Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

kinh nghiệm làm luận văn ở khối xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.28 KB, 2 trang )

Kinh nghiệm làm luận văn ở khối xã hội :)
Ngày tôi làm luận văn cách đây khá xa, khoảng mươi năm rồi. Tôi còn nhớ thời đó, tôi chọn
môn mình khá giỏi để làm luận văn tốt nghiệp, một môn thuộc Quản trị sản xuất.
Đó là do thời điểm tôi đi thực tập, tôi được làm việc trong một doanh nghiệp vừa và nhỏ, có
khoảng hơn trăm công nhân, và làm về sản xuất. Kinh nghiệm làm việc ở đó đã khiến tôi
đạt điểm khá tốt cho môn học. Tôi chọn môn này để làm chủ đề luận văn của mình.
Tôi không biết là trường đại học Kinh tế xếp vào loại nào? Khoa học tự nhiên hay khoa học
xã hội? Cũng chẳng rõ, nhưng làm luận văn là phải làm.
Môn tâm đắc tôi chọn là thế, mà cuối cùng, giáo viên hướng dẫn tôi là một người giảng dạy
trong khoa Marketing. Hồi đó, tôi nghĩ các thầy cô hẳn biết rõ điểm cơ bản của từng môn,
nên, khi hướng dẫn làm luận văn, chắc là không có một cái gì khác biệt giữa chuyên ngành
mình dạy và khía cạnh mà luận văn sinh viên đề cập. Nếu không, thì không lẽ làm luận văn
theo giáo viên hướng dẫn sao?
Tôi có một chút mở mắt sau này :).
Một là tôi có quen vài giảng viên trẻ bên trường Kinh tế TPHCM, tôi hỏi họ hướng dẫn sinh
viên làm luận văn mà khác chuyên môn của mình thì như thế nào? Họ bảo em chấm cái
sườn là chính
Hai là, bản thân bạn tôi, một cô nàng chuẩn bị bảo vệ vào thứ hai tuần sau, thì nàng làm
luận văn thế nào? nàng bảo em bị tẩu hoả nhập ma :D Bởi vì em làm về ISO mà 2 giáo viên
hướng dẫn em không hề biết rành về cái này, hậu quả là bài luận văn của em bây giờ ngay
cả em cũng không còn hiểu nổi
Với 2 cách nhìn trên, giảng viên họ chấm theo mục lục, hay mục đích của bài luận văn. Còn
sinh viên, phải bảo vệ chặt chẽ quan điểm nội dung trong phần trình bày, nếu không muốn
bị dở dở ương ương theo giáo viên hướng dẫn.
Thế thì, làm luận văn nên làm lúc nào và chủ đề nào thì thích hợp?
Trong một gợi ý của ông Eco, thì chủ đề của luận văn nên xuất hiện từ năm thứ 2 của đại
học. Và trong vài thứ có trong cuốn luận văn đó, mục lục là thứ có đầu tiên.
Bạn làm sao có được chủ đề luận văn từ năm thứ 2 đại học được? Nếu bạn có chủ đề luận
văn từ năm thứ 2 đại học, bạn có 3 năm để làm luận văn, còn nếu đến năm thứ 4 bạn có
chủ đề luận văn thì có 6 tháng để làm luận văn. Bạn chọn cái nào?
Mục lục vì sao là thứ quan trọng? vì nó nêu rất rõ quan điểm/lập trường của bạn trong bài


luận văn đó. Trong 3 năm, bạn có thể thay đổi một chút cái sườn, nhưng bạn sẽ vẫn giữ
nguyên ý định, và theo thời gian, cộng thêm chín muồi về suy nghĩ và hiểu biết, bạn sẽ làm
cho ý định ban đầu của mình chín hơn, sâu sắc hơn.
Nhưng, chủ đề bạn chọn nên cụ thể, rõ ràng.
Ví dụ: [vì ở đầu bài tôi đã gói gọn trong khối xã hội, nên tôi sẽ lấy ví dụ cụ thể các môn xã
hội]
Với chủ đề : Đề 1 Tham khảo văn học Việt nam đương đại từ sau năm 1945 đến nay
Và Đề 2: Tham khảo nền văn học Việt nam ở miền Nam giai đoạn từ năm 1945-1950.
Ta thử phân tích 2 đề tài này về mặt lợi hại như sau:
Tuyệt đối không nên chọn đề tài 1, mặc dù thoạt trông nó có vẻ rất dễ tìm tài liệu, nhưng do
nó quá rộng, thì sự phản biện của ban giám khảo càng nhiều. Vả lại, với sức học của một
sinh viên, mới có 2-3 năm nghiên cứu, làm sao bao quát hết một thời gian dài như vậy mà
không bỏ sót một vài tác giả?
Đề tài 2 là đề nên chọn. Nó cụ thể thời gian và không gian.
Một điều nữa, nếu bạn chắc chắn rằng, đề tài bạn chọn nó quá chuyên sâu [chuyện này bạn
phải chắc chắn đấy] thì nó phải vừa rõ ràng để chứng tỏ bạn có tính logic cao, có tham khảo
nhiều tài liệu uy tín, điều này chứng tỏ bạn nghiêm túc trong luận văn của mình. Và, bạn có
ưu điểm so với ban giám khảo là một lợi thế của bạn.
Việc đó không phải là một mánh lới, nhưng nếu ban giám khảo có một chuyên gia hàng đầu
về Marketing, thì bạn có dám nói về Marketing với người đó không? Bạn sẽ mất tự tin trước
khi cả bảo vệ chứ đừng nói chi đến việc bạn trình bày mạch lạc
Tóm lại, ngoài việc tìm kiếm 1 cái sườn luận văn như thế nào, thì chủ đề và mục lục là cái
quan trọng thứ hai trong một luận văn. Cái chủ đề đó nên có càng sớm càng tốt, và càng
chuyên biệt càng có lợi cho các bạn.
Chúc các bạn có một bài luận văn như ý.
quekhuong
Tài liệu tham khảo:
Umberto Eco (1985), Come si fa una tesi di laurea, Milano, Libri (bản dịch của Phạm Nữ Vân
Anh, nxb Bách Việt, 2010)

×