Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

những quy luật giúp bạn thành công trong cuộc sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.86 KB, 63 trang )

Quy luật số 1
Quy tắc A: Lắng nghe để học hỏi
Người xưa nói rằng Thượng đế ban cho chúng ta hai cái tai và một cái mồm là để
chúng ta nghe nhiều hơn nói. Bởi vậy chúng ta phải làm thế nào để phát huy hết khả
năng của tai để quyết định việc chúng ta sẽ học được những gì, học được bao nhiêu
trong cuộc sống.
Nguyên nhân chính làm đổ vỡ mối quan hệ giữa con người chính là vì ở một
phương diện hoặc nhiều phương diện tương quan chưa có được kỹ năng và nghệ thuật
lắng nghe. Lắng nghe là một khả năng, bạn phải học lấy khả năng này và phát huy nó
đến mức cao độ. Như thế, chúng ta khơng những có thể phát triển một cách triệt để
khả năng học hỏi của bản thân mà còn có thể duy trì một mối quan hệ xã giao tốt đẹp
và lành mạnh với những người khác.
Điều đáng nói là so với rất nhiều những người thông minh, mắt tinh tai thính thì
những người thiểu năng trí tuệ lại là những người biết lắng nghe tốt hơn. Những người
điếc, họ dùng ngôn ngữ cử chỉ để giao tiếp với người khác, bởi vậy, họ bắt buộc phải
tập trung quan sát cử chỉ tay của đối phương. Những người có thính giác bình thường
muốn lắng nghe người khác tốt hơn thì phải học tập và phát huy khả năng tập trung
cao độ của những người khuyết tật.
Nói chung, có thể phân ra thành hai loại: lắng nghe chủ động và lắng nghe bị động.
Đại đa số chúng ta chỉ hạn chế ở lắng nghe bị động. Chúng ta dường như lắng nghe
đối phương nói nhưng trên thực tế sự tập trung của chúng ta đã sớm rời khỏi cuộc đối
thoại đó để đến với bộ phim tối hơm qua hoặc tính tốn xem ngày mai mặc bộ quần áo
nào. Khi đi học, lúc xem phim hoặc thậm chí cả khi ở cùng với người nhà hoặc bạn
thân, chúng ta đều có thể rơi vào tình trạng này.
Việc chủ động lắng nghe địi hỏi con người phải ln tập trung tinh thần để lắng
nghe lời nói của đối phương. Chúng ta phải sử dụng đôi tai của chúng ta như những
nhà nhiếp ảnh sử dụng máy ảnh của mình. Để có thể chụp được một bức ảnh có hiệu
quả hình ảnh tốt nhất, nhà nhiếp ảnh phải không ngừng điều chỉnh góc độ, cự li ngắm,
cho đến khi chọn được một khung hình thích hợp. Là một người chủ động lắng nghe,
chúng ta phải không ngừng điều chỉnh sự chú ý, luôn luôn ý thức một cách rõ ràng về
những thông tin mà đối phương muốn truyền đạt.


Nếu chúng ta hiểu lầm hoặc khơng hiểu những gì mình nghe được, chúng ta thường
nghiêng về việc trách cứ người nói đã khơng biểu đạt một cách rõ ràng. Trên thực tế,
chúng ta nên cân nhắc một chút về thói quen lắng nghe của chúng ta. Một thói quen


lắng nghe tốt địi hỏi con người phải khơng ngừng thực hiện và tập trung sự chú ý.
Mỗi người chúng ta đều có thể trở thành người có khả năng lắng nghe xuất sắc, mà đó
lại là những người có khả năng học tập tốt. Thượng đế không chỉ ban cho chúng ta hai
cái tai và một cái mồm mà còn ban cho chúng ta một khả năng học hỏi. Chúng ta càng
lắng nghe, càng học được càng nhiều thì chúng ta càng có khả năng khám phá và nhận
thức được những tiềm năng vốn có của chúng ta.
Một trong những quy tắc quan trọng trong cuộc sống là muốn làm quen và hiểu rõ
về người khác, cùng họ thiết lập nên mối quan hệ mật thiết, hữu hảo thì chúng ta nhất
thiết phải thực sự chú ý đến họ. Phương pháp thực ra vô cùng đơn giản, chú ý đối
phương là ai, tập trung nghe họ nói, thử hỏi họ những vấn đề mà họ hứng thú chứ
không chỉ bàn luận về bản thân. Bạn sẽ kinh ngạc khi phát hiện ra rằng, mọi người
đều rất vui vẻ chấp nhận hoặc trả lời những vấn đề có liên quan đến họ. Chỉ cần chúng
ta thực sự quan tâm đến họ, thực sự lắng nghe những gì họ nói một cách chăm chú
chứ khơng chỉ biết nói khơng ngớt về bản thân mình thì chúng ta đã có thể bắt đầu
một mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh và với thế giới.
Quy tắc B: Cho đi tình yêu cịn tốt hơn đón nhận tình u
Chúng ta hãy quan sát mặt trời, một đơn vị độc lập, hấp thụ năng lượng từ phản
ứng hạt nhân nguyên tử ở nhiệt độ cao tại vị trí trung tâm. Những phản ứng này giải
phóng một lượng năng lượng cực lớn, đủ để mặt trời có thể tiếp tục phát sáng hơn 100
triệu năm nữa, khơng những thế chẳng hề có bất kỳ một thay đổi nào về độ sáng hay
độ to nhỏ.
Tình yêu cũng giống như mặt trời. Nó tồn tại độc lập, chẳng cần sự cảm ơn hay báo
đáp nào mà chỉ khơng ngừng giải phóng ra bên ngồi nguồn năng lượng mạnh mẽ, có
khả năng san bằng mọi nỗi đau. Tình yêu tồn tại mãi mãi, sự u ám của tình cảm con
người chỉ có thể che lấp nó trong một khoảng thời gian, cũng giống như mây đen chỉ

có thể tạm thời che lấp ánh sáng của mặt trời, cịn mặt trời thì mãi mãi tồn tại như thế.
Cuộc sống của chúng ta nhờ vào sức mạnh của tình u mà trở nên phồn vinh, thịnh
vượng. Chính vì tình yêu có thể tự tạo ra năng lượng cho nó nên chúng ta khơng cần
phải tìm kiếm ở bên ngồi bởi vì tình u được giấu kín bên trong cơ thể, trong sâu
thẳm tâm hồn mỗi con người chúng ta.
Giải phóng năng lượng của tình u trong trái tim, một loạt các phản ứng dây
chuyền sẽ theo đó phát sinh. Năng lượng của tình yêu chảy trong cơ thể chúng ta,
khơng ngừng làm thay đổi chúng ta. Tình u có thể đánh thức được một tâm hồn bị
đau khổ, bị khép kín bởi sự ốn hận trong một thời gian dài, khiến nó tràn đầy niềm
vui và sự tha thứ. Thế là, sự thù hận sẽ khơng cịn gặm nhấm tâm hồn chúng ta. Tình
u thương và sự chăm sóc đã thay thế cho sự lãnh đạm và sự chai lì. Những sự thay
đổi đó xuất hiện một cách rõ rệt trong cuộc sống của chúng ta. Thế là chúng ta càng


thêm yêu bản thân, coi mình là cội nguồn của tình u. Mỗi chúng ta đều có thể trở
thành hóa thân của tình yêu, chẳng cần phải tìm kiếm tình u ở bên ngồi.
Một khi ngọn lửa tình u đã được thắp sáng trong trái tim, phát ra ánh sáng rực rỡ,
chúng ta chẳng có cách nào để ngăn cản chúng đến với người khác, chiếu sáng họ. Có
một số người có lẽ khoảng cách q xa, khơng cảm nhận được hơi ấm tình u của
chúng ta, nhưng cũng có một số người lại có thể lặn ngụp trong ánh sáng tình u của
chúng ta. Khơng cần phải quan tâm đến việc liệu mình có nhận được sự cảm ơn hay
sự công nhận của người khác hay không, hãy để bản thân trở thành tình u, hịa nhập
vào tình u, chăm sóc bản thân và chúc phúc cho người khác. Giống như mặt trời
vĩnh hằng, cho đi tình yêu, tình yêu sẽ không mất dần theo thời gian. Bởi vậy, hãy
ln ln biểu đạt tình u, cho đi tình u, để tình yêu của chúng ta tỏa sáng như mặt
trời, cuộc sống của chúng ta cũng sẽ ngày càng rực rỡ và xán lạn.
Quy tắc C: Hãy giúp đỡ người cô đơn, bạn sẽ không cô đơn
Chúng ta gần như đã quên đi một khoảng thời gian nào đó trước đây, khi đó, sau
khi con người được tiếp nhận một dịch vụ nào đó, người ta khơng phải dùng tiền để
thanh tốn mà là dùng một đồ vật nào đó mà mình có để thanh tốn. Một người bác sỹ

thành phố sau khi giúp một người nông dân nối lại cánh tay gãy, người nông dân trả
cho ông ta vài bao lương thực. Cũng giống như vậy, thợ hàn sắt có thể có thịt gà, bà
đỡ sẽ nhận được một ít khoai tây.
Một người bạn cũ thường hồi tưởng lại về thời niên thiếu của mình. Khi đó, mẹ của
anh ta, Sara có thể nấu những món quà bà nhận được thành những món ăn tuyệt ngon.
Bố của anh ta là một vị mục sư, gia đình của anh ta ở khu cơng giáo nằm ở phía nam
Mississippi rất được mọi người tôn trọng. Đến thăm căn nhà gỗ mộc mạc của họ, bạn
có thể nhận được một sự tiếp đón nồng hậu. Bất luận bạn là người thân quen hay là
một người ăn mày, thái độ của họ đều vơ cùng thân thiện, ấm áp. Hàng ngày, khi trời
cịn chưa sáng, Sara đã trở dậy, mặc áo ấm rồi đến nhà thờ, sắp xếp bàn ăn, dao dĩa
cho mục sư. Bà cịn chăm chỉ làm các cơng việc vặt của nhà thờ. Sau đó, bà đến bệnh
viện, an ủi và khích lệ những người bệnh. Tiếp đó, bà đến thăm từng người bệnh tại
nhà, dùng số tiền dưỡng lão ít ỏi của mình để chia sẻ niềm vui với họ, mang đến cho
họ sự quan tâm chăm sóc. Cuộc sống của bà vẫn luôn như thế từ 50 năm nay.
Sau khi biết tin Sara mất, ai nấy đều tỏ vẻ xúc động. Hơm đó, cũng giống như mọi
hơm, bà làm hết các công việc ở nhà thờ. Về đến nhà, bà thu gom vài thứ đồ cần giặt
lại một chỗ, vắt chiếc khăn quàng lên lưng ghế. Khi mọi người tìm thấy bà, đơi mắt bà
nhắm chặt, nằm lặng lẽ trên chiếc ghế, miệng vẫn còn lưu lại một nụ cười ngọt ngào
và ấm áp, trên khuôn mặt vẫn được che bằng lớp mạng mỏng.


Đối với Sara, cô đơn cũng là một căn bệnh, nó cần được điều trị và phải được tiêu
tan. Bà tận dụng từng giây từng phút khi còn sống để mang lại niềm vui và hạnh phúc
cho cuộc sống của người khác.
Con người có thể tận dụng nhiều cơ hội để lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn,
thỏa mãn nhu cầu của tâm hồn. Hãy kiểm nghiệm lại bản thân, hãy nhìn ra xung
quanh, có khơng ít những người đang rất cần được giúp đỡ bởi họ cũng đang cô đơn.
Hãy mở lịng mình và bạn sẽ nhận ra một điều: bạn không bao giờ cô đơn.
Quy luật số 2
Quy tắc A: Phép màu của nụ cười

Khi mỉm cười, cả thế giới cùng bạn mỉm cười, khi rơi lệ, chỉ có mình bạn đơn độc
trong đau buồn. Ai cũng thích làm bạn với những người vui vẻ, thích cười. Chúng ta
đều rất ngưỡng mộ và cảm ơn những ai có thể đem lại nụ cười cho chúng ta. Một nụ
cười dù là ngắn ngủi đều có thể làm chúng ta bừng tỉnh mỗi khi đang vùi đầu vào
đống công việc tẻ nhạt, đời thường, đó chính là món q đẹp nhất mà chúng ta tự tặng
cho chính mình, một món quà không cần mất tiền để mua.
Một cách nghĩ, một quan điểm, hoặc một ký ức đều có thể đem lại những nụ cười.
Chúng ta có thể tìm thấy nụ cười trong mọi phương diện của cuộc sống, để nó làm ấm
áp trái tim băng giá của chúng ta, nhắc nhở chúng ta phải biết tận hưởng niềm vui, thả
lỏng tinh thần. Đón nhận những nụ cười rạng rỡ của những người xung quanh, cuộc
sống trong mắt chúng ta sẽ khơng cịn khắc nghiệt và khó khăn nữa, khơng những thế,
chúng ta cịn có thể đến gần hơn với những người xung quanh, có thêm cơ hội để hiểu
thêm về họ. Trong những nụ cười ngắn ngủi chúng ta đã có được những người bạn và
những tình bạn đẹp.
Đa số mọi người đều thích tiếp xúc với những người có thái độ tích cực đối với
cuộc sống. Những người theo chủ nghĩa lạc quan ln ln có lí do để mỉm cười, thể
hiện niềm tin và quan điểm của họ đối với cuộc sống. Ngược lại, những người theo
chủ nghĩa bi quan thì khơng thể tìm thấy lí do để mỉm cười, họ lúc nào cũng cô đơn
buồn bã, họ không thể nở nụ cười đầy tự tin trước những khó khăn, sóng gió của cuộc
đời. Họ vơ tình đã tránh né những gì tốt đẹp và hạnh phúc mà cuộc đời ban cho họ.
Nở nụ cười rạng rỡ để đón nhận những bất hạnh của cuộc đời, chúng ta có thể khắc
phục được khó khăn một cách nhẹ nhàng. Với khuôn mặt luôn luôn mỉm cười, bất luật
là xảy ra việc gì, chúng ta đều có thể phát hiện và nếm trải niềm vui của cuộc sống.
Một nụ cười dịu dàng sẽ đem lại niềm vui cho người khác. Dù rằng họ chỉ biểu lộ một
nét cười thì cũng chính vào lúc đó, ánh sáng của niềm vui đã rọi chiếu vào cuộc đời
họ.


Quy tắc B: Bạn không cảm nhận được áp lực và gánh nặng của người khác
Một người đàn ông trung niên cảm thấy cuộc đời mình đã đi đến ngõ cụt, vợ bỏ đi,

sự nghiệp gặp khó khăn, gần như đã phá sản. Cơ thể gầy mịn, tóc ngày càng bạc, lịng
tự trọng của ơng ta bị tổn thương nghiêm trọng. Thế là ơng ta tham gia vào một nhóm
trợ giúp điều trị bệnh nam giới.
Họ được ngồi thành một vịng trịn, mỗi người nói về những khó khăn vướng mắc
của họ trong cuộc sống trong một vài phút. Sau đó, tiếp tục nói về bản thân định làm
gì để thay đổi tình hình hiện tại.
Người đàn ơng trung niên kiên nhẫn ngồi lắng nghe từng người phát biểu. Đến lượt
mình, ơng ta nói ra tất cả những gì khơng hài lịng về cuộc sống, ơng ta cho rằng
những gì mà mình gặp phải và cảnh ngộ của mình là đau khổ nhất, thậm chí ơng ta
cịn cảm thấy hơi kiêu ngạo về những bất hạnh của mình, những việc đáng được nhận
sự đồng cảm của mình.
Cuộc nói chuyện tiếp tục diễn ra, người đàn ông trung niên bắt đầu thử đoán xem
những người kia tại sao lại tham gia vào nhóm điều trị này. Lúc đó, ơng ta chú ý đến
người phát biểu cuối cùng là một thanh niên điển trai khoảng 20 tuổi.
Ơng ta khơng khỏi thắc mắc rằng tại sao một người thanh niên như thế mà lại đến
đây. Khi nghe mọi người kể về câu chuyện của bản thân, người thanh niên lộ vẻ đồng
tình. Đến lượt anh ta, anh ta mỉm cười rồi vội vã nói: "Các bạn của tơi, bác sỹ chẩn
đốn tơi bị bệnh ung thư giai đoạn cuối". Căn phòng đột ngột im phắc, có thể nghe
được cả tiếng thở của mọi người. "Bác sỹ nói tơi chỉ có thể sống được 3 đến 6 tháng
nữa. Tơi vì thế mà đau khổ giày vò mất 1 tháng, cuối cùng đi đến quyết định, tôi
muốn đi học để trở thành phi công". Anh ta nói lớn tiếng hơn một chút, càng bộc lộ rõ
sự tự tin trong đó.
Lời nói của anh ta vang lên trong căn phòng, vang lên bên tai mọi người. Học làm
phi công ư?
"Tôi lựa chọn tiếp tục sống!".
Học làm phi công! Người đàn ông trung niên thở gấp. Trong đầu ơng hiện lên bao
nhiêu lí do đến đây của người thanh niên mà lúc trước ông vừa tưởng tượng ra, ơng
nhận thấy những ý nghĩ của mình mới vơ vị làm sao. Sau đó, lần đầu tiên ơng khơng
cịn than thân trách phận mà tập trung suy nghĩ của mình vào vấn đề nhỏ của bản thân,
bất giác cảm thấy có chút gì xấu hổ.



Người thanh niên trẻ này sắp chết. Cịn ơng ta thì sao, đã sống được từng ấy năm,
tuổi tác cịn gấp đơi người thanh niên kia, nhưng rốt cuộc thì ông đã sống như thế
nào? Nhìn người thanh niên trên khuôn mặt bừng lên sự chiến thắng và cả niềm vui
nữa.
Người thanh niên cuối cùng đã nói gì? Anh ta đã lựa chọn tiếp tục sống!
Người đàn ông trung niên rời khỏi nhóm điều trị, lấy lại sự tự tin trong cuộc sống
giống như những thành viên khác trong nhóm. Họ nhìn thấy ánh sáng từ bản thân
những người khác, họ tự nói với bản thân có thể lựa chọn phương pháp nào để gánh
vác những gánh nặng của cuộc sống.
Ai cũng có q khứ, đơi khi những ngày tháng của quá khứ nhưng họ thường cố
giấu đi, chỉ có những con mắt tinh đời mới có thể phát hiện được ra. Chúng ta rất khó
có thể hiểu được những khúc mắc và hoàn cảnh cuộc sống của người khác, trừ khi
chúng ta hoàn toàn ở vào địa vị của người đó.
Bởi vậy, chúng ta ln ln dễ dàng đưa ra những phán đoán đối với cuộc sống của
người khác. "Tơi chưa bao giờ có một quyết định như thế!". "cô ấy thật là hết thuốc
chữa". Chúng ta đều đã từng đưa ra những lời phán đoán tưởng chừng như rất thơng
minh như thế.
Một lúc nào đó, khi chúng ta quan tâm đến sự bất hạnh của người khác, chúng ta
đều sẽ thay đổi thái độ đối với họ và đối với bản thân mình.
Quy tắc C: Cho đi tình yêu, tình yêu sẽ càng tăng lên; bo bo giữ lại chỉ làm cho tình
u chết dần
Có thể chẳng có từ nào được ban cho nhiều hàm nghĩa, trong thơ ca, kịch, tiểu
thuyết và triết học, lí luận được khai thác như từ "yêu". Bất luận bạn hiểu từ "yêu" và
miêu tả từ "yêu" như thế nào, điều quan trọng nhất vẫn là bạn đối xử, bạn cho đi tình
yêu như thế nào.
"u" trong ngơn ngữ Hi Lạp có vài định nghĩa khác nhau. Eros - là tình yêu lãng
mạn, tình u giống như trong tim bạn có một chú thỏ con hiếu động ln nhảy nhót
khơng ngừng một cách đầy hưng phấn. Storge - là tình yêu đối với người thân, tình

u bình lặng, hiền hịa. Phileo - là tình yêu đối với bạn bè, tình hữu nghị dành cho
những người đồng chí. Nhưng tình u quan trọng nhất là Agape - tình yêu thánh
thiện cao sang.
Agape là tình u vơ tư, tận tình cho đi mà khơng địi hỏi bất cứ sự báo đáp nào.
Nó sẽ tăng lên ngày càng sâu sắc cùng với những gì mà bạn cho đi. Agape là tình yêu


vô điều kiện, Thượng đế đã ban phát cho tất cả mọi người một cách công bằng, bất
luận chúng ta là người đẹp hay người xấu, người giàu hay người nghèo, người thơng
minh hay người ngu ngốc, thậm chí bất luận chúng ta có làm những hành vi bất nhân
bất nghĩa hay không.
Agape là sự lựa chọn bằng trái tim, sự lựa chọn mà ngay bây giờ bạn có thể thử.
Quy luật số 3
Quy tắc A: Trong tình yêu, thứ Bạn cho đi cũng là thứ Bạn nhận được
Đối với tình u, mọi người thường có những nhận thức rất kỳ lạ. Mọi người đi tìm
tình yêu, theo đuổi tình u, thử tìm cách có được đồng thời giữ chặt lấy tình yêu
nhưng lại vẫn chưa nhận thức được rằng, tình yêu vốn đã thuộc về chúng ta, tự nhiên
như khơng khí mà chúng ta vẫn hít thở. Rất nhiều người cho rằng có được tình u tức
là có được một người cư xử với chúng ta, cảm nhận chúng ta đồng thời yêu chúng ta
bằng một cách phù hợp.
Áp lực tâm lí cũng từ đó mà phát sinh. Chúng ta thử trở thành mẫu người mà người
đó mong muốn, thử làm cho anh ta vui vẻ, hài lòng, thử biểu hiện tình yêu phù hợp
với anh ta một cách thận trọng, nhất thiết phải nói những câu phù hợp với anh ta, làm
những việc phù hợp với anh ta. Nếu khơng, chúng ta sẽ khơng thể có được tình u.
Kể cả khi đã có được tình u, thì cũng có khả năng đánh mất tình u. khi mọi người
cho rằng mình khơng có tình u, chờ đợi người khác đem tình u ban tặng cho mình
đó cũng là lúc họ dễ bị lún vào vũng bùn tình cảm, phụ thuộc vào họ, tự chuốc lấy đau
khổ.
Đương nhiên, cho dù có thừa nhận hay khơng, bản năng mách bảo rằng mỗi người
chúng ta đều hi vọng được nếm trải cảm giác yêu. Yêu là bản chất tinh thần của con

người, khơng những thế nó cịn được coi là của cải của cuộc sống. Chúng ta cho đi
tình yêu, tạo ra tình yêu, nhận ra ý nghĩa của tình yêu từ ý nghĩa của cuộc sống bằng
bản năng bẩm sinh. Sức mạnh của tình yêu, năng lượng của tình yêu cũng giống như
dòng máu đang chảy trong cơ thể chúng ta.
Chỉ có cho đi tình u của bạn thì mới thể hiện được rằng bạn đã phát hiện ra và có
được tình u. Ai cũng có thể làm được điều đó. Bạn khơng cần phải tìm kiếm cái gọi
là một người phù hợp để tìm hiểu tình yêu, cũng chẳng cần phải mong mỏi có được sự
báo đáp tương xứng từ người mà bạn yêu. Bạn phải hiểu một điều rằng, tình u bạn
cho đi, dù chỉ là một chút ít, cuối cùng nó cũng sẽ quay trở về với bạn.
Hãy bắt đầu từ những người yêu bạn ở bên cạnh bạn: dù là đàn ông hay đàn bà, con
trai hay con gái, người già hay thanh niên. Việc cho đi tình yêu là sự bộc lộ tình cảm


chân thành xuất phát từ trái tim, là sự kết hợp của sự hữu hảo, lương thiện, ủng hộ,
quan tâm và đồng tình. Chủ động cho đi tình yêu tức là cố gắng đưa đến sự giúp đỡ
cho người khác, làm cho tình trạng của ai đó có chuyển biến tốt. Tình u có thể được
truyền đạt thơng qua suy nghĩ, ngôn từ và hành động.
Nếu bạn cảm thấy sức mạnh và vẻ đẹp của tình yêu trong trái tim mình một cách
mạnh mẽ, bạn sẽ khơng cịn cần phải phân biệt tình yêu cho đi và tình yêu nhận được,
chẳng cịn phải để ý đến việc liệu tình u cho đi có nhận được báo đáp hay khơng.
Quy tắc B: Quy tắc của cuộc sống ảnh hưởng đến hành vi và phản ứng của bạn
Theo từ điển hiện đại, quy tắc được xác lập do quyền uy, xã hội hoặc thói quen.
Quy tắc là một kiểu phương pháp hoặc trình tự mang tính tiêu chuẩn. Như vậy, Quy
tắc Chính là sách lược thống trị đã được công nhận, dẫn dắt hoặc chỉ đạo hành vi và
lời nói của con người. Sự thay đổi của con người và văn hóa dẫn đến sự thay đổi về
nhu cầu của con người, từ đó những quy tắc mà họ dựa vào cũng thay đổi.
Thế nào gọi là quy tắc tinh thần? Chúng ta sẽ nói chúng là một kiểu quy tắc khơng
thể nhìn thấy được, thuộc về lĩnh vực tinh thần, khác với các Quy tắc Của thế giới
hiện thực. Trung Quốc cổ đại gọi những quy tắc tinh thần là "đạo". "Đạo" giải thích
một cách đơn giản nhất là "phương pháp sinh tồn của vạn vật". Muốn hiểu được nội

hàm của "đạo" thì cần phải nhận thức được mối quan hệ giữa não và tư tưởng, mối
quan hệ giữa hoạt động sống thực tế như cảm giác, suy nghĩ, cơ thể… Giữa những suy
nghĩ và tình cảm khơng thể nhìn thấy được ở bên trong bộ não và những hành động có
thể nhìn thấy được được lựa chọn thơng qua suy nghĩ và tình cảm tồn tại một mối liên
hệ tất yếu. Nguyên tắc tinh thần biểu thị con người lấy phương thức này để tư duy và
cảm nhận, không dùng phương thức kia để hành động.
Nếu bạn cảm thấy tức giận, tư tưởng của bạn sẽ trở nên tiêu cực, khơng thể biểu lộ
được sự vui vẻ, tích cực và yêu mến thực sự khi giao tiếp với người khác. Đơi khi, bạn
có thể giả vờ rất vui vẻ, nhưng sự tức giận của bạn rất có thể sẽ được bộc lộ ra bằng
các phương thức khác như cảm giác đau dạ dày, đau đầu, đối xử ác với vật nuôi trong
nhà hoặc người khác. Không thể bên trong nghĩ một kiểu, bề ngoài lại tỏ ra một cách
khác. Đây chính là quy tắc vận hành của vạn vật: hành động tùy thuộc vào tâm trạng.
Quy tắc C: Chỉ cần thử, mọi thứ đều có thể
"Khơng thể được đâu! Khơng làm được đâu!". Rất nhiều người khi phải đối mặt
với những vấn đề hoặc cơng việc mang tính thách thức đều có thể dễ dàng nói ra
những câu như vậy. "Không thể" cũng trở thành một trong những từ khá phổ biến
trong tiếng Anh.


Tuy rằng trong cuộc sống quả có một số việc là khơng thể nhưng có rất nhiều
những lần bỏ cuộc hoặc thua cuộc mà nguyên nhân chỉ là vì họ không muốn tiếp tục
thử, hoặc lựa chọn cách hạ cánh nhẹ nhàng, đỡ phải mất công lo lắng. Nhận định rằng
vấn đề khó khăn này khơng thể giải quyết được dễ dàng hơn nhiều so với việc bỏ ra
thời gian và cơng sức để tìm biện pháp giải quyết.
Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều việc khơng phải là khơng thể làm được, chẳng
qua là vì con người khơng muốn thử sức. Đầu thế kỷ 20, có rất nhiều người cho rằng
từ máy bay rơi xuống mà không làm sao là một điều không thể. Nếu ai cũng cho rằng
đó là một việc khơng thể thì hiện nay sẽ chẳng có dù và những người nhảy dù. Nhưng
cuối cùng thì cũng có người tưởng tượng ra tính khả thi của nó đồng thời nỗ lực giải
quyết những vấn đề về trọng lực và gia tốc của vật thể rơi.

Trong giai đoạn đầu nghiên cứu và chế tạo, có những lúc dù khơng thể mở ra một
cách bình thường, nhưng nhà phát minh đã không dễ dàng từ bỏ. Cứ thử nghiệm hết
lần này đến lần khác, cuối cùng cũng tìm ra được phương án khả thi. Cuộc sống của
chúng ta cũng giống như vậy, cũng cần phải giải quyết nhiều kiểu vấn đề, đáp ứng
nhu cầu về mọi mặt, muốn đi làm để kiếm tiền, muốn giữ được tình bạn, muốn theo
đuổi lĩnh vực tinh thần. Chúng ta phải tận dụng triệt để từng giây từng phút chứ không
phải than vãn về giới hạn và sự o ép của thời gian. Chỉ có tự nói với bản thân rằng "có
khả năng, có thể làm được" thì chúng ta mới có thể xử lí mọi việc một cách có trật tự.
"Chỉ cần thử, mọi thứ đều có thể" là một quy tắc sống quan trọng. Nó khích lệ
chúng ta hồn thành những chức trách trong cuộc sống tưởng như không thể hoàn
thành, thúc đẩy chúng ta dám mạnh dạn đưa ra những giả tưởng, không ngại những
thử nghiệm.
Quy luật số 4
Quy tắc A: Oán hận người khác sẽ làm giảm tinh thần của bản thân
Thù hận có thể làm thay đổi con người khơng? Thù hận có thể làm thay đổi tình
hình theo chiều hướng tốt hay khơng? Đáp án có thể sẽ ít nhiều nằm ngồi dự đốn
của bạn. Thù hận sẽ làm thay đổi chính bản thân người ôm mối thù hận chứ không
phải làm thay đổi người bị thù hận. Một bức tường đã chặn đứng con đường của bạn,
khi bạn đưa chân đạp lên bức tường đó, bạn sẽ ngay lập tức cảm thấy đau đớn mà bức
tường thì chẳng hề gì. Bởi vậy, thù hận không gây tổn thương cho người bạn thù hận
mà ngược lại chỉ hủy hoại ý chí của bạn mà thơi.
Chúng ta đều nên chịu trách nhiệm về thái độ và quan điểm của mình, người chúng
ta thực sự có thể thay đổi và kiểm sốt chỉ có bản thân chúng ta. Con người làm chủ
những suy nghĩ và ý thức của bản thân. Người thơng minh có thể điều chỉnh và kiểm


sốt một cách chắc chắn và có hiệu quả bản thân, giải tỏa được những tình cảm tiêu
cực làm biến mất những hành vi xấu. Những yếu tố tiêu cực như ốn hận, tức giận
khơng đem lại những kết quả tích cực, hữu ích.
Quy tắc B: Thành cơng là một đoạn hành trình chứ khơng phải là đích đến

Có rất nhiều cách để biểu hiện sự thành cơng, ví dụ như tốt nghiệp đại học một
cách thuận lợi, thắng 1 trận bóng đá, đạt điểm cao trong kỳ thi, hoặc cùng người mình
yêu đi du lịch… Tuy nhiên, trong cuộc sống cịn tồn tại rất nhiều những thành cơng
nhỏ bé. Chúng khơng làm ta chống ngợp, cũng khơng được nhiều người vỗ tay tán
thưởng hay khen ngợi, ví dụ như kịp thời giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn, giữ bí mật
những điều mà ai đó nhờ bạn giữ kín, kiên trì kế hoạch rèn luyện thân thể hay kế
hoạch ăn kiêng, khơng vì muốn lên chức mà phục tùng thế lực đen tối. Trên thực tế,
trong những hành vi đó đều hàm chứa rất sâu sắc ý nghĩa của sự thành cơng, thậm chí
cịn vượt qua cả những thành cơng được cơng chúng tán thưởng, bởi vì chúng càng
làm nổi bật hơn tính năng động hoặc cá tính của một con người.
Có người đã định nghĩa thành cơng như sau: thành cơng là một đoạn hành trình chứ
khơng phải là đích đến, rất nhiều niềm vui có được bắt nguồn từ quá trình tiến hành.
Bởi vậy cái mà chúng ta cần cân nhắc là làm thế nào để đến được đích của thành
cơng: lựa chọn con đường vật lộn với cuộc sống hay là cảm nhận được niềm vui trong
từng bước tiến. Hai định luật cơ bản trong vũ trụ - định luật vạn vật hấp dẫn và định
luật qn tính - có lẽ có thể giúp được chúng ta tìm được đáp án rõ ràng và phù hợp
Định luật quán tính là: vật thể đang chuyển động dễ dàng duy trì trạng thái chuyển
động, ngược lại, người hoặc vật đang đứng yên cũng dễ dàng duy trì trạng thái đứng
yên. Vận dụng vào thực tế có nghĩa là làm cho một công việc thực sự bắt đầu cũng có
nghĩa là đã hồn thành được một nửa nhiệm vụ. Chỉ cần bắt tay vào làm, định luật
quán tính sẽ khơng ngừng thúc đẩy bạn hồn thành cơng việc đó. Khi đó, có lẽ việc
tiếp tục làm cịn dễ hơn là dừng lại, thậm chí rất khó dừng lại
Định luật vạn vật hấp dẫn cũng có thể giúp bạn thành cơng. Nó sẽ mang đến cho
bạn lựa chọn. Trong số đó có hai sự lựa chọn khá dễ đưa ra quyết định: lựa chọn cái
bạn thích và lựa chọn cái mà bạn tưởng tượng ra. Tuy nhiên những thứ mà bạn khơng
thích một lúc nào đó cũng sẽ đến bên bạn, xâm nhập vào cuộc sống của bạn. Đó cũng
là tác dụng của định luật vạn vật hấp dẫn. Chẳng ai mong mỏi vận xấu, thất bại, nước
mắt…. Những lúc đó, đừng vội đưa ra bất kỳ phán đốn nào, cũng đừng tỏ thái độ
kháng cự, bởi những thái độ đó có thể làm cho những vị khách khơng mời mà đến này
không chịu rời đi. Hãy thử áp dụng các phương pháp ơn hịa, trung lập để phân tích và

đối mặt với những mặt tiêu cực của cuộc sống, từ đó mà giải tỏa nguồn năng lượng
mà định luật hấp dẫn đã giải phóng ra trong đó.


Quy tắc C: Cái bạn sợ hãi chính là cái bạn không hiểu biết
Chúng ta đều rất dễ sợ hãi những gì chúng ta chưa biết. Người thợ săn khi đi tìm
thú dữ, cả quá trình săn bắt đều mang đầy cảm giác sợ hãi và lo lắng. Không phải là
do người thợ săn khơng biết rõ mình sẽ bắt được con gì mà là do người thợ săn khơng
xác định được khi nào thì mình sẽ gặp con thú dữ đó.
Ngày nay, chúng ta khơng cịn cần săn bắt thú dữ để lấy thức ăn. Nhưng chúng ta
vẫn có thể cảm nhận được nỗi sợ hãi và lo lắng cho tương lai. Chúng ta cho rằng
những thứ đáng sợ rất có thể sẽ xuất hiện trong cuộc sống của mình nhưng lại khơng
biết lúc nào thì chúng đến. Trên thực tế, nếu chúng ta đón chờ cuộc sống với thái độ
bình tĩnh, khơng lo sợ thì chúng ta sẽ tiếp xúc được với những mặt tốt đẹp của cuộc
sống.
Quy luật số 5
Quy tắc A: Có chí thì nên
Gia đình Paul có một trang trại ni gia súc lớn ở bang Montana, công việc kinh
doanh đã trải qua 3 đời và rất thành cơng. Paul sống rất hịa thuận với xóm giềng và
cũng giống như họ, Paul rất yêu mến mảnh đất này và đàn bò. Paul cho rằng sau khi
lớn lên, nhất định mình sẽ tiếp quản cơng việc quản lí trang trại. Thế là Paul đã học
chuyên ngành kinh doanh nông nghiệp trong một trường đại học ở gần đó, vào dịp
nghỉ hè hoặc những ngày nghỉ, Paul đều về trang trại để làm việc giúp đỡ gia đình.
Thế nhưng, mơn học lặn do trường đại học tổ chức đã lôi cuốn cuộc sống của Paul
vào một quỹ đạo khác. Môn học lặn được tiến hành trong bể bơi, ở sơng và ngồi
biển. Paul từ trước đến giờ chưa học bơi, bởi vậy, quãng đường bơi dài 1 dặm mà
chương trình học u cầu đối với Paul chính là một thử thách khá lớn. Paul phải vừa
học bơi, mỗi ngày lại phải tập chạy bộ (Paul khơng thích chạy bộ) để tăng cường thể
lực chuẩn bị thi.
Paul nhớ lại một việc mà mình rất thích làm hồi cịn nhỏ, đó là xem chương trình

thế giới dưới đáy đại dương. Mơn học lặn đã khơi dậy sự tị mị và khát vọng được
khám phá vương quốc bí hiểm trong lịng đại dương. Paul bắt đầu tìm đọc các cuốn
sách và tạp chí có liên quan đến thế giới đại dương, đồng thời đặt mua các tài liệu
mới. Paul tưởng tượng đến lúc được lặn xuống đáy biển để khám phá rặng đá san hơ,
phát hiện những lồi cá kỳ lạ. Để tự mình thể nghiệm, Paul đã đến quần đảo Cayman
để tập lặn trong dịp nghỉ đông. Chuyến đi mạo hiểm này đã mở ra cho Paul một thế
giới mới vô cùng đẹp đẽ.


Ban đầu, gia đình Paul cho rằng sự đam mê của Paul đối với môn lặn chỉ là tạm
thời, mọi chuyện sẽ qua sau vài tháng. Tuy nhiên, khi Paul bắt đầu quan tâm đến
trường học lặn trên toàn quốc thì họ bắt đầu lo lắng. Lặn và thế giới mà họ thơng thạo
chẳng hề liên quan gì đến nhau, họ cho rằng việc lặn khơng mang tính chất thực dụng,
họ yêu Paul nhưng họ đều cho rằng hành động này của Paul chỉ đơn thuần là một sự
nóng vội tức thời, chỉ tốn tiền vơ ích. Bản thân Paul cũng rất yêu gia đình mình, rất
quan tâm đến ý kiến của họ. Giữa mơ ước của Paul và kỳ vọng của gia đình đối với
bản thân là một khoảng cách vô cùng lớn, hơn nữa tất cả các trường dạy lặn đều ở khá
xa, Paul sẽ phải sống xa gia đình.
Cuối cùng, Paul quyết định thực hiện mơ ước của mình, gửi đơn xin nhập học đến
một trường dạy lặn mà Paul cho là tốt nhất. Học phí rất đắt, Paul sẽ phải làm thêm và
tiết kiệm tiền trả học phí. Gần như khơng có ai hiểu hoặc ủng hộ lựa chọn của Paul,
Paul trở thành kẻ lập dị trong mắt mọi người. Thời gian trôi nhanh, Paul đã phải trải
qua nhiều day dứt và nhiều chuyện không vui. Đôi khi, mơ ước dường như vượt quá
tầm tay của Paul, thậm chí có lúc Paul đã nghĩ hay là mình từ bỏ tất cả để đi làm một
việc nào đó thực tế hơn. Nhưng ý chí kiên cường đã mách bảo Paul rằng ước mơ của
Paul không hề xa vời, chỉ cần nỗ lực kiên trì thì sẽ đến được bến bờ của mơ ước.
3 năm sau, Paul cuối cùng đã được vào học. Paul nỗ lực học tập và tốt nghiệp xuất
sắc, đứng đầu danh sách của nhà trường, được cử đến Pa- hama, một khu lặn quy mô
lớn để làm việc. Do thu được nhiều kinh nghiệm phong phú từ đó, Paul được nhà
trường mời trở lại trường để dạy học. Sau này, Paul khơng ngừng tìm hiểu chuyên

sâu, được cử làm giáo viên huấn luyện.
Sự nỗ lực vất vả đã được đổi lại bằng thành công. Vào tuổi 27, Paul đã được coi là
người đứng đầu trong lĩnh vực lặn. Rất nhiều nơi mời Paul đến dạy, bản thân Paul
cũng thường xuyên có những bài viết, cùng hợp tác người khác mở một tiệm bán đồ
lặn, có cơ hội đến những vùng khác để tham gia các cuộc triển lãm thương mại, có
người chuyên cung cấp thiết bị lặn cho mình. Paul cịn trở thành một nhà nhiếp ảnh
lặn nổi tiếng, đến rất nhiều nơi trên khắp thế giới, kết giao được rất nhiều người bạn
từ khắp nơi trên thế giới. Gia đình Paul cũng rất tự hào về những thành tựu mà Paul đã
đạt được. Trong con mắt của người dân nơi quê hương, Paul có lẽ đã thực sự trở thành
người lập dị tuy nhiên Paul là người có hứng thú nhất và là người hạnh phúc nhất mà
họ từng gặp.
Quy tắc B: Những người có tình u trong trái tim thì mới có thể sống trong một
thế giới tràn đầy tình yêu
Peter và Mike mỗi người cùng theo bố mẹ dọn đến ở một thành phố khác. Ngay từ
ngày đầu tiên, Peter đã khơng thích mơi trường mới. Cậu thấy rằng trường học mới
kém hơn so với trường học cũ của cậu về mọi mặt. Những người bạn mới dường như


chẳng biết cách chơi, lại không thân thiện. Peter than vãn với bố mẹ rằng: Con thật sự
hi vọng rằng nhà mình khơng chuyển nhà. Nơi đây vừa lạnh nhạt vừa khơng vui vẻ,
con chẳng thích nơi này. Mike may mắn hơn Peter, cậu phát hiện ra rằng ngôi trường
mới của mình khơng những có phương pháp giảng dạy tiên tiến mà cịn có rất nhiều
những hoạt động hay, có tính mạo hiểm. Ngày đầu tiên từ trường học về, Mike đã kể
với bố mẹ một cách đầy phấn khích: Bố mẹ chắc chắn không thể biết được ngày hôm
nay con đã kết bạn được với bao nhiêu bạn mới. Con cảm thấy có một số bạn có thể
mãi mãi là bạn của con.
Mọi người hãy đừng vội tỏ ra tiếc cho Peter, cho rằng cậu đã không thể đến được
một nơi tốt đẹp như Mike. Thực ra, họ chuyển đến cùng một thành phố, ở cùng một
khu và học cùng một trường. Vậy thì tại sao hai cậu bé lại có những phản ứng khác
nhau như vậy? Chính vì Peter chỉ ln nhìn thấy những mặt tiêu cực của cuộc sống,

cịn Mike, sống rất hịa đồng, khn mặt ln rạng rỡ nụ cười, trong trái tim Mike có
tình u nên có thể hịa nhập vào giữa u thương một cách hồn tồn tự nhiên.
Những người có trái tim biết u thương sẽ có thể tạo ra cho mình một thế giới đẹp
đẽ, tích cực, thân thiện. Nhưng họ cũng rất dễ bị tổn thương tâm hồn, dễ bị người khác
hiểu nhầm. Đó cũng là chuyện bình thường, cuộc sống của mỗi con người đều có thể
xuất hiện những sự thất vọng, sự phiền muộn, đau khổ… không thể lúc nào cũng chỉ
có hạnh phúc và niềm vui. Nhưng những người có trái tim tràn đầy tình u sẽ khơng
để cho những tình cảm tiêu cực chiếm giữ trái tim mình. Họ sẽ tha thứ cho những
người làm tổn thương họ. Họ sẽ ra ngoài đi tản bộ hoặc làm một việc gì đó để làm tiêu
tan sự giận giữ trong tim. Họ sẽ nói chuyện thẳng thắn với những người hiểu lầm họ,
làm tiêu tan những sự nghi ngờ. Bởi vậy cho dù gặp phải những áp lực hoặc khó khăn
nào, sức mạnh tình u trong trái tim họ cũng không hề bị giảm sút.
Bởi vậy, hãy để nụ cười nở trên môi mỗi chúng ta, đừng mang những bộ mặt cau
có, hãy đón chờ những điều đẹp đẽ của cuộc sống, cố gắng hiểu và quan tâm đến
những người xung quanh. Dù già hay trẻ, chỉ cần trong tim có tình u thì người đó sẽ
có được một cuộc sống vui vẻ đồng thời có được sức mạnh để đối mặt với những khó
khăn và đau khổ của cuộc sống.
Quy tắc C: Điều quan trọng không phải là bạn thắng hay thua mà là bạn đã tiến
hành cuộc đọ sức như thế nào
Thế giới ngày nay rất đề cao sự chiến thắng. Trong những cuộc đấu thể thao, chiến
thắng là tất cả. Trong giới kinh doanh, được bước vào tầng lớp quản lí cấp cao ln là
mục tiêu để mọi người phấn đấu. Các nước cạnh tranh nhau nắm giữ thị trường, các
công ty đua nhau bỏ tiền làm quảng cáo để thu hút người tiêu dùng. Theo như tiêu
chuẩn cạnh tranh hiện nay, "không quan tâm chuyện thắng thua, vấn đề then chốt là
anh tiến hành cuộc đọ sức như thế nào.


Chiến thắng tất nhiên là đáng để được chúc mừng, đáng để vui vẻ, tuy nhiên những
lời khen ngợi quá mức sẽ dễ khiến nảy sinh những ảnh hưởng không tốt. Có một cách
nhìn khơng phù hợp như sau: chỉ cần bạn ln giữ vị trí số 1, bạn sẽ càng vui vẻ, càng

chứng tỏ bạn là người ưu tú. Nhưng trên thực tế, một số nhân vật cấp cao hoặc đứng
đầu trong những lĩnh vực mũi nhọn lại không hề cảm thấy vui vẻ, họ luôn cảm thấy
một cảm giác vơ cùng bất an.
Trở thành số một thì có nghĩa là như thế nào? Nó chỉ chứng tỏ rằng bạn đã thắng
người khác trong một thời cơ đặc định nào đó. Nhưng biểu hiện của bạn tiếp sau đó
chưa chắc đã vừa ý người khác bởi vì sẽ có người mới cạnh tranh với bạn. Bạn có thể
cho rằng ở vị trí của bạn sẽ khơng có bất kỳ sự khiêu chiến nào, cho rằng sự thông
minh, lanh lợi, sách lược và phương pháp của bản thân có thể thắng được người khác,
nhưng vị thế của bạn lúc đó đã lung lay, sự cạnh tranh vào thời điểm đó đã trở thành
một cách để sinh tồn, một loại vũ khí, dùng để tiêu diệt những người đang uy hiếp địa
vị của bạn.
Tuy vậy khơng thể phủ nhận tính tích cực của cạnh tranh trong cuộc sống. Trên
thực tế, nó là phần tất yếu của quá trình phát triển kinh tế và xã hội của chúng ta, là
một nguồn động lực lâu dài. Nói về mỗi cá nhân, cạnh tranh trên đấu trường và trên
thương trường sẽ đem lại cho bạn cơ hội rèn luyện bản thân, nâng cao kỹ năng. Đồng
thời nó làm cho mọi người chú ý đến mặt nào cần phát triển hơn nữa. Thông qua cạnh
tranh hoặc quan sát cuộc đấu của người khác, bạn sẽ thu thập được một lượng thông
tin khá lớn một cách nhanh chóng.
Bởi vậy, vấn đề khơng nằm ở việc cạnh tranh mà là ở thái độ cạnh tranh. Trong
cuộc cạnh tranh quyết liệt, chúng ta thường căn cứ vào thời gian của bản thân để làm
thước đo giá trị của bản thân. Nếu thua, chúng ta cho rằng mình là kẻ thất bại. Thực ra
chúng ta đã bỏ qua một điểm quan trọng: sự cạnh tranh hữu hiệu mà chúng ta
tiến hành có thể được coi là một kiểu tiêu chuẩn để đánh giá biểu hiện của chúng ta,
chứ không thể được coi là giá trị của một con người. Dù thua hay thắng, chúng ta đều
có thể thu được từ đó những điều tâm đắc và những tiến bộ nhất định.
Cuộc sống chính là một cuộc đấu, việc lựa chọn phương thức nào để tham gia cuộc
đấu là vấn đề then chốt quyết định việc thắng thua của bạn. Giành được vị trí số một
khơng có nghĩa là bạn đã thắng hồn tồn. Đứng ở vị trí cuối cùng cũng khơng có
nghĩa là bạn đã thất bại thảm hại. Chỉ cần cố gắng để mỗi lần mình lại thể hiện tốt hơn
lần trước, chỉ cần bạn phát hiện thấy bản thân cảm thấy cuộc sống của mình ngày một

phong phú và hồn thiện thì bạn đã thực sự là người chiến thắng.
Quy luật số 6


Quy tắc A: chúng ta tìm kiếm gì từ cuộc sống: sự lương thiện hay độc ác, câu hỏi
hay câu trả lời, cuối cùng chúng ta sẽ có được cái gì?
Bộ mặt của hiện thực thường liên quan đến cách hiểu của mỗi cá nhân. Sự phản
ứng khác nhau của hai con người với cùng một sự việc đã chứng tỏ điều đó.
Chúng ta hãy thử tưởng tượng một câu chuyện: Vài người bạn rủ nhau đi ăn tiệm.
Họ nghe thấy cuộc đối thoại của đôi vợ chồng ở bàn kế bên. Mọi người làm như
khơng nghe thấy gì. Một lúc sau, một cô gái lên tiếng: "Thật không thể tin rằng người
đàn ơng kia lại có thể tự cho là đúng như thế, bắt vợ ăn cái này, ăn cái kia. Làm sao
anh ta có thể coi vợ anh ta như là trẻ con như thế?".
Bạn trai của cô nói: "Anh cho rằng anh ấy chỉ giúp cơ ấy chọn món ăn mà thơi.
Trên thực đơn tồn là tiếng Pháp". Như vậy, ở đây chúng ta đã có hai cách giải thích
khác nhau.
Nếu bạn ln ln cảm thấy ganh tỵ với mọi người thì ngun nhân có lẽ là do bạn
chưa học được cách tự tin vào bản thân. Mỗi sáng sớm bừng tỉnh sau những giấc mơ,
chúng ta bắt đầu kể cho bản thân nghe câu chuyện của ngày hơm nay. Có lẽ bạn sẽ
than vãn rằng: "Con chim đáng ghét làm mình tỉnh giấc". Có thể có người lại cho
rằng: "tiếng chim hót ngồi cửa sổ mới hay làm sao". Cùng là một sự việc nhưng lại
có những câu chuyện khác nhau, đương nhiên là sẽ có những cuộc sống khác nhau.
Cuối cùng xin được nhấn mạnh lại một câu răn dạy của người xưa: "Khi bạn có
chanh thì hãy pha nước chanh".
Quy tắc B: Hãy biết quý từng phút, hãy tận dụng từng giây để đừng bao giờ phải
hối hận
Hãy thử tưởng tượng có người gọi điện cho bạn và nói: "Xin chúc mừng, bạn vừa
thắng được 1440 đơ la! Số tiền này bạn có thể tùy ý tiêu, nhưng nhất thiết phải tiêu hết
trong vòng 24h. Không được gửi tiết kiệm cũng không được tặng người khác".
Bạn sẽ xử lí khoản tiền này như thế nào? Gửi vào tài khoản ngân hàng? Khơng

được, bởi vì quy tắc đã chỉ rõ rằng nếu không tiêu hết trong một ngày, số tiền đó sẽ
biến mất. Tặng một phần cho bạn bè? Khơng được, bởi vì số tiền thưởng này không
được chia sẻ với người khác. Bạn quyết định tiêu hết nó, nhưng phải tiêu một cách
thơng minh. Lúc đó, số tiền này mới thực sự là thứ của cải có giá trị.
Cuộc sống ban tặng cho mỗi người chúng ta một phần thưởng quý giá, đó là mỗi
ngày đều có 1440 phút. Mỗi người đều phải tiêu hết, khơng tích lũy được mà cũng
khơng ban tặng được.


Có khơng ít người khi về già mới nhận ra rằng họ đã lãng phí thời gian như thế nào.
Thời gian đã qua vĩnh viễn không bao giờ quay trở lại, mỗi phút giây trong hiện tại
mới là điều quan trọng nhất. Hãy cố gắng để làm những công việc mới mẻ, thú vị mà
bạn chưa từng làm, hãy đi du lịch ở những nơi mà bạn chưa từng đến, đọc một cuốn
sách mới…
Đương nhiên, làm như vậy sẽ khiến bạn trở nên rất bận rộn nhưng việc tận dụng
thời gian một cách hợp lí và có hiệu quả cao sẽ khiến cuộc sống của bạn mỗi ngày
thêm sinh động và có ý nghĩa. Hàng ngày, vào buổi sáng, hãy tự hỏi mình: "Hơm nay
mình sẽ sắp xếp thời gian như thế nào? Làm những việc gì để hồn thành mục tiêu của
mình?", như vậy, dù bạn quyết định làm việc gì thì nhất định sẽ có tiến triển.
Bạn có thể bắt đầu một cơng trình mới có ý nghĩa, hoặc hồn thành trước trình học.
Bạn có thể gia nhập một câu lạc bộ mới, tập một môn thể thao mới, làm thêm việc để
kiếm tiền, lên kế hoạch cho việc học đại học. Dù những việc này có quan trọng với
bạn hay khơng, có làm cho bản cảm thấy phấn chấn hay khơng, dù bạn có những mơ
ước và những yêu cầu như thế nào, nhất định phải nắm chắc lấy ngày hôm nay!
Quy tắc C: Mỗi một điểm kết thúc là một điểm khởi đầu
Thiên nhiên cho chúng ta biết rằng vạn sự vạn vật của chúng ta đều chuyển động
trong một vịng tuần hồn, trái đất mỗi ngày tự quay quanh nó một vịng, mặt trăng
mỗi tháng lại quay quanh trái đất một vòng, trái đất một năm lại quay quanh mặt trời
một vịng. Một năm có bốn mùa luân hồi, từ mùa đông đến mùa hè, từ mùa hè đến
mùa đơng, các lồi động vật cũng theo đó từ ngủ đơng đến hoạt động rồi lại ngủ đông.

Mỗi điểm khởi đầu trong giới tự nhiên đều có kết thúc mà tất cả các điểm kết thúc đều
báo hiệu một điểm khởi đầu mới. Mỗi ngày thủy triều lên rồi lại xuống, ngày rồi lại
đêm, đông qua xuân lại, cuộc sống cứ thế diễn ra, không ngừng nghỉ.
Cuộc sống của chúng ta cũng tuần hoàn theo bốn mùa, mỗi chúng ta đều cảm nhận
được sự chuyển giao của cái mới và cái cũ, sự bắt đầu và kết thúc. Chúng ta thường
thích sự khởi đầu, thích những sự vật mới lạ. Chúng ta chống lại kết thúc, ln tìm
cách để trì hỗn thời điểm kết thúc. Đơi khi, chúng ta không cảm nhận được niềm
vui sự khởi đầu bởi chúng ta biết mỗi khởi điểm đều đã mang trong nó mầm mống
của sự kết thúc. Thực ra, nếu chúng ta khơng bài xích điểm kết thúc, coi thời gian như
tiến trình tự nhiên, cũng như mùa xuân cây mọc lá non, mùa hè lá mọc xanh cây, mùa
thu lá vàng, mùa đơng lá rụng. Lúc đó chúng ta sẽ khơng cịn cho rằng sự kết thúc đau
khổ như thế, mà sẽ vui vẻ coi bản thân là một phần trong tiến trình của tự nhiên.
Hãy tưởng tượng bạn là một con sâu bướm, có một sức mạnh kỳ lạ đã thúc đẩy bạn
chui vào một cái kén dày, đợi chờ cái chết tự nhiên. Có thể bạn sẽ không nỡ từ bỏ
cuộc sống mà bạn đã quen thuộc, nhưng nếu bạn tin tưởng rằng đây là khởi đầu của


một sự sống mới thì từ một con sâu bướm bạn có thể biến thành một con bướm xinh
đẹp.
Tiềm năng mạnh mẽ của sự sống nằm ở chỗ, mỗi sự khởi đầu mới đều sẽ đem lại
cho chúng ta nhiều niềm vui và tự do hơn. Cuộc đời bạn có những bước đột phá lớn
hay những thay đổi hay không hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân bạn. Phụ thuộc vào
việc bạn nhìn nhận sự thay đổi, sự bắt đầu và kết thúc như thế nào. Có thể coi mỗi lần
kết thúc là một bi kịch, vô cùng đau khổ, cũng có thể coi nó là sự bắt đầu của một
điều mới mẻ, đem lại nhiều cơ hội mới hơn nữa. Cũng giống như cái chết bi thương
của con sâu bướm đã đem lại sự sống thần kỳ cho con bướm.
Quy luật số 7
Quy tắc A: Cuộc sống của bạn do bạn tự gây dựng nên
Có một cơ gái gặp một cơn ác mộng, trong mơ, có một con quái vật cao lớn, xấu xí
và hung dữ đuổi theo cơ. Dù là cơ chạy đi đâu thì con qi vật vẫn xuất hiện ở phía

sau. Từ miệng nó cịn phát ra những âm thanh vô cùng đáng sợ. Cô gái hoảng loạn
chạy vào một cái hang và khơng tìm được đường ra, càng ngày càng đi sâu vào núi.
Sau lưng là một vách núi cao sừng sững, cơ nhìn thấy con quái vật đang từng bước
tiến lại gần, cô không thể chịu đựng được nữa liền hét to lên: "Mày muốn gì ở tao?".
Con qi vật nhìn cơ và nói: "Thế thì cịn phải xem cơ muốn gì, vì đây là giấc mơ
của cơ".
Lúc này, cơ gái có thể mơ rằng mình bị qi vật ăn thịt, cũng có thể biến quái vật
thành một chàng hoàng tử đẹp trai, lại cịn có thể làm cho qi vật biến mất hồn tồn.
Đây là giấc mơ của cơ, cơ có quyền quyết định tiến hành câu chuyện trong giấc mơ
của mình.
Ở một mức độ nào đó, có rất nhiều quái vật mà con người nhìn thấy trong giấc mơ
đều do họ tự tưởng tượng ra. Chúng ta cho rằng một phương diện nào đó của mình
khơng tốt, sai trái hoặc kỳ qi nên đã cố gắng tìm mọi cách để che giấu đi, không để
người khác biết. Thế là chúng ra không dám đối mặt với bản thân chúng ta, cả đời tìm
cách trốn khỏi bản thân chúng ta.
Cuộc sống của chúng ta cũng giống như một giấc mơ. Chúng ta có thể kiểm soát
được suy nghĩ của bản thân, lựa chọn thái độ đối với cuộc sống. Nếu như ở một
phương diện nào đó của bản thân xuất hiện con quái vật, suy nghĩ của chúng ta có thể
kiểm sốt được qi vật, làm thay đổi hình dạng của nó, từ đó đổi mới những nhận
thức về bản thân.


Bạn nhận thức về bản thân như thế nào thì cũng sẽ bằng một phương thức nào đó
thể hiện cho người khác thấy. Nếu bạn cho rằng mình vơ cùng thất bại ở một phương
diện nào đó, bạn hồn tồn khơng muốn thế, bạn sẽ căm ghét chính bản thân mình.
Người ngồi hồn tồn có thể nhìn ra được điểm đó.
Tự nhiên khơng thích sự trật tự ngăn nắp. Mỗi cái cây, mỗi bơng hoa, mỗi chiếc lá
đều hồn tồn khác nhau một cách kỳ lạ. Bởi vậy, đừng bài xích, phản đối một cách
tiêu cực một phương diện nào đó của bản thân, phải dũng cảm đối đầu với những
thách thức của cuộc sống, cảm nhận sự biến đổi muôn màu muôn vẻ của cuộc sống.

Chúng ta cho rằng chúng ta là người như thế nào thì chúng ta sẽ phát triển theo
phương hướng đó, hoặc sẽ trở thành một người như thế. Nhận thức một cách tích cực
và khẳng định bản thân, thể hiện cho thế giới thấy con người thực của bản thân, thế
giới sẽ tự động tiếp nhận chúng ta, đưa ra những phản hồi tích cực.
Quy tắc B: Đêm đen chưa hẳn đã là tận cùng thế giới
Người cổ đại từng cho rằng trái đất là hình vng, ai đi đến rìa ngồi cùng của nó
thì sẽ có khả năng bị rơi xuống. "Tận cùng thế giới" khơng có đất cho con người dung
thân, trái đất kết thúc ở đó.Trong cuộc sống, chúng ta đều có thể trải qua cảm giác
"tận cùng thế giới", chẳng có nơi nào để đi, chẳng có ai để nương tựa, đất dưới chân
đang quay cuồng. Người thân không hiểu được cảm giác thực của chúng ta, bạn thân
không cũng không ý thức được mức độ nghiêm trọng của sự khủng hoảng tâm lí của
chúng ta, dường như khơng thể tìm được sự an ủi và giúp đỡ từ bên ngồi.
Đó chính là đêm đen của tâm hồn. Nếu bạn tỉnh dậy vào lúc trước bình minh, cả thế
giới dường như vẫn cịn chìm đắm trong giấc ngủ say, bạn sẽ thấy một cảm giác cô
đơn không bờ bến. Chẳng có ai để trị chuyện, bạn dường như là người duy nhất còn
sống trên thế giới này. Màn đêm dày đặc trải dài như không biên giới, bao trùm lên tất
cả, bạn cảm giác rằng bình minh dường như sẽ không thể đến được.
Khủng hoảng trong đời chúng ta cũng giống như vậy, dường như khơng có kết
thúc, khơng có hi vọng, khơng có kết quả. Lúc này, có thể chúng ta sẽ cảm thấy cuộc
sống chẳng có ý nghĩa gì, thế giới chẳng cịn gì để níu kéo, dường như sau khi thiếu đi
mình thì cả thế giới này sẽ trở nên hạnh phúc hơn, hoàn mỹ hơn. Tuy nhiên, hãy
thốt khỏi suy nghĩ đó, bạn hồn tồn sai lầm, bạn có lí do để sống, mỗi người trên thế
giới này đều có lí do để tiếp tục sống. Trên sàn diễn cuộc đời có vai của bạn, bạn sẽ
cùng những người khác thể hiện vai diễn của mình. Bạn là người vô cùng quan trọng,
không thể thiếu được.
Trên thực tế, khi chúng ta cho rằng khơng tìm được lí do để sống, chính ở nơi
chúng ta đang sống có thể dạy cho chúng ta một số những kinh nghiệm quý giá trong
cuộc sống, khiến chúng ta trở thành những con người hoàn thiện. Bởi vậy, những nơi



có áp lực và khó khăn lớn đều là những món quà của cuộc đời, ẩn chứa những kinh
nghiệm quý báu, giúp chúng ta hiểu thêm về ý nghĩa thực sự của cuộc sống.
Khi bị rơi vào hoàn cảnh "tận cùng thế giới", bạn có thể tưởng tượng như mình
đang đứng ở chân cầu thang. Nếu xung quanh chỉ là một màu đen, bạn sẽ không thể
biết được trước mặt có cầu thang có tay vịn. Nếu bạn cần có ánh sáng dẫn đường, bạn
sẽ nhìn thấy những bậc cầu thang, mỗi bậc cầu thang sẽ đưa bạn từ câu hỏi đi đến câu
trả lời, từ mê muội đến với sự sáng suốt.
Ánh sáng đến từ tâm hồn bạn, đến từ niềm tin mình có thể tự giải quyết vấn đề, tự
thoát khỏi rắc rối. Bạn hãy nhớ rằng: dù bạn đã thử nhiều lần nhưng chưa thấy hiệu
quả thì vẫn cịn rất nhiều cách khác nhau để bạn có thể áp dụng, nỗ lực cố gắng tìm
được ra. Trên thế giới chẳng có vấn đề nào là khơng giải quyết được, chỉ là chúng ta
chưa học được cách để giải quyết chúng. Bởi vậy, khơng biết cách để thốt ra khỏi
khủng hoảng khơng nói lên rằng chúng ta chẳng cịn gì. Chỉ cần cố gắng khơng
ngừng, bạn vẫn là một cá thể có giá trị, đáng được cả thế giới coi trọng.
Đêm đen âm u rồi cũng sẽ kết thúc, mặt trời rực rỡ rồi sẽ mọc lên. Khủng hoảng
cuộc đời chỉ như đám mây đen, chỉ có thể tạm thời che lấp ánh sáng của mặt trời. Hãy
để cho sức mạnh ấm áp từ trái tim bạn tỏa ra xua tan mây đen bao phủ tâm hồn bạn,
để cho niềm tin cuộc sống chiếu sáng con đường phía trước của bạn giống như ánh
sáng mặt trời.
Quy tắc C: Báo thù là xấu xa, tha thứ là thánh thiện
Rất nhiều người trong cuộc sống gặp phải những chuyện đau lịng hoặc bất cơng,
đây dường như là một phần khó có thể tránh khỏi trong cuộc đời. Việc bạn đối mặt
với những việc đó như thế nào chính là nhân tố quyết định bạn có cuộc sống hạnh
phúc hay khơng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm tư, tình cảm của bạn.
Có một số người sau khi gặp phải những chuyện đau lịng hoặc bất cơng, ln cố
tìm cách để thốt ra, lấy lại sự thanh thản trong lịng. Nhưng có những người lại khó
có thể chấp nhận được những chuyện đó, ln ơm trong lịng, ln cảm thấy đau khổ.
Họ cho rằng bản thân khơng thể thốt khỏi đám mây đen che phủ tâm hồn họ, số phận
đã trêu đùa họ. Trái tim của họ bị những nỗi đau khổ và giày vị làm cho chai sạn,
lạnh lùng.

Cứ ln nghĩ đến những điều phiền muộn sẽ làm cho trái tim chúng ta không được
yên ổn, làm ảnh hưởng đến sự sáng suốt trong tư duy, tiêu hao năng lượng của cơ thể.
Trách móc, ốn hận sẽ làm cho con người trở nên đau khổ, phát sinh những tình cảm
làm tổn hại đến sức khỏe, chúng giống như chất axít sẽ ăn mòn cơ thể chúng ta.


Mức độ chịu tổn thương hoặc mạo phạm sẽ ảnh hưởng đến sự tha thứ của chúng ta.
Mức độ chịu tổn thương có mức nặng mức nhẹ, tuy nhiên, dù phải đối mặt với những
chuyện mà dường như không thể tha thứ được, những người không muốn thử tha thứ
sẽ gặp phải nhiều đau khổ và giày vò hơn những người quyết tâm chôn chặt nỗi đau.
Muốn giải tỏa sự tức giận trong lòng là bước quan trọng nhất, nhưng bình tĩnh trở
lại khơng phải là sự tha thứ. Sự tha thứ thực sự tức là quên đi những trách móc ốn
hận, kể cả trách móc bản thân. Tha thứ cho một người tức là quên đi những tức giận
trong lòng về người đã làm việc sai trái, kể cả bản thân việc làm sai trái đó. Bạn
khơng cịn nghĩ đến việc làm thế nào để đối phương bù đắp cho mình. Trong mắt bạn,
đối phương hồn tồn tự do, bạn đã thả cho họ thoát khỏi chiếc lồng thù hận trong
lịng bạn. Trong lịng mỗi người đều có một cái cân tiểu li dùng để đánh giá hành vi
của bản thân. Sự tha thứ của bạn sẽ cho họ cơ hội tìm lại được sự cân bằng trong cuộc
sống. Đó có thể là niềm vui, bạn có thể nhìn thấy hoặc khơng nhìn thấy điều đó. Dù
sao đi nữa, chúng ta cũng khơng có đủ khả năng để làm quan tịa của người khác.
Chúng ta khơng thể đánh giá chính xác hồn tồn một con người. Nhưng chúng ta
có thể hồn thành một việc vơ cùng quan trọng, đó chính là thốt khỏi sự thù hận
trong trái tim, tiếp tục tiến lên phía trước với một thái độ lành mạnh, chịu trách nhiệm.
Quy luật số 8
Quy tắc A: Tâm bất định thì việc khó thành
Những tâm tư tình cảm trong lòng sẽ được thể hiện ra thế giới bên ngồi thơng qua
thái độ cư xử với bạn bè, cơng việc, trường học, sự nghiệp. Nếu tâm thần bất ổn, tình
cảm rối rắm thì những mơi trường nhỏ ở bên cạnh chúng ta cũng sẽ rối loạn theo.
Ngược lại, nếu mọi việc đều được giải quyết hợp tình hợp lí tức là tinh lực của chúng
ta đã được tập trung đầy đủ.

Trên thực tế, tinh thần bất ổn hay ổn định đều là những điều khó tránh khỏi, chỉ có
điều đừng để bản thân dấn quá sâu vào một kiểu trạng thái nào đó. Ví dụ như, tuốc-lơvít có thể vặn chặt được 1 tấm kim loại, cũng có thể dùng để mở nắp thùng sơn. Giấy
ráp có thể dùng để giũa móng tay, cũng có thể dùng để làm nhẵn bề mặt ghế, cũng có
thể làm nhọn đầu bút chì. Như vậy, sự vật ngồi mục đích sử dụng ban đầu, mơi
trường cịn có thể ban cho nó những tác dụng khác.
Chúng ta sẽ duy trì thói quen sống hoặc những hành vi chuẩn mực cho đến khi một
việc nào đó xảy ra bắt chúng ta phải thay đổi. Đơi khi, những sự thay đổi thích hợp có
thể hướng chúng ta đi đúng hướng, đẩy nhanh tiến trình của chúng ta tạo ra một thế
giới đẹp đẽ


Loài người đã dần dần nhận ra rằng, chúng ta là một thể thống nhất về mặt tinh
thần. Mỗi con người là một hạt nhân cấu thành nên sự sống, bởi vậy chỉ cần đại đa số
mọi người hiểu biết lẫn nhau, cùng nhau gìn giữ sự bình yên và hịa thuận thì thế giới
mới có thể được sống trong hịa bình.
Để xây dựng được một thế giới tốt đẹp thì mỗi con người đều phải hướng đến
những điều tốt đẹp. Để bản thân tuân theo những Quy tắc Của cuộc sống thì bạn sẽ
cảm nhận được vị ngọt ngào, vẻ đẹp của cuộc sống, có được sự phong phú về tâm
hồn, có được sự lành mạnh và tự do của tinh thần. Các quy tắc sống giúp chúng ta hòa
nhập vào chỉnh thể thế giới, cho chúng ta nhiều sự mạnh mẽ hơn nữa để chiến thắng
bệnh tật, khắc phục những vết thương do chiến tranh, do kinh tế lạc hậu, nạn thất
nghiệp đem lại.
Loài người khi sinh ra đã có một người thuyền trưởng trong tâm hồn: đó chính là
lương tâm. Làm mọi việc thuận theo lương tâm thì chúng ta sẽ có một cuộc sống an
nhàn thanh thản.
Hãy để tâm hồn thắm đượm những nét đẹp của cuộc sống, chịu trách nhiệm về
những hành vi, suy nghĩ của bản thân, chúng ta sẽ có thể dần dần thay đổi thế giới,
làm cho nó trở nên vui vẻ hơn, đẹp đẽ hơn.
Quy tắc B: Khen ngợi tốt hơn phê bình
Khi cuộc sống tốt đẹp như ý, đem lại niềm vui cho con người, chúng ta hãy cảm ơn

cuộc đời. Khi cuộc sống không được như ý, trước mắt bạn dường như chỉ có một màu
u ám, bạn cũng hãy nên cảm ơn cuộc đời. Nó sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn vào bản
thân, tự tin hơn vào cuộc sống.
Đó là vì những lời khen ngợi ln có những sức mạnh vơ cùng lớn lao. Có thể
chúng ta phải đối mặt với những thách thức lớn và chúng ta lo lắng khơng biết mình
có thể chiến thắng hay không. Lúc này, sao bạn không thử khen ngợi những khả năng
mà mình có? Tại sao khơng cảm ơn cuộc sống đã ban cho chúng ta một bộ não hoàn
thiện, một cơ thể khỏe mạnh?
Khen ngợi người khác là điều nên làm, nhưng khen ngợi bản thân cũng là điều vô
cùng quan trọng. Dù phải đối mặt với bất kỳ tình huống nào trong cuộc sống, hãy tin
tưởng rằng vẫn có những điều tốt đẹp đang chờ đợi chúng ta ở phía trước. Học được
cách khen ngợi bản thân và khen ngợi cuộc sống, chúng ta sẽ ln có một khuôn mặt
rạng rỡ nụ cười và một tâm hồn tràn đầy niềm vui.
Quy luật số 9


Quy tắc A: Quan tâm hết lịng là món q tốt nhất mà bạn có thể tặng cho bạn bè
Khi bạn bè cần sự giúp đỡ chúng ta sẽ dang rộng vịng tay, mong muốn giúp những
người bạn thốt khỏi khó khăn một cách nhanh chóng và thuận lợi. Nhưng có lúc sự
giúp đỡ của chúng ta lại khơng có hiệu quả, bởi vì cái mà chúng ta mang lại cho họ
khơng phải là thứ mà họ cần, điều đó cũng có nghĩa là bạn chưa thể tặng cho họ món
quà thiết thực hữu dụng đối với họ.
Bạn dù sao cũng vẫn là bạn, chúng ta đều hi vọng có thể giúp đỡ họ được phần nào.
Đôi khi, bạn bè vơ cùng đau khổ, chúng ta làm sao có thể cứ đứng mà nhìn được? Tuy
nhiên, bạn bè họ là những cá nhân độc lập, họ cần được ở yên một mình để suy nghĩ
một cách rõ ràng hơn về vấn đề mà mình gặp phải. Việc chúng ta cần làm là luôn luôn
nhắc nhở họ rằng chúng ta luôn ở bên họ. Cho dù bạn thích được ở một mình thì
chúng ta cũng sẽ ln ở bên họ ngay khi họ cần. Đừng áp đặt những ý kiến hay lời
khuyên gì của mình cho họ, hãy lắng nghe những lời tâm sự của họ. Chúng ta là
những người khuyến khích, ủng hộ, chứ khơng phải là kẻ độc tài.

Bởi vậy, sự giúp đỡ lớn nhất mà chúng ta có thể dành cho bạn bè là yên lặng lắng
nghe, ủng hộ quyết định của họ. Bạn hãy nhớ rằng quan tâm hết lịng là món q tốt
nhất mà bạn có thể tặng cho bạn bè.
Quy tắc B: Mỗi người xung quanh đều có thể trở thành thầy giáo của chúng ta
Bạn có muốn có một người thầy trên trường đời khơng? Một người có thể cho bạn
những lời chỉ dẫn kịp thời nhất, hữu hiệu nhất, một người có thể giúp đỡ bạn? Thực
ra, điều đó chẳng hề khó như bạn nghĩ. Xung quanh chúng ta chỗ nào cũng có những
người thầy như thế, bản thân cuộc sống đã có thể dạy cho bạn rất nhiều điều. Có thể
bạn vẫn chưa ý thức được, ánh sáng của trí tuệ sẽ chỉ cách cho bạn phát hiện ra những
người thầy đó, nói cho bạn có thể học được những gì từ họ. Khi đi tìm những người
thầy trên trường đời, bạn hãy bắt đầu từ những người thân quen nhất bên cạnh mình người nhà, bạn bè, đồng sự… thời gian bạn ở bên họ nhiều nhất, có nhiều chuyện để
nói với nhau. Thơng thường, những người đó trong mắt chúng ta chính là hình ảnh
phản chiếu của chúng ta trong tâm hồn chúng ta. Ví dụ như chúng ta ngưỡng mộ một
phẩm chất nào đó của người khác, có thể bản thân chúng ta khơng phải khơng có mà
do chúng ta chưa nhận thức được
Cũng giống như vậy, khi chúng ta ghét một ai đó, có lẽ chúng ta khơng phát hiện ra
rằng bản thân chúng ta cũng có những điểm khiến người khác ghét. Chính những
người đó có thể làm thầy của chúng ta, khơng phải vì học vạn năng hay có kiến thức
un bác mà là vì cách mà chúng ta cư xử với họ. Nói một cách khác, bạn có thể coi
họ là những tấm gương phản chiếu hình ảnh của chính bản thân mình, từ đó hiểu thêm
và ý thức được về bản thân.


Những phản ứng của họ đối với chúng ta cũng có thể làm chúng ta thêm hiểu về
bản thân. Điều này khơng có nghĩa là khi chúng ta khơng được nhiều người u mến
thì có nghĩa là chúng ta là người xấu, hoặc khi có nhiều người yêu mến chúng ta thì có
nghĩa là chúng ta là người tốt. Mọi người đối xử với chúng ta như thế nào, đó là quyền
lựa chọn của họ, nhưng chúng ta có thể mượn điều đó để nhận thức bản thân, đặc biệt
là khi có một số người giữ những thái độ giống nhau đối với chúng ta.
Một phương pháp khác để coi người khác làm thầy là hãy chú ý đến những phẩm

chất của những người mà chúng ta quen biết. Đương nhiên như vậy cũng khơng phải
là bình phẩm những điểm tốt điểm xấu của người khác mà là để phát hiện ra những
phẩm chất nào của bản thân hoặc những phương diện nào thúc đẩy mối quan hệ giữa
chúng ta và họ thêm gần nhau hơn.
Thông qua các hoạt động hàng ngày cũng giúp chúng ta thêm hiểu về bản thân.
Bạn thường xử lí cơng việc nào trước? Điều đó phản ánh đặc điểm nào của bạn? Bạn
sử dụng thời gian rảnh của mình như thế nào? Bạn suy nghĩ nhiều nhất đến vấn đề gì?
Cảm giác nào thường xuyên đến với bạn nhất?
Bởi vậy, tất cả những thứ đó đều có thể dạy cho bạn được rất nhiều điều. Mà thực
tế là chính bạn đang dạy cho bản thân mình. Cuộc sống của bạn, thế giới xung quanh
bạn chính là giáo trình và lớp học của bạn. Bạn chính là người thầy xuất sắc nhất của
bản thân bạn.
Quy tắc C: Người vĩ đại là người dám dũng cảm nhận trách nhiệm
Winston Churchill cho rằng: "Người vĩ đại là người dám dũng cảm nhận trách
nhiệm". Trong lịch sử có vơ số những nhân vật, vì muốn cố gắng để xây dựng một thế
giới đẹp đẽ hơn đã dùng chính bản thân mình, khơng chỉ một lần để chứng thực cho
điều đó. Để trở thành người vĩ đại cần phải dũng cảm đảm đương trách nhiệm của
cuộc đời, đồng thời hoàn thành chức trách một cách chăm chỉ và linh hoạt.
Những người muốn là nên những điều vĩ đại cần phải đón nhận nghiêm túc các
kiểu trách nhiệm mà mình phải đối mặt, dù là nhỏ nhất. Những người thời học sinh
khơng hồn thành bài tập đúng hạn, hoặc trong q trình học tập khơng tìm kiếm tài
liệu, làm thí nghiệm, thì rất có khả năng thiếu đi năng lực và tri thức cần thiết cho
thành công sau này. Những người thời thanh niên nếu thiếu trách nhiệm và sự quan
tâm đối với người thân trong gia đình và bạn bè, thì sẽ rất khó có thể dàn xếp hợp lí
các mối quan hệ trong công việc và trong xã giao.
Tom là một cậu học sinh trung học, hào hứng tham gia hoạt động tình nguyện mùa
hè. Nhiệm vụ của cậu là dẫn các em học sinh tiểu học qua đường. Cậu cho rằng cơng
việc này rất có giá trị và đem lại niềm vinh dự cho cậu. Tuy nhiên, sau khi làm việc



vài ngày, Tom khơng cịn nghiêm túc làm việc như những ngày đầu nữa, cậu tán gẫu
thoải mái với những người bạn đi ngang qua, chỉ thỉnh thoảng mới đưa mắt quan sát
tình hình giao thơng. Cuối cùng, ở đoạn đường Tom phụ trách đã có một cơ bé st
nữa thì bị xe ơ tơ đâm. Trung tâm hoạt động ngay lập tức đã thay người khác vào vị trí
của Tom. Khi báo địa phương đăng bài bình luận về hoạt động hè vừa qua, họ đã đặc
biệt nhắc đến trường hợp một học sinh thiếu trách nhiệm đã làm hỏng cả bảng thành
tích tốt. Tom cảm thấy rất bối rối và buồn. Cậu đã có được một bài học không nhỏ
được đổi lấy bằng sự xấu hổ.
Sara muốn trở thành một y tá. Đối tượng mà cô ngưỡng mộ là người hàng xóm làm
y tá trưởng trực đêm ở bệnh viện địa phương. Người y tá này do làm việc hết trách
nhiệm, xuất sắc nên đã nhiều lần được khen thưởng. Sara muốn trở thành một người y
tá như người hàng xóm. Cơ đăng ký làm hộ lí nghĩa vụ tại một bệnh viện. Sau khi làm
việc một thời gian, Sara cảm thấy cơng việc này vơ cùng có ý nghĩa, cơ càng tự tin
rằng mình sinh ra đã có khả năng để làm tốt cơng việc này. Thế là Sara đã hơi chủ
quan. Khi làm việc cô cùng mấy người bạn gái cười nói rơm rả trong phịng nghỉ,
cơng việc thì làm chậm rề rề. Khi người bệnh cần nước, mắt cô vẫn dán vào chiếc ti vi
trong phòng bệnh, xem hết phần hay mới đứng dậy đi lấy. Những lời kêu ca của bệnh
nhân khiến Sara bị phê bình, đồng thời bị cho nghỉ việc. Việc này đã làm tăng thêm
khó khăn cho cơ khi theo học tại trường y tá. Cô phải cố gắng hơn những người bạn
học khác để chứng tỏ rằng cơ có thể gánh vác được trách nhiệm.
Dù chúng ta ở độ tuổi nào thì bắt đầu từ hơm nay phải biết can đảm chịu trách
nhiệm về những hành vi của mình.
Quy luật số 10
Quy tắc A: Đứng ở cùng phương diện với vấn đề thì khơng giải quyết được vấn đề
Thời xưa những nhà tiên tri có những vị trí rất cao, họ chủ yếu đảm đương 2 vai trò
trong xã hội: làm cố vấn, họ có khả năng giúp người cổ đại giải quyết các loại vấn đề
họ phải đối mặt, làm nhà tiên tri, họ có thể tiên đốn những phương hướng và kết quả
của sự phát triển về văn hóa và đời sống. Trong xã hội hiện đại, những nhà tiên tri ở
một mức độ nào đó đã trở thành nhà phân tích nghiên cứu, chủ yếu là dự đốn các
kiểu kết quả. Những người cố vấn chuyển hóa thành bác sỹ, luật sư, thương gia, nhà

quản lí… họ khơng chỉ dự đốn kết quả mà cịn dùng những kiến thức chuyên môn để
giải quyết vấn đề.
Cách duy nhất để giải quyết vấn đề là phải nâng cao ý thức tư duy của bản thân
vượt qua mức độ và tầng bậc của vấn đề. Vấn đề cũng giống như mây đen che phủ
bầu trời tư duy của chúng ta, khiến chúng ta khơng thể nhìn rõ được vấn đề. Cũng
giống như nhìn rừng rậm từ bên ngồi, trơng có vẻ âm u, đầy nguy hiểm, tầng tầng


lớp lớp cây cối rậm rạp gần như che lấp hết lối đi khiến người ta không thể đi qua
được. Lúc này, ý thức của chúng ta phải giống như mặt trời từ từ mọc lên cao, đến
một độ cao nhất định, thâu tóm cả khu rừng vào tầm mắt, đem ánh sáng chiếu đến mọi
vật xung quanh khu rừng. Khoảng cách và độ cao sẽ mở rộng tầm nhìn cho chúng ta,
giúp chúng ta nhìn nhận rõ được mọi vật.
Những người thành công trong việc giải quyết các vấn đề có thể nhìn nhận vấn đề
từ một góc độ khác. Họ không tập trung sự chú ý vào những tình tiết vụn vặt mà họ sẽ
nhìn vấn đề từ một khoảng cách, họ thốt ra bên ngồi vấn đề, nhìn nó từ một góc độ
mới, kiểm tra lại các nguồn thông tin và những lựa chọn liên quan đến vấn đề, sau đó
mới lựa chọn những phương pháp và hành động phù hợp.
Quy tắc B: Sự chân thực giúp bạn tự do
Sự tự do của bạn dường như chỉ là một số sự thay đổi nào đó đến từ mơi trường
bên ngồi. Trên thực tế, chúng ta thường coi việc có tự do hoặc khơng có tự do là kết
quả của những ảnh hưởng từ bên ngồi. Mà mơi trường bên ngồi cũng vì thế mà thao
túng chúng ta.
Một người đồng ý làm thí nghiệm thơi miên cơng khai. Người ta nói với anh rằng
anh ta bị trói trên ghế bằng dây thừng, sau đó anh ta được yêu cầu thử đứng lên đi một
vòng. Tuy nhiên dù anh ta cố gắng như thế nào, anh ta vẫn không thể thốt khỏi sự sợi
dây trói khơng hề tồn tại đó.
Sợi dây thừng có thật sự tồn tại khơng? Cả tôi và bạn đều biết rằng sợi dây thừng là
hư ảo, nhưng đối với người bị thơi miên thì sợi dây thừng đó hồn tồn là có thật. Bất
kỳ người khán giả nào cũng có thể đứng dậy khỏi ghế, nhưng người kia thì lại khơng

thể. Một ý nghĩ nào đó đã trói buộc anh ta. Những khán giả biết được tình hình thật,
biết được bản thân có thể tùy ý đi lại. Cịn người kia chỉ có hiểu được chân tướng sự
việc thì mới có thể có được sự tự do.
Giả sử trong quá trình lớn lên của một người nào đó, ln ln có người nói với
anh ta rằng anh ta rất thông minh, nhưng không đẹp trai. Kết quả sẽ như thế nào?
Người này rất có thể sẽ chấp nhận cách nghĩ đó, đồng thời biểu lộ sự chấp nhận thơng
qua lời nói và hành động của mình. Bởi vậy, anh ta cũng giống như người bị thơi miên
kia cho rằng mình bị trói trên ghế, đều chịu sự trói buộc về nhận thức. Những nhận
thức này dù thật hay không đều đã ảnh hưởng rất lớn đến họ.
Nếu chúng ta phát hiện ra cách nhìn, nhận thức của chúng ta khơng phải hồn tồn
là thực mà là do người khác ám thị cho chúng ta như kiểu thơi miên. Lúc này, những
phát hiện về tình huống thật có thể mang tự do đến cho chúng ta. Bởi vậy, hãy cố
gắng tìm hiểu về bản thân, về người khác và thế giới xung quanh. Nếu như có những


×