Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

phân tích bài thơ thuật hứng số 24 của nguyễn trãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.19 KB, 3 trang )

PHÂN TÍCH BÀI THƠ THUẬT HỨNG SỐ 24 CỦA NGUYỄN TRÃI
“Công danh đã được hợp về nhàn,
Lành dữ ân chi thế nghị khen
Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Đìa thanh phát cỏ ương sen
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then
Bui có một lòng trung lẫn hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”.
BÀI LÀM
Nguyễn Trãi (1380-1442) là ngôi sao Khuê lấp lánh trên bầu trời Đại việt trong thế kỷ 15.
“Quốc âm thi tập” và “Ức trai thi tập” là hai kiệt tác trong nền thơ ca Việt Nam. Riêng “Quốc
âm thi tập” – là một tập thơ viết bằng chữ Nôm ra đời sớm nhất mà ta còn giữ được gồm
254 bài – ó như ánh hào quang củ ngôi sao Khuê lấp lánh xuyên suốt hành trình thiên niên
kỷ củadân tộc.
“Quốc âm thi tập” nhìn chung không có tên bải riêng cho mỗi bài thơ. Nguyễn Trãi nhóm
thành nhiều chùm thơ: Ngôn chí, Mạn thuật, Trần tình, Thuật hứng, Tự thán, Tức sự, Bảo
kính cảnh giớ.v.v… Đây là bài thơ số 24 trong chùm thơ “Thuật hứng” 25 bài:
“Công danh đã được hợp về nhàn,
…………………………………
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”.
“Hợp” nghĩa là “nên”, là “đáng”; “âu chi” nghĩa là “lo chi” Nguyễn Trãi là cháu ngoại tướng
công Trần Nguyên Đán, đã từng đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ). Ông là mưu sĩ của Lê Lợi trong
10 nămkháng chiến chống giặc Minh “viết thư thảo hịch tài giỏi hơn hết mọi thời”, từng làm
chánh chủ khảo khoa thi Tiến sĩ đầu tiên của triều Lê. Ông là người anh hùng dân tộc văn võ
song toàn, đúng là “công danh đã được”. Về sau, ông bị bọn nịnh thần chèn ép. “Lưng khôn
uốn, lộc nên từ”, ông đã vứt bỏ mọi công danh, tự dăn lòng mình: “hợp về nhàn”, nên về
Côn Sơn ở ẩn, sống cuộc đời thanh nhàn chan hoà với tạo vật.
Câu thơ thứ hai nói lên thái độ, cách ứng xử của Nguyễn Trãi: chẳng quan lâm gì trước mọi
chuyện thị phi “lành dữ”, khen chê nữa. Mọi sự đánh giá sẽ do lịch sử, cần chi phải mệt lòng
trăn trở. Đó là thái độ đúng, là khí tiết của kẻ sĩ khi đã thoát vòng danh lợi, lui về suối rừng


ở ẩn. Trong bài thơ “Cuối xuân tức sự”, ông có viết:
“Suốt ngày nhàn nhã khép phòng văn,
Khách tục không ai bên mảng gần”.
Một giọng thơ đủng đỉnh, khoan thai phản ánh một cuộc đời ung dung, tự tại. Hai câu trong
phần “thực” nói lên nhịp điệu cuộc sống của Ức Trai khi đã “về nhàn”:
“Ao cạn vớt bèo cấy muống.
Đìa thanh phát cỏ ương sen.”
Mỗi câu thơ chỉ có 6 từ (lục ngôn). Cấu trúc câu thơ cân xứng cho thấy phép đối được vận
dụng thần tình. “Ao cạn” với “đìa thanh”, “vớt bèo cấy muống” với “phát cỏ ương sen” đối
nhau chặt chẽ làm hiện len một cuộc đời cần mẫn, thanh bạch đáng tự hào. Cuộc
sống chẳng có sơn hào hải vị, chỉ có “muống”, có “sen” rất bình dị mà thanh cao. Lúc ở triều
đình, chức trọng quyền cao, trước sau Nguyễn Trãi vẫn chỉ là một ông quan thanh liêm:
“Một tấm lòng son ngời cửa luyện
Mười năm thanh chức ngọc hồ băng”.
(Mạn hứng – 2)
Nhiều bài thơ Nguyễn Trãi nói về cuộc sống đạm bạc, giản dị của minh: “Đọc sách mười năm
mà kiết xác – Ăn tràu rau muống chẳng chiên ngồi” (Gửi bạn). Cuộc đời một ông quan, một
kẻ sĩ mà chẳng khác nào cuộc đời người dân quê: “Cơm ăn chẳng quản dưa muối – áo mặc
nài chi gấm thêu …” (Thuật hứng – 22).
Hai câu tiếp theo trong phần “luận”, ý thơ được mở rộng làm rõ thêm vẻ đẹp tâm hồn của
Ức Trai. Thi liệu mang đậm màu sắc ước lệ cổ điển đầy thi vị:
“Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then”.
Lấy “phong, nguyệt” làm bầu bạn, lấy “yên, hà” làm nguồn vui mấy ai trong thiên hạ có đời
sống tinh thần phong phú và thanh cao như Ức Trai? Phép đối và biện pháp tu từ thậm xưng
diễn tả chiều sâu một tâm hồn, cái cao sang của một nếp sống đẹp. Cả ba tháng mùa thu
với Ức Trai là một cái kho chứa đầy gió trăng đến tận nóc. Con thuyền của thi nhân suốt
đêm ngày chỉ chở khó ráng thế mà cũng làm oằn đi những chiếc thang thuyền. Phong
nguyệt, yên hà là những thứ chỉ có thể nhìn thấy, cảm thấy nhưng qua các hình ảnh: “kho
thu”, “thuyền chở” và các từ ngữ: “đầy”, “nặng” – tác giả đã “khối lượng hóa” các hiện tượng

thiên nhiên ấy một cách tài tình. Chữ dùng chính xác, chọn lọc và hình tượng. Chỉ một chữ
“đầy” trong thơ Ức trai mà ta liên tưởng đến bao câu thơ đẹp khác: “Gió, trăng chứa một
thuyền đầy - của kho vô hạn biết ngày nào vơi “Nguyễn Công Trứ; “Dạ bán quy lai nguyệt
mãn thuyền” (Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền) - Hồ Chí Minh, v.v…
Có thể nói, hai câu trong phân luận là hai câu thơ hay nhất, nó cho thấy một hồn thơ thanh
cao, một cuộc sống tinh thần giàu đẹp, ung dung, hồn nhiên, tự tại của ức Trai chan hòa với
thiên nhiên, tạo vật.
Hai câu kết là lời tự bạch: Nguyễn Trãi bộc lộ tấc lòng mình, tấm lòng mình:
“Bui có một lòng trung lẫn hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”.
“Bui” là tiếng cổ, nghĩa là “chỉ”; “bui có” là chỉ có. Một cách nói khiêm tốn mà khẳng định,
biểu lộ niềm tự hào về lòng trung hiếu của mình đối với nước, với vua và với cha mẹ. Trung
hiếu là đạo làm tôi, đạo làm con. Tấm lòng trung hiếu của Nguyễn Trãi vô cùng bền vững,
son sắt,thuỷ chung, dù có mài đi cũng chẳng khuyết, có nhuộm đi cũng chẳng đen. Câu thơ
lục ngôn khép lại bài thơ vang lên đĩnh đạc như một lời thề được khắc sâu bằng hai vế tiểu
đối:
“Mài chăng khuyết // nhuộm chăng đen”
Cuộc đời của Nguyễn Trãi đẹp đẽ, thuỷ chung, sáng ngời trung hiếu. Trong thơ văn của
[Nguyễn Trãi, hai tiếng “trung hiếu” và “ưu ái” (ưu quốc, ái dân: lo nước, yêu dân) như một
lời nguyền vang vọng cùng sông núi, trường tồn cùng năm tháng. Các thế hệ con cháu, mỗi
lần đọc lên biết bao xúc động tự hào:
“Bui có một niềm trung hiếu cũ,
Chẳng nằm thức dậy nẻo ba canh”.
(Bảo kính cảnh giới – 1)
“Bui một tấc lòng ưu ái cũ,
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”.
(Thuật hứng – 5)
Niềm trung hiếu, lòng ưu ái của Ức Trai vô cùng mãnh liệt như nước thuỷ triều cuồn cuộn
chảy suốt đêm ngày ngoài biển đông.
“Thuật hứng” có nghĩa là bày tỏ sự hứng thú riêng của mình. Học giả Đào Duy Anh trong

cuốn “Nguyễn Trãi toàn tập” cho biết chùm thơ “Thuật hứng” được viết ra trong thời kỳ Ức
Trai về sống ở Côn Sơn. Bài thơ “Thuật hứng – 24” này được viết theo thể thơ thất ngôn xen
lục ngôn bát cú; các câu 3, 4, 8 chỉ có 6 từ. Giọng thơ nhẹ nhàng, khoan thai. Giọng điệu
tâm tình, cởi mở. Các thi liệu: ao, bèo, muống, đĩa, cỏ, sen, kho, thu, phong, nguyệt,
thuyền, yên, hà - tạo nên cốt cách bài thơ vừa dân dã, mộc mạc vừa cổ điển thanh cao.
“Thuật hứng” đã thể hiện một cách đẹp đẽ sâu sắc những tư tưởng tình cảm cao đẹp của Ức
Trai như coi thường danh lợi, thích sống nhàn trong cuộc đời thanh bạch, lúc nào cũng giữ
trọng lòng trung hiếu son sắt,thuỷ chung. Đọc bài thơ, ta vô cùng kính yêu và cảm
phục Nguyễn Trãi - một nhân cách kẻ sĩ cao đẹp như vua Lê Thánh Tông đã ngợi ca: “Ức
Trai tâm thượng quang Khuê tảo”.

×