Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

tác động của việc rửa tiền đối với nền kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.07 KB, 27 trang )

GVHD: TS.Trương Quang Thông Nhóm thực hiện: Nhóm 10 –TCDN.Đêm 2
LỜI MỞ ĐẦU
Rửa tiền không trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của con người,
rửa tiền không mang lại những cảnh tượng hãi hùng, rửa tiền không mấy liên quan
đến đời sống của mỗi người dân nhưng rửa tiền hàng ngày đang ảnh hưởng đến từng
chủ thể trong nền kinh tế và trở nên mối lo ngại của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Rửa tiền không chỉ là vấn đề của các thị trường tài chính hàng đầu thế giới mà
ngay cả các quốc gia đang trong quá trình hội nhập vào hệ thống tài chính quốc tế
cũng không tránh khỏi. Đặc biệt khi các thị trường mới nổi mở cửa nền kinh tế và lĩnh
vực tài chính thì họ dể dàng trở thành mục tiêu của các hoạt động rửa tiền. Nói cách
khác rửa tiền là hành động gây vẩn đục nền kinh tế. Rửa tiền có thể tàn phá thành quả
kinh tế của một quốc gia. Bằng những thủ đoạn tinh vi, các băng đảng tội phạm tìm
cách hợp pháp hóa tiền và tài sản có nguồn gốc từ tội phạm của mình - những đồng
tiền bất chính một "nguồn gốc sạch sẽ". Những hoạt động này đã gây ra những ảnh
hưởng tiêu cực cho nền kinh tế vĩ mô nói chung và lĩnh vực tài chính nói riêng.
Nếu không phải là một nhà nghiên cứu kinh tế, khi nghe đến thuật ngữ "rửa
tiền", có lẽ ta chỉ biết rằng đấy đơn giản là một loại tội phạm mà thôi. Đối với người
dân bình thường, loại tội phạm này có vẻ vô hại bởi nó chẳng giết người, cướp của
hay buôn ma túy, không có nạn nhân, không có mất mát. Phần lớn chúng ta cho rằng
hoạt động rửa tiền chẳng liên quan hay ảnh hưởng gì đến mình. Số khác cho rằng đó
chỉ là căn bệnh của những nước phương Tây. Song, nếu suy nghĩ như vậy e chưa
chuẩn, xin cung cấp một vài thông tin sơ lược về loại tội phạm tài chính nguy hiểm
này cũng như những tác động của nó đến đời sống của chúng ta.
Tác động của việc rửa tiền đối với nền kinh tế Việt Nam 1/27
GVHD: TS.Trương Quang Thông Nhóm thực hiện: Nhóm 10 –TCDN.Đêm 2
MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VIỆC RỬA TIỀN
I. Rửa tiền là gì và các phương thức rửa tiền
1. Khái niệm
- Trong đời sống kinh tế - xã hội hiện nay, “rửa tiền” không còn là


một thuật ngữ mới mẻ ở các quốc gia. Khái niệm rửa tiền (money laundering) đã
xuất hiện từ thế kỷ XVIII, trong những vụ án hình sự tại Hoa Kỳ. Sớm hơn, theo
các sử gia, khoảng hơn ba nghìn năm trước, tại Trung Quốc đã có những hoạt
động này của các thương nhân nhằm tránh thuế của triều đình. Tuy nhiên, phải đến
thế kỷ XIX, người ta mới chính thức nhắc đến “rửa tiền” như là một hành vi phạm
tội và chính thức bị coi là bất hợp pháp tại Mỹ từ năm 1986.
- Lần đầu tiên xuất hiện trên báo chí Mỹ vào năm 1973 trong vụ bê
bối tài chính Watergate nổi tiếng nước Mỹ nhưng phải đợi 5 năm sau đó thuật ngữ
"rửa tiền" mới chính thức được sử dụng trong một số văn bản pháp lý của tòa án
Mỹ. Thuật ngữ này trở nên phổ biến trong những thập kỉ gần đây bởi tính phổ biến
và ảnh hưởng của chúng.
- Rửa tiền là việc biến đổi thu nhập phi pháp thành tài sản mà các
cơ quan công quyền không thể truy ra nguồn gốc phi pháp ấy. Rửa tiền không phải
là một hiện tượng mới. Theo nhiều sử gia, thương nhân Trung Quốc đã biết “rửa
tiền” hơn ba ngàn năm trước để tránh thuế của triều đình. Tuy nhiên, hoạt động
này đã bùng nổ với toàn cầu hóa, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và xã
hội, đặc biệt ở các nước đang phát triển hoặc chuyển tiếp. Tổ chức chống rửa tiền
quốc tế (Finance Action Task Force) đã định nghĩa hoạt động của rửa tiền là:
+ Việc giúp đỡ đối tượng phạm pháp lẩn tránh sự trừng phạt của
pháp luật;
+ Việc cố ý che giấu nguồn gốc, bản chất, việc cất giấu, di chuyển
hay chuyển quyền sở hữu tài sản phạm pháp;
+ Việc cố ý mua, sở hữu hay sử dụng tài sản phạm pháp.
- Như vậy hiểu một cách khái quát thì rửa tiền là toàn bộ các hoạt
động được tiến hành một cách cố ý nhằm hợp pháp hóa tiền và tài sản có nguồn
gốc từ tội phạm.
2. Đối tượng rửa tiền
- Có thể xếp những người rửa tiền (ngoài các tổ chức khủng bố,
một hiện tượng tương đối mới) làm ba nhóm:
Tác động của việc rửa tiền đối với nền kinh tế Việt Nam 2/27

GVHD: TS.Trương Quang Thông Nhóm thực hiện: Nhóm 10 –TCDN.Đêm 2
+ Những người buôn lậu (ma túy, vũ khí, lao động bất hợp
pháp…).
+ Những người tham nhũng.
+ Những người muốn tránh thuế, nói chung là những người muốn
giữ kín thu nhập thật sự (dù là hợp pháp) của mình.
- Tiền bẩn có thể từ các doanh nghiệp làm ăn công khai, chẳng hạn
khi họ chuyển tiền từ nước này sang nước khác để tránh thuế. Có hai phương pháp
để làm việc này. Một là khai gian giá trị những dịch vụ mà bản chất là hợp pháp.
Hai là khai (như trong hóa đơn) một dịch vụ hoàn toàn không có (kể cả việc lập
công ty ma). Trong các nguồn tiền cần rửa thì có lẽ nguồn kinh doanh là phản ánh
tính toàn cầu hóa nhiều nhất, mà một trong những biểu hiện là việc khai man giá
chuyển giao (transfer price) để thuế của các công ty xuyên quốc gia.
- Tất nhiên, ba nhóm trên không hoàn toàn biệt lập: tham nhũng,
rửa tiền, và kinh doanh bất chính có nhiều chỗ giống nhau, cấu kết với nhau, và
tiếp sức cho nhau. Ví dụ, tham nhũng thì cần có người để rửa tiền hối lộ, người
rửa tiền này có thể là tội phạm chuyên nghiệp, hoặc công ty ma. Ngược lại, tội
phạm và doanh nghiệp cũng thường đút lót các quan chức tham ô để làm ngơ dịch
vụ rửa tiền.
3. Các phương thức rửa tiền
- Chẻ tiền: liên quan đến hành vi gửi tiền mặt nhiều lần vào ngân
hàng với số tiền gửi mỗi lần nhỏ hơn mức được yêu cầu phải báo cáo như tại Mỹ
là 10.000USD; tại Croatia: #30.000DEM tại Ba Lan: 10.000Ecu
- Làm sai lệch hoá đơn: trong các giao dịch xuất khẩu và làm giả
thư tín dụng nhập khẩu cũng như tờ khai hải quan cũng có thể che đậy việc chuyển
tiền qua biên giới – thường là tiền buôn lậu ma tuý;
- Buôn lậu trong nước hoặc qua biên giới: những tài sản bị mất cắp
như phương tiện đi lại, đồ cổ v.v.v có thể được mua bán, trao đổi qua biên giới
nhằm thu lợi bất hợp pháp;
- Chuyển tiền giữa các ngân hàng: có thể không thuộc phạm vi báo

cáo nghi vấn rửa tiền; do vậy các nhân viên ngân hàng bị mua chuộc có thể tạo
điều kiện dễ dàng hơn để che đậy việc chuyển những khoản tiền lớn bất hợp pháp
giữa các tài khoản với nhau.
- Các sản phẩm tài chính phát sinh: là chứng từ thay thế cho những
cơ hội mua bán nội bộ (ví dụ như cổ phiếu giả của một công ty bị sáp nhập hoặc
mua lại) có thể được sử dụng để tránh bị phát hiện những thay đổi bất thường về
giá của chứng khoán được niêm yết.
- Thông qua hệ thống tài chính ngân hàng: Bọn tội phạm gửi tiền
dưới mức kiểm soát vào những thời điểm khác nhau, ở nhiều nơi trên thế giới. Sau
Tác động của việc rửa tiền đối với nền kinh tế Việt Nam 3/27
GVHD: TS.Trương Quang Thông Nhóm thực hiện: Nhóm 10 –TCDN.Đêm 2
một thời gian chuyển khoản qua nhiều ngân hàng, chúng có thể rút tiền ở Ngân
hàng của nước thứ ba, thứ tư một cách hợp pháp.
- Rửa tiền thông qua đầu tư nước ngoài: Trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế, các quốc gia đang phát triển tăng cường kêu gọi đầu tư nước
ngoài, tạo hành lang pháp lí thông thoáng cho nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư
trong nước. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động rửa tiền. Chúng mang tiền
vào thuê quyền sử dụng đất, lập nhà xưởng,… Trong quá trình hoạt động, lợi
nhuận được chuyển đến một số địa chỉ theo mong muốn. Một thời gian sau, chúng
tuyên bố phá sản hoặc biến mất, những đồng tiền bẩn đã được khoác vỏ bọc hợp
pháp.
- Lợi dụng các trung tâm giải trí, sòng bạc, xổ số, cá cược: Đây là
những lĩnh vực kinh doanh có tỉ lệ thanh toán tiền mặt cao. Lợi dụng các casino,
sòng bạc này, bọn tội phạm tổ chức đánh bạc, việc thắng thua không quan trọng,
cái chính là sau khi ra khỏi đây, chúng có giấy chứng nhận đã thắng với một
khoản tiền lớn của các ông chủ Casino. Hoặc chúng có thể tìm mua những vé xổ
số, cá cược trúng thưởng có giá trị lớn để chứng minh cho nguồn thu nhập của
mình là hợp pháp.
- Thông qua thị trường chứng khoán: Những đồng tiền bẩn được
dùng để mua cổ phiếu tại thị trường chứng khoán. Sau một thời gian, số cổ phiếu

này được bán lại với giá thấp hơn. Số tiền mà bọn tội phạm nhận được thông qua
hệ thống tài chính nên được xem là hợp pháp.
- Lợi dụng tổ chức tín dụng: Bọn tội phạm gửi tiền vào các quỹ
tiết kiệm hoặc mua trái phiếu, tín phiếu. Sau một thời gian rút dần hoặc mang các
giấy tờ có giá đi cầm cố, thế chấp để vay một khoản tiền nhất định.
- Lợi dụng các hợp đồng thương mại, hóa đơn chứng từ: Thông
qua các hợp đồng, bọn tội phạm khai tăng số lượng hàng hóa trong hóa đơn mua
bán hoặc lợi dụng các công ty kinh doanh hàng hóa thật nhưng không bán hàng
hoặc bán rất ít so với hóa đơn. Những hóa đơn chứng từ đó, chứng minh cho thu
nhập của chúng có được là nhờ hoạt động kinh doanh.
- Thông qua sổ tiết kiệm của người lao động ngụ cư ở nước ngoài:
Bọn tội phạm thường lợi dụng người lao động nước ngoài, cho họ một ít hoa hồng
và yêu cầu họ gửi một số tiền dưới mức kiểm soát của nước đó đến một tài khoản
cụ thể.
- Thông qua các giao dịch xuyên quốc gia: Lợi dụng các yếu tố
địa lí và sự khác nhau về mặt pháp luật, bọn tội phạm vận chuyển tiền qua biên
giới, tạo khoảng cách về địa lí giữa tội phạm gốc và đồng tiền cần tẩy rửa. Từ đó,
chúng tìm cách đưa vào hệ thống tài chính, ngân hàng để rồi có thể rút ra ở nước
thứ ba, thứ tư. ở một số quốc gia, hoạt động rửa tiền chưa được quy định là tội
phạm hình sự nên những hành vi phạm tội của bọn tội phạm ở đó càng gặp ít rủi
ro.
Tác động của việc rửa tiền đối với nền kinh tế Việt Nam 4/27
GVHD: TS.Trương Quang Thông Nhóm thực hiện: Nhóm 10 –TCDN.Đêm 2
- Thông qua lao động bất hợp pháp: Một số quốc gia, các chủ đồn
điền, trang trại thường thuê lao động bất hợp pháp để trốn thuế. Lợi dụng tình
trạng này, bọn tội phạm thường cho họ vay tiền mặt để trả công lao động, sau đó,
họ phải trả lại bằng séc cho bọn chúng.
- Nghiên cứu phương thức, thủ đoạn rửa tiền rất hữu ích đối với
nhà quản lý ngân hàng, giúp nhà ngân hàng hiểu được khách hàng mình có dấu
hiệu nghi vấn không để đưa ra biện pháp phòng ngừa kịp thời. Phương thức, thủ

đoạn rửa tiền được nghiên cứu ở 3 góc độ: không gian, hành vi, công đoạn rửa
tiền.
- Về mặt không gian, phương thức thủ đoạn rửa tiền thể hiện dưới
5 trường hợp:
+ Trường hợp 1: Các nguồn tiền được tẩy rửa và sử dụng ngay
trong nước. Đây là quá trình rửa tiền trong đó số tiền bất hợp pháp được thu,
được rửa cũng như được tái đầu tư qua hệ thống tài chính của nước đó.
+ Trường hợp 2: Lượng tiền “Bẩn” có nguồn gốc trong nước, sau
đó chuyển ra nước ngoài để rửa trong hệ thống tài chính khác và cuối cùng
đem trở lại lưu thông trên thị trường trong nước.
+ Trường hợp 3: Tiền “bẩn” được tạo ra ở nước ngoài, được tẩy
rửa ở đó hay một nước khác và cuối cùng được đầu tư cho các nước đang phát
triển.
+ Trường hợp 4: Số tiền được rửa và rút ra khỏi hệ thống tài chính
của một quốc gia đang phát triển để sử dụng ở nơi khác, không quay lại đầu tư
cho quốc gia đó.
+ Trường hợp 5: Lượng tiền sau khi rửa được chuyển vào một quốc
gia đang phát triển nhưng không phải để đầu tư mà được lưu thông tản mạn,
tiêu thụ khắp nơi’
- Ngày nay có rất nhiều kỹ thuật rửa tiền khác nhau. Sự lựa chọn kỹ thuật rửa tiền
khác nhau tùy thuộc vào các tiêu thức:
+ Môi trường kinh doanh trực tiếp: về nguyên tắc không có giới
hạn cho những khuôn mẫu của việc rửa tiền, nhưng trên thực tế những người
rửa tiền cố gắng lựa chọn cách làm cho lợi nhuận của họ giống với lợi nhuận
của việc kinh doanh thông thường và thuộc thẩm quyền quyết định của họ.
+ Mức độ nghiêm trọng: khối lượng tiền ít được rửa định kỳ sẽ đòi
hỏi kỹ nghệ rửa tiền khác xa so với số tiền lớn.
+ Yêu cầu của luật pháp: những người rửa tiền sẽ cố gắng chuyển
thu nhập bất hợp pháp đến rửa tiền tại những vùng không có quy định về chống
rửa tiền

Tác động của việc rửa tiền đối với nền kinh tế Việt Nam 5/27
GVHD: TS.Trương Quang Thông Nhóm thực hiện: Nhóm 10 –TCDN.Đêm 2
- Hành vi, phương thức, thủ đoạn rửa tiền rất phong phú đa dạng,
gắn liền với khe hở trong hệ thống pháp luật mỗi nước, nhất là pháp luật hình sự,
pháp luật về tài chính, ngân hàng Từ thực tiễn phòng chống rửa tiền của nhiều
nước có thể mô tả phương thức, thủ đoạn tội phạm rửa tiền qua ngân hàng như
sau:
+ Rửa tiền qua các giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt: Đây là
phương thức rửa tiền truyền thống và chủ yếu của bọn tội phạm. Năm 1999,
một quầy đổi tiền ở Pari đã phát hiện hành vi khả nghi của một người Pháp
trong thời gian ngắn đã đổi 1,7 triệu Frăng Pháp sang Mác Đức. Kết quả điều
tra cho thấy, kẻ tình nghi có quan hệ với một nhóm tội phạm buôn bán ma tuý
ở Tây Ban Nha, Đức, Pháp, và đang tìm cách đổi tiền sang Mác Đức để tiêu
thụ.
+ Rửa tiền thông qua việc mua vàng, bạc, kim cương là những tài
sản gọn nhẹ, có giá trị cao, có thể mua đi bán lại ở mọi nơi, mọi thời điểm trên
thế giới. Đây là phương thức rửa tiền được bọn tội phạm sử dụng nhiều nhất do
cách thức đơn giản, dễ thực hiện, nhưng lại dễ bị cơ quan điều tra phát hiện.
+ Rửa tiền thông qua đầu tư vào gửi tiết kiệm, mua tín phiếu, trái
phiếu: Bọn tội phạm sẽ gửi tiết kiệm vào ngân hàng hoặc mua tín phiếu, trái
phiếu làm cho đồng tiền nằm im trong một thời gian phù hợp với quy định
với mỗi nước. Sau đó, người gửi tiền có thể rút ra toàn bộ gốc và lãi hoặc rút
một phần, biến số tiền đó thành tiền hợp pháp.
+ Rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng “ngầm”: Tại một số
nước, hệ thống ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, đắt đỏ mà lại quan liêu. Do
đó, trong cộng đồng những người nước ngoài tại các quốc gia này tồn tại hệ
thống ngân hàng không chính thức gọi là ngân hàng “ngầm”. Hệ thống ngân
hàng ngầm này hoạt động và luân chuyển tài chính như các ngân hàng chính
thức nhưng với chi phí dịch vụ rẻ hơn, bí mật hơn các ngân hàng hợp pháp.
Các ngân hàng ngầm có đại diện ở nhiều nước khác nhau để thực hiện dịch vụ

chuyển tiền từ nước này sang nước khác hoặc từ thành phố này sang thành phố
khác trong cùng một quốc gia. Sự hoạt động của ngân hàng này chủ yếu dựa
trên niềm tin giữa ngân hàng và bạn hàng nên thủ tục giấy tờ gọn nhẹ. Bọn tội
phạm lợi dụng nguyên tắc giữ bí mật của những ngân hàng này đã đem tiền
đến gửi và yêu cầu nhận lại ở một thành phố khác. Những địa chỉ cần nhận tiền
tẩy rửa thông thường là những quốc gia khao khát đầu tư tài chính nhưng ít
quan tâm đến nguồn gốc đồng tiền, việc thanh toán qua ngân hàng chưa phải là
yêu cầu bắt buộc và phổ biến, hệ thống pháp luật về phòng chống rửa tiền chưa
nghiêm
 Như vậy, cho dù ở mức độ thô sơ hay tinh vi thì hoạt động rửa tiền đã lan rộng ra
hầu hết các nước trên thế giới
II. Chu trình của việc rửa tiền
Tác động của việc rửa tiền đối với nền kinh tế Việt Nam 6/27
GVHD: TS.Trương Quang Thông Nhóm thực hiện: Nhóm 10 –TCDN.Đêm 2
1. Công nghệ rửa tiền
- Dù không ít tội phạm đích thân rửa tiền bẩn của mình, một ngành
“công nghiệp” rửa tiền đã xuất hiện để phục vụ những cá thể có tiền bẩn. Đội ngũ
của ngành này, chủ chốt là những người rửa tiền chuyên nghiệp, ngày càng được
tăng cường với nhiều luật sư cao giá, người giao dịch chứng khoán, mua bán bất
động sản, cố vấn thuế vụ, kế toán Thật vậy, có lẽ biến tướng nổi bật nhất của bộ
máy rửa tiền là càng ngày nó càng xâm nhập sâu vào nhiều lĩnh vực kinh doanh,
ngành nghề tương đối có uy tín trong xã hội (như các ngân hàng lớn, hiệp hội thể
thao, cơ sở văn hóa, thậm chí các cơ quan từ thiện.
- Từ thập kỷ 1990, công nghiệp rửa tiền lại được thêm nhiều biến
đổi do các thay đổi về thể chế và chính sách tài chính cũng như những tiến bộ về
công nghệ.
+ Thứ nhất, hầu hết mọi quốc gia đều nới lỏng kiểm soát ngoại hối,
nhất là từ đầu thập kỷ 1990. Ở nhiều nước, việc đổi nội tệ ra ngoại tệ, và ngược
lại, là hoàn toàn tự do. Lượng tiền hoán đổi hàng ngày đã tăng từ 590 tỷ USD
năm 1989 lên 1.880 tỷ năm 2004. Đi xa hơn, nhiều quốc gia đã chính thức sử

dụng chung một thứ tiền (trường hợp đồng euro), hoặc công nhận USD hay
euro như là nội tệ bán chính thức của họ. Một số công cụ tài chính mới (như
các loại hợp đồng chứng khoán), đôi khi rất phức tạp, đã xuất hiện. Nhờ thế,
một lượng tiền (sạch hay bẩn) khổng lồ có thể được chuyển từ nước này sang
nước khác trong nháy mắt, ngoài tầm kiểm soát của cơ quan công lực.
+ Thứ hai, tiến độ mở cửa kinh tế ở hầu hết các nước đã tăng vọt,
nhất là từ 10-15 năm gần đây. Các thị trường tài chính (đặc biệt là vốn) trở nên
thông thoáng hơn. Số lượng tiền lưu hành toàn cầu đã tăng gấp ba (từ 6.800 tỷ
USD năm 1990 lên đến 19.900 tỷ USD năm 2005), mức độ phức tạp cũng tăng
lên. Hiển nhiên, càng nhiều loại hình dịch vụ tài chính thì càng lắm cơ hội và
cách thức để chuyển tiền phi pháp, hoặc đưa tiền bẩn vào luồng tiền sạch.
+ Thứ ba, cạnh tranh thu hút vốn ngày càng kịch liệt giữa các nước,
các công ty phát hành chứng khoán, các ngân hàng và các loại định chế tài
chính trung gian khác. Đây cũng là sự kiện làm những người rửa tiền thích thú
vì họ biết rằng sớm muộn gì cũng có ngân hàng, hay các công ty chứng khoán,
sẵn sàng nhận tiền của họ mà không cần biết nguồn gốc tiền ấy.
+ Thứ tư, là tác động của cuộc cách mạng thông tin. Ở rất nhiều
nước, ngân hàng là lĩnh vực đưa tiến bộ công nghệ thông tin vào ứng dụng sớm
và nhanh nhất. Những thành quả của cuộc cách mạng thông tin đã được những
người rửa tiền lợi dụng triệt để, trong khi đó, ở lĩnh vực này, các cơ quan công
lực tỏ ra chậm chạp hơn nhiều, nhất là khi họ cần phối hợp giữa nhiều địa
phương hay xuyên quốc gia.
Tác động của việc rửa tiền đối với nền kinh tế Việt Nam 7/27
GVHD: TS.Trương Quang Thông Nhóm thực hiện: Nhóm 10 –TCDN.Đêm 2
+ Cuối cùng, phải kể đến những lối rửa tiền mới, sử dụng internet.
Những trang web “đen” như trang cờ bạc, cá cược thường được dùng để rửa
tiền vì các cơ quan công lực khó có thể truy ra tiền ấy từ đâu đến và vào tay ai
2. Chu trình của việc rửa tiền
- Việc rửa tiền càng ngày càng xâm nhập sâu vào nhiều lĩnh vực kinh doanh, ngành
nghề tương đối có uy tín trong xã hội (như các ngân hàng lớn, hiệp hội thể thao,

cơ sở văn hóa, thậm chí các cơ quan từ thiện). Qua đó, cách thức rửa tiền ngày
càng tinh vi, đa dạng và quy mô hơn.
- Việc rửa tiền thường được tiến hành theo một chu trình cơ bản bao gồm 3 giai
đoạn: phân phối, dàn trải, hội nhập.
+ Giai đoạn phân phối (placement): Phân phối nguồn tiền từ các hoạt
động phi pháp vào các định chế tài chính mà không bị phát hiện bởi các cơ
quan luật pháp. Đưa tiền bất hợp pháp vào lưu chuyển trong hệ thống kinh tế
tài chính, gọi tắt là “gài đặt”, “gửi tiền”. Đây là thao tác đầu tiên của hoạt động
rửa tiền nhằm chuyển đổi các khoản tiền do phạm tội mà có sang các hình thức
hợp pháp khác. Các tội phạm rửa tiền thực hiện đầu tư phân tán bằng cách chia
các khoản “tiền bẩn” thành nhiều khoản tiền nhỏ dưới mức quy định và đưa
vào các chu trình kinh tế tài chính. Giai đoạn này được coi là khó khăn nhất
đối với bọn tội phạm vì tiền và tài sản có được là bất hợp pháp và đang được
cơ quan điều tra theo dõi, hơn thế nữa nhà nước và các cơ quan đặt ra nhiều
quy chế để đón “lõng” bọn tội phạm rửa tiền, ví dụ như quy định lượng tiền
mặt được đưa qua biên giới, được phép thanh toán, các quy định về khai báo
ngân hàng.
+ Giai đoạn dàn trải (layering): Tiền được chuyển từ tổ chức tài chính này
sang tổ chức tài chính khác để che giấu nguồn gốc và chủ sở hữu của tiền.
Thực chất đây là quy trình tạo ra một chuỗi các giao dịch nhằm mục đích che
đậy các nguồn tiền từ các hoạt động phi pháp và làm cho chúng ngày càng xa
nguồn gốc ban đầu. Trong công đoạn này, hàng ngàn thao tác nghiệp vụ được
thực hiện làm cho đồng tiền chuyển dịch khắp nơi, quay vòng nhiều lần để xoá
đi dấu vết tội phạm, cắt đứt một cách giả tạo mối liên hệ giữa tài sản và tổ chức
tội phạm. Quốc gia nào có hệ thống luật doanh nghiệp càng thông thoáng càng
dễ bị lợi dụng thông qua việc thành lập công ty ma. Ngoài ra, các giao dịch tài
chính tinh vi như tham gia vào thị trường tài chính thứ cấp gắn liền với việc sử
dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến như Internet Banking cũng gây khó khăn
cho hoạt động điều tra
+ Giai đoạn hội nhập (integration): Tiền được đầu tư vào những hoạt động

kinh doanh hợp pháp. Đây là lúc bọn tội phạm sử dụng tiền, tài sản đã được tẩy
rửa để đầu tư một cách hợp pháp vào hoạt động sản xuất kinh doanh dưới các
hình thức như vốn đầu tư cho các doanh nghiệp, các khoản vay cá nhân, cổ
phiếu, tín phiếu, bất động sản Việc đầu tư vào các doanh nghiệp sản xuất kinh
Tác động của việc rửa tiền đối với nền kinh tế Việt Nam 8/27
GVHD: TS.Trương Quang Thông Nhóm thực hiện: Nhóm 10 –TCDN.Đêm 2
doanh sẽ làm gia tăng giá trị đồng tiền phạm tội, trộn lẫn đồng tiền hợp pháp
và bất hợp pháp, đây cũng là công đoạn khó khăn để có thể xác định hành vi
cấu thành tội phạm
3. Mô hình của việc rửa tiền
- Chu trình của việc rửa tiền được thể hiện khái quát bằng các mô hình sau:
 Rửa tiền không chỉ là vấn đề của các thị trường tài chính hàng đầu thế giới mà
ngay cả các quốc gia đang trong quá trình hội nhập vào hệ thống tài chính quốc tế
cũng không tránh khỏi. Khi các thị trường mới nổi mở cửa nền kinh tế và lĩnh vực
tài chính thì họ cũng trở thành mục tiêu của các hoạt động rửa tiền. Đặc biệt là khi
có sự nỗ lực của các cơ quan chức năng tại các thị trường, trung tâm tiền tệ hàng
Tác động của việc rửa tiền đối với nền kinh tế Việt Nam 9/27
GVHD: TS.Trương Quang Thông Nhóm thực hiện: Nhóm 10 –TCDN.Đêm 2
đầu thế giới chống lại các hoạt động rửa tiền thì những kẻ rửa tiền lại có thêm
động cơ để chuyển những hoạt động rửa tiền sang các quốc gia mới nổi
PHẦN II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆC RỬA TIỀN ĐỐI
VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
I. Ảnh hưởng của việc rửa tiền đối với các ngân hàng và nền kinh tế:
1. Đối với các ngân hàng:
- Hậu quả của việc chấp nhận và đưa vào lưu thông các khoản tiền bất hợp pháp vào
hệ thống ngân hàng và nhờ đó biến những khoản tiền bất hợp pháp của các tổ chức
tội phạm trong và ngoài nước thành tiền, tài sản hợp pháp sẽ tiềm ẩn nguy cơ rủi
ro lớn cho từng ngân hàng và cả hệ thống ngân hàng quốc gia cũng như sự ổn định
của nền kinh tế vì một số lý do sau:
+ Bản thân các ngân hàng cũng biết sự bất hợp pháp của nguồn tiền gửi

vào ngân hàng mình hoặc mình được nhận nhưng vì mục đích lợi nhuận là tối
thượng nên sẽ dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân
hàng và tổ chức tài chính trong nền kinh tế do có được những nguồn vốn bất
hợp pháp với giá rẻ thậm chí có thỏa thuận ăn chia với các cá nhân, tổ chức tội
phạm muốn rửa tiền.
+ Thông qua việc rửa tiền sẽ chuyển một khối lượng vốn lớn có nguồn
vốn bất hợp pháp từ nước ngoài vào trong nước sẽ có nguy cơ làm khuynh đảo
nền kinh tế, gây mất ổnđịnh trong toàn bộ nền kinh tế nhất là khi các tổ chức
tội phạm sau khi tiến hành đầu tư tiền đã được sạch hoá tại Việt Nam sẽ rút đi
hàng loạt như hiện tượng tháo chạy đã từng xảy ra ở Thái Lan trong cuộc
khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông Nam Á năm 1997.
Tác động của việc rửa tiền đối với nền kinh tế Việt Nam 10/27
GVHD: TS.Trương Quang Thông Nhóm thực hiện: Nhóm 10 –TCDN.Đêm 2
+ Ngoài ra, với việc giúp rửa sạch những nguồn tiền bất hợp pháp trong
và ngoài nước, các ngân hàng sẽ giúp các tổ chức tội phạm có điều kiện thâu
tóm một cách hợp pháp các công ty kinh doanh trong nước kể cả các ngân
hàng và biến chúng thành những công cụ rửa tiền.
2. Đối với nền kinh tế:
- Khách quan nhìn từ quan điểm phân bố nguồn lực (tạm gác qua một bên những
phán đoán đạo lý và pháp luật), một số nhà kinh tế cực đoan cho rằng không có
tiền nào là bẩn, tiền nào là sạch. Theo họ, “rửa tiền” chỉ là phản ứng “hợp lý” của
mọi “cá thể kinh tế”: không ai muốn trả thuế và ai cũng muốn vận dụng tài sản của
mình vào những hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận nhất. Như vậy, tiền bẩn, theo
họ, đã giúp phát triển kinh tế.
- Song, ngay trên cơ sở thuần lý thuyết, ý kiến này là hoàn toàn sai lầm. Tự bản chất
của nó, sự phân bố tài nguyên do rửa tiền không chỉ theo tín hiệu lợi nhuận, mà
phần lớn là để trốn tránh luật pháp. Hoạt động rửa tiền vừa lãng phí nguồn lực
kinh tế của xã hội (vào các hoạt động tội phạm sinh ra tiền bẩn, thay vì vào các
hoạt động sản xuất thật sự hữu ích), vừa bóp méo sự phân bố các nguồn lực ấy.
- Ngoài những ảnh hưởng về phân bố tài nguyên, luồng tiền bẩn cũng sẽ làm sai

lệch các thống kê kinh tế. Ngoài ra, ảnh hưởng của mỗi loại tiền bẩn có khác nhau
(chẳng hạn tiền bẩn do tham nhũng có ảnh huởng khác tiền bẩn do buôn lậu).
Thiếu những con số chính xác, tất nhiên là chính sách kinh tế (nhất là về tiền tệ,
như việc điều chỉnh lãi suất) sẽ không thể đúng liều lượng và hữu hiệu được.
- Tiền bẩn và hoạt động rửa tiền cũng ảnh hưởng sâu sắc đến phân bố thu nhập (tạo
bất công) và làm chao đảo sự tín nhiệm của xã hội vào các thị trường tài chính.
Nhìn từ quan điểm tăng trưởng vĩ mô, có thể đây là tai hại nguy hiểm nhất
- Loại hình tội phạm này có tác động, ảnh hưởng tiêu cực bao trùm lên nhiều lĩnh
vực của đời sống như kinh tế xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng và từ lâu đã
vươn những chiếc vòi bạch tuộc của chúng ra ngoài biên giới các quốc gia. Ảnh
hưởng của nó đến nền kinh tế vĩ mô như sau:
+ Sự lưu chuyển các luồng tiền trong thế giới ngầm gây ra những
đột biến trong cầu tiền tệ và bất ổn định lãi suất và tỷ giá hối đoái
+ Hoạt động kinh tế ngầm tác động xấu đến hướng đầu tư, chuyển
từ các khoản đầu tư cẩn trọng sang đầu tư rủi ro cao làm giảm tốc độ tăng
trưởng kinh tế.
+ Hoạt động rửa tiền làm giảm tính hiệu quả của các công cụ tiền
tệ của chính phủ, kích thích các hành vi tội phạm kinh tế như trốn thuế, thâm ô,
mua bán nội gián, gian lận thương mại, tăng tính bất ổn của nền kinh tế.
+ Các giao dịch ngầm làm suy giảm hiệu quả kinh tế của các giao
dịch hợp pháp, gây mất lòng tin đối với thị trường.
Tác động của việc rửa tiền đối với nền kinh tế Việt Nam 11/27
GVHD: TS.Trương Quang Thông Nhóm thực hiện: Nhóm 10 –TCDN.Đêm 2
+ Hệ thống ngân hàng tài chính bị suy yếu, thậm chí có thể bị thao
túng bởi các băng nhóm tội phạm.
+ Các con số thống kê bị bóp méo, gây khó khăn cho việc hoạch
định chính sách và giảm hiệu quả điều tiết của chính phủ.
+ Do qui mô của hoạt động kinh tế ngầm và rửa tiền, các nhà hoạch
định chính sách phải chú ý đến hoạt động này cho dù khó có thể định lượng
được.

+ Ảnh hưởng đến phân phối thu nhập quốc dân: các hoạt động phi
pháp sẽ hướng thu nhập từ người tiết kiệm cao sang ít tiết kiệm, hoặc từ những
khoản đầu tư cẩn trọng sang những khoản đầu tư rủi ro hơn hoặc chất lượng
thấp hơn gây ảnh hưởng xấu đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ví dụ các nhà kinh
tế phát hiện ra rằng, nguồn tiền có được từ trốn thuế có xu hướng được dùng
vào những khoản đầu tư rủi ro hơn nhưng có lợi nhuận cao hơn trong nhóm các
doanh nghiệp vừa và nhỏ và đây cũng là nơi phổ biến việc trốn thuế. Gian lận,
tham ô, biển thủ và mua bán nội gián thường phổ biến trong các doanh nghiệp
và thị trường đang tăng trưởng và có lợi nhuận. Ngoài ra, các giao dịch bất hợp
pháp có thể còn làm xấu đi hình ảnh của một quốc gia. Ví dụ một số giao dịch
liên quan đến đối tác nước ngoài – cho dù hoàn toàn hợp pháp – cũng bị cảnh
báo là không đáng mong đợi vì có thể liên quan đến hoạt động rửa tiền.
+ Tổng tài sản “sạch hoá” hàng năm ở các nước có thể lớn hơn
GDP của quốc gia đó làm tăng nguy cơ mất ổn định, vận động không hiệu quả
về kinh tế.
- Nguy cơ do rửa tiền tạo ra là rất lớn , tác động của rửa tiền đến nền kinh tế, tài
chính là không nhỏ, nó phá vở sự ổn định của nền kinh tế tạo ra rất nhiều tiềm ẩn
với hậu quả vô cùng to lớn không riêng cho một tổ chức riêng lẻ nào mà cho cả hệ
thống kinh tế, tài chính nước nhà. Lúc này, hơn lúc nào hết không thể không quan
tâm mà phải bắt đầu quá trình hợp tác trong việc phòng chống các hành vi rửa tiền
nhất là thông qua hệ thống tài chính - ngân hàng. Quyết định số 226/2002/QĐ-
NHNN ngày 26.3.2002 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Qui chế hoạt
động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cũng có qui định tại
khoản 2 Điều 26 - Nghĩa vụ của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán “Từ chối
thực hiện giao dịch thanh toán đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp”và
các Quyết định khác liên quan đến hành vi rửa tiền được ban hành trong suốt thời
gian qua đã thể hiện mối quan tâm của chúng ta vì nền kinh tế, tài chính trong sạch
và mạnh
3. Những ảnh hưởng bất lợi đối với các nước đang phát triển
- Làm tăng tội phạm và tham nhũng: Việc rửa tiền thành công sẽ giúp cho các hoạt

động phạm tội có thể sinh lợi, đem lại phần thưởng cho tội phạm. Vì vậy, chừng
nào một nước còn được coi là nơi ẩn náo an toàn cho hoạt động rửa tiền thi khi đó
Tác động của việc rửa tiền đối với nền kinh tế Việt Nam 12/27
GVHD: TS.Trương Quang Thông Nhóm thực hiện: Nhóm 10 –TCDN.Đêm 2
còn có nhiều khả năng nước đó có sức lôi cuốn tội phạm và thúc đầy tham nhũng.
Nếu hoạt động rửa tiền phổ biến ở một nước thì sẽ tạo ra nhiều tội phạm và tham
nhũng hơn
- Những hậu quả đối với quốc tế và đầu tư nước ngoài: Chỉ riêng tai tiếng về một
nơi ẩn náo an toàn cho rửa tiền và tài trợ cho khủng bố cũng đã có thể gây ra
những hậu quả bất lợi đáng kể cho sự phát triển của một đất nước. Các tổ chức tài
chính nước ngoài có thể hạn chế các giao dịch của mình với những tổ chức đó,
buộc những giao dịch như vậy phải qua những kiểm soát gắt gao hơn, khiến cho
chúng thêm tốn kém hoặc chấm dứt hoàn toàn các mối quan hệ giao dịch hay vay
mượn
- Làm suy yếu các tổ chức tài chính: Rửa tiền có thể gây nguy hại cho theo nhiều
cách cho sự lạnh mạnh của khu vực tài chính của một đất nước cũng như cho sự
ổn định của từng tổ chức tài chính nói chung và các tổ chức ngân hàng nói riêng.
Những hậu quả đó cụ thể như sau:
• Mất đi hoạt động kinh doanh sinh lợi
• Những vấn đề về tính thanh khoản do việc rút tiền gây ra
• Cắt đứt các cơ sở ngân hàng đại lý
• Các chi phí điều tra và tiền phạt
• Thu giữ tài sản
• Tổn thất cho vay và giảm giá trị cổ phiếu của các tổ chức tài chính
- Nền kinh tế và khu vực tư nhân bị tổn thương: Những kẻ rửa tiền khét tiếng
thường sử dụng các “công ty bình phong” là các doanh nghiệp có vẻ bề ngoài hợp
pháp và tham gia vào hoạt động kinh doanh hợp pháp. Những công ty bình phong
này hòa trộn các quỹ phi pháp với các quỹ hợp pháp để che dấu những khoản tiền
bất chính, do vậy các doanh nghiệp hợp pháp sẽ khó cạnh tranh với những công ty
bình phong này .

- Những nổ lực tư nhân hóa bị tổn hại: Những kẻ rửa tiền là những đe dọa đối với
những nổ lực cải tổ của nền kinh tế thông qua tư nhân hóa của nhiều nước. Những
tổ chức tội phạm có khả năng trả giá cao hơn so với những người đấu thầu chính
đáng của những doanh nghiệp nhà nước trước đây. Khi những khoản tiền bất
chính đầu tư theo cách này, những kẻ phạm tội sẽ tăng được tiềm năng của chúng
để thực hiện nhiều hoạt động phạm tội hơn và tham nhũng nhiều hơn, cũng như
tước đoạt của đất nước những khoản tiền thuế hợp pháp từ các doanh nghiệp
II. Thực trạng của việc rửa tiền và các hoạt động phòng chống rửa tiền trên
thế giới
1. Thực trạng của việc rửa tiền trên Thế giới
Tác động của việc rửa tiền đối với nền kinh tế Việt Nam 13/27
GVHD: TS.Trương Quang Thông Nhóm thực hiện: Nhóm 10 –TCDN.Đêm 2
- Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế – chủ yếu trong thập niên 1980, qui mô của
nền kinh tế ngầm tại một số quốc gia so với GDP như sau: Australia: 412%; Đức:
211%; Ý: 1.033%; Nhật Bản: 415%; Anh: 115% và Mỹ: 433%.
- Và theo Financial Times (ngày 18.10.1994), số tiền được tẩy rửa hàng năm trên
thế giới khoảng 500 tỉ đô la Mỹ và hiện nay qui mô số tiền “bẩn” được tẩy rửa
hàng năm đã lên tới trên dưới 1.000 tỉ USD.
- Bản báo cáo điều tra về tội phạm kinh tế quốc tế năm 2003 của Pricewaterhouse
Coopers (PWC) dựa trên 3.600 cuộc phỏng vấn tiến hành tại 50 quốc gia trên thế
giới cho thấy, tội phạm kinh tế đang tăng mạnh. Cứ 3 DN được hỏi, có một DN là
nạn nhân của tội phạm kinh tế.
- Báo cáo cũng cho thấy công ty càng lớn, khả năng bị tội phạm kinh tế "thăm
viếng" càng cao, không có lĩnh vực nào là an toàn trước các loại tội phạm kinh tế.
Nhưng rủi ro cao nhất rơi vào lĩnh vực tài chính như ngành ngân hàng và bảo
hiểm. Theo số liệu thống kê năm 2001, cứ 6 ngân hàng thì có một ngân hàng
không thể kiểm soát nạn rửa tiền.
- Nguồn tiền bẩn thường đến từ nhiều hoạt động tội phạm. Tuy nhiên, hiện rất khó
để đưa ra con số tổng của hoạt động rửa tiền khi nó diễn ra ngoài số liệu thống kê
kinh tế thông thường. Nhóm hành động Tài chính chống rửa tiền (FATF) và Liên

hợp quốc dự đoán hiện có khoảng 1,5 nghìn tỷ USD bị rửa trên thế giới mỗi năm.
Số tiền trên chiếm 2-5 % GDP của toàn thế giới. Trong đó, có tới 1/2 số tiền trên
được rửa tại thị trường Hoa Kỳ. Hoạt động rửa tiền ngoài khối ngân hàng còn
được thực hiện ở các giao dịch ngoại hối, môi giới chứng khoán và kinh doanh
chứng khoán, buôn bán kim loại quý hiếm.
- Một nguồn tin của Hãng tin Reuters (được báo Tuổi Trẻ đưa lại) chỉ ra rằng, hàng
năm trên thế giới có gần 150.000 công ty bình phong (công ty ma) được thành lập
trên khắp thế giới. Tiền bẩn được chuyển qua các công ty này và đến hơn 60
"thiên đường tài chính" lên đến hàng tỷ USD. Theo Tổ chức phi chính phủ Oxfam,
số tiền này nhiều gấp sáu lần chi phí cần cho giáo dục cơ bản ở những nước đang
phát triển và nhiều gấp ba lần chi phí dành cho chăm sóc sức khỏe cơ bản.
- Trong những năm 1970 người ta chỉ thấy có 25 quốc gia được xem là "thiên
đường tài chính", thì hiện nay con số này đã vọt lên đến 63 và khoảng phân nửa
trong số đó là những quốc gia hoặc lãnh thổ nằm dưới quyền bảo hộ của Anh hoặc
là các quốc gia thuộc địa cũ. Chỉ riêng ở Anh, số tiền bị chảy máu ra ngoài dao
động ở mức 36-123 tỷ euro.
- Vào tháng 9-2004 hệ thống thế giới vì công bằng tài chính thành lập vào năm
2003 bởi các nhà kinh tế và chuyên gia thuế lưu tâm đến chuyện chảy máu tài
chính, đã thành lập một ban thư ký quốc tế tại London. Ban thư ký này đã chính
thức phối hợp với tổ chức LHQ và các cơ quan quốc tế khác để chống lại tình
trạng chảy máu tài chính.
2. Các hoạt động phòng chống việc rửa tiền trên thế giới
Tác động của việc rửa tiền đối với nền kinh tế Việt Nam 14/27
GVHD: TS.Trương Quang Thông Nhóm thực hiện: Nhóm 10 –TCDN.Đêm 2
2.1. Các luật phòng chống rửa tiền trên thế giới
a) Luật phòng, chống rửa tiền ở Mỹ
- Mỹ là nước có hệ thống luật pháp về phòng, chống rửa tiền toàn diện và nghiêm
khắc nhất trên thế giới mà tất cả các định chế tài chính và nhân viên của họ đều
phải tuân theo.
- Một trong những đạo luật quan trọng nhất liên quan đến phòng, chống rửa tiền là

Luật bí mật ngân hàng (BSA) năm 1970 và những quy tắc của nó. Mục đích của
BSA là tạo ra một văn bản pháp lý tạo điều kiện điều tra tội phạm rửa tiền, trốn
thuế… bằng cách yêu cầu các tổ chức tài chính phải lưu giữ những chứng từ liên
quan đến giao dịch trên 10.000 USD. Sau đó luật được sửa đổi cho phép Chính
phủ và các cơ quan chức năng có thể hạ thấp mức chuẩn 10.000 USD trong các
cuộc điều tra.
- Một số luật quan trọng khác trong việc phòng, chống rửa tiền tại Mỹ gồm Luật
quản lý toàn diện tội phạm năm 1984, Luật quản lý rửa tiền năm 1986, Luật chống
sử dụng ma tuý năm 1988, Luật chống rửa tiền Annunzio-Wylie năm 1992. Những
luật và quy định về phòng, chống rửa tiền tại Mỹ luôn được bổ sung, sửa chữa cho
phù hợp với những thay đổi của tội phạm rửa tiền.
b) Luật phòng chống rửa tiền tại Anh
- Tại Anh, các định chế tài chính cũng hoạt động theo những quy định về phòng,
chống rửa tiền tương tự như tại Mỹ. Tháng 12/1990, nước Anh ban hành một loạt
văn bản hướng dẫn các ngân hàng trong việc phát hiện và chấm dứt các hoạt động
rửa tiền, trong đó tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ của ngân hàng trong việc
cảnh báo cho các cơ quan quyền lực những hoạt động và giao dịch đáng ngờ. Các
hướng dẫn này được xây dựng bởi Ngân hàng Trung ương Anh và các ngân hàng
thương mại với sự phối hợp, tham gia của Cơ quan tình báo quốc gia, hải quan,
cảnh sát. Theo đó, ngân hàng phải đích thân nhận dạng tất cả các khách hàng bằng
mọi cách có thể, kể cả bằng cách gặp mặt trực tiếp. Hướng dẫn cũng chỉ rõ các
cách thức xác nhận thông tin cá nhân, trong đó hộ chiếu là hình thức được ưu tiên,
ngoài ra các hình thức khác cũng được chấp nhận như thẻ nhân viên, bằng lái xe…
Hơn nữa, các ngân hàng phải lưu giữ tất cả các chứng từ giao dịch trong 6 năm để
phục vụ điều tra.
- Cũng giống như tại Mỹ, việc không tuân theo những hướng dẫn và các luật, quy
định sẽ dẫn tới những trách nhiệm pháp lý. Những trách nhiệm pháp lý dân sự có
thể nảy sinh nếu vi phạm những quy định về sự bảo mật của khách hàng. Hướng
dẫn tại Anh chỉ ra rằng các nhân viên của các định chế tài chính phải hợp tác một
cách toàn diện với các cơ quan pháp luật và phải thông báo trước cho các cơ quan

này các giao dịch đáng ngờ. Trong khi các ngân hàng là chủ thể chính, các tổ chức
tài chính khác như công ty bảo hiểm, tổ chức môi giới… cũng phải thực hiện theo
những hướng dẫn này.
Tác động của việc rửa tiền đối với nền kinh tế Việt Nam 15/27
GVHD: TS.Trương Quang Thông Nhóm thực hiện: Nhóm 10 –TCDN.Đêm 2
- Những quy định, luật lệ khác liên quan đến phòng, chống rửa tiền tại Anh bao
gồm Luật chống buôn bán ma tuý năm 1986, Luật phòng, chống khủng bố năm
1987, Luật hình sự (Hợp tác quốc tế) năm 1990 và Luật hình sự năm 1993. Bộ luật
đầu tiên cho phép cảnh sát có quyền điều tra những tài sản đáng ngờ có liên quan
đến ma tuý, phong toả chúng và khi có chứng cớ sẽ tịch thu những tài sản này.
Luật phòng, chống khủng bố năm 1987 quy định sẽ kết tội những người sử dụng
hoặc sở hữu quỹ khủng bố. Luật hình sự năm 1990 cho phép kết tội những người
che giấu, biển thủ, chuyển nhượng hoặc vận chuyển những tài sản hoặc giúp đỡ
người khác làm việc đó khi biết hoặc nghi ngờ những tài sản do phạm tội buôn
bán ma tuý mà có. Luật hình sự năm 1993 mở rộng quyền lực của toà án trong
việc kết tội rửa tiền như một tội phạm hình sự.
- Hệ thống luật lệ ngân hàng và các hướng dẫn thực hành giám sát của cộng đồng
châu Âu yêu cầu tất cả các nhân viên ngân hàng đều phải nhận biết khách hàng
của họ; đồng thời cải thiện hệ thống lưu giữ chứng từ, ngăn chặn kịp thời những
hành động đáng ngờ và tập huấn các nhân viên để họ tuân theo các luật lệ ngân
hàng một cách chủ động và có thể nhận biết, báo cáo các hành động rửa tiền.
c) Luật phòng, chống rửa tiền ở các nước khác
- Nước úc cũng thực hiện hệ thống báo cáo giao dịch tiền tệ tương tự như tại Mỹ.
Bất kỳ một giao dịch tiền tệ nào tương đương hoặc lớn hơn 10.000 USD đều phải
báo cáo. Những dữ liệu này sau đó được truyền tự động tới Cơ quan báo cáo giao
dịch tiền tệ.
- Tại Nhật, các ngân hàng được yêu cầu phải báo cáo tất cả các giao dịch tiền tệ
trong nước vượt quá 30 triệu Yên và các giao dịch tiền tệ quốc tế vượt quá 5 triệu
Yên. Hơn nữa, trong trường hợp liên quan đến ma tuý, toà án có thể kết án ngân
hàng và các tổ chức tín dụng về tội rửa tiền.

- Các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Myanma, Indonesia, Philippin
đều có các văn bản về chống rửa tiền với những phạm vi và mức độ khác nhau.
Các nước này cũng đã thành lập những cơ quan chuyên trách riêng xử lý vấn đề
liên quan đến phòng, chống rửa tiền như AMLO hay AMLC. Các cơ quan này có
chức năng chủ yếu là thu thập và xử lý thông tin liên quan đến tài sản liên quan
đến buôn bán ma tuý và rửa tiền.
- Những mối đe doạ của hoạt động rửa tiền quốc tế và những dạng khác nhau của
gian lận tài chính đối với sự an toàn của hệ thống ngân hàng.
- Trung Quốc đã đưa ra luật về phòng chống rửa tiền năm 2003. Trong 3 đến 4 năm
gần đây, ngày càng có nhiều quốc gia đưa hoạt động chống rửa tiền vào hệ thống
pháp luật nhưng điều quan trọng hơn cả là xây dựng được một cơ chế phòng
chống rửa tiền. Hiện trên thế giới có 7 Hiệp hội về phòng chống rửa tiền (Bắc Phi,
Nam Phi, Thái Bình Dương, châu Á - TBD, Trung Âu ). Việt Nam là thành viên
của Hiệp hội Phòng chống rửa tiền châu Á - Thái Bình Dương. Hiệp hội này ra đời
năm 1997.
Tác động của việc rửa tiền đối với nền kinh tế Việt Nam 16/27
GVHD: TS.Trương Quang Thông Nhóm thực hiện: Nhóm 10 –TCDN.Đêm 2
2.2. Phòng, chống rửa tiền trên phạm vi toàn quốc
- Một trong những hệ thống luật quốc tế đầu tiên là Uỷ ban Basel về các luật lệ ngân
hàng và các quy tắc thực hành giám sát năm 1988. Hoạt động thông qua Ngân
hàng thanh toán quốc tế, Uỷ ban Basel khuyến khích các ngân hàng đảm trách việc
nhận biết khách hàng, những giao dịch đáng ngờ và phối hợp chặt chẽ với các cơ
quan chức năng. Rất nhiều vấn đề liên quan đã được thảo luận tại hội nghị của
Liên Hiệp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma tuý năm 1988 (còn
gọi là Công ước Viên 1988). Tại hội nghị, Liên Hiệp quốc đã yêu cầu các nước
thành viên phải cho phép các cơ quan chức năng điều tra để chống, ngăn chặn việc
thu lợi nhuận, sở hữu, chuyển nhượng hoặc rửa các khoản tiền thu được từ việc sử
dụng hoặc buôn lậu ma tuý.
- Tổ chức quốc tế quan trọng nhất trong việc phòng, chống rửa tiền là Cơ quan đặc
nhiệm tài chính (FATF) do nhóm G-7 thành lập tại Paris năm 1989. Đó là tổ chức

liên chính phủ nhằm phát triển và khuyến khích các tổ chức cảnh sát trong việc
chống rửa tiền. Việc thành lập tổ chức này xuất phát từ ý tưởng cho rằng hoạt
động rửa tiền là tội phạm kinh tế rất phức tạp, do đó nó không thể được kiểm soát
một cách hiệu quả bởi những phương pháp làm luật thông thường. Kết quả là cần
thiết phải tập hợp các cơ quan chức năng như Ngân hàng Trung ương, Bộ Tài
chính, Cảnh sát… để phòng, chống rửa tiền. Điều đó sẽ tạo ra những giải pháp và
sự phối hợp toàn diện để giải quyết vấn đề phức tạp này. Hiện nay, tổ chức FATF
có khoảng 30 thành viên, chủ yếu là các nước OECD và hai tổ chức quốc tế, đó là
Uỷ ban châu Âu và Hội đồng hợp tác vùng Vịnh.
- Nhiệm vụ đầu tiên của FATF là giúp các nước thành viên ban hành các quy định
về phòng, chống rửa tiền mà mục tiêu cuối cùng là ban hành được luật chống rửa
tiền. Theo hướng này, tháng 4 năm 1990, FAFT đã ban hành 40 gợi ý nhằm tìm
kiếm sự nhất trí giữa các nước trong việc ban hành luật và thống nhất hành động
của các ngân hàng để hạn chế các dòng tiền thu được từ hoạt động buôn bán ma
tuý chuyển qua hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Mặc
dù các gợi ý về luật pháp được đưa ra, nhưng FATF vẫn tiến hành đánh giá việc
thực hiện của các nước thành viên qua việc từng nước đã nỗ lực như thế nào và đã
ban hành được luật mới chưa. Một chức năng khác của FATF là cung cấp các trợ
giúp kỹ thuật cho các tổ chức ngoài nhóm. Theo hướng này, FATF đã làm việc với
FATF Ca ri bê, Hội đồng châu Âu, Tổ chức những người giám sát ngân hàng
ngoài quốc gia, Hiệp hội châu á Thái Bình Dương về rửa tiền (APG) và tổ chức
của Mỹ. Năm 1997, FATF thành lập Uỷ ban đặc biệt về Trung và Đông Âu để
giúp đỡ, phối hợp và trao đổi thông tin giữa Uỷ ban và các nước thuộc khối Trung
Âu trước kia và hiện nay đang trong giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ kế
hoạch tập trung sang kinh tế thị trường.
- Mặc dù không thể khẳng định rằng FATF đã hạn chế được tất cả các giao dịch rửa
tiền trong giao dịch quốc tế, nhưng FATF đã có ảnh hưởng tích cực trong việc tạo
ra thêm những quy tắc và luật lệ quốc tế về phòng, chống rửa tiền. Qua việc đánh
Tác động của việc rửa tiền đối với nền kinh tế Việt Nam 17/27
GVHD: TS.Trương Quang Thông Nhóm thực hiện: Nhóm 10 –TCDN.Đêm 2

giá các nước trong việc phòng, chống rửa tiền, FATF đã yêu cầu các nước thành
viên không chỉ ban hành hệ thống luật pháp, mà còn phải thực hiện các luật đó
một cách nghiêm túc. Hơn nữa, FATF đã tạo ra một diễn đàn hợp tác phòng,
chống rửa tiền trên phạm vi quốc tế và đã thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các hoạt
động phối hợp xuyên quốc gia phòng, chống rửa tiền. Một ví dụ điển hình là sự
phối hợp giữa Mỹ và Côlômbia trong việc điều tra hoạt động rửa tiền của Tập
đoàn Cali vào những năm 90. Cuối cùng, FATF đã đạt được sự phối hợp làm việc
với hệ thống ngân hàng quốc tế và cung cấp những thông tin quan trọng cho các
ngân hàng, ví dụ như cung cấp các báo cáo thường niên về hoạt động rửa tiền.
- FATF cũng đã thành công trong việc biên soạn danh sách những nước và những tổ
chức khủng bố liên quan đến rửa tiền. Mục đích của danh sách đen này là “chỉ tên
và làm xấu hổ” các nước được coi là thiên đường của việc rửa riền. Có tất cả 15
nước nằm trong danh sách đen này, bao gồm Bahamas, Cayman Islands,
Dominica, Panama, Israel, Lebanon, Liechtenstein, Nga, Philippin, Cook Islands,
Marshall Islands, St. Kitts-Nevis, Nauru và Niue. Khi danh sách được công bố,
hàng loạt các ngân hàng đã cắt bỏ quan hệ đại lý với các ngân hàng tại các nước
trong danh sách trên. Mặc dù một mặt, các nước trên đều phản đối danh sách này,
mặt khác, hầu hết họ đều cố gắng ra khỏi danh sách trên bằng cách ban hành hoặc
sửa đổi các luật lệ và quy tắc cho phù hợp với hướng dẫn của FATF, đồng thời
hợp tác quốc tế toàn diện và báo cáo các giao dịch đáng ngờ.
- Nhiệm vụ thiết lập một hệ thống phòng, chống rửa tiền quốc tế hoạt động một
cách hiệu quả là một công việc rất khó khăn. Và hoạt động rửa tiền và tội phạm
quốc tế sẽ không thể biến mất và nó là những nhân tố luôn luôn tồn tại song song
với các ngân hàng mà các ngân hàng phải nỗ lực chiến đấu để giành phần thắng.
Kết quả là, các ngân hàng luôn luôn phải tiếp tục nhận biết khách hàng của mình,
nắm giữ những chương trình kiểm tra nội bộ và luôn luôn phải đề phòng các giao
dịch đáng ngờ
III. Thực trạng của việc rửa tiền và các hoạt động phòng chống rửa tiền ở Việt
Nam
1. Thực trạng của việc rửa tiền ở Việt Nam

- Ở Việt Nam, khi nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường, cùng với xu thế
hội nhập về kinh tế thì tội phạm cũng có chiều hướng gia tăng, với tính chất, mức
độ ngày càng tinh vi hơn. Các hoạt động buôn bán ma túy, buôn lậu, tham nhũng
đã mang lại cho bọn tội phạm một lượng tiền bất chính khổng lồ. Hoạt động tẩy
rửa tiền thường được phát hiện sau khi khởi tố và điều tra các vụ án khác, thông
qua các biện pháp điều tra nghiệp vụ, cán bộ điều tra đã phát hiện ra hoạt động tẩy
rửa tiền của bọn tội phạm (điển hình như vụ án Trương Văn Cam và đồng bọn, vụ
án buôn ma túy của Trịnh Nguyên Thủy).
- Những hoạt động rửa tiền ở Việt Nam đã xuất hiện từ những năm 1990, điển hình
là vụ án bán 32 thư tín dụng (L/C) không với tổng giá trị 304 triệu USD của Lê
Tác động của việc rửa tiền đối với nền kinh tế Việt Nam 18/27
GVHD: TS.Trương Quang Thông Nhóm thực hiện: Nhóm 10 –TCDN.Đêm 2
Giành - giám đốc Ngân hàng cổ phần Nam Thành. Mỗi L/C được thực hiện sẽ
được hưởng 45% giá trị, trong đó lấy ngay là 10% còn 35% sẽ được chuyển vào
một tài khoản nước ngoài và được lấy ra sau 10 năm. Ngoài ra hoạt động rửa tiền
cũng được biết đến qua hiện tượng hàng loạt các công ty trong các khu công
nghiệp, khu chế xuất tại thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng tuyên bố phá sản
hoặc biến mất sau một thời gian ngắn hoạt động. Bọn tội phạm đã lợi dụng chính
sách khuyến khích đầu tư của Việt Nam để thực hiện các hoạt động rửa tiền của
mình. Những khoản tiền thu được qua việc thanh lý tài sản không đủ so với số tiền
đầu tư nhưng được khoác vỏ bọc hợp pháp do đây là tiền có nguồn gốc từ hoạt
động kinh doanh.
- Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội, nhiều nguồn lực
nhưng cũng kéo theo nhiều yếu tố rủi ro và là một mảnh đất mới cho giới tội phạm
rửa tiền. Nhiều lời chào hàng từ phía các công ty tài chính của Mỹ, Thuỵ Sĩ,
Nigiêria… đề nghị các doanh nghiệp phía Việt Nam cung cấp những hợp đồng
khống và thư L/C ký chờ. Nếu phi vụ thành công, phía doanh nghiệp Việt Nam sẽ
được hưởng lợi đến 30-40% giá trị hợp đồng. Một hình thức nữa của việc rửa tiền
đó là việc các cá nhân, tổ chức nước ngoài đề nghị cho các doanh nghiệp Việt
Nam vay những khoản tiền lớn với mức lãi suất ưu đãi trong một thời gian dài với

đảm bảo bằng thư bảo lãnh của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (số liệu trích dẫn
từ “Một số thủ đoạn của bọn tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng” - Hiệp hội ngân
hàng Việt Nam, NXB Lao động)
- Trong thời gian gần đây, qua các vụ án được phá, chúng ta nhận thức rõ hơn về
hoạt động này của giới tội phạm. Điển hình các vụ án Trịnh Nguyên Thuỷ, vụ án
Năm Cam và đồng bọn. Những đồng tiền thu được từ hoạt động sản xuất, buôn
bán ma tuý hay cướp bóc, bảo kê, cho vay nặng lãi, cá độ… đã được rửa thông qua
đầu tư vào các khu sinh thái, nhà hàng, khách sạn, vũ trường, bất động sản, ô tô,
biệt thự… Đảng và Nhà nước ta đang quyết tâm phòng, chống tham nhũng, nhiều
vụ việc tham nhũng lớn, nhiều ông quan tham đã được đưa ra ánh sáng pháp luật.
Khối lượng tài sản xác định được lên tới hàng triệu đô la Mỹ. Một khối lượng tài
sản quá lớn so với thu nhập. Những điều này vẫn tồn tại do cơ chế kiểm soát tài
sản, quản lý bất động sản, các thiết chế tài chính khác của chúng ta còn thiếu và
yếu.
- Một quốc gia với nền kinh tế đang phát triển, hệ thống tư pháp và tài chính ngân
hàng đang trong quá trình hoàn thiện, đại đa số người dân có thói quen thanh toán
tiền mặt, các vấn nạn chưa được kiểm soát một cách có hiệu quả, đó là những
điểm rất dễ bị “lợi dụng” để tội phạm rửa tiền phát triển.
- Trước thực trạng đó, các tổ chức quốc tế đã có những hoạt động rất thiết thực để
hỗ trợ Việt Nam về tài chính và kinh nghiệm để có thể đấu tranh có hiệu quả với
loại tội phạm rửa tiền. Có thể nói nghị định chống rửa tiền được xây dựng lần này
chính là kết quả của sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ Việt Nam và sự hợp tác hỗ
trợ không nhỏ của các tổ chức quốc tế như IMF, WB và ADB. Tuy nhiên việc
Tác động của việc rửa tiền đối với nền kinh tế Việt Nam 19/27
GVHD: TS.Trương Quang Thông Nhóm thực hiện: Nhóm 10 –TCDN.Đêm 2
chống rửa tiền ở Việt Nam hiện nay chưa thật sự hiệu quả bởi vì tội phạm rửa tiền
không giống như các loại tội phạm khác, chống tội phạm rửa tiền là một loại tội
phạm phái sinh, nghĩa là việc đấu tranh chống tội phạm rửa tiền cần được thực
hiện song song với việc đấu tranh với các loại tội phạm nguồn khác, đó chính là
những hành vi phạm tội làm phát sinh các khoản tiền phạm pháp cần được tẩy rửa.

Đây là một trong những đặc thù đối với hoạt động đấu tranh chống tội phạm rửa
tiền.
- Tuy nhiên, “tính thiếu hiệu quả” trong các hoạt động chống rửa tiền tại Việt Nam
cơ bản là do thiếu một khung pháp luật hoàn thiện và một cơ chế kiểm soát đồng
bộ và hiệu quả. Thực tế là hiện nay các qui định về chống tội phạm rửa tiền được
qui định rải rác tại các văn bản khác nhau, các thiết chế có chức năng đấu tranh
chống loại tội phạm này lại chưa có một cơ chế hợp tác và phối hợp hiệu quả và
chuyên trách.
- Bên cạnh đó, Việt Nam đang đối mặt với một làn sóng ngầm rửa tiền từ nước
ngoài chuyển về dưới dạng đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp, thậm chí dưới dạng
kiều hối hoặc "xách tay". Đã có nhiều cá nhân, đường dây được phát hiện, đơn cử
mới đây nhất là vụ phi công của VA bị Úc bắt vì tham gia vào hoạt động rửa tiền
của một tổ chức tội phạm ma túy và rửa tiền quy mô lớn, và
- Việc rửa tiền ngược từ Việt Nam ra nước ngoài được thực hiện dưới nhiều hình
thức tinh vi như chuyển tiền cho người thân đi học, khám chữa bệnh, theo
những nguồn tin tham khảo không chính thống thì số tiền này chủ yếu là do tham
nhũng, và
- Càng ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi và có thể hợp pháp hóa việc rửa tiền như
đầu tư vào BĐS, vàng, chứng khoán mà kênh hiệu quả nhất rất đáng lo ngại là qua
thị trường chứng khoán vì tính giao dịch phức tạp, mua đi bán lại nhanh chóng,
tính hợp pháp hóa tiền cao do việc thu tiền, thanh toán chủ yếu là bằng tiền mặt và
qua các công ty chứng khoán và chưa có nhiều biện pháp quản lý việc rửa tiền qua
kênh này. Có rất nhiều nguồn tin không chính thống về vấn đề này, 360 Kinhte
không khẳng định nhưng cũng rất quan ngại về hoạt động không lành mạnh và bền
vững của TTCK VN trong thời gian qua. Thử hình dung xem nếu dưới danh nghĩa
là một nhà đầu tư CK ở nước ngoài hoặc ở VN bạn có 1 triệu USD bẩn, bạn bơm
thẳng vào TTCK VN, liên tục mua đi bán lại, sau một thời gian cho dù VN-Index
như hiện tại bạn vẫn có thể tự do xả hàng và rút ra được một số tiền rất sạch
- Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã từng đưa ra cảnh báo: Việt Nam đang trở thành
mục tiêu của hoạt động rửa tiền vì hệ thống thanh tra, giám sát, hệ thống kế toán và tìm

hiểu khách hàng của các ngân hàng còn kém phát triển; mức độ sử dụng tiền mặt và các
luồng chuyển tiền không chính thức khá lớn khiến cho việc kiểm soát các giao dịch,
thanh toán trở nên khó khăn. Để phòng chống có hiệu quả loại tội phạm mới và phức tạp
này, cần có sự nhận diện đúng về loại tội phạm này, về các hoạt động kinh tế có khả năng
bị lợi dụng và phải xác định định hướng cũng như các giải pháp phù hợp.
2. Các nguyên nhân dẫn đến việc rửa tiền
Tác động của việc rửa tiền đối với nền kinh tế Việt Nam 20/27
GVHD: TS.Trương Quang Thông Nhóm thực hiện: Nhóm 10 –TCDN.Đêm 2
a. Các ngân hàng chưa quan tâm đến nguồn gốc tiền gửi:
- Vấn đề tiền “sạch” và “bẩn” vốn không được các nước đang phát triển chú trọng vì các
quốc gia này muốn hy sinh an ninh kinh tế, tài chính của mình để có được nguồn vốn từ
nước ngoài cho dù có nguồn gốc bất hợp pháp và chứa đựng nguy cơ bất ổn định nền
kinh tế. Các khoản tiền có nguồn gốc bất hợp pháp trong nước hoặc từ nước ngoài khi
đầu tư vào hệ thống ngân hàng thông qua hoạt động gửi tiền, mua chứng chỉ tiền gửi, trái
phiếu, tín phiếu, cổ phiếu v.v.v có vẻ như là những khoản tiết kiệm, đầu tư bình thường
nhưng ít ai ngờ rằng chúng cũng có thể làm xấu đi hình ảnh của ngân hàng, tác động xấu
đến tình hình cạnh tranh và giá cả kinh doanh của các ngân hàng trong nền kinh tế đặc
biệt khi các tổ chức, cá nhân sử dụng các nguồn tiền có nguồn gốc tội phạm để khống chế
hoạt động của các ngân hàng thông qua việc mua cổ phần của các ngân hàng. Một điểm
yếu của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay trong quá trình chống việc tẩy rửa
tiền là các ngân hàng thương mại (không kể các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước) hiện
nay đang trong quá trình thực hiện việc bổ sung vốn theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà
nước trong chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Do vậy nguy cơ các ngân hàng
TMCP dễ dàng chấp nhận việc góp vốn của bất kỳ ai mà không quan tâm đến nguồn gốc
của các khoản vốn đó.
- Một điểm cần lưu ý là hiện nay các ngân hàng đang cạnh tranh nhau huy động vốn tiền
gửi từ cá nhân, doanh nghiệp và thậm chí còn sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để
chiêu dụ khách hàng gửi tiền vào ngân hàng do đó sẽ tạo ra một tâm lý không quan tâm
đến nguồn gốc của các khoản tiền gửi vào ngân hàng cùa mình. Một ngân hàng có lẽ sẽ
rất vui mừng khi nhận được một lượng tiền gửi lớn từ công chúng với một mức lãi suất

huy động thấp hơn những đối thủ cạnh tranh khác – chúng ta cần lưu ý rằng khi cá nhân
hoặc tổ chức có tiền bất hợp pháp họ sẽ sẵn sàng đầu tư vào cả những nơi không sinh lợi
cho chúng nhưng có hiệu quả là làm cho tiền “bẩn” của chúng được biến thành tiền
“sạch”. Do đó cũng có thể xảy ra tình trạng trong các cuộc đấu thầu mua tài sản, cổ phần
hóa doanh nghiệp nhà nước v.v Các tổ chức này sẵn sàng trả giá cao hơn nhiều so với
các doanh nghiệp hợp pháp khác để được thắng thầu.
- Do đó khi tiếp nhận những nguồn tiền bất hợp pháp từ trong hay ngoài nước đều có nghĩa
là đang tạo ra một nguy cơ “tay trong” khi giao một phần nền kinh tế của đất nước cho
những kẻ tội phạm và thậm chí có cả những quốc gia đã “bán rẻ” nước mình cho chúng
- Để chống lại nạn rửa tiền một cách cơ bản và hiệu quả cần phải ngăn chặn sự thâm nhập
của các khoản tiền bất hợp pháp vào hệ thống tài chính, ngân hàng.
b. Ngân hàng khó kiểm tra, kiểm soát nguồn tiền vào
- Tuy nhiên hiện nay không chỉ tại Việt Nam, ngân hàng chỉ đơn giản nhận tiền gửi,
đầu tư của các cá nhân, tổ chức có tiền thông qua các giấy tờ pháp lý hình thức mà
không thể xác định được người “chủ” thực sự của các nguồn tiền đó là ai và cũng
không có động cơ và sự ràng buộc về pháp lý để làm điều đó mặc dù trong pháp
luật kinh doanh ngân hàng cũng đề cập đến vấn đề này nhưng không có hướng dẫn
cụ thể cũng như không có cơ sở để thực hiện việc kiểm tra kiểm soát. Mặt khác,
do các ngân hàng đang trong tình trạng “cầu” vốn do đó họ cũng không mặn mà
trong việc truy hỏi nguồn gốc tiền của khách hàng vì có thể làm mất những khách
hàng trung thực, hợp pháp. Tuy nhiên, làm thế nào để ngân hàng có thể nhận diện
Tác động của việc rửa tiền đối với nền kinh tế Việt Nam 21/27
GVHD: TS.Trương Quang Thông Nhóm thực hiện: Nhóm 10 –TCDN.Đêm 2
các khoản tiền gửi “nghi vấn” và báo lại cho các cơ quan an ninh kinh tế có liên
quan đến việc chống tẩy rửa tiền. Ngoài ra, nghĩa vụ và quyền lợi của ngân hàng
sẽ ra sao trong quá trình phát hiện và xử lý các khoản tiền có nguồn gốc tội phạm
đã được gửi vào ngân hàng vì chắc chắn khi ngân hàng kinh doanh giúp các cơ
quan chức năng ngăn chặn các khoản tiền bất hợp pháp vào hệ thống tài chính
ngân hàng để đảm bảo an ninh tài chính quốc gia họ đã phải tốn những chi phí
nhất định và thiệt hại nhất định. Do đó cũng hạn chế việc thực hiện nghĩa vụ khai

báo các nghi vấn về các giao dịch tại ngân hàng của nhân viên ngân hàng.
3. Các hoạt động phòng chống việc rửa tiền ở Việt Nam
a) Định hướng
- Việt Nam trở thành thành viên thứ 33 của Nhóm Châu á - Thái Bình Dương (Asia
Pacific Group - APG) một tổ chức quốc tế mang tính tự quản và hợp tác về chống
rửa tiền vào tháng 5/2007. Là thành viên của APG, Chính phủ Việt Nam cam kết
thi hành theo đúng các điều khoản phòng chống rửa tiền, đặc biệt là phải thực thi
40 khuyến nghị của lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (Financial
Action Task Force on Money - Laundering - FATF. Điều này có nghĩa là, Việt
Nam vừa tuân thủ theo các quy định quốc tế, vừa phải để cho FATF giám sát và
theo dõi cơ chế chống rửa tiền một cách chặt chẽ, cũng như phải được các cơ quan
độc lập khác đánh giá, xem xét. Như vậy, hoạt động phòng chống rửa tiền hiện
nay cần phải theo định hướng phát triển sau:
+ Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật về chống rửa tiền theo
tiêu chuẩn quốc tế .
+ Thứ hai, xây dựng cơ quan tình báo tài chính (Financial
Intelligence Unit-FIU) với chức năng và vai trò theo khuyến nghị số 26 của
FATF. Hiện nay, Trung tâm thông tin chống rửa tiền thuộc NHNN Việt Nam,
mà NHNN Việt Nam chỉ là cơ quan ngang bộ - chưa có vị trí độc lập như các
cơ quan tình báo tài chính của các quốc gia khác. Ví dụ như Indonesia đã có
FIU vào năm 2002 theo một đạo luật của quốc hội; Philippines có Hội đồng
chống rửa tiền (AMLC), cũng là FIU của Philippines, luật chống rửa tiền cho
phép AMLC huy động sự hỗ trợ của bất kỳ nhánh nào thuộc Chính phủ…
+ Thứ ba, phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt. Đây
là một vấn đề khó khăn, nhưng Việt Nam phải từng bước thực hiện. Việc phát
triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt như thế nào là một đề tài nghiên
cứu khoa học được đầu tư thỏa đáng.
b) Hoạt động phòng chống rửa tiền hiện nay ở Việt Nam
- Hiện nay, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới các quốc gia đang phát triển như
Việt Nam được xem là điểm ngắm của các tổ chức tội phạm và làm ăn phi pháp

trên thế giới do pháp luật Việt Nam về tội rửa tiền mà cụ thể trong ngành ngân
hàng chưa cụ thể và rõ ràng.
Tác động của việc rửa tiền đối với nền kinh tế Việt Nam 22/27
GVHD: TS.Trương Quang Thông Nhóm thực hiện: Nhóm 10 –TCDN.Đêm 2
- Trước xu thế hội nhập kinh tế thế giới, hoạt động ngân hàng không chỉ chịu áp lực
về kinh tế mà cũng chịu áp lực ngày càng gia tăng của các tội phạm liên quan đến
hoạt động ngân hàng vì ngoài việc phải đối phó với các khoản tiền bất hợp pháp
trong nước, hiện nay hệ thống ngân hàng Việt Nam đang phải đối phó với nguy cơ
các tổ chức tội phạm quốc tế sử dụng Việt Nam như nơi rửa tiền của các hoạt động
bất hợp pháp như buôn bán vũ khí, ma tuý,…
- Phòng chống tội rửa tiền đã được đề cập chính thức lần đầu tiên trong Bộ luật hình
sự năm 1999 của Việt Nam với tội danh “tội hợp pháp hoá tiền do phạm tội mà
có” được qui định tại Điều 251 cho rằng hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà
có thông qua các nghiệp vụ tài chính, ngân hàng hoặc các giao dịch khác hoặc sử
dụng tiền, tài sản đó vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động
kinh tế khác.
- Trong văn bản pháp lý cao nhất qui định các hoạt động ngân hàng – Luật các tổ
chức tín dụng được Quốc hội thông qua ngày 12.12.1997 và có hiệu lực ngày
01.10.1998 cũng đã có qui định về trách nhiệm của các tổ chức tín dụng đối với
việc rửa tiền như sau:
+ Tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng
không được che giấu, thực hiện bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến khoản tiền đã
có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp.
+ Trong trường hợp phát hiện các khoản tiền có dấu hiệu bất hợp
pháp, tổ chức tín dụng và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng phải thông
báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Trong Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26.3.2002 của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Qui chế hoạt động thanh toán qua
các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cũng có qui định tại khoản 2 Điều 26
– Nghĩa vụ của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán “Từ chối thực hiện giao

dịch thanh toán đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp”.
+ Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có những hướng dẫn chi tiết
hơn để thực hiện các qui định này. Mặt khác hầu hết các ngân hàng thương mại
vẫn còn xa lạ với vấn đề rửa tiền qua hệ thống ngân hàng hay không quan tâm
đến điều đó.
+ Về lý thuyết, việc tẩy rửa tiền có thể rất phức tạp, thông qua
nhiều bước khác nhau với nhiều giao dịch và chủ thể khác nhau đồng thời liên
quan đến nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính và các công ty v.v.v. để làm mất
đi nguồn gốc tội phạm của tiền, tài sản của các cá nhân, tổ chức do phạm tội
mà có. Mặt khác, việc phát hiện và điều tra ra các thương vụ rửa tiền nhất là
qua hệ thống tài chính, ngân hàng rất khó khăn.
+ Tuy nhiên, trên thực tế, việc tẩy rửa tiền có thể đơn giản hơn
nhiều, như tại Việt Nam hiện nay, việc tẩy rửa các khoản tiền thu được do đánh
Tác động của việc rửa tiền đối với nền kinh tế Việt Nam 23/27
GVHD: TS.Trương Quang Thông Nhóm thực hiện: Nhóm 10 –TCDN.Đêm 2
bạc, bảo kê, mại dâm, ma túy v.v.v có thể được sử dụng đưa vào các nơi kinh
doanh sử dụng nhiều tiền mặt như nhà hàng, quán ăn hoặc thông qua việc mua
vàng, nhà, đất, cổ phần, các loại đá quý, kim loại quý và các chứng từ có giá
khác hoặc mua vé số trúng thưởng với giá không phải nộp thuế hoặc cao hơn
cả giá trị giải thưởng.
- Bên cạnh đó Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực trong xây dựng pháp luật về chống
rửa tiền và từng bước triển khai hoạt động chống rửa tiền. Để nâng cao hiệu quả
của hoạt động này, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp cụ thể sau:
+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật về chống rửa tiền theo tiêu chuẩn
quốc tế:
• Đối với pháp luật hình sự, cần quy định rửa tiền là tội phạm
riêng để nâng cao hiệu quả áp dụng trong quá trình phòng chống tội phạm
có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia nói chung và phòng chống rửa tiền nói
riêng. Bộ luật hình sự cũng cần hình sự hoá những hành vi đã được quy
định trong các điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động rửa tiền như: tội

làm giàu bất minh, để buộc các cá nhân có tài sản tăng đáng kể so với thu
nhập của mình mà không giải thích được nguồn gốc của nó phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật. Bên cạnh đó cần xây dựng các quy định về biện
pháp tịch thu tiền và tài sản do phạm tội mà có. Các biện pháp tịch thu là sự
nối tiếp tất yếu của các biện pháp trấn áp tội phạm rửa tiền.
• Về pháp luật tài chính ngân hàng: nội dung của hệ thống pháp
luật trong lĩnh vực này đã đáp ứng được yêu cầu trong việc phòng chống
rửa tiền thông qua tổ chức tín dụng, ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước và
các cơ quan có thẩm quyền liên quan cần ban hành các văn bản quy định
một cách chặt chẽ về sử dụng ngoại tệ trong giao dịch và thanh toán
• Bên cạnh những văn bản pháp luật đóng vai trò chủ đạo trên, cần
sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện văn bản pháp luật liên quan mang tính chất
bổ trợ như: Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật quản lí thuế, Luật thuế tài sản,
pháp luật về đăng ký giao dịch,… cần đưa ra những quy định hợp lí góp
phần kiểm soát thu nhập và tài sản của cá nhân, tránh hiện tượng cá nhân có
tài sản tăng lên một cách bất hợp pháp nhưng không được kiểm sóat và
không chịu trách nhiệm trước pháp luật
+ Xây dựng cơ chế quản lí nhà nước chặt chẽ
• Xây dựng các cơ chế kiểm soát khách hàng và các giao dịch
thông qua tổ chức tín dụng đóng vai trò quan trọng. Hoạt động kiểm soát
này liên quan đến việc nhận biết khách hàng, thu thập và kiểm soát thông
tin về khách hàng. Các nhân viên ngân hàng thực hiện nghiệp vụ phải báo
cáo cơ quan có thẩm quyền các thông tin về khách hàng có dấu hiệu của
hoạt động rửa tiền và giao dịch đáng ngờ. Đồng thời cũng quy định bắt
Tác động của việc rửa tiền đối với nền kinh tế Việt Nam 24/27
GVHD: TS.Trương Quang Thông Nhóm thực hiện: Nhóm 10 –TCDN.Đêm 2
buộc đối với một số giao dịch được nhất định phải báo cáo. Cơ chế này
bước đầu được áp dụng ở Việt Nam và quy định cụ thể trong Nghị định
74/2005/NĐ-CP về chống rửa tiền.
• Các giao dịch liên quan đến động sản và tài sản có giá trị lớn:

những tài sản mà Nhà nước quy định phải đăng kí quyền sở hữu, trong qúa
trình sử dụng, chuyển nhượng cần phải khai báo với cơ quan nhà nước,
thanh toán qua tổ chức tín dụng. Có thể xây dựng các chính sách thuế với
thuế suất hợp lí mà đối tượng đánh thuế là tài sản để kiểm soát được thực
trạng và chủ sở hữu của tài sản này, đồng thời có biện pháp xử phạt thích
đáng cho các cá nhân tổ chức tiến hành các giao dịch ngầm.
• Hoạt động tẩy rửa tiền cũng liên quan đến hải quan, thuế vụ, do
đó cũng cần xây dựng cơ chế kiểm soát, quản lí nhà nước trong lĩnh vực
này một cách chặt chẽ và có hiệu quả. Xây dựng cơ quan phòng chống rửa
tiền trong các cơ quan hải quan, thuế vụ và trong hệ thống ngân hàng
+ Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng chống hoạt động rửa
tiền
• Hợp tác quốc tế về phòng chống tội phạm rửa tiền thể hiện trước
hết ở việc tham gia, kí kết các điều ước quốc tế là những văn bản pháp lí có
hiệu lực chung giữa các quốc gia thành viên. Từ đó, hợp tác trên những lĩnh
vực cụ thể như trao đổi thông tin, dẫn độ tội phạm, tịch thu tài sản, xây
dựng đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất… Thông qua việc trao đổi này, cơ quan
điều tra của các quốc gia liên quan giúp nhau phát hiện và và hòan thiện hồ
sơ để xử lí các băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia
+ Các biện pháp liên quan đến cán bộ, công chức
• Đối với người có chức vụ, quyền hạn có khả năng thực hiện các
hành vi tham nhũng - một trong những tội phạm nguồn quan trọng liên
quan đến hoạt động rửa tiền - cần có cơ chế quản lí chặt chẽ. Quy định và
hướng dẫn cụ thể về việc công khai, minh bạch tài sản của các đối tượng
này, thực hiện chế độ thanh tra, kiểm tra chặt chẽ đối với việc sử dụng tài
sản Nhà nước.
 Tóm lại, trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, chúng ta cũng
cần khắc phục những mặt tiêu cực mà sự phát triển của nền kinh tế mang lại, trong
đó có hoạt động rửa tiền. Đấu tranh phòng chống tội phạm tẩy rửa tiền không chỉ

góp phần hạn chế sự phát triển của các tội phạm nghiêm trọng, tội phạm có tổ
chức, buôn bán ma túy và tham nhũng mà còn đảm bảo cho nền kinh tế phát triển
ổn định, hệ thống chính trị vững mạnh, xã hội an toàn, tạo điều kiện cho Việt Nam
ngày càng sâu rộng hơn đối với khu vực và thế giới.
Tác động của việc rửa tiền đối với nền kinh tế Việt Nam 25/27

×