Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

nhận diện các -thủ thuật kế toán- của các chuyên gia kế toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.04 KB, 5 trang )

Các thủ thuật làm tăng lợi nhuận
Thứ nhất, DN có thể tăng doanh thu và lợi nhuận thông qua việc thực hiện giao dịch vào
cuối kỳ kế toán với khách hàng mà không yêu cầu khách hàng thanh toán ngay (do được
chiếm dụng vốn nên họ sẵn sàng chấp nhận).
Giao dịch này được thừa nhận như là bán hàng trả chậm, chứ không phải là bán hàng qua
đại lý và nghiễm nhiên làm tăng doanh số và lợi nhuận của DN trong kỳ. Thủ thuật này
thực tế là việc chuyển doanh thu và lợi nhuận của kỳ sau sang kỳ báo cáo.
Thứ hai, DN sử dụng chính sách giá buộc khách hàng tự nguyện tăng doanh số trong kỳ
bằng việc thông báo sẽ tăng giá vào đầu năm tài chính năm sau. Khách hàng sẽ phản ứng
lại bằng việc sẵn sàng "ôm" sản phẩm của DN để chờ tăng giá. Tuy nhiên, việc này chỉ có
thể áp dụng với các sản phẩm đang được ưa chuộng và có tính khan hiếm hoặc hàng hoá
thiết yếu.
Thứ ba, ghi nhận trước doanh thu và lợi nhuận đối với các hoạt động có thời gian dài.
Thủ thuật này thường được áp dụng trong các DN xây dựng.
Doanh thu sản phẩm cung cấp phải mất nhiều năm nên DN được phép ghi nhận định kỳ
(như hợp đồng xây dựng), dựa trên ước tính chủ quan của bên nghiệm thu là DN tiến
hành viết hoá đơn và ghi nhận doanh số cũng như lợi nhuận. Thời gian thi công kéo dài
suốt nhiều năm tài chính là cơ sở để thực hiện thủ thuật này. DN có thể chuyển doanh thu
và lợi nhuận từ năm sau về năm hiện tại và ngược lại.
Thứ tư, lợi dụng các ước tính kế toán. Bằng cách lợi dụng các ước tính kế toán như: các
khoản dự phòng, chi phí trả trước, chi phí trích trước và khấu hao tài sản cố định, DN có
thể tăng hoặc giảm chi phí theo ước muốn chủ quan để có được con số lợi nhuận mong
muốn.
Cụ thể: với khấu hao, theo luật định, danh mục tài sản cố định tại DN buộc phải thực hiện
khấu hao trong khoảng thời gian nhất định và đây là cơ sở để lựa chọn nhằm tăng hoặc
giảm chi phí có thể với chi phí khấu hao;
Với các khoản dự phòng phải thu, DN được lập dự phòng với các khoản phải thu quá 3
tháng, nhưng quá trình kinh doanh sẽ luôn tạo một nguồn vốn gối đầu mà DN bị chiếm
dụng với khách hàng quen thuộc của mình. Vì vậy DN có thể ghi nhận các khoản thanh
toán công nợ trong các giao dịch gần đây cho các lần mua hàng gần nhất và lần mua hàng
xa hơn sẽ được quy vào nợ phải thu khó đòi và lập dự phòng.


Cắt giảm các chi phí hữu ích
Một thủ thuật khác cũng rất đáng lưu ý là việc cắt giảm các chi phí hữu ích như chi phí
nghiên cứu và phát triển, quảng cáo, duy tu bảo dưỡng thiết bị… cũng là một cách có thể
làm tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, vì các chi phí này có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển của DN về lâu dài, nên sử dụng giải pháp này đồng nghĩa với các việc hy sinh các
khoản lợi nhuận tiềm năng trong tương lai.
Trong một số tình huống, khi lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh chính không
đem lại kết quả như mong muốn, để tăng lợi nhuận, DN có thể bán các khoản đầu tư sinh
lời. Động thái này thường được ví như "gặt lúa non". Vì thế, áp dụng biện pháp trên có
nghĩa là DN tự bỏ qua tiềm năng sinh lợi lớn từ các khoản đầu tư này trong những năm
tiếp theo.
Nhà đầu tư và các thủ thuật làm tăng lợi nhuận
Các thủ thuật trên nhằm làm gia tăng doanh số và lợi nhuận trong kỳ chắc chắn không thể
bền lâu.
Việc liên tục phải mượn doanh thu của các kỳ sau để đáp ứng được kỳ vọng của NĐT
hay vì một mục đích riêng nào đó cuối cùng sẽ gây sức ép mạnh mẽ lên kỳ vọng tăng
trưởng và càng về sau càng khó thực hiện.
Dù áp dụng thủ thuật nào, về lâu dài đều không có lợi cho NĐT cũng như cho chính DN.
Xét trên phạm vi toàn xã hội, hậu quả còn nặng nề hơn, vì bê bối tài chính của một DN
không chỉ ảnh hưởng đến riêng DN đó, mà còn làm xói mòn lòng tin của NĐT đối với thị
trường.
Để ngăn chặn những tác động tiêu cực của việc làm sai lệch giá trị, các DN cần có ý thức
cung cấp thông tin đầy đủ và minh bạch cho NĐT. Bên cạnh đó, NĐT cũng cần tỉnh táo
để không đẩy mọi việc đi quá xa ngoài tầm kiểm soát.
Các doanh nghiệp niêm yết đang đồng loạt công bố kết quả kinh doanh quý 3 và 9
tháng đầu năm 2010. Nhiều thống kê cho thấy, những giai đoạn khó khăn cũng là lúc
các thủ thuật kế toán được các doanh nghiệp sử dụng thường xuyên hơn nhằm “làm
đẹp” báo cáo tài chính. Các thủ thuật này được biết đến nhiều hơn với tên gọi “Làm
đẹp cửa sổ” (Window dressing) hay “Xào nấu sổ sách” (Cook the books).
Chúng ta đã từng thấy những khác biệt lớn đến kinh ngạc giữa kết quả kinh doanh trước

và sau kiểm toán. Việc nhận diện các thủ thuật “làm đẹp” báo cáo tài chính sẽ giúp nhà
đầu tư có cái nhìn thận trọng và toàn diện hơn về hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi báo cáo tài chính quý 3 và 9 tháng đầu năm là
báo cáo chưa được soát xét.
Đây là bài viết của Ông Lê Ngô Luân (MBA, ACCA), hiện đang làm việc tại Quỹ Đầu tư
Aureos Capital Vietnam, một quỹ đầu tư private equity, về các thủ thuật phổ biến mà các
doanh nghiệp áp dụng để “làm đẹp” báo cáo tài chính.
Cung cấp thêm tín dụng cho khách hàng
Thông thường, giai đoạn cuối năm là thời điểm các doanh
nghiệp tập trung đẩy mạnh doanh thu nhằm đạt được kế
hoạch lợi nhuận mà Đại hội đồng Cổ đông đã thông qua. Một
trong những cách để thực hiện điều này là nới lỏng chính
sách bán hàng trả chậm (credit policy). Ví dụ, thời hạn thanh
toán (trả chậm) được tăng từ 30 ngày lên 60 ngày kể từ ngày
xuất hóa đơn. Khi mà việc tiếp cận nguồn vốn lưu động đang khó khăn như hiện nay,
khách hàng sẽ dễ dàng đón nhận ưu đãi này và doanh nghiệp sẽ có cơ hội thúc đẩy doanh
thu bán hàng.
Thế nhưng, hệ quả của cách làm này thể hiện ở việc dư nợ phải thu tăng lên và rủi ro các
khoản nợ xấu/nợ khó đòi cũng tăng theo. Điều này cũng sẽ buộc các doanh nghiệp phải
trích lập các khoản dự phòng vào cuối năm theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Bên cạnh đó, với thủ thuật này, dù doanh thu có tăng trưởng thì dòng tiền của doanh
nghiệp ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ước lượng khối lượng công việc hoàn thành để ghi
nhận doanh thu
Với các doanh nghiệp liên quan đến hoạt động xây dựng, san lấp hoặc EPC (Engineering,
Procurement and Construction), một trong những thủ thuật phổ biến nhất có lẽ là ước
lượng phần trăm hoàn thành công việc trong ghi nhận doanh thu.
Ước lượng phần trăm hoàn thành công việc phụ thuộc nhiều vào nhận định, kinh nghiệm
và thực tế tiến độ hoàn thành công việc. Dù việc ước lượng phải dựa trên cơ sở hợp lý,
nhưng doanh nghệp vẫn có đủ lý lẽ để chứng minh việc ghi nhận doanh thu của mình là
đáng tin cậy để giải trình với kiểm toán.

Ví dụ: Một công ty chuyên cung cấp dịch vụ M&E cho các công trình ở TPHCM. Hợp
đồng quy định khách hàng thanh toán dựa trên phần trăm tiến hộ hoàn thành công việc.
Các công trình A, B và C (trị giá 10 tỷ đồng/công trình) phải được hoàn thành và bàn
giao vào tháng 4/2011.
Có thể thấy, một sự thay đổi nào trong phần trăm tiến độ hoàn thành công việc đều ảnh
hưởng đến doanh thu dự kiến của doanh nghiệp.
Không hợp nhất công ty con khi kết quả bất lợi
Gần đây, nhiều doanh nghiệp cấu trúc lại hoạt động kinh doanh theo mô hình công ty mẹ-
con để trở thành tập đoàn đa ngành nghề. Với mô hình này, hoạt động mua bán nội bộ
lòng vòng của công ty mẹ và các công ty con là không tránh khỏi.
Khi hợp nhất báo cáo tài chính, các giao dịch nội bộ này phải được loại trừ khỏi doanh
thu hợp nhất và giá vốn hàng bán phải được đều chỉnh tương ứng.
Thế nhưng, vì nhiều lý do khác nhau doanh nghiệp (tập đoàn) lại không tiến hành hợp
nhất (consolidation) kết quả kinh doanh của công ty con vào công ty mẹ và như thế
doanh thu của tập đoàn có thể bị ‘thổi phồng’.
Ví dụ: Tập đoàn ABC chuyên sản xuất bếp gas và đang sở hữu 90% công ty XYZ kinh
doanh cùng ngành nghề. Ngày 25/12/2010, ABC bán cho XYZ một lô hàng trị giá trên
hợp đồng là 200 tỷ đồng. Đến thời điểm 31/12/2010, lô hàng đó vẫn còn nằm trong kho
của XYZ.
Báo cáo kết quả kinh doanh của ABC và XYZ như sau:
Vì nhiều lý do khác nhau, báo cáo kết quả kinh doanh của XYZ không được hợp nhất vào
ABC. Rõ ràng là nếu làm điều này thì doanh thu hợp nhất của Tập đoàn ABC sẽ là 1,010
tỷ đồng (thay vì 1,200 tỷ đồng) và lợi nhuận sau thuế có thể sẽ thấp hơn mức công bố.
Làm giảm chi phí bằng cách “vốn hóa”
Để cải thiện chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế, ngoài vài thủ thuật trong ghi nhận doanh thu như
vừa đề cập, doanh nghiệp còn có thể sử dụng những thủ thuật làm giảm chi phí kinh
doanh trong kỳ bằng cách “vốn hóa” (capitalization). Với thủ thuật này, chi phí kinh
doanh được ghi nhận trên
Bảng cân đối kế toán thay vì được đưa vào Kết quả hoạt động kinh doanh một cách hợp
lý.

Ví dụ: Chi phí lãi vay trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản được đưa vào vận hành
trong kỳ.
Thông thường các chi phí lãi vay ngân hàng của giai đoạn trước khi công trình đi vào
hoạt động sẽ được vốn hóa vào giá trị công trình. Chi phí lãi vay sau thời điểm này phải
được ghi nhận vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
Để công trình đi vào hoạt động chính thức, doanh nghiệp phải trải qua nhiều công đoạn
kiểm nghiệm, chạy thử và bàn giao. Bằng nhiều lập luận khác nhau, doanh nghiệp có thể
vốn hóa một phần chi phí lãi vay vào giá trị công trình, thay vì ghi nhận chi phí này vào
kết quả kinh doanh trong kỳ theo đúng bản chất của nó. Cách làm này sẽ giảm được chi
phí hoạt động và tăng lợi nhuận sau thuế.
Tuỳ thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp, việc vốn hóa chi phí chỉ có ý nghĩa rất nhỏ,
như: (i) Doanh nghiệp cần đạt chỉ tiêu lợi nhuận, đẹp hồ sơ doanh nghiệp để tham gia đấu
thầu; (ii) Ban điều hành báo cáo nhằm đạt chỉ tiêu lợi nhuận cấp trên giao;
Tuy nhiên, việc vốn hóa chi phí rất tiêu cực bởi các lý do sau:
1. Số liệu báo cáo một số chỉ tiêu trong Báo cáo Tài chính không đảm bảo các yêu cầu về
cung cấp thông tin kế toán, như: Chính xác, đầy đủ, kịp thời đặc biệt là số liệu chưa
trung thực sẽ ảnh hưởng lớn đến công tác quản trị, điều hành.
2. Doanh nghiệp phải nộp "thêm trước" thuế thu nhập doanh nghiệp và đẩy rủi ro việc thu
hồi vốn, tăng giá thành và giảm khả năng cạnh tranh trong tương lai;
3. Liệu nguồn vốn đầu tư cho dự án có đảm bảo khoản chi phí bị kế toán vốn hóa thêm?
Kết luận: Kế toán vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, nhưng nghệ thuật phải khoa học và
ngược lại, mới hữu ích.
Trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính
Một vài doanh nghiệp, ngoài hoạt động kinh doanh cốt lõi còn mở rộng sang lĩnh vực đầu
tư tài chính thông qua việc mua cổ phiếu. Trường hợp doanh nghiệp đầu tư vào các cổ
phiếu đang niêm yết trên sàn thì các khoản đầu tư này tất nhiên phải được đánh giá lại
theo giá thị trường vào thời điểm cuối năm.
Thế nhưng, đối với những cổ phiếu chưa niêm yết và/hoặc thanh khoản thấp thì việc đánh
giá lại các khoản đầu tư này xem ra không dễ dàng. Trước nhiều sự lựa chọn, doanh
nghiệp có thể chọn cách an toàn nhất thông qua tham vấn từ các công ty chứng khoán để

tránh phải ghi nhận dự phòng giảm giá đầu tư tài chính.
Cũng bằng phương thức tương tự, doanh nghiệp có thể chỉ trích lập dự phòng ít hơn mức
cần thiết để giảm bớt mức thua lỗ ghi nhận trong Báo cáo kết quả kinh doanh.
Tóm lại, các thủ thuật kế toán trong việc ghi nhận doanh thu và chi phí kinh doanh để
“làm đẹp” báo cáo tài chính thường được các doanh nghiệp sử dụng để thỏa mãn kỳ vọng
của nhà đầu tư trong điều kiện kinh doanh không thuận lợi. Vì thế, nhà đầu tư cần phải
thận trọng nhận định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tìm hiểu thêm thông tin và
so sánh các chỉ số tài chính của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành để có cái nhìn
toàn diện và hợp lý hơn.

×