Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

giải pháp thúc đẩy hoạt động tài chính vi mô tại viện tài chính vi mô và phát triển cộng đồng macdi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (970.34 KB, 63 trang )

LỜI CAM ĐOAN


Em xin cam đoan khóa luận này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các
công trình nghiên cứu của ngƣời khác để làm sản phẩm của riêng mình. Các đoạn trích
dẫn và số liệu đƣợc sử dụng trong khóa luận đều có nguồn gốc rõ ràng.
Em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính xác thực và nguyên bản của khóa luận.

Sinh viên thực hiện


Trịnh Thị Bích Phƣợng
i
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
VI MÔ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ 4
1.1 Khái niệm Tổ chức Phi chính phủ 4
1.1.1 Khái niệm Tổ chức Phi chính phủ (NGO) 4
1.1.2. Hình thức viện trợ 5
1.1.3. Khối lượng viện trợ 5
1.1.4. Tình hình hoạt động của các NGOs trên thế giới và ở Việt Nam 6
1.2. Lý thuyết về tài chính vi mô 7
1.2.1. Tài chính vi mô và hoạt động tài chính vi mô 7
1.2.1. Tổ chức tài chính vi mô 8
1.2.2. Cơ chế quản lý tài chính đối với các tổ chức tài chính vi mô 8
1.2.3. Đặc điểm cơ bản của tổ chức tài chính vi mô 9
1.2.4. Vai trò của tổ chức tài chính vi mô 11
1.3. Hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam 12
1.3.1. Thị trường tài chính vi mô tại Việt Nam 12
1.3.2. Các tổ chức chính cung cấp TCVM tại Việt Nam 13


1.3.3. Mạng lưới hoạt động 14
1.3.4. Quy mô giá trị dịch vụ tài chính cung ứng và số lượng khách hàng của
TCTCVM 14
1.3.5. Tính khả thi và bền vững của hoạt động tài chính vi mô hiện nay 16
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN TÀI CHÍNH VI MÔ VÀ
PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG MACDI 18
2.1. Tóm lƣợc quá trình hình thành và phát triển của Viện tài chính vi mô và phát
triển cộng đồng MACDI 18
2.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động 19
2.4. Đối tác và khách hàng của MACDI 22
2.3. Cơ cấu tổ chức nhân sự 22
2.4. Một số hoạt động Viện đã và đang triển khai 25
2.4.1. Các dự án hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững 25
2.4.2. Các dự án về Môi trường và Biến đổi khí hậu 26
2.4.3. Nghiên cứu, tư vấn và đánh giá 27
2.4.4. Chương trình đào tạo 32
2.5. Sản phẩm 33
2.6. Đối tƣợng khách hàng và ứng dụng quy trình 36
ii
2.7. Hệ thống hiệu quả và năng suất 40
2.8. Quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ 40
2.9. Tình trạng tài chính 42
2.10. Thị trƣờng 43
2.11. Đánh giá nội bộ 44
2.11.2. Các điểm mạnh 44
2.11.3. Các điểm yếu 45
2.11.4. Cơ hội 45
2.11.5. Khó khăn, thách thức 46
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN TÀI CHÍNH VI
MÔ VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG MACDI 47

3.1. Định hƣớng phát triển của Viện MACDI 47
3.2. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động của Viện tài chính vi mô và phát triển
cộng đồng MACDI 47
3.2.1. Tăng tầm với của những dịch vụ tài chính tới người nghèo trong khi vẫn
duy trì ổn định tài chính 48
3.2.2. Tăng cường minh bạch hóa thông tin để tăng uy tín và bảo vệ quyền lợi
khách hàng 48
3.2.3. Đa dạng hóa dịch vụ, tăng cường chất lượng dịch vụ, cân bằng giữa các
dịch vụ tài chính và xã hội 49
3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 50
3.2.5. Tăng cường sự liên kết giữa các tổ chức có hoạt động TCVM 51
3.2.6. Tăng cường tuyên truyền/giáo dục tài chính 52
3.2.7. Tuân thủ pháp luật đồng thời thống nhất minh bạch các qui định, quy chế
trong tổ chức 53
3.3. Khuyến nghị 53
3.3.1. Đối với Ngân hàng nhà nước 53
3.3.2. Đối với Bộ Tài Chính 56
3.2.3. Đối với Trung tâm nguồn lực tài chính vi mô doanh nghiệp Nhỏ và Vừa 56
KẾT LUẬN 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

iii
DANH SÁCH TÊN VIẾT TẮT

VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
ADB
Asian Development Bank
BDS
Bộ phận hỗ trợ phát triển doanh nghiệp

BQL
Ban quản lý
CCA
Canadian Cooperative Association-Liên minh hợp tác xã Canada
CFRC
Trung tâm Nguồn lực tài chính Cộng đồng
CNTT
Công nghệ thông tin
EM
Chế phẩm EM
HĐQT
Hội đồng quản trị
NGO
Tổ chức Phi chính phủ
NTNN
Nông thôn ngày nay
MACDI
Viện tài chính vi mô và Phát triển cộng đồng
MACDI
Viện tài chính vi mô vì sự phát triển cộng đồng
TB
Trung bình
TC TCVM
Tổ chức tài chính vi mô
TOT
Training of trainers
TYM
Tổ chức quy mô nhỏ một thành viên Tình thƣơng
ROA
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets)

VN
Việt Nam
VP
Văn phòng
WAN
Wide area networks







iv
DANH SÁCH SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Hình 1.1: Vai trò của tổ chức tài chính vi mô 8
Sơ đồ 1.1: Các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính vi mô tại Việt Nam 11
Bảng 1.1: Tổng quan về số lƣợng khách hàng và dƣ nợ ngành tài chính vi mô Việt Nam,
2010-2012 12
Bảng 1.2: Tổng quan về TCTCVM của 6 quốc gia 2011 13
Biểu đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức 21
Bảng 2.1: Số lƣợng chuyên gia trong Viện tài chính vi mô và Phát triển cộng đồng 22
Bảng 2.2: Tổng hợp phân loại khách hàng nghèo của MACDI 44
Bảng 2.3: Chỉ số 1. Tỉ lệ phụ thuộc 45
Bảng 2.4: Chỉ số 2. Thu nhập trung bình 45
Bảng 2.5: Chỉ số 3. Tài sản hộ gia đình 45
Bảng 2.6: Chỉ số 4. Chỉ số nhà 46
Bảng 2.7: Chỉ số 5. Phân loại đói nghèo tổng thể 47
Bảng 2.8: Hiệu quả và chỉ số năng suất 47











1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của để tài
Tại Việt Nam, gần 3 thập kỷ qua, ngành tài chính vi mô (TCVM) đã và đang
khẳng định đƣợc tầm quan trọng trong việc hỗ trợ ngƣời nghèo, ngƣời có thu nhập thấp
đƣợc tiếp cận các dịch vụ tài chính, ngân hàng một cách thuận tiện và phù hợp. Các tổ
chức TCVM đang dần khẳng định vai trò nhất định của mình trong công cuộc xóa đói
giảm nghèo.
Phát biểu tại hội thảo “Chuyển đổi Tổ chức TCVM tại Việt Nam – chặng đƣờng
đã qua và kế hoạch tƣơng lai” hôm 12/12/2013 tại Hà Nội, đại biểu Viện City cho biết,
các hoạt động TCVM ở Việt Nam đã mang lại nhiều cơ hội thực sự cho ngƣời nghèo để
tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống, tạo việc làm cho cộng đồng và nhờ đó góp
phần phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng. TCVM là một trong các kênh hiệu quả nhất
để đầu tƣ vào ngƣời nghèo, đem lại những tác động xã hội quan trọng.
Trên thực tế, số lƣợng ngƣời nghèo ở Việt Nam không tiếp cận đƣợc dịch vụ ngân
hàng vẫn còn khá lớn, nhất là vùng sâu, vùng xa, các dân tộc thiểu số. Trong khi đó, nhu
cầu tiết kiệm và vay vốn của những đối tƣợng này cũng nhiều. Không ít những hộ
nghèo do không tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay từ ngân hàng, buộc phải tìm đến nguồn
vay nặng lãi với lãi suất từ 70 – 100%. Đây thực sự là một gánh nặng đối với ngƣời

nghèo trong việc phát triển kinh tế. Chính bởi vậy, việc các tổ chức TCVM ra đời cung
cấp dịch vụ tín dụng, gửi tiết kiệm và cả các dịch vụ tài chính đƣợc đối tƣợng khách
hàng là ngƣời nghèo đánh giá cao.
Đơn cử, Tổ chức TCVM TNHH một thành viên Tình thƣơng (TYM) là tổ chức
TCVM chính thức đầu tiên tại Việt Nam do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thành lập
năm 2010, nhắm tới đối tƣợng là những phụ nữ nghèo. Trong năm 2013, TYM đã tiếp
cận và cung cấp dịch vụ cho gần 95.000 khách hàng tại 10 tỉnh thành.
Với mô hình đa dạng, đối tác phù hợp, các dịch vụ thỏa đáng và rất thành công
trong việc phát triển khách hàng, hiện nay, chƣơng trình TCVM đang cung cấp dịch vụ
cho khoảng 500.000 hộ gia đình. Nếu chƣa tính cả ngân hàng chính sách xã hội, số
lƣợng hộ nghèo đƣợc hƣởng dịch vụ TCVM là khoảng 4 triệu. Theo ADB, các khoản
tín dụng của TCVM ở Việt Nam tƣơng đƣơng 4% GDP.
Nhờ phát triển TCVM, công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam đã đạt đƣợc
2
những kết quả rất đáng kể. Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ của Liên
Hợp Quốc (LHQ) về xóa đói giảm nghèo trƣớc thời hạn 10 năm (giảm 5% tỷ lệ ngƣời
nghèo vào năm 2000). Tổ chức Nông Lƣơng Thế Giới (FAO) của LHQ đã chọn Việt
Nam là một trong bốn nƣớc thành công nhất trong việc giảm số ngƣời nghèo đói. Tỷ lệ
hộ nghèo chuẩn quốc tế đã giảm từ 58% năm 1993 xuống 12% năm 2011.
Ở Việt Nam, khách hàng của tài chính vi mô là ngƣời nghèo tại thời điểm vay vốn
có thu nhập dƣới 200 nghìn đồng/tháng ở nông thôn và dƣới 260 nghìn đồng/tháng ở
thành thị. Kinh nghiệm cho thấy, tài chính vi mô có thể giúp ngƣời nghèo tăng thu nhập,
tạo lập hoạt động kinh doanh bền vững và giảm khả năng dễ bị tổn thƣơng trƣớc các cú
sốc từ bên ngoài. Tài chính vi mô cũng là công cụ mạnh mẽ giúp ngƣời nghèo, đặc biệt
phụ nữ, tăng cƣờng quyền lực kinh tế và trở thành các chủ thể kinh tế. Các nghiên cứu
gần đây đã chỉ rõ khả năng dễ bị tổn thƣơng của những ngƣời sống dƣới ngƣỡng nghèo
trƣớc những cú sốc nhƣ ốm đau, thiên tai, mất cắp và các sự cố biến động của nền kinh
tế. Nguồn tài chính hạn hẹp của các hộ gia đình chính là nguyên nhân gây ra sự tổn
thƣơng trƣớc các cú sốc này, và do thiếu các dịch vụ tài chính hữu hiệu, các gia đình bị
đẩy vào tình trạng nghèo cùng cực hơn và phải mất nhiều năm để khắc phục

Nhận thức đƣợc vai trò và tầm quan trọng của tài chính vi mô qua dự án trong hoạt
động của Viện tài chính vi mô và sự phát triển cộng đồng – một tổ chức phi chính phủ
và Viện tài chính vi mô vì sự phát triển cộng đồng, thêm vào đó, qua thời gian thực tập
tại Viện, em đã có cơ hội tiếp xúc với thực tế và trang bị thêm kiến thức về hoạt động
tài chính vi mô cho bản thân. Đƣợc sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hƣớng dẫn và các
anh chị trong Viện, em đã từng bƣớc làm quen với thực tế và hoàn thiện khóa luận. Với
nhận thức trên cùng với những kiến thức đã đƣợc trang bị tại nhà trƣờng, vận dụng vào
thực tế Viện, em đã chọn đề tài “Giải pháp thúc đẩy hoạt động tài chính vi mô tại Viện
tài chính vi mô và phát triển cộng đồng MACDI” để thực hiện bài khóa luận.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Là nghiên cứu những vấn đề cơ bản của hoạt động tài chính vi mô
Phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động tài chính vi mô qua các dự án của
Viện MACDI đã và đang tham gia, đồng thời minh bạch các sản phẩm cho vay cũng
nhƣ quy trình cho vay của Viện
Trên cơ sở đó đƣa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tài chính vi mô
vì sự phát triển cộng đồng trong thời gian tới.
3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tƣợng: Thực trạng hoạt động tài chính vi mô vì sự phát triển cộng đồng
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài đƣợc giới hạn ở việc nghiên cứu thực trạng hoạt động
tài chính vi mô của Viện MACDI và Viện MACDI, chủ yếu trong giai đoạn 2007 –
2013; dự báo, định hƣớng và đƣa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tài chính
vi mô vì sự phát triển cộng đồng trong thời gian tới
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Khóa luận sử dụng các phƣơng pháp chủ yếu nhƣ: phƣơng pháp tổng hợp,
phƣơng pháp thống kê và phân tích:
+ Phƣơng pháp tổng hợp để thu thập các số liệu, thông tin truyền thống.
+ Phƣơng pháp thống kê, phân tích để làm rõ các vấn đề lý luận và thực trạng
hoạt động tài chính vi mô của Viện.
5. Kết cấu của đề tài

Ngoài Mục lục, Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục viết tắt, Danh mục bảng biểu, kết
cấu của báo cáo bao gồm 3 chƣơng:
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI
CHÍNH VI MÔ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN TÀI CHÍNH VI MÔ
VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG MACDI
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ CỦA
VIỆN TÀI CHÍNH VI MÔ VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG MACDI

Em xin chân thành cảm ơn!








4

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI
CHÍNH VI MÔ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ

1.1 Khái niệm Tổ chức Phi chính phủ
1.1.1 Khái niệm Tổ chức Phi chính phủ (NGO)
Tổ chức phi chính phủ (Non-Governmental Organizations, gọi tắt là NGOs) đã tồn
tại hàng trăm năm trên thế giới dƣới nhiều dạng khác nhau. Nguồn gốc xa xƣa của
NGOs vốn là những nhóm nhỏ làm từ thiện. Tiêu chí hoạt động của các tổ chức này là
cứu trợ nhân đạo đối với nạn nhân chiến tranh, thiên tai và nghèo đói, không phân biệt
chính kiến và địa dƣ. Cho tới nay trên thế giới, các nƣớc có quan điểm khác nhau về

phân loại và định nghĩa về NGOs.
Theo luật pháp một số nƣớc, các tổ chức NGOs bao gồm các chủ thể có tƣ cách
pháp nhân, là những tổ chức không thuộc chính phủ nhƣ các Viện, các tổ chức tƣ nhân
hay công cộng hoặc các Quỹ Các NGOs đó là những tổ chức phi lợi nhuận, đƣợc lập
ra hợp pháp và có tƣ cách pháp nhân theo pháp luật của nƣớc đó và theo pháp luật của
nƣớc cho đặt trụ sở chính.
Theo định nghĩa của Liên hợp quốc, các NGOs là bất kỳ tổ chức quốc tế nào đƣợc
lập ra không phải do một thoả thuận liên chính phủ quốc tế, nhƣng NGOs đó có thể bao
gồm các tổ chức có thành viên do chính phủ cử ra, với điều kiện thành viên đó không
đƣợc can thiệp vào quyền tự do bày tỏ ý kiến của tổ chức đó.
Có thể rút ra đặc điểm chung của loại hình tổ chức này là đƣợc thành lập một cách
tự nguyện và hợp pháp, không thuộc bộ mày hành chính nhà nƣớc và không nhằm mục
đích lợi nhuận.
Ba loại NGOs hiện đang hoạt động trên thế giới:
+ Tổ chức phi chính phủ mang tính chất quốc gia
+ Tổ chức phi chính phủ mang tính chất quốc tế
+ Tổ chức phi chính phủ mang tính chất chính phủ
Các tổ chức phi chính phủ mang tính chất quốc gia (National Non-Governmental
Organizations, gọi tắt là NNGOs) là tổ chức mà các thành viên đều mang một quốc tịch.
Các tổ chức này xuất hiện trên thế giới rất sớm. Phạm vi hoạt động chủ yếu phục vụ cho
5
từng cộng đồng, hoạt động trong phạm vi một nƣớc. Về số lƣợng, NNGOs chiếm đa số
tuyệt đối.
Các tổ chức phi chính phủ mang tính chất quốc tế (International Non-
Governmental Organizations, gọi tắt là INGOs) là tổ chức mà các thành viên của nó
mang nhiều quốc tịch khác nhau sáng lập ra. Về số lƣợng, INGOs ít hơn nhiều so với
NNGOs. Phạm vi hoạt động của INGOs rộng khắp trên thế giới, nhƣng INGOs phải
tuân theo luật pháp của nƣớc nhận sự hợp tác.
Các tổ chức phi chính phủ mang tính chất chính phủ (Governmental Non-
Governmental Organizations, gọi tắt là GONGOs) là các tổ chức do chính phủ lập ra

hoặc một NGO nào đó hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách của chính phủ. Ví dụ:
Chƣơng trình phát triển DED của Đức; SNV của Hà Lan đang có chƣơng trình viện trợ
cho Việt Nam.
1.1.2. Hình thức viện trợ
Viện trợ NGOs đƣợc thể hiện dƣới ba hình thức chủ yếu là viện trợ thông qua các
chƣơng trình, dự án (viện trợ để thực hiện các chƣơng trình/dự án), viện trợ phi dự án
(viện trợ bằng tiền hay hiện vật) và viện trợ khẩn cấp trong trƣờng hợp có thiên tai hoặc
tai hoạ khác. Khác với nguồn viện trợ chính thức (ODA), viện trợ NGO là loại viện trợ
không hoàn lại, mang tính nhân đạo và phát triển, có thủ tục nhanh gọn và đơn giản.
Quy mô dự án thƣờng không lớn (từ vài nghìn đến vài trăm nghìn đô la Mỹ, thời gian
thực hiện không dài (từ vài tháng đến 1-2 năm) nhƣng thƣờng đáp ứng kịp thời, sát với
nhu cầu và phù hợp với khả năng quản lý, sử dụng của nơi nhận viện trợ. Hiện nay,
nhiều nƣớc phát triển đã dành một phần viện trợ ODA cho các nƣớc đang phát triển
thông qua NGOs. Số tiền viện trợ thông qua NGOs khá lớn, ngày một tăng và trên thực
tế đã hỗ trợ đáng kể cho các chƣơng trình kinh tế-xã hội của các nƣớc đang phát triển.
NGOs còn nhận sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức tôn giáo, từ các quỹ từ thiện tƣ nhân,
từ quyên góp với nhiều hình thức khác nhau.
1.1.3. Khối lượng viện trợ
Khối lƣợng viện trợ của NGOs cho các nƣớc đang phát triển ngày càng tăng cùng
với sự gia tăng về lĩnh vực hợp tác của các tổ chức này. Hoạt động của NGOs đã
chuyển theo hƣớng giảm viện trợ nhân đạo và tăng viện trợ phát triển bền vững. Các
NGOs ngày càng đóng vai trò đáng kể trong đời sống kinh tế-xã hội, giáo dục, y tế, môi
trƣờng, nhân đạo tại nhiều nƣớc trên thế giới. Các NGOs đang tham gia sâu vào nhiều
6
lĩnh vực nhƣ xoá đói giảm nghèo, giúp đỡ phụ nữ, cứu trợ trẻ em, kế hoạch hoá gia
đình, chữ thập đỏ, bảo vệ môi trƣờng
1.1.4. Tình hình hoạt động của các NGOs trên thế giới và ở Việt Nam
Tiếng nói của NGOs đối với các vấn đề thuộc mối quan tâm chung của cộng đồng
quốc tế ngày càng đƣợc các nƣớc và các tổ chức quốc tế lớn nhƣ Liên hợp quốc (LHQ),
Chƣơng trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) và đặc biệt các tổ chức ngân hàng,

tài chính thế giới nhƣ World Bank (WB) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) quan tâm. WB
hàng năm đều tổ chức các Hội nghị tƣ vấn với NGOs. Sự tham gia của các tổ chức
NGO trên các diễn đàn khác về kinh tế, xã hội và phát triển ngày một tăng, đồng thời tổ
chức những diễn đàn riêng của mình song song với những Hội nghị quốc tế. Với tiếng
nói của mình, NGOs đã đóng góp đáng kể vào sự thành công của nhiều hội nghị quốc tế
lớn trong những năm qua nhƣ Hội nghị Thế giới về Phụ nữ, Hội nghị Thế giới về Dân
số và Phát triển, Hội nghị Thƣợng đỉnh về Phát triển xã hội, Hội nghị Thế giới về Môi
trƣờng
Trong 10 năm (2003-2013), số lƣợng NGOs tại Việt Nam đã gia tăng nhanh
chóng, với hàng nghìn dự án thực hiện, đạt tổng giá trị giải ngân đạt gần 2,4 tỷ USD. Đó
là con số thống kê về hoạt động viện trợ phi chính phủ nƣớc ngoài đƣợc nêu tại hội nghị
quốc tế lần thứ 3 về hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài, do
Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài tổ chức, diễn ra trong hai
ngày 28 và 29/11 tại Hà Nội. Theo báo cáo tại hội nghị, trong 10 năm qua, số lƣợng các
tổ chức có quan hệ với Việt Nam tăng từ khoảng 500 tổ chức năm 2003 lên đến 990 tổ
chức năm 2013. Hơn 28.000 dự án đƣợc triển khai, với tổng giá trị giải ngân đạt gần 2,4
tỷ USD.
Đồng thời, theo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, năm 2014, số tiền viện
trợ phi chính phủ nƣớc ngoài dành cho Việt Nam đạt khoảng 250 triệu USD. Triển khai
trên nhiều lĩnh vực nhƣ y tế, giáo dục - đào tạo, phát triển kinh tế xã hội, tài nguyên -
môi trƣờng…, hoạt động viện trợ của các NGOs quốc tế đƣợc triển khai rộng khắp tại
63 tỉnh, thành. Nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác với các NGOs quốc tế, đến
nay, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo công tác xây dựng các luật, văn bản pháp quy liên
quan…
7
Một trong những đóng góp hiệu quả các các NGOs tại Việt Nam là xóa đói giảm
nghèo và phát triển kinh tế xã hội. Theo các chuyên gia, về mặt kinh tế, các NGOs đã
góp phần làm giảm bớt những khó khăn kinh tế - xã hội. Các chƣơng trình, dự án từng
bƣớc giúp nông dân và những ngƣời nghèo biết cách làm ăn trong nền kinh tế thị
trƣờng, nâng cao mức thu nhập của bản thân và cải thiện điều kiện sống của gia đình.

1.2. Lý thuyết về tài chính vi mô
1.2.1. Tài chính vi mô và hoạt động tài chính vi mô
Tài chính vi mô là việc cấp cho các hộ gia đình rất nghèo các khoản vay rất nhỏ
(gọi là tín dụng vi mô), nhằm mục đích giúp họ tham gia vào các hoạt động sản xuất,
hoặc khởi tạo các hoạt động kinh doanh nhỏ.
Hoạt động tài chính vi mô đề cập đến các hoạt động cho vay, tiết kiệm, bảo hiểm,
chuyển giao dịch vụ và các sản phẩm tài chính khác đến cho nhóm khách hàng có thu
nhập thấp.
Tài chính vi mô thƣờng kéo theo hàng loạt các dịch vụ khác nhƣ tín dụng, tiết
kiệm, bảo hiểm, vì những ngƣời nghèo và rất nghèo có nhu cầu rất lớn đối với các sản
phẩm tài chính, nhƣng không tiếp cận đƣợc các thể chế tài chính chính thức.
Khác với tín dụng vi mô chỉ đơn giản là một khoản cho vay nhỏ, do ngân hàng
hoặc một tổ chức nào đó cấp. Tín dụng vi mô thƣờng dành cho cá nhân vay, không cần
tài sản thế chấp, hoặc thông qua việc cho vay theo nhóm.
Ngƣời nghèo, cũng giống nhƣ tất cả mọi ngƣời, cần có nhiều loại công cụ tài chính
để tích lũy tài sản, bình ổn tiêu dùng và tự bảo vệ mình trƣớc rủi ro. Chính vì thế, theo
nghĩa rộng, tài chính vi mô là việc tìm ra phƣơng cách hiệu quả và đáng tin cậy để cung
cấp ngày càng nhiều hơn các sản phẩm tài chính vi mô.
Ở Việt Nam, khách hàng của tài chính vi mô là ngƣời nghèo tại thời điểm vay vốn
có thu nhập dƣới 200 nghìn đồng/tháng ở nông thôn và dƣới 260 nghìn đồng/tháng ở
thành thị. Kinh nghiệm cho thấy, tài chính vi mô có thể giúp ngƣời nghèo tăng thu nhập,
tạo lập hoạt động kinh doanh bền vững và giảm khả năng dễ bị tổn thƣơng trƣớc các cú
sốc từ bên ngoài. Tài chính vi mô cũng là công cụ mạnh mẽ giúp ngƣời nghèo, đặc biệt
phụ nữ, tăng cƣờng quyền lực kinh tế và trở thành các chủ thể kinh tế. Các nghiên cứu
gần đây đã chỉ rõ khả năng dễ bị tổn thƣơng của những ngƣời sống dƣới ngƣỡng nghèo
trƣớc những cú sốc nhƣ ốm đau, thiên tai, mất cắp và các sự cố khác. Nguồn tài chính
8
hạn hẹp của các hộ gia đình chính là nguyên nhân gây ra sự tổn thƣơng trƣớc các cú sốc
này và do thiếu các dịch vụ tài chính hữu hiệu, các gia đình bị đẩy vào tình trạng nghèo
cùng cực hơn và phải mất nhiều năm để khắc phục.

1.2.1. Tổ chức tài chính vi mô
Một cách đơn giản nhất, tổ chức tài chính vi mô là tổ chức cung cấp dịch vụ tài
chính cho những ngƣời có thu nhập thấp. Hầu hết các tổ chức tài chính vi mô đều cho
vay tín dụng vi mô và chỉ nhận gửi những khoản tiết kiệm rất nhỏ từ ngƣời vay chứ
không phải từ công chúng.
Trong ngành tài chính vi mô, thuật ngữ này dùng để chỉ các tổ chức đƣợc thành
lập để cung cấp các dịch vụ tài chính vi mô, ví dụ: các tổ chức phi chính phủ (NGO),
liên minh tín dụng, hợp tác xã tín dụng, ngân hàng thƣơng mại tƣ nhân, các tổ chức tài
chính phi ngân hàng và một bộ phận nào đó của ngân hàng nhà nƣớc. Nhiều tổ chức phi
chính phủ có thể không đồng tình với quan điểm cho rằng, về bản chất, họ là các tổ
chức tài chính (mặc dù họ cung cấp phần lớn các khoản tín dụng vi mô). Nguyên nhân
là do, song song với việc cung cấp tín dụng vi mô, các tổ chức phi chính phủ còn thực
hiện nhiều hoạt động phi tài chính vì mục đích phát triển khác. Tuy nhiên, xét từ lĩnh
vực hoạt động, chúng ta có thể gọi các tổ chức phi chính phủ là các tổ chức tài chính vi
mô vì họ tham gia vào việc cung cấp dịch vụ tài chính cho ngƣời nghèo. Tƣơng tự nhƣ
vậy, một số ngân hàng thƣơng mại cung cấp dịch vụ tài chính vi mô cũng đƣợc gọi là tổ
chức tài chính vi mô ngay cả khi chỉ một phần rất nhỏ trong tài sản của họ đƣợc huy
động cho mục đích cung cấp dịch vụ tài chính vi mô
1.2.2. Cơ chế quản lý tài chính đối với các tổ chức tài chính vi mô
Cơ chế quản lý tài chính tổ chức tài chính vi mô đƣợc quy định rõ nét trong Thông
tƣ 06/2013 /TT-BTC ngày 09/01/2013 của Bộ Tài chính
Nội dung Thông tƣ quy định nhiều vấn đề, song nổi lên các quy định chính sau
đây:
 Quy định về vốn của tổ chức tài chính vi mô
 Quy định sử dụng vốn và tài sản
 Quy định về quản lý doanh thu;
 Quy định về quản lý chi phí;
 Quy định chế độ kế toán, thông kê, kiểm toán, báo cáo và công khai tài chính;
9
 Quy định về kiểm tra, xử lý vi phạm

Đó là những vấn đề cốt lõi của cơ chế quản lý tài chính đối với Tổ chức tài chính
vi mô đƣợc thể hiện cụ thể trong Thông tƣ 06/2013/TT-BTC. Trong số các quy định nêu
trên, đứng trên giác độ của Tổ chức tài chính vi mô cần phải nắm chắc các quy định về
quản lý doanh thu, quản lý chi phí và chế độ kế toán, thống kê, kiểm toán, báo cáo và
công khai tài chính
1.2.3. Đặc điểm cơ bản của tổ chức tài chính vi mô
Theo quan điểm các nhà chính sách để thanh tra, giám sát một cách hiệu quả hoạt
động của các tổ chức tài chính, cần hiểu đúng về tính chất và các đặc điểm hoạt động
của mỗi loại hình tổ chức tài chính đó. Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (viết tắt là
Ủy ban Basel) đƣa ra 10 đặc điểm cơ bản của TCVM nhƣ sau:
1. Đối tƣợng khách hàng là những ngƣời có thu nhập thấp: Các tổ chức TCVM
thƣờng xuyên cung cấp tín dụng cho những khách hàng có thu nhập thấp (nhƣ lao động
bán thất nghiệp và các hộ kinh doanh không chính thức nhƣ ngƣời bán hàng rong, các
hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nhỏ và vừa…). Các đối tƣợng khách hàng này có
đặc điểm chung là sống tập trung trong một khu vực địa lý và cùng nhóm xã hội (hội
phụ nữ, nông dân, đồng hƣơng…). Vì đối tƣợng khách hàng là ngƣời có thu nhập thấp
nên các khoản cho vay thƣờng có giá trị rất nhỏ, thời hạn ngắn và không có tài sản bảo
đảm. Tuy nhiên, chu kỳ trả nợ của khoản vay lại thƣờng xuyên hơn với mức lãi suất áp
dụng thƣờng cao hơn so với các khoản vay thông thƣờng. Nhằm mục đích bù đắp chi
phí hoạt động liên quan đến phƣơng thức cho vay vi mô tập trung nhiều nhân lực, các
khoản vay TCVM thƣờng áp dụng mức lãi suất cao hơn so với cho vay thƣơng mại;
2. Phân tích rủi ro tín dụng: Hồ sơ vay vốn TCVM thƣờng rất lớn bởi cán bộ tín
dụng phải thu thập rất nhiều thông tin về khách hàng thông qua những lần thăm gia đình
hoặc địa điểm kinh doanh của họ. Ngƣời đi vay thƣờng xuyên thiếu các báo cáo tài
chính chính thức, do vậy cán bộ tín dụng phải giúp đỡ khách hàng chuẩn bị tài liệu để
đánh giá các dòng tiền tƣơng lai và giá trị ròng của các khoản tiền, qua đó xác định thời
hạn và khối lƣợng của khoản vay. Các đặc điểm của ngƣời đi vay và sự sẵn sàng trả nợ
của họ cần đƣợc cán bộ tín dụng đánh giá trong suốt quá trình viếng thăm khách hàng
và xét duyệt khoản vay. Mặc dù trung tâm thông tin tín dụng thƣờng không có sẵn các
thông tin về các khách hàng có thu nhập thấp hoặc về tất cả các tổ chức TCVM hiện tại.

10
Tuy nhiên, khi có các thông tin này tại trung tâm, các thông tin đƣợc xem là rất hữu ích
và đƣợc sử dụng làm tài liệu phục vụ quá trình xét duyệt khoản vay. Đối với cho vay vi
mô, xếp hạng tín dụng, nếu đƣợc sử dụng trong quá trình xét duyệt khoản vay, đƣợc coi
là yếu tố bổ sung (điều kiện cần) hơn là yếu tố quyết định (điều kiện đủ);
3. Sử dụng tài sản ký Viện: Khách hàng của TCVM thƣờng không có tài sản ký
Viện - vật đƣợc các ngân hàng thƣơng mại sử dụng làm tài sản thế chấp cho các khoản
vay. Cũng có trƣờng hợp khách hàng TCVM có tài sản ký Viện, tuy nhiên giá trị của tài
sản đó rất thấp (nhƣ tivi, đồ nội thất…). Trong trƣờng hợp này, tài sản thế chấp đƣợc sử
dụng nhƣ một phƣơng pháp ràng buộc ngƣời đi vay phải trả nợ hơn là sử dụng để bù
đắp các khoản lỗ;
4. Phê duyệt và kiểm soát tín dụng: Cho vay vi mô là một quá trình có độ phân tán
cao, nên phê duyệt tín dụng phải dựa vào kỹ năng và “độ thâm nhập” của cán bộ tín
dụng và các nhà quản lý để tìm ra các thông tin chính xác và kịp thời;
5. Kiểm soát các khoản nợ chậm trả: Kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ chậm trả là
cần thiết, vì các khoản cho vay TCVM có đặc điểm là không có tài sản đảm bảo, chu kỳ
thanh toán nhanh (thƣờng là hàng tuần hoặc hai tuần một lần) và có tác động lây lan.
Thông thƣờng, kiểm soát tín dụng TCVM hoàn toàn phụ thuộc cán bộ tín dụng, do họ là
ngƣời nắm rõ nhất những thông tin về hoàn cảnh cá nhân của khách hàng - là yếu tố
quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả công tác thu hồi nợ;
6. Cho vay lũy tiến: Những khách hàng TCVM thƣờng bị hạn chế khả năng tiếp
cận đối với các nguồn tài chính khác (do không có tài sản đảm bảo, quy mô sản xuất
kinh doanh quá nhỏ bé…) nên họ phải phụ thuộc rất nhiều vào các tiếp cận tín dụng vi
mô hiện tại. Cho vay TCVM sử dụng rất nhiều các chƣơng trình khuyến khích nhằm
động viên, khen thƣởng những ngƣời đi vay tốt (nhƣ tạo điều kiện cho vay dễ dàng đối
với khoản vay kế tiếp, cung cấp khoản vay có giá trị lớn hơn, mức lãi suất thấp hơn,
thời hạn trả nợ kéo dài hơn).Các chƣơng trình nhƣ vậy đƣợc gọi là cho vay lũy tiến.
Tuy nhiên, các chƣơng trình này có thể làm gia tăng rủi ro mắc nợ quá lớn, đặc
biệt trong trƣờng hợp hệ thống thông tin tín dụng vi mô không có thông tin hoặc thông
tin không đầy đủ. Đặc điểm này của TCVM cũng tạo ra ảnh hƣởng đối với công tác

quản lý rủi ro lãi suất, nhất là khi các khách hàng TCVM mong muốn lãi suất tín dụng
sẽ giảm cùng với những thành tích của khách hàng ngày càng tăng mà không quan tâm
gì đến mức lãi suất cho vay trung bình trên thị trƣờng;
11
7. Cho vay theo nhóm: Một số tổ chức TCVM sử dụng phƣơng thức cho vay theo
nhóm, theo đó các khoản cho vay sẽ đƣợc giải ngân cho những nhóm khách hàng nhỏ -
các cá nhân trong nhóm có cam kết cùng bảo đảm thanh toán cho nhau. Phƣơng thức
cho vay này đƣợc xây dựng dựa trên giả thiết áp lực nhóm sẽ nâng cao mức bảo đảm trả
nợ, bởi vì sự chậm trả của một cá nhân trong nhóm sẽ làm ảnh hƣởng đến khả năng
nhận tín dụng của các thành viên khác trong nhóm;
8. Hiệu ứng Domino: Thực tế đã chứng minh quản lý chặt chẽ các khoản nợ chậm
trả và áp lực nhóm đã đem lại tỷ lệ trả nợ cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, chất lƣợng tín
dụng của các khoản vay cá nhân có thể thay đổi rất nhanh bởi vì bản chất của các khoản
vay vi mô là không có tài sản bảo đảm và có hiệu ứng domino. Hiệu ứng Domino xảy ra
khi ngƣời đi vay có thể dừng việc trả nợ cho tổ chức TCVM vì họ cho rằng tổ chức
TCVM đang rơi vào tình trạng gia tăng nợ quá hạn và nhƣ vậy thì tổ chức đó sẽ không
có khả năng cung cấp các khoản cho vay vi mô tiếp theo cho mình;
9. Rủi ro tiền tệ: Thỉnh thoảng ngƣời đi vay sẽ vay loại tiền khác với loại tiền mà
mình sẽ thu về. Trong trƣờng hợp đó, sự thay đổi tỷ giá có thể ảnh hƣởng đến khả năng
trả nợ của ngƣời đi vay.
1.2.4. Vai trò của tổ chức tài chính vi mô
Các TCTCVM là thành tố và giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh
tế xã hội khu vực nông thôn.Về bản chất, các TCTCVM có vai trò "đôi" cả về tài chính
và xã hội.
Hình 1.1 Vai trò của tổ chức tài chính vi mô











Sự tham gia của
các bên liên quan
Cơ sở
hạ tầng
tài chính
Các dịch vụ
tài chính
bền vững

Luật lệ và
giám sát

Các dịch vụ phi
tài chính

Các chính sách
thích hợp

Cải thiện giá
trị và chất
lƣợng cuộc
sống
Tiếp cận
12
Về khía cạnh tài chính, thông qua quá trình cung cấp các dịch vụ tài chính, các

TCTCVM thực hiện các chức năng quan trọng là huy động tiết kiệm, tái phân bổ tiết
kiệm cho đầu tƣ và tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi thƣơng mại hàng hóa và dịch
vụ, trở thành một công cụ đắc lực để giảm nghèo đói và tăng thu nhập.
Về khía cạnh xã hội, các TCTCVM tạo ra cơ hội cho ngƣời dân ở nông thôn - nhất
là ngƣời nghèo- tiếp cận đƣợc với dịch vụ tài chính, tăng cƣờng sự tham gia của họ vào
cuộc sống cộng đồng nói chung, tăng cƣờng năng lực xã hội của họ.
1.3. Hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam
Từ cuối những năm 1980, hoạt động TCVM đã xuất hiện ở Việt Nam và đƣợc
triển khai thông qua các chƣơng trình dự án do các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính
phủ quốc tế và các chƣơng trình hỗ trợ phát triển chính thức song phƣơng và đa
phƣơng tài trợ. Từ quy mô khá nhỏ lẻ đến nay một số chƣơng trình đã phát triển thành
các mô hình tổ chức tín dụng, các Viện cung cấp các dịch vụ TCVM khá chuyên
nghiệp với quy mô lớn. Sau gần 30 hoạt động, TCVM đã đƣợc nhìn nhận nhƣ một công
cụ hữu hiệu trong cuộc chiến đói nghèo tại Việt Nam.
1.3.1. Thị trường tài chính vi mô tại Việt Nam
Việt Nam là một thị trƣờng rất tiềm năng cho dịch vụ TCVM. Việt Nam có khoảng
60 triệu ngƣời (hơn 70% dân số) cƣ trú tại khu vực nông thôn và khoảng 24.8 triệu
ngƣời (khoảng 67% lực lƣợng lao động ở tuổi thanh niên và trƣởng thành) là lao động
nông, lâm và ngƣ nghiệp (51.6 triệu ngƣời, Số liệu tổng cục Thống kê, 2012). Cùng với
sự phát triển kinh tế của đất nƣớc, nông thôn cũng đang đƣợc chuyển đổi nhanh chóng.
Nhu cầu về vốn và các dịch vụ tài chính cho phát triển nông nghiệp và nông thôn nói
chung và kinh tế hộ gia đình nói riêng là rất lớn. Dù Việt Nam có hệ thống các nhà
cung cấp dịch vụ tài chính nông thôn khá hùng mạnh gồm AGRIBANK, NHCSXH,
mạng lƣới Viện TDND và các TCTCVM, thị trƣờng vẫn tồn tại một khoảng trống lớn.
Báo cáo nghiên cứu về thị trƣờng tín dụng của doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ năm
2010 của Công ty Tài chính
Theo Ngân hàng Thế giới và McKinsey, trong số 11.9 triệu những ngƣời làm kinh
doanh nhỏ và phi chính thức tại Việt Nam có 5.7 triệu ngƣời hiện đang không tiếp cận
đƣợc dịch vụ hoặc nhu cầu chƣa đƣợc đáp ứng đầy đủ thông qua tín dụng chính thức.
Theo báo cáo ngành tài chính vi mô của Mạng lƣới Banking for the Poor Network năm

2008 thì tiếp cận đến dịch vụ tài chính chính thống ở vùng nông thôn của Việt Nam khá
thấp, chỉ đạt mức dƣới 25% ngƣời dân nông thôn sử dụng một loại hình dịch vụ tài
chính nào đó.
13
Mặc dù đều phục vụ thị trƣờng TCVM, các nhà cung cấp dịch vụ tài chính nông
thôn hƣớng vào các nhóm khách hàng khác nhau. AGRIBANK và Viện TDND tập
trung vào nhóm khách hàng thu nhập trung bình và thu nhập cao trong nông thôn,
trong khi NHCSXH và các TCTCVM tập trung nhiều hơn vào khách hàng có thu nhập
thấp và nghèo đói. Theo sứ mệnh và chức năng nhiệm vụ, đối tƣợng khách hàng số
một của NHCSXH là các hộ nghèo, bên cạnh đó còn các đối tƣợng khác theo mục tiêu
của Chính phủ nhƣ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối tƣợng chính
sách cần vay vốn để giải quyết việc làm, các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực
khó khăn. Tƣơng tự NHCSXH, mục tiêu chính của các TCTCVM là phục vụ cho các
đối tƣợng khách hàng không tiếp cận đƣợc hoặc khó tiếp cận với khu vực chính thức,
và họ thƣờng là các đối tƣợng dƣới ngƣỡng nghèo.
1.3.2. Các tổ chức chính cung cấp TCVM tại Việt Nam
Các tổ chức tham gia cung cấp dịch vụ TCVM chính ở Việt Nam đƣợc chia
thành ba nhóm chính nhƣ sau:
Sơ đồ 1.1: Các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính vi mô tại Việt Nam

















Các đơn vị cung cấp TCVM thuộc 3 nhóm: (1) TCTCVM chính thức bao gồm
các Ngân hàng thƣơng mại tham gia cung cấp dịch vụ TCVM, đặc biệt là
Các nhà cung cấp dịch vụ
TCVM

Chính thức
Bán chính thức
Phi chính thức
NHTM
NHCSXH
QTDNDTW
QTDNDCS
TYM, M7
44 TC/ quy mô
nhỏ
6 TC/50%
khách hàng
TCTCVM
Ngƣời cho vay
Họ hàng và bạn

Họ / phƣờng
14
AGRIBANKvà Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Bƣu điện Liên Việt (vừa mua lại Công
ty Tiết kiệm bƣu điện vào cuối năm 2010), NHCSXH, Hệ thống QTDND, và Tổ chức

Tài chính quy mô nhỏ Tình Thƣơng (TYM) và M7MFI là hai TCTCVM bán chính thức
đầu tiên đƣợc NHNN cấp phép; Khu vực bán chính thức gồm các TCTCVM bán chính
thức chủ yếu theo mô hình và Khu vực phi chính thức
1.3.3. Mạng lưới hoạt động
Trong hơn 20 năm hoạt động, các TCTCVM đã hình thành và phát triển một hệ
thống cung cấp các dịch vụ tài chính và phi tài chính dựa trên lòng tin vào con ngƣời
đƣợc thể chế thành hệ thống thủ tục, chính sách thích hợp dành cho nhóm đối tƣơng
khách hàng có thu nhập thấp, đặc biệt là phụ nữ. Nền tảng tƣ tƣởng và nguyên lý áp
dụng của hệ thống này dựa trên những nguyên tắc cơ bản của phƣởng pháp Grameen
hòa quyện với văn hóa Việt Nam. Hệ thống này trải dài từ miền núi Tây Bắc (Sơn La,
Điện Biên) tới duyên hải miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình) và
vào đến Nam bộ (Tiền Giang, Cần Thơ, Bến Tre ). Đặc biệt là những vùng khó khăn,
núi cao, kinh tế kém phát triển, vùng dân tộc thiểu số cũng có sự xuất hiện của các
TCTCVM; nơi mà TCVM truyền thống ít hoặc chƣa xuất hiện. Số lƣợng các chi nhánh
của các TCTCVM không ngừng đƣợc mở rộng, không chỉ giới hạn hoạt động trong
phạm vi huyện hay tỉnh thành mà còn mở rộng ra toàn miền nhƣ : TYM với 43 chi
nhánh ở 10 tỉnh/thành phố, Mạng lƣới tài chính vi mô M7 với 7 thành viên hoạt động
trên địa bàn 5 tỉnh nghèo miền núi phía Bắc và duyên hải miền Trung, hay nhƣ CEP với
26 chi nhánh hoạt động gần nhƣ phủ khắp các quận/huyện thuộc thành phố Hồ Chí
Minh và còn vƣơn ra các tỉnh lân cận.
1.3.4. Quy mô giá trị dịch vụ tài chính cung ứng và số lượng khách hàng của
TCTCVM
Mức độ mở rộng tiếp cận theo chiều rộng tính trên cả quy mô giá trị dịch vụ và số
lƣợng khách hàng của ngành TCVM Việt Nam là rất ấn tƣợng, trong đó, NHCSXH
chiếm thị phần lớn nhất về số khách hàng (60,13%) và dƣ nợ (55,77%). Trong 2 năm
qua, AGRIBANK giảm tập trung vào khu vực TCVM, thông qua giảm cả số lƣợng
khách hàng và dƣ nợ, nhƣng vẫn là tổ chức lớn thứ hai. Riêng các TCTCVM có sự
tăng trƣởng ấn tƣợng trong 2 năm (2011-2012), tập trung vào nhóm các tổ chức đã
chuyển đổi và đang chuẩn bị chuyển đổi.
15

Bảng 1.1: Số lượng khách hàng và dư nợ ngành tài chính vi mô Việt Nam, 2010-2012

Tổ chức
Số lƣợng khách hàng (triệu ngƣời)
Tổng dƣ nợ (triệu USD)
2010
2012
Tỷ trọng %
của 2012
2010
2012
Tỷ trọng %
của 2012
NHCSXH
7.8
6.91
60.13
4398
5315.00
55.77
Agribank
3.2
2.02
17.58
3500
2182.76
22.90
QTDND
0.95
1.80

15.66
1006
1856.24
19.48
TCTCVM/
NGOs
0.6
0.76
6.63
75
175.70
1.84
Tổng
12.55
11.49
100.00
8979
9529.69
100.00
Nguồn: ADB - Báo cáo thường niên và đột xuất của NHCSXH, QTDNDTW (2012)
Nếu chỉ so sánh trên giác độ các TCTCVM chính thức và bán chính thức, mức độ
tăng trƣởng về số lƣợng TCTCVM tại Việt Nam thực sự không cao, nhƣng về tổng tài
sản, tổng dƣ nợ, số lƣợng ngƣời đang vay vốn trong vòng 10 năm tăng thì rất lớn khi so
sánh với 5 quốc gia thành viên ADB tại Châu Á khác.
Bảng 1.2: Tổng quan về TCTCVM của 6 quốc gia
Chỉ số
Năm
CAM
PAK
PNG

PHI
UZB
VIE
Số lƣợng các
TCTCVM
2000
5
1
2
8

1
2005
14
19
2
64
9
9
2010
54
31
2
45
35
18
Tổng TS
(triệu USD)
2000
31

10

27
5
2
2005
184
236
13
361
82
1,290
2010
1,663
330
42
920
517
4,798
Tổng dƣ nợ
cho vay
(triệu USD)
2000
25
7

19

2
2005

149
110
1
231
5
1,103
2010
1,184
412
10
632
150
4,651
Số lƣợng
khách hàng
đang vay vốn
(ngàn ngƣời)
2000
175
3

118

23
2005
494
685
3
1,293
30

4,248
2010
1,287
2,060
5
2,965
97
8,463
Nguồn: Tổng hợp từ the MIX Market of reporting TCTCVM.
16
Nhƣ vậy, có thể nhận định rằng các TCTCVM Việt Nam đã có sự tăng trƣởng về
chiều sâu nhiều hơn so với chiều rộng.Trong số đó, tính đến hết năm 2011, đã có 28
TCTCVM (trừ 4 TCTCVM đƣợc thành lập trong năm 2011) đã phục vụ cho 407.566
khách hàng đang vay vốn và 621.765 khách hàng gửi tiền với tổng dƣ nợ cho vay ƣớc
đạt 86.654.947 USD và số dƣ tiết kiệm bình quân năm đạt 29.095.379 USD.
1.3.5. Tính khả thi và bền vững của hoạt động tài chính vi mô hiện nay
Ngành tài chính quy mô nhỏ (vi mô) đã cung cấp các dịch vụ tài chính cho những
ngƣời thuộc diện này. Ở nhiều nƣớc trên thế giới, các mô hình tài chính vi mô đƣợc coi
nhƣ một công cụ hữu hiệu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Chƣơng trình tài chính
vi mô du nhập vào nƣớc ta từ năm 1987 thông qua các kênh, các đoàn thể xã hội và các
tổ chức phi Chính phủ để tiếp cận đƣợc ngƣời nghèo, cung cấp những khoản vay rất nhỏ
cho ngƣời nghèo. Tổng số khoản vay, cũng nhƣ lƣợng vốn vay tuy không lớn nhƣ của
các ngân hàng thƣơng mại hay ngân hàng chính sách, nhƣng lại có ý nghĩa quan trọng
bởi những khoản vay này đến đƣợc với những ngƣời nghèo và nghèo nhất, giúp cuộc
sống của họ biến chuyển. Vai trò của nó đã đƣợc ghi nhận từ nhiều phía, đặc biệt là
chính quyền địa phƣơng nơi có chƣơng trình tài chính vi mô.
Không chỉ góp phần xóa đói giảm nghèo, tài chính vi mô còn giúp phát triển
nguồn nhân lực địa phƣơng, tạo sợi dây liên kết trong cộng đồng, thắt chặt tình làng
nghĩa xóm. Đặc biệt, chƣơng trình tài chính vi mô chủ yếu tập trung vào phụ nữ, do vậy
sẽ góp phần tạo bình đẳng giới, tạo cơ hội để phụ nữ thể hiện mình.

Phần lớn ngƣời lao động tại Châu Á không tiếp cận đƣợc với các dịch vụ tài
chính chính thức. Trong số 20% dân số nghèo nhất ở Đông Á và Thái Bình Dƣơng thì
chỉ có 33% đƣợc tiếp cận với tài chính (Nguồn Findex, Ngân hàng Thế giới). Theo
Findex, ở Việt Nam có tới 79% ngƣời dân không đƣợc tiếp cận với các dịch vụ tài
chính chính thức. Hầu hết họ không tiếp cận đƣợc dịch vụ ngân hàng nhƣng vẫn có
nhu cầu cần tiết kiệm và vay mƣợn. Họ phải tự xoay xở từ nhiều nguồn tài chính để
giải quyết nhu cầu của mình. Cuối cùng, nhiều ngƣời nghèo buộc phải vay nặng lãi với
lãi suất cao hơn khoảng 100%/ năm. Nhằm giải quyết tình trạng bất bình đẳng này,
trong suốt 30 năm qua, hàng nghìn tổ chức TCVM đã xuất hiện trên toàn cầu. Đó có
thể là các tổ chức TCVM phi chính phủ, các ngân hàng chuyên trách, các hợp tác xã
và các công ty tài chính, vv Họ cung cấp dịch vụ tín dụng, gửi tiết kiệm và cả các các
17
dịch vụ tài chính khác đƣợc đối tƣợng khách hàng là ngƣời nghèo đánh giá cao. Với các
dịch vụ TCVM, ngƣời nghèo có thể vƣợt qua những giai đoạn khó khăn, đầu tƣ cho
con em đi học, mở vốn mở doanh nghiệp nhỏ hoặc trong giải quyết những nhu cầu
khẩn cấp.
Nƣớc ta là một nƣớc có dân số trẻ và có xu hƣớng ngày gia tăng; một tỷ lệ khá lớn
là ngƣời nghèo, thu nhập thấp; đại bộ phận ngƣời dân sống ở những vùng nông thôn thu
nhập thấp; những đòi hỏi cải tổ trong nông nghiệp là tất yếu; tình trạng việc làm trở nên
bức xúc hơn bao giờ hết; một thực tế khách quan nữa là sự chuyển dịch lực lƣợng lao
động từ nông thôn về khu trung tâm kinh tế lớn cũng có xu hƣớng tiếp tục tăng gây nên
áp lực về giao thông, nhà ở, môi trƣờng.v.v…
Đứng trƣớc thực trạng nêu trên, nhu cầu về các dịch vụ tài chính vi mô cho ngƣời
nghèo ngày càng lớn. Xây dựng một ngành tài chính vi mô Việt Nam có khả năng thực
vai trò của mình đối với xóa đói giảm nghèo cần phải thực hiện những việc gì để các tổ
chức tài chính vi mô tuân thủ các qui định, đạt đƣợc sự bền vững và tiếp tục mở rộng
tầm hoạt động phục vụ ngƣời nghèo ở Việt Nam.
Giải pháp để tăng cƣờng ảnh hƣởng của hoạt động tài chính vi mô đối với xóa đói
giảm nghèo chính là nâng cao chất lƣợng hoạt động, chất lƣợng phục vụ và tăng cƣờng
tính bền vững của ngành. Tính bền vững của ngành tài chính vi mô Việt Nam đƣợc coi

là một đòi hỏi cực kỳ quan trọng đối với ngành trong việc thực hiện vai trò tích cực với
chiến lƣợc xóa đói giảm nghèo.
Thực tế cho thấy, chỉ khi nào các tổ chức tài chính vi mô nâng cao đƣợc chất
lƣợng cũng nhƣ tính bền vững thì khi đó ngành này mới có khả năng tiếp cận đƣợc với
nhiều khách hàng của mình và phục vụ họ tốt hơn. Và số lƣợng khách hàng của tài
chính vi mô ngày càng phát triển thì vai trò của nó trong chiến lƣợc xóa đói giảm nghèo
đƣợc tăng cƣờng.







18

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN TÀI CHÍNH VI MÔ VÀ
PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG MACDI

2.1. Tóm lƣợc quá trình hình thành và phát triển của Viện tài chính vi mô
và phát triển cộng đồng MACDI
MACDI là tên viết tắt của Viện tài chính vi mô và phát triển cộng đồng,
đƣợc thành lập vào năm 2007 bởi một nhóm các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực tài
chính vi mô, phát triển vùng nông thôn, môi trƣờng, biến đổi khí hậu, nƣớc sạch và vệ
sinh môi trƣờng, sức khỏe và giới.
MACDI với đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm và chuyên môn, cùng mạng lƣới cộng
tác viên rộng khắp các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực hoạt động của MACDI.
Ngay từ khi mới thành lập, MACDI đã nhận đƣợc sự quan tâm từ khách hàng trong và
ngoài nƣớc thông qua việc cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau, đa dạng cho các dự án
trong nƣớc và quốc tế.

Chiến lƣợc của MACDI là kết hợp kinh nghiệm và kiến thức của các chuyên gia
trong nƣớc và thế giới trong các lĩnh vực hoạt động của mình để tối đa hóa những đóng
góp cho sự phát triển cộng đồng bền vững. Với trên 6 năm trải nghiệm thực tế ở Việt
Nam, các nhà tƣ vấn của MACDI đã tham gia vào nhiều dự án và dịch vụ tƣ vấn khác
nhau một cách hiệu quả.
Cơ cấu tổ chức của MACDI khá đơn giản và linh hoạt, bởi vậy quá trình thu thập
và đánh giá thông tin, đƣa ra quyết định (đƣợc thực hiện) rất hiệu quả. Bên cạnh việc hỗ
trợ các bộ phận nhƣ quản trị, dự án, tài chính, MACDI còn có các phòng chuyên ngành
chịu trách nhiệm thực hiện các công việc khác nhau, nhƣ đánh giá, đào tạo, thực thi các
công tác cộng đồng
Mỗi lĩnh vực, dự án đƣợc điều hành và thực hiện bởi đội ngũ nhân viên giàu kinh
nghiệm và chuyên môn cao. MACDI luôn có một nhóm các chuyên gia chuyên biệt để
hỗ trợ một cách trực tiếp và gián tiếp các gói dịch vụ tƣ vấn và nghiên cứu, giữa dự án
và các phòng ban luôn giữ mối quan hệ tƣơng tác để cùng nhau đƣa ra các sản phẩm
mang tính vƣợt trội cao, chất lƣợng tốt đáp ứng yêu cầu khách hàng.

19
2.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động
Đào tạo: MACDI sở hữu những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong quản lý dự án,
tài chính vi mô, tài chính ngân hàng, phát triển cộng đồng và nhiều lĩnh vực khác có liên
quan. Sau nhiều năm làm việc và đƣợc đào tạo cả trong nƣớc lẫn nƣớc ngoài, kỹ năng
về đào tạo của đội ngũ nhân viên MACDI đặc biệt là đào tạo cho ngƣời đi làm, đang
không ngừng tăng lên. MACDI cũng đã tổ chức nhiều khóa đào tạo ngắn hạn và trải
nghiệm trao đổi học tập theo kiểu chƣơng trình ngoại khóa cho các nhân viên dự án, tổ
chức và ngƣời dân địa phƣơng để xóa nghèo.
Các lĩnh vực đào tạo của MACDI gồm có:
• Đào tạo chuyên sâu cho các TCTCVM;
• Đào tạo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hợp tác xã;
• Đào tạo về môi trƣờng và biến đổi khí hậu;
• Đào tạo theo nhu cầu;

• Study tour trong nƣớc và nƣớc ngoài
Nghiên cứu: MACDI cũng chỉ đạo các nghiên cứu ƣu tiên tính ứng dụng để phục
vụ cho sự phát triển và cải thiện điều kiện sống của ngƣời nghèo và ngƣời có thu nhập
thấp và những đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng. MACDI còn nghiên cứu theo yêu cầu của dự
án đƣợc thực hiện ở các tỉnh của Việt Nam với các nhà nghiên cứu đƣợc đánh giá cao
về năng lực.
Các mảng nghiên cứu của MACDI bao gồm:
 Nghiên cứu khả thi, khảo sát nhu cầu;
 Nghiên cứu các mô hình tài chính vi mô ứng dụng xóa đói nghèo, nƣớc
sạch vệ sinh môi trƣờng, năng lƣợng tái tạo, chống biến đổi khí hậu, phát triển
nông nghiệp bền vững;
 Nghiên cứu về kinh tế xã hội, vệ sinh, nhà ở, cung cấp nƣớc sạch, thủy lợi
trong nông nghiệp;
 Nghiên cứu chuỗi giá trị nông nghiệp và thị trƣờng;
 Nghiên cứu về cơ chế và chính sách đầu tƣ nông nghiệp và cung cấp giải
pháp cải tiến môi trƣờng đầu tƣ nông nghiệp và khí hậu;
 Nghiên cứu sử dụng năng lƣợng tái tạo và năng lƣợng hiệu quả để giảm
thiểu biến đổi khí hậu và đảm bảo sự phát triển bền vững
20
Tư vấn và đánh giá: Nhờ có mạng lƣới các chuyên gia giàu kinh nghiệm với tính
chuyên nghiệp cao trong các lĩnh vực liên quan đến phát triển cộng đồng, MACDI
chiếm ƣu thế về khả năng tƣ vấn và đánh giá các dự án về phát triển cộng đồng.
MACDI đã thành công trong việc tham gia nhiều gói thầu mời làm đơn vị tƣ vấn và
đánh giá cho các dự án đƣợc các nhà tài trợ trong nƣớc và quốc tế gây Viện nhƣ Ngân
hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á
Các dịch vụ tƣ vấn và đánh giá của MACDI tập trung vào:
• Tƣ vấn về việc cấu trúc lại các tổ chức tài chính vi mô, các nhà hợp tác,
các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hợp tác xã;
• Đánh giá về hiệu quả hoạt động, tác động kinh tế xã hội đến các chƣơng
trình, dự án phát triển vùng nông thôn;

• Đánh giá về nhu cầu đào tạo, tƣ vấn và năng lực xây dựng cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ trong sản xuất ở vùng nông thôn, miền núi;
• Đánh giá về hiệu quả thực hiện các chƣơng trình tài chính vi mô, Viện Tín
dụng của ngƣời dân
Dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh: Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc cung
cấp dịch vụ phát triển cộng đồng bền vững, MACDI hiểu sâu sắc về vai trò của mình
trong các hoạt động mang đến những tiện lợi giúp phát triển cộng đồng bền vững, nhất
là ngƣời nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số và các đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng. Trong thời
gian đầu MACDI đã tập trung hỗ trợ ngƣời dân nghèo bằng việc trực tiếp cung cấp cho
họ các khóa đào tạo, đồng thời cung cấp các khóa đào tạo TOT cho các tổ chức khác là
đối tƣợng sau đó sẽ đào tạo lại cho khách hàng của mình.
Vào tháng 2 năm 2010, Phòng hỗ trợ phát triển kinh doanh (BDS) cho nông dân
đƣợc thành lập nhằm mang lại tiện lợi cho ngƣời nghèo với bốn dịch vụ:
 Cung cấp hố trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực cho ngƣời nghèo;
 Cung cấp thông tin về thị trƣờng và hỗ trợ nông dân cách kết nối với thị trƣờng;
 Giúp nông dân phát triển thƣơng hiệu sản phẩm bằng việc đăng ký và quảng bá
thƣơng hiệu;
 Hỗ trợ các hợp tác xã nông nghiệp
Dịch vụ mới này đánh dấu sự sáng tạo và nỗ lực của Viện trong việc hỗ trợ nông
dân nghèo trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, tạo lập cho họ sinh kế bền vững.

×