Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

tương tư của nguyễn bính phân tích bài thơ tương tư của nguyễn bính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.13 KB, 5 trang )

TƯƠNG TƯ CỦA NGUYỄN BÍNH
PHÂN TÍCH BÀI THƠ TƯƠNG TƯ CỦA NGUYỄN BÍNH
Về Nguyễn Bính
Nguyễn Bính tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính ( có thời kỳ lấy tên là Nguyễn Bính Thuyết ), gia đình
nhà nho nghèo, làng Thiện Vịnh, xã Đồng Đội ( nay là xã Cộng Hoà) huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định
NB mồ côi mẹ sớm. 10 tuổi đã phải theo anh lên Hà nội kiếm sống.13 tuổi làm thơ.19 tuổi được giải
thưởng cuả Tự Lực Văn Đoàn (1937). Năm 1943 NB vào nam bộ rồi ở lại tham gia kháng chiến chống
Pháp. 1954 tập kết ra Bắc, tham gia công tác văn nghệ báo chí ở Hà nội, Nam Định
NB được coi là “ thi sĩ cuả đồng quê “. Ông được Nhà Nước tặng giải thưởng HCM về VHNT 2000.
Tác phẩm chính : Tâm Hồn Tôi (1937) Lỡ Bước Sang Ngang (1940)
( SGK Văn11.tr.49 )

Tương Tư
Thôn Ðoài ngồi nhớ thôn Ðông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của trời,
Tương Tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.
Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi…
Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!
Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?
Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng,


Thôn Ðoài thì nhớ thôn Ðông,
Cau thôn Ðoài nhớ trầu không thôn nào.
( Hoàng Mai – 1939 . Trong Tập Lỡ Bước Sang Ngang .1940)
Ghi chú : Cau liên phòng là loại cau rất thấp và có quả quanh năm.
NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI THƠ
1.Bố cục
a.Bốn câu đầu : Nhân vật tôi thú nhận mình tương tư “Tương Tư là bệnh của tôi yêu nàng. “
b.Ba khổ giưã : Nhân vật tôi tự hỏi, tự lý giải tự bày tỏ về sự cách trở người yêu
Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
c.Bốn câu cuối : Dùng trầu cau ẩn dụ cho sự độc thoại nỗi nhớ
2.PHÂN TÍCH 4 CÂU ĐẦU
Thôn Ðoài ngồi nhớ thôn Ðông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của trời,
Tương Tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Bốn câu thơ lục bát chia làm hai cặp, được diễn đạt theo cách nói ví von cuả ca dao. Một người chín nhớ
10 mong một người cũng như thôn Đòai nhớ thôn Đông. Tôi mang bệnh tương tư, cũng như trời có bệnh
gió mưa. Nhân vật tôi trực tiếp thổ lộ và biện hộ cho “ bệnh tương tư “ cuả mình
Tại sao lại là bệnh tương tư, tại sao lại phải vin vào “bệnh nắng mưa cuả trời “ để biện hộ cho mình?
Trong xã hội cũ, và cả trong xã hội hiện đại, bệnh vì tình, bệnh tương tư đối với nam giới, là thứ bệnh khó
được chấp nhận, vì nó chứng tỏ sự “yếu đuối nữ tính“. Một “trang nam nhi“ phải xông pha nơi chiến
trường, coi cái chết nhẹ tưạ lông hồng:”gieo Thái Sơn nhẹ tưạ hồng mao“ (Chinh Phụ Ngâm ), phải có
chí chọc trời khuấy nước“, nếu có chết thì “chết nơi chiến trường da ngược bọc thây “(Mã Viện), sao lại
để cho tình yêu làm mềm yếu chí khí nam nhi. Nguyễn Bính (NB) cho rằng mưa gió là chuyện thường
hằng cuả trời, thì tương tư cũng là cái thường hằng cuả con người. Tương tư là nhớ mong,. Nhớ mong
nhiều lắm “Một người chín nhớ mười mong một người.”, như thôn Đoài nhớ thôn Đông. Chẳng có gì sai
trái, chẳng có gì là không đúng về đạo đức Nhớ mong là tình cảm cuả con người như mọi thứ tình cảm
khác, vì thế “tôi yêu nàng “ đến nỗi mang bệnh tương tư cũng là thường tình con người
Khổ thơ là sự xuất hiện trực tiếp cuả “ cái tôi “ tiểu tư sản. “ cái tôi” này sánh ngang với trời. “ cái tôi” tự

khẳng định mạnh mẽ trước ý thức hệ đạo đức phong kiến. Trong xã hội phong kiến không có sự tồn tại
cuả “ cái tôi”, vì thế cũng không có sự tồn tại cuả tình yêu cá nhân, tất cả chỉ có sự phục tùng. Tam tòng,
tứ đức , là những chuẩn mực cuả cá nhân trong cộng đồng
Gió mưa là bệnh của trời,
Tương Tư là bệnh của tôi yêu nàng.
“Cái tôi” đem mình sánh với trời, tức là Thiên Mệnh của Nho Giáo, đó là một thách thức, cũng là sự
khẳng định với Thiên mệnh. Tính yêu của tôi, bệnh tương tư của tôi có trời bảo chứng. Trời thế nào, tôi
thế ấy. Sự xuất hiện cuả một “cái tôi” như thế là hết sức mới mẻ trong văn học Lãng Mạn 30-45
"Cái tôi” thể hiện được những vẻ đẹp nhân văn cuả thời đại mới. Đó là vẻ đẹp cuả tình yêu. Nỗi nhớ
mong bao trùm không gian. Tôi khẳng định quyền được yêu, được nhớ và nói ra công khai cái quyền ấy.
( ngày nay, những điều như vậy trở thành quyền con người, như một chân lý hiển nhiên, tuy vậy không
phải không còn những cản trở)
Câu thơ NB vưà có cái dân dã ca dao, vừa có caí mới cuả thơ Lãng mạn. Đó là cách nói ví von, cách nói
ẩn dụ, sử dụng chất liệu ca dao, sử dụng cách thể hiện biểu cảm cuả ca dao, sử dụng thành ngữ cuả
ngôn ngữ dân gian: Thôn Ðoài ngồi nhớ thôn Ðông, /" Một người chín nhớ mười mong một người.” . Đọc
câu thơ, người đọc VN thấy quen thuộc lắm, như là tiếng nói mang hồn dân tộc. Thôn Đoài thôn Đông là
cách trở như phương đông phương tây Gió mưa cuả giời làm người khốn khó. Dù vậy, vẫn yêu, vẫn chín
nhớ mười mong. Câu thơ “ Một người chín nhớ mười mong một người.” là một câu phiếm chỉ, vưà là nỗi
nhớ cuả nhân vật Tôi, vưà là tâm trạng cuả mọi ngừơi đang yêu. Cái lãng mạn cũng chính là ở sự tỏ lộ
tình yêu. Với nhân vật tôi, tình yêu là tất cả. Tình yêu là chín nhớ mười mong, chẳng còn phần nào cuả
tâm hồn, cuộc sống dành cho những trách nhiệm xã hội. Khi yêu đúng là như vậy. NB khác với ca dao ở
chỗ tình yêu trong ca dao gắn với con người, quê hương và cuộc sống lao động , vì thế ca dao mang tình
tự dân tộc
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dằm tương
Nhớ người dãi nắng giầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
(Ca dao )
“Cái tôi” tiểu tư sản chỉ quy tụ về mình, biện giải cho mình, để bày tỏ một tình yêu cá nhân riêng tư. Điều
này đáp ứng những kiểu tình yêu cá nhân cuả thanh niên mới.

PHÂN TÍCH 3 KHỔ GIỮA
Sau khi khẳng định tình yêu, biện minh cho “bệnh tương tư ", nhân vật tôi tự độc thoại trong tâm tưởng
với mình và hờn trách người yêu, tỏ lộ nỗi nhớ mong
Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.
Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi…
Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!
Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?
Cớ sao người không sang? Cùng chung một làng, không cách trở đò giang, chỉ cách có một đầu đình,
nhưng sao người không sang ? (quả là một câu hỏi hơi lạ, vì lẽ ra chàng phải sang bên nàng, sao lại đòi
nàng phải tìm đến chàng) Thời gian cứ trôi, lá xanh đã thành lá vàng. Sự chờ mong đã mỏi mòn. Ngày
cũng như đêm. Tương tư thức mấy đêm rồi, hỏi ai có biết cho ai đang chín nhớ mười mong hay không ?
“ Bao giờ bến mới gặp đò? Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau? “ Câu hỏi như tan vào mênh mông,
bởi vì tình xa xôi quá! dù khỏang cách không gian “ có xa xôi mấy “. Nhân vật tôi cứ đằn vật, cứ tra hỏi,
cứ biện giải, rồi hoài mong và tự thương thân “Biết cho ai, hỏi ai người biết cho! “ Chẳng ai biết cho lòng
chàng. Vì thế dằn vặt là tự làm khổ mình. Biết vậy nhưng không sao hết dằn vật, bệnh tương tư làm con
người mất ăn mất ngủ, võ vàng là thế (Tương tư thức mấy đêm rồi, Lá xanh nhuộm đã thành cây lá
vàng. )
Chỉ có nhân vật tôi tự độc thoại với lòng mình. Nhân vật “ai- người yêu“ hoàn toàn không hiện diện trực
tiếp trong bài thơ. Nàng không có chân dung, không được tả trong bối cảnh cụ thể, cũng không có những
quan hệ, những kỷ niệm với Tôi. Vì thế nỗi nhớ mong cuả tôi là “bệnh tương tư“ của một tình yêu đơn
phương. Độc thoại là độc thoại cuả tôi với tôi, trong vô vọng xa xôi. Đó là tình yêu lãng mạn cuả người
tiểu tư sản

Tâm trạng ấy, tình yêu ấy tuy mới mẻ nhưng được diễn tả bằng ngôn ngữ ca dao, vì thế Tương Tư mang
màu sắc rất quen thuộc. Sự quen thuộc cuả màu sắc nghệ thuật Nguyễn Bính chưá đựng trong bối cảnh
làng quê, sinh hoạt làng quê, tâm tình dân quê: thôn làng, đò giang, cách một đầu đình (ca dao: Hôm qua
tát nước đầu đình ), cách xưng hô phiếm chỉ: ai - hỏi ai biết cho, dùng ẩn dụ bến-đò chỉ tình yêu. Giọng
thơ là điệu nói cuả ca dao: “Bảo rằng cách trở đò giang, Không sang là chẳng đường sang đã đành.” Câu
thơ là câu văn nói đời thường “Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?”. Vì thế thơ NB gần gũi như ca dao.
Nguyễn Bính cũng tiếp thu nghệ thuật tả nội tâm cuả câu thơ Kiều, dung ngoại cảnh để miêu tả tâm trạng
( Bốn bề bát ngát xa trông / cát vàng cồn nọ buị hồng dặm kia / bẽ bàng mây sớm đèn khuya)
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.
Cái mới, chất tài hoa tài tử cuả NB trộn lẫn trong chất ca dao:
Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?
“ hoa” là người con gái đẹp (Kiều: “Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng“) . Khuê các là nơi ở cuả người
con gái quý tộc. Hoa khuê các là ẩn dụ chỉ “ người yêu “ cuả nhân vật Tôi vưà đẹp vưà quý phái. Tôi tự
nhận “ bướm giang hồ “, là con bướm bay khắp sông hồ, kiểu tài hoa tài tử. Hoa-bướm là ẩn dụ cuả lưá
đôi trong tình yêu đẹp mê đắm . Hoa đẹp mà bướm cũng đẹp, bướm luôn say đắm bên hoa . cách diễn
đt cuả câu thơ là kiểu ngôn ngữ văn chương bác học, không còn là ngôn ngữ ca dao. Điều ấy bộc lộ cốt
cách thi nhân cuả NB. NB là nhà thơ tài hoa tài tử cuả nông thôn (khác với Nguyễn Khuyến là nhà thơ
hồn hậu, chân chất cuả nông thôn VN)
PHÂN TÍCH 4 CÂU CUỐI
Sau những dằn vặt khôn nguôi, nhân vật tôi dường như bình tâm hơn, nhận ra một sự thật
Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng,
Thôn Ðoài thì nhớ thôn Ðông,
Cau thôn Ðoài nhớ giầu không thôn nào.
Giầu cau lại được dùng làm ẩn dụ trong cách nói ví von cuả ca dao. Giầu cau là tình duyên. Tình thì có
đó, nhưng duyên ở đâu. Lẽ ra tình ấy , duyên ấy sẽ bén rễ, trầu cau sẽ kết liên lưá đôi. Thế nhưng, chỉ có
tình anh . Anh thôn Đoài nhớ người con gái thôn Đông. Tình duyên thôn đoài ( cau thôn Đoài ) nhớ nhớ
giầu thôn Đông không biết giờ này ở thôn nào. Thế nghiã là người chẳng hề nhớ đến Tôi, chẳng hề có

duyên nợ với tôi. Tôi bị bỏ lại sau lưng, vì giầu thôn Đông đã ở thôn nào khác, không biết đến cau thôn
Đoài đang nhớ mình. Nhân vật “ em “ một lần nưã lại là người vô tâm, vô tình và dường như xa lạ với tôi,
Em không dành cho anh chút hy vọng nào.
Ở phần trên, nhân vật Tôi chỉ thổ lộ một tình yêu lãng mạn, một tình yêu đơn phương, nhưng ở khổ cuối
lại bộc lộ một khát vọng tình yêu lưá đôi. Trần cau được dùng trong hôn nhân, ước vọng gắn kết trần cau
là ước vọng gắn kết lứa đôi. Điều kiện vật chất thì dư đủ. Điệp từ có nhấn mạnh đến khả năng vật chất
đủ cho sự tác thành lưá đôi, cả hai môn đăng hộ đối.
Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng,
Hoàn cảnh cũng thuận lợi :” Hai thôn chung lại một làng “ gần gũi lắm, hiểu biết nhau rõ lắm, tình thân đã
sâu đậm lắm. Vậy mà tình yêu không theo quy luật vật chất, quy luật xã hội. Lẽ ra “Thôn Đoài thì nhớ
thôn Đông” và thì cau thôn đoài phải nhớ giầu thôn đông, hay nói cụ thể, e phải thuộc về anh, a sẽ lấy
được em, vậy mà cau thôn Đoài lại nhớ giầu không đã ở thôn nào. Thành ra tình yêu chỉ còn là khát
vọng, dường như vô vọng.
Đoạn thơ vẫn đặc sắc ở cách dùng chất liệu dân gian, cách nói ví von dân gian, giàn giầu, hàng cau để
chỉ tình duyên, cau là anh và giầu là em. Giầu cau là khát vọng tình duyên cuả anh, giầu cau cũng là “
bệnh tương tư “ cuả anh. Đó là một tình yêu chân thành, tha thiết và cách trở như tình duyên trong ca
dao. Tuy là tình yêu cá nhân cuả người tiểu tư sản, nhưng vẫn thắm đượm những tình tự dân tộc, vì thế
Tương Tư có sức lay động lòng người. Khác với nhà thơ lãng mạn khác, tỉnh yêu thường gắn với nhục
thể, với cảm xúc giác quan hưởng thụ của cái Tôi
Hãy sát đôi đầu! hãy kề đôi ngực!
Hãy trộn nhau đôi mái tóc vắn dài!
Những cánh tay hãy quấn riết đôi vai!
Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt!
Hãy khắng khít những cặp mội gắn chặt
Cho anh nghe đôi hàm ngọc của rtăng :
Trong say sưa anh sẽ bảo em rằng :
“Gần thêm nữa ! Thế vẫn còn xa lắm “
(Xuân Diệu – Xa Cách)
Nguyễn Bính đã đóng góp cho thơ ca Lãng mạn một tiếng nói riêng, một phong cách tài hoa, một khuynh

hướng đặc sắc, khuynh hướng kết hợp thi pháp ca dao, chất dân dã với chủ nghiã lãng mạn. Phải là
người gần gũi với làng quê, thấm đượm ngôn ngữ, tâm tình làng quê mới có thể sáng tạo nên những bài
thơ chưá đựng được cái đẹp cuả hồn dân tộc.

×