chúng ta sẽ sáng suốt hơn và đạt tới khả
năng thường thức của bản thân. Chúng ta sẽ ít phản ứng, tự vệ và chỉ trích hơn; đưa ra
được các quyết định tốt hơn và giao tiếp hiệu quả hơn.
Cách tốt nhất để khám phá những cảm xúc tích cực sâu kín trong bạn là bắt đầu
bằng việc tìm hiểu ngọn nguồn của chúng. Năm nguyên tắc về hoạt động tâm lý học
sẽ đóng vai trò chỉ dẫn hoặc định hướng, giúp bạn lấy lại cảm giác yên bình vốn có.
Tôi gọi trạng thái tự nhiên này là “hoạt động tâm lý lành mạnh,” hoặc đơn giản hơn là

“cảm giác dễ chịu”. Bạn sẽ học cách phát hiện và bảo vệ bản thân khỏi những rào cản
tâm lý ngăn cản bạn đến với cảm giác tích cực - những suy nghĩ đầy lo âu mà bạn vẫn
thường trầm trọng hóa.
Bốn nguyên tắc đầu tiên trong cuốn sách này dựa trên một chuỗi các nguyên tắc
tâm lý ban đầu được phát triển bởi hai tiến sĩ Rick Suarez và Roger C. Mills. Họ chỉ
cho bạn cách tìm tới hạnh phúc bất cứ khi nào bạn muốn. Một khi được hiểu đúng,
các nguyên tắc đó sẽ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc và hài lòng, cho dù bạn đang gặp
phải vấn đề gì – tôi cam đoan là vậy! Với tư cách một nhà tư vấn giảng dạy những
nguyên tắc này, tôi thường xuyên chứng kiến mọi người thay đổi cuộc sống theo
hướng tích cực hơn, bất chấp những khó khăn họ gặp phải. Khi thực sự cảm thấy hài
lòng với cuộc sống của mình, bạn sẽ giải quyết được tất cả mọi vấn đề một cách dễ
dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết. Năm nguyên tắc mà tôi sắp giới thiệu thể hiện một
bước đột phá quan trọng trong việc thấu hiểu hoạt động tâm lý con người chúng ta.
Chúng vô cùng đơn giản nhưng lại có sức mạnh lớn lao, giúp giải thích cách làm việc
của tâm trí. Ai cũng có thể sử dụng những nguyên tắc này dù họ đang sống ở đâu –
chúng vượt qua mọi rào cản về văn hóa. Các nguyên tắc này sẽ được miêu tả chi tiết
ngay từ chương 1, nhưng tôi sẽ tóm tắt chúng ra đây:
Tư duy. Khả năng suy nghĩ của chúng ta tạo ra trải nghiệm tâm lý trong cuộc sống,
và tư duy là một chức năng được điều khiển bởi ý thức con người.
Tâm trạng. Chúng ta hiểu rằng tư duy là một chức năng có ý thức, thay đổi từng
phút từng ngày; những khác biệt đó gọi là tâm trạng.
Những thực tại tâm lý riêng biệt. Bởi mỗi người đều suy nghĩ theo một cách duy
nhất, nên mỗi chúng ta đều sống trong một thực tại tâm lý riêng biệt với nhau.
Cảm xúc. Cảm xúc và tình cảm của chúng ta đóng vai trò như một cơ chế phản hồi
sinh học bên trong, cho biết chúng ta đang như thế nào xét trên quan điểm tâm lý.
Thực tại. Hãy học cách chú ý đến hiện tại bằng cách quan tâm đến cảm xúc của
chúng ta, cho phép chúng ta sống tích cực và hiệu quả nhất mà không bị xao lãng bởi
những suy nghĩ tiêu cực. Thực tại là nơi chúng ta tìm thấy hạnh phúc và sự thanh thản
trong tâm hồn.
Hiểu được cách hoạt động của trí não, bạn sẽ tìm được hạnh phúc – một cảm giác

tuyệt vời giúp bạn tự do hưởng thụ cuộc sống và các mối quan hệ xung quanh. Hầu
hết các phương thức kiếm tìm hạnh phúc đều ủng hộ việc làm gì đó hoặc thay đổi điều
gì đó trong cuộc sống. Nhưng kinh nghiệm cho thấy đây chỉ là một liều thuốc tạm
thời. Quan niệm cho rằng để hạnh phúc, chúng ta phải làm gì đó khác biệt vẫn luôn
tồn tại khi những thay đổi liên tục diễn ra. Rồi nó bắt đầu quay ra tìm kiếm những sai
lầm, những thực tại cần thay đổi và sửa chữa trước cả khi chúng ta có thể cảm nhận
được hạnh phúc. Nhưng khi đã hiểu năm nguyên tắc về hoạt động tâm lý hữu ích, bạn
có thể đảo ngược tình thế và cảm thấy hạnh phúc ngay lập tức, ngay cả khi bạn và
cuộc sống của bạn không hề hoàn hảo! Một khi cảm thấy hài lòng và không bị phân
tâm bởi những suy nghĩ tiêu cực sai lầm, bạn sẽ tiếp cận dễ dàng hơn tới sự thông tuệ
và khả năng thường thức của bản thân, từ đó tìm ra các giải pháp và lựa chọn từng bị
chôn chặt dưới sức nặng của những mối lo toan và tranh đấu nội tâm.
Cảm giác mãn nguyện là nền tảng cho một cuộc sống trọn vẹn. Nó đem lại những
mối quan hệ tốt đẹp, sự thỏa mãn về công việc, các kỹ năng nuôi dạy con cái (đối với
bậc làm cha mẹ), cùng trí tuệ và khả năng thường thức để ta sống thoải mái và vui vẻ.
Không có cảm giác hài lòng, cuộc sống sẽ trở thành một chiến trường nơi con người
quá bận rộn vật lộn với những khó khăn mà không thưởng thức được vẻ đẹp của cuộc
sống. Bị nuốt trọn bởi những mối lo toan, với hy vọng rồi một ngày mọi thứ sẽ tốt đẹp
hơn, chúng ta đang trì hoãn sự hài lòng trong khi cuộc đời vẫn xoay. Với cảm giác
hạnh phúc, chúng ta có thể tận hưởng trọn vẹn cuộc sống ngay lúc này. Tất nhiên,
những khó khăn của bạn rất “thật” và quan trọng, nhưng khi bạn học được cách hài
lòng thì những vấn đề đó sẽ không thể ngăn bạn hưởng thụ cuộc sống. Một cảm giác
hài lòng đem đến cho bạn niềm vui thích như thuở ấu thơ – một cách sống thoải mái
vô ưu giúp ta trân trọng những thứ vô cùng đơn giản, biết ơn những món quà cao quý
mà cuộc sống đem lại cho mình.
Kiến thức mới này có thể được áp dụng cho mọi khó khăn thách thức trong cuộc
sống. Bạn sẽ không cần học những kỹ thuật phức tạp của các “cơ chế xử lý” để giải
quyết mỗi vấn đề riêng biệt; bạn chỉ cần học cách sống trong trạng thái cảm xúc thỏa
mãn hơn: trạng thái yêu thương. Những kiến thức này hay ở chỗ khi được hiểu đúng,
chúng sẽ tồn tại mãi mãi với thời gian. Nói như vậy không có nghĩa là bạn sẽ không

bao giờ mất đi tình yêu – nhưng khi rơi vào hoàn cảnh đó, bạn sẽ hiểu tại sao mình đi
chệch hướng và biết chính xác cách để quay lại với một hướng đi tốt đẹp hơn.
Chìa khóa cho hạnh phúc: Tâm trí của bạn
Về cơ bản, tâm trí phục vụ bạn theo hai cách. Đó là bộ nhớ lưu trữ thông tin và trải
nghiệm trong quá khứ, đồng thời là vật truyền dẫn trí tuệ và khả năng thường thức. Bộ
nhớ, hay chiếc “máy tính” là một phần của bộ não dùng để phân tích, so sánh, liên hệ
các sự vật hiện tượng và tính toán. Giá trị của bộ phận này rất rõ ràng: không có nó
chúng ta không sống được. Phần còn lại của bộ não, tức là “vật truyền dẫn” mà tất cả
chúng ta đều có, đảm nhiệm chức năng xử lý các vấn đề của trái tim – nơi thông tin
lưu trong máy tính không đầy đủ. Ngọn nguồn của cảm giác hài lòng, niềm vui sướng
và trí tuệ nằm ở phần não “truyền dẫn”, chứ không phải phần “máy tính”.
Một bước trong quá trình tiếp cận phần còn lại của bộ não đó là thừa nhận sự tất
yếu và thiết thực của nó. Sẽ thật bất hợp lý nếu sử dụng một chiếc máy tính để giải
quyết các vấn đề về hôn nhân hay công việc, hoặc để quyết định xem nên nói chuyện
liên quan đến ma túy với con bạn đang ở tuổi vị thành niên như thế nào, hay dạy trẻ
nhỏ về tính kỷ luật ra sao. Hầu hết mọi người không dùng một chiếc máy tính để giải
quyết tất cả các vấn đề cá nhân hay tình cảm như vậy; chúng đòi hỏi sự mềm dẻo và
khôn ngoan. Nếu không hiểu và coi trọng phần “truyền dẫn” trong mỗi người (hoạt
động tâm lý lành mạnh), chúng ta sẽ không có cách nào khác ngoài việc nhờ đến
“máy tính” giải quyết các vấn đề cá nhân. Các phương án mới không đến từ những gì
bạn đã biết trong phần máy tính của bộ não. Chúng đến từ một sự thay đổi trong trái
tim, từ cách nhìn cuộc sống khác biệt, từ những phần vô danh, sâu kín hơn trong con
người bạn.
Câu chuyện quen thuộc về một người bị mất chìa khóa sẽ minh họa rõ hơn quan
điểm này. Anh ta nghĩ và nghĩ (theo cách của máy tính) xem liệu chiếc chìa khóa của
mình có thể ở đâu, nhưng không thể nghĩ ra. Đơn giản là anh ta không tài nào nhớ
được. Rồi khi anh ta thôi suy nghĩ và nhìn ra cửa sổ, trong đầu anh ta bỗng nhiên nảy
ra câu trả lời, và nhớ ra chính xác đã để nó ở đâu. Câu trả lời đến khi anh ta thư giãn
đầu óc, chứ không phải khi tập trung suy nghĩ. Tất cả chúng ta đều từng trải qua tình
huống tương tự, nhưng ít ai học được bài học quý giá rằng cách để biết chính là

“không biết”. Thay vào đó, chúng ta tiếp tục nghĩ rằng câu trả lời đến từ việc vò đầu
bứt tai, từ việc sử dụng chiếc “máy tính”.
Bạn có thể học cách tiếp cận và tin tưởng vào hoạt động tâm lý lành mạnh – phần
tĩnh lặng trong tâm trí bạn là ngọn nguồn của những cảm xúc tích cực sẵn có, cũng là
phần khôn ngoan trong con người bạn có thể đưa ra những câu trả lời. Còn khi không
biết, phần “truyền dẫn” sẽ hiểu rằng nó không biết. Bạn có thể học về sự khác biệt
giữa tư duy của máy tính và tư duy sáng tạo – khi nào bạn nên tin vào chiếc “máy
tính” của bạn, và khi nào nên ngừng tạo áp lực và lắng lại.
Mục tiêu của cuốn sách là giúp bạn trải nghiệm trạng thái tâm lý (hài lòng) tốt đẹp
này thường xuyên hơn trong cuộc sống. Khi con người học cách sống trong trạng thái
bình yên về tâm hồn này, ta nhận ra hạnh phúc và hài lòng thực chất không liên quan
gì đến hoàn cảnh. Không phải là mọi thứ không cần “tốt đẹp” – tất nhiên như vậy là lý
tưởng nhất – nhưng không nhất thiết lúc nào chúng cũng phải tốt đẹp thì chúng ta mới
hạnh phúc. Chúng ta thường không kiểm soát được con người hay sự việc, nhưng lại
có sức mạnh lớn lao để cảm thấy hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống của chính
mình. Một phụ phẩm chất lượng của cảm giác hạnh phúc “không cần lý do” là rồi mọi
khó khăn sẽ tự động được giải quyết. Chúng ta thực sự suy nghĩ tích cực hơn, rõ ràng
hơn và thông minh hơn khi tâm trí không chứa đầy những mối lo toan ngần ngại.
Tâm trí có thể làm việc cho chúng ta, nhưng cũng có thể chống lại chúng ta bất cứ
lúc nào. Chúng ta có thể học cách chấp nhận và sống với các quy luật tâm lý tự nhiên
vẫn chi phối con người, hiểu cách nương theo dòng chảy cuộc sống thay vì đấu tranh
với nó. Chúng ta có thể trở lại với trạng thái hài lòng vốn có.
Năm nguyên tắc này sẽ dạy bạn cách sống trong trạng thái cảm xúc tích cực nhiều
hơn. Hãy sử dụng chúng như một công cụ định hướng dẫn bạn đi hết con đường đời
và chỉ cho bạn đến với hạnh phúc.
Phần 1: Các nguyên tắc
Chương 1: Nguyên tắc tư duy
Tất cả những gì bạn đạt được và không đạt được đều là sản phẩm trực tiếp từ tư
duy của chính bạn.
— James Allen

Con người là những sinh vật biết tư duy. Mọi thời khắc mỗi ngày, bộ óc của chúng
ta đều hoạt động liên tục để giải nghĩa những gì chúng ta nhìn thấy và trải nghiệm.
Mặc dù điều này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng đó là một trong những nguyên tắc ít
được hiểu tường tận nhất trong cấu trúc tâm lý con người. Trong khi đó, hiểu biết về
bản chất của tư duy chính là nền tảng để có một cuộc sống hạnh phúc và trọn vẹn.
Tư duy là một khả năng – một chức năng của ý thức con người. Không ai biết
chính xác tư duy bắt nguồn từ đâu, nhưng có thể nói tư duy và thứ duy trì nhịp đập
cho trái tim con người đến từ cùng một nơi – chúng đến từ sự sống. Cũng giống như
các chức năng khác, suy nghĩ luôn hoạt động cho dù chúng ta muốn hay không. Theo
đó, “tư duy” là một thành tố không chỉ của riêng ai.
Mối liên hệ giữa tư duy và cảm xúc
Mỗi cảm xúc tiêu cực (và tích cực) đều là kết quả trực tiếp của tư duy. Cảm giác
ghen tuông, buồn bã hay giận dữ không thể xuất hiện nếu không có suy nghĩ ghen
tuông, buồn bã và giận dữ. Chúng ta không thể chán nản nếu không có những suy
nghĩ chán nản. Điều này dường như là hiển nhiên, nhưng nếu hiểu nó rõ hơn, chúng ta
đều cảm thấy hạnh phúc hơn và sẽ sống trong một thế giới hạnh phúc hơn!
Hầu hết khách hàng làm việc với tôi trong những năm qua đều bắt đầu những buổi
gặp gỡ như thế này:
Khách hàng : “Hôm nay tôi cảm thấy vô cùng chán nản.”
Richard : “Anh có nhận thấy rằng mình đang có những suy nghĩ chán nản không?”
Khách hàng : “Tôi không hề có suy nghĩ tiêu cực hay chán nản, tôi chỉ cảm thấy
chán thôi.”
Phải mất một thời gian tôi mới nhận ra vấn đề trong cuộc nói chuyện của chúng tôi.
Chúng ta đều được dạy rằng “suy nghĩ” nghĩa là ngồi xuống “trầm ngâm”, dành nhiều
thời gian và công sức cho nó, như thể chúng ta đang giải một bài toán vậy. Theo quan
niệm về tư duy này, một người không muốn dành sáu tiếng đồng hồ ám ảnh chỉ về suy
nghĩ tức giận có thể cảm thấy khá “bình thường” nếu có khoảng mười lăm đến hai
mươi suy nghĩ tức giận, mỗi lần khoảng 30 giây.
“Suy nghĩ về thứ gì đó” có thể kéo dài đến vài ngày hoặc chỉ trong một giây. Chúng
ta thường coi trường hợp thứ hai không quan trọng, nếu ta nhận ra nó. Nhưng không

phải vậy. Cảm xúc tuân theo và phản ứng trước một suy nghĩ, cho dù suy nghĩ đó kéo
dài bao lâu chăng nữa. Ví dụ, nếu bạn nghĩ dù chỉ thoáng qua rằng “Ai cũng quan tâm
đến anh trai mình hơn. Mình chưa bao giờ được quý mến như anh ấy cả,” thì việc hiện
giờ bạn cảm thấy khó chịu với anh trai mình không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Nếu bạn nghĩ “Sếp không đánh giá cao mình – mình sẽ không bao giờ được thừa nhận
như những gì mình xứng đáng,” thì cảm giác rằng “công việc của mình thật tồi tệ”
chẳng chóng thì chầy cũng xuất hiện ngay sau suy nghĩ đó thôi. Tất cả đều diễn ra chỉ
trong một tích tắc. Khoảng thời gian cần thiết để cảm nhận được ảnh hưởng của tư
duy cũng bằng khoảng thời gian để nhìn thấy ánh sáng sau khi bật công tắc đèn.
Tác động xấu của tư duy xuất hiện khi chúng ta quên mất rằng “tư duy” cũng là
một chức năng của ý thức – một khả năng mà ai cũng có. Chúng ta sản sinh ra những
suy nghĩ của chính mình. Tư duy không phải là điều gì đó xảy ra với chúng ta, mà là
việc chúng ta làm. Nó đến từ bên trong con người, chứ không phải từ bên ngoài.
Những gì chúng ta nghĩ quyết định những gì chúng ta thấy – mặc dù dường như nó
phải theo chiều ngược lại mới đúng.
Hãy cùng xem xét trường hợp một vận động viên chuyên nghiệp đã “làm cả đội
thất vọng” khi mắc một lỗi nghiêm trọng trong trận tranh cúp vô địch cuối cùng trước
khi anh ta giải nghệ. Suốt nhiều năm sau khi từ giã sự nghiệp, thỉnh thoảng anh ta vẫn
suy ngẫm về lỗi lầm đó. Khi mọi người hỏi “Tại sao lúc nào anh cũng có vẻ chán nản
như vậy?”, anh ta đáp: “Tôi thật ngu ngốc khi mắc phải sai lầm ấy. Anh còn muốn tôi
cảm thấy như thế nào nữa đây?” Vận động viên này không tự coi mình là chủ thể của
suy nghĩ, cũng không hiểu rằng những suy nghĩ đó chính là ngọn nguồn của mọi đau
khổ. Nếu bạn nói với anh ta rằng những suy nghĩ đó chính là nguyên nhân khiến anh
ta buồn chán, anh ta sẽ thành thật đáp rằng: “Không phải vậy. Tôi buồn chán vì sai
lầm mình gây ra, chứ tôi không hề nghĩ ngợi gì về nó. Thực ra tôi hầu như không còn
nghĩ về nó nữa rồi. Tôi chỉ cảm thấy đau khổ vì thực tế đã diễn ra như vậy thôi.”
Chúng ta có thể gặp nhiều tình huống tương tự: một mối quan hệ trong quá khứ,
một mối quan hệ hiện tại “đang gặp sóng gió”, một sai lầm trong quản lý tài chính,
những lời nói cay nghiệt mà chúng ta đã làm tổn thương người khác, những chỉ trích
nhắm tới chúng ta, thực tế là cha mẹ chúng ta không hoàn hảo như chúng ta tưởng,

việc chúng ta chọn nhầm bạn bè hoặc nghề nghiệp, hay bất cứ chuyện gì – tất cả đều
giống nhau. Chính suy nghĩ của chúng ta, chứ không phải hoàn cảnh, quyết định cảm
xúc con người. Nhiều khi chúng ta quên rằng chính ta là người chịu trách nhiệm trước
những suy nghĩ của bản thân, chính ta là người suy nghĩ, vì thế, ta cảm giác như hoàn
cảnh tạo nên cảm xúc và trải nghiệm của chúng ta về đời sống. Do đó mỗi khi bất
hạnh, con người lại càng dễ đổ lỗi cho hoàn cảnh, và điều đó khiến chúng ta cảm thấy
bất lực trước cuộc đời mình.
Chúng ta làm chủ tư duy của chính mình
Không giống như các chức năng hay khả năng khác của con người, chúng ta
thường không nhớ rằng chính ta làm chủ tư duy. Ai cũng đều biết rằng giọng nói là
sản phẩm của khả năng ngôn ngữ. Rõ ràng là chúng ta không thể giật mình vì khả
năng nói của bản thân, bởi ta thừa biết rằng chính mình tạo ra những âm thanh đó.
Chúng ta có thể gào thét, kêu la, nổi giận và quát mắng, nhưng chúng ta vẫn không sợ
giọng nói của mình.
Tương tự đối với khả năng nạp và tiêu hóa thức ăn. Bạn không bao giờ ăn thứ gì đó
rồi tự hỏi tại sao mình lại cảm nhận được vị trên lưỡi – bạn luôn ý thức được rằng
mình là người đưa thức ăn vào miệng.
Nhưng tư duy thì khác. William James, cha đẻ của ngành tâm lý học Hoa Kỳ, từng
nói: “Tư duy là ngọn nguồn của trải nghiệm.” Mọi trải nghiệm và nhận thức trong
cuộc sống đều dựa trên tư duy. Bởi tư duy đi trước mọi thứ và tự động vận hành, nên
nó căn bản hơn và “gần gũi” hơn bất cứ chức năng nào của chúng ta. Chúng ta vô thức
học cách diễn giải những suy nghĩ của bản thân như thể chúng là “hiện thực”, nhưng
tư duy thực chất chỉ là một khả năng của con người – chúng ta sản sinh ra những suy
nghĩ đó. Chúng ta rất dễ tin rằng bởi ta nghĩ điều gì đó thì chủ thể (nội dung) của suy
nghĩ đó sẽ biểu trưng cho thực tại. Nhưng khi nhận ra rằng tư duy chỉ là một khả năng
chứ không phải thực tại, chúng ta có thể xóa bỏ mọi suy nghĩ tiêu cực thoáng qua
trong đầu. Khi làm như vậy, cảm giác tích cực về hạnh phúc bắt đầu xuất hiện. Nếu
nuôi dưỡng những suy nghĩ tiêu cực (chú ý quá nhiều hoặc ngập chìm trong chúng), ta
sẽ đánh mất cảm giác tích cực và hứng chịu ảnh hưởng tiêu cực từ chúng.
Dưới đây là một ví dụ tiêu biểu về việc ý tưởng bị hiểu sai như thế nào và việc

thiếu hiểu biết này ảnh hưởng đến chúng ta ra sao – những “chủ nhân suy nghĩ”. Giả
như bạn vô tình làm đổ một cốc nước xuống sàn một quán ăn, và khi ngẩng lên, bạn
thấy một người đàn ông ở cách đó hai bàn ném cho bạn một ánh nhìn mà theo bạn là
có vẻ khó chịu. Bạn phản ứng một cách giận dữ, “Ông ta bị làm sao vậy? Chẳng lẽ
ông ta chưa làm đổ cái gì bao giờ à? Đúng là đồ khùng!” Những suy nghĩ về sự việc
vừa xảy ra khiến bạn buồn bực, và cuối cùng bạn phá hỏng cả buổi chiều của mình.
Mỗi khi nhớ đến sự cố đó, và suy nghĩ về nó, bạn lại thấy tức giận. Nhưng sự thật là
người đó thậm chí còn không nhìn thấy bạn làm đổ nước. Anh ta đang ở trong thế giới
riêng của mình, dằn vặt với những suy nghĩ của chính mình về một sai lầm nào đó anh
ta mới gây ra. Anh ta chẳng chú ý chút gì đến bạn hết! Thực tế, anh ta còn không biết
rằng bạn tồn tại trên đời.
Bất hạnh thay, tất cả chúng ta đều từng nhiều lần trải qua những tình huống như
vậy. Chúng ta quên mất rằng mình chỉ đang suy nghĩ. Chúng ta lấp đầy đầu óc bằng
những thông tin sai lệch, và sau đó hiểu chúng là “hiện thực” thay cho “ý nghĩ”. Giá
như chúng ta nhớ được rằng chúng ta chính là chủ nhân suy nghĩ. Nếu chúng ta thực
sự hiểu rằng mình đang suy nghĩ về điều gì đó, chúng ta sẽ chịu tác động của chính
những suy nghĩ ấy, và do đó với sự việc xảy ra ở nhà hàng, chúng ta có thể nhận ra
chính suy nghĩ nội tại chứ không phải ai khác khiến ta buồn bực.
Hiểu được nguyên tắc của tư duy và cách áp dụng chúng vào trải nghiệm sống là
một món quà vô giá. Chúng ta không nhất thiết phải đấu tranh không ngừng với môi
trường và mọi người xung quanh. Chúng ta cần duy trì cảm giác hạnh phúc tích cực
bởi ta không còn bị áp lực phải nghiêm trọng hóa mọi ý nghĩ nảy ra trong đầu. Có thể
bạn không có quyền kiểm soát đối với người khác, nhưng bạn có thể tránh được
những tác động bất lợi từ những suy nghĩ của chính mình về người đó khi bạn hiểu
rằng những gì bạn nghĩ chỉ là “ý nghĩ,” chứ không phải là “hiện thực”. Suy nghĩ của
bạn quyết định cảm xúc chứ không phải sự việc. Khi không còn những ý nghĩ tiêu cực
nữa, cảm giác tích cực sẽ xuất hiện.
Nếu không hiểu được nguyên tắc này, bạn sẽ thấy dường như suy nghĩ bị định đoạt
bởi thế giới bên ngoài. Nhưng thực tế thì ngược lại. Chính tư duy hình thành kinh
nghiệm của chúng ta về cuộc sống. Cách chúng ta suy nghĩ về điều gì đó, và quan

trọng nhất là cách chúng ta liên hệ tới tư duy của mình, sẽ quyết định ảnh hưởng của
nó lên chúng ta. Bản thân tình huống bên ngoài là trung lập. Chỉ tư duy mới khiến nó
trở nên ý nghĩa mà thôi. Đây là lý do tại sao cùng một sự việc có thể sẽ mang những ý
nghĩa hoàn toàn khác biệt đối với mỗi cá thể khác nhau. Trong ví dụ ở nhà hàng, nếu
bạn xóa bỏ những suy nghĩ tiêu cực thì chuyện xảy ra đã không làm bạn phiền lòng.
Khi tư duy tích cực, bạn sẽ vẫn suy nghĩ, nhưng bạn không “chạy theo chúng” để
chúng làm khó bạn.
Mối liên hệ của chúng ta với tư duy
Hiểu biết của một người về mối liên hệ giữa tư duy và thực tế có thể được cắt nghĩa
thành một thể liên tục như sau:
Ở một bên, suy nghĩ được coi là “hiện thực”. Xét về mặt lâm sàng, việc này giống
như người mắc bệnh tâm thần – họ không bao giờ sử dụng từ suy nghĩ. Người bệnh
tâm thần thực chất cho rằng mọi suy nghĩ là hiện thực. Đối với anh ta, suy nghĩ và
hiện thực chẳng hề khác biệt. Nếu nghĩ rằng mình nghe thấy những giọng nói bảo phải
nhảy ra ngoài cửa sổ, anh ta sẽ cố làm theo như vậy; nếu nghĩ mình nhìn thấy một con
quái vật, anh ta sẽ bỏ chạy. Dù suy nghĩ điều gì, anh ta cũng đều tin rằng chúng là
hiện thực, và lúc nào cũng vậy.
Ở đầu bên kia của chuỗi là mẫu người hiểu được quá trình tư duy – một người điển
hình cho tinh thần lành mạnh và hạnh phúc – không nghiêm trọng hóa những suy nghĩ
của bản thân hay bất cứ ai – một người hiếm khi để cho những suy nghĩ nhấn chìm và
làm hỏng cả ngày của mình. Người ở phía này của cán cân có thể suy nghĩ rất nhiều,
nhưng anh ta vẫn hiểu rằng “đó chỉ là suy nghĩ mà thôi”.
Hầu hết chúng ta ở giữa hai thái cực trên. Rất ít người trong chúng ta nghiêm trọng
hóa mọi suy nghĩ để bị coi là kẻ tâm thần. Tuy nhiên, thật ngạc nhiên là số người hiểu
đầy đủ về bản chất của tư duy để nằm ở thái cực bên kia thậm chí còn ít hơn. Hầu hết
chúng ta đều không hiểu rằng chúng ta là chủ nhân của những suy nghĩ của chính
chúng ta – chúng ta tự mình tạo ra nó. Có lẽ chỉ một vài lần chúng ta hiểu được điều
đó mà thôi. Đầu óc chúng ta sẽ tạo ra vô số ngoại lệ cho nguyên tắc này, và điều đó
ngăn cản chúng ta tiếp cận những kiến thức cần thiết để vận dụng nó vào trong cuộc
sống. Ví dụ, một ngày nào đó bạn cảm thấy buồn chán và nghĩ rằng: “Mình sẽ chẳng

bao giờ hoàn thành được dự án này.” Thay vì tự nói với bản thân “Ôi, mình lại nghĩ
thế rồi,” và chấm dứt những suy nghĩ tiêu cực ngay lúc đó, bạn lại tiếp tục nghiền
ngẫm. Bạn sẽ nói, “Mình biết ngay từ khi mới bắt đầu mà; lẽ ra không nên bắt tay vào
dự án này; mình chưa bao giờ làm tốt những việc thế này và sẽ chẳng bao giờ làm
được cả,” v.v Hiểu rõ về tư duy giúp chúng ta ngăn cản “sự tấn công của suy nghĩ”
trước khi chúng đánh gục chúng ta. Hãy coi những kiểu tư duy này như những vệt
nhiễu trên màn hình ti vi. Nghiên cứu và phân tích vệt nhiễu sóng trên màn hình
chẳng có giá trị gì hết, và việc nghiền ngẫm sự nhiễu sóng trong tư duy của chúng ta
cũng vậy. Nếu không hiểu biết đầy đủ về tư duy, một chút nhiễu sóng dù là nhỏ nhất
cũng lớn dần đến mức có thể hủy hoại cả một ngày, thậm chí là cả một đời. Khi coi
những suy nghĩ tiêu cực là nhiễu sóng màn hình, bạn có thể vứt bỏ chúng khi chúng
không còn phục vụ cho nhu cầu của mình nữa. Trong ví dụ nêu trên, những suy nghĩ
tiêu cực về khả năng hoàn thành một dự án rõ ràng không thể giúp bạn hoàn thành nó
được.
Chúng ta ai cũng đều tạo ra một dòng suy nghĩ liên tục suốt 24 giờ trong ngày. Khi
một suy nghĩ nào đó bị lãng quên, nó sẽ biến mất, nhưng lại trở về khi chúng ta tiếp
tục nghĩ về nó. Nhưng dù trong tình huống nào thì đó cũng chỉ là một suy nghĩ mà
thôi. Trên thực tế, điều này có ý rằng nghĩ về thứ gì đó không có nghĩa là chúng ta quá
coi trọng chúng đến mức phản ứng lại một cách tiêu cực. Hãy lựa chọn một vài ý nghĩ
mà bạn mong muốn phản ứng lại.
Hầu hết chúng ta đều biết cách áp dụng nguyên tắc này lên người khác, nhưng lại
không biết áp dụng nó cho mình. Xét trường hợp một người lái xe nổi nóng khi đang
lái xe trên đường cao tốc. Một chiếc xe khác lao ra ngáng đường anh ta và suýt gây tai
nạn. Một suy nghĩ thoáng xuất hiện trong đầu anh ta: “Mình muốn bắn chết gã nào lái
chiếc xe đó!” Đó chỉ là một suy nghĩ thoáng qua. Hầu hết chúng ta đều bỏ qua và cho
rằng đó là một suy nghĩ ngớ ngẩn. Tất cả chúng ta đều muốn người lái xe đó cẩn trọng
hơn, chứ không ai muốn hiện thực hóa ý nghĩ đầy bạo lực của mình. Tuy nhiên, một
người tâm thần không dễ dàng bỏ qua suy nghĩ của mình. Anh ta nhiệt thành tin rằng
bất cứ suy nghĩ nào xuất hiện trong đầu cũng là hiện thực và cần phải nghiêm túc với
chúng.

Chúng ta có thể thông cảm (nếu không phải là cười vào mặt) những kẻ ngốc nào
nghiêm trọng hóa những suy nghĩ như vậy, nhưng tất cả chúng ta đều làm điều tương
tự hàng trăm lần mỗi ngày, chỉ là ở dạng thức khác và mức độ khác mà thôi. Mỗi
chúng ta, theo cách riêng của mình, đều nhầm lẫn giữa suy nghĩ và hiện thực. Ta dễ
dàng nhận ra ý nghĩ của người khác chỉ “đơn thuần là ý nghĩ” (như trong trường hợp
của người lái xe trên đường cao tốc kia), nhưng dường như lại không thể tự coi ý nghĩ
của bản thân theo hướng tương tự. Và tại sao những suy nghĩ của chúng ta lại có vẻ
thật đến vậy? Bởi chính ta là người tạo ra chúng.
Không nhất thiết lúc nào cũng phải nghiêm trọng hóa những suy nghĩ của bản thân.
Đối với một người, ý nghĩ rằng: “Không biết cô ấy có thích mình không nhỉ, chắc
là không rồi,” có thể khiến anh ta buồn bực. Nhưng anh ta vẫn nhận ra rằng người lái
xe trên đường cao tốc chỉ “đang nghĩ như vậy mà thôi”. Hầu hết chúng ta tin rằng nếu
ta suy nghĩ điều gì thì nó đáng được chú ý và quan tâm thực sự, nhưng với suy nghĩ
của người khác, ta dễ dàng nhận ra đó chỉ là một ý nghĩ không đáng quan tâm. Tại sao
lại như vậy? Một lần nữa, lý do bởi tư duy là điều định hình nên hiện thực của chúng
ta từ bên trong. Do nó quá gần gũi đến mức chúng ta quên mất chính mình là người
tạo ra nó. Tư duy giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa của những gì ta nhìn thấy – chúng
ta cần nó để sống trong thế giới này và hiểu được ý nghĩa của cuộc sống. Tuy nhiên,
khi hiểu được bản chất thực sự và mục đích của tư duy, ta không cần quá coi trọng
(hoặc quá nghiêm trọng) bất cứ điều gì ta bất chợt nghĩ đến; và như thế cảm giác sẽ
nhẹ nhõm hơn.
Tư duy của chúng ta không phải là “hiện thực”, mà chỉ là nỗ lực nhằm giải thích
một tình huống nhất định mà thôi. Cách chúng ta giải thích những gì ta nhìn thấy tạo
ra một phản ứng về mặt cảm xúc. Phản ứng đó không phải là sản phẩm của những gì
xảy đến với chúng ta, mà được tạo ra từ tư duy, từ hệ thống niềm tin của con người.
Minh họa điều này là ví dụ về một gánh xiếc đến thị trấn biểu diễn. Đối với những
người và gia đình yêu xiếc, đây là một dịp lớn để chào mừng. Còn với những người
không thích xiếc thì việc giao thông ùn tắc và sự lộn xộn lại khiến họ khó chịu. Bản
thân gánh xiếc là trung lập – nó không phải là nguyên do của những phản ứng tích cực
hay tiêu cực. Chúng ta có thể tự nghĩ ra nhiều ví dụ tương tự khác. Một khi hiểu được

khái niệm này, những suy nghĩ của chúng ta có thể là một món quà tuyệt vời và giúp
đỡ chúng ta trong cuộc sống. Ngược lại, chúng ta có thể trở thành nạn nhân của những
suy nghĩ của mình và chất lượng cuộc sống của chúng ta cũng vì thế mà giảm sút. Do
suy nghĩ của chúng ta mỗi lúc lại thay đổi, nên cuộc sống trở thành một cuộc chiến,
nếu không muốn nói là một chiến trường.
Mức độ hạnh phúc của chúng ta dường như thăng giáng cùng hoàn cảnh. Thực tế,
không phải hoàn cảnh mà chính cách lý giải chúng của chúng ta mới quyết định mức
độ hạnh phúc của mỗi người. Đây là lý do tại sao những hoàn cảnh giống nhau lại có
thể mang ý nghĩa khác hẳn đối với mỗi người. Học cách nhìn nhận những suy nghĩ
tiêu cực như một dạng nhiễu sóng thần kinh, bạn sẽ không còn quan tâm quá mức đến
chúng nữa.
Hiểu được bản chất của tư duy giúp chúng ta sống trong trạng thái nghỉ ngơi, trạng
thái trung lập, với cảm giác tích cực, hạnh phúc và mãn nguyện vô ưu. Khi chúng ta
ngừng suy nghĩ về những điều chúng ta đang nghĩ đến, đặc biệt là những suy nghĩ tiêu
cực, thì cảm giác dễ chịu, thoải mái sẽ ở lại với chúng ta. Điều đó hoàn toàn không có
nghĩa là chúng ta không cần suy nghĩ – chắc chắn là có. Nó chỉ ra rằng tư duy tiêu cực
– những ý nghĩ gây phiền não và bất hạnh – không đáng để chúng ta dằn vặt, bởi
chúng lấy đi thứ chúng ta tìm kiếm: hạnh phúc. Sự hài lòng tạo ra khoảng trống cần
thiết trong tâm hồn để những suy nghĩ mới mẻ, sáng tạo nảy sinh, cho phép chúng ta
thư thái đầu óc như con trẻ để mang đến những điều kỳ diệu và bất ngờ trong cuộc
sống.
Đầu óc thư thái còn giúp chúng ta lắng nghe mọi người một cách tình cảm. Nó cho
phép ta lắng nghe cả những lời chỉ trích mà không cảm thấy khó chịu, bởi ta không
còn phân tích chúng nữa – ta chỉ đơn giản tiếp nhận thông tin mà thôi.
Tóm lại, mối quan hệ giữa bạn với những suy nghĩ của chính mình sẽ quyết định
sức khỏe tinh thần và mức độ hạnh phúc của bạn. Bạn có tin rằng vì bạn nghĩ về thứ
gì đó, nên chắc chắn nó phải là việc nghiêm túc không? Hay bạn hiểu rằng suy nghĩ là
việc bạn làm bằng bản năng, và bạn không được nhầm lẫn giữa tư duy và hiện thực?
Bạn có thể suy nghĩ rồi để những ý nghĩ trôi đi và thư thái đầu óc, hay cảm thấy buộc
phải nghiền ngẫm hay phân tích chúng?

Laura và Steve
Laura đang lái xe đến gặp bạn trai cô là Steve. Trên đường, cô nghe tin tức trên
radio về số lượng các cuộc hôn nhân kết thúc bằng việc ly hôn. Cô bắt đầu nghĩ:
“Không biết mình và Steve có kết hôn không nhỉ. Cuộc hôn nhân của bọn mình liệu
có tốt đẹp không? Steve có rất nhiều nét tính cách giống người cha từng ly hôn của
anh ấy. Steve thường trễ hẹn và làm việc quá chăm chỉ. Không biết đối với anh ấy,
mình có quan trọng bằng công việc không đây? Rồi còn con cái nữa, liệu chúng có
quan trọng hơn công việc của anh ấy không?” Và Laura bắt đầu đăm chiêu suy nghĩ.
Suy nghĩ của Laura tự động xuất hiện. Chúng diễn ra chỉ trong chốc lát. Hãy so
sánh tác động của chúng lên tư duy của Laura, trên nền tảng mối quan hệ tình cảm của
cô ấy. Đầu tiên, cứ cho rằng Laura (giống như hầu hết mọi người) tin rằng nếu điều gì
đó nảy ra trong đầu thì nó đáng được chú ý và nhìn nhận nghiêm túc. Laura không hề
nhận thức rằng cô đang tạo ra suy nghĩ, mà cho rằng những suy nghĩ của mình ắt phải
là xác đáng. Giờ cô cảm thấy thực sự lo lắng về mối quan hệ của mình với bạn trai, và
quyết định đem vấn đề nói với Steve. Cô lái xe trong nỗi lo âu trên suốt quãng đường
còn lại.
Giờ hãy xem xét một khả năng khác. Theo đó, Laura hiểu được những suy nghĩ tạo
ra trải nghiệm của cô trong cuộc sống như thế nào. Vẫn là những ý nghĩ đó thoáng qua
đầu Laura, và trong chốc lát, cô bắt đầu cảm nhận được tác động tiêu cực của chúng.
Rồi Laura nhận ra rằng không phải Steve mà chính những suy nghĩ của cô mới khiến
cô lo lắng về mối quan hệ giữa hai người. Cho đến giờ phút này, mối quan hệ giữa họ
vẫn hoàn toàn ổn. Vài giây trước đó, trước khi nghe thấy bản tin, Laura vẫn nghĩ rằng
mọi chuyện đều tốt đẹp – cô ở trong tâm trạng tốt đẹp đó khi chỉ nghĩ về chúng chứ
không nghiền ngẫm, phân tích chúng. Laura bật cười và thầm ơn trời vì cô không còn
là nạn nhân của chính những suy nghĩ của mình nữa. Laura đã biết nhìn nhận sự việc
một cách nhẹ nhàng hơn và xóa tan những suy nghĩ đó. Cô tiếp tục vừa lái xe vừa
nghe những bản nhạc yêu thích trong niềm hạnh phúc.
Lựa chọn phản ứng trước tư duy
Hầu hết chúng ta đều cho rằng nếu một điều gì đó bỗng nhiên xuất hiện trong đầu
thì ắt phải có lý do; chắc hẳn nó phải diễn tả thực tại, đáng được chúng ta quan tâm và

giải quyết. Tuy nhiên, nếu hiểu được nguyên tắc của tư duy, chúng ta biết rằng điều đó
là sai lầm về mặt tinh thần. Nếu một ý nghĩ xuất hiện trong đầu, hãy hiểu bản chất của
nó – rằng đó chỉ là một ý nghĩ thoáng qua. Điều đó không có nghĩa là chúng ta không
thể hay không nên suy xét hoặc hành động trước những suy nghĩ đó, mà hãy đưa ra
lựa chọn. Mỗi ngày có hàng nghìn ý nghĩ xuất hiện trong đầu chúng ta; và theo
nguyên tắc tư duy, chẳng cái nào quan trọng hơn cái nào, chúng chỉ là ý nghĩ mà thôi.
Một khi hiểu được nguyên tắc này, những gì ta suy nghĩ sẽ không còn sức mạnh quyết
định toàn bộ chất lượng cuộc sống của chúng ta nữa. Thay vào đó, chúng ta có thể lựa
chọn một trạng thái cảm xúc dễ chịu hơn từ việc suy nghĩ thoải mái, nhẹ nhàng hơn.
Lý do khiến chúng ta có thể xem một bộ phim buồn, thậm chí là phim kinh dị, rồi
sau đó vẫn ra ngoài ăn uống bình thường là vì chúng ta luôn thoát ra được khỏi bộ
phim. Ta hiểu rằng đó chỉ là phim ảnh. Bộ phim kết thúc là hết, còn chúng ta vẫn phải
tiếp tục với cuộc sống của mình. Với tư duy cũng vậy. Nó chỉ nằm trong đầu óc con
người. Nếu một suy nghĩ nào đó ra khỏi đầu, nó sẽ biến mất – cho đến khi chúng ta lại
nghĩ về nó. Suy nghĩ chẳng có gì đáng sợ cả, nếu ta hiểu được rằng suy nghĩ chỉ là suy
nghĩ.
Có lẽ nguyên tắc này bị hiểu sai nghiêm trọng nhất ở chỗ người ta tin rằng mục
đích của nó là kiểm soát những gì bạn nghĩ. Không phải như vậy. Mục tiêu của nó là
hiểu được tư duy là gì: một khả năng giúp bạn định hình thực tại từ trong ra ngoài.
Không hơn không kém. Chất lượng cuộc sống của bạn không được quyết định bởi
những gì bạn nghĩ, mà là mối quan hệ giữa bạn với những suy nghĩ của chính mình –
cách bạn tạo ra chúng và phản ứng lại chúng.
Như một giấc mơ
Rất bình thường khi bạn thức dậy vào buổi sáng và thốt nên: “Ôi, giấc mơ đó mới
thật làm sao!”. Nhưng dù giấc mơ có vẻ thật đến thế nào thì chúng ta đều biết đó chỉ
là một giấc mơ. Vì thế, nếu mơ thấy mình đem xe ra tiệm sửa và anh thợ máy lại
khiến cho nó hỏng nặng hơn, thì ta cũng không ra đó để phàn nàn. Chúng ta hiểu rằng
giấc mơ chỉ là suy nghĩ khi ta đang ngủ. Kiến thức này có vẻ vẫn hoàn toàn đúng đắn
khi áp dụng vào những suy nghĩ khi ta đang thức, và khi nó diễn ra, ta không phải coi
đó là sự thật.

Hai khía cạnh của tư duy
Có hai khía cạnh của tư duy mà chúng ta cần phải hiểu. Đầu tiên là thực tế mà
chúng ta nghĩ, chúng ta có chức năng này của con người – không phải những gì ta
nghĩ (nội dung) mà chính nhận thức rằng ta là người tạo ra suy nghĩ mới liên tục xuất
hiện trong đầu chúng ta. Khía cạnh thứ hai vẫn thường được thảo luận là nội dung,
hay còn gọi là những điều chúng ta nghĩ đến. Giữa hai khía cạnh trên có một sự khác
biệt lớn. Người theo hướng tư duy tích cực cho rằng suy nghĩ tích cực càng nhiều
càng tốt và cũng là cách tránh suy nghĩ tiêu cực. Đúng là tư duy tích cực làm bạn cảm
thấy dễ chịu hơn suy nghĩ tiêu cực, nhưng tư duy tích cực là một khái niệm sai lầm
khi dựa trên giả định rằng tự thân suy nghĩ đã mang trong mình sự thật và chúng ta
cần phải quan tâm đến nó. Nhưng dù là tích cực hay tiêu cực thì tư duy cũng chỉ là
một chức năng.
Khi hiểu được ý nghĩa đích thực của tư duy, chúng ta sẽ hiểu rõ suy nghĩ tích cực
và tiêu cực. Một người tư duy tích cực liên tục chịu áp lực là chỉ được tạo ra suy nghĩ
tích cực. Việc này tốn rất nhiều nỗ lực và sự tập trung, do đó nó tiêu thụ hết năng
lượng dành cho những ý tưởng mới và sáng tạo. Mỗi khi suy nghĩ tiêu cực xuất hiện
trong đầu (chắc chắn sẽ như vậy), một người tư duy tích cực phải phủ nhận sự tồn tại
của chúng và lấy những suy nghĩ tích cực dìm chúng xuống.
Những người hiểu được bản chất của tư duy không phải chịu áp lực tạo ra bất kỳ
nội dung cụ thể nào cho suy nghĩ của mình. Họ hiểu được bản chất của tư duy: một
chức năng của nhận thức, một khả năng chủ động của con người định hình nên kinh
nghiệm của chúng ta trong cuộc sống. Liệu điều đó có nghĩa là những ai hiểu được tư
duy là một chức năng sẽ cố tình suy nghĩ tiêu cực không? Tất nhiên là không. Điều đó
cũng không có nghĩa là suy nghĩ tiêu cực không bao giờ xuất hiện trong đầu họ. Đơn
giản là họ hiểu bản thân những suy nghĩ tiêu cực đó chẳng làm hại gì họ được. Đối
với họ, ý nghĩ dù là tích cực hay tiêu cực cũng chỉ là ý nghĩ mà thôi.
Câu chuyện của Stacey
Tư duy với tư cách một chức năng thuần túy của ý thức không hề có nội dung, cho
đến khi chúng ta đưa nội dung vào. Niềm tin, ý tưởng cho cuộc sống, những giả định
nền tảng, và quan điểm sẽ quyết định nội dung chúng ta đưa vào suy nghĩ, nhưng bản

thân suy nghĩ là vô hại, và là một khái niệm rỗng cho đến khi chúng ta lấp đầy nó
bằng ý nghĩa. Chẳng hạn như khi Stacey còn bé, bố mẹ cô thuê một người giúp việc
để trông nom cô. Khi Stacey lớn lên, cô tin rằng yếu tố quan trọng nhất để trở thành
những bậc cha mẹ tốt là dành càng nhiều thời gian bên con cái càng tốt. Một ngày nọ
khi Stacey nhớ về cha mẹ, một ý nghĩ nảy ra trong đầu cô, rằng cha mẹ cô không quan
tâm nhiều tới cô. Họ còn thuê một người giúp việc chăm nom cô nữa. Tại sao họ
không muốn tự mình chăm sóc cô? Có lẽ họ không quan tâm đến cô nhiều như họ vẫn
nói.
Nhưng làm sao Stacey biết được điều đó? Cô kết luận như vậy dựa trên cái gì? Ai
đã đưa nội dung “làm cha mẹ” vào trong suy nghĩ của Stacey? Chính cô ấy. Một suy
nghĩ về cha mẹ cô xuất hiện trong đầu – ban đầu là một suy nghĩ đơn giản, nhưng sau
đó cô đã thêm vào nội dung: “Có lẽ bố mẹ không quan tâm đến mình nhiều như mình
vẫn tưởng.” Cho dù Stacey có mối quan hệ vô cùng tốt đẹp với cha mẹ, nhưng suy
nghĩ đó vẫn xuất hiện trong đầu cô. Nếu cô nghiêm trọng hóa suy nghĩ đó và theo
đuổi nó, chắc chắn nó sẽ làm cho cô sa sút tinh thần. Stacey có thể thảo luận điều này
với bạn bè cô, chồng cô, hoặc nếu thấy nó thực sự quan trọng, cô có thể nói với cha
mẹ để hiểu rõ vấn đề. Thực tế, các nhà tâm lý học nổi tiếng sẽ bảo cô làm vậy – phân
tích những số liệu, sau đó hành động dựa trên đó. Ý tưởng trút bỏ những điều phiền
muộn đè nặng và bộc lộ cảm xúc của bản thân thường được cho là ý kiến hay, nhưng
liệu có phải lúc nào cũng vậy không? Nếu Stacey hiểu cảm giác của cô thực sự đến từ
đâu, thì liệu cô có đem chuyện này ra nói với cha mẹ mình không?
Tất cả những nỗi đau buồn này là hệ quả của việc hiểu sai bản chất của tư duy.
Thay vì coi suy nghĩ chỉ là một việc cô vẫn thường làm, Stacey lại quá quan trọng hóa
những suy nghĩ của mình. Nếu Stacey sắp xếp lại những chuyện đang diễn ra, cô đã
có thể loại bỏ khỏi đầu những suy nghĩ tiêu cực về việc cô được nuôi nấng như thế
nào, từ đó duy trì cảm giác tích cực và cảm thấy an toàn trong cuộc sống.
Câu chuyện về Stacey và người giúp việc sẽ tiếp tục xuất hiện trong ba chương tiếp
theo, minh họa cho năm nguyên tắc trên hoạt động với nhau như thế nào để tạo ra
cuộc sống hạnh phúc.
Hệ tư tưởng

Tất cả những suy nghĩ của chúng ta trong quá khứ có thể được nhóm lại thành “hệ
tư tưởng”, một đơn vị độc lập mà qua đó, chúng ta nhìn ra thế giới. Mọi quyết định,
phản ứng và cách hiểu của chúng ta đều được “tô màu” bởi hệ tư tưởng riêng của mỗi
người.
Hệ tư tưởng của chúng ta giống như một chiếc phễu lọc mà mọi thông tin phải đi
qua đó trước khi đến với nhận thức của con người. Đó là những ý tưởng được đan dệt
một cách phức tạp và hoàn hảo, chúng liên kết với nhau tạo thành các khái niệm, niềm
tin, kỳ vọng và quan điểm. Chính hệ tư tưởng riêng của mỗi người cho phép ta so
sánh các sự việc, hiện tượng mới hoặc các tình huống ta đã biết từ trải nghiệm trong
quá khứ.
Hệ tư tưởng của bạn chứa đựng tất cả những thông tin bạn thu nhận được trong
suốt cuộc đời. Đó là những thông tin trong quá khứ mà hệ tư tưởng của bạn dùng để
giải thích ý nghĩa của mọi việc diễn ra trong cuộc sống. Theo đó, một hệ tư tưởng là
nguồn gốc của tư duy có điều kiện. Khi bạn dựa vào nó nghĩa là bạn đang suy nghĩ
theo thói quen, theo cách nhìn sự vật hiện tượng thông thường của bản thân. Đây
chính là nơi hình thành những phản ứng theo thói quen của bạn trước cuộc sống.
Hệ tư tưởng chứa đựng quan điểm của mỗi người về “cuộc sống”. Chúng là những
cơ chế tâm lý giúp ta nhận ra khi nào chúng ta hiểu hoặc đánh giá đúng một vấn đề.
Hệ tư tưởng về bản chất là khó thay đổi và không ưa bị can thiệp. Chúng hoàn toàn
mang tính “tự xác nhận”. Nếu hệ tư tưởng của bạn chứa đựng ý tưởng rằng những
ngôi trường của nước mình thật tồi tệ và đó là nguyên nhân của hầu hết các vấn đề
khó khăn của đất nước, thì viễn cảnh sau đây có thể xảy ra: Bạn đọc một tờ báo buổi
tối và tình cờ nhìn thấy một bài ở gần cuối trang ba mươi sáu, trong đó viết: “Trong
quận có hai mươi mốt học sinh thi trượt môn đọc.” Bạn mỉm cười, bạn lại được chứng
minh đã đúng thêm lần nữa. Bạn đưa bài báo cho chồng hoặc vợ của mình: “Anh/em
thấy không, trường học ở nước ta đang ngày càng tồi tệ, hệt như những gì anh/em đã
nói.” Bạn không hề để ý rằng ngay trang nhất của tờ báo có dòng tít: “ĐIỂM KIỂM
TRA TRÊN TOÀN QUỐC TĂNG 17% TRONG VÒNG NĂM NĂM QUA!” Nhưng
đó là bản chất của hệ tư tưởng. Với cách bám rễ trong đầu óc chúng ta, dường như
luôn có một mối liên hệ logic giữa những thứ chúng ta coi là đúng đắn. Niềm tin của

chúng ta luôn đem lại ý nghĩa tuyệt vời trong hệ tư tưởng của mỗi người.
Hệ tư tưởng cá nhân khiến chúng ta tin rằng chúng ta là những người thực tế, và
rằng cách chúng ta nhìn nhận cuộc sống cũng chính là cách cuộc sống diễn ra. Thực tế
là một người coi một tình huống như một cơ hội, trong khi người khác với trí tuệ
tương đương lại coi đó là một rắc rối lớn không ảnh hưởng gì đến hệ tư tưởng. Hệ tư
tưởng của chúng ta loại bỏ những quan điểm khác cho là sai lệch, hoặc những quan
điểm có chủ đích tốt nhưng sai trái, hoặc không đúng lắm.
Bởi hệ tư tưởng của chúng ta chứa đầy những kỷ niệm trong quá khứ và thông tin
đã tiếp nhận trong cuộc sống, nên chúng khuyến khích chúng ta tiếp tục nhìn nhận sự
việc theo hướng như vậy. Chúng ta phản ứng tiêu cực (hoặc tích cực) với những sự
kiện hay tình huống tương tự hết lần này qua lần khác, giải thích những trải nghiệm
hiện tại trong cuộc sống bằng những kinh nghiệm trong quá khứ. Một người tin rằng
con người vốn đã hay chỉ trích thì sẽ trở nên đề phòng bất cứ khi nào có người đưa ra
gợi ý, mà không cần biết người đó có ý chỉ trích hay không. Điều đó sẽ trở thành một
đề tài trong cuộc sống của anh ta cho đến tận khi anh ta hiểu được bản chất của hệ tư
tưởng, đặc biệt là hệ tư tưởng của chính mình. Hiểu được khái niệm này sẽ giúp anh ta
nhận ra rằng mình đang không nhìn vào hiện thực hay sự thật, mà chỉ nhìn vào cách
giải thích hiện thực thông qua suy nghĩ của chính mình.
Bởi hệ tư tưởng của chúng ta quá quen thuộc, nên dường như chúng luôn cho ta
những thông tin đúng và chính xác. Chính vì phương diện tự xác nhận của hệ tư tưởng
mà chúng ta chấp nhận những ý tưởng quen thuộc và không quan tâm đến những thứ
còn lại. Đây là lý do tại sao mọi người hiếm khi thay đổi quan điểm chính trị hoặc tôn
giáo của mình, và tại sao họ ngần ngại thảo luận chúng với gia đình hay bè bạn. Họ
“biết sự thật” và có thể đưa ra những ví dụ và lý lẽ bảo vệ cho ý kiến của mình. Họ
cũng “biết” rằng gia đình, bạn bè họ “không hiểu sự thật,” và vì họ cứng đầu cứng cổ
nên có lẽ họ sẽ không bao giờ hiểu được. Chúng ta cũng biết kết quả của việc đối đầu
giữa các hệ tư tưởng khác nhau – thường là tất cả các bên đều thất vọng. Đó là lý do
tại sao mọi người thường bị thu hút bởi những người có chung đức tin, và trở nên mất
kiên nhẫn với những ai không nghĩ giống họ.
Hiểu được bản chất của hệ tư tưởng sẽ có thể thay đổi được điều này. Khi ta hiểu

rằng những người khác (và chính bản thân ta) ngây thơ tưởng niềm tin là hiện thực,
chúng ta có thể bỏ qua nhu cầu chứng tỏ mình là đúng. Ta có thể thấy rằng niềm tin
của chúng ta chỉ đơn giản là một chức năng của phản ứng có điều kiện và kinh nghiệm
trong quá khứ. Vì quá khứ của mỗi người khác nhau nên ý tưởng của chúng ta về cuộc
sống cũng khác nhau. Niềm tin của mọi người cũng là kết quả của những kinh nghiệm
trong quá khứ. Nếu mọi thứ khác đi thì một hệ tín ngưỡng khác sẽ hình thành.
“Điều này có thể đúng,” bạn nói, “nhưng cách nhìn cuộc sống của tôi rất tốt, tôi
thấy nó chính xác và sẽ không thay đổi nó, ngay cả khi có thể.” Vấn đề ở đây không
phải là thay đổi hệ tư tưởng hay quan niệm của bạn về cuộc sống, mà là hiểu được bản
chất độc đoán của chúng. Ta chỉ cần nhìn nhận thực tế về hệ tư tưởng, chứ không can
thiệp vào nội dung, để giảm bớt nỗi thất vọng trong cuộc sống. Nếu không hiểu về hệ
tư tưởng, ta hầu như không thể lắng nghe các quan điểm khác. Chúng ta diễn giải
những gì người khác nói và hành động dựa trên những gì chúng ta đã biết. Thông tin
truyền đến, và ta dựa trên những kiến thức sẵn có để quyết định xem thông tin đó có
đúng hay không. Nếu thông tin đó không được chúng ta đồng ý từ trước thì hệ tư
tưởng của chúng ta sẽ có xu hướng từ chối nó. Tóm lại, thông tin mới thường không
được chào đón trong hệ tư tưởng sẵn có của mỗi người. Đó là lý do tại sao chúng ta
buồn phiền vì những sự kiện và tình huống tương tự hết lần này đến lần khác trong
đời. Chúng ta đã phát triển những mối quan hệ nhân quả lặp đi lặp lại giữa các sự kiện
và phản ứng.
Ví dụ, bạn có thể tin rằng bất cứ khi nào ai đó đưa ra cho bạn một gợi ý nghĩa là
bản thân họ không đồng tình với bạn. Bạn hoàn toàn không nghi ngờ điều này vì hệ tư
tưởng của bạn tự đánh giá nó. Đó dường như luôn là một kết luận đúng và chính xác
về bản chất của con người. Ngay cả khi ai đó đảm bảo với bạn rằng giả định của bạn
là sai, bạn vẫn tự thuyết phục mình rằng những người khác đang có động cơ không
minh bạch, hoặc họ không nhận ra thái độ thù địch của họ đối với bạn. Dù mất bao lâu
chăng nữa, bạn cũng sẽ tìm được cách xác minh niềm tin vốn có để chứng tỏ mình
đúng, ngay cả khi phải trả giá bằng việc khiến bản thân đau khổ.
Nhưng nếu hiểu được bản chất của các hệ tư tưởng, bạn có thể bắt đầu nhìn xa hơn,
và cảm nhận được giá trị của các quan điểm khác nhau. Những gì chúng ta thường coi

là chỉ trích giờ chỉ là ý kiến của một người, nằm trong một hệ tư tưởng của riêng họ.
Chúng ta hầu như có thể loại bỏ những lập luận không đem lại giá trị gì trong cuộc
sống và hoàn toàn loại bỏ cảm giác tiếc nuối, bối rối hay giận dữ với những người
không nhìn sự việc theo cách của chúng ta.
Bob và Carol –Ted và Alice
“Cặp đôi A,” Bob và Carol, hiểu biết về hệ tư tưởng, còn “Cặp đôi B,” Ted và Alice
thì không.
Cặp đôi A, Bob và Carol, có một con nhỏ mà hai vợ chồng đều hết mực yêu
thương. Bob, trong nỗ lực chân thành muốn gánh vác trách nhiệm cùng vợ, đã đề xuất
việc xin nghỉ phép để đưa con của họ đến khám bác sĩ. Bob không coi đây là phần vui
vẻ nhất trong việc nuôi dạy con cái, nhưng dù sao anh cũng đề nghị được làm điều đó.
Nhưng Carol lại cho rằng việc đưa con đi khám là điều quan trọng thể hiện tình yêu
thương của cô với con, nên rất cảm động trước lời đề nghị giúp đỡ của chồng; cô cảm
ơn anh nhưng từ chối lời đề nghị đó. Cô biết hệ tư tưởng của hai vợ chồng khác nhau
về cách thức đề nghị giúp đỡ. Quan trọng hơn, Carol hiểu rằng cô có một hệ tư tưởng
riêng, với những nhu cầu, niềm tin và mong mỏi của một người mẹ. Cô bình tĩnh
quyết định rằng mình sẽ tự làm việc đó.
Cặp đôi B có hoàn cảnh tương tự, nhưng hiểu biết của họ hạn chế hơn. Ted cũng
quan tâm đến con giống như Bob và đưa ra đề xuất tương tự. Nhưng Alice không hiểu
gì về hệ tư tưởng. Đối với cô, một đề xuất như thế đồng nghĩa với việc anh bảo cô
không phải là một người mẹ tốt. Cô sẽ không bao giờ đề nghị điều đó với bạn bè (trừ
trường hợp khẩn cấp) bởi cô “biết” rằng đưa con đi tiêm là trách nhiệm của một người
mẹ. Cô đáp lại chồng bằng việc buộc tội anh không tôn trọng kỹ năng làm mẹ của cô.
Và bởi Ted cũng chẳng hiểu về hệ tư tưởng hơn vợ, nên anh nghĩ Alice là người “vô
ơn”. Một trận tranh cãi nảy ra và kết cục là cả hai vợ chồng đều cảm thấy khó chịu
suốt mấy ngày sau đó. Đây chỉ là một ví dụ về những tranh cãi điển hình có thể xảy ra
khi chúng ta thiếu hiểu biết về hệ tư tưởng.
Nếu Ted hoặc Alice hiểu được điều này thì cuộc cãi vã đã không xảy ra. Người vợ
sẽ nghe lời đề nghị của người chồng, sau đó dù cảm thấy thế nào thì cô vẫn nói:
“Không cần đâu, cảm ơn anh. Em muốn tự đi,” hoặc một câu gì đó tương tự. Nếu Ted

hiểu về hệ tư tưởng, anh sẽ xóa tan mọi vấn đề khi nhận ra phản ứng của Alice chỉ là
một chức năng trong hệ tư tưởng của cô. Ted đã có thể giải thích mong muốn giúp đỡ
vợ theo một cách cởi mở và âu yếm hơn. Ngay cả khi Alice không phản ứng lại trước
giải thích đầy yêu thương của anh thì anh cũng không cảm thấy bị xúc phạm đến vậy
khi nghe cô chỉ trích. Thay vào đó, anh sẽ nhận ra rằng vấn đề nằm ở chỗ hai hệ tư
tưởng đang “đối đầu” nhau. Hai hệ tư tưởng không thể tìm được tiếng nói chung,
giống như hai người nói hai ngôn ngữ khác nhau thì không thể hiểu nhau khi không
có người phiên dịch.
Thú vị ở chỗ, Carol cũng cảm thấy giống hệt như Alice, rằng mình phải là người
đưa con đi bác sĩ. Nhưng cách ứng xử của họ khác nhau không phải vì quan điểm của
họ trước sự việc khác nhau, mà là do hiểu biết của mỗi người. Carol biết rằng quan
điểm của cô đến từ hệ tư tưởng của bản thân, nhưng Alice lại tin rằng quan điểm của
cô xuất phát từ việc làm mẹ. Cô tin rằng có một số nhiệm vụ cố hữu mà một người mẹ
thương con nên làm quan trọng hơn các nhiệm vụ khác, và cô cho rằng đề nghị được
chia sẻ trách nhiệm của chồng là sự chỉ trích kỹ năng nuôi dạy con cái của cô.
Khi hiểu được hệ tư tưởng vận hành như thế nào, chúng ta có thể tránh được những
cuộc tranh luận không cần thiết và mối bất hạnh nó gây ra.
Chương 2: Nguyên tắc tâm trạng
Thời gian giúp nguôi ngoai, thời gian giúp sàng lọc; không có cảm xúc nào duy trì
được nguyên vẹn suốt nhiều giờ đồng hồ.
— Thomas Mann
Khi con người liên tục suy nghĩ, nhận thức của chúng ta về việc mình đang suy
nghĩ cũng liên tục thay đổi. Sự chuyển biến về nhận thức này của bản thân chúng ta
với tư cách người tạo ra suy nghĩ được gọi là sự thay đổi “tâm trạng”. Lên, xuống, lên,
xuống, từng phút, từng ngày, tâm trạng của chúng ta thăng giáng không ngừng. Đối
với người này, sự thay đổi là không đáng kể, nhưng với người kia có thể lớn vô cùng.
Trong cả hai trường hợp, thực tế là chúng ta không bao giờ ở một thái cực tình cảm
quá lâu. Khi cuộc sống có vẻ đang rất dễ dàng thuận lợi, thì bỗng đùng một cái, tâm
trạng của chúng ta rớt xuống tồi tệ và cuộc sống dường như lại rơi vào cảnh khó khăn.
Hoặc ngay khi cuộc sống tưởng như vô vọng, tâm trạng của ta bỗng tốt đẹp hơn, mọi

thứ đều có vẻ ổn thỏa trở lại.
Khi tâm trạng phấn khởi, bạn thấy cuộc sống thật tốt đẹp. Bạn có khả năng thường
thức và đầy triển vọng. Khi tâm trạng phấn khởi, mọi thứ dường như không có gì khó
khăn, các vấn đề trở nên đơn giản và dễ giải quyết hơn. Khi tâm trạng phấn khởi, các
mối quan hệ diễn ra tốt đẹp, giao tiếp cũng dễ dàng và nhẹ nhõm. Còn khi tâm trạng
tồi tệ, cuộc sống trở nên khó khăn và đáng sợ đến mức không thể chịu đựng. Bạn hầu
như không còn khả năng suy xét; và dường như những người ngoài kia chỉ muốn bắt
lỗi bạn. Cuộc sống dường như chỉ nhắm thẳng vào bạn mà thôi. Bạn tiếp nhận mọi thứ
theo quan điểm cá nhân và thường hiểu nhầm về những người xung quanh. Đó là
những đặc điểm phổ biến của tâm trạng, và nó đúng với tất cả mọi người. Chẳng ai
trên đời có thể sống hạnh phúc, vui vẻ, hòa đồng và dễ chịu khi đang trong tâm trạng
tồi tệ, và cũng chẳng ai cảm thấy đau khổ, đề phòng, giận dữ và ngoan cố khi họ đang
trong tâm trạng vui tươi.
Tâm trạng của chúng ta luôn thay đổi
Con người không nhận ra rằng tâm trạng của họ luôn chuyển động. Thay vào đó,
họ tưởng cuộc sống bỗng nhiên trở nên tồi tệ trong vài ngày hay vài tiếng đồng hồ vừa
qua. Ví như gần đây một khách hàng tới gặp tôi vì cho rằng bản thân anh có vấn đề
nghiêm trọng trong mối quan hệ vợ chồng. Anh ta tới văn phòng của tôi trong hai
ngày liên tiếp. Ngày đầu tiên, anh ta rất sôi nổi, thậm chí còn khoe về cuối tuần vui vẻ
của hai vợ chồng. Theo như anh ta miêu tả, họ đã cùng cười đùa, vui chơi, trò chuyện
và đi bộ với nhau trong không gian lãng mạn. Rõ ràng anh ta đang trong tâm trạng tốt.
Ngày tiếp theo anh ta đến và phàn nàn rằng anh ta cảm thấy vợ mình không hề biết ơn
vì những gì anh đã làm cho cô. “Cô ấy không bao giờ tỏ ra cảm kích trước những việc
tôi làm,” anh ta nói. “Cô ấy là người vô ơn nhất mà tôi từng gặp.”
“Thế hôm qua thì sao?” tôi hỏi. “Không phải anh đã kể cho tôi rằng mọi chuyện
giữa hai người đang rất tuyệt vời sao?”
“Đúng vậy, nhưng tôi đã lầm. Tôi đã lừa dối bản thân lúc đó, và trong suốt cả cuộc
hôn nhân này. Tôi muốn ly dị.”
Sự đối lập, quay ngoắt hoàn toàn và nhanh đến chóng mặt đó nghe có vẻ vô lý,
thậm chí tức cười – nhưng chúng ta đều như vậy. Khi tâm trạng tồi tệ, chúng ta mất

hết khả năng lắng nghe, và mọi suy xét, tính toán bay vèo ra ngoài cửa sổ. Cuộc sống
dường như đáng sợ, quan trọng và cấp thiết.
Tâm trạng là một phần trạng thái của con người
Tâm trạng là một trạng thái của con người. Bạn không thể tránh được chúng. Bạn
không thể ngừng thay đổi tâm trạng sau khi đọc cuốn sách này – hoàn toàn không thể.
Điều khả thi là bạn có thể hiểu rằng tâm trạng là một phần của con người. Thay vì
mắc kẹt trong tâm trạng chán chường và tin rằng mình đang nhìn đời một cách thực
tế, bạn có thể học cách tự vấn bản thân khi ở trạng thái như vậy. Bạn sẽ luôn nhìn
nhận cuộc sống và các sự kiện theo các hướng khác nhau khi ở trong những tâm trạng
khác nhau. Khi ở trong tâm trạng tồi tệ, hãy cố bỏ qua nó bằng cách đơn giản như: coi
đó là một trạng thái không thể tránh được của con người, sẽ biến mất theo thời gian,
nếu bạn để mặc nó và chẳng chú ý quá nhiều đến nó.
Hiểu được về tâm trạng, chúng ta sẽ biết trân trọng những lúc vui vẻ, nhẹ nhõm
hơn khi chúng ta buồn chán. Điều này trái ngược hoàn toàn với những gì hầu hết
chúng ta vẫn làm khi đang trong tâm trạng tồi tệ. Chúng ta sẽ cố suy nghĩ, tính toán,
hoặc ép bản thân thoát ra khỏi tâm trạng đó. Nhưng bạn không thể ép mình thoát khỏi
tâm trạng chán nản được, giống như bạn không thể cố cảm thấy vui vẻ khi phải làm
điều mình không thích. Áp lực (hay suy nghĩ) càng nhiều, bạn sẽ càng chìm sâu vào
nó.
Bởi cuộc sống trở nên nặng nề khi tâm trạng bạn đang tồi tệ, nên nó còn mang
thêm tính cấp bách cố hữu. Đây là lý do tại sao hầu hết mọi người thường đem những
vấn đề nghiêm trọng ra thảo luận khi đang trong tâm trạng này, và đó là một trong
những vấn đề mấu chốt trong các mối quan hệ. Chỉ cần đơn giản nhận ra trạng thái
tâm lý tồi tệ ở bản thân và những người xung quanh, chúng ta có thể đổi chiều một
mối quan hệ.
Cùng một cách cư xử của con cái, nhưng khi vui vẻ ta thấy chúng đáng yêu, còn
khi buồn bực ta thấy chúng thật khó chịu. Tuy nhiên, khi hiểu được nguyên tắc của
tâm trạng, chúng ta sẽ không làm con cái hoang mang và buộc tội chúng một cách vô
lý mỗi khi tâm trạng không tốt – rồi sau đó khi vui vẻ trở lại, ta lại phải dành thời gian
và công sức xin lỗi vì hành động hay lời nói của mình. Điều này hoàn toàn đúng trong

mối quan hệ với tất cả mọi người chứ không chỉ với con cái, và trong mọi hoàn cảnh.
Hiểu được tâm trạng tác động lên suy xét của chúng ta mạnh đến mức nào, chúng ta
sẽ không phản ứng lại hoặc trở thành nạn nhân của chúng nữa. Cuối cùng rồi mọi thứ
sẽ trở nên khác biệt hoàn toàn, nếu lúc này ta cứ mặc kệ chúng.
Tâm trạng của bạn thay đổi, chứ không phải cuộc sống
Tâm trạng vui vẻ, trạng thái tinh thần tích cực, hoạt động tâm lý lành mạnh –
“những cảm giác kiểu đó”. Trong trạng thái tinh thần này, chúng ta không cần điều
chỉnh gì về thái độ, tính cách hay cảm xúc mà vẫn cảm thấy thoải mái dễ chịu. Nhưng
còn những lúc bạn cảm thấy không ổn thì sao? Hiểu biết về tâm trạng giúp bạn nhanh
chóng quay lại với trạng thái lành mạnh ban đầu sau khi đánh mất nó. Khi bạn hiểu
rằng chính tâm trạng của bạn bất ngờ thay đổi chứ không phải là cuộc sống; bạn sẽ có
suy xét tốt hơn. Suy xét mới này dạy bạn đừng quan trọng hóa suy nghĩ khi tâm trạng
không tốt – suy nghĩ chậm lại và chuyển hướng quan tâm khỏi những gì bạn đang
nghĩ trong đầu. Bạn sẽ trở nên nhẹ nhõm và kiên nhẫn hơn với tâm trạng của mình, từ
đó trở về với trạng thái tâm lý lành mạnh ban đầu.
Bạn còn nhớ Stacey và người trông trẻ không? Nếu cô ấy am hiểu về tâm trạng thì
mọi thứ có thể khác đi như thế nào? Nếu quan sát kỹ hơn, bạn sẽ để ý thấy tất cả mọi
tình huống như vậy đều liên quan đến tâm trạng. Khi Stacey rơi vào tâm trạng tồi tệ,
thì giống như tất cả mọi người, cô có những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống. Trong ví
dụ này, Stacey đang có những suy nghĩ tiêu cực về cha mẹ, chỉ vì họ từng quyết định
thuê một người trông trẻ đến sống trong nhà và chăm sóc cô khi cô còn nhỏ. Nếu
trước đó, khi Stacey dễ chịu hơn (trạng thái cảm xúc tích cực), bạn hỏi cô ấy có quan
tâm đến sự việc cũ đó hay không, có thể cô ấy còn phá lên cười. Thậm chí Stacey sẽ
nói, “Anh biết đấy, đó là một ý tưởng tuyệt vời, có lẽ tôi nên áp dụng với con mình.”
Tôi không phủ nhận sự thật rằng có những lúc bạn rút ra cùng một kết luận trong
mọi hoàn cảnh mà không cần biết tâm trạng của mình ra sao. Nhưng cách bạn cảm
nhận về điều gì đó thì luôn phụ thuộc vào tâm trạng. Thậm chí khi tâm trạng vui vẻ,
Stacey vẫn có thể cảm thấy việc thuê một người trông trẻ không phải là ý kiến hay,
nhưng cô sẽ không chịu ảnh hưởng tiêu cực nào từ suy nghĩ của mình.
Tất cả chúng ta đều cần nhận thức được về cấp độ của tâm trạng, nhất là khi buồn

chán. Nếu Stacey hiểu rằng cô đang trong tâm trạng không tốt, có thể cô ấy sẽ mong
đợi phản ứng lại với cách cô suy nghĩ về quyết định của cha mẹ. Stacey sẽ biết rằng
mình đang phản ứng với tâm trạng tồi tệ, và tốt nhất là cô sẽ cân nhắc lại những cảm
xúc đó khi cảm thấy dễ chịu hơn.
Vạn vật thay đổi tùy theo tâm trạng. Hiểu được nguyên tắc này, lòng trắc ẩn của
chúng ta dành cho bản thân và cho người khác sẽ tăng lên nhanh chóng. Ta sẽ biết
rằng lúc này, bạn đời hoặc bạn bè ta đang thấy khía cạnh tốt đẹp và cơ hội trong một
tình huống, nhưng lúc khác, họ lại thấy mọi thứ đều tiềm tàng hoặc có khó khăn thực
sự. Nếu biết cách nhận ra tâm trạng của mọi người, bạn sẽ ngừng phán xét họ khi họ
đang chỉ thấy mặt tiêu cực hơn của đời sống. Khi đang trong tâm trạng xấu, tất cả
chúng ta đều nhìn đời một cách đen tối hơn. Hiểu về tâm trạng sẽ cho phép bạn tự
nhắc nhở bản thân rằng, “Với tâm trạng tồi tệ, họ nhìn mọi việc như vậy cũng là điều
dễ hiểu.” Còn nếu không, bạn sẽ cho rằng họ bi quan, tiêu cực hoặc thiển cận. Bạn
quên mất rằng một tiếng đồng hồ trước, cũng chính con người đó trong hoàn cảnh đó,
lại nhìn nhận vấn đề theo cách hoàn toàn khác biệt.
Khi chúng ta bắt đầu để ý đến các cấp độ tâm trạng của bản thân, đột nhiên chính
tâm trạng sẽ phải chịu trách nhiệm trước mọi đánh giá của ta về cuộc sống. Khi tâm
trạng vui vẻ, ta sẽ nhìn cùng một sự việc theo hướng khác biệt. Đây không phải là sự
trốn tránh trách nhiệm, mà là một thực tế cuộc sống được áp dụng cho mọi tình huống
mà ta đã từng (hoặc sẽ) phải trải qua.
Đừng chấp nhặt tâm trạng tồi tệ của người khác
Nếu không hiểu sức mạnh của tâm trạng, chúng ta sẽ có xu hướng suy nghĩ quá
nhiều trước những gì bạn đời (hoặc bất kỳ ai) nói với chúng ta. Khi hiểu được nguyên
tắc của tâm trạng, chúng ta sẽ thấy đây là tiền đề cho các vấn đề nảy sinh. Dành càng
nhiều thời gian bên ai đó, chúng ta càng dễ bắt gặp họ trong tâm trạng tồi tệ. Khi đó,
ai cũng có thể nói những điều mà ta không mong muốn.
Hầu hết những vấn đề nghiêm trọng trong các mối quan hệ thường chỉ do hai người
quá chấp nhặt nhau khi một người đang trong tâm trạng tồi tệ. Những quan điểm và
cách ứng xử không thể tránh của bạn bè khi tâm trạng họ không vui, cũng như những
vấn đề ta vẫn đối mặt lâu nay sẽ đỡ kinh khủng hơn nếu chúng ta biết cách quan tâm,

để ý đầy thiện chí tới các cung bậc tâm trạng của họ, và “để họ yên” trong tâm trạng
đó. Thỉnh thoảng, để người khác một mình khi tâm trạng tồi tệ chính là những gì họ
cần để tự vực mình dậy, lấy lại cân bằng và cảm giác tích cực hơn. Điều cuối cùng họ
muốn là có người hỏi han hoặc tranh cãi cùng để củng cố và khắc sâu thêm tâm trạng
của họ, điều này khuyến khích thêm điều tương tự. Hầu hết các cặp đôi đều không
dành cho nhau đủ không gian cần thiết mỗi khi đối phương buồn bực; thay vào đó, họ
phản ứng như thể những gì người kia vừa nói được khắc vào đá vậy. Sự thật không
phải thế! Khi người đó thoát ra khỏi tâm trạng khó chịu của bản thân, thái độ của họ
sẽ dịu đi và dễ gần hơn.
Khi áp dụng nguyên tắc này vào cuộc sống, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy các vấn đề
tự được giải quyết một cách nhanh chóng và dễ dàng như thế nào. Vấn đề mấu chốt là
bạn phải thừa nhận rằng những lời nói và hành động của người đối diện, cũng như của
chúng ta, phụ thuộc vào tâm trạng. Khi bắt đầu hiểu được thực tế trong nguyên tắc
này, chúng ta sẽ không cần phải tìm kiếm một người bạn đời thay thế cho người hiện
tại nữa. Thay vào đó, chúng ta hiểu rằng bất cứ ai ta gặp, ở bất cứ đâu trên thế giới
này, cũng đều có lúc rơi vào tâm trạng tồi tệ. Chẳng có nghĩa lý gì khi tìm kiếm hết
người này đến người khác và hy vọng người sau sẽ tốt hơn người trước. Chẳng có ai
sống trên đời mà không trải qua những lúc thăng giáng của tâm trạng. Hãy học cách
hiểu và tôn trọng người bạn đời hiện tại của mình – và học cách vui vẻ khi ở bên mỗi
người bạn mới.
Chúng ta có thể động lòng và thông cảm cho người khác khi tâm trạng họ không
tốt, nhưng khi chính chúng ta rơi vào trạng thái đó, ta cần phải ngừng lắng nghe bản
thân. Dù cấp bách đến đâu, nhưng khi tâm trạng tồi tệ, bạn sẽ không thể nhìn sự việc
một cách sáng suốt. Nếu sự việc có vẻ quan trọng ngay lúc này, thì nó vẫn ở đấy khi
chúng ta cảm thấy khá hơn và được chuẩn bị kỹ hơn để giải quyết nó. Cách nhanh
nhất để có được tâm trạng vui vẻ là đừng đếm xỉa đến tâm trạng tồi tệ của bản thân.
Số lượng và tính chất của những suy nghĩ đó khiến ta sa vào tâm trạng chán chường.
Nhưng khi biết cách phớt lờ những suy nghĩ tiêu cực, cảm giác tích cực sẽ nhanh
chóng trở lại.
Tôi không nói rằng chỉ có tâm trạng vui vẻ mới đại diện cho hiện thực cuộc sống,

hay tâm trạng tệ hại của chúng ta là sai lầm. Cả tâm trạng tốt và xấu đều sẽ là thật và
chính đáng đối với mỗi người. Khi tâm trạng bạn u ám, cách bạn nhìn đời luôn có vẻ
rất hợp lý. Thực ra, bạn không thể nhìn chúng theo cách khác được. Mẹo ở đây là
không cần nhìn đời theo cách khác đi mà chỉ cần thừa nhận mình đang ở trạng thái
cảm xúc nào, và hiểu rằng khi tâm trạng không vui, bạn sẽ tạo ra những suy nghĩ tiêu
cực. Cũng một hoàn cảnh tương tự mà bạn chứng kiến ngày hôm nay sẽ trở nên rất
khác biệt khi bạn quan sát nó ngày mai, hoặc thậm chí chỉ 10 phút sau. Nếu bạn
ngừng lo lắng và quên đi tâm trạng tiêu cực, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu trở lại. Khi cảm
xúc quan trọng hơn suy nghĩ, cảm xúc của bạn sẽ được cải thiện.
Đừng cố giải quyết các vấn đề khi tâm trạng không vui
Đã bao lần bạn tự nhủ: “Đó chẳng phải là mình,” hoặc “Mình có thể nói những lời
như vậy ư? Mình mất trí rồi sao?” Có cả tin buồn lẫn tin vui cho bạn về xu hướng phổ
biến này. Tin buồn thì đó chính là những lời bạn nói ra, như bạn đã từng làm trong quá
khứ, và nó sẽ tiếp diễn trong tương lai mỗi khi tâm trạng bạn không tốt. Còn tin vui là
những lời như vậy chỉ được thốt ra khi bạn cảm thấy tồi tệ. Nếu tâm trạng khá hơn,
bạn sẽ có cái nhìn hoàn toàn khác biệt trước mọi tình huống, và bạn sẽ không cư xử
như vậy.
Thực tế, tin vui còn là kể từ giờ, bạn có thể nhận ra và biết rõ khi nào tâm trạng
mình không tốt. Hãy trân trọng sức mạnh của tâm trạng và tin rằng khi ở trong tâm
trạng xấu, bạn luôn nhìn thấy mặt tiêu cực, rắc rối của vấn đề. Bạn không thể nhìn sự
việc khác đi khi vẫn ở trong tâm trạng đó, vì bản chất của tâm trạng là như vậy.
Nhưng bạn có thể học cách ngờ vực bản thân và những suy nghĩ của mình khi đó. Nếu
một vấn đề quan trọng nảy sinh khi tâm trạng bạn không tốt thì đừng lo lắng – nó vẫn
ở đó khi bạn cảm thấy khá hơn. Và khi đó, bạn sẽ được chuẩn bị kỹ càng hơn để đối
mặt với nó. Quá tập trung vào suy nghĩ khi tâm trạng không vui chẳng có tác dụng gì,
nó chỉ đẩy bạn ra xa khỏi cảm giác mãn nguyện, hài lòng mà thôi.
Giải quyết các vấn đề khi tâm trạng vui vẻ
Nếu chúng ta đối đầu với ai đó lúc tâm trạng họ không tốt, ta có thể dễ dàng đoán
được kết quả sự việc. Người đó sẽ trở nên bảo thủ, bực bội và khó tiếp thu. Chúng ta
cũng vậy. Nếu cố gắng giải quyết vấn đề hoặc đưa ra quyết định quan trọng khi tâm

trạng không vui, chúng ta rất dễ thất vọng với bản thân và hối tiếc vì hành động của
mình.
Khi tâm trạng không tốt, chúng ta không còn minh mẫn nữa. Phần này của nguyên
tắc tâm trạng có một điểm khá rắc rối, đó là chính khi tâm trạng không vui, chúng ta
mới muốn giải quyết các vấn đề và đối đầu với người khác. Sức cám dỗ luôn rất lớn.
Tâm trạng tồi là nguyên nhân của sự bối rối và lòng oán giận. Chúng khiến ta “muốn
đào sâu vấn đề”, “tìm hiểu sâu xa những gì người khác nói”, “giải quyết các mối quan
hệ” và “diễn đạt cảm xúc”. Nhưng những cảm xúc trong tâm trạng tồi không phải là
cảm xúc thật – chúng là những cảm xúc mà bạn (và người khác) chỉ cảm thấy khi ở
trạng thái đó. Cảm giác duy nhất bạn trải nghiệm trong tâm trạng không tốt là những
cảm giác tiêu cực; vì thế, không nên tin tưởng hay hành động dựa trên những cảm xúc
này. Giải pháp là chờ đợi cho đến khi tâm trạng khá hơn, một điều chắc chắn sẽ tự
động diễn ra. Bạn càng ít chú ý đến suy nghĩ của mình khi buồn chán, tâm trạng của
bạn càng tốt lên nhanh chóng. Chỉ khi đó bạn mới có thể suy nghĩ một cách khôn
ngoan hơn.
Ngay cả khi cảm thấy hối thúc phải đưa ra hành động quan trọng nào đó, bạn cũng
sẽ biết được đâu là cách phù hợp nhất. Nếu bạn muốn thảo luận về điều khiến bạn
phiền lòng, thời gian hợp lý để thực hiện nó là khi tâm trạng vui vẻ. Nguyên tắc tâm
trạng không bắt phải tránh xung đột – trừ khi bạn đang tuyệt vọng. Nó chỉ cho bạn
cách dễ dàng nhất, hiệu quả nhất và nhẹ nhàng nhất để tiếp cận cuộc sống.
Một rắc rối khác của nguyên tắc tâm trạng là thỉnh thoảng khi tâm trạng tồi tệ, bạn
nghĩ mình phải đối đầu với mọi người. Mặc dù đôi khi điều này đúng, nhưng nó
không thường xuyên như bạn tưởng. Thông thường, chỉ cần vài phút không nghĩ đến
vấn đề của mình là bạn có thể giảm được tác động xấu của nó. Tâm trạng là gốc gác
của vấn đề – chứ không phải kết quả – của hầu hết các khúc mắc và các mối bất đồng.
Tâm trạng đến trước tiên. Khi vui vẻ, cùng một hiện tượng cũng trở nên khác biệt
hoàn toàn.
Trong những dịp hiếm hoi khi bạn phải đối đầu với ai đó trong lúc bạn (hoặc họ)
cảm thấy không vui, điều quan trọng nhất bạn cần hiểu là tâm trạng của bạn không dễ
chịu, do đó cái nhìn của bạn đầy ngờ vực và giới hạn. Hiểu được điều này cho phép

bạn nhìn nhận vấn đề rõ ràng hơn.
Để tinh thần khỏe mạnh, bạn cũng cần luyện tập, giống như mọi thứ khác trên đời.
Càng tin vào cảm giác hạnh phúc, bạn càng dễ giữ nó ở lại lâu hơn. Luyện cách lờ đi
tâm trạng không vui thay vì phân tích chúng, bạn sẽ thấy chúng biến mất nhanh như
thế nào. Tâm trạng tồi chỉ là một sự biến dạng méo mó của tư duy. Hãy chấp nhận
chúng như một phần cuộc sống, và cố hết sức phớt lờ chúng, nhờ đó hoạt động tâm lý
lành mạnh sẽ thường xuyên xuất hiện hơn trong cuộc sống của bạn.
Chương 3: Nguyên tắc thực tại riêng biệt
Chúng ta không nhìn vào bản chất sự vật, mà nhìn chúng theo cách của chúng ta.
— Anaïs Nin
Nếu từng ra nước ngoài, bạn sẽ hiểu được sự khác biệt lớn lao giữa các nền văn
hóa. Ngay cả những người chưa từng ra khỏi đất nước có lẽ cũng thấy được điều đó
trên truyền hình, phim ảnh và sách báo. Nguyên tắc thực tại riêng biệt nói rằng sự
khác biệt giữa các cá nhân cũng đáng kể như khác biệt giữa các nền văn hóa. Chúng ta
không thể hy vọng mọi người ở các nền văn hóa khác nhau nhìn nhận hoặc làm những
việc giống mình, và tương tự, nguyên tắc thực tại riêng biệt cho rằng sự khác biệt về
hệ tư tưởng của các cá nhân cũng ngăn cản điều đó. Đây không phải là vấn đề chấp
nhận sự khác biệt trong cư xử, mà chúng ta phải hiểu đó là hiện thực không thể thay
đổi được.
Trong hai chương trước, chúng ta đã biết về hai cách hoạt động chính trong chức
năng tâm lý của con người: bằng tư duy và bằng tâm trạng. Do mọi người đều hoạt
động theo cách đó nên không thể có chuyện hai người khác nhau nhìn sự việc theo
cách giống nhau hoàn toàn, dù họ có thuộc cùng một nền văn hóa hay không. Nguyên
tắc này không có ngoại lệ. Mỗi hệ tư tưởng đều là duy nhất. Nó được hình thành
thông qua tiến trình tư duy dựa trên các yếu tố đầu vào. Cha mẹ, tầng lớp xã hội, hiểu
biết, ký ức, nhận thức có chọn lọc, hoàn cảnh, tâm trạng – rất nhiều yếu tố đóng vai
trò quyết định hệ tư tưởng của mỗi cá nhân. Sự kết hợp là vô hạn, và không thể có
chuyện hai người giống hệt nhau.
Hiểu được nguyên tắc này sẽ giảm thiểu được tranh cãi. Khi kỳ vọng nhìn mọi thứ
một cách khác biệt, hiểu rằng mọi người sẽ hành động và phản ứng khác chúng ta

trong cùng một hoàn cảnh, ta sẽ dễ cảm thông với họ hơn, cũng như với chính bản
thân mình. Còn nếu trông mong điều ngược lại, xung đột là việc rất dễ xảy ra. Điều
này đúng trên cả diện hẹp là mối quan hệ giữa hai người hay diện rộng như mối quan
hệ giữa các quốc gia. Chúng ta có thể thấy ví dụ về nguyên tắc này ở mọi nơi. Chỉ cần
không chú ý (suy nghĩ) quá nhiều vào kỳ vọng của bản thân, ta sẽ được tự do trải
nghiệm những đặc điểm riêng biệt của mỗi người, đem lại cảm xúc thú vị cho bản
thân và tối đa hóa tiềm năng phát triển các mối quan hệ với những người xung quanh.
Cố gắng thay đổi người khác là việc làm vô ích
Về cơ bản, khúc mắc trong các mối quan hệ đến theo hai cách. Hoặc cho rằng
những người khác cũng nhìn nhận sự việc theo cách của mình, nên chúng ta không thể
hiểu và thấy khó chịu vì phản ứng của họ, hoặc chúng ta tin rằng mọi người nên nhìn
sự việc theo cách của mình, bởi chúng ta đang nhìn nhận sự việc đúng như thực tế
diễn ra. Khi hiểu được nguyên tắc thực tại riêng biệt, chúng ta sẽ tránh xa được các
nguyên nhân tiềm tàng phá hoại các mối quan hệ. Mọi người chẳng những không nên,
mà thực tế còn không thể nhìn sự việc theo cách của bạn. Bản chất của các hệ tư
tưởng riêng biệt khiến ta không thể nhìn mọi việc theo cách của người khác – hoặc
người khác nhìn sự việc theo cách giống hệt ta. Hiểu biết mới mẻ này giúp chúng ta
tránh được sai lầm và vui vẻ chấp nhận sự khác biệt. Nói được câu “khác biệt là gia vị
của cuộc sống” là một chuyện, nhưng hiểu được và tin vào nó lại là chuyện khác. Để
có được niềm tin này, bạn không nên cố ép mình suy nghĩ theo hướng đó, mà trên
phương diện tâm lý, bạn cần hiểu rằng sự khác biệt giữa mọi người và giữa cách họ
nhìn cuộc sống đem lại cảm xúc trọn vẹn.
Khi đã hiểu về những thực tại riêng biệt thì chẳng lý gì bạn phải cảm thấy bị xúc
phạm bởi những việc người khác nói hay làm. Con người dành cả đời để chứng minh
rằng cách nhìn cuộc sống của họ mới hợp lý, thực tế và đúng đắn. Khía cạnh tự đánh
giá này của hệ tư tưởng sẽ chỉ ra vô số ví dụ để chứng minh nó đúng. Khi hiểu được
điều này, bạn sẽ thấy thật vô ích khi cố thay đổi người khác, hoặc tranh cãi với họ.
Nếu tranh cãi, người kia nhất định sẽ cho là họ đúng và thậm chí còn dùng những luận
điểm của bạn để chứng minh cho ý kiến của họ, như trong ví dụ dưới đây.
Hãy xem trường hợp của một cặp vợ chồng cưới nhau đã được 20 năm. Người

chồng cho rằng nhìn chung bản chất của con người là thích chỉ trích, chê bai, trong
khi người vợ lại cho rằng con người thường khen ngợi nhau mỗi khi có thể. Họ tranh
cãi về điểm này suốt nhiều năm, người chồng đưa ra vô số ví dụ về việc mọi người
hay chỉ trích và công kích như thế nào. Người vợ cũng đưa ra nhiều ví dụ không kém
để chứng minh quan điểm của mình. Cả hai đều không hiểu được tại sao người kia lại
mù mắt trước “thực tế” như vậy. Cho đến một ngày, trong lúc dùng bữa ở một nhà
hàng, hai vợ chồng nghe thấy hai bồi bàn nói với nhau. “Cậu có nhìn thấy chiếc mũ
trên đầu người phụ nữ ngồi ở bàn 2 không? Chao ôi!” Người vợ lập tức quay sang nói
với chồng: “Anh thấy chưa? Lại một ví dụ nữa về việc con người hay khen ngợi nhau.
Thật là tử tế! Phải làm thế nào anh mới tin rằng con người luôn tìm cơ hội để khen
ngợi nhau đây?” Người chồng nhìn vợ một cách ngạc nhiên và nói: “Khen ngợi ư, em
đang nói gì vậy? Anh ta đang cười nhạo chiếc mũ của người phụ nữ tội nghiệp kia thì
có!”
Sự hiểu lầm thú vị này chỉ được làm sáng tỏ khi chúng ta hiểu được động lực của
điều đang thực sự diễn ra. Tất cả những gì bạn cần làm là chấp nhận nó như một điều
mặc nhiên, rằng mỗi chúng ta nhìn cuộc sống theo một hiện thực riêng biệt, một cách
hiểu riêng biệt, và một khung tham chiếu riêng biệt của chính mình. Chẳng ai trong
chúng ta hoài nghi hiện thực của chính mình, bởi đối với chúng ta nó dường như luôn
luôn đúng. Dù nhìn vào đâu, ta cũng thấy được những ví dụ không ngừng chứng tỏ
tính xác đáng trong luận điểm của bản thân.
Thực tại riêng biệt là thực tế cuộc sống
Chìa khóa để bằng lòng và cảm nhận được vẻ đẹp trong những thực tại riêng biệt là
phải thấy được tính vô hại của nó. Ta thấy những gì ta đang thấy dựa trên trạng thái và
niềm tin (hệ tư tưởng) của mình. Đầu óc bạn sẽ phân tích một chuỗi các tình huống
dựa trên những gì nó đã biết hoặc tin là thật. Do hệ thống kiến thức và chuỗi sự kiện
trong quá khứ của bạn là độc nhất vô nhị, nên cách bạn phân tích các tình huống cũng
biến đổi theo đó. Đầu óc bạn giống như một hệ thống máy tính phức tạp, và tương tự
một chiếc máy tính, việc phân tích dữ liệu cũng dựa trên thông số đầu vào trước đó.
Với chúng ta cũng vậy. Đầu óc ta xử lý các thông tin hiện tại hoàn toàn dựa trên
những kiến thức tích lũy được trong quá khứ. Đơn giản là không có cách nào để tránh

được thực tại riêng biệt, và nếu không hiểu và chấp nhận thực tế này của cuộc sống,
chúng ta sẽ nản lòng hoặc thậm chí có thể hủy hoại cả cuộc sống của mình. Còn nếu
hiểu biết, kiến thức đó có thể là ngọn nguồn cho trí tuệ, niềm vui và khiếu hài hước.
Hiểu về thực tại riêng biệt không có nghĩa là bạn phải bỏ đi những quan điểm hay
niềm tin sâu sắc nhất của mình. Niềm tin và quan điểm tự bản thân chúng là trung lập.
Chúng là khía cạnh thú vị, mạnh mẽ và phong phú của cuộc sống. Nhân tố quan trọng
để có được hạnh phúc, tinh thần khỏe mạnh và sự hài lòng với bản thân chính là mối
quan hệ của bạn với những niềm tin và quan điểm này. Bạn có tin rằng cách bạn nhìn
cuộc sống chỉ phản ánh một thực tế chính xác và duy nhất? Hay bạn hiểu rằng niềm
tin và cách hiểu cuộc sống của bạn lúc này được tạo nên từ hệ tư tưởng của chính bạn,
và nếu thông tin chứa đựng trong hệ tư tưởng đó khác đi, những kết luận của bạn cũng
sẽ khác đi? Tốt nhất bạn không nên gắn mác đúng hay sai cho những ý tưởng hay
niềm tin nhất định, mà hãy hiểu cách hình thành ý tưởng và việc mỗi người nhìn cuộc
sống theo một cách khác nhau là điều không thể tránh khỏi. Khi hiểu được nguyên tắc
thực tại riêng biệt, chúng ta có thể tiếp tục giữ được bất cứ niềm tin hay quan điểm
nào của bản thân – chỉ khác một điều là niềm tin của riêng ta và việc mọi người phản
đối chúng chẳng khiến ta phải thù địch hay bị tổn thương.
Giảm phòng thủ và mở rộng trái tim
Không nghi ngờ gì kiến thức về thực tại riêng biệt đưa chúng ta gần hơn với những
người ta quen biết và yêu quý. Nó giúp ta hiểu mọi người, khiến ta trở nên thú vị và
dễ gần hơn. Khi chúng ta thực sự hiểu rằng nhận thức của ta về cuộc sống hình thành
từ hệ tư tưởng của bản thân và không nhất thiết phải đại diện cho hiện thực, chúng ta
sẽ thu hút được mọi người xung quanh.

×