Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

phân tích tính chính luận mẫu mực của -tuyên ngôn độc lập-

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.58 KB, 4 trang )

Phân tích tính chính luận mẫu mực của "Tuyên ngôn độc lập"
Ngày 19 – 8 – 1945 chính quyền Hà Nội về tay nhân dân . Ngày 26 – 8 - 1945 Hồ Chí Minh
từ chiến khu trở về Hà Nội . Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang – Hà Nội Người đã soạn bản
Tuyên ngôn độc lập . Ngày 2 – 9 – 1945 tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội , Người thay
mặt chính phủ lâm thời của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trịnh trọng đọc bản Tuyên
ngôn độc lập trước đồng bào cả nước và thế giới . Bản Tuyên ngôn ra đời trong hoàn cảnh
đó .
Bản tuyên ngôn đánh dấu một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước . Tuyên bố chấm dứt
chế độ thực dân , đánh đổ chế độ quân chủ lập hiến, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa .
Tuyên ngôn độc lập còn đập tan những luận điệu xảo trá của bọn đế quốc Mĩ, Anh, Pháp về
việc khai hóa , bảo hộ để nhằm tái chiếm Đông Dương .
Tuyên ngôn độc lập vừa giải quyết được nhiệm vụ độc lập dân tộc,lại vừa giải quyết được
nhiệm vụ dân chủ cho nhân dân (“Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà
lập nên chế độ cộng hoà”), tức là bên cạnh chữ Độc lập lại có thêm chữ Tự do, mở ra một kỉ
nguyên mới cho đất nước : kỉ nguyên độc lập, tự do . Đó là tư tưởng lớn , chân lí của thời
đại mà sau này Bác đã đúc kết trong câu nói nổi tiếng : “Không có gì quí hơn Độc lập, Tự
do” .
Tuyên ngôn độc lập là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu tính mệnh đã hi sinh, và
là kết quả của bao nhiêu hi vọng . Tuyên ngôn là sự tiếp nối lời thơ sang sảng hào hùng của
Lí Thường Kiệt . Ta nghe trong Tuyên ngôn độc lập âm vang của hồi kèn xung trận , của
khúc ca khải hoàn trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi .
Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ,lí lẽ đanh
thép, lời lẽ hùng hồn đầy sức thuyết phục, đạt đến độ mẫu mực của văn chính luận .
Mở đầu bản tuyên ngôn , Hồ Chí Minh trích dẫn lời 2 bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của
Mĩ và Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791, khẳng định
quyền tự do bình đẳng và quyền mưu cầu hạnh phúc của mọi người trên thế giới.
Hồ Chí Minh trích dẫn lời hai bản tuyên ngôn nổi tiếng đó, một mặt thể hiện sự tôn trọng tư
tưởng cách mạng của nhân dân Mĩ và Pháp , mặt khác đề cao quyền tự do, bình đẳng,
quyền mưu cầu hạnh phúc của con người , coi đó là chân lí bất hủ của nhân loại, “như
những lẽ phải không ai có thể chối cãi được” . Bằng việc trích dẫn lời của hai bản tuyên


ngôn đó, Hồ Chí Minh đã lấy chính lời lẽ của cha ông chúng để đánh lại chúng, người ta gọi
đó là thế “lấy gậy ông đập lưng ông” . Lấy lời lẽ của tổ tiên người Mĩ, người Pháp để khẳng
định chân lí, khẳng định lẽ phải, khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc Việt Nam .
Việc trích dẫn lời hai bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp, Hồ Chí Minh tỏ ra hết sức kiên quyết
bởi đó không chỉ là một lời nhắc nhở mà còn là lời cảnh báo hai tên đế quốc thực dân sừng
sỏ hiếu chiến nhất thế giới, cũng là hai kẻ thù đang sẵn sàng xâm lược nước ta đừng phản
bội lại chính tổ tiên của mình, đừng làm vấy bẩn lên lá cờ tự do, bình đẳng và nhân đạo của
các cuộc cách mạng Pháp , Mĩ nếu nhất định xâm lược Việt Nam .
Mở đầu bản tuyên ngôn của Việt nam mà nhắc đến hai bản tuyên ngôn nổi tiếng trong lịch
sử nhân loại, Hồ Chí Minh tạo ra cuộc đối thoại ngầm với thế giới nhằm khẳng định tư cách
độc lập của nhân dân, của dân tộc Việt Nam ở thời đại mới . Đặt ba bản tuyên ngôn ngang
hàng nhau, ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau, Hồ Chí Minh một lần nữa gợi lại niềm tự
hào dân tộc, ta thấy thấp thoáng bóng dáng dân tộc trong tư thế hiên ngang thời Bình Ngô
đại cáo, hơn thế nữa, cuộc cách mạng của dân tộc Việt Nam còn là sự hợp nhất hai cuộc
cách mạng Pháp và Mĩ, bởi nó không chỉ đánh đổ chế độ phong kiến tồn tại hàng chục thế kỉ
mà còn đánh đổ ách xâm lược của chế độ thực dân, giành độc lập dân tộc .
Hồ Chí Minh không dừng lại ở quyền tự do, bình đẳng của cá nhân con người, bằng một từ
“suy rộng ra”, Người đã nâng quyền lợi của con người thành quyền lợi của dân tộc . Tất cả
các dân tộc đều có quyền tự quyết định lấy vận mệnh của mình . Đó là điểm tiến bộ, mới
mẻ trong tư duy lí luận Hồ Chí Minh.
Không chỉ nêu lên cơ sở pháp lí nhằm khẳng định quyền độc lập chính đáng của dân tộc Việt
Nam, bản tuyên ngôn còn xác minh bằng một cơ sở thực tiễn trần trụi những tội ác mà thực
dân Pháp gây ra trong gần tám mươi năm xâm lược Việt Nam . Thực dân Pháp đã làm trái
nguyên lí mà tổ tiên chúng đã nêu ra, nhưng chúng đã lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác
ái để hòng che giấu những hành động đó .
Thực dân Pháp khoe khoang công “khai hoá văn minh” ở Đông Dương, nhưng thực chất chỉ
là những trò bịp bợm . Bản tuyên ngôn đã lật tẩy bọ mặt xảo quyệt, tàn bạo đó bằng những
lí lẽ xác đáng và những sự thật lịch sử không thể chối cãi được .
Lí lẽ xác đáng : Hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái
đến cướp nước ta, áp bức đồng bào ta . Hành động đó của chúng trái hẳn với đạo lí và chính

nghĩa .
Sự thật lịch sử không thể chối cãi : bằng hình thức liệt kê, với hệ thống điệp từ điệp ngữ :
chúng thi hành,chúng ràng buộc, chúng thẳng tay, chúng cướp tạo nên những câu văn
trùng điệp , có kết cấu liên hoàn tạo nên mọt hệ thống luận điểm luận cứ , luận chứng khoa
học làm bằng chứng để những thước phim tài liệu về tội ác của thực dân Pháp càng thêm
nóng hổi , càng làm nổi bật sự bất bình đẳng về chính trị mà thực dân Pháp đã dựng lên ở
Việt Nam : Chúng thủ tiêu mọi quyền dân chủ, chia rẽ ba kì để dễ bề cai trị, tắm máu các
cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta, thi hành chính sách ngu dân, đầu độc nhân dân bằng rượu
cồn và thuốc phiện
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tuỷ, chèn ép tư sản dân tộc, đặt ra hàng
trăm thứ thuế và cuối cùng làm cho hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói .
Thực dân Pháp rêu rao công “bảo hộ” ở Đông Dương, song trong vòng năm năm chúng đã
bán nước ta hai lần cho Nhật .
Thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương là của người Pháp và Pháp có quyền trở lại . Bản
tuyên ngôn chỉ rõ : Dân tộc ta là thuộc địa của Nhật từ mùa thu năm 1940 . Chúng ta giành
lại độc lập từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp .
Với lối lập luận chặt chẽ, sắc sảo, Hồ Chí Minh khơi gợi lại những tội ác của thực dân Pháp
như những chứng tích lịch sử không thể phủ nhận, ta có thể liên tưởng đến những tội ác của
giặc Minh trong Bình Ngô đại cáo. Khơi gợi lại bề sâu những đau thương mà thực dân Pháp
gây ra, vạch trần những luận điệu xảo trá của chúng , bản tuyên ngôn tuyên bố thoát li và
xoá bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam .
Bản tuyên ngôn khẳng định dân tộc Việt Nam hoàn toàn xứng đáng được hưởng tự do độc
lập . Bởi dân tộc Việt Nam luôn đề cao chủ nghĩa nhân văn và một lòng yêu nước nồng nàn .
Nếu thực dân Pháp có tội phản bội Đồng minh , hai lần bán nước ta cho Nhật thì dân tộc
Việt Nam đại diện là Việt Minh đã đứng lên chống phát xít Nhật và cuối cùng giành được chủ
quyền .
Nếu thực dân Pháp đê hèn, tàn bạo và phản động, nhẫn tâm giết hại tù chính trị Việt Nam
khi rút chạy thì nhân dân Việt Nam vẫn một mực khoan hồng, độ lượng với kẻ thù đã thất
thế, vẫn sẵn sàng giúp đỡ người Pháp chạy qua biên thuỳ, bảo vệ tài sản và tính mạng của
họ . Đây là truyền thống nhân đạo bao đời nay của dân tộc Việt Nam .(Đem đại nghĩa để

thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạo)
Một dân tộc đã phải chịu biết bao đau khổ dưới ách thực dân tàn bạo trong suốt hơn tám
mươi năm, đã đứng hẳn về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, đã nêu cao tinh
thần nhân đạo chủ nghĩa, bác ái, đã đánh đổ chế độ thực dân, đập tan sự thống trị và nền
tảng tư tưởng phong kiến tồn tại mấy mươi thế kỉ , dân tộc đó phải được tự do và độc lập và
sự thật đã thành một nước tự do độc lập .
Lời tuyên bố độc lập ăm ắp niềm tự hào, nó không còn là quyền ,là tư cách cần có nữa mà
đã là hiện thực . Đó là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ và vì thế dân tộc Việt Nam nguyện
đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy .
Ý chí, khát vọng độc lập tự do được nói lên trong toàn bài, từ phần nêu cơ sở pháp lí ở đầu
bài cho đến phần chứng minh nguyên lí ấy, nhưng rõ nhất là trong phần tuyên ngôn ở cuối
bài, đặc biệt là ở đoạn : “Một dân tộc đã gan góc chóng ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay,
một dân tộc đã gan góc đứng về phe Động minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó
phải được tự do ! Dân tộc đó phải được độc lập !” và đoạn : “Nước Việt nam có quyền hưởng
tự do, độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập . Toàn thể dân tộc Việt Nam
quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc
lập ấy .”
Đây là lời của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Là con người yêu nước số một của dân tộc Việt Nam,
suốt đời đi “tìm hình cho Nước” (tức là đi tìm độc lập, tự do cho dân tộc), hơn ai hết, Bác
thấu hiểu khát vọng độc lập, tự do và tin tưởng sắt đá vào ý chí quyết tâm giữ vững nền độc
lập, tự do của nhân dân ta, vì vậy mà lời Bác chính là ý dân và ở đây, Người đã nói lên khát
vọng và ý chí ấy của nhân dân ta một cách hào hùng, mãnh liệt, đầy niềm tin. Và những
đoạn văn tâm huyết đó đã có tác dụng động viên, khích lệ mạnh mẽ đồng bào cả nước .
Qua bản Tuyên ngôn độc lập, người đọc cảm nhận được tấm lòng của Bác thể hiện qua từng
câu chữ, và nhất là trọng giọng văn vừa thiết tha, vừa hùng hồn, đanh thép : tấm lòng của
một con người yêu nước nồng nàn và tự hào dân tộc mãnh liệt, khát vọng độc lập, tự do với
ý chí quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. Tấm lòng của Bác đã làm nên chất văn
cho tác phẩm, khiến Tuyên ngôn độc lập không chỉ là một bài văn chính luận mẫu mực mà
còn là một áng văn xúc động lòng người

×