Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Thiết kế công cụ đánh giá sự thực hiện kỹ năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.48 KB, 9 trang )

27-07-2013
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
Bài học: 01
Giáo viên giảng dạy: Nguyễn Văn Hạnh
Hưng Yên, ngày 12 tháng 11 năm 2012
Thiết kế công cụ đánh giá sự
thực hiện kỹ năng
Các bước soạn công cụ đánh giá kỹ năng
• Bước 1: Xác định tình huống, vấn đề cần đánh giá
• Bước 2: Xác định công việc hay kỹ năng cần đánh giá
• Bước 3: Liệt kê các vật liệu, công cụ và thiết bị cần cho kiểm
tra đánh giá
• Bước 4: Thiết lập các tiêu chuẩn về sự thực hiện kỹ năng đó
• Bước 5: chiến lược đánh giá
• Bước 6: Soạn thảo công cụ đánh giá
27-07-2013
2
Bước 1: Xác định tình huống hay vấn đề
cần đánh giá
• Tình huống hay vấn đề cần đánh giá có thể được xác
định là: “bạn đang bán vải tại một cửa hàng, có người
khách hỏi mua 1m vải nhung”.
Bước 2: Xác định công việc hay kĩ năng cần
đánh giá
• Phát biểu rõ ràng tên kĩ năng cần đánh giá.
• Cắt 1m vải nhung cho khách hàng.
27-07-2013
3
Bước 3: Liệt kê vật liệu, công cụ, thiết bị


• Súc vải nhung
• Kéo, thước đo, phấn vẽ
• Bề mặt quầy hàng rộng ít nhất 1,5 đến 2 m2
Bước 4: Thiết lập tiêu chuẩn về sự thực hiện
• Tiêu chuẩn là một phần kết quả của mục tiêu kĩ năng lấy
từ sản xuất, tài liệu kĩ thuật hay do giáo viên đặt ra.
• Ví dụ: Miếng vải nhung được cắt có kích thước đúng,
đường cắt thẳng và mịn.
• Tiêu chuẩn này sẽ được phân thành các tiêu chuẩn nhỏ
hơn: các tiêu chuẩn thành phần của quá trình và các
tiêu chuẩn thành phần của sản phẩm.
27-07-2013
4
Bước 4: Thiết lập tiêu chuẩn về sự thực hiện
Bước 5: Quyết định về chiến lược đánh giá
• Đánh giá theo các khía cạnh phụ thuộc vào mục tiêu
học tập.
• Khía cạnh đánh giá: quy trình, sản phẩm, thời gian, thái
độ (an toàn) có liên quan đế kĩ năng hoặc tất cả.
27-07-2013
5
Bước 5: Quyết định về chiến lược đánh giá
• Sản phẩm là : Vật thể được tạo ra sau, hoặc dịch vụ
được cung cấp sau khi thực hiện một công việc.
• Sử dụng công cụ đánh giá sản phẩm khi:
– Kết quả là quan trọng hơn quy trình
– Có nhiều hơn một quy trình để hoàn thành sản phẩm
– Qui trình khó quan sát được (tráng phim trong phòng tối)
Bước 5: Quyết định về chiến lược đánh giá
• Quy trình là : Hàng loạt các bước được thực hiện trong

sự nối tiếp hợp lý để hoàn thành một kĩ năng.
• Sử dụng đánh giá quy trình khi:
– Bạn muốn chắc chắn rằng học sinh của bạn có thể sử dụng
dụng cụ hoặc thiết bị một cách hợp lý.
– Thời gian để thực hiện một kỹ năng là quan trọng.
– Có những nguy hiểm về sức khỏe và an toàn trong quy trình
thực hiện.
– Những vật liệu đắt tiền có thể phải bỏ đi, nếu quy trình thực
hiện không thích hợp.
27-07-2013
6
Bước 5: Quyết định về chiến lược đánh giá
• Nên đánh giá an toàn và thời gian thực hiện như một bộ
phận của đánh giá quy trình và sản phẩm.
• Trong ví dụ: cần đánh giá cả quá trình cắt, sản phẩm
cắt, an toàn khi sử dụng kéo và thời gian hoàn thành
công việc.
Bước 6: Soạn thảo công cụ đánh giá
• Soạn thảo “danh mục kiểm tra” các bước thực hiện công
việc. Các đề mục lấy từ mục tiêu thành phần.
– Đúng trình tự thực hiện;
– Có khả năng trả lời thực tế (Có/không) thực hiện;
– Danh mục kiểm tra không được quá ngắn (2 hoặc 3 bước) cũng
không quá dài (trên một trang);
– Có cột để ghi có/không ở mỗi bước;
– Một số trường hợp có thể sử dụng thang đo nhiều mức độ tương ứng
với mỗi bước.
– Có thêm cột N/A nghĩa là bước đó không thể áp dụng hay không thể
thực hiện trong tình huống đó.
27-07-2013

7
Bước 6: Soạn thảo công cụ đánh giá
• Với loại thang đánh giá nhiều mức độ được sử dụng thích
hợp khi:
– Việc đo lường mức độ của một thuộc tính nào đó được thể
hiện hay tần số xuất hiện của hành vi nào đó là quan trọng.
– Việc đánh giá chất lượng ở mức tương đối của sự thực hiện
kỹ năng hoặc sản phẩm.
– Có độ sai lệch hoặc dung sai lớn trong thực hiện kĩ năng.
Thang đo giá trị có tác dụng khi kĩ năng có phạm vi sai số cho
phép (sai số là mức độ mà tới đó người học có thể chệch
hướng khỏi chuẩn mà vẫn còn thành công).
Bước 6: Soạn thảo công cụ đánh giá
• Thông thường sử dụng thang đo với 5 mức độ:
– Điểm 5: xuất sắc (đạt được tất cả các tiêu chuẩn)
– Điểm 4: Tốt (đạt được hầu hết các tiêu chuẩn)
– Điểm 3: Đạt (đạt được một số tiêu chuẩn chính)
– Điểm 2: Kém (đạt được một số ít tiêu chuẩn)
– Điểm 1: Rất kém (không đạt tiêu chuẩn)
27-07-2013
8
Bước 6: Soạn thảo công cụ đánh giá
• Các loại thang đo giá trị:
Bước 6: Soạn thảo công cụ đánh giá
• Các loại thang đo giá trị:
27-07-2013
9
Bước 6: Soạn thảo công cụ đánh giá
• Trong ví dụ:
Bước 6: Soạn thảo công cụ đánh giá

• Trong ví dụ:

×