Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

lời nói của trái tim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.77 KB, 46 trang )

Trò đùa
Trong xưởng gốm nhỏ nơi tôi làm việc có một anh chàng tên Mike. Hắn có thân
hình cao to nhu lực sĩ, lại sẵn tài kể chuyện tiếu lâm và ưa bày đặt những trò đùa tinh
nghịch. Làm việc cạnh Mike là Peter Lumas. Anh chàng rất ngưỡng mộ Mike và tất cả
những vụ phá phách bỡn cợt nho nhỏ trong xưởng đều do 2 người chung sức bày đặt.
Trong xưởng còn có 1 người thợ tên Jake. Trái với Mike và Peter, Jake nhỏ con,
lùn, ít nói, chẳng làm hại ai nhưng cũng chẳng chơi với ai. Suốt ngày Jake cắm đầu
làm việc, đến trưa, anh ta ngồi ăn một mình dưới gốc cây, cách xa bọn tôi. Làm như
hắn sợ chúng tôi xin đồ ăn của hắn không bằng! Jake chẳng bao giờ tham gia vào
những cuộc tán gẫu, nhưng cuộc sát phạt đỏ đen mà chúng tôi bày ra trong giờ nghỉ
trưa. Tới kỳ lĩnh lương, bàn tay thô tháp lấm lem của Jake nắm chắc tờ giấy báo phát
lương, miệng anh ta lầm bầm những gì không rõ.
Dĩ nhiên, Jake trở thành cái bung xung cho những trò đùa tai quái của Mike va
Peter. Một lần, Jake mở hộp cơm trưa, từ trong hộp vọt ra một chú nhái. Một lần khác,
Jake phát hiện ra một con chuột chết nằm gọn lỏn trong chiếc mũ của anh ta. Nhưng
điều làm tôi ngạc nhiên là sự chịu đựng của Jake. Tôi có cảm tưởng phần xác của anh
ta có mặt trong xưởng, còn phần hồn thì ở tận đâu đó. Cũng có thể, Jake sợ đụng
chạm có thể khiến anh mất việc nên cố nhẫn nhục.
Mùa thu năm đó, nhân 2 ngày nghỉ cuối tuần, Mike và Peter rủ nhau đi săn. Họ hứa
nếu gặp may sẽ chia phần cho mọi người. Sáng ngày thứ hai, Mike và Peter tới xưởng,
mang theo một con hoẵng đực khá lớn. Mike chia phần cho từng người va bao lại.
Hắn vừa cười nhăn nhở vừa bỏ đôi tai lông lá, cặp mo'ng và cái đuôi hoẵng vào một
bao giấy riêng. Sau khi ăn bữa trưa, Mike đưa phần thịt cho từng người. Hắn nhờ
người đi kêu Jake tới. Người đàn ông vụng về ngồi xuống trên bàn. Mike đẩy gói giấy
hắn để riêng lúc nãy tới trước mặt Jake. Mặt Peter căng thẳng, hắn cố nén để khỏi phát
ra tiếng cười. Mike tỏ vẻ tự mãn. Jake im lặng. Trong 3 nam qua có lẽ anh ta chưa nói
nổi một trăm từ.
Chúng tôi im lặng tò mò chờ đợi. Jake nắm chắc cái gói. Anh ta mỉm cười nhìn
Mike biết ơn. Ánh mắt lấp lánh ướt, yết hầu Jake chạy lên chạy xuống. “Tôi biết anh
sẽ không quên tôi mà. Tuy anh hay giỡn nhưng các anh là những người tốt”. Nuốt
nước bọt, Jake nói tiếp: “Tôi không thân thiết với các anh nhưng tôi không phải là


người xấu. Tôi có 3 đứa con nhỏ, vợ tôi lại tàn tật nằm liệt giường đã 4 năm nay.
Những lúc cô ấy trở bệnh, tôi phải thức trọn đêm. Lương của tôi không những không
đủ nuôi con mà còn phải lo tiền thuốc cho vợ. Các cháu cũng cố gắng kiếm thêm đổ
vào. May lắm tôi mới xin được chỗ làm này. Các anh có biết vì sao tôi ngồi ăn riêng
không? Nói ra thì ngượng nhưng thường chỉ có bánh mì va ít súp loãng. Như bữa trưa
nay chỉ có củ cải trắng luộc mà thôi. Có chỗ thịt anh cho, chắc tối nay các cháu mừng
lắm” Jake đưa tay gạt một giọt nước mắt to tướng lăn trên má. Anh đưa tay tháo sợi
dây cột miệng túi giấy Mike vừa đẩy tới.
Chúng tôi mải nhìn Jake và suýt quên Mike và Peter. Mặt mày tái mét, 2 người
luống cuống tìm cách lấy lại gói giấy. Nhưng đã quá muộn! Một sự im lặng nặng nề
tới ngộp thở bao trùm tất cả mọi người và nó lên tới cùng cực khi Jake mân mê những
cái tai, những cái móng và cái đuôi hoẵng và ngước mặt lên cảm ơn, miệng cố mỉm
cười Cũng như mọi người có mặt, tôi chỉ muốn đất nứt ra nuốt chửng tôi đi!
Tìm lá cây
Ngày xưa, có một vị đại sư muốn chọn một đệ tử làm người nối dõi. Một hôm, ông
bảo hai đệ tử rằng: “Các con hãy ra ngoài và chọn về đây cho ta 1 chiếc lá đẹp nhất,
hoàn mỹ nhất.”
Hai đệ tử vâng lời thầy đi tìm lá. Thoáng chốc, người anh quay về và trình cho đại
sư một chiếc lá không được đẹp lắm: “Thưa thầy, tuy chiếc lá này không phải là hoàn
mỹ nhất nhưng nó là chiếc lá hoàn mỹ nhất mà con thấy”.
Người em đi cả ngày trời và quay về với 2 bàn tay trắng, người em nói với vị đại
sư: “Thưa thầy, con đã tìm và thấy rất nhiều lá đẹp, nhưng con không thể nào chọn
được chiếc lá hoàn mỹ nhất.” Cuối cùng, vị đại sư đã chọn người anh.
“Tìm một chiếc lá hoàn mỹ nhất”, chúng ta vẫn cứ luôn nghĩ đến việc “hoàn mỹ
nhất” nhưng nếu bạn cứ một mực đi tìm mà không nhìn vào thực tế, không so sánh
với thực tế thì bạn cứ phải vất vả để rồi… trắng tay. Cho đến một ngày nào đó, bạn
mới phát hiện rằng: Chỉ vì mãi đi tìm một chiếc lá hoàn mỹ nhất mà bạn đã bỏ qua
biết bao cơ hội lớn một cách đáng tiếc!
Hơn nữa, thứ hoàn mỹ nhất của con người cuối cùng có được bao nhiêu? Trên đời
này đã xảy ra không ít chuyện đáng tiếc, đó cũng do một số người xa rời thực tế đi tìm

“chiếc lá hoàn mỹ nhất”, coi thường cuộc sống đạm bạc. Nhưng chính trong cuộc
sống đạm bạc, vô vị đó mới chất chứa những điều kỳ diệu và to lớn. Điều quan trọng
là thái độ của bạn như thế nào khi đối diện với nó.
Trong cuộc sống chúng ta, không nhất thiết cứ phải theo đuổi những thứ hoàn mỹ
mà chỉ cần bình tâm lại, từng bước từng bước tìm chiếc là mà ban cho rằng là hoàn
mỹ nhất.
Sống và hãy sống
Đã lâu lắm rồi, ở một nơi nọ có một cây táo to. Hằng ngày có một cậu bé rất
thích đến chơi với cây táo. Thời gian qua đi và cậu bé trưởng thành, cậu bé không còn
chơi với cây táo như ngày xưa nữa.
Một ngày, cậu bé trở lại chỗ cây táo. Cây táo buồn rầu nói: “Đến đây chơi với
tôi”. “Tôi không còn là con nít nữa, tôi không thích chơi quanh gốc cây nữa” - cậu bé
trả lời - “Tôi cần đồ chơi và tôi cần tiền để mua chúng”. “Xin lỗi, nhưng tôi không có
tiền nhưng cậu có thể bứt những trái táo của tôi đem bán chúng đi, và cậu sẽ có
tiền”. Cậu bé rất cảm động và vui vẻ bứt tất cả những trái táo mang đi. Từ đó cậu bé
không trở lại nữa.
Cây táo buồn lắm và một ngày kia cậu bé - bây giờ đã là một thanh niên- trở
lại. Cây táo rất xúc động. “Đến chơi với tôi” - cây táo nói. “Tôi không có thời gian để
chơi, tôi phải làm việc nuôi gia đình. Chúng tôi cần một ngôi nhà để trú thân, ông có
giúp được tôi không?”. “Xin lỗi, nhưng tôi không có nhà. Nhưng anh có thể chặt cành
của tôi để làm nhà cho anh”. Và thế là anh thanh niên vui vẻ chặt hết những cành cây
táo mang đi. Cây táo rất vui vì thấy anh ta hạnh phúc.
Rồi một ngày mùa hè nóng bức, cậu bé - bây giờ đã là một trung niên-trở lại và
cây táo lại rất vui. “Đến chơi với tôi” - cây táo nói. “Tôi buồn quá vì tôi sắp già rồi, tôi
muốn đi du ngoạn trên biển để thư giãn. Ông có thể cho tôi một cái du thuyền được
không?” - người trung niên nói. “Hãy lấy thân tôi để làm thuyền cho anh” - cây táo trả
lời. Và người trung niên đã chặt thân cây táo làm một cái thuyền. Ông ta đi rất xa và
không xuất hiện trong một thời gian dài.
Cuối cùng, sau nhiều năm cậu bé - bây giờ đã là một ông lão - cũng trở lại.
“Tôi thực sự không còn gì cho cậu ngoại trừ duy nhất một thứ sót lại đó là ụ rễ đang

chết của tôi” - cây táo nói trong nước mắt. “Bây giờ tôi không cần gì nữa, chỉ một chỗ
để nghỉ ngơi, tôi đã mệt mỏi sau bao năm” - ông lão nói. “Tốt rồi! Thế thì gốc cây già
là nơi khá tốt để dựa lưng thư giãn, hãy đến đây, ngồi xuống và nghỉ ngơi” - cây táo
năn nỉ. Ông lão ngồi xuống, cây táo rất vui và mỉm cười trong nước mắt.
Đây là câu chuyện dành cho mọi người. Cây táo giống như cha mẹ chúng ta
vậy. Khi còn trẻ, ta thích chơi với bố, mẹ. Khi trưởng thành, ta ra đi và chỉ trở lại khi
cần gì đó hoặc khi gặp trở ngại trong cuộc sống. Bất luận thế nào, cha mẹ vẫn luôn
chờ ta và cho ta tất cả những gì có thể để làm ta hạnh phúc. Bạn có thể nghĩ cậu bé đối
xử tàn nhẫn với cây táo, nhưng đó là cách mà tất cả chúng ta đang làm với cha mẹ
mình.
Cảm ơn em, cậu bé đánh giày
Tôi muốn nói cảm ơn em thật nhiều vì em đã giúp tôi có thêm niềm tin trong cuộc
sống để khẳng định quan điểm: tiền không phải là tất cả!
Một cậu bé nhỏ nhắn khoảng 11-12 tuổi, mặc quần tây màu nâu sờn, áo sơmi ngắn
tay đang chăm chú đánh giày cho một người đàn ông. Công viên trưa vắng tìm khách
rất khó khăn nên cậu bé cứ luôn mỉm cười. Xong việc, người đàn ông móc ví trả tiền
cho cậu bé và bỏ đi trong lúc cậu còn loay hoay dọn đồ nghề.
Rồi bỗng nhiên cậu bé giật mình chạy vội theo gọi ông khách. Ông dừng lại, cậu bé
trả cho ông cái ví tiền, thì ra trong lúc cất ví vào túi ông đã hấp tấp làm rơi.
Tôi không nghe được ông nói gì nhưng chắc đó là lời cảm ơn, ông cũng không
quên lấy tờ giấy bạc đưa cho cậu bé. Cậu bé khoát tay từ chối, nhảy chân sáo trở lại
nhặt lấy thùng đồ nghề rồi lại tiếp tục công việc của mình.
Tôi thấy ông khách đứng nhìn theo cậu bé rất lâu với vẻ xúc động. Còn tôi, nhìn
theo dáng nhỏ nhắn của em mà lòng cảm thấy thật vui.
Và tôi cảm ơn em vì một lẽ nữa là qua em tôi thấy và tin rằng đâu đó ở bên cuộc
chiến sinh tồn vẫn còn nhiều trang giấy trắng
“Để rồi xem!”
Ngày xửa ngày xưa ở đất nước Trung Quốc có một anh nông dân nghèo khốn khổ.
Anh ta không có nhiều tiền và để thay thế máy kéo, anh sử dụng một con ngựa già để
cày xới cánh đồng của mình.

Một buổi trưa hôm nọ, trong khi đang làm việc trên cánh đồng, con ngựa già đột
nhiên lăn đùng ra chết. Mọi người thấy vậy liền nói: “Ồ, thật là một điều khủng khiếp
đã xảy ra”. Nhưng anh nông dân chẳng tỏ vẻ gì lo lắng, anh ta vẫn bình tĩnh đáp lại:
“Để rồi xem”. Sau đó, vì cảm phục bản lĩnh của anh nông dân nghèo lạc quan, mọi
người trong làng tụ tập lại và góp tiền mua tặng anh ta một con ngựa mới coi như là
một món quà chia sẻ rủi ro. Bây giờ, phản ứng của mọi người là: “Anh ta là một
người may mắn!”. Nhưng anh nông dân chỉ nói: “Để rồi xem”.
Hai ngày sau, con ngựa mới phóng qua rào và chạy mất. Mọi người trong làng lắc
đầu than: “Thật là một anh chàng tội nghiệp”. Anh nông dân mỉm cười và nói: “Để rồi
xem”.
Sau một vài ngày dạo chơi, rốt cuộc, con ngựa cũng tìm được đường về nhà, và
mọi người một lần nữa lại mừng cho anh: “Thật là một anh chàng tốt số”.
Bài học rút ra từ câu chuyện này là:
Trong cuộc sống, không có gì là chắc chắn. Nhiều lần chúng ta cứ tưởng rằng đấy
là tai họa nhưng thực chất đó lại là một món quà ẩn giấu. Và khi tâm hồn chúng ta
rộng mở, tất cả những trở ngại hay tình huống khó khăn mà chúng ta gặp trong cuộc
sống sẽ biến thành những phần thưởng mà từ đó chúng ta có thể rút ra được những bài
học quý giá. Như nhà thuyết giáo Fra Giovanni đã từng nói: “Những điều mà chúng ta
cho rằng đó là thử thách, đau khổ, trách nhiệm cứ tin tôi đi, điều kỳ diệu nằm sâu
trong đó.
Thiên đường và địa ngục
Một người đàn ông nói với vị chúa tể vũ trụ về thiên đường và địa ngục. Vị chúa tể
bảo ông ta: “Hãy đi với ta. Ta sẽ chỉ cho ngươi thấy đâu là thiên đường, đâu là địa
ngục”.
Họ bước vào một căn phòng có một nhóm người đang ngồi vây quanh một nồi thịt
hầm. Mọi người trông đói khổ và tuyệt vọng. Mỗi người cầm một cái muỗng để trong
nồi, nhưng những chiếc muỗng đó có cán dài hơn cánh tay họ nên không thể dùng để
đưa miếng thịt hầm vào miệng mình. Sự đau khổ của họ thật khủng khiếp.
“Hãy đi tiếp nhé. Chúng ta sẽ đến nơi gọi là thiên đường” - vị chúa tể giục người
đàn ông sau khi để ông ta đứng tại “địa ngục” một lúc.

Họ bước vào một căn phòng khác, tương tự như căn phòng đầu tiên: cũng có một
nồi thịt hầm, một nhóm người và những chiếc muỗng có cán dài hơn cánh tay người.
Tuy nhiên, mọi người trông rất hạnh phúc và có vẻ no đủ.
“Tôi không hiểu” - người đàn ông nói. “Tại sao những người này sung sướng còn
những người ở phòng kia đau khổ trong khi mọi thứ đều giống nhau vậy, thưa ngài?”.
Vị chúa tể cười nói: “Không giống nhau đâu, chàng trai. Đơn giản là vì ở đây họ
biết bón cho nhau ăn”.
Nhân vô thập toàn
Một chàng trai kiếm sống bằng nghề gánh nước. Anh có một cái thùng rất tốt, lúc
nào cũng mang về đầy nước nhưng thùng kia lại có một vết nứt. Mỗi khi từ bến sông
về đến nhà, cái thùng bị rạn lại vơi hết phân nửa.
Cái thùng tốt hết sức hãnh diện, lúc nào cũng ra vẻ “ta đây toàn mỹ”, trong khi cái
thùng bị rạn luôn dằn vặt vì sự khiếm khuyết của mình, không hoàn thành được công
việc.
Một hôm, cái thùng nứt đánh bạo lên tiếng với người gánh nước: “Anh ơi, tôi thấy
xấu hổ về bản thân vô dụng của mình”. Người gánh nước hỏi: “Ngươi xấu hổ về điều
gì chứ?”. “Thì suốt mấy năm nay, tôi chỉ có thể mang được nửa nước về, vết nứt trên
người tôi làm nước sánh ra ngoài. Anh gánh nhiều mà kết quả chẳng bao nhiêu”.
Anh gánh nước đáp: “Thôi, để chút nữa trên đường về, ta chỉ cho ngươi coi những
bông hoa đẹp bên vệ đường”. Quả nhiên, trên đường dốc về nhà, cái thùng thấy rất
nhiều bông hoa dại xinh xắn mọc bên vệ đường. Nó cảm thấy vui vui đôi chút nhưng
lúc về đến nhà nó lại hổ thẹn khi thấy nửa phần nước đã sánh ra ngoài. Nó lại khổ sở
mở miệng xin lỗi người gánh nước. Anh gánh nước bảo: “Ngươi không thấy là hoa chỉ
mọc bên phía đường đi của ngươi sao? Biết rõ khuyết điểm của ngươi, ta đã gieo
những hạt giống hoa bên phía đường đi của ngươi. Mỗi ngày, trên đường trở về nhà,
ngươi đều rảy nước cho chúng. Suốt hai năm nay, ta luôn có hoa để trang trí cho
khuôn viên nhà ông chủ. Nhờ ngươi mà nhà ông chủ của ta đẹp hơn lên mỗi ngày”.
“Nhân vô thập toàn” - đã là con người thì ai không có khuyết điểm. Có những
người quá tự ti, mặc cảm vì những khiếm khuyết của bản thân, nên cả đời chẳng làm
được chuyện gì ra hồn. Họ cứ mãi thất bại vì không nhận ra được rằng, khiếm khuyết

có thể “không chỉ là khiếm khuyết”. Cuộc sống sẽ trở nên hữu ích, đáng yêu hơn với
những ai biết biến khuyết điểm củ a bản thân thành thế mạnh riêng - như chuyện cái
thùng nứt kia.
Chiếc đàn piano màu gụ đỏ
Khi tôi 20 tuổi, tôi bán hàng thuê cho một hiệu đàn piano ở St.Louis.
Một lần, chúng tôi lại nhận được một “đơn đặt hàng” là một bưu thiếp từ vùng
Đông Nam Missouri. Trên bưu thiếp đó có viết “ Xin hãy mang một chiếc đàn piano
màu gụ đỏ tới cho cháu tôi. Tôi sẽ trả góp 10 đôla mỗi tháng bằng tiền bán trứng gà.”
Qua nét chữ có thể đoán đó được người viết là một bà cụ. Bà ấy viết câu đó lặp đi lặp
lại kín mít tấm bưu thiếp, viết cả ra những diềm giấy còn thừa ở mặt trước cho đến khi
chỉ còn ra một khung nhỏ ghi địa chỉ.
Tất nhiên công ty chúng tôi không thể bán piano trả góp 10 đô mỗi tháng. Nên
chúng tôi lờ tờ bưu thiếp đi. Tuy nhiên, đến một ngày, ở vùng Đông Nam Missouri đó
có thêm vài người đặt mua đàn piano và chúng tôi phải chở đàn đến đó. Vì tò mò, tôi
muốn đến địa chỉ của bà cụ xem sao. Gần như giống hệt những gì tôi tưởng tượng: bà
cụ sống trong một túp lều lụp xụp cạnh cánh đồng. Sàn căn lều rất bẩn. Gà thì chạy
lung tung: không xe, không điện thoại, không nghề nghiệp. Chẳng có gì cả trừ một
mái nhà, và đó cũng không phải là một cái mái tốt. Cháu gái của bá cụ khoảng 10 tuổi,
đi chân đất và mặc váy vá.
Tôi giải thích cho bà cụ rằng chúng tôi rất buồn vì không giúp được bà cụ.
Nhưng dường như những gì tôi giải thích chẳng có hiệu quả. Cứ 6 tuần một lần, chúng
tôi lại nhận được một cái bưu thiếp y như nhau. Cần có một cái đàn piano màu gụ đỏ,
và thề thốt rằng bà sẽ trả 10 đôla/tháng. Khoảng hai năm sau, tôi mở được một công ty
giao bán piano của riêng mình, và đôi khi tôi đăng quảng cáo trên báo địa phương
Missouri. Tôi bắt đầu nhận được những bưu thiếp như từng nhận ở công ty cũ. Trong
hàng tháng trời, tôi cũng lờ những tờ bưu thiếp đó đi, vì tôi biết làm gì cơ chứ?
Nhưng rồi, một hôm ở công ty tôi có nhập về một số đàn piano kiểu mới, trong
đó có một chiếc đàn màu gụ đỏ. Dù biết mình có thể gây thua thiệt cho công ty, tôi
vẫn quyết định đưa chiếc đàn lên xe ô tô chở tới nhà bà cụ và nói rằng nếu bà trả
10đôla/ tháng thì bà sẽ phải trả 52 lần. Tôi đặt piano vào nơi ít có khả năng bị dột

nhất. Tôi cũng dặn bà và cháu bé giữ cho bọn gà đừng nhảy lên đàn piano. Rồi tôi lên
xe về công ty đinh ninh rằng thế là coi như mình đã cho không một cây đàn.
Nhưng cứ 10 đôla được gửi đến cho tôi rất đều đặn mỗi tháng. Cả 52 tháng.
Đôi khi không chỉ là tiền giấy mà là những đồng xu được dùng băng dính đính vào
bưu thiếp. Nhận đủ tiền tôi không có liên lạc gì với bà cụ nữa trong suốt 20 năm.
Cho đến một ngày khi đi công tác ở Memphis, tôi ghé vào một nhà hàng để
dùng bữa. Ở đó, tôi được nghe thấy tiếng đàn piano hay nhất mà tôi từng được nghe.
Và do một cô gái rất xinh đẹp đang chơi. Tôi lại gần cô ấy và đứng nghe nhạc. Khi
chơi xong bản nhạc, chúng tôi nói chuyện với nhau, và thật như một điều kì diệu, đó
chính là cô bé mặc váy vá trong căn lều nhỏ 20 năm trước. Cô gái kể từ khi được bà
đã đặt mua cho chiếc đàn piano màu gụ đỏ, cô đã giành được nhiều giải thưởng âm
nhạc ở trường và địa phương. Bây giờ cô đã có gia đình còn bà cô đã mất.
Tôi hỏi cô có biết chiếc đàn piano màu gụ đỏ có ý nghĩa như thế nào không. Cô
gái nói hồi đó cô còn quá nhỏ, chỉ biết có một chiếc đàn mà không hiểu gì nhiều.
Nhưng tôi thì hiểu. Cuối cùng, tôi bảo cô:
- Tôi rất mừng được gặp lại cô, còn bây giờ tôi phải đi về.
Và tôi thực sự phải đi về, vì bạn biết đấy, đàn ông không bao giờ muốn bị nhìn
thấy mình khóc ở nơi công cộng.
Con Đường Bùn Lầy
Một hôm Tanzan và Ekido cùng đi trên một con đường. Cơn mưa nặng hạt và dai
dẳng đổ xuống. Đến một đoạn đường ngập lụt, họ gặp một thiếu nữ xinh đẹp trong bộ
kimono với đai lưng bằng lụa, ngập ngừng không băng qua đường được.
- Này cô bé! - vừa nói xong, lập tức Tanzan bế cô gái lội băng qua bên kia quảng
đường ngập nước.
Ekido không trò chuyện nữa cho mãi đến đêm khi hai người đến trú ở một ngôi
chùa. Không còn chịu được nữa Ekido phàn nàn với Tanzan:
- Chúng ta là tăng sĩ, không được đến gần phụ nữ, nhất là con gái trẻ đẹp. Nguy
hiểm lắm. Tại sao sư huynh lại phạm giới?
- Ủa, tôi đã đặt cô gái xuống ở chỗ đấy rồi mà! - Tanzan nói - Sao sư đệ lại còn bế
cô ấy về đến tận đây?

Cái lạnh
Sáu con người, do sự tình cờ của số phận, mắc kẹt vào cùng 1 cái hang rất tối và
lạnh. Mỗi người còn 1 que củi nhỏ trong khi đống lửa chính đang lụi dần.
Người phụ nữ đầu tiên định quẳng que củi vào lửa, nhưng đột nhiên rụt tay lại. Bà
vừa nhìn thấy 1 khuôn mặt da đen trong nhóm người da trắng.
Người thứ 2 lướt qua các bộ mặt quanh đống lửa, thấy 1 người trong số đó không
đi chung nhà thờ với ông ta. Vậy là thanh củi cũng bị thu về.
Người thứ 3 trầm ngâm trong 1 bộ quần áo nhàu nát. Ông ta kéo áo lên tận cổ, nhìn
người đối diện, nghĩ thầm: “Tại sao mình lại phải hi sinh thanh củi để sưởi ấm cho
con heo béo ị giàu có kia?”
Người đàn ông giàu lui lại 1 chút, nhẩm tính: “Thanh củi trong tay, phải khó nhọc
lắm mới kiếm được, tại sao ta phải chia sẻ nó với tên khố rách áo ôm lười biếng đó?”
Ánh lửa bùng lên 1 lần cuối, soi rõ khuôn mặt người da đen đang đanh lại, lộ ra
những nét hằn thù: “Không, ta không cho phép mình dùng thanh củi này sưởi ấm
những gã da trắng!”
Chỉ còn lại người cuối cùng trong nhóm. Nhìn những người khác trầm ngâm trong
im lặng, anh ta tự nhủ: “Mình sẽ cho thanh củi, nếu có ai đó ném phần của họ vào
đống lửa trước”.
Cứ thế, đêm xuống dần. Sáu con người nhìn nhau căng thẳng, tay nắm chặt những
khúc củi. Đống lửa chỉ còn than đỏ rồi lụi tắt. Sáng hôm sau khi những người cứu hộ
tới nơi, cả 6 đều đã chết cóng. Họ không chết vì cái lạnh bên ngoài mà chết vì sự buốt
giá trong sâu thẳm tâm hồn.
Những Đứa Trẻ
Trước nhà cu Ngoan có một khoảng đất rộng. Mỗi buổi chiều những đứa trẻ trong
hẻm vẫn thường hay tập trung ở đó để chơi đùa. Một hôm, mẹ mua cho Ngoan một
món đồ chơi mới và dặn: “Chiếc xe này rất đắt tiền. Con chỉ được chơi trong nhà thôi,
không được mang ra đường kẻo những đứa khác sẽ phá hỏng.” Nhưng chơi một mình
trong nhà chán quá, cu Ngoan rất muốn được đem chiếc xe ra chơi cùng với lũ trẻ
trong hẻm.
Buổi chiều, thừa lúc mẹ đi chợ, cu cậu liền đem chiếc xe mới ra khoe với hai đứa

bạn dang chơi đùa trước nhà. Ngắm nghía, sờ mó một lúc, đứa lớn nhất đề nghị: “Cho
tao chơi thử đi!”. Sợ mẹ mắng, cu Ngoan không dám cho mượn. Năn nỉ cũng không
được, thằng bé kia phát cáu: “Sao mày kiết thế.” Nói xong nó giật lấy chiếc xe, Ngoan
giằng lại, chiếc xe văng xuống mặt đường vỡ bung ra. Ngoan òa khóc còn thằng bé
kia vụt chạy về nhà. Đứa bạn còn lại định nhặt những bộ phận của chiếc xe bị bung ra
thì mẹ nó gọi: “Lì! Không được đụng vàọ Người ta bắt đền đấy. Thôi! Về đây mẹ cho
cái này.”
Cũng vừa lúc đó có một thằng bé bán vé số dạo đi đến. Thấy thế nó liền bảo: “Em
nín đi, để anh sửa giúp cho”. Nó nhét xấp vé số vào túi, ngồi xuống loay hoay gắn lại
những mảnh vỡ.
Mẹ Ngoan đi chợ về. Bà giận dữ túm lấy áo thằng bé bán vé số:”Sao mày dám phá
hỏng đồ chơi của con bà hả quân đầu đường xó chợ ” Cu Ngoan sợ quá khóc thút thít:
“Không phải anh ấy đâu!”. Người đàn bà sượng sùng buông cổ áo thằng bé ra. Nó
không nói gì, lặng lẽ bỏ đi. Một đoạn, nó quay đầu lại. Người đàn bà không thấy được
cái nhìn lúc ấy.
Cô hàng xóm
“Nó chỉ là một con… chuyên đi làm tiền. Mầy muốn thiên hạ trong cái xóm này
cười vô mặt tao thì cứ mà lân la chuyện trò với nó. Tao là cấm cửa. Hiểu chưa?”. Mẹ
tôi giận dữ quát tháo, khi tôi vừa bước vô nhà.
Như bị gáo nước lạnh tạt vô mặt, tôi định phản ứng, nhưng rồi cố nhẫn nhịn, quăng
người xuống ghế, nhăn nhó: “Mẹ hơi quá lời rồi. Chỉ toàn nghe thiên hạ đơm đặt rồi
định kiến với người ta. Mẹ có thấy cô ấy làm điều gì sai trái kể từ ngày cô ấy về ở
trong cái xóm này không? Mẹ có tận mắt thấy cô ấy đi… làm tiền ai không? Dù gì
cũng là hàng xóm, người ta cũng là con người chứ có phải quái vật đâu mà mẹ làm
như vậy!?”. Tôi không ngờ, chỉ những lời rất nhẹ nhàng ấy của tôi lại làm cho mẹ tôi
“nổi khùng” hơn, thay vì… bớt giận: “Vậy thì con nhỏ đó làm gì để ra tiền trả cả triệu
tiền nhà mỗi tháng? Làm gì có tiền để quần này áo nọ? Mầy thử hỏi nó coi, nó làm
nghề gì? Ở xí nghiệp nào? Ở công ty nào?…”.
Quả thật, chỉ nhìn vào lịch sinh hoạt của cô ấy thôi (sáng ngủ dậy khá muộn, tối đi
về rất khuya…) cũng đoán biết là cô ấy đang làm một cái nghề gì đó rất… khó nói (!)

Nhưng, tôi lại quan niệm rằng, đánh giá một con người không phải là ở chỗ họ làm
nghề gì, chức vụ gì; mà chính là trong cách người ta sống như thế nào, đối xử với mọi
người như thế nào. Xin được nói rõ: tôi không hề có một tình ý gì với cô gái đó,
nhưng qua thái độ của mẹ tôi và một số người trong cái xóm nhỏ này, tôi cảm thấy
mình có lỗi, nếu mình cũng… tàn nhẫn như họ hoặc phớt lờ, mặc cho mọi chuyện xảy
ra với cô gái ấy. Tôi muốn mọi chuyện đều phải được diễn ra và được đối xử trong lẽ
công bằng. Không phải tôi muốn trở thành một “hiệp sĩ” trong thời đại văn minh này,
nhưng lẽ nào tôi lại cũng là một người tầm thường, mặc cho định kiến “giết chết” ai
đó? Điều tôi muốn thật đơn giản: cô gái phải được nhìn nhận bằng chính sự khách
quan của đời sống – với cái tốt lẫn cái xấu của cô ấy.
Một buổi sáng sớm, tôi khá bất ngờ khi gặp cô gái ấy trước cổng một trường học.
Tôi dừng xe lại hỏi, và càng ngạc nhiên hơn, khi nghe trả lời: “Dạ em chở thằng em đi
thi đại học…”. Thấy tôi có vẻ không hiểu, cô giải thích: “Thằng em út của em năm
nay thi đại học. Nó ở dưới quê lên ngày hôm kia, ở với đứa anh kế tại ký túc xá,
nhưng thằng anh hôm nay lại phải bận đi thực tập, không chở nó đi thi được…”. Hóa
ra là vậy, cô có hai người em trai; một cậu đang là sinh viên học tại thành phố và cậu
em út năm nay thi đại học. Lúc ấy tôi đoán là các cô cậu “sĩ tử” đang cắm cúi làm bài
thi, nhưng cô gái hàng xóm vẫn cứ đứng chờ ở ngoài. Cô bảo: “Thằng nhỏ mới lên
thành phố lần đầu, nên nó nhát lắm, cứ sợ đi lạc. Do vậy em phải đứng chờ, lỡ nó ra
mà không có em, nó khóc…”. Tôi bật cười thành tiếng: “Đi thi đại học rồi mà cứ coi
thằng nhỏ như con nít vậy! Làm gì mà phải khóc!?”. Cô thẹn thùng: “Thằng này mít
ướt lắm anh ạ. Cái gì cũng khóc được…”. Tôi mời cô vào quán nước gần đó, sau một
lúc trù trừ, cô đồng ý.
Tôi không hề hỏi gì về công việc của cô, cũng không hỏi về hoàn cảnh gia đình;
nhưng rồi, chính cô là người đặt câu hỏi trước: “Anh không ngại những người hàng
xóm xem thường anh sao, khi họ thấy anh ngồi nói chuyện với em như vầy?”. Tôi lắc
đầu: “Tại sao phải ngại ai đó, khi mình chẳng làm gì sai?”. Cô cũng lắc đầu: “Anh nói
chuyện với em là sai rồi! Không ai thích như vậy cả”. “Vì sao?” – tôi hỏi. Cô vẫn nhỏ
nhẹ: “Vì sao thì anh biết rồi, sao còn phải hỏi…”. Tôi sợ phải chạm vào nỗi đau của
cô gái, nên nói ngay: “Chẳng có nghề gì là xấu cả; con người ta chỉ được xem là tốt

hay xấu, khi họ sống và đối xử với người khác thế nào mà thôi. Dù là nhà bác học mà
làm điều ác thì cũng là người xấu. Dù là ăn cướp mà biết ân hận về sự sai trái của
mình và quyết tâm không tái phạm, thì đó là người tốt…”. “Nhưng em thì vẫn… tái
phạm!” – chẳng hiểu sao, tôi muốn phớt lờ chuyện nhắc đến “nghề nghiệp… khó nói”
của cô ta, thì cô lại càng tỏ ra không muốn che đậy nó (!?). Nhưng cuối cùng thấy tôi
không muốn nói đến chủ đề ấy nữa, cô lại thôi và chuyển sang chuyện khác.
Nếu… Vâng, nếu tôi không hạ quyết tâm - bằng mọi cách phải nâng cao trình độ
ngoại ngữ của mình để đáp ứng cho nhu cầu của công việc, thì không biết đến bao giờ
tôi mới khám phá sự thật về cô hàng xóm ấy. Đêm đầu tiên vào lớp, tôi như muốn quỵ
tại chỗ, khi cùng cả lớp đứng lên để chào cô giáo. Cô giáo ấy chẳng ai khác: chính là
cô hàng xóm của mình! Thấy tôi, ánh mắt cô không giấu được sự ngạc nhiên, nhưng
cô lấy lại vẻ bình tĩnh ngay và bắt đầu buổi dạy…
Cuối buổi học. Tôi ấp úng như đứa trẻ biết mình có lỗi: “Tại sao cô không hề nói gì
về công việc của mình, mà lại để cho hàng xóm dị nghị?”. Cô cười: “Có ai hỏi tới
mình đâu mà nói, hở anh?”. Tôi khịt mũi: “Nhưng ít ra là với tôi, cô cũng có thể nói
chứ. Bao nhiêu lần nói chuyện với nhau…”. Cô phá lên cười: “Anh quên rồi sao. Anh
có cho em nói đâu. Cứ mỗi lần em định nói với anh về nghề nghiệp của mình, thì anh
lại tìm mọi cách để chuyển sang chuyện khác… Anh cứ nghĩ rằng, những điều mà
hàng xóm nói về em là đúng, phải không?”. Tôi lặng người…! Tôi nhìn cô, nhíu mày:
“Nhưng tại sao cô lại cứ để cho người ta nghĩ sai về mình, nghĩ xấu về mình mãi như
vậy?”. “Làm sao mà mãi như vậy được. Vì trước sau gì thì sự thật vẫn là sự thật. Em
là ai, làm gì… sao có thể bí mật được với mọi người”. “Cô cho tôi thay mặt… những
ai đó… xin lỗi về những điều không phải trong thời gian vừa qua…” – tôi nói rất
thành thật; và tôi nghĩ rằng, cô cũng rất thành thật khi trả lời: “Không, mọi việc chỉ là
tại em thôi…”.
Hôm ấy trên đường về, tôi cứ nghĩ: chẳng biết khi mọi người (trong đó có mẹ tôi)
biết được sự thật về cô hàng xóm, thì họ sẽ ăn nói sao đây với cô (?).
Ðiều Ước
Giờ ra chơi, tôi và lũ bạn tán gẫu với nhau xem: nếu có một điều ước thì sẽ làm gì.
Nhỏ Giang ước thi đậu vào năm tới. Nhỏ Lan ước mẹ nó mau hết bệnh.

Trân lớp trưởng thì tham lam hơn, nói bô bô trước lớp: - Tớ ước tớ sẽ có thêm một
triệu điều ước nữa!
Cả lũ bật cười, chê nhỏ Trân có mơ ước cũ rích. Cái kiểu câu “Ước một ra mười”
chẳng có gì mới lạ cả. Nhóm bạn quay sang hỏi tôi, tôi tỉnh queo “Tớ sẽ ước được trở
về quá khứ, lúc đó tớ có thể tránh không phạm lỗi lầm nữa”. Tôi vừa dứt lời, bọn bạn
đã vỗ tay bôm bốp. Mặc cho chuông vào lớp reo vang, nhỏ Trân cứ luôn miệng khen
“Hay! Hay! Tớ tuyên bố điều ước của cậu hay nhất!”.
Đêm trăng sáng, tôi ngồi bên cạnh ông nội ngắm trăng. Nhớ lại những điều ước
mấy ngày trước, tôi hỏi ông:
- Ông ơi! Nếu như ông có một điều ước, ông sẽ ước gì ạ!
Ông nhìn tôi, mỉm cười:
- Thế cháu sẽ ước gì nào?
Không chần chừ, tôi kể cho ông chuyện về những điều ước của nhóm bạn. Nghe
xong ông chậm rãi nói:
- Nếu có một điều ước, ông sẽ ước mọi người trên thế gian này đều có một điều
ước như ông. Nhưng trên thực tế điều ước của ông đã được hiện thực, đó là tất cả
những gì mà ông đã làm cháu ạ!
Tôi im lặng, ngước nhìn lên bầu trời sáng trăng. Bất giác, tôi hiểu được lời ông nói
“ Điều ước hay nhất là điều ước mà ta có thể.
Amy Graham
Sau một đêm bay từ Washington D.C., tôi rất mệt mỏi và tôi tới nhà thờ Mile High
ở Denver để chỉ đạo 3 dịch vụ và một phân xưởng sao cho phát triển tốt. Khi tôi bước
vào, tiến sĩ Fred Vogt hỏi tôi, “Anh có biết về Tổ chức từ thiện Hãy-Có-Một-Ước-
Mơ?”
“Có!” tôi trả lời.
“Tốt, Amy Graham được chẩn đoán là bị bệnh bạch cầu giai đoạn cuối. Họ cho cô
bé 3 ngày. Cô ấy khát khao được tham dự một buổi nói chuyện của anh.”
Tôi choáng váng. Một cảm giác tự hào nhưng cả sự sợ hãi và nghi ngờ cùng có
trong tôi. Tôi không thể tin nổi. Tôi nghĩ rằng những đứa trẻ sắp chết muốn đi chơi
Disneyland, hoặc gặp các nhân vật nổi tiếng, những siêu sao. Chắc chắn rằng mấy đứa

trẻ đó không muốn dành mấy ngày cuối cùng của cuộc đời để nghe Mark Victor
Hansen. Tại sao một đứa trẻ chỉ còn sống vài ngày cuối cùng lại muốn tới nghe một
nhà diễn thuyết về động lực tinh thần. Đột ngột, những suy nghĩ của tôi bị cắt đứt
“Đây là Amy,” Vogt nói và đặt vào tay tôi bàn tay yếu đuối của cô bé. Trước mắt tôi
là một cô bé 17 tuổi choàng một cái khăn màu đỏ và cam trên đầu, che đi toàn bộ mái
đầu đã không còn tóc sau những cuộc trị liệu. Thân thể xanh xao của cô bé trông vô
cùng yếu đuối. Cô bé nói, “Cháu có hai mục tiêu là tốt nghiệp phổ thông và tham dự
buổi thuyết trình của bác. Các bác sĩ đã không tin rằng cháu có thể thực hiện được. Họ
không nghĩ rằng cháu còn có đủ sức. Cháu đã được trả về cho gia đình Đây là bố và
mẹ của cháu.”
Nước mắt trào lên; tôi dường như nghẹt thở. Tôi cảm thấy chao đảo, xúc động. Để
lấy lại giọng nói của mình, tôi đằng hắng, mỉm cười và nói “Cháu và bố mẹ sẽ là
khách mời của chúng tôi. Xin cảm ơn vì cháu đã tới tham dự.” Chúng tôi ôm lấy nhau,
lau nước mắt và chia tay.
Tôi đã tham gia rất nhiều hội thảo về chữa bệnh tại Hoa Kỳ, Canada, Malaysia,
New Zealand và Australia. Tôi đã coi những nhà chữa bệnh giỏi nhất làm việc và tôi
đã học, nghiên cứu, nghe, cân nhắc và hỏi điều gì đã hoạt động, tại sao và như thế
nào. Vào buổi chiều Chủ nhật đó, tôi điều khiển một hội thảo mà Amy và bố mẹ em
tham dự. Cả ngàn khán giả tràn ngập phòng họp, háo hức muốn học, phát triển những
khả năng mà trước nay họ không biết đến.
Tôi nhẹ nhàng hỏi khán giả xem họ có muốn học một quy trình chữa bệnh mà có
thể giúp họ trong cả cuộc đời không. Từ trên bục diễn thuyết tôi có thể thấy mọi người
đều giơ cao tay lên trời. Tất cả đều đồng lòng muốn học. Tôi chỉ cho mọi người cách
xoa mạnh hai bàn tay vào nhau rồi tách nó ra khoảng 5 cm và cảm nhận được nguồn
năng lượng chữa bệnh phát ra từ nó. Tôi bắt cặp từng người lại với nhau để họ có thể
cảm nhận được nguồn năng lượng từ người này đến người kia. Tôi nói “Nếu các bạn
muốn chữa bệnh, hãy làm tại đây và ngay bây giờ.”
Khán giả liên kết lại với nhau và đó là một cảm giác ngây ngất tuyệt vời. Tôi giải
thích rằng mỗi người đều có một năng lượng chữa bệnh và khả năng chữa bệnh. Năm
phần trăm trong số chúng ta có được nó rõ ràng và mạnh mẽ đến mức có thể hành

nghề. Tôi nói, “Sáng hôm nay, tôi vừa được giới thiệu với Amy Graham, một cô gái
17 tuổi, người có ước muốn cuối cùng trong đời là tham dự buổi thuyết trình này. Tôi
muốn đưa cô lên trên đây và các bạn hãy gửi những năng lượng chữa bệnh tự nhiên
của các bạn lên cho cô. Có lẽ chúng ta giúp được cho cô bé. Cô không yêu cầu điều
đó. Tôi chỉ làm điều này một cách tự động vì cảm thấy nó đúng.”
Khán giả hô “Phải! Phải! Phải! Phải!”
Bố của Amy dắt cô lên trên bục. Cô nhìn thật yếu ớt sau tất cả những cuộc hóa trị
liệu pháp, những ngày dài trên giường bệnh và sự thiếu vận động. (Các bác sĩ còn
không cho cô đi lại hai tuần trước khi tới tham gia với chúng tôi.)
Tôi kêu mọi người làm nóng hai bàn tay, và gửi đến cho cô năng lượng chữa bệnh
của họ. Sau đó mọi người đứng dậy vỗ tay hoan hô cô mà ai nấy đều nước mắt lưng
tròng.
Hai tuần sau đó, cô gọi điện và báo rằng các bác sĩ sau khi kiểm tra sức khỏe cô đã
cho cô về và chính cô cũng cảm thấy có sự thuyên giảm đáng kể. Hai năm sau đó cô
gọi điện báo tôi biết rằng cô lập gia đình.
Tôi rút ra được rằng, không nên coi thường sức mạnh mà tất cả chúng ta đều có.
Nó luôn luôn sẵn sàng để dùng cho mục đích cao đẹp nhất. Chúng ta phải nhớ đến
việc sử dụng nó.
Bạn khởi đầu từ đâu?
Một du khách viếng thăm một thánh đường và thấy họa sĩ đang khảm một bức
tranh khổng lồ. Trước mặt họa sĩ là bức tường trống rộng thênh thang.
Du khách hỏi: “Anh không thấy lo về những khoảng trống mà anh phải khảm cho
đầy này sao? Làm sao anh có thể hoàn thành nổi?”.
Họa sĩ trả lời rằng anh ta biết những gì anh ta có thể làm mỗi ngày. Mỗi buổi sáng,
anh chia ra một vùng mà anh sẽ cố gắng hoàn thành và anh chẳng cần bận tâm lo lắng
về những gì nằm bên ngoài cái vùng đó. Mỗi ngày mỗi làm như thế thì một ngày kia
bức khảm sẽ hoàn tất mà thôi.
Có nhiều trở ngại lớn tạo nên sức ỳ trong chúng ta, cũng giống như bức tường kia
vậy. Chúng ta lo rằng không thể tạo nên một bức tranh lớn. Hãy khởi đầu bằng việc
làm những gì tốt nhất chúng ta có thể làm mỗi ngày với phần công việc được giao.

Bạn sẽ khởi đầu từ đâu? Nơi tốt nhất để khởi đầu là bất cứ nơi nào bạn đang đứng
hôm nay.
Bức email của giáo sư Emerson
Trong cuộc đời đôi lúc có những sự tình cờ thú vị. Nhưng tình cờ học được bài học
đạo đức quả là điều đáng suy nghĩ: Con - người - đạo - đức là gì?
Có lẽ vì luôn cảm thấy số phận mình không được may mắn nên khi làm bất cứ việc
nào tôi đều cố gắng hết sức. Người ta bảo Trời có mắt, mình cứ chịu khó thì nhất định
sẽ có ngày được đền đáp - tôi tin thế.
Năm 2003. Tôi sang Mỹ đã sắp nửa năm rồi mà vẫn chưa xin được vào Học viện
Âm nhạc nào để học tiếp, đành phải ở nhờ nhà bạn trai của mình tại bang California.
Anh ấy là kỹ sư máy tính ở đây. Tôi đành phải làm những việc linh tinh như gia sư
chẳng hạn. Thu nhập cũng đủ sống, có điều tôi sang Mỹ đâu phải để làm những việc
như thế, sao tôi có thể chịu số phận ấy được?
Cuối cùng thì cơ hội cũng đến. Tháng 5, trong dịp tham gia cuộc thi biểu diễn đàn
dương cầm toàn nước Mỹ, tôi được xếp thứ tư. Đây là thứ hạng cao nhất mà người
Hoa ở Mỹ đạt được. Cố gắng bao năm của tôi thế là đã được đền đáp: Sau kỳ thi này
người ta cho tôi cơ hội được vào học ở Học viện Âm nhạc thành phố Philadelphia.
Giáo sư Emerson phụ trách chiêu sinh của học viện này gửi cho tôi một bức e-mail
báo tin ấy. Trong thư ông viết: “Chúng tôi mong muốn các học sinh của mình đều là
những người có nhân cách cao thượng” – mấy từ “nhân cách cao thượng” này sao mà
khó hiểu thế!
Thi viết ấn định vào ngày 30 tháng 7, thi vấn đáp vào ngày 18 tháng 8. Kết quả thi
viết của tôi rất tốt. Thi xong, tôi liền xin thôi mọi công việc đang làm. Chiều 14 tháng
8, sau khi luyện đàn 3 tiếng đồng hồ liền, thấy người hơi mệt, tôi quyết định đi nằm
một lúc. Mọi khi tôi ngủ rất ngon, thế nhưng hôm ấy tôi bị thức giấc giữa chừng, vì
trời nóng quá. Tôi nhớ rõ ràng là mình đã bật điều hòa rồi cơ mà! Tôi bèn thử bật đèn,
đèn không sáng. Thử bật tivi, màn hình cũng không sáng. Mất điện chăng? Tôi kéo
rèm cửa, chải đầu, chuẩn bị ra ngoài phố xem sao.
Trên đường phố, người qua lại tất bật, cuống quýt, ai nấy căng thẳng, lo lắng. Lẽ
nào lại xảy ra một vụ “11 tháng 9”? Hay là bọn khủng bố tấn công? Trời ơi! Tôi vừa

làm dấu chữ thập vừa cầu nguyện: Cầu Trời, xin đừng xảy ra bất kỳ tai họa bất trắc
nào Khi vừa tới Trung tâm Điều dưỡng của khu phố, tôi định đẩy cửa vào hỏi xem
tình hình ra sao thì bỗng thấy một ông người Hoa đi từ trong ra, chẳng chào hỏi gì cả,
kéo tay tôi lôi tuột vào trong, vừa đi vừa nói: “Bà Hà này, bà đến đúng lúc quá, tôi
cũng nghĩ là nhất định bà sẽ đến giúp đỡ chúng tôi, đúng không ạ? Cả thành phố bị
mất điện, tối như hũ nút, khắp nơi rối tung rối bời, bao nhiêu người vấp ngã, bị
thương, chúng tôi đang thiếu người chăm sóc nạn nhân ”. Tôi định thần nhìn, thì ra là
ông Huy hàng xóm của chúng tôi, nói tiếng phổ thông đặc sệt giọng Hồng Kông.
Tôi định rút tay ra thì đã bị kéo vào một gian phòng trông như kiểu phòng bệnh
viện, chỗ nào cũng thấy người bị thương. “Bà Hà phụ trách 10 giường chỗ này nhé,
toàn những người bị thương nhẹ thôi, bà chỉ cần rót nước cho họ uống và thăm hỏi an
ủi họ là được”.
Làm thế nào bây giờ đây? Bỏ đi thì không được lịch sự, thôi, đành cứ chiếu lệ làm
một lúc rồi lẳng lặng chuồn về nhà thì hơn. Tôi nghĩ vậy và an tâm chịu khó làm việc,
vừa làm vừa thỉnh thoảng liếc đồng hồ. Nhiều nhất mình chỉ nán lại đây một tiếng
đồng hồ thôi nhé, tôi tự nhủ.
“Bà Hà này, đây là ông Mike, bà làm ơn chăm sóc ông ấy nhé. Ông Mike bị thương
trong đường tàu điện ngầm, đã cấp cứu sơ bộ, nhưng chưa thể về nhà được vì nhà ông
ấy ở tầng 23, thang máy mất điện, đành phải ở đây vậy”.
“Bà Hà này, đây là bà Robinson, chắc hai bà quen nhau đấy, nghe nói bà dạy con
gái bà Robinson phải không? Bây giờ bà hãy trò chuyện tâm sự với nạn nhân nhé. Bà
ấy có vẻ căng thẳng quá. Lần trước, một người thân của bà ấy bị chết trong vụ “11
tháng 9”, cho nên lần này chúng tôi nói thế nào bà ấy cũng không tin đây chỉ là một
vụ mất điện bình thường. Vả lại, ông chồng bà ấy lúc này không có mặt ở đây ”.
Công việc dần dà không tài nào kiểm soát nổi, mỗi lúc lại có thêm nạn nhân vào
mà chẳng thấy ai ra cả. Điện vẫn chưa phục hồi, Trung tâm Điều dưỡng khu phố nhỏ
bé lúc này đã chật ních nạn nhân. Tôi muốn chuồn về lắm nhưng việc này làm chưa
xong thì đã bị giao việc khác. Bất cứ ai cũng có thể cắt đặt công việc cho tôi, cũng
như tôi có thể ra lệnh cho bất cứ ai, chỉ cần đấy là việc cấp cứu nạn nhân.
Sau cùng tôi thấy trời đất bỗng dưng tối sầm, tôi lăn ra, bất tỉnh nhân sự.

Lúc tỉnh dậy, tôi thấy mình nằm trên giường bệnh viện, bên cạnh mấy bó hoa. Nụ
cười hồn hậu nở trên khuôn mặt bạn trai của tôi: “Cherry, em tỉnh rồi à? Em thật dũng
cảm, anh không ngờ em lại dũng cảm như vậy. Lần này anh đã tận mắt nhìn thấy đức
tính tốt đẹp nhất của em”.
Thật là một lời khen tuyệt vời! Nhưng tôi đâu cần khen. Tôi chỉ muốn được về nhà
thôi. Về để luyện đàn, tôi chỉ nghĩ đến việc mình sắp thi đến nơi rồi.
Ngày 18 tháng 8, tức ngày thứ 3 sau khi xuất viện về nhà, tôi đi thi. Trước mặt các
thầy cô giáo của Học viện Âm nhạc Philadelphia, tôi đàn sai một nốt nhạc. Khỉ gió, tất
cả là tại cái vụ mất điện khốn kiếp! và cái Trung tâm Điều dưỡng đáng ghét! Thật ra
tôi đã biết trước là luyện đàn với cường độ như vậy thì sức khỏe của mình khó mà
chịu nổi, lại thêm hôm 14 bị công việc chăm sóc nạn nhân hành hạ suốt đêm. Tại tôi
cả thôi, tự tôi đã làm tiêu tan mất tiền đồ xán lạn của mình
Trong số các giáo sư có mặt hôm ấy, tôi thấy một gương mặt quen quen. Đó là ông
Emerson, thành viên Ban Giám khảo cuộc thi dương cầm toàn quốc hôm nọ. Hôm nay
không rõ tại sao ông ấy lại cho tôi điểm số cực cao. Phải chăng vì tôi đã làm ông thất
vọng? Nhưng tôi không tìm được lý do – ai cũng có thể tìm được cớ để bào chữa cho
sai sót của mình, tôi không muốn bị người khác hiểu lầm trên cả hai mặt tài năng và
đạo đức. Có lẽ điều hồi nhỏ tôi thường nghĩ tới nay lại ứng vào mình chăng: Số phận
may mắn chẳng bao giờ rơi vào tôi cả?
Thế là, sau khi về California, tôi lại dự định tiếp tục cuộc đời gia sư tẻ nhạt như cũ.
Hôm sau, tôi nhận được hai bức thư gửi từ Học viện Âm nhạc Philadelphia.
Bức thư thứ nhất có nội dung thế này:
“Bà Cherry thân mến, chúng tôi hân hạnh báo để bà biết, bà đã được Học viện Âm
nhạc Philadelphia nhận vào học. Xin mời bà có mặt tại trường chúng tôi trước ngày
15 tháng 9 năm 2003.
Phòng Chiêu sinh”
Bức thư thứ hai như sau:
“Bà Cherry thân mến. Chắc bà đã nhận được thông báo nhận vào học, nhưng tôi
đoán nhất định bà đang nghi hoặc, vì trong lần thi vấn đáp hôm nọ bà đã có biểu hiện
không bình thường. Tôi muốn nói là, thật ra ngay từ đầu bà đã mất cơ hội vào học, vì

chúng tôi đột xuất cắt tiêu chuẩn tuyển sinh người Hoa trong năm học này. Thế nhưng
khi đọc báo đưa tin về vụ mất điện hôm 14 tháng 8 ở California, tấm ảnh chụp bà nằm
trên giường bệnh đã làm chúng tôi xúc động sâu sắc. Â m nhạc là nghệ thuật của tâm
hồn, chỉ những người có tâm hồn thực sự cao thượng thì mới có thể diễn đạt được nội
dung chân thực của âm nhạc đến mức tuyệt mỹ. Bà chính là người học trò chúng tôi
đang tìm kiếm, vừa có kỹ xảo chơi đàn tuyệt vời lại vừa có nhân cách cao thượng.
Emerson của bà”
Lần đầu tiên trong đời, tôi ôm mặt khóc vì một điều không phải là sự thành đạt.
Lâu nay tôi cứ tin rằng, chỉ cần mình cần cù phấn đấu thì cuộc đời sẽ trở nên hoàn mỹ,
không có gì đáng ân hận, vì thế tôi kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình, chưa bao giờ
chịu bỏ công sức vào những việc không nhìn thấy sự đền đáp. Thế mà lần này, nhờ
làm công việc cứu trợ bất đắc dĩ mà tôi trở thành một người có nhân cách cao thượng.
Người thợ xây
Người thợ xây nọ đã làm việc rất chuyên cần và hữu hiệu trong nhiều năm cho một
hãng thầu xây dựng. Một ngày kia, ông ngỏ ý với hãng muốn xin nghỉ việc về hưu để
vui thú với gia đình.
Hãng thầu rất tiếc khi thiếu đi một người thợ giỏi đã tận tụy nhiều năm. Hãng đề
nghị ông cố gắng ở lại giúp hãng xây một căn nhà trước khi thôi việc. Ông ta nhận lời.
Vì biết mình sẽ giải nghệ, cùng với sự miễn cưỡng, ông ta làm việc một cách tắc
trách qua quít, xây dựng căn nhà với những vật liệu tầm thường, kém chọn lọc, miễn
có một bề ngoài đẹp đẽ mà thôi.
Mấy tháng sau, căn nhà đã hoàn thành. Người chủ hãng mời ông đến, trao cho ông
chiếc chìa khóa của ngôi nhà và nói: “Ông đã gắn bó và làm việc rất tận tụy với hãng
trong nhiều năm, để tưởng thưởng về sự đóng góp của ông cho sự thịnh vượng của
hãng, chúng tôi xin tặng ông ngôi nhà vừa xây xong!”
Thật là bàng hoàng. Nếu người thợ biết mình sẽ xây cất căn nhà cho chính mình thì
hẳn ông ta đã làm việc cẩn thận hơn và chọn lựa những vật liệu có phẩm chất hơn. Sự
làm việc tắc trách chỉ có mình ông biết và nay thì ông phải sống với căn nhà mà ông
biết rõ là kém phẩm chất như thế nào.
Câu chuyện người thợ xây cũng tương tự như chuyện đời của chúng ta. Cũng như

người thợ già kia, chúng ta thường tạo dựng một đời sống hào nhoáng, tạm bợ, đua
đòi không chú trọng tới phẩm chất của nó. Nhiều khi ngồi kiểm điểm những sự bê bối
của mình trong quá khứ, chúng ta thấy mình đang phải cam chịu những hậu quả của
nó.
Cuộc đời là một công trình kiến trúc do chính mình tạo nên. Đời sống hiện tại là
kết quả của sự tạo dựng trong quá khứ, đời sống ngày mai sẽ là kết quả của sự tạo
dựng hôm nay. Hãy xây dựng đời mình một cách đúng đắn!
Hai cây táo
Trong sân nọ, có hai cây. Một cây là táo. Cây nữa cũng là táo.
Trong sân có hai hộ. Một là sư phụ họ Lưu. Một nữa cũng là sư phụ họ Lưu. Đều là
sư phụ, không khách khí. Bên đông gọi bên tây là anh Cả Lưu. Bên tây gọi bên đông
là anh Hai Lưu. Hai anh tức có hai thím. Họ không bà con nhưng thân hơn cả anh em
ruột.
Chà! Trời mưa, nhà thân Hai Lưu vắng, thím Cả Lưu giúp lấy quần áo vào. Thím
Cả Lưu đi làm ca đêm, đứa con đem gởi thím Hai. May, thím Hai có thằng nhóc, nên
mấy đứa cùng ăn, cùng ngủ một giường.
Chẳng hiểu sao, cả hai nhà trở nên thù hằn. Gặp nhau không nhìn, về nhà là đóng
cửa. Trong sân không còn nghe tiếng nói, tiếng cười của hai thím, cũng không còn
thấy hai ông Lưu hay ngồi dưới gốc táo trò chuyện.
Gió và khí trời bảo cho hai cây táo biết rằng giữa chúng nó có sự xa cách. Một
ngày của hai mươi năm sau, người lớn không có nhà. Minh Minh (cháu trai của anh
Cả Lưu) và Anh Anh (cháu gái của anh Hai Lưu) chơi với nhau trong sân. Một trận
gió thổi qua, “đốp đốp” mấy quả táo chín rơi xuống đất. Minh Minh nói táo của nhà
tao rơi. Anh Anh cãi, nói táo nhà nó rơi. Cuối cùng hai đứa níu tóc nhau. Anh Cả Lưu
và anh Hai Lưu tình cờ cùng về, thấy cảnh đó, mắt đỏ ngầu, nét mặt hầm hầm, không
khí căng thẳng, một tí nữa thì xô xát. Nhưng, nay họ đã già, trừng mắt nhìn vài giây
rồi mới kéo cháu mình vào nhà. Một câu không thèm nói.
Hôm đó đến canh ba, trăng càng tròn càng sáng. Anh Cả Lưu không ngủ yên, dậy
cầm cái thuổng lè lẹ ra sân, vạch một đường rồi từng nhát từng nhát đào. Anh ta muốn
nhân ban đêm đào một đường hào chia đôi, sáng mai lấy gạch xây một bức tường.

Đang đào, anh ta bỗng phát hiện rễ to, rễ nhỏ đan chéo chằng chịt vào nhau, càng đào
càng thấy rễ cắm sâu, không thể phát hiện được rễ nào là của cây nào. Anh ta bần thần
nhìn một lúc, rồi như điên, anh ta vội lấp đất lại, lấy chân nén chặt, lè lẹ vào nhà, đứng
sững nhìn hai cây táo.
Canh bốn, trăng xế phía tây, sông ngân hà nằm nghiêng. Anh Hai Lưu cũng cầm
một cái thuổng ra sân vạch một đường, đào. Đào được một lúc lại lấp, nén chặt vào
nhà nhìn hai cây táo. Trong sân vẫn có hai cây. Một là cây táo. Một nữa cũng là cây
táo.
Hương vị mùa xuân vĩnh cửu
Nhân một ngày mùa xuân đẹp trời, lại là ngày nghỉ, có ba ông bạn thân nhau từ
ngày còn đi học, nay một ông là chủ một cửa hàng thực phẩm, một ông là chủ ngân
hàng, còn một ông là nhà triết học, vẫn sống trong cùng một thành phố nhưng ngày
thường vốn rất ít gặp nhau, nay chợt gặp ngày xuân về, hứng chí lên, bèn rủ nhau làm
một cuộc du xuân nho nhỏ, đồng thời đến xem một ngôi nhà thờ vừa được khánh
thành, nghe nói là rất đẹp. Ba ông lên đường, chẳng ngờ, giữa đường ô tô bị hỏng, ba
ông đều giỏi mọi thứ, nhưng về ô tô cả ba đều kém cỏi, vì thế loay hoay sửa chữa mãi
đến tận tối, ô tô vẫn chết.
Cuối cùng cả ba ông đành phải kéo nhau vào nhà một người nông dân gần nhất để
ngủ nhờ qua đêm. Ông nông dân thấy những ba người cùng ngủ nhờ một lúc, nhăn
nhó nói:
- Gặp ngày xuân vui vẻ, có thêm người trong nhà, đáng ra tôi phải vui mới phải,
nhưng khốn nỗi, nhà tôi quá chật chội, cố gắng lắm cũng chỉ thu xếp được chỗ cho hai
người, còn một người nếu vui lòng xin xuống nghỉ tạm ở chuồng cừu vậy! Nhưng
cũng lại khổ một nỗi là dưới chuồng cừu có mùi hôi hơi khó chịu một tý
Ba ông khách ngủ nhờ thấy cũng chẳng còn cách nào khác, đành chấp nhận, nhưng
cả ba ông đều ngơ ngác nhìn nhau, lâu lắm, vì thực tình chẳng vị nào muốn xuống ngủ
ở chuồng cừu cả. Cuối cùng, nhà triết học lên tiếng trước:
- Xin hỏi cái mùi hôi ở chuồng cừu nó giống cái mùi vị gì?
Ông nông dân suy nghĩ một lát rồi nói:
- Chừng như chừng như, nó giống cái mùi giấy mục.

Nghe ông nông dân nói vậy, cả ông chủ cửa hàng thực phẩm lẫn nhà triết học đều
đưa mắt nhìn nhà ngân hàng, vì họ thấy mùi giấy mục nát, chỉ có ông ta là ngửi quen
rồi. Ông chủ ngân hàng cũng chẳng kiếm được lý do nào để từ chối, nên cũng đành
xuống chuồng cừu ngủ tạm. Khi nhà triết học và ông chủ cửa hàng thực phẩm vừa
nằm xuống còn chưa ấm chỗ, đã nghe thấy tiếng gõ cửa. Ông nông dân mở cửa, nhìn
ngay thấy ông chủ ngân hàng đứng đó, mũi khìn khịt, thở hổn hển nói:
- Tôi không chịu đựng nổi cái mùi ấy, nó không phải mùi giấy mục nát, mà xem nó
giống cái mùi thực phẩm ôi thiu hơn.
Thế là mọi người lại đưa mắt về phía ông chủ cửa hàng thực phẩm. Ông chủ cửa
hàng thực phẩm đành phải bò dậy khỏi giường đi xuống chuồng cừu. Chỉ một lát sau
lại có tiếng gõ cửa rất gấp.
- Mở cửa ra!
Ông nông dân đã thấy ông chủ cửa hàng thực phẩm đứng đó, mặt mày nhăn nhó,
trông đến thảm hại, ông ta thanh minh:
- Không phải là tôi không muốn ngủ ở đấy! Quả thật, tôi đã ngửi quen cái mùi thực
phẩm ôi thiu, đến thối ra từ lâu rồi, nhưng cái mùi ở đấy không phải mùi thực phẩm
thối!
Nhà triết học nổi giận nhưng nói đầy vẻ triết lý:
- Có những người đàn ông, tất cả mọi thứ trên con người anh ta hoàn toàn là đàn
ông, nhưng trong xử sự việc đời lại hoàn toàn là đàn bà. Đàn ông gì mà có một chút
khổ cực thế cũng không vượt qua được? Hãy học tập đức hy sinh cao cả của chúa
Giêsu! Tôi chứ không phải ai khác sẽ xuống ngủ ở chuồng cừu.
Nói xong, nhà triết học bước những bước đầy suy tư, hờ hững xuống phía chuồng
cừu. Ba mươi phút sau, tưởng chừng mọi việc thế là yên ổn nhưng bên ngoài nhà
bỗng vang lên tiếng những bước chân chạy nhảy toán loạn. Ông nông dân vội mở cửa
ra xem, ông thấy cả đàn cừu của mình đang từ trong chuồng, chạy túa ra bên ngoài
như nước chảy Rồi ông nghe thấy tiếng người chăn cừu, lầu bầu, cằn nhằn, oán
trách:
- Thượng đế ơi! Chẳng biết Người đưa từ đâu đến đây một con người như thế. Làm
sao Thượng đế lại ban cho ông ta cái mùi hôi như vậy chứ? Hôi đến nỗi cả đàn cừu

không chịu nổi, đã phải phá chuồng chạy hết ra ngoài. Thật khốn khổ cái thân tôi. Ông
nông dân chỉ còn biết há hốc miệng giơ hai tay lên giời. Còn hai ông bạn nhìn nhau
nói:
- Ôi chao! cái mùi “mùa xuân vĩnh cửu” của nhà triết học!
ng chạy hết ra ngoài. Thật khốn khổ cái thân tôi. Ông nông dân chỉ còn biết há hốc
miệng giơ hai tay lên giời. Còn hai ông bạn nhìn nhau nói:
- Ôi chao! cái mùi “mùa xuân vĩnh cửu” của nhà triết học!
Một câu chuyện đẹp
Đây là một câu chuyện mà mẹ Teresa kể lại trước khi mẹ đi vào thế giới vĩnh hằng.
Khi tôi dám nhận một người từ hè phố, họ đói, tôi cho họ bánh mì. Nhưng một
người đang cảm thấy chán nản, cô đơn, mặc cảm, lại là người muốn bước ra hè phố.
Đó là một người thiếu nghị lực. Nghèo về tinh thần là điều khó khăn hơn để vượt qua
những ngịch cảnh của cuộc đời.
Có thể những người nghèo không của cải, nhưng họ lại thấy cuộc đời đầy thú vị và
ấm áp biết bao.
Một buổi tối nọ, tôi ra ngoài và đón nhận bốn người ăn xin, một trong số họ đang
trong tình trạng nguy kịch. Tôi báo với người cùng đi là hãy chăm sóc ba người kia,
còn tôi sẽ mang người đó về nhà, đặt lên giường, nhưng mắt người đó đã nhắm
nghiền, tuy vậy nụ cười vẫn trên môi, nắm lấy bàn tay tôi và cô ta thốt lên “cảm ơn”,
sau đó nhắm mắt và ra đi vĩnh viễn. Tôi không thể làm gì hơn nhưng tự hỏi lòng
mình: “Tôi sẽ nói gì nếu như tôi trong tình trạng giống như cô ta?”. Và tôi cũng tự trả
lời rất đơn giản: “Tôi sẽ phải cố gắng làm mọi cách để mọi người chú ý đến mình và
cho tôi ăn, tôi sẽ nói tôi lạnh, đau đớn…”.
Nhưng cô ta đã cho tôi thấy nhiều hơn nữa, đó là tình yêu, sự cảm kích của mình.
Cô ta chết với một nụ cười sung sướng.
Sau đó, có lần tôi đón nhận một người đàn ông từ một ống cống, nửa người của anh
ta đã bị ruồi nhặng phá hoại. Sau khi mang anh ta về nhà, anh ta chỉ nói: “Tôi đã sống
như một con thú và tôi sắp chết như một thiên thần, đã được yêu mến và chăm sóc”,
sau đó anh chết vẫn với nụ cười trên môi.
Điều đó quả thật tuyệt vời, anh ta đã không đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho bất cứ ai hay

so sánh với điều gì. Như một thiên thần - giàu có về lòng thương, tình nhân ái ngay cả
khi nghèo khổ về của cải.
Cuộc sống như một cơ may, hãy nắm lấy nó.
Cuộc sống rất đẹp, hãy chiêm ngưỡng nó.
Cuộc sống như một giấc mơ, hãy đón nhận nó.
Cuộc sống như một thử thách, hãy đáp ứng nó.
Cuộc sống như một trò chơi, hãy chơi với nó.
Cuộc sống như một gia tài, hãy giữ gìn nó.
Cuộc sống như một tình yêu, hãy thưởng thức nó.
Cuộc sống như một nỗi buồn, hãy vượt qua nó.
Cuộc sống như một lời hứa, hãy cố thực hiện.
Cuộc sống như một bí ẩn, hãy khám phá nó.
Cuộc sống như một cuộc tranh đấu, hãy chấp nhận nó.
Cuộc sống như một sự phiêu lưu, hãy can đảm lên.
Cuộc sống như một bài ca, hãy reo hò cùng với nó.
Và cuộc sống vô cùng tuyệt vời, đừng bao giờ phá huỷ nó.
Trái tim hoàn hảo
Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất
vì chẳng hề có một tỳ vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý đó là trái tim đẹp
nhất mà họ từng thấy. Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: “Trái tim anh không đẹp
bằng trái tim tôi!”. Chàng trai và đám đông nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh
mẽ nhưng đầy vết sẹo. Có những phần của tim bị lấy ra và những mảnh tim khác được
đắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm có cả những
đường rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trám thay thế. Chàng trai cười
nói:
- Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là nhưng mảnh vá
đầy sẹo và vết cắt.
- Mỗi vễt sẹo trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu, không chỉ là
những cô gái mà còn là cha mẹ, bạn bè Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ,
thường thì họ cũng trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế

nhưng những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ tôi lớn hơn
mẩu tim tôi trao lại cho họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi, không bằng
nhau nên chúng tạo ra những nếp sàn sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến
tình yêu mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề
được nhận lại gì, chúng tạo nên những vết khuyết. Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền
đáp qua lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hy vọng một
ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn
chờ đợi.
Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má. Anh bước tới, xé một mẩu từ
trái tim hoàn hảo của mình và trao cho cụ già. cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đầy
vết tích của cụ trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp nhau, tạo
nên một đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh không còn hoàn
hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim cụ già đã chảy trong tim
anh
Vẫn còn hi vọng
Suốt mùa đông năm đó tôi ở làng Castelmare, một làng gần như hoàn toàn bị tàn
phá ở gần Livourne (Ý) và sáng nào tôi cũng gặp bà lão Maria Bendetti. Nhỏ con,
mảnh khảnh, nhăn nheo, bà đi chân không, bận một chiếc áo đen đã bạc màu, thành
hung hung đỏ, đầu quấn một chiếc khăn quàng đen, lọm khọm, vai mang nặng một cái
gùi đan bằng miên liễu (osier). Mặt bà tóp lại, sạm đen, tiều tụy, ưu tư, mang nhưng
nét đau khổ, rầu rĩ, thất vọng.
Bà bán cá, những loài cá kỳ dị mà không ngon của Địa Trung Hải, dân làng chỉ
sống bằng những con cá đó với ít mì ống. Tôi đã biết làng đó thời còn thái bình, dân
chúng sung sướng và vô tư lự. Bây giờ ở công trường nhỏ xíu nhà cửa đã sập hết vì
bom đạn, chỉ còn một đống gạch vụn, không nghe thấy tiếng cười, tiếng nhạc như hồi
xưa nữa. Không khí phảng phất mùi hương hoa trúc đào thành thử cảnh tượng thê
thảm như một nghĩa địa, làm cho tôi đau lòng. Nơi đó trước kia thì thích biết bao, bây
giờ chết rồi, cảnh tan hoang hoàn toàn đó thật xót xa, tuyệt vọng. Hầu hết các thanh
niên đã bỏ xứ di nơi khác. Nhưng các ông già bà cả và trẻ con còn ở lại; họ lầm lũi đi
trong cảnh đổ nát như những bóng ma; có mấy chiếc thuyền và mấy chiếc lưới rách vá

víu bậy bạ, họ cực khổ lắm mới kiếm được miếng ăn, chỉ vừa đủ cho khỏi chết.
Trong số những người ở lại, có bà Maria. Đôi khi bà dắt theo một em gái mười
tuổi, chắc là cháu bà. Gầy ốm, rách rưới, em đi chân không, lon ton bên cạnh bà, vừa
đi vừa rao: “Cá đây! Cá tươi đây! “ Như cố làm cho người ta tin rằng cá mới ở dưới
nước lên.
Tôi nhận xét hai bà cháu, mà không khỏi buồn rầu, lo ngại cho họ; họ có vẻ cố bám
lấy một dĩ vãng đã qua, qua hẳn rồi Quả là một ảo vọng. Một buổi sáng, khi họ đi qua
công trường tan hoang, tôi hỏi chuyện họ. Trong chiến tranh họ đã thoát chết khi bị
dội bom và bây giờ họ sống trong cái hầm ở hẻm Eustacia, khu nghèo nhất của làng
mà không bị tàn phá.
Vì trong lòng xót xa, đâm ra bi quan, tôi hỏi bà lão : “ Tại sao bà không đi nơi
khác? ở đây còn có tương lai gì nữa đâu?.:. Tàn phá hết rồi Hết hẳn rồi “ . Bà lão
làm thinh một chút rồi chậm chạp lắc đầu: “Đây là quê hương của mình. Với lại đâu
có hết hẳn”. Rồi hai bà cháu bước đi, và tôi có cảm tưởng rằng họ vui vẻ nháy mắt với
nhau, ra vẻ hóm hỉnh, biểu đồng tình. Thấy vậy tôi sinh ra tò mò.
Mấy ngày sau, tôi bất giác dò xét xem họ đi đâu, không cố ý rình mò. Buổi sáng
tôi thấy họ đi làm những công việc hàng ngày như mọi người, nhưng buổi chiều thì
không thấy họ đâu hết. Mấy lần, sau bữa trưa, tôi đi qua hẻm Eustacia: căn phòng nhỏ
của họ luôn luôn vắng tanh. Có thể rằng hai bà cháu đó không chất phác như tôi tưởng
chăng? Tại sao mà buổi chiều nào cũng đi khỏi? Có làm gì ám muội không? Buôn lậu
hoặc chợ đen?
Vì nghi ngờ họ như vậy nên một buổi nọ, tôi bỏ hẳn giấc trưa trên bãi biển, lại hẻm
Eustacia sớm hơn mọi lần. Tôi nấp dưới một cái cổng, rình căn nhà của bà lão. Tôi
không phải đợi lâu. Khoảng một giờ trưa, hai bà cháu ở trong hầm bước ra, mỗi người
đeo một cái giỏ không trên lưng; họ nắm tay nhau, vui vẻ, hăng hái lên đường. Tôi đi
theo rình họ, như một tên trộm. Hai bà cháu lách qua đám nhà cửa đổ nát. Tới đầu
làng, họ tiến vào một con đường mòn cháy nắng đưa xuống lòng sông cạn khô. Tôi
đứng trên cao nhìn xuống bờ sông. Tôi ngạc nhiên làm sao, thấy nhiều người cuốc đất,
xúc đất trong lòng sông lởm chởm những đá. Hai bà cháu đặt giỏ xuống rồi bắt đầu
làm việc.

Mới đầu tôi tưởng họ tìm bảo vật vàng bạc gì đó, rồi tôi thấy đứa cháu gái xúc một
giỏ cát còn bà lão lựa kỹ từng phiến đá trắng vuông vức, bỏ vào giỏ. Khi giỏ đầy rồi,
họ đeo lên lưng, chậm chạp leo cái dốc dựng đứng để lên bờ. Họ đi ngang sát chỗ tôi
núp. Không biết họ có nhận thấy tôi không. Nếu có thì họ cũng không để lộ cho tôi
thấy. Đợi cho họ đi qua rồi, tôi mới theo dõi. Con đường đưa tới chỗ cao nhất của
làng, tới một cái đồi nhỏ bao quát cả miền chung quanh. Mấy lần đi chơi, tôi chưa bao
giờ bước chân tới đó: đó là nơi duy nhất không bị tàn phá. Một nhóm người trong làng
đương làm việc trong một bụi cây keo (acacia). Họ nói nhỏ nhẹ với nhau, không có
những cử chỉ huênh hoang mà lặng lẽ trộn hồ, đục những phiến đá nhỏ nhắn, trắng và
đẹp rồi sắp với nhau, chồng lên nhau thành những bức tường của một kiến trúc rộng
lớn.
Mới đầu tôi chưng hửng. Rồi đột nhiên tôi đoán được mục đích của họ, họ tính xây
cất cái gì. Tôi nghẹt thở. Những kẻ đó chỉ có mỗi một cái nhà đủ che mưa che nắng
còn bao nhiêu đã mất hết, những ông già bà cả và trẻ con đó mà tôi tưởng chỉ là những
bóng ma bất lực, hư ảo, vật vờ đã quyết tâm làm một công tác tập thể đầu tiên là tự
lực xây cất một giáo đường mới mẻ, lộng lẫy. Không phải một nhà thờ nhỏ xấu xí tạp
nhạp đâu, mà một chỗ thờ phượng qui mô, đẹp đẽ hơn tất cả những giáo đường cũ
trong miền. Bà lão và đứa cháu trút giỏ cát, đá xuống, nghỉ một chút để thở rồi lại trở
xuống lòng sông.
Khi đi ngang qua sát tôi, mồ hôi nhễ nhại trên trán, bà lão ngó lén tôi, cặp mắt đen
và nghiêm nghị của bà có vẻ tươi cười dịu dàng mà bí mật, bề ngoài thì bình tĩnh mà
bề trong thì ranh mãnh một cách hiền từ. Bà có vẻ như bảo: “Sao? Có thực là tương
lai của tụi tôi đã hết hẳn chưa?” Tất cả cuộc đời của bà hiện rõ trong vẻ nhìn đó, từ dĩ
vãng, hiện tại tới tương lai. Một cuộc đời can đảm, nhẫn nại, một lòng tin tưởng bền
bỉ, không gì lay chuyển nổi, một ý chí cam nhận cái gì không tránh được, nhất là
quyết tâm tin tưởng. Tôi xấu hổ đứng trân trân ra đó trong khi hai bà cháu đi khuất
trong đường mòn. Nghĩ rằng mình đã để cho niềm thất vọng lôi cuốn, tôi thấy đau
nhói ở trong tim như có mũi dao đâm vào đó. Ừ thì tan hoang, đổ nát đấy nhưng đã
làm sao? Nếu những người già lọm khọm như vậy và những người trẻ măng như vậy
mà còn có lòng tin tưởng mãnh liệt như vậy thì thế giới vẫn còn có thể hy vọng được,

hy vọng được ở tất cả. Tôi đứng trên đồi một hồi lâu. Sau cùng khi tôi xuống đồi, lòng
đã bình tĩnh, phấn khởi rồi thì ngôi sao Hôm hiện lên, tuy còn lờ mờ nhưng đã lấp
lánh trên nền trời vô biên, và làng xóm chìm lần sau làn sương nhẹ từ biển bốc lên.
Nhưng ở “cái nơi tâm linh còn bừng bừng đó”, tôi thấy tất cả các ngọn lửa chiếu ra
rực rỡ.
Điều kì diệu
Whit là một thuật sĩ, anh ta làm thuê trong một nhà hàng ở Los Angeles, ở đó mỗi
tối khi khách ăn anh giúp vui bằng những màn ảo thuật nho nhỏ của mình. Vào một
buổi tối nọ, anh ta ngồi xuống cạnh một gia đình nọ, sau khi đã tự giới thiệu về mình,
Whit lấy ra một bộ bài và bắt đầu biểu diễn. Anh yêu cầu cô gái trẻ ngồi cạnh mình
hãy chọn ra một lá bài. Cha cô bảo với Whit rằng Wendy bị mù.
“Không sao - anh ta trả lời - nếu là như vậy tôi muốn chơi một trò khác. Quay sang
cô gái, Whit nói: “Wendy, cô có thể giúp tôi trong trò chơi này không?”.
Một chút do dự, cô gái nhún vai và trả lời: “Vâng”.
Whit kéo ghế lại và ngồi ngang cô gái và nói: “Tôi sẽ đưa một quân bài ra, Wendy,
và nó có hai màu hoặc là đỏ hoặc là đen. Tôi muốn cô sử dụng khả năng tinh thần của
mình để nói cho tôi biết màu của lá bài, đỏ hay đen. Cô đồng ý chứ?” Wendy gật đầu.
Whit cầm lá bài lớn nhất và hỏi: “Đây là lá đỏ hay đen?”
Nghĩ một chút, cô gái mù đáp: “Đen”. Gia đình cô mỉm cười sung sướng.
Whit cầm lá bảy cơ: “Đây là lá đỏ hay đen?”.
Wendy trả lời: “Đỏ”.
Whit lấy lá bài thứ ba, lần này là con ba rô và hỏi: “Đỏ hay đen?”.
Không do dự, Wendy đáp: “Đỏ!”. Các thành viên trong gia đình hết sức kinh ngạc.
Anh ta lấy ba lá bài cô đoán đúng cả ba. Và tiếp tục, cô đoán đúng tới lá bài thứ sáu.
Gia đình cô ta không thể nào tin đó là sự may mắn của cô.
Đến lá bài thứ bảy, Whit cầm con năm cơ: “Wendy, tôi muốn cô nói số và loại của
lá bài này, một trong những loại cơ, rô, chuồn, bích”.
Sau một lúc nghĩ ngợi, Wendy đáp: “con năm cơ!” Mọi người kinh ngạc đến cực
điểm, họ há hốc miệng nhìn cô gái.
Cha cô hỏi Whit có hay không có điều kỳ diệu này. Whit đáp: “Ông hãy hỏi

Wendy”.
“Wendy, đó là cái gì?” - ông ta quay sang hỏi con gái. Wendy mỉm cười đáp: “Đó là
điều kỳ diệu”.
Whit bắt tay gia đình và ôm chặt lấy Wendy, dọn những quân bài, anh tạm biệt gia
đình. Dĩ nhiên, điều kỳ diệu anh đã mang đến cho gia đình thì không thể nào quên.
Điều kỳ diệu xảy ra đã ảnh hưởng nhiều đến Wendy. Nó không chỉ là cơ hội đem
chút “ánh sáng” đến cho cô, và làm cô trở nên đặc biệt trong gia đình, mọi người đều
hãnh diện khi kể về khả năng của cô với bạn bè mình.
Vài tháng sau, khi câu chuyện đã bị quên lãng, Whit nhận được gói bưu phẩm kèm
theo một lá thư do Wendy gửi đến. Trong thư, cô cảm ơn Whit vì đã làm cô cảm thấy
trở nên đặc biệt, giúp cô “thấy” được dù chỉ trong giây lát, cô cảm thấy rất hạnh phúc
và cuộc sống còn nhiều ý nghĩa đối với cô. Cô nói sẽ giữ những điều xảy ra như bí
mật của riêng mình và sẽ không bao giờ kể với ai. Cuối cùng cô gửi tới anh một bộ
bài dành cho người mù để anh có thể đem nhiều hạnh phúc nữa đến cho những người
như cô.
Tại sao Wendy biết được màu của những quân bài? Whit chưa bao giờ gặp cô trước
khi cô vào nhà hàng và anh cũng không nói trước với cô ta về những quân bài. Và cô
ta bị mù thì không thể nào thấy được màu sắc cũng như giá trị những quân bài. Vậy
làm như thế nào?
Whit đã truyền thông tin bằng mật mã của bàn chân từ người này đến người khác
mà không dùng lời nói. Khi Whit bắc ghế ngồI ngang với Wendy: “Tôi sẽ đưa một
quân bài ra, Wendy, và nó có hai màu hoặc là đỏ hoặc là đen”, anh đạp nhẹ chân cô ta
một cái khi anh nói từ “đỏ” và hai cái khi anh nói “đen”.
Ngừng một chút để cô hiểu, anh ta lặp lại qui định đó bằng cách: “Tôi muốn cô sử
dụng khả năng tinh thần của mình để nói cho tôi biết màu của lá bài, đỏ (khẽ đạp chân
cô một cái) hay đen (đạp hai cái). Khi cô nói vâng, anh biết cô đã hiểu mật mã và trò
chơi bắt đầu.
Tại sao cô biết được con năm cơ? Đơn giản, anh đạp chân cô năm lần. Khi anh yêu
cầu cô đoán loại của lá bài là cơ, rô, chuồn, bích, anh khẽ đạp sau khi nói từ “cơ”.
Pho tượng và phiến đá

Tại một viện bảo tàng được lát bằng những phiến đá cẩm thạch tuyệt đẹp, trưng bày
giữa đại sảnh là pho tượng mỹ nữ cũng bằng đá cẩm thạch. Từng dòng người từ khắp
nơi trên thế giới đến đây để chiêm ngưỡng pho tượng tuyệt mỹ này. Một đêm, phiến
đá cẩm thạch nói với pho tượng giọng có vẻ gay gắt: “Này, cô bạn mỹ nữ, thật chẳng
công bằng tí nào! Tại sao mọi người đổ dồn về đây cứ bước trên người tôi để chiêm
ngưỡng bạn? Thật là bất công quá đáng”. Pho tượng mỹ nữ từ tốn nhắc: “Bạn có còn
nhớ chúng ta sinh ra từ một mỏ đá không?”.
Phiến đá cẩm thạch tiếp tục càu nhàu: “Chúng ta sinh ra trong cùng một mỏ đá, vậy
mà giờ đây mỗi bên lại được nhận một cách đối xử khác nhau đến thế này. Thật chẳng
công bằng tí nào”.
Pho tượng mỹ nữ vẫn bình thản: “Nhưng này, chắc bạn còn nhớ cái ngày mà nhà
điêu khắc chạm những nhát đục đầu tiên lên người bạn chứ? Và bạn đã chống cự như
thế nào!”.
Phiến đá cẩm thạch phát xẵng: “Dĩ nhiên là nhớ. Tôi căm ghét hắn. Hắn ghè, hắn
đẽo lên người tôi. Ôi, đau đến chết khiếp”.
Pho tượng mỹ nữ thủng thẳng tiếp: “Thế rồi ông ta không thể tiếp tục tạc tượng
trên mình bạn nữa vì bạn chống cự dữ dội quá”.
Phiến đá cẩm thạch chống chế: “Ừ, thế thì sao nào ”.
Pho tượng mỹ nữ tiếp lời: “ Khi ông ấy quyết định từ bỏ bạn và quay qua đục đẽo
trên người tôi, ngay lúc ấy tôi biết mình sẽ biến thành một cái gì đó hơn là những khối
đá thô kệch, nơi chúng ta sống chung trước đó. Tôi đã không chống cự lại ông ta, và
cố gắng chịu đựng tất cả những đớn đau mà ông ta đang cố đục đẽo trên người tôi”.
Phiến đá cẩm thạch ậm ừ.
Những bài học được rút ra từ câu chuyện trên:
- Càng vượt qua nhiều chướng ngại trong cuộc đời thì càng học hỏi được nhiều
điều hơn cho tương lai của bạn.
- Đừng nhụt chí trước những cản ngại, những thách thức và kể cả những thất bại.
- Hãy để quá khứ vào trong quá khứ, bạn chẳng thể thay đổi được nó, đừng dựa vào
sai lầm trong quá khứ để luôn tự dày vò mình.
- Quá khứ là tốt, hiện tại tốt hơn, và tương lai luôn luôn tốt nhất.

Đừng say điệu nhảy
Tôi nhận được một e-mail từ Mỹ do một người bạn chuyển tiếp sau khi e-mail đã
được gởi tới hàng trăm người khác. Người đầu tiên gởi e-mail này là một bác sĩ tên
Dennis Shields ở một bệnh viện tại NewYork. Ông làm theo ước muốn cuối cùng của
một bé gái đang bị ung thư. Khi đó em chỉ còn có thể sống thêm được sáu tháng nữa.
Bé gái ấy muốn gởi một lá thư đến tất cả mọi người đang sống cầu mong họ sống trọn
vẹn từng giây phút quý giá trong đời vì cô bé bất hạnh ấy không thể có cơ hội học

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×