Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

skkn biện pháp nâng cao năng lực quản lý tài chính “tổ chức thực hiện công tác thu và quản lý thu – chi” thpt chuyên lương thế vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.18 KB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN VĨNH CỬU
Mã số:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
“TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC THU VÀ QUẢN LÝ THU –
CHI”
Người thực hiện: LƯƠNG THỊ KIM THANH
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp dạy học bộ môn:

(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác: Kế toán 
(Ghi rõ tên lĩnh vực)
Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác
Năm học: 2012 - 2013
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: LƯƠNG THỊ KIM THANH
2. Ngày tháng năm sinh: 12/9/1986
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: Ấp Bình Phước, Xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng
Nai
5. Điện thoại:0613961454 (CQ)/ (NR); ĐTDĐ:
01267865215
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Kế toán
8. Đơn vị công tác: Trung tâm GDTX Vĩnh Cửu
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO


- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Trung cấp
- Năm nhận bằng: 2008
- Chuyên ngành đào tạo: Kế toán
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Kế toán
- Số năm có kinh nghiệm: 4 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Có
BM02-LLKHSKKN
CHUYÊN ĐỀ:
BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH “TỔ
CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC THU VÀ QUẢN LÝ THU – CHI”
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Như chúng ta đã biết nhiệm vụ kế toán là: Thu nhận, phản ánh, xử lý
và tổng hợp thông tin về nguồn kinh phí được giao, được tài trợ, được hình
thành từ các nguồn thu khác và tình hình sử dụng các khoản kinh phí tại
đơn vị theo đúng chuẩn mực, quy định về chế độ kế toán được Nhà nước
ban hành.
Kiểm tra giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp,
thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành
tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính,
kế toán; Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải
pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị
kế toán; Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
Ngoài các nhiệm vụ trên, kế toán cần phải phản ánh kịp thời đầy đủ
chính xác tình hình thu chu trong đơn vị. Tổ chức công tác thu và quản lý
thu chi phải hợp lý, nhanh, gọn nhẹ, tiết kiệm, linh hoạt có hiệu quả cao
nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác thu và quản lý thu chi.
Tôi đã nhận công tác kế toán tại Trung tâm GDTX Vĩnh Cửu từ năm
2008. Năm đầu tiên, do chưa biết cách làm việc khoa học nên công tác thu
và quản lý việc thu chi còn thất thoát nhiều nên để khắc phục tình trạng

này, tôi đã thực hiện kế hoạch thu, chi ngân sách hợp lý theo tháng, quý,
năm và chứng từ hợp lý theo kế hoạch đề ra. Nhưng qua nhiều năm, việc tổ
chức thực hiện công tác thu của Trung Tâm GDTX Vĩnh Cửu còn chưa
được tốt. Vì các học viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn. cũng có thể là
một phần nào thôi còn lại chính là sự nhận thức đúng đắn của học viên,
trên cơ sở ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý Trung tâm đến trách
nhiệm trực tiếp là của giáo viên; Thông qua công tác tuyên truyền trong
dạy học dưới sự quản lý của Ban Lãnh đạo, sự tích cực của giáo viên trong
công tác thu là sự nhìn nhận về uy tín, trước hết là cho uy tín của Trung
tâm, trực tiếp tác động đến uy tín của người cán bộ quản lý, thúc đẩy họ
hoàn thành nhiệm vụ góp phần xây dựng cơ sở vật chất của Trung tâm. Vì
thế, sau nhiều năm làm nhiệm vụ quản lý trong công tác quản lý thu- chi,
bản thân tôi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ vì luôn xác định nhiệm vụ được
giao là “tâm huyết” cho sự phát triển của đơn vị. Vì vậy, bản thân tôi xin
trình bày về Biện pháp nâng cao năng lực quản lý tài chính về “ Tổ
chức thực hiện công tác thu và quản lý thu – chi”
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI
PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
1. Thuận lợi:
- Sở GD&ĐT giao dự toán thu chi ngân sách hàng năm kịp thời gian;
- Quy chế chi tiêu nội bộ cụ thể, chi tiết được Hội đồng góp ý và nhất
trí;
- Thời gian quyết toán, báo cáo được quy định cụ thể.
2. Khó khăn:
- Kinh phí ngân sách được giao còn hạn chế;
- Mẫu chứng từ tại Kho bạc có thay đổi mà không thông báo kịp thời
nên chứng từ còn phải sửa chữa;
- Các khoản mục chi: Kho bạc chưa thống nhất với Tài chính Sở GD;
- Có những văn bản cơ quan đã nộp cho Kho bạc, khi quyết toán, lại
đòi hỏi nộp lại.

- Công tác thu học phí còn khó khăn như: Nhiều học viên có hoàn
cảnh khó khăn.
- Chế độ miễn giảm và hổ trợ học phí không được cấp bù như các
trường THPT.
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước (số 21/2002/L-CTN – Hiệu lực
từ ngày 01/01/2004);
Thực hiện Luật kế toán (số 12/2003/L-CTN – Hiệu lực từ ngày
01/01/2004);
Thực hiện Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước (Hiệu lực từ
01/01/2009);
Thực hiện Thông từ 108/2008/TT-BTC: HD xử lý NS cuối năm và
lập báo cáo quyết toán;
Thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 do
Chính phủ ban hành quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực
hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự
nghiệp công lập;
Hay thực hiện theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ban hành ngày
17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên
chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.
Để thực hiện các Luật trên, kế toán cơ quan cần phải đáp ứng các yêu
cầu sau:
- Phản ảnh đầy đủ các nghiệp vụ vào chứng từ, sổ kế toán;
- Phản ánh kịp thời, đúng thời gian;
- Phản ánh rõ ràng dễ hiểu, trung thực, liên tục;
- Phân loại sắp xếp thông tin, số liệu theo trình tự, có hệ thống.
Nếu thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên, kế toán sẽ hoàn thành tốt
nhiệm vụ của mình, đồng thời tiết kiệm kinh phí ngân sách của cơ quan,
trong đó công tác quản lý tài chính, quản lý thu chi đóng một vai trò vô

cùng quan trọng trong quá trình hoạt động của đơn vị. Công tác thu chi góp
phần phản ánh một cách thường xuyên liên tục và có hệ thống các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động thu chi trong đơn vị. Trong
bất kì đơn vị nào, kể cả đơn vị hoạt động vì mục đích kinh tế hay chính trị
xã hội thị trong quá trình hoạt động tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
liên quan đến tài chính nói chung và công tác thu chi nói riêng đều phải ghi
chép một cách cẩn thận, đúng quy định, đúng chuẩn mực do Nhà nước ban
hành nhằm làm cơ sở cho công tác hạch toán, quyết toán, lập dự toán, xây
dựng các định mức trong quá trình hoạt động của mình.
Công tác quản lý thu chi nhằm kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện
hoạt động thu chi của đơn vị theo đúng quy định của Nhà nước, nâng cao
hiệu quả sử dụng nguồn tài chính của đơn vị, đồng thời đưa ra được các
biện pháp, phương hướng ngày càng phù hợp nhằm tăng thêm nguồn thu,
khoản thu, tiết kiệm được tối đa các khoản chi, tránh tình trạng lãng phí,
thất thoát trong hoạt động.
Trung tâm GDTX Vĩnh Cửu là một đơn vi hành chính sự nghiệp, chi
tiêu cho hoạt động đơn vị mình từ khoản ngân sách nhà nước, ngoài ra đơn
vị còn có những khoản thu học phí làm tăng thêm kinh phí hoạt động cho
đơn vị mình. Trong quá trình hoạt động đơn vị còn gặp phải một số khó
khăn ảnh hưởng tới công tác quản lý tài chính, công tác thu và quản lý thu
chi.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Công tác thu và quản lý thu-chi là nhiệm vụ quan trọng bởi nó góp
phần thắng lợi cho nhiệm vụ giáo dục và nâng cao chất lượng đào tạo. Do
đó, muốn có một kết quả thu và quản lý thu - chi tốt, chúng ta cần quan tâm
đến một số vấn đề sau :
2.1. Nguồn ngân sách do Nhà nước cấp
2.1.1 Lập dự toán năm (nộp về Sở GD)
2.1.2 Nhận Quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách năm.
2.1.3 Dự toán chi hoạt động Ngân sách năm.

2.1.4 Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ năm.
2.1.5 Lập sổ chi tiết hoạt động.
2.1.6 Báo cáo tài chính năm.
2.2 Nguồn thu sự nghiệp
2.2.1 Phần thu được để lại từ số thu phí, lệ phí
2.2.2 Thu từ hoạt động dịch vụ và thu khác (nếu có).
Cụ thể:
2.1. Nguồn ngân sách do Nhà nước cấp
2.1.3 Khi nhận Quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách năm, kế
toán lập kế hoạch các mục cần chi gồm có:
a. Chi thanh toán cá nhân (lương, phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi, các
khoản đóng góp và các khoản thanh toán khác cho cá nhân):
Phải dự toán được:
+ Thời gian nâng ngạch bậc lương của CB-GV-CNV;
+ Điều chỉnh mức lương do nhà nước ban hành.
b. Chi hàng hóa, dịch vụ (thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn
phòng, thông tin, truyền thông liên lạc, công tác phí, chi phí thuê mướn,
sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và chi phí nghiệp vụ chuyên
môn)
Phải dự toán được:
+ Điện, nước, điện thoại: lấy theo mức chi năm trước để dự toán cho
năm nay, nếu tăng học viên thì tính tăng theo tỷ lệ %.
+ Văn phòng phẩm: Quy định mỗi quý cần sử dụng bao nhiêu VPP.
+ Công tác phí: thanh toán theo chế độ khoán, các báo cáo gởi đi qua
mai, qua đường bưu điện.
+ Chi phí thuê mướn, sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn
và chi phí nghiệp vụ chuyên môn: Dựa theo kế hoạch chuyên môn.
c. Chi phí khác (kỷ niệm các ngày lễ lớn, các khoản phí lệ phí, hỗ trợ
khác và các khoản chi khác.)
+ Kỷ niệm các ngày lễ lớn: Có kế hoạch cụ thể từ đầu năm.

+ Phí lệ phí: Theo dự toán ban đầu.
+ Hỗ trợ khác: trợ cấp Tết theo quy định của Nhà nước.
+ Các khoản chi khác (Thừa giờ, Chăm sóc Mộ các Bà mẹ Việt Nam
anh hùng trong dịp các ngày lễ lớn, Trang trí Hội trường cho các buổi lễ -
chuyên đề): Dự toán chính xác được định mức chi.
d. Chi mua sắm tài sản cố định, chuyên môn: Dự toán được chính xác
sau khi có Quy chế chi tiêu nội bộ.
2.1.4 Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ năm.
Sau khi lập dự toán chi hoạt động ngân sách năm, kế toán tham mưu
Giám đốc dự thảo Quy chế chi tiêu nội năm.
Họp Hội đồng thông qua Quy chế chi tiêu nội bộ năm, trong cuộc
họp tất cả các thành viên góp ý kiến và đi đến thống nhất.
Hoàn chỉnh Dự toán chi hoạt động ngân sách, Quy chế chi tiêu nội bộ
và thực hiện.
Sổ sách kế toán được thực hiện trên máy, khi có số liệu chính xác
mới được in ra. Khi có chứng từ, kế toán mới lập phiếu chi (theo tháng) và
rút tiền từ Kho bạc  tránh sai sót các khoản mục, tiết kiệm tiền, tiết kiệm
điện, nước và tiết kiệm văn phòng phẩm.
2.2 Nguồn thu sự nghiệp
Đây chính là nguồn thu chính cho hoạt động của đơn vị; đòi hỏi
người cán bộ quản lý phải sáng tạo, ngoài nguyên tắc của tài chính, phải
nhạy bén, nhìn nhận thực tế, tâm lý của con người; Làm việc gì cũng cần
phải bàn bạc, có kế hoạch, phương pháp, quy trình, thời gian, đồng thời
phải mang tính khoa học. Khi triển khai cần theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở,
đánh giá và thực hiện tốt mối quan hệ đa chiều để tạo uy tín cho Trung
Tâm. Nguồn thu này gồm có :
2.2.1 Phần thu được để lại từ số thu phí, lệ phí
a. Thu học phí các lớp BTVH :
- Thực hiện đúng theo quy định và hướng dẫn của Nhà nước về học
phí, về chế độ miễn giảm, về biên lai thu (do Chi cục thuế cấp) và nộp kinh

phí này về Kho bạc Nhà nước. Do số lượng học viên theo học ngày càng
giảm; bên cạnh đó có một số trường hợp hoàn cảnh gia đình đặc biệt và
khó khăn, để tạo điều kiện cho các em được học tập, Trung tâm cũng đã
miễn giảm học phí cho các em. Ngoài khoản thu học phí Trung tâm không
thu thêm khoản nào khác của học viên nên kinh phí thu từ nguồn thu này
của Trung tâm không nhiều (khoảng 70 triệu đồng/01 năm học).
- Để công tác thu có hiệu quả, người nộp thì phải nộp đủ, người có
nhiệm vụ thu phải biết lắng nghe và tạo uy tín thực sự đối với học viên,
phải biết kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp tuyên truyền và vận động,
từng bước đi vào ý thức trách nhiệm của người học, tạo ra một uy tín cho
Trung Tâm.
- Thu học phí một năm được chia làm 02 học kỳ, Trung tâm ra thông
báo nộp học phí (gồm có mức thu, thời gian nộp và địa điểm nộp); Đến hết
thời hạn nộp, sẽ tổng hợp báo cáo danh sách học viên nộp và chưa nộp học
phí, tiếp theo là bàn bạc với ban Giám đốc và trao đổi với giáo viên chủ
nhiệm lớp để giáo viên chủ nhiệm lớp có trách nhiệm thông báo cho lớp số
học viên đã nộp và chưa nộp học phí, đồng thời sẽ thông báo thời gian gia
hạn nộp học phí cho số học viên chưa nộp (thông thường thời gian gia hạn
khoảng 10 ngày và thời điểm thu là thi học kỳ); Sau thời gian trên, nếu học
viên nào quá khó khăn thì làm bản cam kết xin gia hạn nộp học phí nhưng
sẽ phải nộp học phí trước khi có kết quả điểm thi nếu không Trung Tâm sẽ
đề nghị với BGĐ không cho học viên đó nhận được giấy báo kết quả điểm
cuối năm và học bạ sẽ bị giữ lại.
b. Chi nguồn học phí:
Cũng giống như nguồn ngân sách, khi có văn bản cấp có thẩm quyền
giao, đơn vị lập dự toán chi hoạt động thường xuyên, đưa nội dung chi vào
quy chế chi tiêu nội bộ và gửi cơ quan cấp trên và KBNN nơi đơn vị mở tài
khoản giao dịch để theo dõi quản lý thanh toán,
2.2.2 Thu từ hoạt động dịch vụ
a. Nguồn Thu: Thu từ cho thuê hội trường, căn tin, Trung Tâm có

làm hợp đồng và nộp thuế đầy đủ (nếu có) như thuế môn bài, thuế TN.
b. Chi liên kết đào tạo và thu khác : Căn cứ theo hợp đồng và theo
quy chế chi tiêu nội bộ của Trung Tâm.
IV. KẾT QUẢ
Đối với vấn đề tổ chức thực hiện công tác thu và quản lý thu – chi
trên đôi khi ta thấy dễ, song những thực trạng từ đối tượng thu, đối tượng
được giao nhiệm vụ thu đến việc quản lý thu-chi, làm thế nào cho vừa thu
có hiệu quả mà chi sao cho trách nhiệm, sao cho không thất thu, không thất
thoát, chi sao cho đảm bảo kế hoạch, minh bạch và công khai hóa thu - chi,
đòi hỏi người cán bộ quản lý phải nghiên cứu, vận dụng khả năng, áp dụng
phương pháp thích nghi, biện pháp khả thi để thực hiện công tác thu và
quản lý thu-chi có hiệu quả.
Qua cân đối thu - chi, nguồn thu từ học phí vừa đủ để chi hoạt động,
vì đối tượng học viên học BTVH rất đa dạng và phổ cập chương trình
trung học BTVH là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt của chiến lược giáo dục
-đào tạo. Trung tâm không xin nhà nước cấp bù.
Sau khi thực hiện dự toán và thực hiện thu chi theo dự toán, năm
2012, tiết kiệm được 18.400.000đ (chi tiết kiệm tăng thu nhập). Cho
CB.CNV-GV có thu nhập tăng thêm từ 50.000đ - 100.000đ/tháng
Đơn vị trích lập được quỹ cơ quan, cơ sở vật chất được bảo trì, sửa
chữa thường xuyên và được trang bị thêm (máy chiếu, màn chiếu) đáp ứng
yêu cầu dạy và học; Hàng năm tổ chức được cho CB.CNV-GV tham quan
nghỉ mát, động viên và khuyến khích tinh thần CB- CNV- GV rất nhiều.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Để đạt được kết quả trên, kế toán cần phải dự báo, dự toán được các
khoản thu và phát sinh trong hoạt động;
Đường dây điện và mạng phải luôn ổn định;
Chương trình phần mềm kế toán Misa phải luôn được cập nhật;
Các thông tư, quyết định phải được thông báo kịp thời;
Kho bạc phải thông báo kịp thời các biểu mẫu chứng từ;

Tất cả mọi thành viên trong cơ quan phải tuân thủ theo quy chế chi
tiêu nội bộ, đặc biệt là phải tiết kiệm điện – nước – văn phòng phẩm.
VI. KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, với sự phát triển không ngừng của nền
kinh tế thì các đơn vị hành chánh sự nghiệp dưới sự quản lý của Nhà nước
cũng từng bước đi vào phát triển ổn định và vững chắc góp phần không
nhỏ vào công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước. Đảng và Nhà
nước luôn quan tâm và coi trọng công tác giáo dục và đào tạo, với quan
điểm “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, phát triển giáo dục và
đào tạo là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, là điều kiện phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để
phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Các kế toán phải áp dụng đúng Luật kế toán, đảm bảo kế toán là công
cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế, tài chính,
cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai, minh bạch, đáp
ứng yêu cầu của tổ chức, quản lý điều hành của cơ quan nhà nước, tổ chức
và cá nhân. Qua thực hiện công tác thu và quản lý thu- chi, bản thân đề
xuất:
- Nhà nước nên có chế độ cho các cán bộ, nhân viên kế toán để nguồn
thu nhập được ổn định hơn. Như giáo viên thì có phụ cấp thâm niên nghề
Nhà giáo,
- Nhà nước nên có quy định về mức học phí cụ thể cho các đơn vị sự
nghiệp tự bảo đảm một phần kinh phí, vì mức thu học phí BTVH hiện nay
rất thấp không đủ để chi trả cho giáo viên giảng dạy.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tạp chí Kế toán;
- Luật Kế toán;
- Luật Ngân sách Nhà nước;
- Chuyên đề: Quản lý tài chính tại các cơ quan quản lý giáo dục cơ
sở giáo dục và nhà trường (Trường Cán bộ quản lý Giáo dục thành

phố Hồ Chí Minh)
- Chuyên đề: Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ (Trường Cán bộ
quản lý Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh)
- Chuyên đề: Tổ chức Kế toán tại các cơ quan Quản lý Giáo dục, cơ
sở Giáo dục và các trường học (Trường Cán bộ quản lý Giáo dục
thành phố Hồ Chí Minh)
- Chuyên đề: Quản lý tài sản trong cơ quan Quản lý Giáo dục, cơ sở
Giáo dục và các trường học (Trường Cán bộ quản lý Giáo dục
thành phố Hồ Chí Minh)
Người thực hiện
Lương Thị Kim Thanh

SỞ GD&ĐT ĐỒNG
NAI
Đơn vị Trung Tâm
GDTX Vĩnh Cửu

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Vĩnh Cửu, ngày 24 tháng 4 năm 2013
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2012 - 2013
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp nâng cao năng lực quản lý tài
chính về
“ Tổ chức thực hiện công tác thu và quản lý thu – chi”
Họ và tên tác giả: Lương Thị Kim Thanh Chức vụ: Kế toán
BM04-NXĐGSKKN
Đơn vị: Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên Vĩnh Cửu

Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh
vực khác)
- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn:
…………………. 
- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: Kế toán

Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 
Trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
- Có giải pháp hoàn toàn mới 
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả
cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển
khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển
khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối,
chính sách: Tốt  Khá 
Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ
thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá 
Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng
đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá 
Đạt 
Sau khi duyệt xét SKKN, Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô

tương ứng, có ký tên xác nhận và chịu trách nhiệm của người có thẩm
quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh
nghiệm.
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN
MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng
dấu)

×