Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

nghệ thuật động viên – thuyết phục của nhật hoàng akihito sau thảm họa động đất, sóng thần ngày 11-3-2011 tại nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.48 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………… 2
Lí do chọn đề tài …………………………………………………………………… 2
Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………… 2
Phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………………… 2
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT ĐỘNG VIÊN – THUYẾT PHỤC
CỦA NHẬT HOÀNG AKIHITO SAU THẢM HỌA ĐỘNG ĐẤT VÀ SÓNG THẦN
NGÀY 11/3/2011 TẠI NHẬT BẢN……………………………………………………… 3
1.1. Các khái niệm ……………………………………………………………………… 3
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng ……………………………………………………………… 3
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ NGHỆ THUẬT ĐỘNG VIÊN –
THUYẾT PHỤC CỦA NHẬT HOÀNG SAU THẢM HỌA ĐỘNG ĐẤT VÀ SÓNG
THẦN NGÀY 11/3/2011 TẠI NHẬT BẢN …………………………………………… 7
2.1. Thực trạng về nghệ thuật động viên – thuyết phục của Nhật hoàng Akihito sau thảm
họa động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 tại Nhật Bản ………………………………… 7
2.2. Phân tích thực trạng về nghệ thuật động viên – thuyết phục của Nhật hoàng Akihito sau
thảm họa động đất sóng thần ngày 11/3/2011 tại Nhật Bản …………… 10
2.3. Đánh giá thực trạng về nghệ thuật động viên – thuyết phục của Nhật hoàng Akihito sau
thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 tại Nhật Bản ………………………. 13
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHỆ THUẬT ĐỘNG VIÊN – THUYẾT
PHỤC CỦA NHẬT HOÀNG AKIHITO SAU THẢM HỌA ĐỘNG ĐẤT VÀ SÓNG
THẦN NGÀY 11/3/2011 TẠI NHẬT BẢN………………………………………………15
3.1 Mục đích của giải pháp hoàn thiện nghệ thuật động viên – thuyết phục của Nhật hoàng
Akihito sau thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 tại Nhật Bản
……………………………………………………………………………………………….15
3.2 Giải pháp hoàn thiện nghệ thuật động viên – thuyết phục của Nhật hoàng Akihito sau
thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 tại Nhật Bản …………………………….15
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………… 18
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài


Sochiro Honda đã từng nói: “Nhân viên luôn là tài sản quý giá nhất của công ty”. Qua
nhận định trên, vị chủ tịch tập đoàn Honda ngụ ý rằng, nếu có một đội ngũ nhân viên tốt và
hết mình vì công việc, công ty sẽ như “hổ mọc thêm cánh”. Nhưng làm thế nào để nhân viên
xem công ty như gia đình của mình, xem việc thực hiện kế hoạch của công ty như trách nhiệm
của chính mình và hết lòng vì trách nhiệm đó? Câu trả lời là với cương vị lãnh đạo, chúng ta
cần biết cách sử dụng nghệ thuật động viên – thuyết phục nhân viên sao cho hiệu quả nhất. Để
thực hiện được điều này, đòi hỏi người lãnh đạo phải biết làm cho nhân viên tin tưởng, quyết
tâm thực hiện chủ trương đề ra. Sự nhất trí, đồng lòng không phải tự nhiên mà có nếu người
lãnh đạo không biết sử dụng “nghệ thuật động viên – thuyết phục”. Nghệ thuật này đã có từ
rất lâu đời và theo năm tháng phát triển, nó đã được áp dụng trên rất nhiều lĩnh vực từ quân
sự, chính trị đến kinh tế, giáo dục…
Ngày 11/3/2011 cả thế giới đã vô cùng kinh hoàng và đau xót trước thảm họa động đất
và sóng thần tại Nhật Bản. Thảm họa này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Nhật Bản,
cướp đi hơn 16.000 sinh mạng. Thế nhưng cả thế giới vẫn còn khâm phục hơn sự đoàn kết,
tinh thần vượt lên khó khăn của người Nhật sau thảm họa. Đã gần 8 tháng kể từ sau thảm họa
ấy, Nhật Bản đã trở mình, vươn dậy và đang từng bước khắc phục những hậu quả. Để có được
những kết quả trên, không thể không nhắc đến nghệ thuật lãnh đạo, động viên – thuyết phục
của những người đứng đầu đất nước “Mặt Trời mọc”.
Do đó nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “Nghệ thuật động viên – thuyết phục
của Nhật hoàng Akihito sau thảm họa động đất, sóng thần ngày 11/3/2011 tại Nhật Bản” để
hiểu rõ hơn về nghệ thuật động viên – thuyết phục cũng như ứng dụng của nó.
2. Đối tượng nghiên cứu
Nghệ thuật động viên – thuyết phục của Nhật hoàng Akihito.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nghệ thuật động viên – thuyết phục của Nhật hoàng Akihito sau thảm họa động đất và
sóng thần ngày 11/3/2011 tại Nhật Bản.
2
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT ĐỘNG VIÊN – THUYẾT PHỤC
CỦA NHẬT HOÀNG AKIHITO SAU THẢM HỌA ĐỘNG ĐẤT VÀ SÓNG THẦN
NGÀY 11/3/2011 TẠI NHẬT BẢN

1.1. Các khái niệm
1.1.1. Lãnh đạo
Lãnh đạo là một nghệ thuật hay quá trình tác động đến con người sao cho họ tự nguyện
và nhiệt tình phấn đấu để đạt được mục tiêu của tổ chức.
1.1.2. Động lực
Động lực là những yếu tố thúc đẩy con người đi đến quá trình hành động để thực hiện
mục đích.
1.1.3. Động cơ
Động cơ là sự sẵn lòng thể hiện ở mức độ cao của những nỗ lực để hướng tới các mục
tiêu của tổ chức trên cơ sở thỏa mãn các nhu cầu cá nhân về vật chất tinh thần.
1.1.4. Nhu cầu
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng
của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con
người hoạt động.
1.1.5. Thỏa mãn
Thỏa mãn là sự toại nguyện khi những điều mong muốn được đáp ứng.
1.1.6. Động viên
Động viên là tiến trình thuộc về tâm lý nhằm đưa đến những chỉ dẫn và mục đích hành
vi, để đạt được những nhu cầu chưa thỏa mãn.
1.1.7. Thuyết phục
Thuyết phục là làm cho người khác có những hành động theo ý định của mình.
1.1.8. Kĩ năng động viên – thuyết phục trong lãnh đạo
Là một kĩ năng trong nghệ thuật lãnh đạo, là một cách thức để nhà lãnh đạo tạo ảnh
hưởng tích cực đến suy nghĩ người khác, tạo nên động lực, thôi thúc họ tự giác, hăng say hoàn
thành công việc, từ đó họ có những hành động theo ý định của mình.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng
3
1.2.1. Thuyết nhu cầu của Maslow
- Theo Maslow, con người làm việc để thỏa mãn những nhu cầu của chính họ. Nhu cầu
tự nhiên của con người được chia thành các bậc thang khác nhau từ thấp đến cao, phản ánh

các mức độ nhu cầu của con người. Đó là các nhu cầu về sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã
hội, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự thể hiện bản thân và các nhu cầu này cần được thỏa
mãn từ thấp đến cao, tức cần thỏa mãn những nhu cầu ở đáy tháp rồi mới thỏa mãn những nhu
cầu ở tầng trên.
- Nhu cầu của con người thay đổi qua thời gian. Khi chưa thỏa mãn những nhu cầu cơ
bản, người ta ít quan tâm hơn đến các nhu cầu phát triển. Muốn động viên – thuyết phục con
người làm việc, người lãnh đạo phải hiểu rõ nhu cầu đang cần thỏa mãn của người lao động
và tạo điều kiện cho họ thỏa mãn những nhu cầu đó.
- Dựa trên nền tảng của lý thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow, Clayton Alderfer đã tiến
hành sắp xếp và phát triển một học thuyết mới. Theo đó, nhu cầu bao gồm ba loại: nhu cầu tồn
tại, nhu cầu quan hệ và nhu cầu phát triển. Đặc điểm quan trọng nhất của học thuyết Clayton
so với Maslow là con người cùng một lúc theo đuổi nhiều nhu cầu khác nhau. Trình tự thỏa
mãn nhu cầu không nhất thiết phải đi từ thấp đến cao. Ngoài ra, khi một nhu cầu bị cản trở,
con người có xu hướng dồn nỗ lực sang việc thỏa mãn các nhu cầu khác.
1.2.2. Thuyết Herzberg
Herzberg phân loại những yếu tố về môi trường thành hai nhóm yếu tố:
- Những yếu tố về môi trường có khả năng làm giảm động cơ làm việc nếu như không
được thỏa mãn, nhưng ngược lại, trong trường hợp được thỏa mãn thì động cơ cũng không
tăng lên nhiều. Ví dụ: chế độ chính sách của tổ chức đó, sự giám sát trong công việc không
thích hợp, tiền lương, quan hệ nơi làm việc….
- Những yếu tố về môi trường có khả năng làm tăng động cơ làm việc nếu như được
thỏa mãn, nhưng ngược lại, nếu như không được thỏa mãn thì động cơ làm việc cũng không
giảm đi nhiều. Ví dụ: đạt kết quả mong muốn, sự thừa nhận của tổ chức, lãnh đạo, trách
nhiệm, sự tiến bộ, thăng tiến trong nghề nghiệp…
1.2.3. Thuyết X, Y, Z
1.2.3.1. Thuyết X
4
Học thuyết X đưa ra những giả thiết có hướng tiêu cực về con người và khái quát ba
quan điểm sau:
- Nhà quản trị phải chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt

được những mục tiêu về kinh tế trên cơ sở các yếu tố như: tiền, vật tư, thiết bị, con người…
- Đối với nhân viên, cần chỉ huy họ, kiểm tra điều chỉnh hành vi của họ để đáp ứng nhu
cầu của tổ chức.
- Dùng biện pháp thuyết phục, khen thưởng, trừng phạt để tránh những biểu hiện chống
đối của của người lao động đối với tổ chức.
1.2.3.2. Thuyết Y
Học thuyết Y đưa ra những giả thiết tích cực hơn về bản chất con người và đưa ra
phương thức quản trị nhân lực như:
- Thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu của tổ chức và mục tiêu cá nhân.
- Các biện pháp quản trị áp dụng đối với người lao động phải có tác dụng mang lại “thu
hoạch nội tại”.
- Áp dụng những phương thức hấp dẫn để có được sự hứa hẹn chắc chắn của các thành
viên trong tổ chức.
- Khuyến khích tập thể nhân viên tự điều khiển việc thực hiện các mục tiêu của họ, làm
cho nhân viên tự đánh giá thành tích của họ.
- Nhà quản trị và nhân viên phải có ảnh hưởng lẫn nhau.
1.2.3.3. Thuyết Z
Học thuyết Z còn có một tên khác đó là “Quản lý kiểu Nhật” vì học thuyết này là kết
quả của việc nghiên cứu phương thức quản lý trong các doanh nghiệp Nhật Bản. Thuyết Z chú
trọng vào việc gia tăng sự trung thành của người lao động với công ty bằng cách tạo sự an
tâm, mãn nguyện; tôn trọng người lao động cả trong và ngoài công việc. Cốt lõi của thuyết
này là làm thỏa mãn và gia tăng giá trị tinh thần của người lao động để từ đó họ đạt được năng
suất chất lượng trong công việc.
 Cơ sở lý luận cho đề tài
Thảm họa động đất và sóng thần kinh hoàng chưa từng có vào ngày 11/3/2011 gây ra
tổn thất tại Nhật Bản với hàng ngàn người thiệt mạng, mất tích và bị thương, hàng nghìn ngôi
nhà bị phá hủy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân và sự phát triển của đất
5
nước. Đã gần 8 tháng trôi qua, đất nước “Mặt Trời mọc” vẫn không ngừng nỗ lực khắc phục,
tái thiết sau thảm họa, trước hết đó là giải quyết nhu cầu nhà ở, thức ăn, việc làm cho người

dân nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản về sinh lý, nhu cầu an toàn của họ. Vào ngày
16/3/2011, Nhật hoàng Akihito đã kêu gọi người dân Nhật Bản “nắm tay nhau, đối xử với
nhau trong tình thương” để cùng vượt qua thời điểm khó khăn này. “Đừng từ bỏ hi vọng”,
Nhật hoàng Akihito hiệu triệu trong thông điệp gửi toàn thể thần dân xứ sở Mặt trời mọc.
Trong trường hợp này thì nhu cầu về sinh lý, an toàn của người dân là trên hết. Dựa
vào học thuyết Maslow ta có thể lý giải rằng các nhu cầu cần được thỏa mãn từ thấp đến cao,
tức cần thỏa mãn những nhu cầu cơ bản như sinh lý, an toàn đến các nhu cầu xã hội, nhu cầu
cần được tôn trọng và nhu cầu thể hiện bản thân. Chính vì thế nhóm chúng tôi chọn học thuyết
Maslow làm cơ sở lý luận cho đề tài “Nghệ thuật động viên – thuyết phục của Nhật hoàng
Akihito sau thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 tại Nhật Bản”.
6
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ NGHỆ THUẬT ĐỘNG VIÊN –
THUYẾT PHỤC CỦA NHẬT HOÀNG SAU THẢM HỌA ĐỘNG ĐẤT VÀ SÓNG
THẦN NGÀY 11/3/2011 TẠI NHẬT BẢN
2.1. Thực trạng về nghệ thuật động viên – thuyết phục của Nhật hoàng Akihito sau
thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 tại Nhật Bản
2.1.1. Tóm tắt thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 tại Nhật Bản
2.1.1.1. Diễn biến
Ngày 11/3/2011, vào lúc 14h46’ (giờ địa phương), trận động đất kinh hoàng mạnh 8,9
độ richter đã làm nên những rung chuyển mạnh nhất trong lịch sử các trận động đất của Nhật
Bản. Trận động đất đã gây ra sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản và
hơn 20 quốc gia khác, bao gồm cả bờ biển phía Tây của châu Mỹ. Chỉ sau đó vài phút, sóng
thần cao đến 38,9m đã đánh vào bờ biển Nhật Bản và tiến sâu vào bờ đến tận 10km ở một số
nơi.
2.1.1.2. Hậu quả
Đại thảm họa kép đã tàn phá nghiêm trọng nước Nhật chỉ trong phút chốc:
- Hơn 16000 người thiệt mạng, 6000 người bị thương và 4000 người khác mất tích theo
thống kê vào cuối tháng 5/2011. Đồng thời cũng có hơn 5 triệu hộ gia đình sống trong cảnh
thiếu điện, nước.
- Tổng thiệt hại được Chính phủ Nhật Bản ước tính lên đến gần 310 tỉ USD. Chỉ số

Nikke của Nhật Bản đã trượt 5% giao dịch kì hạn sau phiên giao dịch thị trường. Và nhằm ổn
định nền kinh tế tài chính lớn ba thế giới, Ngân hàng nước này đã tiếp thêm 15 tỉ yên vào thị
trường tiền tệ.
- Bên cạnh sự bốc cháy của các nhà máy lọc dầu tại Chiba và Sendai cũng như nhà máy
điện Onagawa và Tokai, hàng loạt vụ nổ tại các nhà máy hạt nhân Fukushima cũng đã đe dọa
đến vấn đề an toàn năng lượng và tính mạng. Nhiều người dân Tokyo bắt đầu hoảng hốt rời
khỏi thành phố sau khi nghe được thông tin về việc bụi phóng xạ có thể bay khắp Nhật Bản,
bất chấp tuyên bố của chính quyền Tokyo rằng nồng độ phóng xạ hiện chưa tới mức nguy
hiểm cho sức khỏe con người.
7
2.1.2. Hành động động viên – thuyết phục của Nhật hoàng Akihito sau thảm họa động đất
và sóng thần ngày 11/3/2011 tại Nhật Bản
2.1.2.1. Tiểu sử của Nhật hoàng Akihito
Akihito (phiên âm Hán Việt là Minh Nhân, sinh ngày 23/12/1933 tại Tokyo) là đương
kim Thiên hoàng, cũng là vị Thiên hoàng thứ 125 theo Danh sách Thiên hoàng truyền thống,
lên ngôi từ năm 1989. Sau khi lên ngôi, ông đã đóng góp không ít vào việc xây dựng các mối
quan hệ của Nhật Bản và các nước châu Á, Ireland, Triều Tiên, Mỹ… Ông đang là vị vua
đang tại vị lâu thứ 21 trên thế giới.
2.1.2.2. Hành động động viên – thuyết phục của Nhật hoàng Akihito sau thảm họa động đất
và sóng thần ngày 11/3/2011 tại Nhật Bản
Trong khi tuyết rơi dày phủ trắng các vùng hứng chịu sóng thần kèm theo cái giá lạnh
đến thấu xương, lúc 7h30’ sáng ngày 16/3/2011, kênh truyền hình chính của Nhật Bản ngừng
mọi chương trình để phát sóng bài diễn văn hiếm hoi của Nhật hoàng Akihito. Ông thúc giục
người dân “đừng đánh mất hy vọng và nói rằng trái tim của cộng đồng quốc tế đang sát cánh
bên những người dân nước này”. Ông cho biết ông đang cầu nguyện cho người dân sau thảm
họa động đất sóng thần và bày tỏ lo ngại trước cuộc khủng hoảng hạt nhân đang leo thang.
Trong bài phát biểu hiếm có trên truyền hình cả nước, người được nhân dân xứ sở hoa
anh đào kính trọng đã thừa nhận rằng “Số người thiệt mạng đang tăng lên mỗi ngày và chúng
ta không biết có bao nhiêu người đã trở thành nạn nhân” và rằng “Tôi cầu nguyện cho càng
nhiều người được an toàn càng tốt”. “Người dân đang được sơ tán ở những nơi có điều kiện

khắc nghiệt như trời lạnh buốt, thiếu nước, thiếu nhiên liệu Tôi không thể không cầu nguyện
cho công tác cứu hộ được tiến hành nhanh chóng và cuộc sống của người dân trở nên tốt đẹp
hơn, dù chỉ là đôi chút”. Nhật hoàng cũng bày tỏ “lo ngại sâu sắc” về tình hình “không thể
dự đoán được” ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, nơi hệ thống làm lạnh của các lò phản
ứng đã bị trận động đất 8,9 độ richter vừa qua làm hư hại. Hàng loạt vụ cháy nổ đã xảy ra sau
đó mà mới nhất là một vụ nổ và cháy ở các lò phản ứng sáng hôm ấy, khiến mức phóng xạ
tăng cao và các nhân viên tại nhà máy phải ngừng làm việc.
Nhật hoàng khẳng định rằng ông “cảm thông và quan tâm chân thành tới người dân
Nhật Bản, đồng thời cảm động sâu sắc trước sự bình tĩnh và kiên cường của mọi công dân.
Hiện nhiều người dân buộc phải sơ tán và sống tại các nhà trú ẩn trong điều kiện lạnh, rét và
8
thiếu nước, nhiên liệu trầm trọng”. Nhật hoàng cũng nói “Trong những trường hợp khẩn cấp
như thế này, tất cả mọi người cần phải thấu hiểu và giúp đỡ lẫn nhau”. Nhật hoàng mong
rằng công việc cứu hộ được tiến hành khẩn trương để giúp nhân dân có được điều kiện sống
tốt hơn. Ông cũng cảm ơn lực lượng cứu hộ hết sức nỗ lực từng giây, từng phút.
Nhật hoàng chuyển lời chia buồn của các nguyên thủ quốc gia trên thế giới tới những
người dân phải gánh chịu thảm họa kép. Ông bày tỏ sự biết ơn sâu sắc trước sự trợ giúp của
cộng đồng quốc tế. Đây là “lần đầu tiên” ông phát biểu trên truyền hình cả nước sau một thảm
họa tự nhiên. Năm 1995, sau thảm họa động đất ở Kobe, khiến 6.400 người thiệt mạng, Nhật
hoàng chỉ ra tuyên bố bằng văn bản.
Ngày 30/3, Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko đến thăm một trung tâm sơ tán
để hỏi thăm hơn 300 người đã rời bỏ nhà cửa vào thảm họa kép ngày 11/3 bằng sự tiếp xúc và
chia sẻ chân thành, dường như không còn tồn tại cái gọi là khoảng cách giữa các đẳng cấp
trong xã hội đậm chất Á Đông như Nhật Bản.
Đến ngày 14/4, Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko đã có chuyến thăm đầu tiên
tới thành phố Asahi thuộc tỉnh Chiba, nơi bị tác động mạnh nhất của đại thảm họa ngày 11/3.
Tại đây, Nhật hoàng và Hoàng hậu đã được Thị trưởng Asahi, ông Tadanao Akechi thông tin
về mức độ thiệt hại của thảm họa kép kể trên. Sau đó, Nhật hoàng và Hoàng hậu đã tới hai
trung tâm lánh nạn để thăm hỏi và an ủi những người phải sơ tán tới đây. Nhật hoàng và
Hoàng hậu cũng gửi lời thăm hỏi tới những người dân sống gần nhà máy điện hạt nhân

Fukushima I đang phải lánh nạn tại Tokyo và tỉnh Saitama.
Đến ngày 27/4, Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko lần đầu tiên đến thăm bờ
biển phía Đông Bắc bị sóng thần tàn phá để thăm hỏi hàng ngàn người hiện đang còn ở các
khu tạm cư. Trong đó có trường Isatomae ở Minami-Sanriku, tỉnh Miyagi, nơi đang có 200
người dân tạm cư. Vợ chồng Nhật hoàng Akihito đã ở lại ngôi trường tạm cư 30 phút, nói
chuyện, động viên – thuyết phục nhân dân, rồi tiếp tục hành trình đến thăm các thành phố ven
biển bị tàn phá khác và cầu nguyện cho các nạn nhân.
Nhật hoàng và Hoàng hậu đến thăm người dân tại trung tâm sơ tán ở tỉnh Fukushima.
Sau đó, Nhật hoàng và Hoàng hậu đã đến thành phố Sendai thuộc tỉnh Miyagi, xa hơn về phía
Bắc, trò chuyện với người sơ tán tại phòng tập thể dục của một trường học hiện là nơi tạm trú
9
của người bị nạn. Trước đó, họ đã đến thăm Kita – Ibaraki, một cảng bị sóng thần tàn phá gây
thiệt hại đến hàng trăm tỉ USD.
Tròn 2 tháng kể từ khi trận siêu động đất và sóng thần tàn phá khu vực Đông Bắc Nhật
Bản, ngày 11/5, Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko thực hiện chuyến thăm tỉnh
Fukushima.
Không dừng lại ở đó, Nhật hoàng và Hoàng hậu cũng đã thăm rất nhiều tỉnh thành khác
đã chịu sự ảnh hưởng và tàn phá kinh hoàng của thảm họa động đất và sóng thần để bày tỏ sự
cảm thông sâu sắc và kịp thời có những hoạt động mang tính chất động viên – thuyết phục
người dân kiên cường vượt qua giai đoạn tan thương để cùng hướng đến một tương lai tốt
đẹp.
2.2. Phân tích thực trạng về nghệ thuật động viên – thuyết phục của Nhật hoàng
Akihito sau thảm họa động đất sóng thần ngày 11/3/2011 tại Nhật Bản
Dựa vào học thuyết Maslow ta có thể phân tích thực trạng trên như sau:
2.2.1 Về nhu cầu sinh lý
Thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3 đã dẫn đến tình trạng thiếu thốn cực độ các
nhu cầu cơ bản như: đồ ăn, thức uống, nơi ngủ… Những sinh hoạt giúp cho người dân thỏa
mãn nhu cầu mạnh mẽ nhất bị xâm phạm. Do tính chất thiết yếu của các trên nhu cầu mà vấn
đề đặt ra là phải nhanh chóng giải quyết chỗ nghỉ ngơi, cung cấp đầy đủ thực phẩm và nước
uống. Người dân khó có thể được đáp ứng những nhu cầu cơ bản này khi mà cơ sở vật chất hạ

tầng đã bị tàn phá gần như hoàn toàn.
Trong hoàn cảnh ấy, bài phát biểu của Nhật hoàng thể hiện sự quan tâm đối với những
người đang sống ở “những nơi có điều kiện khắc nghiệt như trời lạnh buốt, thiếu nước, thiếu
nhiên liệu. Tôi không thể không cầu nguyện cho công tác cứu hộ được tiến hành nhanh chóng
và cuộc sống của người dân trở nên tốt đẹp hơn, dù chỉ là đôi chút”. Lời động viên thể hiện
sự thấu hiểu, cảm thông chân thành từ tận đáy lòng của một vị Nhật hoàng đến thần dân của
mình, bắt đầu từ những nhu cầu cơ bản nhất.
2.2.2. Về nhu cầu an toàn
Sau khi đã được đáp ứng, nhu cầu sinh lý không còn quá chi phối suy nghĩ của người
dân nữa thì nhu cầu về an toàn sẽ được kích hoạt, đặc biệt là với những nạn nhân trực tiếp của
thảm họa. Họ có nhu cầu được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ (ở nhiều vùng như
10
Iwate, Miyagi và Fukushima nhiệt độ giảm xuống dưới 0 độ, thiếu nhiên liệu sưởi ấm, những
vụ cháy nổ ở nhà máy điện hạt nhân Fukusima I…). Bên cạnh đó là nhu cầu an toàn về tinh
thần, con số thống kê về số người thiệt mạng và mất tích được khẳng định đã làm hoang mang
những người dân trực tiếp trải qua thảm họa.
“Tôi không thể không cầu nguyện cho công tác cứu hộ được tiến hành nhanh chóng và
cuộc sống của người dân trở nên tốt đẹp hơn, dù chỉ là đôi chút”. Nhật hoàng cũng bày tỏ “lo
ngại sâu sắc” về tình hình “không thể dự đoán được” ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima I.
Những lời phát biểu của Nhật hoàng biểu thị nỗi lo lắng cho dân chúng như chính những
người thân của mình. Có trong đó sự chân thành, sự đau đớn và ngậm ngùi. Nhưng mặc khác,
phát ngôn trên đã minh chứng cho những nổ lực của công tác cứu hộ để trấn an tinh thần
người dân.
Bên cạnh đó, những chuyến thăm của Nhật hoàng và Hoàng hậu tại các trại tị nạn đã
thể hiện rất nhiều sự quan tâm đến vấn đề an toàn tính mạng và sức khỏe tinh thần của người
dân Nhật Bản.
2.2.3. Về nhu cầu xã hội
Nếu nhu cầu này không được đáp ứng và thoả mãn, nó có thể gây ra các bệnh trầm
trọng về tinh thần, thần kinh. Những tổn thất về tinh thần do sự lạc lõng khi không còn là
thành viên của một tổ chức nào nữa do hậu quả của việc toàn xã hội đang phải hứng chịu hậu

quả nặng nề của thiên tai. Người dân Nhật đã vô cùng đau đớn khi biết rằng người bạn, người
yêu, đặc biệt là người thân của mình đã không còn nữa. Đó là lúc nhu cầu xã hội của họ bị
xâm phạm nặng nề nhất.
Chính những lời kêu gọi của Nhật hoàng đối với sự nỗ lực trong công tác cứu hộ đã
thắp lên trong lòng những người đang sống sót từng tia hi vọng một về sự hồi phục sức khỏe,
về những phút giây tái ngộ với những người mình yêu thương, những tổ chức mình gắn bó
trước đó. Những chuyến thăm hỏi của Nhật hoàng và Hoàng hậu đã tạo một luồng sinh khí
mới, tuy chẳng là bao so với những đau thương mất mát nhưng hành động đó đã phần nào
khích lệ tinh thần, niềm tin vào xã hội Nhật Bản. Những khoảng cách về giai cấp trong xã hội
đậm chất phương Đông đã rút lại còn rất ngắn để họ chia sẻ và đồng cảm với nhau trong cảnh
mất mát, tan hoang.
11
Không chỉ vậy, lời kêu gọi“Trong những trường hợp khẩn cấp như thế này, tất cả mọi
người cần phải thấu hiểu và giúp đỡ lẫn nhau” cũng như hành động tiếp nhận sự hỗ trợ từ
kiều bào Nhật và cộng đồng quốc tế của Nhật hoàng càng làm cho người dân cảm thấy được
tiếp thêm sức mạnh khi có những người bạn sẵn sàng bên cạnh họ tuyên chiến với hậu quả tàn
khốc của thảm họa kép.
2.2.4. Về nhu cầu được tôn trọng
Mặc dù trong hoàn cảnh đất nước đang gánh chịu tổn thất nặng nề nhưng không phải
người dân Nhật Bản lúc này không có nhu cầu được tôn trọng. Tuy nhu cầu này không lớn
như các nhu cầu khác và sẽ chỉ xuất hiện khi các nhu cầu phía trên được đáp ứng nhưng chúng
ta cũng có thể thấy được người dân xứ sở Mặt trời mọc vốn nổi tiếng về lòng tự trọng bản
thân và lòng tự tôn dân tộc thì đây là một nhu cầu không thể thiếu.
Bài phát biểu của Nhật hoàng Akihito là bài phát biểu đầu tiên của ông trên kênh
truyền hình quốc gia về một thảm họa tự nhiên trong vòng 21 năm tại vị. Nhật hoàng khẳng
định, ông dành sự cảm thông và quan tâm chân thành tới người dân Nhật Bản, đồng thời cảm
động sâu sắc trước sự bình tĩnh và kiên cường của mọi công dân. Ở tuổi 77, Nhật hoàng
Akihito vẫn cùng Hoàng hậu Michiko có những cuộc hành trình trong gần 3 tháng đến các
tỉnh thành, các trại tị nạn lớn nhỏ khác nhau để thăm hỏi các gia đình tị nạn. Hành động trên
thể hiện sự tôn trọng, bỏ qua mối hiểm nguy đang tiềm ẩn sau đống hoang tàn để đến với từng

người dân, nghe họ nói, động viên – thuyết phục họ vượt qua khó khăn. Điều đó đã làm cho
mỗi người dân Nhật Bản thấy được vai trò, vị trí của mình trong nỗ lực chung của toàn dân
đưa đất nước vươn lên sau thảm họa.
2.2.5. Về nhu cầu tự thể hiện bản thân
Nhu cầu này có thể coi là được thể hiện ít nhất trong tình hình đất nước không ổn định
như thế này. Nhưng có thể thấy đó là người Nhật cũng ít nhiều có nhu cầu thể hiện bản thân.
Điều này có thể được làm sáng tỏ nhất qua hành động của Nhật hoàng khi ông phát biểu trực
tiếp trên truyền hình sau thảm họa ngày 16/3. Đây là “lần đầu tiên” Nhật hoàng phát biểu trên
truyền hình sau một thảm họa tự nhiên. Điều này là vì ông muốn chia sẻ, động viên – thuyết
phục người dân của mình nhưng đồng thời đây cũng là vì ông cũng muốn tự thể hiện mình đối
với người dân, đối với thế giới. Đương kim là một Thiên hoàng, vai trò của ông đối với việc
lãnh đạo nhà nước là không lớn lắm nhưng đối với nhân dân và cộng đồng thế giới thì ông
12
cũng là một hình tượng đại diện cho nước Nhật và vai trò của ông là không hề nhỏ trong tình
trạng đất nước như thế này. Như đã phân tích ở trên, sau khi thể hiện được nhu cầu được tôn
trọng thì họ cũng muốn thể hiện bản thân, bản chất và khả năng của người Nhật trước thế giới.
Người Nhật đối mặt với thảm họa với một tinh thần mạnh mẽ không chỉ đến từ bản năng sinh
tồn của con người nói chung mà còn là một bản chất rất riêng của người Nhật sau bao nhiêu
thảm họa tồi tệ đến từ thiên nhiên và của cả con người gây ra, đó là điều mà người Nhật muốn
thể hiện với cả thế giới.
2.3. Đánh giá thực trạng về nghệ thuật động viên – thuyết phục của Nhật hoàng
Akihito sau thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 tại Nhật Bản
Dựa trên thuyết Maslow và thực trạng về việc động viên – thuyết phục của Nhật hoàng
Akihito sau thảm họa động đất sóng thần ngày 11/3/2011 tại Nhật Bản, có thể đưa ra một số
đánh giá như sau:
2.3.1. Ưu điểm
- Nhật hoàng đã thể hiện được sự quan tâm đến những nhu cầu cơ bản nhất (sinh lý, an
toàn, xã hội) bằng cách kịp thời đưa ra lời động viên – thuyết phục, thực hiện những chuyến
thăm hỏi nhằm kịp thời trấn an về tinh thần, san sẻ nỗi đau thương để có thể giúp người dân
Nhật Bản mạnh mẽ hơn, cố gắng vượt qua khó khăn, đoàn kết lẫn nhau (nhu cầu về xã hội).

- Nhật hoàng cũng đã thể hiện được sự quan tâm đến những nhu cầu cấp cao (được tôn
trọng và tự thể hiện bản thân) bằng cách bày tỏ sự khâm phục, nêu cao tinh thần, hành động
của người dân Nhật. Ẩn chứa bên trong đó là tinh thần vững vàng, có nghị lực, sự bình tĩnh và
hành động có trật tự dù đang trong hoàn cảnh khó khăn nhất. Đó là điều mà mỗi cá nhân và
toàn thể những người đang sống trên xứ sở Mặt trời mọc muốn thể hiện.
- Hành động của Nhật hoàng mang tính chất nhân văn sâu sắc. Đó không chỉ dừng ở việc
biểu thị mối quan hệ giữa Hoàng thất và dân chúng mà còn là giữa những con người sống
trong cùng cảnh ngộ, cùng gánh chịu những đau thương, mất mát và cùng có một mục tiêu
vươn dậy sau thảm họa.
- Cách động viên – thuyết phục của Nhật hoàng đã chạm được vào trái tim của cán bộ và
nhân dân. “Tôi rất cảm ơn chuyến thăm của Thiên hoàng và Hoàng hậu. Điều đó làm tôi thực
sự hạnh phúc và cảm động”, cụ bà Mitsuko Oikawa 73 tuổi, trú ở khu tạm cư trường Trung
học Isatomae cho biết. Phát biểu với báo chí, Tỉnh trưởng Fukushima, ông Takanori Seto cho
13
biết: “Cả Hoàng đế và Hoàng hậu rất am hiểu về tình hình tại nhà máy điện hạt nhân
Fukushima I. Dường như Hoàng đế và Hoàng hậu thực sự buồn về tình hình tại đây.”
2.3.2. Điểm hạn chế
- Hoạt động mang tính chất động viên – thuyết phục của Nhật hoàng còn hạn chế, chưa
đa dạng về hình thức. Từ ngày 11/3/2011 đến hết tháng 5/2011, các hoạt động của ông chỉ
dừng lại ở hai hình thức chủ yếu: bài phát biểu trên truyền hình vào ngày 16/3/2011 và sau đó
là những chuyến thăm hỏi đến nhân dân, tổ chức tại các vùng bị nạn.
- Nhật hoàng chưa vận dụng được nghệ thuật động viên – thuyết phục để động viên –
thuyết phục thành viên trong Hoàng gia Nhật Bản, các quan chức có những động thái tương tự
để nhân rộng hành động, làm tăng ý nghĩa nhân văn sâu sắc của hành động.
- Các hoạt động mang tính chất kêu gọi sự sẻ chia, giúp đỡ của kiều bào cũng như bạn
bè quốc tế chưa thật sự nổi bật. Đây là một lực lượng có thể đóng góp đáng kể về cả vật chất
lẫn tinh thần nhưng hầu như các hành động của Nhật hoàng chỉ dừng lại ở sự tiếp nhận và bày
tỏ sự biết ơn mà chưa đẩy mạnh sự kêu gọi.
14
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHỆ THUẬT ĐỘNG VIÊN – THUYẾT

PHỤC CỦA NHẬT HOÀNG AKIHITO SAU THẢM HỌA ĐỘNG ĐẤT VÀ SÓNG
THẦN NGÀY 11/3/2011 TẠI NHẬT BẢN
3.1 Mục đích của giải pháp hoàn thiện nghệ thuật động viên – thuyết phục của Nhật
hoàng Akihito sau thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 tại Nhật Bản
- Tiếp tục phát huy các ưu điểm đã có và khắc phục các hạn chế còn tồn tại trong nghệ
thuật động viên – thuyết phục của Nhật hoàng Akihito sau thảm họa động đất và sóng thần
11/3/2011
- Nâng cao việc vận dụng quy luật biết người, biết ta, dung hòa các mối quan hệ để nâng
cao hiệu quả việc sử dụng nghệ thuật động viên – thuyết phục Nhật hoàng Akihito sau thảm
họa động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 tại Nhật Bản
3.2 Giải pháp hoàn thiện nghệ thuật động viên – thuyết phục của Nhật hoàng
Akihito sau thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 tại Nhật Bản
3.2.1. Tiếp tục phát huy các ưu điểm đã có và khắc phục các hạn chế còn tồn tại
Trước tình trạng đất nước Nhật Bản rơi vào thảm họa động đất và sóng thần, đem lại
nhiều hậu quả nghiêm trọng và nặng nề. Nhật hoàng cần có một vai trò to lớn hơn nữa trong
việc trấn an tinh thần người dân Nhật Bản. Nghệ thuật động viên – thuyết phục của Nhật
hoàng cần vận dụng một cách nhuần nhuyễn hơn nữa tháp nhu cầu của Maslow, đi từ nhu cầu
bậc thấp đến nhu cầu bậc cao, tạo cho người dân động lực và niềm tin vào cuộc sống mời. Các
giải pháp cụ thể như sau:
3.2.1.1.Tầng thứ nhất: Nhu cầu sinh lý
- Ổn định đời sống người dân bằng cách tác động đến các chính sách của Chính
phủ Nhật Bản bằng các gói cứu trợ nhanh chóng và kịp thời, xây dựng các khu
tạm trú an toàn để đáp ứng nhu cầu sinh lí của người dân
- Khuyến khích nhân dân các tỉnh không bị ảnh hưởng, bạn bè, kiều bào quốc tế
khuyên góp ủng hộ về vấn đề vật chất (thức ăn, nước uống, …) và vấn đề tinh thần (sức
người, chia sẻ sự cảm thông …)
- Xây dựng trường học, đường xá, bệnh viện,… để đáp ứng nhu cầu của người
dân, ổn định đời sống nhân dân
15
3.2.1.2.Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn

- Tham mưu cho Chính phủ Nhật Bản những biện pháp khắc phục thiên tai, xây
dựng lại nhà ở, trường học và các chính sách hỗ trợ về mặt tài chính cho các gia đình
- An ủi người dân về những mất mát về vật chất cũng như tinh thần và đảm bảo
chỗ ở an toàn, tăng cường cảnh giác, phòng hộ trước các thiên tai có thể xảy ra để mọi người
an tâm làm việc, học tập, lao động. Ban hành các luật lệ, quy định, đảm bảo an ninh về mọi
mặt cho người dân về sức khỏe, con người, tài sản
3.2.1.3.Tầng thứ ba: Nhu cầu xã hội
- Nhật hoàng không thể đến thăm hết tất cả những vùng bị thiên tai nhưng ông có
thể tổ chức những buổi sinh hoạt cộng đồng mang danh nghĩa Hoàng gia và được thực hiện
bởi chính những người thuộc Hoàng tộc (Hoàng hậu, Thái tử, Công chúa…). Thành viên
Hoàng tộc sẽ hòa mình vào đời sống sinh hoạt của người dân vùng thiên tai và tổ chức những
sự kiện văn nghệ để bù đắp vào đời sống tinh thần còn thiếu thốn của người dân.
- Tăng cường đội cứu hộ tìm kiếm người thân cho các gia đình có người bị thất
lạc để họ có thể sum họp và kêu gọi những kiều bào Nhật Bản trở về Nhật để giúp đỡ người
thân hoặc góp một chút công sức trong việc khắc phục hậu quả.
- Nhật hoàng tham gia các chương trình từ thiện kêu gọi tinh thần đoàn kết, đùm
bọc lẫn nhau để tạo nên một làn sóng mạnh mẽ, ảnh hưởng đến xã hội Nhật Bản
và cộng đồng quốc tế.
3.2.1.4.Tầng thứ tư: Nhu cầu được tôn trọng
- Nhật hoàng cần xây dựng hình ảnh hoàng gia như cầu nối liên kết hàng triệu trái tim
người dân Nhật Bản và bạn bè quốc tế bằng những chương trình tình nguyện, quyên
góp, …
- Truyền tải thông tin chia sẻ của người dân khắp nơi hướng đến người dân Nhật Bản
bằng các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, phát thanh …) Để họ cảm thấy
được quan tâm, thương yêu.
- Luôn đảm bảo các quyền lợi người dân được hưởng cũng như đề cao vai trò của người
dân trong quá trình khắc phục thảm họa.
3.2.1.5.Tầng thứ năm: Nhu cầu tự thể hiện bản thân
- Tiếp thu các ý kiến của dân về việc hồi phục đất nước
16

- Tuyên dương những tấm gương đóng góp nhiều sức lực, trí tuệ trong quá trình cứu trợ
và những khu vực thể hiện sự tương thân tương ái của người dân trong quá trình khôi phục,
phát triển đất nước
3.2.2. Nâng cao việc vận dụng quy luật biết người, biết ta, dung hòa các mối quan hệ
Ta nhận thấy rằng những cố gắng của Nhật hoàng sẽ không hiệu quả nếu như ông chưa
hiểu một cách thấu đáo về tâm tư, nguyện vọng của người dân Nhật Bản cũng như nắm được
tình trạng hiện tại và phạm vi, khả năng quyền hạn – quyền lực của mình. Vì vậy ông cần vận
dụng uyển chuyển linh hoạt quy luật biết người, biết ta, dung hòa các mối quan hệ.
- Thứ nhất, xin bàn về phía “người”, Nhật hoàng cần có một cái nhìn sâu sắc và toàn
diện về những thiệt hại, những mất mát mà người dân đang gánh chịu để từ đó thấu hiểu tâm
tư, nguyện vọng của họ. Ngoài ra còn phải quan tâm đến cách nhìn, sự thông cảm của bạn bè
quốc tế đối với Nhật Bản.
- Thứ hai, xin bàn về phía “ta”. Nhật hoàng là người đứng đầu của đất nước, trước tình
cảnh nguy kịch của đất nước, Nhật hoàng phải bản lĩnh, sáng suốt, phải xác định được vị trí
của mình, từ đó có thể kêu gọi sự giúp đỡ của thế giới phối hợp với Chính phủ. Không nên
dừng lại ở những việc động viên, thăm hỏi mà cần phải tổ chức nhiều chương trình có ý nghĩa
hơn nữa cho người dân Nhật Bản. Đồng thời, trong khả năng của mình kiểm soát các quy trình
cứu trợ của người dân được nhanh chóng, kịp thời và chất lượng.
- Cuối cùng là phải dung hòa các mối quan hệ. Khi đã nắm rõ vấn đề, biết được nguồn
lực sẵn có của mình Nhật hoàng có thể phối hợp một cách tốt nhất với Chính phủ, với thế giới
để đưa ra những giải pháp, chính sách tối ưu giải quyết những hậu quả mà thảm họa kép để
lại. Cụ thể là:
• Với đối nội: cần làm ngắn lại khoảng cách giữa người dân và Hoàng gia, nêu
cao tinh thần tự lực tự cường của người dân Nhật Bản. Đồng thời có những
chính sách đối nội và đối ngoại đặc biệt khéo léo để ổn định tình hình kinh tế,
chính trị, xã hội của quốc gia.
• Với đối ngoại: bên cạnh kêu gọi sự giúp đỡ, ủng hộ của bạn bè quốc tế. Nhật
hoàng cần thể hiện tinh thần hợp tác, hòa hữu, giao lưu, thân thiện và tấm lòng
biết ơn với các quốc gia, tổ chức đã giúp đỡ người dân và đất nước Nhật Bản về
cả vật chất lẫn tinh thần trong giai đoạn này.

17
KẾT LUẬN
“Nắm tay nhau, đối xử với nhau trong tình thương để cùng vượt qua thời điểm khó
khăn này”, “Đừng từ bỏ hi vọng”, đó chính là những lời động viên – thuyết phục chân thành
Nhật hoàng Akihito trong thông điệp gửi toàn thể thần dân Nhật Bản. Những lời lẽ chân thành
ấy đến với người dân trong những phút giây kinh hoàng sau thảm họa động đất và sóng thần
xuất phát từ trái tim của một vị hoàng đế yêu nước như tiếp thêm sức mạnh và nghị lực cho
biết bao sinh mạng đang chiến đấu để tồn tại. Ông đã không chỉ nói những lời động viên –
thuyết phục trách nhiệm của một người lãnh đạo mà trong đó còn truyền cả sức mạnh của
niềm tin và hi vọng đến cho tất cả người dân đất nước mình.
Cuộc sống rất cần những lời nói động viên – thuyết phục tinh thần người khác. Ai cũng
có những lúc buồn tủi, bế tắc, những khi nhạc sống bỗng toàn những nốt trầm. Chỉ khi nào rơi
vào trường hợp cần những lời động viên – thuyết phục chúng ta mới thấy được sức mạnh của
nó. Nếu chúng ta có thể tự vực dậy chính mình bằng những sự tự động viên – thuyết phục bản
thân, thì hãy truyền cảm hứng đó cho những người xung quanh. Thật vậy, lời nói cũng giống
như một thứ vũ khí có sức mạnh mãnh liệt. Nếu chúng ta dùng nó để động viên – thuyết phục
những người thân, những người mình thương yêu thì điều đó thật tuyệt vời và đáng quý. Có
được những điều may mắn ấy chúng ta sẽ có đủ nghị lực để đương đầu và vượt qua mọi thử
thách của cuộc sống.
Không nằm ngoài ý nghĩa cao quý đó, nghệ thuật động viên – thuyết phục cũng nên
được vận dụng tại bất kì doanh nghiệp nào. Động viên – thuyết phục bằng vật chất và tinh
thần giúp duy trì thái độ làm việc tích cực, tăng tính cạnh tranh, xây dựng động lực nơi nhân
viên. Người lãnh đạo phải biết cách động viên – thuyết phục nhân viên hợp lý tại những thời
điểm khác nhau. Nếu đã không biết động viên – thuyết phục nhân viên thì làm sao họ có thể
trở thành nhà quản lý được? Một nhà quản lý tốt phải là người luôn có thái độ đúng mực và
biết cách động viên – thuyết phục cấp dưới bằng những lời khen ngợi, hoan nghênh trung thực
và lịch sự, chứ không chỉ trích hay phàn nàn. Một nhà quản lý tốt luôn thể hiện mối quan tâm
thực sự đến người khác bằng việc tạo cho nhân viên cảm giác chính họ mới là người quan
trọng. Để tạo lòng tin và sự tín nhiệm, nhà quản lý luôn biết bày tỏ mối cảm thông và đồng
cảm đúng lúc. Chính nhờ nghệ thuật động viên – thuyết phục một cách hiệu quả mà những

18
nhà lãnh đạo luôn tránh được sự đố kỵ, đồng thời tạo được hình ảnh thân thiện trong mắt mọi
người. Với những phương pháp quản lý và việc sử dụng nghệ thuật động viên – thuyết phục
nhân viên hiệu quả, các nhà quản lí có thể nhanh chóng tạo dựng được lòng nhiệt tình của
nhân viên, quy tụ được một ban tham mưu hăng hái, tích cực với người luôn sát cánh trong
việc quản lý, điều hành để bộ máy kinh doanh vận hành trôi chảy. Động viên – thuyết phục
thực sự đã trở thành chìa khóa thành công của những nhà lãnh đạo tài năng, và đây cũng chính
là sợi dây nối kết những trái tim yêu thương đồng loại gắn kết với nhau làm nên sức mạnh
vượt qua mọi khó khăn và thành công trong cuộc sống.
19

×