Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

giải pháp chính sách khắc phục già hóa dân số việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 92 trang )


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN


KHOA CHÍNH SÁCH CÔNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH KHẮC PHỤC GIÀ HÓA DÂN SỐ
VIỆT NAM



Cơ sở thực tập: Ban Phát triển Nhân lực và xã hội
Họ và tên sinh viên: Lê Minh
Khóa 1 (2010-2014)
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Phạm Quý Thọ






HÀ NỘI - 2014

ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là Khóa luận thực tập tốt nghiệp của riêng tôi, là sản phẩm


được hoàn thành trong quá trình thực tập tại Ban Phát triển nhân lực và xã hội - Viện
Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong
Khóa luận này có nguồn gốc rõ ràng, trung thực.

Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực tập



Lê Minh




i
  
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Quý Thọ - Trưởng khoa Chính
sách công - Học viện Chính sách và Phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ThS. Đoàn
Thanh Tùng - Phó Trưởng ban, Ban Phát triển nhân lực và xã hội - Viện Chiến lược phát
triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các thầy cô tại Học viện, các anh chị tại Ban Phát
triển nhân lực và xã hội đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập cũng như hoàn thành khóa
luận này.
Ngoài ra, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình tôi – nơi làm chỗ dựa và hỗ trợ tôi trong
quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận, và các anh chị em, bạn bè đã giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện.

Sinh viên

Lê Minh





1

MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ DÂN SỐ VÀ GIÀ HÓA DÂN
SỐ 8
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 8
1.1.1. Khái niệm về dân số 8
1.1.2. Khái niệm và nội dung chủ yếu của chính sách dân số 14
1.2. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA GIÀ HÓA DÂN SỐ 21
1.3. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ GIÀ HÓA DÂN SỐ 24
1.4. GIÀ HÓA DÂN SỐ TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 26
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG GIÀ HÓA DÂN SỐ Ở VIỆT NAM 34
2.1. THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH DÂN SỐ TRONG THỜI GIAN QUA 34
2.1.1. Thực trạng dân số Việt Nam 34
2.1.2. Phân tích thực thi chính sách dân số 40
2.2. THỰC TRẠNG GIÀ HÓA DÂN SỐ VIỆT NAM 53
2.2.1. Thực trạng già hóa 53
2.2.2. Phân tích các đặc điểm chủ yếu 57
2.2.3. Tác động của già hóa dân số đến phát triển kinh tế - xã hội 63
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC GIÀ HÓA
DÂN SỐ 68
3.1. DỰ BÁO DÂN SỐ VÀ MỘT SỐ QUAN ĐIỂM KHẮC PHỤC GIÀ HÓA DÂN SỐ 68
3.1.1. Một số kết quả dự báo dân số Việt Nam chủ yếu 68
3.1.2. Các quan điểm khắc phục già hóa dân số 72
3.2. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP 74
3.2.1. Giải pháp chính sách phát triển dân số 75
3.2.2. Các giải pháp khác 79


2

Danh mục các chữ viết tắt
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
DS-KHHGĐ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
GSO Tổng cục Thống kê
KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình
NCT Người cao tuổi
SKSS Sức khỏe sinh sản
SKSS/KHHGĐ Sức khỏe sinh sản/Kế hoạch hóa gia đình
TĐTDS Tổng điều tra dân số
TFR Tổng tỷ suất sinh
UN Liên Hiệp Quốc
VAE Hội người cao tuổi Việt Nam
VNCA Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi




3
Danh mục các hình bảng
HÌNH
Hình 1.1 Tháp dân số của Ma rốc 13
Hình 1.2 Tháp dân số của Ca-na-đa 13
Hình 1.3 Tháp dân số của Thụy Điển 14
Hình 2.1 Tháp dân số Việt Nam, 1999 và 2009 39
Hình 2.2 Thời gian để dân số quá độ từ giai đoạn “già hóa” 60
sang “già” của một số nước

Hình 2.3 Phân bố dân số cao tuổi theo tỉnh, 2009 61
Hình 3.1 Tháp dân số Việt Nam: Hiện tại và dự báo 68



BẢNG
Bảng 2.1 Quy mô và tốc độ gia tăng dân số Việt Nam từ 1945 đến 2009 34
Bảng 2.2 Cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam, 1979-2009 35
Bảng 2.3 Cơ cấu dân số chia theo giới tính, theo khu vực nông thôn – thành thị 36
Bảng 2.4 Tỷ trọng dân số và tỷ số giới tính theo nhóm tuổi, 2009 40
Bảng 2.5 Tình trạng hôn nhân của người cao tuổi Việt Nam, 1993 – 2008 54

4
Bảng 2.6 Sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi Việt Nam, 1992/93 – 2008 55
Bảng 2.7 Tình trạng sức khỏe của người cao tuổi theo lứa tuổi 57
Bảng 2.8 Cơ cấu dân số tuổi Việt Nam, 1979-2009 58
Bảng 2.9 Tuổi thọ dân số ở tuổi 60 của Việt Nam và một số nước khu vực 58
Bảng 2.10. Dân số Việt Nam “già ở nhóm già nhất” 59
Bảng 2.11 Phân bố dân số cao tuổi theo khu vực và vùng 62
Bảng 2.12 Tỷ số giới tính dân số cao tuổi, 2009 63
Bảng 3.1 Dự báo cơ cấu dân số Việt Nam theo tuổi, 2010-2050 67
Bảng 3.2 Chỉ số già hóa và tỷ số hỗ trợ tiềm năng ở Việt Nam, 1979 – 2049 68
Bảng 3.3 Dự báo một số chỉ tiêu cơ bản 69
Bảng 3.4 Cơ cấu dân số theo giới tính và ba nhóm tuổi 70











5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian thực tập tại Ban Phát triển nhân lực và xã hội – Viện Chiến lược
phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tôi đã nhận thấy rất nhiều vấn đề bức thiết cần được
đưa ra thảo luận và đưa ra các phương án khắc phục, trong số vấn đề về dân số luôn thu
hút được nhiều sự quan tâm của cả cộng đồng.Việt Nam đã bước vào giai đoạn đầu của
thời kì dân số vàng, điều này đã được khẳng định và mang lại rất nhiều cơ hội cũng như
lợi thế cho Việt Nam trong việc phát triển kinh tế - xã hội so với các quốc gia khác trong
khu vực và quốc tế. Để khai thác hết tiềm năng cũng như duy trì dân số vàng, Chính sách
dân số của Việt Nam có vai trò tối quan trọng và cần có sự quan tâm thích đáng của
Đảng, Nhà nước, các nhà hoạch định chính sách cũng như người dân.
Trong thời gian vừa qua, Chính sách dân số đã phát huy tác dụng và đem lại hiệu quả
thiết thực cho đời sống kinh tế - xã hội.Tuy nhiên, không thể tránh khỏi, Việt Nam đang
dần bước tới ngưỡng cửa vào thời kì dân số già. Trong khi chưa tận dụng được hết điểm
mạnh và nhìn trước được những khó khăn mà dân số già mang lại như sụt giảm lực lượng
lao động gây khó khăn cho tất cả các ngành và thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế, đồng
thời bắt đầu cho thấy tiềm ẩn được những bất cập trong Chính sách dân số hiện nay, nhu
cầu cấp thiết đề ra cho Đảng và Nhà nước trong thời gian tới phải thay đổi các công cụ,
đặc biệt là Chính sách dân số, làm sao để hạn chế, khắc phục cũng như tận dụng được
thời cơ của già hóa dân số.
Chính vì những lý do trên mà tôi chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp chính sách khắc
phục già hóa dân số Việt Nam”.
2. Mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu
Đối với đề “Giải pháp chính sách khắc phục già hóa dân số Việt Nam”, các mục tiêu
và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra là:


6
Mục đích:
Vận dụng kiến thức được học nhằm đánh giá thực trạng già hóa dân số, ảnh hưởng
của già hóa dân số tới nền kinh tế - xã hội của Việt Nam, đưa ra các đề xuất, quan điểm
chính sách và giải pháp khắc phục già hóa dân số ở Việt Nam
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khái quát và hệ thống hóa lý luận chủ yếu về dân số, Chính sách dân số và già hóa
dân số.
- Phân tích thực trạng già hóa dân số và thực thi Chính sách dân số của Việt Nam
trong thời gian qua; nghiên cứu tác động của già hóa dân số tới nền kinh tế - xã hội
Việt Nam.
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chính sách khắc phục già hóa dân số của
Việt Nam trong giai đoạn tới.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Già hóa dân số của Việt Nam có liên quan đến Chính sách dân số.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: Từ 1990 đến nay.
- Về không gian: Dân số trên phạm vi cả nước

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Dựa trên các số liệu thống kê chính thức và các phương pháp truyền thống phân
tích, tổng hợp.






7
5. Kết cấu khóa luận
Khóa luận này ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, Khóa
luận có kết cấu gồm 03 phần chính:
Phần 1. Tổng quan lý thuyết về dân số và già hóa dân số
Phần 2. Thực trạng già hóa dân số ở Việt Nam
Phần 3. Phương hướng và giải pháp khắc phục già hóa dân số

Sinh viên

Lê Minh








8
NỘI DUNG
Chƣơng 1. Tổng quan lý thuyết về dân số và già hóa dân số
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm về dân số
Một hiện tượng đặc sắc trên Trái đất là có loài Người sinh sống. Tập hợp những
con ngườì cùng cư trú trên một lãnh thổ nhất định (xã, huyện, tỉnh, quốc gia, châu lục hay
toàn bộ trái đất) gọi là dân cư của vùng đó.
Dân số là dân cư được xem xét, nghiên cứu ở góc độ: quy mô và cơ cấu. Nội hàm
của khái niệm Dân cư không chỉ bao gồm số người, cơ cấu theo độ tuổi và giớ tính mà nó
còn bao gồm cả các vấn đề kinh tế, văn hoá, sức khoẻ, ngôn ngữ tức là nó rộng hơn rất

nhiều so với nội hàm của khái niệm Dân số. Quy mô, cơ cấu dân số trên một lãnh thổ
không ngừng biến động do có người được sinh ra, có người bị chết, có người di cư đến và
có người di cư đi, hoặc đơn giản chỉ là theo năm tháng,bất cứ ai cũng chuyển từ nhóm
tuổi này sang nhóm tuổi khác. Như vậy, nói đến dân số là nói đến quy mô, cơ cấu và
những thành tố gây nên sự biến động của chúng như: sinh, chết, di cư. Vì vậy, dân số
thường được nghiên cứu cả ở trạng thái tĩnh, trạng thái động.
Qui mô dân số là tổng số dân sinh sống (cư trú) trong những vùng lãnh thổ nhất
định vào những thời điểm xác định. Quy mô dân số bao gồm: quy mô dân số thời điểm và
quy mô dân số trung bình. Quy mô dân số thời điểm là quy mô dân số tính tại một thời
điểm nhất định. Như vậy, vào những thời điểm, chẳng hạn đầu năm, giữa năm hay cuối
năm và bằng những phương pháp chuyên môn thích hợp người ta có thể tính toán được
số lượng người cư trú trong những vùng lãnh thổ của mỗi quốc gia, các khu vực trên thế
giới. Tuỳ theo yêu cầu nghiên cứu, mà người ta cần nắm dân số có mặt (hiện có mặt tại
một địa phương nào đó) và dân số thường trú, từ đó xác định số dân tạm trú, tạm vắng.



9
Qui mô dân số là chỉ tiêu dân số học cơ bản. Thông tin về qui mô dân số được
dùng để tính số dân bình quân và nhiều chỉ tiêu dân số khác. Nó là đại lượng không thể
thiếu được trong việc xác định các thước đo chủ yếu về mức sinh, chết, di dân Đồng
thời, nó còn được sử dụng để so sánh với các chỉ tiêu kinh tế xã hội nhằm lý giải nguyên
nhân của tình hình và hoạch định chiến lược phát triển.
Để nghiên cứu quy mô dân số, người ta thường sử dụng các thước đo như: Số dân
thời điểm, số dân trung bình, lượng tăng chung dân số và tốc độ gia tăng dân số.
Tốc độ gia tăng dân số (r) là một số tương đối biểu thị nhịp độ tăng giảm quy mô
dân số trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm hay một giai đoạn. Công
thức tính:
r =



 
Trong đó:
o r : Tốc độ gia tăng dân số (%)
o P1: Số lượng dân ở cuối kỳ (cuối năm)
o P0: Số dân ở đầu kỳ (đầu năm)
Tuy nhiên, nếu tính cho một khoảng thời gian dài, người ta thường sử dụng thước đo:
Tốc độ gia tăng dân số bình quân năm (r). Chỉ tiêu này biểu thị nhịp độ tăng giảm điển
hình về quy mô dân số trong thời gian tính toán. Nó thường được tính theo các công thức
sau:
- Nếu số dân tăng thêm hàng năm sấp xỉ bằng nhau:
r =


 
Trong đó:
o r: Tốc độ gia tăng dân số bình quân (%)

10
o P1: Số lượng dân ở cuối kỳ (cuối năm)
o P0: Số dân ở đầu kỳ (đầu năm)
o T1: Thời điểm đầu của một giai đoạn
o T2: Thời điểm cuối của một giai đoạn

- Nếu tốc độ tăng dân số hàng năm ít thay đổi:
r = (





– 1)  100
Trong đó:
o r: Tốc độ gia tăng dân số (%)
o P1: Số lượng dân ở cuối kỳ (cuối năm)
o P0: Số dân ở đầu kỳ (đầu năm)
Cơ cấu dân số là sự phân chia tổng số dân của một nước hay một vùng thành các
nhóm, các bộ phận theo một tiêu thức đặc trưng nhất định. Ví dụ: như cơ cấu tự nhiên
(tuổi và giới tính), cơ cấu dân tộc và cơ cấu xã hội tình trạng hôn nhân, tôn giáo, trình độ
học vấn ). Trong đó cơ cấu tuổi và giới tính của dân số là quan trọng nhất bởi vì không
những nó ảnh hưởng tới mức sinh, mức chết và di dân mà còn ảnh hưởng tới quá trình
phát triển kinh tế xã hội.
Ngoài ra, cơ cấu dân số vàng là cứ có 2 người trong độ tuổi lao động thì có 1
người trong độ tuổi phụ thuộc. Tại Việt Nam, độ tuổi lao động là từ 15 đến 59 tuổi, độ
tuổi phụ thuộc trẻ là dưới 15 tuổi, độ tuổi phụ thuộc già là từ trên 60 tuổi. Tuy nhiên, trên
thực tế có sự khác biệt trong quan niệm về người cao tuổi giữa nước ta và thế giới, như
Quỹ Dân số Liên hợp quốc định nghĩa người cao tuổi là những người từ 65 tuổi trở lên,
còn ở nước ta theo Luật Người cao tuổi là từ 60 tuổi trở lên, tính cả đối với nam và nữ.
Mặc dù theo Bộ Luật Lao động, nữ giới 55 tuổi về hưu nhưng tới 60 tuổi họ mới được coi
là người cao tuổi.



11
Đối với cơ cấu tuổi, ta có thể thấy Tuổi là một tiêu thức được sử dụng rất phổ biến
trong các nghiên cứu về dân số và xã hội. Trong dân số, tuổi được xác định theo tuổi tròn
(lấy tròn theo số lần đã qua ngày kỷ niệm sinh nhật). Ví dụ: Tập hợp tất cả các cháu bé
chưa đến ngày kỷ niệm sinh lần thứ nhất được tính là 0 tuổi, tất cả các cháu đã qua ngày
kỷ niệm sinh lần thứ 4, chưa đến ngày sinh lần thứ 5 được tính là 4 tuổi. Vậy trẻ chưa đủ
5 tuổi được cho vào nhóm 0-4 tuổi. Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu theo tuổi chính là: Tỷ
trọng dân số ở từng độ tuổi, nhóm tuổi và tỷ số phụ thuộc của dân số.

Để đánh giá cơ cấu tuổi của dân số, ta chia tổng số dân theo từng độ tuổi hay
nhóm tuổi (nhóm tuổi có khoảng cách đều nhau 5 năm, 10 năm, hoặc khoảng cách tuổi
không đều nhau tuỳ thuộc mục đích nghiên cứu như các nhóm dưới tuổi lao động (0-14),
trong tuổi lao động (15-60), và trên tuổi lao động (từ 60 trở lên)… rồi tính tỷ trọng dân số
của từng độ tuổi hay nhóm tuổi trong tổng số dân.
Cơ cấu tuổi là biến số quan trọng trong quá trình phát triển và để lập kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội, trong quá trình kế hoạch hoá nguồn lao động. Nó cũng là cơ sở quan
trọng để đánh giá các quá trình dân số, tái sản xuất dân số, lập các kế hoạch và theo dõi
tình hình thực hiện kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ).
Cơ cấu tuổi thay đổi đáng kể khi dân số tăng trưởng. Vì hành vi kinh tế của con
người thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau của cuộc đời, những thay đổi trong cơ cấu
tuổi của một quốc gia có thể gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế của quốc gia
đó. Các quốc gia có tỷ lệ trẻ em cao sẽ phải dành nguồn lực nhiều hơn đầu tư cho chăm
sóc trẻ em do vậy làm chậm đi nhịp tăng trưởng của kinh tế. Ngược lại, nếu phần lớn dân
số quốc gia nằm trong độ tuổi lao động, năng suất lao động tăng thêm của nhóm dân số
này có thể tạo ra lợi tức dân số và kéo theo tăng trưởng kinh tế với giả thiết có được các
chính sách phát huy lợi thế này. Sự thay đổi số lượng dân trong cùng nhóm tuổi của cùng
một dân số theo thời gian (chủ yếu khi chúng ta xem xét dân số của một quốc gia) cũng
cho biết những thông tin về sự trẻ hoá hay già hoá dân số.

12
Về cơ cấu dân số theo giới tính, toàn bộ dân số nếu được phân chia thành dân số
nam và dân số nữ hình thành nên cơ cấu dân số theo giới tính. Để đánh giá cơ cấu dân số
theo giới tính, ta sử dụng các chỉ tiêu như: Tỷ số giới tính, tỷ số giới tính khi sinh, và tỷ
trọng nam (nữ) trong tổng số dân. Những chỉ tiêu nêu trên có thể vận dụng để tính cho
dân số cả nước, của từng vùng riêng biệt, hoặc cho các bộ phận dân số khác nhau. Chi tiết
hơn cơ cấu tuổi và giới tính được phân ra cho các nhóm nhỏ hơn, cho từng độ tuổi hoặc
nhóm tuổi (5 năm).
Tháp dân số (tháp tuổi - giới tính) là cách biểu thị cơ cấu tuổi và giới tính của dân
số bằng hình học. Tháp dân số được phân chia thành 2 phần bằng một trục thẳng đứng ở

giữa được gọi là trục tuổi dùng để biểu diễn độ tuổi hoặc nhóm tuổi của dân số. Trên trục
này, độ tuổi có thể được chia chi tiết theo từng tuổi, hoặc các nhóm tuổi với khoảng cách
đều nhau, thường là 5 hoặc 10 tuổi. Các thanh hình chữ nhật nằm ngang hai bên trục tuổi
biểu thị cơ cấu dân số theo tuổi của nam và nữ, bên trái là nam, bên phải là nữ.
Chiều dài của các thanh nằm ngang biểu diễn số nam, nữ của từng độ tuổi hay
nhóm tuổi hoặc tỷ lệ nam, nữ trong từng độ tuổi, nhóm tuổi trong tổng số dân. Hình dạng
của tháp dân số không chỉ cung cấp các thông tin khái quát về cơ cấu tuổi và giới tính của
dân số vào thời điểm xác định, mà còn có thể cho phép đánh giá đặc điểm cơ bản của tái
sản xuất dân số trong quá khứ, phân tích các yếu tố tác động làm thay đổi quy mô và cơ
cấu tuổi, giới tính của dân số trong những thời gian trước đó, đặc biệt các yếu tố như
chiến tranh, di dân hàng loạt, nạn đói, bệnh dịch… Đồng thời, tháp dân số còn cho ta
phán đoán được xu hướng phát triển của dân số trong tương lai.
Dựa vào hình dạng của các tháp dân số, ta có thể phân chia thành 3 loại tháp cơ
bản: mở rộng, ổn định, và thu hẹp.
Tháp dân số mở rộng có hình nón, đáy tháp mở rộng, càng lên cao càng thu hẹp lại
nhanh thể hiện mức sinh cao, tuổi thọ trung bình thấp, đây là đặc trưng của dân số các
nước đang phát triển, như Maroc (Hình 1.1), có dân số trẻ tăng nhanh.



13
Tháp dân số thu hẹp, điển hình là tháp dân số của Canada (Hình 1.2). Tháp có đáy
tháp thu hẹp hơn so với kiểu mở rộng, phần giữa phình to ra, phần trên của tháp mở rộng
hơn thể hiện mức sinh có xu hướng giảm, tuổi thọ trung bình gia tăng, đặc biệt tỷ lệ dân
số trong tuổi lao động cao, đây là đặc trưng cho dân số trưởng thành, dân số tăng chậm.

Hình 1.1 Tháp dân số của Ma Rốc Hình 1.2 Tháp dân số của Ca-na-đa

Nguồn: Giáo trình Dân số học
Tháp dân số ổn định: Tháp có đa số các phần tương đương nhau, thể hiện số người

trong phần lớn số các nhóm tuổi gần bằng nhau, có mức sinh thấp, tuổi thọ trung bình
cao. Đây là đặc trưng của dân số các nước phát triển, như Thuỵ Điển (Hình 1.3), có dân
số già tăng rất chậm, hoặc không tăng.



14
Hình 1.3 Tháp dân số của Thụy điển (ổn định)

Nguồn: Giáo trình dân số học
1.1.2. Khái niệm và nội dung chủ yếu của chính sách dân số
Mỗi quốc gia có các định nghĩa, khái niệm theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp khác
nhau về Chính sách dân số tùy thuộc vào mục tiêu cần đạt được theo từng giai đoạn khác
nhau. Vì vậy có khá nhiều khái niệm về Chính sách dân số, nhưng, nhìn chung, mỗi
chính sách dân số đều phải có các mục tiêu cụ thể theo thời gian, phải có các biện pháp
và các chương trình để đạt được các mục tiêu đề ra. Mục tiêu chính của chính sách dân số
là nhằm kiểm soát quy mô dân số, đồng thời phải xem xét sự ảnh hưởng tới cơ cấu và
phân bổ dân số.
Trong chính sách dân số, mục tiêu về lượng được nhấn mạnh bởi vì hiệu lực của
chính sách có liên quan trước hết tới việc tác động vào quy mô dân số và làm thay đổi tỷ
lệ phát triển dân số. Ngoài mục tiêu về lượng, chính sách dân số còn bao gồm cả mục tiêu
của chất lượng dân số và các mục tiêu phi lượng khác, dẫn đến nhiều khi chính sách dân
số gần như đồng nghĩa hoặc là một bộ phận của chính sách xã hội nói chung. Chất lượng
sinh học, đối tượng của các biện pháp kiểm soát cấu trúc gene của một dân số, đôi khi
cũng được thể hiện trong chính sách dân số.



15
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau về chính sách dân số, song việc sử dụng định

nghĩa chính sách dân số của mỗi quốc gia phải xuất phát từ những vấn đề quan tâm trong
mỗi thời kì cụ thể để điều khiển quá trình phát triển dân số phù hợp với quá trình phát
triển của đất nước. Căn cứ tình hình thực tiễn xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách
dân số đã ban hành và sự phân tích nhân khẩu học để lựa chọn khái niệm chính sách dân
số hợp lí với những vấn đề đã được đặt ra. Theo điều kiện thực tế của Việt Nam, khái
niệm chính sách dân số có thể được nêu ra như sau:
Chính sách dân số là văn bản của Đảng và Nhà nước về những chủ trương, biện
pháp, quy định, hướng dẫn về những vấn đề liên quan nhằm làm thay đổi xu hướng hiện
tại của dân số theo mục đích, mục tiêu đề ra.
Với khái niệm nêu trên, chính sách dân số bao gồm những đặc điểm: i) là loại văn
bản quy định riêng biệt về vấn đề dân số hoặc là văn bản quy định các vấn đề kinh tế xã
hội, nhưng có tác động đến sinh, chết, di dân, phát triển con người, quy mô, cơ cấu, chất
lượng và sự phân bổ dân số; ii) cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản là Đảng và Nhà
nước; iii) phạm vi tác động bao gồm những vấn đề liên quan (vấn đề dân số và vấn đề
kinh tế xã hội tác động đến quá trình dân số và kết quả dân số) nhằm làm thay đổi xu
hướng hiện tại của dân số về quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số; iv) cấu trúc
của chính sách bao gồm mục đích, mục tiêu, biện pháp (hoặc quy định, hướng dẫn) và
đối tượng tiếp nhận hoặc tác động.
Chính sách được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn, nhưng việc quyết
định ban hành chính sách lại mang tính chủ quan của con người nhằm giải quyết và quản
lý vấn đề, lĩnh vực trong đời sống xã hội và là cơ sở đảm bảo cho hoạt động của cơ quan,
tổ chức, gia đình và cá nhân trong việc thực hiện đường lối, mục tiêu nhiệm vụ và đảm
bảo quyền, lợi ích của đối tượng tham gia. Vì vậy, vai trò của chính sách dân số bao gồm:
- Định hướng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, hoạt động theo những cơ cấu ưu tiên,
khuyến khích nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố bất lợi trong việc thực hiện mục tiêu dân
số bao gồm quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số. Việc giải quyết mục tiêu dân

16
số có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm công bằng và sự phát
triển bền vững của xã hội.

- Định hướng, hướng dẫn khung pháp lý để bảo đảm hoạt động của các chủ thể
trong xã hội và bảo đảm hành vi của công dân cùng hướng, góp phần ổn định và trật tự xã
hội và phù hợp với bản chất, nội dung của chính sách dân số.
- Đề ra tiêu chuẩn, định mức, chế độ, cơ chế và phương thức thực hiện để điều tiết
cụ thể đối với các đối tượng tham gia và đối tượng thụ hưởng phù hợp với yêu cầu và
thực tế khách quan trong từng giai đoạn.
- Vai trò của cơ quan, tổ chức ban hành chính sách dân số là bảo đảm hình thức
của chính sách dân số phù hợp với mục đích, mục tiêu điều chỉnh.
- Vai trò của đối tượng tiếp nhận và đối tượng tham gia tác động để thực hiện
chính sách là phải chủ động thực hiện các hành vi, các mối quan hệ phù hợp với mục
đích, mục tiêu và các hoạt động của chính sách dân số.
Mặc dù có nhiều định nghĩa về Chính sách dân số, chính sách dân số phải có
những đặc điểm tổng quát sau: phải do luật pháp quy định, do thông báo chính thức,
tuyên bố của Chính phủ hoặc cơ quan được Chính phủ uỷ quyền xây dựng chính sách,
hoặc được phỏng đoán chính xác từ một loạt các hoạt động đang thực thi của Chính phủ.
Phân tích các khái niệm về chính sách dân số nêu trên cho thấy những điểm không
đồng nhất về bản chất của các khái niệm chính sách dân số thông qua các đặc điểm cơ
bản như sau:
- Có nhiều hình thức thể hiện một chính sách dân số, nó có thể bằng một văn bản,
bằng một thông báo chính thức, bằng một tuyên bố của Chính phủ, của cơ quan được ủy
quyền hoặc nó có thể được phỏng đoán từ một loạt các hoạt động được công khai của
Chính phủ, của cơ quan được ủy quyền.



17
- Có nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành và thực thi chính sách dân số tùy
thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy của mỗi quốc gia. Có thể là Chính phủ, cơ quan, tổ chức
được Chính phủ ủy quyền hoặc cũng có thể là cơ quan, tổ chức của Chính phủ, phi Chính
phủ tổ chức thực hiện các biện pháp công khai nhằm tác động trực tiếp, gián tiếp đến quá

trình dân số hoặc có thể là các hoạt động, các hương ước, quy ước của cộng đồng hướng
vào những khía cạnh xã hội, nhưng lại có tác động đến xu hướng dân số.
- Phạm vi và nội dung của chính sách dân số là rất khác nhau. Nhiều chính sách
dân số là các hoạt động của quần chúng nhân dân trong cuộc sống thường ngày với mục
tiêu hướng tới sự ổn định và phát triển cộng đồng, nên chúng được hoà quyện nhiều mục
tiêu xã hội khác nhau, trong đó có mục tiêu điều chỉnh xu hướng dân số, nâng cao chất
lượng cuộc sống và sự phân bố dân số. Vì vậy, nhiều mục tiêu của chính sách dân số
không chỉ bó gọn trong các thuật ngữ của mục tiêu dân số mà nhiều khi chúng được đưa
ra dưới một hình thức nào đấy của "mục tiêu xã hội" hay "mục tiêu phát triển".
- Đối tượng áp dụng của chính sách dân số là rất khác nhau. Nhiều chính sách dân
số được áp dụng cho từng bộ phận dân cư lớn, nhỏ khác nhau phù hợp với điều kiện cụ
thể của từng quốc gia, từng khu vực chẳng hạn cho từng nhóm dân tộc hoặc cho từng
cộng đồng tôn giáo, nhưng cũng có chính sách dân số phải bao trùm hầu hết hoặc toàn bộ
các sự kiện dân số và được áp dụng cho tuyệt đại hoặc toàn bộ dân số của của quốc gia.
Tuy có nhiều định nghĩa khoa học khác nhau về chính sách dân số, nhưng các định
nghĩa này đều phản ảnh những đặc điểm mang tính bản chất của chính sách dân số. Một
số bản chất chính như sau:
- Do Chính phủ thực hiện hoặc ủng hộ bằng các hình thức cụ thể: chính sách dân
số do luật pháp quy định, do thông báo chính thức, tuyên bố của Chính phủ hoặc cơ quan
được Chính phủ uỷ quyền, hoặc được phỏng đoán chính xác từ một loạt các hành động
thực tiễn của Chính phủ.
- Mục đích cuối cùng của chính sách dân số là nhằm điều chỉnh hoặc tác động đến
quá trình dân số hoặc kết quả dân số. Mặc dù phạm vi của chính sách dân số là rất khác

18
nhau, có thể là rất rộng và có thể là rất hẹp, có thể là rất đơn giản và có thể là rất tinh vi
không dễ dàng nhận biết được, nhưng đều nhằm điều chỉnh hoặc tác động đến những vấn
đề liên quan tới mức sinh, mức chết, di dân, sự phát triển toàn diện của con người và các
phân bố đặc biệt ảnh hưởng tới quy mô, cơ cấu, chất lượng và sự phân bố dân số.
- Hình thức thể hiện của chính sách dân số phải bằng văn bản. Nội dung thể hiện

mục tiêu, kết quả cần đạt được, giải pháp, hoạt động và cơ chế, phương thức tổ chức thực
hiện hoặc các nhiệm vụ, giải pháp, hoạt động đưa ra phải làm thay đổi các sự kiện dân số
hoặc các sự kiện dân số buộc phải thay đổi nội dung theo chính sách đề ra và phải có đối
tượng tiếp nhận hoặc đối tượng tham gia tác động để thực hiện mục đích, mục tiêu đó.
Do quá trình dân số có những đặc trưng riêng biệt, những đặc trưng về nhân khẩu
học, nên lẽ tự nhiên, các chính sách dân số có nhiều cách phân loại khác nhau. Với cách
phân loại theo quá trình dân số, có thể nhận biết được quá trình dân số và sự tác động của
các yếu tố phát triển và kết quả phát triển đến quá trình dân số. Bao gồm chính sách về
sinh đẻ, chính sách về tử vong, chính sách di dân và chính sách phát triển toàn diện con
người. Cách phân loại chính sách dân số theo quá trình dân số phản ảnh tính lô gíc theo
hàng ngang, tức là theo từng quá trình dân số riêng biệt, mỗi quá trình dân số đều tác
động đến cả bốn kết quả dân số, tức là chú ý đến các quá trình dân số hơn là chú ý đến
mục đích cuối cùng của chính sách dân số. Có thể phân theo sáu nhóm chính sách chủ
yếu sau đây:
a. Nhóm chính sách tác động trực tiếp tới sinh
Chính sách tác động trực tiếp đến sinh bao gồm hai mục đích là khuyến khích sinh
và hạn chế sinh. Tùy theo mỗi mục đích mà đưa ra các quy định nhăm khuyến khích hay
hạn chế. Các quy định về số lượng con và các trường hợp đặc biệt liên quan đến quy định
số lượng con, thời gian sinh con, khoảng cách giữa các lần sinh; quy định việc mang thai,
nạo phá thai; quy định việc khuyến khích, hỗ trợ các trường hợp vô sinh, sinh con theo
phương pháp khoa học.



19
- Chính sách đối với cặp vợ chồng trong tuổi sinh đẻ và cộng đồng nhằm khuyến
khích hoặc hạn chế sinh, nạo phá thai, điều trị vô sịnh. Khuyến khích về tinh thần và vật
chất đối với các cặp vợ chồng sinh ít con bằng nhiều hình thức khác nhau, tạo nên sự so
sánh về lợi ích giữa việc thực hiện gia đình ít con với gia đình đông con.
- Chính sách tuyên truyền, vận động và giáo dục bao gồm việc cho phép hay

không cho phép tuyên truyền các biện pháp tránh thai, quy định về nội dung tuyên truyền,
các kênh truyền thông (kênh thông tin đại chúng, kênh truyền thông trực tiếp, kênh văn
nghệ dân gian); các hình thức truyền thông (nói chuyện, hội thảo, tọa đàm, chiếu phim,
chiếu vidio, lồng ghép với văn nghệ, thể thao); xây dựng các mô hình, câu lạc bộ, sinh
hoạt nhóm, vận động tại nhà; xây dựng và phân phối các sản phẩm truyền thông; hỗ trợ
kinh phí cho các hình thức truyền thông; đào tạo, tập huấn cung cấp kiến thức và kỹ năng
truyền thông.
- Chính sách đối với cá nhân và đơn vị cung cấp dịch vụ KHHGĐ bao gồm các
quy định về tiêu chuẩn, định mức; cho phép hay không cho phép cung cấp phương tiện
tránh thai và dịch vụ SKSS/KHHGĐ; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào
tạo kỹ thuật cho các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ; mở rộng màng lưới, tổ chức các
đội lưu động, cung cấp phương tiện tránh thai dựa vào cộng đồng và nâng cao chất lượng
dịch vụ để đảm bảo sự thuận tiện, an toàn cho người sử dụng; hỗ trợ kinh phí và đẩy
mạnh thực hiện tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai, dịch vụ SKSS/KHHGĐ; miễn
giảm thuế nhập khẩu phương tiện tránh thai và dụng cụ KHHGĐ; ưu đãi về đầu tư, sản
xuất, vốn, thuế kinh doanh đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh phương tiện tránh thai
sản xuất ở trong nước.
b. Nhóm chính sách tác động trực tiếp tới tử vong
- Chính sách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bao gồm cả việc rèn luyện
thân thể, đặc biệt chú trọng chính sách chăm sóc sức khỏe ban đầu, tiêm chủng mở rộng,
phòng chống dịch bệnh và chính sách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

20
- Chính sách phòng chống tai nạn, đặc biệt là tai nạn giao thông, tai nạn của thiên
tai, tai nạn lao động và các tai nạn thương tích đối với trẻ em. Có thể khẳng định rằng,
chính sách tác động trực tiếp tới tử vong là tổng hợp các chính sách kinh tế xã hội nhằm
nuôi dưỡng, phát triển và bảo vệ sự sống của con người.
c. Nhóm chính sách tác động trực tiếp tới di dân
- Chính sách di dân trong nước, nội vùng, nội tỉnh và di dân đô thị dưới nhiều hình
thức, bao gồm di dân tự do, di dân theo quy hoạch, di dân có tổ chức. Các quy định về di

dân bao gồm các quy định về hành chính, các ưu đãi đối với người đi, người đến, nơi đi,
nơi đến và các quy định đối với cơ quan, tổ chức ở nơi đi, nơi đến và tổ chức thực hiện
việc di dân.
- Chính sách di dân quốc tế bao gồm các đối tượng được di cư, nhập cư, các điều
kiện được di cư, nhập cư và các ưu đĩa đối với người di cư quốc tế.
d. Nhóm chính sách tác động đến sự phát triển toàn diện của con người
- Sự phát triển toàn diện của mỗi người và của một tập hợp người là mục đích cuối
cùng của sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ, mỗi địa phương, mỗi cộng
đồng.
- Chính sách tác động đến sự phát triển toàn diện con người là toàn bộ các chính
sách kinh tế xã hội của quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương, cộng đồng nhằm phát triển
toàn diện con người về thể chất, trí tuệ và tinh thần.
Tuy nhiên, nhiều quốc gia lại chỉ đề cập chính sách phát triển con người tập trung
vào các vấn đề như gene, ưu sinh, sàng lọc và điều trị sớm một số bệnh tật bẩm sinh khi
còn là bào thai, khi mới sinh và kiểm tra, tư vấn tiền hôn nhân.
e. Nhóm chính sách điều kiện đảm bảo việc thực hiện chính sách dân số
- Các chính sách điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện chính sách dân số có tác
động gián tiếp đến quá trình dân số như việc thành lập tổ chức bộ máy, quy định chức



21
năng, nhiệm vụ và cơ cấu của tổ chức bộ máy, chính sách ưu đãi đối với đội ngũ cán bộ
có tác động khá mạnh đến việc thực hiện chính sách dân số. Việc đầu tư kinh phí, cơ sở
vật chất, và các quy định về hậu cần cũng có tác động mạnh đến việc thực hiện mục tiêu.
- Các chính sách khuyến khích việc tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh
tra việc thực hiện chính sách dân số, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, đào tạo, tập huấn,
các quy định về cơ chế quản lý cũng là những chính sách điều kiện có tác động tích cực
tới việc thực hiện chính sách dân số.
f. Nhóm chính sách kinh tế xã hội tác động gián tiếp tới quá trình dân số

- Có thể khẳng định rằng, mỗi chính sách kinh tế xã hội đêu có mục đích, mục tiêu
riêng nhưng có tác động tới sinh, chết, di dân và phát triển toàn diện của con người. Tuy
sự tác động này là gián tiếp, nhưng mang lại lợi ích thiết thực, nên có thể sự tác động đó
lại lấn át mục tiêu dân số.
- Sự phát triển kinh tế xã hội là yếu tố quyết định và đảm bảo sự bền vững trong
việc thực hiện chính sách dân số và ngược lại, việc thực hiện tốt chính sách dân số có ý
nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, việc thực hiện đồng thời hai
nhóm chính sách này sẽ có tác dụng kép.
Việc phân loại chính sách nêu trên về cơ bản đã phản ánh được những chính sách
trực tiếp tác động đến bốn yếu tố sinh, chết, di dân và phát triển toàn diện con người;
phản ánh những chính sách gián tiếp tác động thông qua việc bảo đảm các điều kiện thiết
yếu cho việc tổ chức thực hiện chính sách dân số trực tiếp hoặc thực hiện chương trình
mục tiêu giảm sinh, giảm tử vong, phân bố lại lao động dân cư, nâng cao chất lượng dân
số; phản ánh những chính sách gián tiếp thông qua chỉ tiêu chất lượng và qua đó tác động
đến mục tiêu số lượng.
1.2. Khái niệm và đặc điểm chủ yếu của già hóa dân số
Già hóa dân số hay còn gọi là giai đoạn “dân số đang già” là khi tỷ lệ người từ 65
tuổi trở lên chiếm từ 7% tổng dân số trở lên; hoặc khi tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm

×