NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
(Dùng cho hệ Đại học, cao đẳng chính quy)
Câu 1. Định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh lần đầu tiên được Đảng ta đưa ra tại Đại
hội lần thứ mấy?
a. Đại hội VI c. Đại hội VIII
b. Đại hội VII d. Đại hội IX
Câu 2. Lúc nhỏ Chủ tịch Hồ Chí Minh có tên là gì?
a. Nguyễn Sinh Cung
b. Nguyễn Sinh Xin
c. Nguyễn Sinh Khiêm
d. Nguyễn Sinh Thành
Câu 3. Người thầy giáo đầu tiên của Nguyễn Tất Thành là ai?
a. Vương Thúc Quý
b. Nguyễn Sinh Sắc
c. Trần Tấn
d. Phan Bội Châu.
Câu 4. Lần đầu tiên Nguyễn Tất Thành tiếp xúc với khẩu hiệu: “Tự do- Bình đẳng-
Bác ái” của Pháp vào năm nào?
a. 9/1904 c. 9/1906
b. 9/1905
Câu 5. Nguyễn Tất Thành nói: “Tôi muốn đi ra ngoài xem nước Pháp và các nước
khác làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”. Câu nói đó Người nói
vào thời gian nào?
a. 6/1909 c. 6/1911
b. 7/1910 d. 6/1912
Câu 6. Trong thời gian ở nước ngoài, Nguyễn Tất Thành đã làm những công việc
gì?
a. Phụ bếp c. Thợ ảnh, làm bánh
b. Đốt lò, bán báo d. Tất cả các công việc trên.
Câu 7. Một trong những giá trị văn hóa phương Đông được Hồ Chí Minh tiếp thu
để hình thành tư tưởng của mình là:
a. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
b. Những mặt tích cực của Nho giáo
c. Truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
Câu 8. Một trong những truyền thống tốt đẹp của tư tưởng văn hóa Việt Nam được
Hồ Chí Minh tiếp thu để hình thành tư tưởng của mình đó là:
a. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
b. Tư tưởng vị tha của Phật giáo
c. Những mặt tích cực của Nho giáo.
Câu 9. Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định đi sang Pháp?
a. Vì hiếu kỳ
b. Vì mưu sinh
c. Vì nhận ra sự bế tắc của các con đường cứu nước trong thời gian đó
d. Vì muốn tìm hiều nền văn minh Tây Âu và lý tưởng “Tự do – Bình đẳng –
Bác ái”.
Câu 10. Những yếu tố chủ quan nào của Hồ Chí Minh quyết định hình thành tư
tưởng của Người?
a. Tri thức uyên bác và kinh nghiệm phong phú về cách mạng thế giới
b. Tư duy độc lập tự chủ và đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt
c. Có trái tim yêu nước nhiệt thành
d. Cả a, b và c.
Câu 11. Tư tưởng Hồ Chí Minh ra đời trong bối cảnh nào?
a. Chủ nghĩa tư bản thế giới chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
b. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi; các nước thuộc địa đấu tranh
chống chủ nghĩa thực dân
c. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam đến đầu thế kỷ XX thất
bại
d. Quốc tế cộng sản ra đời dẫn dắt phong trào cách mạng vô sản và giải
phóng dân tộc
e. Tất cả các phương án trên.
Câu 12. Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội Tua, tán thành Quốc tế 3, tham gia sáng lập
Đảng Cộng sản Pháp khi nào?
a. 12/1918 c. 12/1920
b. 12/1919 d. 12/1923
Câu 13. Thực chất vấn đề dân tộc thuộc địa trong tư tưởng Hồ Chí Minh là:
a. Đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa khỏi sự áp bức, thống trị
của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, thành lập Nhà nước dân tộc
độc lập và đưa đất nước phát triển theo xu thế của thời đại
b. Đòi quyền tự do dân chủ tối thiểu cho nhân dân
c. Bình đẳng dân tộc.
Câu 14. “Luận cương của Lê nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin
tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi
nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: hỡi đồng bào bị đọa đày đau
khổ? Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng của chúng ta”.
Nguyễn Ái Quốc nói câu ấy khi đang ở đâu?
a. Luân Đôn (Anh) c. Pari (Pháp)
b. Quảng Châu (Trung Quốc) d. Mátxcơva (Liên Xô)
Câu 15. Luận điểm: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước” của Hồ Chí
Minh được trích từ tác phẩm nào trong các tác phẩm sau:
a. Đường Cách mệnh
b. Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ
c. Bản án chế độ thực dân Pháp.
Câu 16. Bản chất của chủ nghĩa tư bản “ là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai
cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu
muốn giết con vật ấy, người ta đồng thời phải cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt
một vòi thôi thì cái vòi còn lại kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật
vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt sẽ lại mọc ra”. Câu nói đó được trích từ tác
phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc?
a. Bản án chế độ thực dân Pháp
b. Báo Người cùng khổ
c. Đường cách mệnh.
d. Con rồng tre.
Câu 17. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành được thắng lơi cần phải:
a. Dựa vào thắng lợi của cách mạng vô sản của chính quốc
b. Dựa vào thắng lợi của cách mạng ở các nước thuộc địa khác
c. Tiến hành chủ động và sáng tạo.
Câu 18. Nguyễn Ái Quốc đã trích dẫn luận điểm nổi tiếng của V.I. Lê nin: “Không
có lý luận cách mệnh thì không có cách mệnh vận động … chỉ có theo lý luận cách
mệnh tiền phong, Đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong”
câu nói được ghi ở trang đầu tiên của cuốn sách nào?
a. Bản án chế độ thực dân Pháp
b. Nhật ký trong tù
c. Đường cách mệnh
d. V.I.Lê nin và các dân tộc thuộc địa.
Câu 19. “Trước hết phải có Đảng cách mệnh để trong thì vận động và tổ chức quần
chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi”. Câu nói
đó được Nguyễn Ái Quốc viết trong tác phẩm nào sau đây?
a. V.I.Lê nin và phương Đông
b. Đây “công lý” của thực dân Pháp ở Đông Dương
c. Đường cách mệnh
d. Sửa đổi lề lối làm việc.
Câu 20. Lời khẳng định của Hồ Chí Minh: “Trong lúc này quyển lợi dân tộc giải
phóng cao hơn hết thảy” được Người nêu ra vào thời gian nào?
a. Tháng 6/1939 c. Tháng 6/1941
b. Tháng 6/1945 d. Tháng 6/946.
Câu 21. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải:
a. Có tổ chức đoàn thể lãnh đạo
b. Có một cá nhân xuất sắc lãnh đạo
c. Có Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.
Câu 22. Địa danh đầu tiên được Hồ Chí Minh đặt chân đến khi mới về nước, tại cột
mốc 108 trên biên giới Việt – Trung thuộc huyện nào của tỉnh Cao Bằng?
a. Hòa An c. Nguyên Bình
b. Hà Quảng d. Trà Lĩnh.
Câu 23. “Trong lúc này, quyền lợi của dân tộc cao hơn hết thảy”. Đó là khẳng định
của Hội nghị trung ương nào?
a. Hội nghị TW6 (11/1939) c. Hội nghị TW8 (5/1941)
b. Hội nghị TW7 (11/1940) d. Hội nghị toàn quốc của Đảng (8/1945).
Câu 24. Thời gian bị giam giữ ở các nhà tù ở Quảng Tây (Trung Quốc) Hồ Chí
Minh đã viết tập thơ “Nhật ký trong tù”. Tập thơ đó có bao nhiêu bài?
a. 34 bài c. 234 bài
b. 134 bài d. 334 bài.
Câu 25. “Công nông là gốc cách mệnh, còn học trò, nhà buôn, điền chủ nhỏ, …là
bầu bạn cách mệnh của công nông”. Nguyễn Ái Quốc viết câu đó trong tác phẩm
nào sau đây?
a. Bản án chế độ thực dân Pháp
b. Nông dân Trung Quốc
c. V.I. Lênin và phương Đông
d. Đường cách mệnh.
Câu 26. Câu: “…Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng
để đi tới xã hội cộng sản” được trích từ bài viết nào của Hồ Chí Minh?
a. Đường cách mệnh c. Sách lược vắn tắt của Đảng
b. Chánh cương vắn tắt của Đảng d. Chương trình tóm tắt của Đảng .
Câu 27. “Chỉ có tầng lớp sinh viên là có thể nghe thấy những hồi âm của phong trào
cách mạng ở phương Tây. Chỉ có họ mới có thể nhìn thấy, suy ngẫm, so sánh và
hiểu vấn đề. Vì vậy, họ là những người đầu tiên tham gia đấu tranh”. Nguyễn Ái
Quốc viết điều đó trong tác phẩm nào?
a. Đường cách mệnh
b. Bản án chế độ thực dân Pháp
c. Trung Quốc và thanh niên Trung Quốc
d. V.I. Lê nin và phương Đông
Câu 28. “Dù phải đốt cháy dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập”.
Câu nói đó của Hồ Chí Minh diễn ra vào thời gian nào?
a. Tháng 5/1941 c. Tháng 9/1945
b. Tháng 8/1945 d. Tháng 12/1946
Câu 29. “Đồng bào Nam Bộ là dân của nước Việt Nam, song có thể cạn, núi có thể
mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”. Câu nói này của Hồ Chí Minh được
trích từ văn kiện nào?
a. Bài nói chuyện cùng đồng bào trước khi sang Pháp
b. Thư gửi đồng bào Nam Bộ 31/5/1946
c. Trả lời hãng thông tấn A.F.P
d. Lời kêu gọi kiều bào Việt Nam ở Pháp.
Câu 30. Chọn cụm từ thích hợpđiền vào chỗ trống:
“Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.
Câu 31. Hồ Chí Minh phê phán việc ám sát cá nhân và bạo động non làm phương
thức hành động trong tác phẩm nào trong các tác phẩm sau?
a. Đường cách mệnh
b. Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ
c. Báo Người cùng khổ.
Câu 32. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành câu sau:
“Chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các thuộc địa khi giai
cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến”
Câu 33. Hồ Chí Minh tiếp cận với chủ nghĩa xã hội từ đâu?
a. Tư tưởng XHCN sơ khai phương Đông
b. Chủ nghĩa yêu nước và truyền thống văn hóa dân tộc
c. Quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin
d. Cả a, b và c.
Câu 34. Điền vào chỗ trống hoàn thiện câu sau:
“Chỉ có chủ nghĩa cộng sản Mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người
không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết ấm no
trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người …”
Câu 35. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cộng sản thích ứng ở đâu dễ hơn?
a. Ở các nước châu Âu b. Ở các nước châu Á phương Đông
b. Ở các nước tư bản phát triển nhất.
Câu 36. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, giải phóng con người là:
a. Giải phóng con người với tư cách cá nhân
b. Giải phóng con người với tư cách cả loài người
c. Giải phóng con người với tư cách từng cá nhân và giải phóng con người
với tư cách cả loài người.
Câu 37. Các lực lượng thực hiện giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng
con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh là:
a. Đảng cộng sản
b. Khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh
công - nông - trí thức
c. Các lực lượng cách mạng thế giới
d. Cả a, b & c.
Câu 38. Theo Hồ Chí Minh, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có:
a. Cơ sở vật chất vững chắc
b. Con người xã hội chủ nghĩa
c. Con người năng động, sáng tạo.
Câu 39. Theo Hồ Chí Minh, để đi lên chủ nghĩa xã hội, nước ta phải trải qua:
a. Phương thức quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
b. Phương thức quá độ gián tiếp từ một nước tiền tư bản đi lên chủ
nghĩa xã hội
c. Cả a &b.
Câu 40. Theo Hồ Chí Minh, đặc điểm lớn nhất của nước ta trong thời kỳ quá độ là:
a. Bị chiến tranh tàn phá nặng nề
b. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội,
không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa
c. Cả a & b.
Câu 41. Để đảm bảo thực hiện thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ
quá độ, theo Hồ Chí Minh phải:
a. Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao vai trò quản
lý của Nhà nước
b. Phát huy tính tích cực, chủ động của các tổ chức chính trị - xã hội; xây
dựng đội ngũ cán bộ đủ đức và tài.
c. Cả a & b.
Câu 42. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, để xác định bước đi và tìm cách làm của chủ
nghĩa xã hội phù hợp với Việt Nam cần phải:
a. Quán triệt các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin về xây dựng
chế độ mới, có thể tham khảo, học tập kinh nghiệm của các nước anh em
b. Xuất phát từ điều kiện thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng
thực tế của nhân dân.
c. Cả a & b.
Câu 43Theo Hồ Chí Minh, cách làm của chủ nghĩa xã hội là:
a. Đem của dân, tài dân, sức dân làm lợi cho dân
b. Nhà nước phải ban phát từ trên xuống
c. Phải dựa vào sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 44. Theo Hồ Chí Minh, về bước đi trong thời kỳ quá độ, chúng ta phải:
a. Trải qua nhiều bước
b. Làm thật mau và rầm rộ
c. Cả a & b.
Câu 45. Theo Hồ Chí Minh, động lực quan trọng và bao trùm nhất trong xây dựng
chủ nghĩa xã hội là:
a. Vốn
b. Con người
c. Tài nguyên thiên nhiên.
Câu 46. Theo Hồ Chí Minh, nền kinh tế mà chúng ta xây dựng phải được tạo lập
trên cơ sở:
a. Nền nông nghiệp hiện đại
b. Nền công nghiệp hiện đại
c. Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
Câu 47. Theo Hồ Chí Minh, nguyên tắc phân phối chủ yếu trong chủ nghĩa xã hội là
gì?
a. Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu
b. Làm theo năng lực, hưởng theo lao động
c. Phân phối bình quân cho tất cả mọi người.
Câu 48. Chọn cụm từ đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh điền vào chỗ trống:
“Nông dân giàu thì nước ta giàu, …… thịnh thì nước ta thịnh”.
a. Công nghiệp
b. Thương nghiệp
c. Nông nghiệp.
Câu 49. Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh chủ trương đối xử với giai
cấp tư sản dân tộc như thế nào?
a. Xóa bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của họ
b. Không xóa bỏ quyền sở hữu tư liệu sản xuất của họ
c. Đánh đổ họ với tư cách là giai cấp bóc lột.
Câu 50. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào tình hình thực tiễn, theo quan điểm
của Đảng ta xác định hiện nay chủ nghĩa xã hội ở nước ta có mấy đặc trưng cơ bản?
a. 6 đặc trưng
b. 7 đặc trưng
c. 8 đặc trưng.
Câu 51. Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc được
hình thành trên cơ sở nào?
a. Truyền thống dân tộc
b. Tổng kết kinh nghiệm thành công và thất bại của cách mạng thế giới và
cách mạng Việt Nam
c. Chủ nghĩa Mác – Lê nin.
d. Cả a, b &c.
Câu 52. Mặt trận Việt Minh được thành lập vào thời gian nào?
a. Năm 1930
b. Năm 1941
c. Năm 1944.
Câu 53. Trong kháng chiến chống Mỹ, Hồ Chí Minh đã thành công trong việc xây
dựng loại mặt trận nào?
a. Mặt trận đại đoàn kết dân tộc
b. Mặt trận đoàn kết ba nước Đông Dương
c. Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam
d. Cả a, b &c.
Câu 54. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thành lập vào thời gian nào?
a. Năm 1945 c. Năm 1955
b. Năm 1954 d. Năm 1960
Câu 55. Điền vào chỗ trống, hoàn chỉnh câu thơ của Hồ Chí Minh?
Rằng đây bốn biển một nhà
Vàng, đen, trắng, đỏ đều là anh em.
Câu 56. Đại hội thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được Hồ Chí Minh chỉ đạo tổ
chức thành công vào thời gian nào?
a. Tháng 7 năm 1955
b. Tháng 8 năm 1955
c. Tháng 9 năm 1955.
Câu 57. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu thơ sau:
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Câu 58. “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng ta và của nhân dân
ta. Các đồng chí từ trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí
của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Câu nói trên của Hồ Chí Minh
nằm trong tác phẩm nào?
a. Thường thức chính trị
b. Sửa đổi lề lối làm viêc
c. Bản di chúc
d. Sửa đổi lề lối làm việc.
Câu 59. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh đại đoàn kết dân tộc là:
a. Đoàn kết công – nông
b. Đoàn kết công – nông - lao động trí óc
c. Đại đoàn kết toàn dân.
Câu 60. Trong mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng cộng sản là:
a. Thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất
b. Lực lượng lãnh đạo Mặt trận dân tộc thống nhất
c. Vừa là thành viên, vừa là lực lượng lãnh đạo mặt trận dân tộc thống
nhất
d. Đại biểu của giai cấp công nhân trong mặt trận dân tộc thống nhất.
Câu 61. “Trung, Nam, Bắc đều là đất nước Việt Nam. Chúng ta đều chung một tổ
tiên dòng họ, đều là ruột thịt anh em … Không ai có thể chia rẽ con một nhà, không
ai có thể chia rẽ nước Pháp, thì cũng không ai có thể chia rẽ Việt Nam ta”. Đoạn
văn trên được trích từ bài viết nào của Hồ Chí Minh?
a. Trả lời phỏng vấn các nhà báo Việt Nam, Pháp, Trung Hoa
b. Thư gửi đồng bào toàn quốc
c. Lời tuyên bố với quốc dân sau khi đi Pháp về
d. Lời kêu gọi kiều bào Việt Nam ở Pháp.
Câu 62. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
“Trung, Nam, Bắc đều là đất nước Việt Nam. Chúng ta đều chung một tổ
tiên, dòng họ, đều là ruột thịt anh em. Không ai có thể chia rẽ con một nhà, không
ai có thể chia rẽ nước Pháp, thì cũng không ai có thể chia rẽ Việt Nam ta”.
Câu 63. Trong lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh
nói: “mục đích của Đảng lao động Việt Nam có thể gồm 8 chữ là: Đoàn kết toàn
dân, phụng sự Tổ Quốc”. Buổi ra mắt đó vào lúc nào?
a. 3/3/1950 c. 3/3/1955
b. 3/3/1951 d. 3/3/1960.
Câu 64. “Toàn thể chiến sĩ thi đua giết giặc
Đồng bào cả nước đoàn kết một lòng
Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi
Độc lập, thống nhất nhất định thành công”.
Bài thơ này được Hồ Chí Minh viết vào năm nào?
a. 1941 c. 1953
b. 1945 d. 1957
Câu 65. Phát biểu tại buổi khai mạc Đại hội thống nhất Việt Minh – Liên Việt, Hồ
Chí Minh nói:
“Hôm nay, trông thấy rừng cây đại đoàn kết ấy đã nở hoa kết quả và gốc rễ nó
đang ăn sâu, lan rộng khắp toàn dân và có một cái tương lai “trường xuân bất lão”.
Vì vậy, cho nên lòng tôi vui sướng vô cùng”. Chọn một từ thích hợp để điền vào
chỗ trống để hoàn thiện câu nói của Hồ Chí Minh?
Câu 66. Sức mạnh của thời đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh gồm những yếu tố nào?
a. Sức mạnh liên minh chiến đấu giữa lao động ở các thuộc địa và lao động
thuộc địa với vô sản chính quốc
b. Sức mạnh của giai cấp vô sản, cách mạng vô sản và các Đảng cộng sản
c. Sức mạnh của ba dòng thác cách mạng và tiến bộ khoa học - công nghệ
d. Cả a, b & c.
Câu 67. “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa …
song, nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập, tự do, Đến
ngày thắng lợi, nhân dân sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng to đẹp hơn”. Hồ
Chí Minh nói câu nói đó trong văn kiện nào?
a. Lời kêu gọi, ngày 19/12/1946
b. Lời kêu gọi, 17/7/1966
c. Thư chúc Tết năm 1968
d. Di chúc, năm 1969.
Câu 68. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn văn sau:
Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa song,
nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập, tự do, Đến
ngày thắng lợi, nhân dân sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng to đẹp hơn”.
Câu 69. Sức mạnh dân tộc bao gồm những yếu tố chủ yếu nào?
a. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam c. Ý thức tự lực, tự cường
b. Tinh thần đoàn kết d.Văn hóa truyền thống Việt Nam
e. Cả a, b, c & d.
Câu 70. Luận điểm: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công!” được trích từ tác phẩm
nào của Hồ Chí Minh?
a. Bài nói chuyện tại lễ bế mạc Đại hội thành lập mặt trận Tổ quốc Việt Nam
b. Bài nói chuyện tại Hội nghị mở rộng Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam
c. Bài nói chuyện tại Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ II
d. Bài nói chuyện tại lớp bồi dưỡng cán bộ về công tác mặt trận.