Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác chè kim tuyên để chế biến chè OLong tại phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.79 KB, 97 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





NGUYỄN KHẮC QUÝ



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
CANH TÁC CHÈ KIM TUYÊN ĐỂ CHẾ BIẾN
CHÈ OLONG TẠI PHÚ THỌ



NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG




Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Đỗ Thị Ngọc Oanh
2.TS. Đặng Văn Thư







Thái Nguyên – 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn "Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật
canh tác chè Kim Tuyên để chế biến chè Olong tại Phú Thọ" là công trình
nghiên cứu của riêng tôi và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về bản luận văn này.

Tác giả



Nguyễn Khắc Quý





LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn đề tài "Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật
canh tác chè Kim Tuyên để chế biến chè Olong tại Phú Thọ", tôi xin chân thành
cảm ơn.
- Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên;
- Phòng quản lý đào tạo sau Đại học;
- Các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và các giảng viên trực tiếp tham gia

giảng dạy lớp cao học K20B Trồng trọt đã quan tâm và tạo mọi điều kiện giúp
đỡ tôi hoàn thành khoá học.
Xin trân trọng cảm ơn tới Ban lãnh đạo Viện Khoa học kỹ thuật nông
lâm nghiệp miền núi phía Bắc, đội ngũ cán bộ nghiên cứu, các bạn đồng
nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian, tư liệu, tài liệu nghiên cứu
để tôi hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt tôi xin trân thành cảm ơn đến TS. Đỗ Thị Ngọc Oanh; TS.
Đặng Văn Thư đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong việc định hướng đề tài
cũng như trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận văn.
Do điều kiện thời gian và phạm vi nghiên cứu có hạn, luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót, tác giả luận văn kính mong nhận được sự chỉ dẫn
và góp ý thêm của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn
được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn



Nguyễn Khắc Quý


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 5

1.1.1. Một số đặc điểm của giống chè Kim Tuyên 5


1.1.2. Cơ sở khoa học của việc bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
sinh học cho chè 6

1.2. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về phân bón cho chè để
chế biến chè Olong 12

1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước về phân bón. 12

1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về phân bón 15

1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về thuốc bảo vệ thực vật
sinh học 17

1.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước về thuốc bảo vệ thực vật sinh học 17

1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về thuốc bảo vệ thực vật sinh học 19

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.1. Đối tượng nghiên cứu 21

2.2 Vật liệu nghiên cứu 21

2.3. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 21

2.4. Nội dung nghiên cứu 21

2.5. Phương pháp nghiên cứu 21


2.5.1: Bố trí thí nghiệm 21

2.6. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 24

2.6.1. Các chỉ tiêu theo dõi nội dung 1. 24

2.6.2. Các chỉ tiêu theo dõi nội dung 2. 24
2.6.3. Phương pháp theo dõi 24

2.7. Phương pháp phân tích thống kê 27

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28

3.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến sinh trưởng, năng suất,
chất lượng của chè Kim Tuyên 28


3.1.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến sinh trưởng của chè Kim Tuyên. 29

3.1.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến một số chỉ tiêu cấu
thành năng suất và năng suất của giống chè Kim Tuyên 31

3.1.3: Ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến thành phần sinh hóa
của chè Kim Tuyên. 34

3.1.4: Ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến chất lượng sản phẩm
chè Olong được sản xuất từ giống chè Kim Tuyên. 37

3.1.5. Ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến mức nhiễm sâu hại tự nhiên
của chè Kim Tuyên. 39


3.1.6. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng tổ hợp phân hữu cơ trong
sản xuất chè Kim Tuyên 42

3.2. Nghiên cứu hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong
phòng trừ một số loại sâu hại chính trên giống chè Kim Tuyên 44

3.2.1: Hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong phòng trừ
rầy xanh gây hại trên giống chè Kim Tuyên. 45

3.2.2: Hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong phòng trừ
bọ cánh tơ gây hại trên giống chè Kim Tuyên. 47

3.2.3: Hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong phòng trừ
nhện đỏ gây hại trên giống chè Kim Tuyên. 49

3.2.4: Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật sinh học đến thành phần
sinh hóa của giống chè Kim Tuyên 52

3.2.5. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật sinh học đến chất lượng
sản phẩm chè Olong được sản xuất từ giống chè Kim Tuyên. 54

3.2.6. Kết quả phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong
chè Kim Tuyên 55
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 57

1. Kết luận: 57

2. Đề nghị: 58







DANH MỤC CÁC KỸ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Vit : Vitamin
NPK : Đạm, lân, kali
A.amin : Axít amin
CT1 : Công thức 1
CT2 : Công thức 2
CT3 : Công thức 3
Tg tb/lứa hái : Thời gian trung bình cho một lứa hái
N.suất búp : Năng suất búp
HL tannin : Hàm lượng tannin
CHT : Chất hòa tan
HL đường khử : Hàm lượng đường khử
BVTV : Bảo vệ thực vật
N : Đạm
P
2
O
5
: Lân
K
2
O : Kali



















DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Lượng phân bón cho mỗi ha chè kinh doanh 9

Bảng 1.2: Thành phần hóa học của các loại phân sử dụng trong thí nghiệm. 10

Bảng 1.3: Hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong chè (% chất tro) 15

Bảng 1.4: Hàm lượng N trong chè nguyên liệu (% chất khô) 15

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến sinh trưởng chè Kim Tuyên 30

Bảng 3.2: Ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến một số chỉ tiêu
cấu thành năng suất và năng suất của giống chè Kim Tuyên. 32


Bảng 3.3: Ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến thành phần sinh hóa
của chè Kim Tuyên. 35

Bảng 3.4: Ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến chất lượng sản phẩm
chè Olong được sản xuất từ giống chè Kim Tuyên. 38

Bảng 3.5: Ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến mức nhiễm sâu hại 40

tự nhiên của chè Kim Tuyên 40

Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng tổ hợp phân hữu cơ trong
sản xuất chè Kim Tuyên. 42

Bảng 3.7: Hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong phòng trừ
Rầy xanh gây hại trên giống chè Kim Tuyên 46

Bảng 3.8: Hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong phòng trừ
bọ cánh tơ gây hại trên giống chè Kim Tuyên. 48

Bảng 3.9: Hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong phòng trừ
nhện đỏ gây hại trên giống chè Kim Tuyên. 50

Bảng 3.10: Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật sinh học đến thành
phần sinh hóa của giống chè Kim Tuyên 52

Bảng 3.11: Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật sinh học đến chất lượng
sản phẩm chè Olong được sản xuất từ giống chè Kim Tuyên. 54

Bảng 3.12: Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong chè thành phẩm 56



DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Biểu đồ Ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến sinh trưởng
chè Kim Tuyên 30

Hình 3.2: Biểu đồ ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến năng suất
chè Kim Tuyên 33

Hình 3.3: Biểu đồ hiệu lực của các loại thuốc BVTV sinh học trong
phòng trừ Rầy xanh 46

Hình 3.4. Biểu đồ hiệu lực của các loại thuốc BVTV sinh học trong
phòng trừ bọ cánh tơ 49

Hình 3.5. Biểu đồ hiệu lực của các loại thuốc BVTV sinh học trong
phòng trừ nhện đỏ. 51











1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Chè Olong là sản phẩm độc đáo của Trung Quốc, Đài Loan được người
tiêu dùng ưa chuộng vì có hương thơm tự nhiên mùi hoa, quả chín. Sản phẩm
chè Olong có giá trị kinh tế cao, được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường Trung
Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapo và một số nước Đông Nam Á. Trong
những năm gần đây, sản phẩm chè Olong đang dần xâm nhập vào các thị
trường ở Châu Âu, Mỹ… Tại Việt Nam, ở một số đô thị lớn, người dân cũng
đã bắt đầu có thói quen thưởng thức chè Olong; nhu cầu và thói quen đó tăng
dần theo đà phát triển của kinh tế-xã hội.
Sự phát triển của cây chè phụ thuộc nhiều yếu tố: Khí hậu, đất đai, điều
kiện chăm sóc đặc biệt là lượng nước và phân bón. Khác với cây công nghiệp
khác, sản phẩm thu hoạch của cây chè là bộ phận sinh trưởng (búp và lá non)
và thời gian thu hoạch kéo dài suốt 9 đến 10 tháng trong năm. Các loại phân
bón khác tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sản lượng vườn
chè, với những giống chè chất lượng cao có nội chất phù hợp cho chế biến
chè xanh đặc sản và chè Olong thì việc áp dụng các loại phân có nguồn gốc
hữu cơ là rất cần thiết.
Ngoài ra trong canh tác chè hiện nay để giảm thiệt hại do sâu, bệnh gây
ra, hiện nay chúng ta có nhiều biện pháp phòng trừ khác nhau như: biện pháp
canh tác, biện pháp thủ công, biện pháp dùng thuốc hoá học, biện pháp sử
dụng các chế phẩm trừ sâu sinh học và biện pháp kiểm dịch thực vật. Trong
đó biện pháp phòng trừ bằng các loại thuốc hoá học vẫn được sử dụng phổ
biến trong các vùng trồng chè. Tuy nhiên thực tế cho thấy biện pháp này hiện
nay không đạt được hiệu quả như mong muốn, do tính kháng thuốc, nhờn
thuốc, hay sử dụng thuốc sâu một cách bừa bãi…
Ngoài những vấn đề như trên, biện pháp hoá học còn để lại một lượng
tàn dư lớn trên sản phẩm cũng như môi trường sinh thái gây ảnh hưởng đến


2

người tiêu dùng. Sự canh tác đó đã làm cho đất đai ngày càng thoái hoá, dinh
dưỡng bị mất cân đối, mất cân bằng hệ vi sinh vật đất, tồn dư các chất độc hại
trong đất ngày cành cao, nguồn bệnh tích luỹ trong đất ngày càng nhiều dẫn
đến phát sinh một số dịch hại không dự báo trước. Nhận thức được điều này,
người làm chè ở Việt Nam và trên Thế giới đang tăng cường sử dụng các chế
phẩm sinh học trong canh tác cây trồng, hướng sản xuất bền vững, nền nông
nghiệp sạch, nền nông nghiệp hữu cơ thân thiện với môi trường để tạo ra các
sản phẩm an toàn đối với người tiêu dùng, tiêu thụ ổn định, tạo sức cạnh
tranh với giá thành hợp lý. Vì vậy, việc sử dụng các chế phẩm sinh học trừ
sâu đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của tất cả mọi người, mọi tầng lớp
nói chung, người làm và tiêu dùng các sản phẩm chè nói riêng.
Tác dụng của các chế phẩm sinh học sau khi sử dụng trong nông nghiệp
để bảo vệ cây trồng:
Không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ con người, cây trồng và vật
nuôi. Không gây ô nhiễm môi trường sinh thái, có tác dụng cân bằng hệ sinh
thái môi trường.
Không làm hại kết cấu đất, không làm chai đất, thoái hoá đất mà còn
góp phầm tăng độ phì nhiêu của đất.
Có tác dụng đồng hoá các chất dinh dưỡng, góp phần nâng cao năng
suất và chất lượng nông sản.
Tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại tăng khả năng đề
kháng của cây trồng, không ảnh hưởng đến môi trường như các loại thuốc có
nguồn gốc hoá học khác.
Có khả năng phân huỷ, chuyển hoá các chất hữu cơ bền vững, các chế phẩm
sinh học, phế thải nông nghiệp, công nghiệp góp phần làm sạch môi trường .
Trong sản xuất chè hiện nay đa số người dân chỉ quan tâm đến năng suất
vườn chè mà chưa chú trọng đến chất lượng, giá trị sản phẩm, chưa quan tâm
đến những kỹ thuật làm tăng năng suất, chất lượng của các sản phẩm chè như:


3

Sản phẩm chè Olong có giá trị cao
Các loại phân bón và thuốc BVTV có ảnh hưởng lớn đến chất lượng
chè Olong thành phẩm.
Chưa có quy trình bón phân phù hợp cho chè Kim Tuyên để sản xuất
nguyên liệu cho chế biến chè Olong.
Chưa xác định được loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học
cho chè Kim Tuyên để sản xuất nguyên liệu cho chế biến chè Olong.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác chè Kim Tuyên để chế
biến chè Olong tại Phú Thọ.’’
2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích
Xác định loại phân hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật sinh học phù hợp
trong canh tác chè Kim Tuyên để sản xuất nguyên liệu cho chế biến chè Olong.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón hữu cơ đến sinh trưởng, năng suất
và chất lượng nguyên liệu chè Kim Tuyên để chế biến chè Olong.
- Đánh giá ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật sinh học đến sinh
trưởng, năng suất và chất lượng nguyên liệu chè Kim Tuyên để chế biến chè
Olong.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định cơ sở khoa học về ảnh hưởng của loại phân bón hữu cơ và
thuốc bảo vệ thực vật sinh học phù hợp trong canh tác chè Kim Tuyên để sản
xuất nguyên liệu cho chế biến chè Olong.
- Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa
học, giảng dạy và chuyển giao cho sản xuất.



4

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định được loại phân bón hữu cơ và loại thuốc bảo vệ thực vật
sinh học phù hợp trong canh tác chè Kim Tuyên để sản xuất nguyên liệu cho
chế biến chè Olong.
- Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao năng suất và chất lượng chè
nguyên liệu để chế biến chè Olong từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế cho người
trồng chè.
- Góp phần bổ sung quy trình kỹ thuật chăm sóc chè cho sản xuất chè
chè Kim Tuyên để sản xuất nguyên liệu cho chế biến chè Olong.




















5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Một số đặc điểm của giống chè Kim Tuyên.
Nguồn gốc:
Giống chè Kim Tuyên là giống vô tính của Đài Loan, được chọn lọc từ
tổ hợp lai hữu tính giữa mẹ là giống Olong lá to của địa phương và bố là
giống Raiburi của Ấn Độ vào năm 1975. Nhập nội vào Việt Nam từ 1994.
Đặc điểm:
Hình thái: Thân bụi, mật độ cành dày, lá hình bầu dục, màu xanh vàng
bóng, thế ngang, dài lá 7,2cm, rộng 3,1cm. Búp màu xanh nhạt, non phớt tím.
Sinh trưởng: Cây sinh trưởng khoẻ, mật độ búp dày. Khi trồng cây có tỷ
lệ sống cao. Nhân giống bằng giâm hom có tỷ lệ sống cao. Dạng thân bụi, thế
cây hơi đứng. Thế lá ngang, kích thước lá nhỏ (dài lá 6,8cm, rộng lá 3,43cm)
răng cưa mờ, có 8 đôi gân lá. Màu sắc xanh đậm, trơn bóng, mép lượn sóng,
lá non phớt tím. Búp non có tuyết, trọng lượng búp 1 tôm 3 lá: 0,52g. Bật
mầm sớm, sức sinh trưởng mạnh, mật độ búp trung bình.
Giống Kim Tuyên là giống năng suất khá, thích hợp quy trình thâm
canh. Do mục tiêu sản xuất chè Olong nên cần sửa tạo tán để búp ra tập trung
và non lâu từ 40 – 45 ngày tuổi. Kỹ thuật hái bằng tay kết hợp sửa tán sau hái
bằng máy của Nhật Bản. Khả năng thích ứng vùng có khí hậu mát ẩm, đất tốt.
Năng suất trung bình 6 – 8 tấn/ha (Phú Thọ, Lạng Sơn). Năng suất thâm canh
đạt 10 – 12 tấn/ha (Lâm Đồng).
Trong điều kiện thâm canh tăng lượng phân bón hữu cơ và có tưới tiêu
cho năng suất khá cao. Khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Giống Kim Tuyên
có nội chất tốt, hàm lượng tanin 28,50%, đường khử là 0,59%, chất hòa tan là

39,52%, axít amin là 1,58% và cafein tổng số là 132mg/gck. Chế biến chè
xanh và chè Olong có chất lượng cao.

6

Khả năng nhân giống: Phù hợp nhân giống vô tính, dễ giâm cành và có
hệ số nhân giống khá cao, cây con sinh trưởng khỏe cả ở vườn ươm và sau
trồng, tỷ lệ sống cao.
Chất lượng: Chế biến chè xanh có chất lượng rất cao, chế biến được chè Olong.
Năm 2003, được Hội đồng khoa học Bộ NN&PTNT thông qua giống
tạm thời cho SX thử nghiệm tại các tỉnh Lâm Đồng, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn
La, Lạng Sơn.
Năm 2008, được Hội đồng khoa học Bộ NN&PTNT thông qua giống
tiến bộ kỹ thuật để SX chè Olong, chè xanh cao cấp.
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
sinh học cho chè.
1.1.2.1. Cơ sở khoa học của việc bón phân cho chè.
Cây chè có khả năng liên tục hút dinh dưỡng trong chu kỳ phát dục hàng
năm cũng như trong chu kỳ phát dục cả đời sống của cây. Mặc dù trong điều
kiện của nước ta, về mùa đông cây chè tạm ngừng sinh trưởng, nhưng vẫn yêu
cầu lượng dinh dưỡng tối thiểu, do đó việc cung cấp dinh dưỡng cho cây cần
đầy đủ và thường xuyên trong năm [9].
Quá trình sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây chè
không có giới hạn rõ ràng và là một quá trình mâu thuẫn thống nhất. Vì vậy,
cần phải bón phân hợp lý để khống chế quá trình sinh thực cho chè hái búp và
khống chế quá trình sinh trưởng dinh dưỡng cho chè thu hoạch giống.
Khả năng thích ứng với điều kiện dinh dưỡng của cây chè rất rộng rãi.
Nó có thể sống ở nơi đất rừng màu mỡ mới khai phá song cũng có thể sống ở
những nơi đất nghèo dinh dưỡng và vẫn cho năng suất nhất định. Do đặc điểm
đó, muốn nâng cao năng suất chè cần phải bón phân đầy đủ các chất dinh

dưỡng cần thiết cho cây như Đạm, lân, Kaly và một số nguyên tố trung lượng,
vi lượng khác.

7

Trong cây, hàm lượng đạm tập trung nhiều nhất ở các bộ phận non như
búp và lá non, đạm có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của cây và có ảnh
hưởng trực tiếp đến năng suất. Đối với cây chè, phân đạm làm tăng năng suất
chè, kích thích cho mầm và búp sinh trưởng khoẻ, nếu bón đạm đầy đủ sẽ làm
tăng phẩm chất chè. Cây chè thiếu đạm thì lượng đạm trong lá biến động từ
2,2 - 2,4%, trong búp non khoảng 3 - 3,5%. Cây chè đủ Đạm thì hàm lượng
đạm trong lá từ 2,9 - 3,4%, trong búp từ 4,7 - 5%. Thiếu đạm cây sinh trưởng
kém, lá nhỏ, búp nhỏ và búp bị mù nhiều, do đó năng suất thấp. Yêu cầu về
đạm thay đổi tùy theo loại đất tuổi của cây và năng suất của vườn chè [12].
Tài liệu của trại thí nghiệm chè Phú Hộ - Phú Thọ cho thấy bón đạm đầy đủ,
sản lượng búp chè tăng 2 - 2,5 lần so với đối chứng không bón. Theo M.L
Bziava (1973) liều lượng đạm tăng, sản lượng búp sẽ tăng, song để đạt được
năng suất 10 tấn/ha bón 200 kg đạm/ha cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
Nghiên cứu khi bón phân đạm cho chè, nhiều tài liệu ở nước ngoài như
Nhật Bản, Ấn Độ, Xrilanca đều cho rằng bón đạm không hợp lý, bón quá
nhiều hoặc bón đơn độc đều làm giảm chất lượng chè (đặc biệt là đối với
nguyên liệu dùng để chế biến chè đen). Những công trình nghiên cứu của Liên
Xô cho thấy liều lượng đạm 300kg/ha thì hàm lượng tanin, cafein và vật chất
hòa tan trong búp chè đều cao, có lợi cho phẩm chất, song nếu vượt quá giới
hạn trên thì phẩm chất chè giảm thấp. Khi bón nhiều đạm hàm lượng protein ở
trong lá tăng lên. Protein kết hợp với tanin thành các hợp chất không tan vì thế
lượng tanin trong chè bị giảm đi. Mặt khác khi bón nhiều đạm, hàm lượng
ancaloit trong chè tăng lên làm cho chè có vị đắng [18].
Phân lân tạo cho bộ rễ phát triển tốt, nâng cao phẩm chất, đồng thời có
hiệu lực lâu dài với việc tăng năng suất búp. Cây chè thiếu lân sẽ có hàm

lượng lân trong lá khoảng 0,27 - 0,28%, trong búp từ 0,50 - 0,70%. Ở cây chè đủ
lân trong lá có từ 0,33 - 0,39%, trong búp khoảng 0,86%. Theo các tài liệu
nghiên cứu của Liên Xô cũ, bón lân có ảnh hưởng tăng năng suất và phẩm

8

chất búp chè rõ rệt. J. Đimitrôva (1965) cho rằng hiệu quả của phân lân được
nâng lên một cách rõ rệt trên đất đã được bón N, K. Ngược lại hiệu quả của
phân lân thấp không những do lân bị cố định trong đất mà còn do đất thiếu N,
K. Một đặc điểm cần chú ý là hiệu quả về sau của lân kéo tới 20 - 25 năm.
Trên đất đỏ (Liên Xô) hiệu quả về sau của lân thường cao hơn những năm
bón trực tiếp. Theo nghiên cứu của F. H. Urusatze thì hiệu quả trực tiếp của 3
năm bón lân với liều lượng 120 - 960kg/ha trên nền N, K là tăng sản lượng
búp 5 -30% so với đối chứng bón N, K. Song hiệu quả tăng sản bình quân
trong 21 năm về sau là 60 - 78%.
Ở nước ta, việc nghiên cứu hiệu quả của phân lân đối với năng suất và
phẩm chất búp được triển khai còn ít. Song kết quả sơ bộ rút ra từ thí nghiệm
10 năm bón phân N, P, K cho chè tại trại thí nghiệm chè Phú Hộ cho thấy:
trên cơ sở bón 100 kgN/ha, bón thêm 50kg P
2
O
5
qua từng năm không có sự
chênh lệch gì đáng kể về năng suất, nhưng từ năm thứ 7 trở đi bội thu tăng
dần một cách rõ rệt và để chúng qua 10 năm thì supe lân tỏ ra có hiệu lực
chắc chắn và đáng tin cậy. Bình quân 10 năm 1kg P
2
O
5
đã làm tăng được

3,5kg búp chè.
Phân Kali làm tăng tính chống chịu của cây, đồng thời tăng năng suất và
phẩm chất chè. Thiếu K ở cây chè cần được phát hiện sớm để bón phân khác
khác phục kịp thời, vì việc phục hồi sinh trưởng khó khăn hơn là thiếu các
nguyên tố khác.
Trên những nương chè mới trồng, bón phân Kali không có hiệu quả vì
trên những loại đất mới khai phá hàm lượng K
2
O trong đất đủ cho yêu cầu
sinh trưởng phát triển của cây (20 - 25mg K
2
O/100 gam đất) ở những nơi
thường xuyên bón N, K với liều lượng cao trong nhiều năm, đất trở nên thiếu
Kali thì hiệu quả việc bón K
2
O rất rõ rệt. Kết quả sử dụng phân Kali cho
những nương chè sản xuất ở ta rất rõ rệt. Kali có ảnh hưởng tốt đến sinh
trưởng và sản lượng búp.

9

Bảng 1.1: Lượng phân bón cho mỗi ha chè kinh doanh
Loại chè
Loại
phân
Lượng
phân
(kg)
Số
lần

bón

Thời gian
bón (tháng)
Phương pháp bón
1 2 3 4 5 6
Hữu

25.000-
30.000
1 12-1 Các loại hình kinh
doanh 3 năm một lần
P
2
O
5
100 1 12-1
Rạch hàng sâu 20-
25cm trộn đều bón
xong lấp kín
N 100-120 3-4 2 ; 4 ; 6 ; 8
P
2
O
5
40-60 1 2
Năng suất búp dưới 60
tạ/ha
K
2

O 60-80 2 2, 4
Cuốc hố hoặc rạch
hang sâu 10-15 cm
bón đều phân lấp
kín.
N 150-180 3-4 2 ; 4 ; 6 ; 8
P
2
O
5
60-100 2 2
Năng suất búp từ 60-80
tạ/ha
K
2
O 60-100 4 2
Cuốc hố hoặc rạch
hang sâu 10-15 cm
bón đều phân lấp
kín.
N 300-600 3-5 1,3,5,7,9
P
2
O
5
160-200 1 1
Năng suất búp từ 120
tạ/ha trở lên
K
2

O 200-300 2-3 1,5,9
Cuốc hố hoặc rạch
hang sâu 10-15 cm
bón đều phân lấp
kín.
(Nguồn: Quy trình kỹ thuật trồng,chăm sóc và thu hoạch chè (10TCN 446-2001)
của Bộ nông nghiệp &PTNT).
Ngoài các loại phân bón vô cơ, phân hữu cơ là loại phân không thể
thiếu. Phân hữu cơ có tác dụng tốt cho chè vừa làm tăng năng suất búp, chất
lượng búp mà còn có khả năng cải tạo đất tốt và lâu dài. Bón phân hữu cơ cho
chè ngoài việc cung cấp thức ăn cho cây, còn có tác dụng cải thiện tính chất
vật lý, hóa học, sinh vật học và chế độ nước trong đất. Nguồn phân hữu cơ
gồm có phân chuồng (Phân trâu, bò, lợn, gà ), và các phân hữu cơ có nguồn
gốc thực vật (Phân xanh, hạt đậu tương nghiền, ngâm ).


10

Bảng 1.2: Thành phần hóa học của các loại phân sử dụng trong thí nghiệm.
Đơn vị %
Loại
phân
Tổng
số
N P
2
O
5



K
2
O

MgO

Axmin

Vitamin

Chất
hữu cơ

Các
hợp
chất
khác
Trâu bò 100,0

0,50

0,27

0,65

0.13 15,65

82,80
Phân gà 100,0


3,8

5,6 3,85

0,74 86,00

0,01
Đậu
tương
100,0

0,6 36,0 0,26
34,40

28,74
Ure 100,0

46,0

54,0
KCl 100,0

60,0

40,0
Supelan 100,0

17,0 83,0
(Nguồn: Phòng phân tích; Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía bắc).
Các số liệu ở bảng 1.2 cho thấy: Trong phân hữu cơ (chủ yếu chế biến từ

phân Trâu, Bò), tỷ lệ các nguyên tố dinh dưỡng khoáng N, P
2
O
5
, K
2
O, Mg
++

chiếm lần lượt là 0,50%, 0,27%, 0,65% và 0,13% khối lượng; tỷ lệ các chất
hữu cơ (các hợp chất huydro cacbon) chiếm 15,65% khối lượng; còn lại, nước
chiếm và các hợp chất khác chiếm 82,8% (chiếm đa số).
Đối với phân gà: Tỷ lệ các nguyên tố dinh dưỡng khoáng N, P
2
O
5
, K
2
O
chiếm lần lượt là 3,8%, 5,6% và 3,85% khối lượng; 86% còn lại là chất hữu
cơ và các chất khác.
Trong đậu tương, hàm lượng các hợp chất hữu cơ và axit amin chiếm
chủ yếu (chất hữu cơ và các hợp chất khác chiếm 63,14% khối lượng, axit
amin chiếm 36,0%, vitamin chiếm 0,26%).
1.1.2.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học cho chè.
Thuốc trừ sâu sinh học là những chế phẩm sinh học được sản xuất ra từ
các loại thảo dược hay các chủng vi sinh vật được nuôi cấy trên môi trường
dinh dưỡng khác nhau theo phương pháp thủ công, bán thủ công hoặc phương
pháp lên men công nghiệp để tạo ra những chế phẩm có chất lượng cao, có khả
năng phòng trừ được các loại sâu, bệnh gây hại cây trồng nông, lâm nghiệp.


11

Theo Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (US EPA), Thuốc bảo vệ thực
vật có nguồn gốc sinh học (Biopesticide) là các loại thuốc phòng trừ dịch hại
có nguồn gốc nguyên liệu tự nhiên như thực vật, động vật, vi khuẩn và
khoáng chất.
Đặc điểm ưu việt của thuốc bảo vệ thực vật sinh học so với các thuốc
bảo vệ thực vật thông thường là:
- Ít độc hơn đối với người, gia súc và không ảnh hưởng tới các loài có
ích như chim, cá và các thiên địch.
- Tính chọn lọc và hiệu lực sinh học cao (liều lượng sử dụng thấp).
- Phân hủy sinh học nhanh, ít để lại dư lượng trong môi trường và nông
phẩm nên thuốc rất thân thiện với môi trường và thường được thay thế các
thuốc bảo vệ thực vật thông thường trong các chương trình quản lý dịch hại
tổng hợp (IPM).
Do vậy, các thuốc bảo vệ thực vật sinh học là đối tượng quan tâm của
Hóa học xanh và thường được khuyến cáo sử dụng trong các lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp sạch nói riêng và nền nông nghiệp bền vững nói chung [6].
Các thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học đã được quan tâm
nghiên cứu, đưa vào sử dụng tại Việt Nam từ đầu những năm 80 của thế kỷ
trước và đã mang lại hiệu quả tích cực cho người nông dân, giảm một phần ô
nhiễm môi trường. Đặc biệt, từ năm 1990 trở lại đây, việc nghiên cứu, ứng
dụng các chế phẩm sinh học trong bảo vệ thực vật đã được Nhà nước và các
cơ quan khoa học quan tâm đầu tư và đã đạt được những kết quả bước đầu.
Việt Nam là nước có hệ thực vật phong phú với nhiều loại cây có dầu,
tinh dầu chứa các chất có hoạt tính sinh học cao và đa dạng. Tận dụng nguồn
nguyên liệu sẵn có này có thể tạo ra nhiều sản phẩm thuốc sinh học có giá trị
sử dụng cao. Đây là lợi thế quan trọng giúp phát triển các thuốc sinh học phục
vụ sản xuất nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, so với các loại thuốc bảo vệ

thực vật hóa học, các chế phẩm sinh học còn một số yếu điểm như: giá thành

12

cao, hiệu lực chậm hơn thuốc hóa học nên nông dân không thích. Do vậy,
việc ứng dụng chế phẩm sinh học vào thực tế ở nước ta còn ít. Công tác
nghiên cứu triển khai trong lĩnh vực sinh học gặp khó khăn do chúng ta còn
thiếu điều kiện, trang thiết bị và cả con người. Hơn nữa ở nước ta, hệ thống
nguồn giống và bảo quản, lưu trữ còn hạn chế, trong khi nhiều nước trên thế
giới đều có hệ thống giống quốc gia phong phú. Từ đó dẫn đến số lượng thuốc
phòng trừ dịch hại có nguồn gốc sinh học, đặc biệt, nhóm thuốc vi khuẩn, vi sinh
vật còn ít. Tỷ trọng thuốc bảo vệ thực vật sinh học được sử dụng chỉ chiếm
khoảng 5% so với tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật hàng năm.
Mặc dù vậy, cho đến nay đã có nhiều chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật
sinh học được nghiên cứu và ứng dụng thành công vào thực tế tại nước ta. Số
lượng các sản phẩm được đăng ký sử dụng tăng theo từng năm (năm 2000 chỉ
có 2 sản phẩm đăng ký, năm 2005 có 57, năm 2007 có 193, năm 2010 có 374
hoạt chất đăng ký, chiếm 37,3 % tổng số) (Đào Văn Hoằng, 2013)[6]. Các sản
phẩm này đã góp phần không nhỏ vào công tác phòng trừ dịch hại, hạn chế tối
đa nguy cơ độc hại đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường do thuốc
bảo vệ thực vật hóa học gây nên.
1.2. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về phân bón cho chè để chế
biến chè Olong.
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước về phân bón.
Năng suất nguyên liệu chè búp tươi cao, hàm lượng axit amin,
polyphenol, catechin, đường tổng số trong nguyên liệu chè búp tươi thích
hợp, chất lượng chè Olong thành phẩm tốt nhất có thể đạt được khi cung cấp
các loại phân đạm, lân, kali với liều lượng và tỷ lệ hợp lý. Hiệu quả của việc
bón kali đến chất lượng sản phẩm chè Olong rõ ràng hơn so với bón đạm và
lân. Do vậy, việc bón tăng tỷ lệ phân kali trong hỗn hợp phân bón đạm, lân,

kali cho vườn chè sản xuất nguyên liệu chế biến chè Olong là việc làm quan
trọng (Lin Xinjiong, Guo Zhuan, Zhou Qinghui, Zhang Wenjin, 1991) [17].

13

Khi nghiên cứu sâu ảnh hưởng của kali và Mg đến năng suất và chất
lượng chè Olong cho thấy: Bón bổ sung kali và Mg, năng suất chè búp tươi
tăng đáng kể, tỷ lệ tăng đạt 9-38% sau 2 năm thử nghiệm. Hàm lượng axit
amin tự do và cafein trong nguyên liệu chè tươi cũng tăng. Hàm lượng
polyphenol trong nguyên liệu búp thu từ vườn chè bón kali tăng nhưng trong
nguyên liệu búp thu từ vườn chè bón Mg giảm rõ ràng. Tỷ lệ polyphenol/axit
amin tự do trong nguyên liệu lấy từ vườn chè bón cả kali và Mg đều giảm,
điều này có lợi cho chất lượng chè Olong. Một số hợp chất thơm quan trọng
(nerolidol…) đều tăng. Điều này cho thấy, việc bón bổ sung kali và Mg có tác
dụng cải thiện đặc tính hương thơm của sản phẩm chè Olong. Chất lượng sản
phẩm chè Olong thương phẩm có mối tương quan chặt chẽ với hàm lượng Mg
trong nguyên liệu búp. Bón bổ sung kali và Mg sẽ là một biện pháp nông học
có hiệu quả, thúc đẩy khả năng sản xuất chè Olong đối với cây chè trồng
trong điều kiện đất thiếu kali và Mg dễ tiêu (Ruan Jianyun, Wu Xun, Hardter,
năm 1997)[24].
Kết quả nghiên cứu về bón phân hữu cơ kết hợp với phân vô cơ làm
thúc đẩy cây chè sinh trưởng nhanh, tăng khả năng sản xuất và chất lượng
chè. Tỷ lệ bón kết hợp tốt nhất là 3N: 1P: 3K: 3 phân hữu cơ hoặc 2N: 2P:
2K: 3 phân hữu cơ. Hiệu quả của N, P, K và phân hữu cơ ở các giai đoạn sinh
trưởng khác nhau của cây chè là khác nhau. kaly là nguyên tố chủ yếu làm
tăng đường kính của cây chè con. Đạm giữ vai trò quan trọng nhất đến năng
suất của cây chè kinh doanh, sau đó đến kaly (ZHANG Wen jin, YANG Ru
xin, CHEN Chang song, ZHANG Ying gen năm 2000) [25].
Trong báo cáo tổng kết kết quả nghiên cứu thử nghiệm với phân kali và
Mg trên các loại hình chè khác nhau, thực hiện ở đa dạng các vùng chè khác

nhau của Trung Quốc đã xác định: Khi phân tích các mẫu đất điển hình lấy từ
đa dạng các vùng chè khác nhau cho thấy, hơn nửa số mẫu đất phân tích có
biểu hiện thiếu K và Mg; K và Mg không đáp ứng được so với yêu cầu của
cây chè trong điều kiện sản xuất hiện tại. Bón K và Mg làm tăng năng suất

14

đáng kể của một số sản phẩm chè chính: chè xanh, chè đen, chè Olong; hàm
lượng các chất axit amin tự do, polyphenols, cafein cũng như theaflavin và
thearubigin tăng đáng kể. Bón K, đặc tính chống chịu với điều kiện hạn và
dịch bệnh cũng được cải thiện. Các thử nghiệm đồng ruộng đã chỉ ra rằng,
bón phân KCl có hiệu quả tương tự như bón phân K
2
SO
4
. Xét toàn diện, các
kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: cân bằng dinh dưỡng, bao gồm cả K và Mg
là biện pháp quan trọng để cải thiện khả năng sản xuất chè ôlong. Khuyến cáo
chung cho việc áp dụng tỷ lệ bón K và Mg phải dựa trên kết quả đánh giá tình
trạng K và Mg trong đất (RUAN Jian-yun, WU Xun, 2003)[23].
Chất lượng của chè Olong liên quan chặt chẽ đến các yếu tố phân bón
nhất là phân bón hữu cơ, kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc bón phân
hữu cơ đến năng suất và chất lượng chè Olong cho thấy bón 10kg phân hữu
cơ (phân thỏ) + 20 g vi sinh vật/công thức xử lý có thể cải thiện được năng
suất chè Olong, ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh tế và các hợp chất hóa
học có ý nghĩa đối với sản phẩm chè Olong của búp (Tu Lian Jian, Li
Xiufeng, Zhan Quanning, Wu Zhongxing, Lin Xiaoduan, Wu Conghui, Sun
Zhonghuan, Chen Xuebo (2006) [22] .
Những nghiên cứu của Cuaxanop (1954) T.C. Mgaloblisvili (1966) đều
khẳng định bón phân lân trên nền N, K làm tăng hàm lượng catechin trong

búp chè, có lợi cho phẩm chất [18].
Theo số liệu của G.S. Goziaxivili (1949) bón K
2
O trên đất đỏ với liều
lượng 80 - 320kg/ha có thể làm tăng sản 28 - 55% so với đối chứng chỉ bón
N, P. Những nghiên cứu của A.D. Makharobitze (1948) cho thấy phẩm chất
nguyên liệu trong các công thức bón phân khác nhau được xếp theo thứ tự
sau: P, K, N và không bón. Những kết quả nghiên cứu của Liên Xô cũ, nếu
hàm lượng Kali trong lá dưới 0,5%, dấu hiệu thiếu Kali biểu hiện rõ rệt, trên
1% thì cây sinh trưởng bình thường. Hàm lượng K
2
O 15mg/100g đất là thiếu
Kali, nếu trên 15mg/100g đất cây sinh trưởng bình thường.



15

Bảng 1.3: Hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong chè (% chất tro)
STT Loại CaO MgO K
2
O P
2
O
5

1 Chè chế biến ở Xrilanca 7,8 7,2 31,7 13,5
2 Chè chế biến ở Trung Quốc 8,9 6,0 30,3 13,7
3
Chè chế biến ở Trakvi (Liên

Xô)
8,1 7,7 30,6 14,5
4 Lá chè tươi Gruzia (Liên Xô) 9,7 8,7 38,9 19,0
5 Lá chanh 63,0 5,7 15,0
6 Lá cam quýt 66,1 4,3 11,6
Bảng 1.4: Hàm lượng N trong chè nguyên liệu (% chất khô)
Dạng đạm
Nhóm chè
Tổng số Hòa tan
Protein N
x 6,25
Ấn Độ
Trung Quốc
Gruzia
4,42
4,52
5,08
1,82
1,55
2,66
27,6
28,25
35,50

Theo tài liệu của Trung Quốc nếu thu hoạch 7,5 tấn búp/ha, cần phải
cung cấp N: 37,5 kg, P
2
O
5
: 75kg và K

2
O: 112 - 150 kg. Ngoài ra cần chú ý
rằng, hàng năm trọng lượng cành lá đốn cũng xấp xỉ bằng trọng lượng búp và
lá non đã thu hoạch và theo Daraxeli thì lượng đạm bị rửa trôi thường bằng
1/3 tổng lượng đạm bón vào đất.
Từ những dẫn liệu trên đây, cho thấy rằng cây chè có những đặc điểm
dinh dưỡng khác với một số cây trồng khác, nhu cầu về dinh dưỡng khoáng
của cây chè rất lớn. Vì vậy, cần xét từng điều kiện cụ thể, từng mục đích sử
dụng nguyên liệu chế biến cho từng loại chè cụ thể (chè xanh, chè đen, chè
Olong ) để xây dựng chế độ bón phân hợp lý cho chè.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về phân bón
Năm 2006 Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc
đã nghiên cứu chế biến chè Olong từ các giống chè nhập nội và chọn lọc tại
Phú Hộ. Kết quả bước đầu cho thấy: trong các giống chè nhập nội như Kim

16

Tuyên, Thúy Ngọc, Keo am tích, PT95, Hùng đỉnh bạch, Phúc vân tiên, Long
vân 2000, chỉ có một số giống có hương thơm, chế biến được sản phẩm chè
Olong cho chất lượng cao (giống Kim Tuyên tốt nhất) (Đỗ Văn Ngọc và
Trịnh Văn Loan, 2006) [10].
Năm 2004, Đỗ Văn Chương [4] đã tiến hành nghiên cứu công nghệ sản
xuất chè O long từ một số giống chè nhập nội, bước đầu thu được một số kết
quả nhất định.
Giai đoạn 2005-2010, Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc
được Bộ Nông nghiệp và PTNT giao chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu
chọn tạo giống, xây dựng quy trình quản lý tổng hợp nhằm phát triển chè an
toàn phục vụ nội tiêu và xuất khẩu” . Đề tài đã thông qua được 2 giống chè
mới: Kim tuyên, Thúy ngọc (Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống mới
năm 2007). Trong đó: giống Kim tuyên, nguyên liệu dùng để chế biến chè

Olong áp dụng trong cả nước; giống Thuý ngọc, nguyên liệu được dùng để
chế biến chè Olong áp dụng chủ yếu cho vùng Lâm Đồng và xác định bón
phân theo quy trình bổ sung 500 kg đậu tương ngâm/ha cho sản phẩm chè
Olong có hương vị trội hơn và chất lượng tốt hơn công thức đối chứng (bón
theo quy trình).
Bón phân NPK tỷ lệ 3:1:1 (35N/ tấn sản phẩm), kết hợp bón Mg và
thay một phần đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ, có ảnh hưởng rất tốt đến năng
suất và chất lượng chè. Nghiên cứu một số giải pháp tạo nguồn hữu cơ cho
chè cho thấy: “dùng 100 P
2
O
5
+ 30N/ha cây cốt khí cho năng suất xanh cao nhất.
Dùng 20 tấn cành lá cây cốt khí bón cho chè sản xuất kinh doanh, so với bón 20
tấn phân chuồng cho năng suất tương đương (Đỗ Văn Ngọc, 2010) [11].
Khi nghiên cứu việc sử dụng kết hợp giữa phân bón và thuốc bảo vệ
thực vật cho thấy: Bón phân hữu cơ sinh học kết hợp với sử dụng phân bón lá,
thuốc bảo vệ thực vật sinh học và hệ thống tưới phun có tác dụng nâng cao
năng suất và chất lượng chè nguyên liệu. Với lượng bón cho 1 ha, 10-15 tấn

17

phân hữu cơ sinh học, 36 lít phân bón lá có thể giảm 40% đạm và 33% lân
supe làm tăng năng suất chè từ (19-34%). Bón phân hữu cơ sinh học không
những tăng năng suất và hiệu quả sản xuất chè mà còn góp phần nâng cao
chất lượng thương phẩm của chè. Lãi thuần của 1 ha sản xuất chè với mức đầu
tư như trên đạt được từ 10.483.000 - 14.640.000 đồng/ha/năm, so với đối chứng chỉ
thu lãi thuần là 5.267.000 đồng/ha/năm (Phạm Văn Chương và cs, 2007).
Kết quả nghiên cứu đã tìm ra tổ hợp phân bón: 300 kg N + 150 kg P
2

O
5

+ 150 kg K
2
O/ha/năm là công thức bón phân cân đối, hợp lý, vừa cho hiệu
quả kinh tế cao vừa tiết kiệm được phân bón, năng suất đạt 12,81 tấn chè búp
tươi/ha, lợi nhuận đạt trên 50 triệu đồng. Nhu cầu về đạm của cây chè trên
vùng đất nghiên cứu rất lớn, quyết định rõ rệt đến năng suất chè và tình trạng
thiếu đạm là một trong những yếu tố hạn chế của đất đỏ vàng trên đá sét ở
Thái Nguyên. Việc bón N, P, K và S trong thí nghiệm không ảnh hưởng đến
các chỉ tiêu về chất lượng chè (Phan Thanh Huyền và cs, 2011) [7].
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về thuốc bảo vệ thực vật
sinh học.
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước về thuốc bảo vệ thực vật sinh học
Hiện nay trên thế giới, chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh hại được
thương mại hóa nhiều hơn, chế phẩm sinh học được sản xuất nhiều nhất là chế
phẩm Bt. Drake và Smith (1963) đã sản xuất công nghiệp chế phẩm này ở Mỹ
với môi trường chứa 6-10% chất dinh dưỡng (môi trường gồm 6,8% bột mỳ,
0,64% sachroza, 1,94% casetin, 4,7% cao ngô, 0,6% nấm men và 0,6% đệm
photphat) dịch lên men cuối cùng đạt 14 x 10
9
bào tử/ml. Bonnefoi (1960) đã
dùng môi trường có 0,6 – 1,0% (axit amin), 1 – 2% đường, các khoáng vi
lượng calcium, Zn, Mg. Sản phẩm được làm khô và trộn với chất mang để tạo
chế phẩm bột.
Khi sản xuất chế phẩm sinh học cần phải lựa chọn môi trường thích
hợp cung cấp cacbon hữu cơ để tổng hợp năng lượng, cung cấp nito để tổng
hợp Protein, vitamin cùng một số muối khoáng và dinh dưỡng; mục đích là để
tạo ra lượng lớn bào tử nấm đối kháng. Ở Israen, người ta dùng cám lúa mì

×