Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nghiên cứu khoa học: Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ vải thiều ở huyện Lục Ngạn - Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 70 trang )

1


KHOA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN





ĐỀ TÀI:
Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ vải thiều ở huyện Lục Ngạn – Bắc giang

















2



MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nằm cách thành phố Bắc Giang 40 km về phía Đông, Lục Ngạn là một
huyện miền núi được biết đến là địa phương có nhiều sản vật nổi tiếng, nhất
là thương hiệu vải thiều Lục Ngạn. Vải thiều được trồng ở Lục Ngạn khoảng
vào những năm 90 của thế kỷ trước. Với sự cần mẫn và chăm chỉ, người dân
Lục Ngạn đã biến những vùng đồi khô cằn trước đây thành những đồi vải
xanh bạt ngàn mang về cuộc sống ấm no đầy đủ cho các hộ gia đình. Cây vải
được trồng ở vùng đồi đất đỏ pha lẫn sỏi trong vùng khí hậu ôn hòa của Lục
Ngạn đã tạo nên một loại quả ngon ngọt làm hài lòng cả những người tiêu
dùng khó tính nhất.
Trong vòng một thập kỷ trở lại đây, vải thiều đã trở thành một trong
những cây trồng chiến lược và được ưu tiên sản xuất của huyện Lục Ngạn. Hiện
toàn huyện có khoảng 18 nghìn ha trồng vải với sản lượng cho thu hoạch hàng
năm khoảng vài chục nghìn tấn vải tươi, cung cấp cho cả thị trường nội và nước
ngoài. Trước những diễn biến và sự phát triển của cây vải thiều thì việc sản xuất
và tiêu thụ vải thiều cũng đước các cấp chính quyền tỉnh, huyện đặc biệt quan
tâm và chú trọng phát triển. Để phát triển sản xuất, UBND tỉnh Bắc Giang đã kết
hợp với các UBND huyện Lục Ngạn, các tổ chức và các hộ sản xuất vải thiều
trên địa bàn huyện tổ chức những đợt tập huấn, chuyển giao các kỹ thuật và
công nghệ sản xuất, chế biến vải thiều mới nhằm nâng cao năng suất và chất
lượng cho quả vải như: chương trình sản xuất vải thiều sạch theo công nghệ
VietGAP, chương trình tập huấn các kỹ năng phòng chống các dịch bệnh trên
cây vải,… Bên cạnh đó, để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vải thiều, tỉnh cũng đã
chỉ đạo huyện Lục Ngạn cùng các bên liên tạo những điều kiện thuận lợi nhất
cho việc tuyên truyền và quảng bá thương hiệu vải thiều Lục Ngạn đến với
người tiêu dùng. Các hội nghị tổng kết về công tác sản xuất và tiêu thụ cũng
được tổ chức hàng năm nhằm nhìn nhận lại những hạn chế cần khắc phục và đề
ra phương hướng phát triển sản phẩm trong năm tiếp theo.
3


Song trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, Việt Nam đã
gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đang tiếp tục chuẩn bị cho
việc tham gia vào các liên kết quốc tế, sản phẩm vải thiều Lục Ngạn cũng đang
đứng trước nhiều cơ hội và thách thức mới. Vì vậy, yêu cầu đặt ra trong giai
đoạn này là cần tìm ra những hướng thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ vải thiều nhằm
phát triển bền vững cho thương hiệu vải thiều Lục Ngạn.
Xuất phát từ những vấn đề trên, nhóm chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề
tài: “Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn – Tỉnh Bắc
Giang”.
2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài thực hiện nhằm đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ vải thiều ở
Lục Ngạn trong những năm gần đây, phân tích những thế mạnh và hạn chế của
cây vải thiều trên đất Lục Ngạn, những cơ hội và thách thức mà sản phẩm vải
thiều Lục Ngạn phải đối mặt trong những năm tới, từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây vải thiều.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài thực hiện 03 nhiệm vụ sau:
 Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các yếu tố có liên
quan đến quá trình sản xuất và tiêu thụ cây vải thiều.
 Đánh giá thực trạng về tình hình sản xuất và tiêu thụ vải thiều của huyện
Lục Ngạn; phân tích những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức và việc ứng
dụng những mô hình mới trong sản xuất và tiêu thụ vải thiều.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ vải thiều
trên địa bàn huyện Lục Ngạn.
3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Về mặt thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình sản xuất và tiêu
thụ vải thiều trong giai đoạn 2010 – 2013.
4


 Về mặt không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Lục Ngạn –
tỉnh Bắc Giang, đây là vùng có diện tích trồng vải lớn nhất miền Bắc hiện
nay.
 Về mặt nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu và phân tích về tình hình
sản xuất và tiêu thụ vải thiều, trong đó đi sâu vào phân tích một số kênh tiêu
thụ chính. Những yếu tố này được tác giải thể hiện một cách định lượng
thông qua bộ chỉ tiêu đánh giá. Trên cơ sở phân tích những điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội, thách thức của quá trình sản xuất và tiêu thụ vải thiều, đề tài đề
xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho cây vải thiều.
4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Quan điểm nghiên cứu
a. Quan điểm tổng hợp
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một thể tổng hợp bao gồm các thành phần tự
nhiên và kinh tế - xã hội. Các thành phần đó có quan hệ chặt chẽ và luôn tác động qua
lại với nhau vì vậy việc vận dụng quan điểm tổng hợp có ý nghĩa rất quan trọng.
Việc vận dụng quan điểm tổng hợp trong nghiên cứu về tình hình sản xuất và
tiêu thụ vải thiều giúp nhóm tác giả có thể nhận biết được một cách khái quát và cụ thể
các yếu tố, các mắt xích tham gia vào quá trình và đưa gia những đánh giá mang tính
tổng hợp về vai trò của phát triển vải thiều đối với phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Lục Ngạn nói chung và của cuộc sống các hộ sản xuất trên địa bàn huyện nói riêng. Từ
đó, đề xuất những định hường phát triển cây vải thiều trong thời gian tới.
b. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững được coi là quan điểm xuyên suốt trong việc phát
triển các ngành nông nghiệp, trong đó có ngành hàng vải thiều. Trong bối cảnh
hiện nay, phát triển bền vững ngày càng giữ vai trò quan trọng và trở thành mục
tiêu phát triển trong tất cả các lĩnh vực.
c. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh giúp tác giả có thể đưa ra
những nhận định về xu hướng phát triển việc sản xuất và tiêu thụ vải thiều

5

dựa trên những yếu tố như lịch sử phát triển, thực trạng và xu thế phát triển
chung của ngành, của vùng, của cả nước.
4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
4.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Tỉnh Bắc Giang có 9 huyện và 1 thành phố, trong đó vải thiều được
trồng phổ biến ở một số huyện như Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên,
Lạng Giang, Sơn Động. Lục Ngạn là huyên có diện tích trồng vải thiều lớn
nhất trong tỉnh cũng như trong cả nước (hơn 18 nghìn ha) được chọn làm
địa bàn nghiên cứu.
4.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Phân tích tổng quan thị trường sản phẩm vải thiều gồm thực trạng sản
xuất (diện tích, năng suất, sản lượng, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức trong khâu sản xuất); nhu cầu, tình hình thị trường và xu hướng thị trường
trong tương lai được chủ yếu thực hiện qua việc thu thập và nghiên cứu từ
nhiều nguồn tài liệu khác nhau như: các tài liệu của Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, Viện nghiên cứu rau quả, các công trình nghiên cứu có liên
quan. Tác giả đã thu thập các số liệu, các nghiên cứu về thị trường vải thiều của
Việt Nam, nghiên cứu về các văn bản pháp luật, các chính sách của Nhà nước
và của tỉnh Bắc Giang liên quan đến vấn đề phát triển sản xuất và tiêu thụ vải
thiều. Ngoài ra tác giả còn thu thập thêm thông tin từ báo chí, Internet…để phục
vụ cho đề tài.
4.2.3 Phương pháp thống kê mô tả
Đề tài sử dụng phương pháp trung bình số học đơn giản, tỷ lệ % để phân
tích thực trạng sản xuất, tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn bao gồm các nguồn lực sẵn
có như diện tích đất trồng, sản lượng, chi phí, lợi nhuận…
4.2.4 Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính
Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm ra các nhân tố ảnh
hưởng đến một chỉ tiêu quan trọng nào đó (năng suất, lợi nhuận). Việc lựa chọn

các nhân tố có ý nghĩa sẽ giúp phát huy các nhân tố có ảnh hưởng tốt và khắc
phục những nhân tố có ảnh hưởng xấu. Đề tài tập trung phân tích phương trình
hồi quy tuyến tính dạng:
6

Y = b
0+
b
1
X
1+
b
2
X
2+…+
b
n
X
n
Trong đó: Y: năng suất (biến phụ thuộc)
b
0
: hệ số tự do
b
i
(i=1 n): là các hệ số góc
X
i
(i=1 n): lần lượt là các yếu tố ảnh hưởng tới Y được đưa
vào mô hình hồi quy.

Khi phân tích phương trình hồi quy tương quan, ta xem xét các hệ số
tương quan sau:
- Mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập được thể hiện qua hệ số b
tương ứng.
- Hệ số xác định R
2
: mức độ biến động của Y được giải thích bởi các X
i
.
- Significate F: mức ý nghĩa của phương trình hồi quy. Sig.F càng nhỏ độ
tin cậy càng cao. Sig.F là giá trị dùng để so sánh với mức ý nghĩa α để
làm cơ sở chấp nhận hay bác bỏ các yếu tố ảnh hưởng.
4.2.5 Phương pháp phân tích ma trận SWOT
Phương pháp này được sử dụng để phân tích mục tiêu nghiên cứu về
những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong quá trình sản xuất, tiêu thụ
vải thiều Lục Ngạn. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những thuận
lợi, cơ hội, đồng thời khắc phục những khó khăn, thách thức để nâng cao hiệu
quả kinh tế cho người trồng vải và các đối tượng thu mua vải thiều ở huyện Lục
Ngạn – tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
4.2.6 Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp
Các tài liệu sau khi thu thập sẽ được xử lí qua các bước như phân tích,
tổng hợp, so sánh…để trở thành những tài liệu, dẫn chứng phục vụ tốt cho mục
đích của tác giả trong đề tài.
4.2.7 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Bên cạnh những phương pháp nghiên cứu trong phòng, tác giả cũng
tiến hành điều tra, khảo sát thực địa tại một số vùng trồng vải thiều có quy
mô lớn như các xã: Hồng Quang, Kiên Thành, Nam Dương, TT. Chũ…
7

nhằm quan sát, đánh giá cũng như thẩm định lại một số nghi vấn trong quá

trình nghiên cứu, xử lí các tài liệu thu thập được.
5. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và các phụ lục, Nội dung chính của đề tài
được trình bày trong 3 chương:
 Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về phát triển cây vải thiều.
 Chƣơng 2: Điều kiện và hiện trạng phát triển cây vải thiều trên địa bàn
huyện Lục Ngạn
 Chƣơng 3: Một số giải pháp thúc đẩy tình hình sản xuất, tiêu thụ vải
thiều Lục Ngạn.









8

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN CÂY VẢI THIỀU

1.1 Một số vấn đề lý luận liên quan đến phát triển sản xuất
1.1.1 Quan niệm về sản xuất và hiệu quả sản xuất
a. Sản xuất
Sản xuất là một loại hình hoạt động đặc trưng của con người và xã hội
loài người, bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân
con người. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau,
trong đó sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác
động vào giới tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên, nhằm thỏa
mãn các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.
b. Hiệu quả sản xuất
Trong quá trình sản xuất, chúng ta luôn phải đối mặt với các giới hạn về
nguồn lực sản xuất. Do vậy, việc lựa chọn thứ tự ưu tiên các hoạt động cần thực
hiện sao cho đạt kết quả tối ưu nhất, tiết kiệm nguồn lực nhất luôn là vấn đề nan
giải đối với các nhà sản xuất. Đối với bất kỳ quá trình sản xuất nào, khi tính đến
hiệu quả sản xuất người ta thường đề cập tới ba nội dung cơ bản: hiệu quả kinh
tế, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối.
 Hiệu quả kinh tế: là quan hệ so sánh, đo lường cụ thể quá trình sử dụng
các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (đất đai, vốn, lao động, khoa
học công nghệ, quản lý…) để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn với chất
lượng cao hơn.
 Hiệu quả kỹ thuật: đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một số lượng sản phẩm nhất
định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Trong
trường hợp tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất ra mức
sản lượng tối đa tương ứng với nguồn lực đầu vào nhất định hay nói cách
khác hiệu quả kỹ thuật dùng để chỉ kết hợp tối ưu các nguồn lực đầu vào
để tạo ra mức sản lượng nhất định.
9

 Hiệu quả phân phối: thể hiện mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu
dùng, nhà sản xuất phải cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mà người
tiêu dùng cần nhất hay nguồn lực được phân phối sao cho lợi ích của
người sử dụng nó đạt được cao nhất.
1.1.2 Khái niệm về chi phí, năng suất, lợi nhuận
a. Chi phí
Trong các hoạt động sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói
riêng, vấn đề chi phí luôn là một trong những điều được quan tâm hàng đầu. Chi

phí (TC – Total Cost) là giá thị trường của toàn bộ tài nguyên dùng để sản xuất
ra sản phẩm. Trên quan điểm về cách ứng xử đối với chi phí, người ta chia chi
phí thành hai loại:
 Chi phí biến đổi (VC – Variable Cost) là những chi phí thay đổi theo mức
thay đổi của sản xuất. Đối với việc trồng vải thiều chi phí biến đổi bao
gồm: chi phí cây giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc trừ sâu, chi phí
điện, nước…
 Chi phí cố định (FC – Fixed Cost) là chi phí không thay đổi khi sản lượng
thay đổi. Trong hoạt động trồng vải thiều chi phí cố định gồm: chi phí lập
vườn, chi phí về công cụ, dụng cụ, trang thiết bị…cho công tác trồng,
chăm sóc, thu hoạch vải.
Chi phí cận biên (MC – Marginal Cost) là chi phí tăng thêm khi sản xuất
thêm một đơn vị sản phẩm.
b. Năng suất
Năng suất (trong trồng trọt) là số sản phẩm sản xuất ra trên một đơn vị
diện tích (ha) trong một đơn vị thời gian (thường tính theo vụ hoặc năm).
Năng suất bình quân (sản phẩm bình quân) của một đầu vào biến đổi là
lượng đầu ra tính bình quân trên một đơn vị đầu vào biến đổi đó (yếu tố khác
không đổi).
10

Năng suất cận biên (sản phẩm cận biên) của một đầu vào biến đổi là
lượng đầu ra tăng thêm khi sử dụng thêm một đơn vị đầu vào biến đổi đó (yếu tố
khác không đổi).
c. Lợi nhuận
Lợi nhuận là phần giá trị còn lại của tổng giá trị sản phẩm thu được trừ đi
tổng chi phí sản xuất. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận: quy mô sản xuất
hàng hóa, dịch vụ; giá cả và chất lượng đầu vào; giá bán hàng hóa, dịch vụ; các
hoạt động marketing và xúc tiến bán hàng; cơ cấu sản xuất; chính sách vĩ mô.
Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất

kinh doanh.
1.1.3 Cung, cầu, phân phối và thị trường nông sản
- Cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua
và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định,
với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
- Lượng cầu là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng muốn
mua và sẵn sàng mua tại một mức giá nhất định với các yếu tố khác có thể ảnh
hưởng đến lượng mua không đổi.
- Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người sản xuất muốn bán và
có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định, với
điều kiện các yếu tố khác không đổi.
- Lượng cung là số lượng hàng hóa mà các hãng muốn bán tại một mức
giá đã cho với các yếu tố khác không đổi.
- Phân phối là hoạt động liên quan đến quá trình đưa sản phẩm từ người
sản xuất đến người sử dụng cuối cùng.
- Thị trường nông sản là tập hợp những thỏa thuận, dựa vào đó người bán
và người mua trao đổi được các hàng hóa nông sản và dịch vụ cho nhau.


11

1.1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
 Tổng chi phí sản xuất (TC)
TC = VC + FC
 Doanh thu (TR – Total Revenue)
TR = sản lượng (Q) * giá bán (P)
 Lợi nhuận (π)
Π = TR – TC
Ngoài ra, cũng cần lưu ý một số chỉ tiêu dưới đây:
 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Tổng lợi nhuận / tổng doanh thu (thể

hiện lợi nhuận đạt được trên một đơn vị doanh thu nhận được).
 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = tổng lợi nhuận / tổng chi phí (thể hiện
lượng lợi nhuận đạt được từ việc đầu tư một đơn vị tiền tệ trong khoảng
một thời gian nào đó)
 Tỷ suất đầu tư = giá trị sản xuất / giá trị đầu tư
o Giá trị sản xuất = doanh thu / công
o Giá trị đầu tư = chi phí / công
Nếu tỷ suất đầu tư càng lớn hơn 1 thì chứng tỏ hiệu quả sản xuất càng cao
và ngược lại tỷ suất đầu tư càng nhỏ hơn 1 thì rủi ro trong sản xuất càng lớn.
 Giá trị gia tăng là mức đo lợi nhuận được tạo ra trong chuỗi giá trị, phân
bổ giá trị gia tăng thuần trong chuỗi giá trị là phần trăm lợi nhuận của mỗi
tác nhân trong toàn chuỗi (tổng lợi nhuận chuỗi là 100%).
1.1.5 Phân tích SWOT
1.1.5.1 Mục tiêu
Nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội và thách
thức của mỗi tác nhân tham gia chuỗi cũng như toàn ngành hàng, từ đó có thể đề
xuất các chiến lược phù hợp nhằm mục đích phát triển bền vững chuỗi ngành
hàng (sản phẩm) đó.


12

1.1.5.2 SWOT trong phân tích chuỗi ngành hàng
 S (điểm mạnh): là những yếu tố thuận lợi, nguồn lực bên trong ngành
hàng thúc đẩy, góp phần phát triển tốt hơn (xảy ra ở hiện tại).
 W (điểm yếu): là các yếu tố bất lợi, những điều kiện không thích hợp bên
trong ngành hàng làm hạn chế phát triển (xảy ra ở hiện tại).
 O (cơ hội): là những yếu tố tác động bên ngoài cần được thực hiện nhằm
tối ưu hóa sự phát triển, các kết quả dự kiến sẽ đạt được (xảy ra trong
tương lai).

 T (thách thức): các yếu tố bên ngoài có khả năng tạo ra những kết quả
xấu, những kết quả không mong đợi, hạn chế hoặc triệt tiêu sự phát triển
(xảy ra trong tương lai).
1.1.5.3 Đề xuất chiến lược dựa trên phân tích SWOT
Sau khi đã có được ma trận SWOT, việc phân tích và đưa ra các chiến
lược là hết sức quan trọng. Các chiến lược nâng cấp phát triển có thể đề xuất dựa
trên sự kết hợp giữa điểm mạnh và cơ hội (chiến lược công kích), giữa điểm
mạnh và thách thức (chiến lược đối phó/thích ứng), giữa điểm yếu và cơ hội
(chiến lược điều chỉnh), giữa điểm yếu và thách thức (chiến lược phòng thủ).
Bảng 1.1: Ma trận SWOT và các chiến lược
SWOT
O: liệt kê những cơ hội
T: liệt kê những thách thức
S: liệt kê những
điểm mạnh
Các chiến lƣợc SO: sử
dụng các điểm mạnh
để tận dụng cơ hội
Các chiến lƣợc ST: vượt qua
các bất trắc bằng cách tận
dụng những điểm mạnh
W: liệt kê những
điểm yếu
Các chiến lƣợc WO:
Hạn chế các mặt yếu
để lợi dụng cơ hội
Các chiến lƣợc WT: tối
thiểu hóa những điểm yếu và
tránh khỏi các mối nguy cơ



13

1.1.6 Lý thuyết thị trường nông sản
1.1.6.1 Cơ cấu tổ chức thị trường nông sản
Các cuộc trao đổi trực tiếp bằng hiện vật hay bằng tiền tệ trên thị trường,
thực chất đều là sự chuyển giao quyền sở hữu từ người này sang người khác với
một giá nhất định. Những biến đổi về quyền sở hữu làm cho sản phẩm chuyển từ
tay người sản xuất đầu tiên đến tay người tiêu dùng sau cùng là những dây
chuyền phân phối (kênh phân phối), có nhiều dây chuyền phân phối khác nhau
trong thị trường nông sản. Có 2 cách mô tả cơ cấu tổ chức dây chuyền phân phối
như sau:
 Timmer (1983): có 5 dây chuyền phân phối khác nhau có thể hoạt động ở
thị trường nông sản, gồm
 Người sản xuất và người tiêu dùng ở nông thôn.
 Người sản xuất, người bán lẻ, người tiêu dùng ở nông thôn.
 Người sản xuất, người thu gom, người chế biến ở địa phương và
người tiêu dùng ở nông thôn.
 Người sản xuất, người thu gom, người chế biến ở địa phương,
người bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng ở thành thị.
 Người sản xuất, người thu gom, người chế biến không ở địa
phương, người bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng ở thành thị.
 Hill và Insergent: mô tả khái quát một dây chuyền phân phối nông sản
như sau:
Hình 1.1: Dây chuyền phân phối

Theo hình 1.1, ta thấy hàng triệu người sản xuất bán sản phẩm của mình
cho một số ít thương nhân, những người này thu gom món hàng nhỏ lại thành
những lô hàng lớn bán lại cho người bán buôn hoặc chế biến. Số người chế
biến, bán buôn ít hơn rất nhiều so với người thu gom và đến phía cuối dây

Người
sản xuất
Người
thu gom
Người
bán
buôn
Người
bán lẻ
Người
tiêu
dùng
14

chuyền sẽ mở rộng ra vì sản phẩm vào tay rất nhiều người bán lẻ và hàng triệu
người tiêu dùng.
Giá người nông dân bán cho các tổ chức tham gia dây chuyền phân phối là
giá của người sản xuất. Giá mà người tiêu dùng phải trả là giá bán lẻ. Giá được
quy định từ người thu gom đến người bán lẻ được xem như giá bán buôn. Do đó,
mỗi lần chuyển giao quyền sở hữu đều có thể kéo theo một lần thay đổi giá.
1.1.6.2 Vai trò của thị trường nông sản
 Tạo ra khả năng sử dụng sản phẩm về thời gian: thông qua tồn trữ và xử
lý bằng các kỹ thuật giữ tươi, chế biến nhiều nông sản đáp ứng yêu cầu sử
dụng quanh năm hoặc nhiều năm của người tiêu dùng.
 Tạo ra khả năng sử dụng sản phẩm về không gian địa lý: sản phẩm của
một vùng, một nước có thể vận chuyển đến những vùng, những nước khác
không hoặc ít sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
 Tạo ra khả năng sử dụng sản phẩm về hình thức: với sức ép công việc,
thời gian người tiêu dùng ngày càng có xu hướng lựa chọn những đồ ăn
nhanh, đã qua chế biến…Do đó, lĩnh vực thị trường (marketing nông sản)

sẽ tạo ra giá trị thêm vào đối với nông sản.
1.1.6.3 Tiêu thụ sản phẩm
a. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm (theo nghĩa rộng) là mỗi quá trình hay tổng thể các
biện pháp kinh tế kỹ thuật nhằm đưa sản phẩm trở thành hàng hoá trên thị
trường.
Tiêu thụ sản phẩm (theo nghĩa hẹp) là việc chuyển hoá hình thái giá trị và
quyền sở hữu sản phẩm nhằm đáp ứng hiệu quả của sản xuất. Theo phạm vi này
thì tiêu thụ sản phẩm đồng nghĩa với bán hàng, ứng với mỗi cơ chế quản lý kinh
tế công tác tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng các hình thức khác nhau.
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh
doanh là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, các doanh
nghiệp chỉ sau khi tiêu thụ được sản phẩm mới có thể thu hồi vốn tiếp tục tái sản
15

xuất kinh doanh tiêu thụ sản phẩm đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục.
Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ tức là nó đã được người tiêu dùng
chấp nhận để thoả mãn mọi nhu cầu nào đó, sức tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp thể hiện uy tín của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm, sự đáp ứng nhu
cầu người tiêu dùng và sự hoàn thiện của cấc hoạt động dịch vụ, tiêu thụ sản
phẩm phản ánh đầy đủ những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.
Quá trình tiêu thụ là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp đạt được mục tiêu
sản xuất kinh doanh đó là các mục tiêu lợi nhuận bảo toàn tăng trưởng vốn, mở
rộng kinh doanh cả về chiều rộng và chiều sâu tạo thế đứng vững chắc trên
thương trường. Kết quả của tiêu thụ sản phẩm phản ánh chính xác nhất năng lực
tổ chức sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nếu tiêu thụ bị đình trệ thì
mọi hoạt động sản xuất khác cũng bị đình trệ.
Tiêu thụ sản phẩm gắn người sản xuất với người tiêu dùng, nó giúp các
nhà sản xuất, phân phối hiểu thêm về kết quả sản xuất phân phối của mình và
nhu cầu của khách hàng. Về phương diện xã hội thì tiêu thụ sản phẩm có vai trò

trong việc cân đối cung cầu vì nền kinh tế quốc dân là một thể thống nhất với
những cân bằng những tương quan tỷ lệ nhất định, sản phẩm sản xuất ra được
tiêu thụ tức là sản xuất đang diễn ra một cách bình thường trôi chảy tránh sự mất
cân đối, giữ được bình ổn trong xã hội, giải quyết việc làm cho nhiều lao động.
Trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ sản phẩm là phương tiện cạnh tranh
hữu hiệu nhất trên thương trường. Nếu khối lượng sản phẩm của doanh nghiệp
bán ra được nhiều hơn thì thị phần mà doanh nghiệp chiếm được trên thị trường
đã tăng lên, củng cố được thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp .
Từ những vấn đề trên, việc tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm có ý
nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
b. Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp
 Sản phẩm nông nghiệp và thị trường nông sản mang tính chất vùng và
khu vực. Điều này xuất phát từ đặc điểm của sản xuất nông nghiệp gắn
chặt với điều kiện tự nhiên mang tính chất vùng. Có những sản phẩm chỉ
16

thích ứng với một vùng hay một số vùng nhất định. Do đó, lợi thế so sánh
và lợi thế tuyệt đối của các vùng là yếu tố quan trọng trong việc định
hướng kinh doanh, tổ chức hợp lý quá trình tiêu thụ sản phẩm.
 Tính mùa vụ của sản xuất nông nghiệp có tác động mạnh mẽ đến cung –
cầu của thị trường nông sản và giá nông sản. Việc chế biến, bảo quản và
dự trữ sản phẩm đảm bảo cung – cầu tương đối ổn định là một trong
những yêu cầu cần được chú ý trong quá trình tổ chức tiêu thụ sản phẩm.
 Nền nông nghiệp nhiệt đới, khí hậu phân hóa đa dạng đã góp phần tạo nên
nguồn sản phẩm nông nghiệp dồi dào, phong phú cho Việt Nam. Thị
trường tiêu thụ rộng lớn nên việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm phải hết sức
linh hoạt, có thể sơ chế trước khi đưa đi tiêu thụ, đồng thời sử dụng các
phương tiện chuyên dùng riêng khi vận chuyển, bảo quản.
 Một bộ phận lớn như nông sản, lương thực, thực phẩm được tiêu dùng nội
bộ hoặc với tư cách là tư liệu sản xuất, do đó, phải tính đến nhu cầu này

một cách cụ thể để tổ chức tốt việc tiêu thụ đối với nông sản được coi là
hàng hóa vượt ra ngoài phạm vi tiêu dùng của gia đình, của cơ sở sản xuất
kinh doanh.
1.1.7 Cluster trong tối ưu hóa sản xuất và tiêu thụ
Vào những năm đầu thế kỷ XXI, sự xuất hiện của các chuỗi giá trị toàn cầu
đã làm thay đổi căn bản bộ mặt nền công nghiệp và nền kinh tế thế giới, tiêu
biểu như: chuỗi sản xuất máy bay, ô tô, tàu thủy, tàu hỏa, xe máy, máy tính,
động cơ thủy điện, máy lọc hóa dầu, một số sản phẩm điện tử, máy móc sản xuất
xi măng… Trong quá trình phát triển của nhân loại, không quốc gia nào có thể
phát triển khép kín, tự giải quyết được mọi nhu cầu của mình. Mỗi quốc gia, mỗi
vùng lãnh thổ có thế mạnh, lợi thế riêng và từ đó đòi hỏi phải hợp tác, mà chuỗi
giá trị là cơ sở để hợp tác chắc chắn hơn cả.
1.1.7.1 Khái niệm, phân loại cluster
Cụm liên kết đa ngành (Cluster) hay cụm phát triển tương hỗ, hình thành
trên cơ sở tự nguyện liên kết của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc nhiều lĩnh
17

vực khác nhau, nhằm đem lại lợi ích chung cho tất cả các cơ sở sản xuất, kinh
doanh đó trong một không gian xác định.
Cluster có hai loại chủ yếu là: ngành và lãnh thổ. Cluster ngành (đối với
một quốc gia là chủ yếu, các doanh nghiệp liên kết theo chiều dọc). Ví dụ: Cụm
liên kết công nghiệp nhiệt điện: Tham gia cụm liên kết này có khai thác - tuyển
than, sản xuất rotor và thiết bị nhiệt điện, sản xuất thiết bị điện, cơ khí sửa chữa,
sản xuất vật liệu từ bã than thải ra sau khi đã bị đốt cháy để biến thành điện
năng, sản xuất thiết bị chuyên dụng như dây dẫn, vật liệu sứ cách điện; cung cấp
nước, nghiên cứu công nghệ, đào tạo nhân lực, dịch vụ thông tin và ngân hàng…
Cluster lãnh thổ (đối với một địa bàn cụ thể, các doanh nghiệp liên kết theo
chiều ngang). Ví dụ: Cụm cảng biển - vận tải biển – logistics - công nghiệp phục
vụ cảng và sản xuất thiết bị nâng đỡ - nghiên cứu khoa học - đào tạo nhân lực -
các dịch vụ thông tin, ngân hàng, hải quan…

1.1.7.2 Cluster và tính cạnh tranh
Cluster tạo thành một mặt của mô hình kim cương (các ngành bổ trợ liên
quan) và có những tác động quan trọng đến cạnh tranh.
 Thúc đẩy năng suất và hiệu quả
- Tăng khả năng tiếp cận với thông tin, dịch vụ và nguyên liệu
chuyên biệt
- Tăng tốc độ và giảm chi phí điều phối cũng như giao dịch giữa các
doanh nghiệp trong cụm ngành
- Tăng khả năng truyền bá các thông lệ và kinh nghiệm có kinh
doanh hiệu quả
- Tăng cạnh tranh trong đó tập trung vào việc cải thiện chất lượng
trên cơ sở so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong cụm ngành
 Thúc đẩy đổi mới
- Tăng khả năng nhận diện cơ hội đổi mới công nghệ với sự có mặt
của nhiều luồng thông tin
18

- Giảm chi phí và rủi ro thử nghiệm công nghệ mới trước sự sẵn có
của nguồn lực tài chính và kỹ năng, dịch vụ hỗ trợ và các doanh
nghiệp khâu trước – khâu sau.
 Thúc đẩy thương mại hóa
- Mở rộng cơ hội phát triển sản phẩm mới và thành lập doanh nghiệp
mới
- Giảm chi phí thương mại hóa khi có sẵn nguồn lực về tài chính và
kỹ năng
Lợi thế cạnh tranh của cụm tương hỗ trong các lĩnh vực sẽ không giống
nhau. Khi lợi thế của cụm tương hỗ càng mạnh, các hàng hóa và dịch vụ liên
quan càng có khả năng thương mại thì số địa điểm cụm tương hỗ khả thi càng ít.
Tầm quan trọng của cụm tương hỗ gia tăng cùng với sự phức tạp của cạnh tranh,
nghĩa là cụm tương hỗ thường tăng số lượng khi các nền kinh tế phát triển.

1.1.7.3 Điều kiện, nguyên tắc hình thành cụm tương hỗ
 Điều kiện hình thành
- Có một không gian địa lý nhất định, ưu tiên những lãnh thổ có cảng
(20 – 100 

)
- Có một hoặc một số doanh nghiệp giữ vai trò hạt nhân
- Các doanh nghiệp tự nguyện liên kết với nhau thông qua các hợp
đồng kinh tế hoặc các thỏa thuận liên kết và trên cơ sở cùng thu
được lợi ích kinh tế, cùng có được sự cạnh tranh cần thiết
- Nhà nước khuyến khích và ủng hộ bằng cơ chế chính sách kinh tế
thiết thực, chủ trương liên kết thành cluster
 Nguyên tắc hình thành
- Tự nguyện hình thành liên kết cùng phát triển lâu dài
- Liên kết bằng các thỏa ước hoặc bằng các hợp đồng kinh tế
- Sự liên kết thành cụm tương hỗ phát triển không phương hại đến lợi
ích địa phương sở tại, không cạnh tranh quá mức đến nỗi làm cho
các doanh nghiệp của địa phương phá sản.

19

1.2 Giới thiệu về một số đặc điểm của cây vải thiều
1.2.1 Nguồn gốc của cây vải thiều
Cây vải thiều có nguồn gốc từ phía Nam Trung Quốc và bắt đầu được
trồng phổ biến ở một số huyện của tỉnh Hải Dương (Thanh Hà) từ cách đây khá
lâu. Hiện ở Thanh Hà vẫn còn cây vải tổ trên 180 năm, hằng năm cho năng suất
ổn định 300 – 400kg, phẩm chất quả tốt.
Hiện nay, vải thiều được trồng khá phổ biến ở một số tỉnh phía Bắc nước
ta như: Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Giang. Vải bắt đầu được trồng ở huyện
Lục Ngạn – tỉnh Bắc Giang từ những năm 60 của thế kỷ XX và cho tới nay cây

vải đã được phát triển mạnh và trở thành một loại quả đặc sản nổi tiếng của
huyện. Ngày 27/6/2005, Sở Khoa học và công nghệ Bắc Giang và UBND
huyện Lục Ngạn đã tổ chức đón nhận văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý vải
thiều Lục Ngạn. Theo đánh giá của các chuyên gia, việc xác lập quyền bảo hộ
chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Lục Ngạn có ý nghĩa rất lớn đối với một vùng
chuyên canh vải thiều lớn nhất của cả nước.
1.2.2 Đặc điểm sinh học của cây vải thiều
Cây vải (tên khoa học là Nephelium litch hay Litchisinensis) là cây
được trồng từ lâu đời và phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc nước ta. Đây là
cây ăn quả quý, quả chín ăn ngon, bổ, đặc biệt là bổ não, có tác dụng chữa
bệnh đường ruột. Trồng vải còn là nguồn cung cấp nhiều mật tốt cho nghề
nuôi ong và cho gỗ tốt. Vải khô, vải hộp là mặt hàng xuất khẩu có giá trị
Vải là loại trái cây có giá trị cao về mặt dinh dưỡng và y học. Quả vải
khi chín có mùi thơm thanh khiết, do đó từ lâu nó đã được coi là một trong
những loại quả nhiệt đới ngon nhất. Đối với giống vải tốt, phần vỏ chiếm từ
8-15%, phần hạt chiếm từ 4-18% và phân cùi chiếm 70-80% khối lượng
quả. Nước ép từ cùi vải có 11-14% đường, 0,4-0,9% axit, và một số thành
phân khác như: canxi, sắt, vitamin C, B
1
, B
2
, PP…
20

Trong một số sách về Đông y Trung Quốc có viết về một số tác dụng
của quả vải như: Vải bổ não, khỏe người, khai vị, có thể chữa bệnh đường
ruột, là một thực phẩm quý đối với phụ nữ và người già.
Vỏ quả, thân cây và rễ vải có nhiều tannin dùng làm nguyên liệu trong
các ngành công nghiệp. Hoa vải là nguồn mật nuôi ong có chất lượng cao.
Hạt vải được dùng làm thuốc chữa các bệnh đường ruột và mụn nhọt trẻ

em.
Cây vải dễ trồng, ít bị bệnh, tuổi thọ cao và có giá trị kinh tế. Cây vải có
khung tán lớn, lá xum xuê, xanh quanh năm và có thể làm cây bóng mát, cây
chắn gió, cây cảnh, cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế sự xói
mòn… góp phần cải thiện môi trường sinh thái. Trồng vải mang lại nguồn
thu nhập khá cao cho các hộ gia đình, quả vải có giá trị kinh tế cao hơn một
số loại quả khác như: cam, chuối, táo, hồng xiêm… Theo tính toán của nhiều
chuyên gia, cùng một đơn vị diện tích nếu trồng vải sẽ mang lại giá trị kinh
tế gấp khoảng 40 lần so với trồng lúa.
1.2.3 Đặc điểm sinh trưởng của cây vải thiều
 Sinh trưởng rễ
Đa số vải trồng bằng cành chiết nên rễ ăn nông, tập trung ở độ sâu từ
0 – 60 cm. Nhưng cây trồng bằng hạt hoặc cây ghép trồng chỗ đất tốt, tầng
đất dày, rễ cọc ăn sâu đến 1,6m; rễ tơ phát triển.
Thông thường bộ dễ vải ăn rộng hơn so với tán 1,5 – 2 lần, rễ tơ tập
trung ở khu vực hình chiếu của tán và ở tầng sâu 0 – 20 cm, rễ vải trong
quá trình sống có nấm cộng sinh giúp cho rễ vải sinh trưởng và hút dinh
dưỡng tốt hơn. Nhiệt độ thích hợp cho rễ phát triển: 23 – 26
0
C, pH thích
hợp cho cây vải từ 6,0 – 6,5.
 Sinh trưởng thân tán
Cây trưởng thành cao 10 – 15 m; vải chua, vải sớm tán hình cây rơm,
vải thiều muộn tán hình mâm xôi, đường kính tán từ 8 – 10m.
21


 Sinh trưởng lộc
Một năm vải ra được từ 3 – 5 đợt lộc (xuân 1 đợt, hè 2 đợt, thu 1 đợt
và đông 1 đợt), với những cây vải khi chưa cho quả hoặc không đều thì ra

được 4 – 5 đợt lộc, cây cho quả đều thì một năm có 3 đợt lộc (xuân 1 đợt, hè
1 đợt, thu 1 đợt và không có đợt lộc đông).
 Quá trình sinh trưởng hàng năm của cây vải
Cây vải trong quá trình sinh trưởng của mình, trước thời kỳ ra hoa
đậu quả, có thời kỳ nghỉ sinh trưởng để phân hóa mầm hoa trong mùa đông
(tháng 12 – tháng 1). Để nghỉ sinh trưởng thực hiện phân hóa mầm hoa vải
cần có một quỹ khô hạn và lạnh trong thời gian 200 giờ với nhiệt độ từ 13
0
C
trở xuống; nếu không có đủ quỹ khô lạnh này thì cây vải sẽ không nghỉ sinh
trưởng, tức là tiếp tục ra đợt lộc đông, do đó không thực hiện được quá
trình phân hóa mầm hoa và vụ xuân của năm sau vải sẽ không ra hoa mà ra
lộc xuân.
1.2.4 Đặc điểm phát triển của cây vải
 Phân hóa mầm hoa
Vải trước khi ra hoa có một thời kỳ nghỉ sinh trưởng để phân hóa
mầm hoa, thời kỳ này thường diễn ra trong mùa đông khi có điều kiện kho
hoặc khô hạn. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, những yếu tố ảnh hưởng
trực tiếp đến phân hóa mầm hoa ở cây vải là quan hệ giữa cành và lá và sinh
trưởng của bộ rễ.
Thời gian phân hóa mầm hoa của vải phụ thuộc vào từng giống vải,
vùng trồng, vùng khí hậu và kỹ thuật thâm canh. Quá trình phân hóa mầm
hoa tuy phức tạp nhưng thường diễn ra theo quy luật: thời gian phân hóa
mầm hoa tập trung khoảng 1 tháng và nghỉ sinh trưởng để phân hóa mầm
hoa vào tháng 12.
 Ra hoa, đậu quả
22

Vải là cây ăn quả ra hoa ở đầu cành từ khi ra hoa, đậu quả đến quả lớn
không có khả năng ra lộc trên cành mang quả, dẫn đến có tính ra quả cách

năm khá rõ rệt. Quá trình ra hoa của vải có thể chia thành các thời kỳ:

23

- Thời kỳ xuất hiện mầm hoa
- Thời kỳ xuất hiện hoa
- Thời kỳ nở hoa và thụ phấn
- Thời kỳ tàn hoa và đậu quả
Hoa của vải ra ở dạng chùm và thực hiện thụ phấn chéo (giao phấn),
số lượng hoa đực thường lớn hơn rất nhiều so với hoa cái và hoa lưỡng tính.
Hoa đực nở trước hoa cái và kết thúc nở hoa là hoa đực nên có sự nở hoa
lệch pha giữa hoa đực và hoa cái hoặc giữa hoa đực và hoa lưỡng tính, dẫn
đến quá trình thụ phấn gặp khó khăn, làm cho tỷ lệ đậu quả ở các năm sai
khác nhau, năm đậu quả nhiều, năm đậu quả ít.
 Sinh trưởng của quả
Sau khi thụ phấn, quả bắt đầu phát triển và chín vào mùa hè cho đến
đầu thu. Quá trình sinh trưởng của quả có đặc điểm rụng quả vào các thời
kỳ sau tàn hoa từ 10 – 20 ngày, khi quả lớn và khi sắp được thu hoạch. Đặc
điểm này gây ảnh hưởng lớn đến năng suất của quả khi thu hoạch nên cần
có những biện pháp kỹ thuật thích hợp để khắc phục hiện tượng này.
1.2.5 Yêu cầu sinh thái
 Nhiệt độ: Nhiệt độ là nhân tố chủ yếu tác động đến sinh trưởng dinh
dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây vải. Cây vải sinh trưởng tốt ở những
vùng có nhiệt độ bình quân năm từ 21 – 25
o
C. Giống chín muộn ở 0
o
C và giống
chín sớm ở 40
o

C thì ngừng sinh trưởng dinh dưỡng. Khi nhiệt độ từ 8 - 10
o
C thì
khôi phục sinh trưởng, 10 - 12
o
C sinh trưởng chậm, 21
o
C trở lên sinh trưởng
tốt, 23 - 26
o
C sinh trưởng mạnh nhất.
Nhiệt độ thích hợp cho cây vải trong thời kỳ phân hóa mầm hoa (tháng 12
– tháng 1) là dưới 13
0
C, nhiệt độ thích hợp cho vải ra hoa, thụ phấn là 18 – 24
0
C.
 Ánh sáng: cây vải cần ánh sáng chiếu quanh năm đặc biệt là thời kỳ
hình thành, phân hoá mầm hoa, hoa nở và quả phát triển. Tổng số giờ chiếu
sáng/năm từ 1.800 giờ trở lên là khá thích hợp đối với cây vải. Ánh sáng đầy đủ
giúp cho quá trình quang hợp và đồng hoá các chất xảy ra được thuận lợi tăng
tích luỹ chất dinh dưỡng, khả năng sinh trưởng và phân hoá mầm hoa cũng như
24

ra hoa đậu quả tốt, số giờ chiếu sáng nhiều thì lượng hoa cái bình quân trên
chùm tăng lên tương ứng.
 Nước: lượng mưa tốt nhất cho cây vải là từ 1250 – 1700mm mỗi năm.
Vải kém chịu úng hơn các cây khác như ổi, táo ta, nhãn nhưng có khả năng chịu
hạn tốt hơn. Những tháng mùa hè và mùa thu là thời gian cây vải sinh trưởng
mạnh yêu cầu lượng nước lớn. Những tháng mùa đông, mưa nhiều, vải dễ phát

lộc đông, không thuận lợi cho phân hoá mầm hoa. trong giai đoạn phân hoá
mầm hoa, đủ nước thì tổng số hoa/chùm và số hoa đực/chùm giảm nhưng số hoa
cái không bị ảnh hưởng nhiều nên tỷ lệ hoa cái tăng. Tháng 11 - 12, cây vải cần
thời tiết khô và rét để phân hoá mầm hoa. Mưa nhiều trong thời gian hoa đang
nở dẫn đến làm thối hoa, tỷ lệ đậu quả rất thấp có thể dẫn đến mất mùa.
 Đất trồng: Cây vải thích nghi trên nhiều loại đất. Các loại đất như đất
đỏ, đất vàng, đất cát pha, đất phù sa, đất thịt cây vải đều có thể sinh trưởng và
kết quả tốt. Rễ vải cộng sinh với nấm rễ, ưa đất có độ chua nhẹ.
Đối với những loại đất ít phì nhiêu nên lựa chọn những giống vải có sức
sinh trưởng, phát triển mạnh còn đối với những vùng đất tốt, giàu dinh dưỡng thì
nên lựa chọn các giống vải có sức sinh trưởng thân tán ở mức trung bình. Khi
trồng vải trên đất đồi thì cần chú ý đến việc giữ ẩm và cắm cọc buộc cành giữ
cho cây khỏi lay gốc để đảm bảo tỷ lệ sống sau trồng cao.
 Bón phân: Căn cứ vào các đặc điểm của cây vải như: nhu cầu dinh
dưỡng trong từng giai đoạn sinh trưởng, tuổi cây, năng suất vụ trước, chất đất
trồng mà xác định liều lượng và chủng loại phân bón phù hợp.
- Căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng cho từng giai đoạn sinh trưởng của
cây: trong quá trình sinh trưởng của cây vải, có thể chia thành 2 giai đoạn cơ bản
để lựa chọn các loại phân bón cho phù hợp: giai đoạn kiến thiết cơ bản và giai
đoạn cho thu quả.
 Giai đoạn kiến thiết cơ bản: thường kéo dài khoảng 3 năm. Trong giai
đoạn này cây còn nhỏ nên lượng dinh dưỡng cần ít hơn giai đoạn cho thu quả.
Để cây nhanh chóng có bộ khung tán tốt đưa vào giai đoạn cho quả thì cần lựa
chọn loại phân bón có tỷ lệ đạm cao hơn. Tỷ lệ N:P:K thích hợp cho giai đoạn
này là 1:0,5:1.
25

 Giai đoạn cho thu quả: khi cây phát triển từ 4 năm trở lên. Giai đoạn
này cần ưu tiên loại phân bón có chứa hàm lượng kali cao. Tỷ lệ N:P:K thích
hợp cho giai đoạn này là 1:1:2.

- Căn cứ vào năng suất vụ trước: khối lượng các chất tích lũy trong sản
phẩm quả vải có được là do quá trình quang hợp của lá cây và quá trình hút các
chất khoáng của rễ cây đem lại. theo tính toán của các kỹ sư nông nghiệp, cứ thu
được 100 kg quả vải thì cần bón 3,65 – 4kg urê; 2,5 – 3,5kg supe lân; 2,7 –
3,3kg KCl. Như vậy, năng suất của năm trước càng cao thì lượng phân bón cần
thiết cho năm sau phải tăng lên tương ứng.
- Căn cứ vào chất đất trồng: với mỗi loại đất trồng vải thì cần bón phân
với lượng phân bón khác nhau. Đất ngoài bãi có độ phì cao thì bón ít hơn, đất
trong đồng bón cao hơn đất ngoài bãi, vườn thổ cư bón với lượng cao nhất.
- Căn cứ vào tuổi cây: thông thường bộ khung tán của cây sẽ tăng dần
theo độ tuổi, do đó, lượng dinh dưỡng khoáng cây cần cũng tăng theo. Có thể
căn cứ vào độ tuổi cây và tình trạng sinh trưởng của cây thể hiện qua số đo
đường kính tán cây để lựa chọn lượng phân bón thích hợp.
Bảng 1.2: Liều lượng một số loại phân bón thay đổi theo tuổi cây và đường kính tán cây
(Đơn vị: kg/sào/năm)
Tuổi cây
Đƣờng kính
tán (m)
Đạm
urê
Supe
lân
Sulfat kali
Phân hỗn hợp
tỷ lệ 11:4:14
4 – 5
6 – 7
8 – 9
10 – 11
12 – 13

14 – 15
>15
1,0 – 1,5
2,0 – 2,5
3,0 – 3,5
4,0 – 4,5
5,0 – 5,5
6,0 – 6,5
>6,5
400
660
880
1100
1320
1760
2200
800
100
1300
1700
200
2500
3000
720
1080
1320
1680
1920
2880
3360

2000
3000
4000
5000
6000
8000
9000
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)

×