Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

skkn cách làm thư viện xanh , thư viện di động trong trường tiểu học ở trường th nguyễn tri phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.1 MB, 15 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm :
CÁCH LÀM THƯ VIỆN XANH , THƯ VIỆN DI ĐỘNG TRONG
TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở TRƯỜNG TH NGUYỄN TRI PHƯƠNG
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ giai đoạn 1996-2006 mô hình hoạt động Thư viện ở các trường tiểu học
trong tỉnh nói chung và trong huyện nói riêng hầu hết đều hoạt động trong điều kiện
kép kín với các tiêu chí của Thư viện đạt chuẩn 659 và Thư viện đạt chuẩn 01. Thư
viện trường tiểu học chỉ cần đạt được những điều kiện vật chất tối thiểu và căn cứ theo
tiêu chí đặt ra của Công ti Sách – Thiết bị trường học là có cơ sở đánh giá thư viện đó
đạt chuẩn hay không đạt chuẩn . Các điều kiện hoạt động, cách đánh gía kiểm tra và
việc phân công người phụ trách thư viện trường tiểu học cũng chưa được quan tâm
đúng mức. Có nhiều quan niệm cho rằng: Thư viện chỉ là kho chứa sách, thiếu đồ dùng
vật chất cơ bản như : bàn, ghế và đặc biệt là đầu sách nghèo nàn chưa phong phú. Cán
bộ phụ trách thư viện chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng tổ chức hoạt động còn hạn
chế mà lại mỗi năm thay mỗi người. GV và học sinh ở các trường Tiểu học hầu như
không thực sự quan tâm đến với Thư viện.
* Nguyên nhân của tình trạng trên:
- Do nhận thức vai trò của thư viện trong nhà trường chưa đầy đủ, còn phiến
diện dẫn đến sự thiếu quan tâm và đầu tư thích đáng.
- Do cán bộ Thư viện chủ yếu là giáo viên kiêm nhiệm, chưa qua các lớp đào
tạo nghiệp vụ , hoặc bồi dưỡng thường xuyên.
- Do Thư viện trường học ít mở cửa, họat động không thường nhật, học sinh
đọc sách một cách thụ động. Hoạt động thư viện trường học sơ sài, chưa thu hút, hấp
dẫn và HS cho rằng thư viện nhà trường chỉ dành cho Thầy ,Cô giáo.
Ngày 11/03/2009 Phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT Đồng Nai tổ chức Hội
thảo “ Xây dựng mô hình trường học thân thiện – Học sinh tích cực” và chuyến đi
tham quan học tập mô hình "Trường học thân thiện – Học sinh tích cực " tại một số
tỉnh miền Tây do Phòng GDTH tổ chức , như: Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu , Cà
Mau, và đặc biệt tham quan cách tổ chức về phong trào thi đua " xây dựng trường học
thân thiện - học sinh tích cực" , trong đó có cách làm “thư viện xanh” của Trường tiểu
học Nguyễn Du (thị xã Vĩnh Long), Trường tiểu học Năm Căn thuộc thị trấn Năm Căn


- Cà Mau.
Ngay sau chuyến đi này tôi đã bàn bạc , trao đổi với BGH , các tổ chức đoàn
thể , tổ chuyên môn và trực tiếp chỉ đạo ,cùng anh em bắt tay vào làm ngay “ Thư
viện xanh " . Thư viện trường học thân thiện của trường tiểu học nguyễn Tri phương
ra đời từ thời điểm ấy .
Việc Thư viện xanh của trường tiểu học Nguyễn Tri Phương ra đời đã thay đổi
hoàn toàn cách nhìn nhận về vai trò của thư viện trường học với trọng tâm là : hướng
- 1 -
tới đảm bảo sự phát triển của học sinh đối với các sách, tài liệu học tập và môi trường
thân thiện , đổi mới cơ bản vể hình thức và nội dung hoạt động của thư viện mà bấy
lâu nay chỉ bó hẹp xung quanh bốn bức tường. Đó chính là lý do mà tôi chọn đề tài
này để báo cáo trong Hội nghị giao lưu CBQL giỏi của Tỉnh Đồng Nai , năm học
2011-2012 .
II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Lần đầu tiên Thư viện thân thiện ở Việt Nam được xây dựng tại huyện Bắc Hà
tỉnh Lào Cai thuộc dự án “Cộng đồng dân tộc vì trẻ em” doVương quốc Bỉ tài trợ
( giai đoạn 2004-2007.) ; nhưng riêng ở Đồng Nai suốt thời gian dài như vậy , chỉ có
một số ít trường học thực hiện và tính triển khai rộng rãi về thư viện thân thiện hầu
như ít được các đơn vị trường học quan tâm .
Nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, đảm bảo chất lượng bậc học, tạo
môi trường học tập và vui chơi lành mạnh cho học sinh. Trên cơ sở phát huy tính năng
động, sáng tạo của các tổ chức và thành viên trong hội đồng nhà trường, những thành
quả đã đạt được và kinh nghiệm trong những năm học qua. Bắt đầu từ năm học 2009
-2010 đến nay, Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương đã tổ chức loại hình đọc sách
phong phú .
Để phục vụ cho việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học,
nhà trường không ngừng tăng cường xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất, đặc biệt
chú trọng đầu tư cho thư viện , đặc biệt là xây dựng Thư viện " Ống" , tủ sách di động
trên sân trường . Nhận thức được vai trò của thư viện trường học là một bộ phận cơ sở

vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư
viện hoạt động tốt có tác dụng thiết thực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện đồng thời góp phần xây dựng và duy trì văn hóa đọc cho đông đảo bạn đọc.
2. Nội dung , biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài .
- Thư viện xanh được hiểu là một không gian, học tập mở, và: làm phát triển
mối quan hệ thân ái, cởi mở, tích cực giữa CBTV và HS, GV với HS, HS với HS.
- Thư viện xanh về hướng tiếp cận.
Thư viện xanh tiếp cận theo mô hình “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” lấy
quyền trẻ em làm nền tảng cho mọi hoạt động.
VD: Thư viện thân thiện góp phần đáp ứng quyền tiếp cận thông tin bổ ích của
các em trong nhà trường nhằm đảm bảo cho các em được hưởng một nền giáo dục phù
hợp ( Điều 17, 28, 29, 31) .
Góp phần thực hiện Quyền tham gia của trẻ em trong các hoạt động Thư viện
( Điều 12, 13, 14)
Đảm bảo quyền phát triển với môi trường học tập tích cực, tạo điều kiện cho
các em có cơ hội khám phá mọi tiềm năng của mình ( Điều 20, 23, 27)
- 2 -
* Các hình thức , biện pháp xây dựng Thư viện xanh
Thư viện xanh được hiểu với nghĩa mở về các hình thức tổ chức phong phú và
đa dạng để đáp ứng các hoàn cảnh, điều kiện CSVC của mỗi đơn vị trường học. Sau
đây là các hình thức tổ chức.
+ Thư viện trường học đa chức năng: Đây là một không gian học tập với các
góc hoạt động khác nhau như : góc đọc, góc nghiên cứu, góc sáng tạo, góc vẽ, góc
nghệ thuật, góc nghe, góc trò chơi giáo dục. Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương do
hạn chế về diện tích phòng thư viện , nên nhà trường mới chỉ đề xuất hình thức tổ
chức và đang có ý tưởng thực hiện góc Thư viện văn hóa : (Sưu tập một số thời trang
dân tộc, nhạc cụ dân tộc… để trưng bày).
+ Thư viện chuyền tay (xoay vòng) : Thực hiện công việc nầy CBTV chuyển
sách đến HS từng lớp, các em đều được đọc. Lớp này xong thì chuyển sang lớp khác.
Song cũng có nhiều trở ngại, việc bảo quản chưa tốt, sách mới ở em đầu thì đến cuối là

sách cũ và tính thông tin chậm.
+ Thư viện ngoài trời hay còn gọi là Thư viện “Ống”
“ Ống” có thể là ống tre, ống nhựa, trang trí bên ngoài dùng dây treo, đặt sách
vào trong. Ai cũng có thể lấy được và đọc được. Đặt dưới tán lá cây, có thể ở cả hành
lang lớp học tiện cho các em, sử dụng khi trời mưa .
+ Thư viện di động.
Thư viện di động dưới hình thức là tủ sách 2 mặt có bành xe, di chuyển từ nơi
này đến nơi khác trên sân trường . Thực tế ý tưởng này nhằm đáp ứng khả năng tiếp
cận thư viện công bằng giữa các học sinh.
Việc xây dựng trường học thân thiện với đặc thù của cấp học và đặc tính của
khối trường được coi là nền tảng của hoạt động nhằm đảm bảo tính phù hợp và hiệu
quả. Tuy nhiên mỗi bậc học với những đặc thù khác nhau, phù hợp với nhận thức, tâm
lý của HS do đó thư viện ở mỗi bậc học có những trọng tâm khác nhau khi xây dựng.
Đối với bậc tiểu học: Cần hướng tới một Thư viện sinh động, hấp dẫn, thu hút
và xây dựng thói quen đọc sách cho các em càng sớm càng tốt.
Thư viện nhà trường hiện có tới hơn 10 .000 quyển sách, gồm các lọai SGK,
sách GV, sách tham khảo. Không chỉ nổi trội về hình thức, mà hoạt động của thư viện
nhà trường đạt hiệu quả rất cao, thu hút học sinh tham gia đọc sách và hỗ trợ nhu cầu
tham khảo của giáo viên. Đối với HS tiểu học, các em rất thích điều mới lạ nên nhà
trường luôn thay đổi hình thức để thu hút HS tham gia. Việc bố trí thư viện Xanh trên
sân trường đã đem lại kết quả khả quan. Để đạt được hiệu quả từ mô hình thư viện
xanh, chúng tôi đã chuẩn bị như sau.
+ Việc chuẩn bị CSVC.
- Lúc đầu là ống tre, tìm tre, mua tre là cả một công việc khó khăn, có tre rồi
anh em xúm lại vào cưa, cắt, đục, sơn. Thời điểm mùa khô mua tre chưa già. Bị nắng
- 3 -
nóng co móp phải thay vật liệu bền hơn nhưng đắt tiền hơn đó là ống nhựa PC. Đặt thợ
sắt làm vòng tròn treo ống.
- Làm tủ dựng sách: Sắt phải dầy, lau dài, màu sơn bắt mắt.
Sắp xếp sách theo từng chủng loại.

- Muốn có nhiều sách, đủ loại sách, phải phát động, vận động tuyên truyền bằng
nhiều hình thức, tổng kết và khen thưởng đối với HS góp nhiều sách.Năm học 2008-
2009 , thư viện trường tiểu học Nguyễn Tri Phương đã vận động quyên góp được gần
1000 quyển sách thiếu nhi các loại , và trong 3 tuần đầu của tháng 9 /2009 Học sinh
góp được 476 quyển truyện thiếu nhi làm phong phú nguồn sách và việc thực viện tủ
sch ngồi trời gặp nhiều thuận lợi .
+ Hoạt động:
- Sách trong ống được để cố định, mỗi tuần thay đổi chủng loại sách một lần.
- Sách ở tủ được đặt dưới tn cây, được mở cửa ngay từ buổi học, giờ ra chơi.
- Kết hợp giữa thư viện ngoài trời và thư viện trong nhà nhằm giảm bớt sự tập
trung khi nguồn sách không đáp ứng kịp.
- Cứ sau mỗi lần đọc sách CBTV lại phải thu dọn, sắp xếp ngăn nắp lại cho buổi
đọc ngày mai, cho người khách mới.
- Học sinh đọc bất kỳ thời điểm nào các em tới trường, nhưng tập trung nhất
vẫn là giờ ra chơi. Nhìn các em quây quần bên tủ sách, hay những hình ảnh đưa tay
vào trong ống lấy sách, ngó ngó nghiêng nghiêng , hay tụ tập hoặc ngồi trên các ghế
đá, xung quanh bồn cây, một góc sân trường, chúng tôi cảm nhận rằng nhà trường đã
thực hiện đúng quyền của trẻ em như đã nêu ở trên và thực hiện một trong các tiêu chí
xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực . Tạo thêm một sân chơi văn hoá
cho các em
+/ Vai trò của Ban Giám Hiệu trong việc thực hiện thư viện xanh
- Ban giám hiệu phải có sự đầu tư và Hiệu Trưởng phải là người chủ động chịu
làm, quan tâm đến phong trào, ở Trưởng Tiểu học Nguyễn Tri Phương thì Thầy Hiệu
trưởng là người khơi nguồn và là người có nhiều sáng tạo trong nghĩ , cách làm về Thư
viện xanh và thực hiện rất nghiêm túc. Phân công 1 Phó HT cùng tham gia quản lý
thư viện xanh.
+/ Đối với trách nhiệm của cán bộ Thư viện.
Thư viện hoạt động có hiệu quả một phần do CBTV có tình yêu nghề, có ý thức
, có chuyên môn nghiệp vụ có tính sáng tạo, trách nhiệm cao, biết việc tham mưu, xây
dựng kế hoạch hoạt động, năng động, sáng tạo. Nhờ sự phối kết hợp tốt giữa nhân lực

và CSVC, nên thư viện nhà trường hoạt động có hiệu quả, chất lượng.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Tháng 10/2008 Thư viện TH Nguyễn Tri Phương được Sở GD-ĐT Đồng Nai về kiểm
tra và xếp loại Thư viện đạt loại Tiên tiến. Mô hình thư viện Xanh được thực hiện sau
- 4 -
chuyến đi tham quan thực tế tháng 3/2009 tại một số tỉnh Miền Tây, mô hình “Thư
viện Xanh” hoạt động có hiệu quả, lượt học sinh đến với sách ngày một nhiều hơn.
Nhờ vậy mà các công tác giáo dục đạo đức, ý thức chấp hành kỷ luật, chất lượng học
cũng được nâng cao một cách rõ rệt .
Hiệu quả của việc thực hiện thư viện Xanh :
- Khi xây dựng và thực hiện mô hình này , chúng tôi đã nghĩ ngay tới hiệu quả
đạt được rất cao của Thư viện xanh đó là :
- Tập cho các em có thói quen đọc sách , được tiếp xúc với nhiều loại sách và
không bị nhàm chán về chủng loại sách .
- Tạo cho không khí học tập giảm bớt sự căng thẳng , hành vi đối xử giữa HS
với HS thân ái hơn . Vì môi trường thân thiện như thế , tất nhiên sẽ không có bạo lực
diễn ra.
- Tạo sân chơi nhẹ nhàng , văn hóa , không bạo lực . Bởi đa số giờ ra chơi các
em tiểu học là chạy nhảy , đuổi nhau , rượt bắt , mồ hội nhễ nhại , quần áo xốc xếch
khi vào lớp không cịn l hình ảnh của một học sinh giờ đầu đến lớp nữa .
- Các em đến trường là được tiếp xúc với sách rồi nên không có các hành vi :
“nhàn cư vi bất thiện ” như : vẽ bậy lên tường , bẻ cành cây , vặt lá , hay các trò chơi
không lành mạnh khác .
- Sự tích cực trong học tập có chuyển biến tích cực .
- Phong trào đọc sách theo sự lan tỏa tự nó được hình thành .
- Sự đóng góp sách cũng có ý thức và trở thành một ý thức thường nhật . Ở sân
trường có nhiều gốc cây xanh, cảnh quan đẹp được bố trí những chiếc ghế đá, những
tủ sách lưu động và trang thiết bị khác để phục vụ cho hoạt động của thư viện. Ngày
hai lần vào mỗi giờ ra chơi của học sinh, Thư viện đặt các tủ sách di động dưới gốc
cây khắp sân trường mỗi tủ có từ 40-50 quyển truyện và các ống nhựa tròn , vỏ chai

nhựa được trang trí đẹp mắt treo dưới cành cây xanh trong sân trường, bên trong các
ống nhiều màu sắc này là những quyển sách , quyển truyện đủ loại . Cứ tới giờ ra chới,
các em có thể ngồi ở bất cứ bóng mát nào trên sân trường và chỉ cần với tay là có thể
chọn được những cuốn sách, cuốn truyện ưng ý, phù hợp với lứa tuổi để cùng nhau
ngồi đọc tại chỗ rồi tự quản lẫn nhau. Hết giờ ra chơi, các bạn lại tự giác sắp xếp, đem
sách, truyện trả lại cho Thư viện. Để tránh nhàm chán, hàng tuần, hàng tháng cán bộ
thư viện đều tiến hành luân chuyển sách, truyện giữa các tủ di động hay trong Ống treo
với nhau để cho học sinh có điều kiện được đọc nhiều quyển sách, truyện hơn.
Để bổ sung sách truyện cho Thư viện thân thiện, , từng học kỳ , Thư viện đều
tiến hành phát động phong trào “Góp một đọc mười” trong học sinh toàn trường. Mỗi
học sinh đóng góp tối thiểu 1 quyển sách, truyện cho thư viện nhằm tạo sự phong phú
đa dạng cho những kệ sách Thư viện thân thiện. Cán bộ thư viện tổng hợp, tuyên
dương và khen thưởng kịp thời tập thể lớp cũng như những cá nhân học sinh đóng góp
nhiều truyện cho Thư viện.
- 5 -
Mô hình “Thư viện thân thiện” đã tạo được sức hấp dẫn, thu hút và kích thích
được học sinh đọc sách, tạo ra một không gian đọc, học tập thoải mái và tích cực góp
phần gợi mở, gần gũi và thân thiện, đánh thức được sự ham đọc, ham tìm hiểu kiến
thức trong sách, báo của đông đảo học sinh. Học sinh dễ tập trung, cảm nhận thoải mái
và tự do hơn khi được đọc sách dưới những gốc cây xanh thoáng mát xung quanh
trường. Vào những ngày thời tiết không thuận lợi, các em học sinh có thể đọc sách ở
các góc trong lớp học.
Trước đây , số chỗ ngồi trong thư viện cố định ( TV truyền thống ) chỉ phục vụ
được 40 học sinh/lượt, nhưng từ khi mô hình “Thư viện thân thiện” ra đời thì các em
học sinh có nhiều không gian, chỗ ngồi hơn để đọc sách. Vì vậy, lượt bạn đọc mà thư
viện phục vụ một ngày đã tăng lên so với cách bố trí cũ. Ngoài ra, với mô hình mới
này thư viện đã tổ chức được nhiều chuyên đề hơn, trước đây chỉ thực hiện được 1
tháng/ lần, hiện nay thực hiện từ 2-3 chủ đề/ tháng một cách dễ dàng và thuận lợi hơn.
Thư viện đã chuyển từ dạng kho đóng sang dạng kho mở, bạn đọc có thể tiếp cận sách
và tư liệu theo các chủ đề, chuyên đề hàng tuần, hàng tháng được dễ dàng hơn, gần gũi

hơn. Đồng thời, thư viện đã tạo ra khả năng luân chuyển sách để phục vụ bạn đọc từ
đó vòng quay của sách tăng lên rất nhiều.
Để cụ thể hóa cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”, Thư viện Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương bên cạnh việc triển khai hoạt
động Thư viện xanh được xây dựng theo dạng Thư viện ngoài trời và Thư viện góc
lớp– đây là một trong những loại hình của Thư viện thân thiện kết hợp phòng đọc
trong thư viện. Thư viện Nhà trường đã kết hợp với Liên đội, dưới sự chỉ đạo của Ban
Giám Hiệu thực hiện một số biện pháp tích cực nhằm đẩy mạnh các hoạt động của
Thư viện như tổ chức phong trào “ Mỗi tuần một cuốn sách”, hàng tuần vào giờ ra
chơi, trong buổi sinh hoạt sẽ giới thiệu một quyển sách hay và thu hút bạn đọc đến thư
viện tìm đọc quyển sách ấy.
Thư viện tuyên truyền, giới thiệu sách cho giáo viên, học sinh tham khảo với
nhiều hình thức: giới thiệu trên bảng, trưng bày sách mới, giới thiệu trong các buổi
họp, sinh hoạt, điểm sách… sưu tầm tài liệu và biên soạn Thư mục chuyên đề phục vụ
chương trình giảng dạy và học tập của nhà trường: Thư mục chuyên đề Giáo dục đạo
đức, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Thư mục chuyên đề dạy học môn Tiếng Việt ở
tiểu học…
Ngoài ra, Thư viện còn tham mưu với Ban giám hiệu, phối hợp với các bộ phận
chuyên môn tổ chức các hoạt động ngoại khóa như: thi viết chữ đẹp, thi kể chuyện
theo sách, xem băng hình theo các chủ điểm đặc biệt như : tìm hiểu ngày thành lập
QĐND 22/12 , Ngày 8/3 , ngày 26/3 , ngày 30/4 ,kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ 19/5… tổ
chức các hoạt động giáo dục truyền thông đạo đức, lối sống văn hóa cho học sinh, cho
học sinh tham quan, tìm hiểu về truyền thống lịch sử, tuyên truyền các phong trào
chống tệ nạn xã hội, giáo dục môi trường, an toàn giao thông, tìm hiểu về các anh
hùng của dân tộc v,v Kết hợp với Đội TNTP tổ chức các phong trào thi đua học tốt
trong học sinh, tổ chức sinh hoạt NGLL
Chính những hoạt động này đã tạo được sự ham mê đọc sách trong học sinh,
thư viện trở thành nơi sinh hoạt, giải trí lành mạnh và bổ ích không thể thiếu đối với
các em học sinh khi đến trường, là môi trường thân thiện giúp các em học tập, sáng
- 6 -

tạo, phát triển tư duy. Hoạt động của Thư viện nhà trường có những bước phát triển
mới, tỉ lệ thu hút bạn đọc của thư viện ngày càng tăng, cụ thể:

NĂM HỌC TỈ LỆ THU HÚT BẠN ĐỌC
GIÁO
VIÊN
HỌC SINH
2008 – 2009 85% 70%
2009 – 2010
2010 – 2011
90%
100%
76%
80%

Năm học 2008 – 2009 đạt danh hiệu Thư viện trường học tiên tiến.
Năm học 2009 – 2010 Thư viện trường học xuất sắc.
Năm học 2010 – 20110 bảo lưu danh hiệu Thư viện trường học xuất sắc
Năm học 2011 – 2012 bảo lưu danh hiệu Thư viện trường học xuất sắc.
Thư viện đã hình thành một mạng lưới cộng tác viên giáo viên và học sinh, đây
là đội ngũ có khả năng giúp thư viện tổ chức được các hoạt động ngoài giờ hấp dẫn,
hiệu quả. Học sinh đến thư viện nhiều hơn, ý thức sử dụng, bảo quản sách ngày càng
cao, việc tự nghiên cứu sách báo giúp các em học theo phương pháp mới tốt hơn. Học
sinh có thể tiếp xúc trực tiếp với sách, tự do lựa chọn sách ưa thích. Qua tham khảo ý
kiến của các giáo viên chủ nhiệm các lớp, các cô cho biết trong lớp học các em tham
gia ý kiến đóng góp xây dựng bài tích cực hơn. Hoạt động thư viện đã hỗ trợ tích cực
trong công tác dạy và học, tỉ lệ học sinh giỏi hàng năm của nhà trường đều tăng, tạo sự
chuyển biến về đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện trong nhà trường.
Kết Luận: Ngoài việc tổ chức thêm mô hình Thư viện Xanh nhà trường vẫn duy trì và

thực hiện tốt Thư viện cố định bởi hình thức dù có cải tiến như thế nào đi nữa, nhưng
chất lượng hoạt động không tốt thì cũng không góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học.
Năm học 2011-2012 , TV trường TH Nguyễn Tri Phương vẫn tiếp tục duy trì
xây dựng hoạt động thư viện Xanh phục vụ bạn đọc là Thầy cô , học sinh và cả cho
PHHS khi họ đến trường đón con em vào những thời gian chờ tan lớp , nhà trường sẽ
thay đổi hình thức bố trí sách để thu hút học sinh hơn, đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả của
mô hình “ Thư viện Xanh”. Thư viện xanh của trường tiểu học Nguyễn Tri Phương
thực hiện đã hơn 2 năm , nhưng chúng tôi không chạy theo phong trào : Bởi chúng tôi
cho đây là mô hình tốt nhất kéo bạn đọc nhí đến với sách , giảm việc HS đến với các
phòng gems , xây dựng cho các em có thói quen đọc sáh , thích sách và hướng tới một
văn hóa đọc sách như qua những Hội thi mà trường đã tổ chức . Tuy nhiên mô hình
Thư viện Xanh ở trường TH Nguyễn Tri Phương không phải là tính mới và chỉ là
điểm khởi đầu, trong quá trình thực hiện vẫn còn bộc lộ nhiều khó khăn lúng túng .
Tôi rất mong được sự quan tâm , góp ý của các cấp lãnh đạo , của BGK và của các
- 7 -
trường tiểu học trong Hội nghị giao lưu CBQL giỏi nhằm làm cho Hoạt động Thư viện
ở các trường tiểu học nói chung và đặc biệt là hoạt động Thư viện xanh góp phần đặc
lực trong hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh ở các trường tiểu học trong toàn
tỉnh nhà được nâng cao hơn.
Trên đây là cách làm thư viện " xanh" , tủ sách " di động" mà Thư viện Trường
TH Nguyễn Tri Phương đã làm được trong những năm vừa qua. Năm học 2011-2012
là năm học với chủ đề “ Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”
trên cơ sở những thành quả đã đạt được nhà trường tiếp tục củng cố và phát triển loại
hình Thư viện thân thiện – học sinh tích cực, triển khai và mở rộng xây dựng các loại
hình Thư viện thân thiện khác như: thư viện đa chức năng… và ứng dụng phần mềm
quản lý thư viện trường học tiến tới tin học hóa việc quản lý và phục vụ bạn đọc trong
thư viện để tạo một bước đột phá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, dạy và học tích
cực.
VI . ĐỀ XUẤT , KHUYẾN NGHỊ :

Muốn hoạt động thư viện nhà trường nói chung và công tác hoạt động “ thư viện
xanh- Thư viện thân thiện” nói riêng có hiệu quả , thì những việc cần thực hiện đó là :
1. Có sự chỉ đạo , giúp đỡ về chuyên môn của Công ty sách - Thiết bị trường học Sở
GDĐT Đồng Nai và các phòng GD&ĐT huyện .
2. Sự quan tâm đầu tư đúng mức của Ban giám hiệu . Hiệu trưởng nhà trường phải là
người chủ động sáng tạo , dám nghĩ , dám làm .
3. Cán bộ thư viện phải được duy trì hằng năm coi đó là biên chế chính thức , có trách
nhiệm cao , có chuyên môn nghiệp vụ , có tính sáng tạo , làm việc khoa học và được
hưởng trợ cấp , phụ cấp như giáo viên nhằm động viên, khuyến khích CBTV làm tốt
công tác .
4. Công tác tuyên truyền , vận động CBGVCNV học sinh và PHHS , tham gia hưởng
ứng , nhiệt tình các phong trào do Thư viện phát động và phải coi đó như một hoạt
động góp phần xây dựng nhà trường theo các tiêu chí của trường học thân thiện , học
sinh tích cực.
5. Phòng GD&ĐT cần có chính sách khen thưởng kịp thời , nhằm động viên những
đơn vị thực hiện tốt hoạt động thư viện trong các năm học .
6. Thường xuyên tổ chức , giao lưu , học tập cách tổ chức và hoạt động có hiệu quả
của các thư viện trong huyện làm tốt mô hình này .
NGƯỜI THỰC HIỆN
Nguyễn Đại Xuân
- 8 -
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA
ĐỌC SÁCH TRONG THƯ VIỆN TRUYỀN THỐNG
QUÂY QUẦN ĐỌC SÁCH BÊN THƯ VIỆN XANH
- 9 -
ĐỌC SÁCH TỪ TỦ SÁCH DI ĐỘNG
- 10 -
HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN ỐNG
GIỜ CHƠI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐỌC SÁCH
- 11 -

MỘT SỐ BÀI VIẾT CỦA BÁO ĐÀI VÀ BẠN ĐỌC
Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương: Thực hiện tốt phong trào "xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực"
(10:05 06/09/2010)
Qua 2 năm thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực",
nhiều trường học tại huyện Trảng Bom đã triển khai thực hiện và đạt kết quả cao. Trong đó
Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương được đánh giá là một trong những đơn vị thực hiện tốt
phong trào này.

Mô hình "Tủ sách di động" của Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương.
Được Phòng GD-ĐT huyện chọn làm trường điểm thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở cấp tiểu học nên ngay từ đầu năm học nhà trường
đã tổ chức phối hợp các ban ngành, đoàn thể, hội cha mẹ học sinh để triển khai sâu rộng các
nội dung. Thông qua các hình thức tuyên truyền như: họp hội đồng, họp phụ huynh học sinh,
băng-rôn, áp-phích, khẩu hiệu tuyên truyền, các buổi phát thanh măng non đã giúp cho cán
bộ, giáo viên nhận thức đầy đủ ý nghĩa của phong trào. Việc triển khai thực hiện phong trào
theo 5 nội dung được phát động rộng rãi và đạt được nhiều kết quả. Nhà trường quan tâm đầu
tư xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp, coi đây là hình thức trực quan sinh động của
trường. Khuôn viên sân trường, cây xanh, phòng học đảm bảo thoáng mát cho môi trường và
vệ sinh sạch sẽ đã tạo được mỹ quan thân thiện. Trên sân trường còn được bố trí các khu vui
chơi, cầu lông và khu thực hành an toàn giao thông bằng các bảng báo, tín hiệu. Trường chú
trọng dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin
trong học tập bằng nhiều hình thức như: tư vấn, hướng dẫn, khuyến khích sáng tạo trong đổi
mới dạy học; chú trọng khả năng tự học, tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
thông qua các hoạt động học tập theo nhóm, theo phương pháp trò chơi, đóng vai. Do đó chất
lượng giáo dục không ngừng tăng lên, năm học 2009-2010, có 201 học sinh giỏi (đạt tỷ lệ
31,14%), tỷ lệ học sinh yếu kém ngày càng giảm. Thầy Nguyễn Đại Xuân, Hiệu trưởng nhà
- 12 -
trường cho biết: "Những năm gần đây, trường luôn xem việc dạy học theo hướng đổi mới là
nhiệm vụ hàng đầu. Và mỗi học sinh là một chủ thể có nhân cách, luôn được xem là trung tâm

của quá trình dạy và học. Do đó, hầu hết học sinh của trường đều là những học sinh rất tích
cực, chủ động hăng say. Bên cạnh đó, trường còn rất quan tâm đến chất lượng mỗi giờ lên lớp
của từng giáo viên thể hiện qua các khâu soạn, giảng nhằm nâng cao hiệu quả giờ học, kích
thích, khơi gợi ở học sinh sự hiểu biết". Các kỹ năng sống cho học sinh như: kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng nhận thức, kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm được quan tâm, rèn luyện
ngay trong các tiết dạy.
Việc xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" còn được thể hiện ở các hoạt động
tập thể vui chơi lành mạnh như: các trò chơi dân gian, hát các bài dân ca với nhiều hình thức
phong phú, hấp dẫn. Trong đó đặc biệt mô hình thư viện ống, tủ sách di động đã gây hứng thú
và thu hút học sinh tham gia đọc sách. Các hoạt động học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và
phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương được xây dựng kế hoạch
cụ thể và tổ chức thực hiện bằng nhiều hoạt động thiết thực như: thăm, tặng quà Bà mẹ Việt
Nam anh hùng, tham quan các di tích lịch sử, bảo tàng cách mạng; kể chuyện về tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh trong các buổi chào cờ qua đó góp phần giáo dục tình yêu quê hương
đất nước, lòng tự hào dân tộc.
Bước vào năm học mới 2010-2011, Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương tiếp tục phấn đấu
vượt qua khó khăn để dạy tốt, học tốt, xứng đáng là trường chuẩn quốc gia, trường tiên tiến
xuất sắc. Thầy hiệu trưởng nhà trường cho biết thêm: "Trong năm học mới này và những năm
tiếp theo, trường đã xây dựng mục tiêu phấn đấu là: Tạo môi trường thân thiện để học sinh
tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường. Giáo dục các em có tư duy sáng tạo, độc
lập trong học tập. Tạo ra một nhà trường có tinh thần đoàn kết, thân ái, biết san sẻ trách
nhiệm, tích cực, đạt hiệu quả cao trong mọi công việc. Một ngôi trường đạt chuẩn, mẫu mực
về mọi mặt".
Nguồn :
- 13 -
Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương (huyện Trảng Bom):
Sức hút từ mô hình thư viện xanh
Ở Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương (xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom) đã xây dựng được
một mô hình thư viện độc đáo, hoạt động hiệu quả. Đó là thư viện xanh - mô hình thư viện
mở

Cứ sau mỗi tiết học, tại sân trường mọi người lại bắt gặp hình ảnh các em học sinh cùng ngồi
dưới gốc cây, ghế đá, góc sân trường đọc sách, báo. Nhà trường đã treo hàng trăm thư viện
"ống" trên các cành cây, hành lang lớp học và các thư viện di động với đủ các loại sách báo
được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp theo từng nội dung, đã thu hút được đông đảo học sinh cùng
đọc sách. Em Nguyễn Quang Phúc, lớp 5A, chia sẻ: "Em thích đọc truyện ở đây vì thư viện
rất đẹp, thoáng mát, gần gũi với thiên nhiên".
Sau khi đi tham quan mô hình "Thư viện xanh" tại Trường tiểu học Nguyễn Du (tỉnh Vĩnh
Long), nhà trường đưa vào hoạt động thử nghiệm mô hình này từ tháng 4-2009. Mô hình thư
viện xanh được hiểu là không gian mở, thông qua các hình thức như: Thư viện ngoài trời (hay
còn gọi là thư viện "ống"), thư viện di động, thư viện chuyền tay đã tạo ra một không gian
học tập, giải trí mở cho các em trong trường.
Để thu hút các em đến với sách, các thầy cô giáo đã tự tay làm các ống nhựa PC, trang trí bên
ngoài rồi dùng dây treo dưới các tán cây, trong mỗi ống là 2-3 cuốn sách thiếu nhi với đủ
chủng loại sách. Đồng thời, nhà trường đã tuyên truyền, giáo dục tính tự giác, ý thức bảo
quản, giữ gìn sách nên hầu hết các em sau khi đọc sách xong đều để lại chỗ cũ. Bên cạnh đó,
trường đã phát động quyên góp sách, báo trong học sinh để làm phong phú thêm nguồn sách.
Những học sinh đóng góp nhiều sách, báo được nhà trường khen thưởng nên số lượng sách
ngày càng phong phú, đa dạng.
Thầy Nguyễn Đại Xuân, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: "Thư viện xanh tại trường đã tạo
được "sân chơi" văn hóa, góp phần rèn luyện thói quen đọc sách trong học sinh, giúp các em
mở rộng kiến thức, góp phần giáo dục nhân cách cho học sinh ".
Tin bài :Thanh Tâm ( đài PT Tr.Bom)
- 14 -
Đăng ngày: 18:12 11-07-2010
Thư mục: Giáo dục
• Quan trọng
Sức hút từ mô hình "Thư viện xanh"
Ở Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương (xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom) đã
xây dựng được một mô hình thư viện độc đáo, hoạt động hiệu quả. Đó là
thư viện xanh - mô hình thư viện mở

Cứ sau mỗi tiết học, tại sân trường mọi người lại bắt gặp hình ảnh
các em học sinh cùng ngồi dưới gốc cây, ghế đá, góc sân trường đọc sách,
báo. Nhà trường đã treo hàng trăm thư viện "ống" trên các cành cây, hành
lang lớp học và các thư viện di động với đủ các loại sách báo được sắp xếp
gọn gàng, ngăn nắp theo từng nội dung, đã thu hút được đông đảo học
sinh cùng đọc sách. Em Nguyễn Quang Phúc, lớp 5A, chia sẻ: "Em thích
đọc truyện ở đây vì thư viện rất đẹp, thoáng mát, gần gũi với thiên nhiên".
Thầy Nguyễn Đại Xuân, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết:Nhà trường
đưa vào hoạt động thử nghiệm mô hình này từ tháng 4-2009. Mô hình thư
viện xanh được hiểu là không gian mở, thông qua các hình thức như: Thư
viện ngoài trời (hay còn gọi là thư viện "ống"), thư viện di động, thư viện
chuyền tay đã tạo ra một không gian học tập, giải trí mở cho các em
trong trường. Thầy tâm sự thêm: "Thư viện xanh tại trường đã tạo được "sân
chơi" văn hóa, góp phần rèn luyện thói quen đọc sách trong học sinh, giúp
các em mở rộng kiến thức, góp phần giáo dục nhân cách cho học sinh ".
Để thu hút các em đến với sách, các thầy cô giáo đã tự tay làm các
ống nhựa PC, trang trí bên ngoài rồi dùng dây treo dưới các tán cây, trong
mỗi ống là 2-3 cuốn sách thiếu nhi với đủ chủng loại sách. Đồng thời, nhà
trường đã tuyên truyền, giáo dục tính tự giác, ý thức bảo quản, giữ gìn
sách nên hầu hết các em sau khi đọc sách xong đều để lại chỗ cũ. Bên
cạnh đó, trường đã phát động quyên góp sách, báo trong học sinh để làm
phong phú thêm nguồn sách. Những học sinh đóng góp nhiều sách, báo
được nhà trường khen thưởng nên số lượng sách ngày càng phong phú, đa
dạng.
"Thư viện ống": các thầy cô giáo đã tự tay làm các ống nhựa PC, trang trí bên ngoài
rồi dùng dây treo dưới các tán cây, trong mỗi ống là 2-3 cuốn sách thiếu nhi với đủ
chủng loại sách
Tủ sách di động, một sáng kiến độc đáo của cô giáo thư viện
Sân trường thoáng mát với nhiều cây xanh
Trường dành riêng một góc sân để trang trí thành khu vườn xinh xắn

Phòng thư viện sắp xếp hài hòa đẹp mắt
Và xinh xắn, thân thiện nữa!
Đoàn kiểm tra của Sở Giáo dục đến làm việc tại trường ngày 11-8-2010
Thầy Võ An Ninh đang tác nghiệp
Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương, ngôi trường đạt chuẩn Quốc gia.
- 15 -

×