Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

TIỂU LUẬN MÔN QUAN HỆ ĐÔNG TÂY TRONG LỊCH SỬ, ĐỀ TÀI: VĂN HÓA HỘI HỌA NHẬT BẢN: TRONG TRƯỜNG HỢP TRANH PHÙ THẾ UKIYÔ – E

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TP. HCM - KHOA VĂN HÓA HỌC
BÀI TIỂU LUẬN MÔN: QUAN HỆ ĐÔNG - TÂY TRONG LỊCH SỬ
ĐỀ TÀI: VĂN HÓA HỘI HỌA NHẬT BẢN: TRONG TRƯỜNG HỢP TRANH PHÙ
THẾ UKIYÔ – E
GVHD: TS. Đinh Thị Dung
SVTH: Trần Thị Kiều Hoa
MSSV: 1156140023
Khoa: Văn hóa học – K5
TPHCM, 12/2014
Mục lục
I. DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Thứ nhất, Nhật Bản được biết đến là một đất nước có nhiều giá trị văn
hóa truyền thống đặc sắc về nhiều mặt trên tất cả các bình diện văn hóa và trong
số đó nhất là hội họa Nhật Bản – tranh khắc gỗ, một “món ăn tinh thần” và tiêu
biểu người Nhật là không thể thiếu trong văn hóa Nhật.
Thứ hai, trong nghệ thuật ở Nhật Bản thì hội hoạ là một trong những
nghệ thuật cổ xưa và tinh tế nhất với rất nhiều phong cách và chất liệu khác
nhau, mang nét văn hóa riêng và qua đó cũng thể hiện cách ứng xử, lối sống của
người Nhật qua mỗi tác phẩm, mỗi bức tranh với môi trường tự nhiên và môi
trường xã hội
Thứ ba, là hội họa Nhật Bản có ảnh hưởng đến nghệ thuật của các nước
phương Tây với những trường phái của Phương Tây sẵn có về chất liệu, gam
màu. Phải chăng đây là mối quan hệ văn hóa Đông – Tây, giữa Nhật Bản –
Châu Âu trong lịch sử từ xưa và đến trong xu thế hội nhập ngày nay.
Thứ tư, Tranh Phù thế Nhật Bản (Ukiyô-e) là một dòng tranh truyền
thống của người Nhật Bản, viết về nhiều chủ đề khác nhau của tầng lớp khác
nhau của Nhật Bản và nội dung chủ đề đa dạng, phong phú.
Cuối cùng, đây là một đề tài mang tính mới.


2
2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu
Mục đích: Nghiên cứu Tranh Phù thế Nhật Bản (Ukiyô-e) lên nền hội họa
hiện đại phương Tây như thế nào? Điều kiện tiếp xúc và giao lưu giữa hai nền
văn hóa như thế nào trên bình diện văn hóa nghệ thuật
Phạm vi nghiên cứu: Để giới hạn phạm vi nghiên cứu về đề tài này chúng
tôi chỉ nghiên cứu tại Nhật Bản.
Đối tượng: Chúng tôi nghiên cứu tranh Phù thế Nhật Bản (Ukiyô-e) dưới
góc nhìn văn hóa.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trog bài này chúng tôi sử dụng tài liệu cấp 2, nguồn Internet, và bên cạnh
đó, sử dụng hệ thống cấu trúc văn hóa, quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm
tiếp cận và phương pháp so sánh, phương pháp liên ngành để làm rõ đề tài
nghiên cứu của chúng tôi.
II. NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Tính độc đáo của mỗi nền văn hoá dân tộc, hay là sự khác nhau của các
nền văn hoá không những chỉ bị quy định bởi những điều kiện môi trường, lịch
sửxã hội khác nhau, mà còn vì con người, ngay cả khi rất gần nhau, vẫn có ý
thức khu biệt "ta với người".
Hơn bao giờ hết, việc giao lưu văn hóa trên hành tinh, giữa các nước trở
nên nhộn nhịp, xô bồvới tốc độ quay cuồng đến chóng mặt. Trong khi đó con
người
để nhận diện được cái gì là tinh hoa tốt đẹp, cái gì là phản văn hóa nhằm lựa
chọn và tìm cách thích nghi với những gì phù hợp với hoàn cảnh sống và nhu
cầu thiết yếu của mình.
Với GS.Trần Quốc Vượng) sau nhiều năm suy nghĩ đã quyết định
dịch lại là“Giao thoa văn hóa” ý chỉ sự “móc ngoặc”, “móc nối” giữa hai hay
nhiều nền văn hóa, để chuyển biến nền văn hóa bản địa do sự tương tác giữa hai

yếu tố nội sinh và ngoại sinh (endogenous >< exogenous). Khái niệm này đã
được lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội chấp thuận với giáo trình Giao thoa
văn hóa ở Việt Nam.
Thuật ngữ này đã xuất hiện trong khoa học nhân văn Âu - Mỹ từ thập kỷ
30 của thế kỷ này và được học giả lớn H. Herkovits định nghĩa như sau: “Dưới
3
từ acculturation, ta hiểu là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có văn hóa
khác nhau, tiếp xúc lâu dài và trực tiếp gây ra sự biến đổi mô thức (pattern) văn
hóa ban đầu của một hay cả hai nhóm”
1
.
1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề
Trong bài này, chúng tôi không chú trọng đề cập cập đến lịch sử hình
thành và phát triển của Nhật Bản mà chú trọng vào lịch sử của hội họa Nhật
Bản, tiêu biểu là Tranh khắc gỗ - Phù thế Nhật Bản (Ukiyô-e).
Bên cạnh đó, giúp cho người đọc có một cách tiếp cận mới trên bình diện
nghệ thuật hội họa từ góc nhìn về văn hóa. Và qua đó, tìm hiểu trong lịch sử
nghiên cứu những quan điểm lý luận về quá trình giao lưu tiếp biến, giao lưu
tiếp biến và mối quan hệ văn hóa trong lịch sử này.
Nghiên cứu nghệ thuật hội họa Nhật Bản cũng là tìm hiểu giá trị văn hóa
của người Nhật, con người Nhật ở vùng đất nơi này.
Tiếp cận hội họa Nhật qua mối quan hệ văn hóa Đông – Tây trong lịch sử
từ góc nhìn văn hóa. Bên cạnh đó, cũng tìm ra những đặc trưng văn hóa ấy và
thấy được mặt ảnh hưởng của dòng tranh Phù thế Nhật Bản (Ukiyô-e) như thế
nào với các nước Phương Tây trong quá trình giao lưu, giao thoa và tiếp biến
văn hóa lúc bấy giờ và ngày nay.
Khu vực các quốc gia phương Tây có điều kiện tự nhiên, xã hội và những
giá trị văn hóa khác Nhật Bản, Nhật Bản có những đặc trưng riêng, những giá trị
riêng?. Có phải chỉ có Tranh Phù thế Nhật Bản (Ukiyô-e) chỉ ảnh hưởng đến
văn hóa của nước các nước phương Tây hay còn ảnh hưởng đến các nước khác

hay không?
Và chúng tôi cũng phân theo Chủ thể - không gian – thời gian (C – K –
T) của văn hóa để làm rõ hơn và nỗi bật lên đề tài của chúng tôi nghiên cứu.
Chương 2: Nhật Bản đất nước – con người
II.1. Khái quát chung về Nhật Bản
II.1.1. Vị trí địa lý – hoàn cảnh lịch sử
Người Nhật họ gọi nước của họ là Nihon hay Nippon (Nhật Bản). tức là
xứ mặt trời mọc. Nước Nhật là một quần đảo hìnhcánh cung chạy dài từ
Hokkaido (Bắc – hải – đạo) ở Đông Bắc xuống quần đảo Ryukyu (Lưu – cầu)
gần Đài Loan ở Tây Nam. Bốn đảo chính của Nhật Bản theo thứ tự lớn đến nhỏ
gồm Honsu (Bản – châu), Hokkaido, Kyushu (Cửu – chân), Shkoku (Tứ -
quốc). Thủ đô Tokyo là một trong những thành phố đông dân nhất thế giới.
1 Trần Quốc Vượng (Cb), Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb.
KHXH, 1996, tr.163-190.
4
Diện tích của nước Nhật là 374.212 km2. Khí hậu Nhật chia là làm hai
miền Nam Bắc rõ rệt và nhìn chung, phần lớn đất đai nước Nhật nằm trong
vùng khí hậu ôn hòa. Cùng với khí hậu này thì thích hợp cho việc trồng trọt, đời
sống con người được cải thiện và cũng như đem lại nhiều lại các loài cá (cá
sống ở các hải lưu sông) đến vùng biển xung quanh nước Nhật.
Địa hình ở đây thường có các dốc núi cao, được bao bọc nhiều cây cỏ um
tùm. Nhiều rặng cây chạy thẳng ra đến biển, tạo nên những phong cảnh ngoạn
mục, hữu tình. Và đây cũng là nơi thích hợp để các nhà làm phim đến đây lấy
phong cảnh, quay phim cho bộ phim của mình.Núi Fuji – san (Phú Sĩ, cao 3776
m) là ngọn núi cao nhất ở Nhật Bản và là niềm tự hào của người Nhật, còn là
nguồn cảm hứng vô tận cho thơ văn của người Nhật từ xưa đến nay.
Nhìn chung, quần đảo Nhật Bản nằm trong vùng Thái Bình Dương có
núi lửa và động đất quanh năm. Điều này cho thấy rằng, người Nhật cũng đã
ứng phó và tận dụng điều này vào trong nền văn hóa của nước mình.
Một trong những điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến sự hình thành và

phát triển của văn hóa Nhật Bản là nước Nhật nằm cách rời lục địa Trung Hoa
bởi một eo biển rộng (700km). Chính điều này làm cho sự giao thông giữa địa
lục giữa Nhật Bản và đại lục Trung Hoa rất khó khăn, tuy nhiên cũng có nhiều ý
kiến cho rằng Nhật Bản là một trong vùng văn minh Đông Á xuất phát từ Bắc
Trung Quốc, nhưng Nhật không chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa không trực
tiếp và có mức sâu rộng như Việt Nam, Triều Tiên… Cũng nhờ sự cách ly này
mà Nhật Bản không chịu sự xâm lăng của Trung Quốc (ngoại trừ hai lần xâm
lược Nguyên Mông ở thế kỷ 13) và khi nhìn nhận lạ lịch sử tiếp thu văn hóa
Trung Quốc, ta có cảm tưởng người Nhật dã điều chỉnh mức độ văn hóa Trung
Quốc tùy theo nhu cầu và hoàn cảnh lịch sử của mình.
2.1.2. Cư dân người Nhật
Người Nhật tin rằng mình là con cháu của thần Mặt Trời, vị nữ thần có vẻ
đẹp rạng ngời mang lại sức sống cho vạn vật vũ trụ. Điều đó cũng lý giải tại sao
người đứng đầu đất nước mang tước lại Thiên Hoàng. Có nhiều ý kiến cho rằng
chủng tộc Nhật Bản được hình thành từ sự pha trộn giữa những người di cư
Triều Tiên, Mãn Châu và Trung Hoa từ thời đồ đá sau khi Nhật Bản tách khỏi
lục địa.
Nhưng cũng lại có thuyết cho rằng, người Nhật đã sống trên các hòn đảo
Nhật Bản. Nhưng dù thế nào, trước khi có những người di cư đến và hình thành
nên người Nhật sau này (được coi là phân nhóm của người Mongoloid da vàng,
mắt hẹp, tóc đen) thì tộc người Ainu đã sống ở Nhật Bản và sau này, tập trung
chủ yếu trên Hokkido.
 Tuy có nhiều nguồn gốc khác nhau và nhiều tranh cãi nhưng tính cách người
Nhật rất thống nhất. Họ là những người tôn trọng kỷ luật và giữ chữ tín hàng
đầu. Người Nhật cũng là người trầm tính, khoan hòa, với họ, ngôn ngữ của sự
im lặng nhiều khi còn ý nghĩa hơn lời nói. Điều này làm cho những người nước
ngoài thích thú và ấn tượng khi gặp và trò chuyệ n với người Nhật.
II.2. Tổng quan về lịch sử hội họa Nhật Bản
5
Trong các hình thức nghệ thuật ở Nhật Bản thì hội hoạ là một trong

những nghệ thuật cổ xưa và tinh tế nhất với rất nhiều phong cách và chất liệu
khác nhau cùng với đó là theo dòng chảy của lịch sử của nước Nhật
Hội hoạ Nhật Bản đã trải qua rất nhiều bước thăng trầm, duy trì bản sắc
truyền thống nhưng đồng thời vẫn tiếp thu những tinh hoa hội hoạ nước
ngoài.Hội họa Nhật có hai dòng tranh chính là Youga và Nihonga. Nihonga (日
本画) là dòng tranh theo phong cách cổ điển Nhật Bản được vẽ trên các chất
liệu truyền thống như giấy washi hay lụa.
Hội họa Nhật bị ảnh hưởng bởi phong cách, nội dung của Trung Hoa
nhưng các tác phẩm vẫn thể hiện những dấu ấn riêng. Tiêu biểu là Ngôi chùa
nổi tiếng với Jakata – bức tranh sơn dầu kể lại sự tích các tiền kiếp của đức Phật
– được vẽ theo phong cách rất giống tranh thời nhà Tuỳ.
 Thời Nara (710 – 794)
Từ thời kì Nara (710-794) tới thời kì Heian (795-1185), những bức tranh
có giá trị mang phong cách Nhật Bản độc đáo bắt đầu xuất hiện và tạo nên nền
hội họa Nhật Bản cổ điển.
 Thời Hê –ian (194 – 1192)
Đến cuối thế kỷ thứ 8, kinh đô mới được thành lập ở Kyoto mang tên là
Heian-kyo (Bình an kinh) thay cho cố đô Nara, mở đầu cho thời đại thái bình
suốt 4 thế kỷ sau đó. Đây là thời đại mà cái đẹp trở thành tiêu chí của văn hoá.
Phong cách Yamato-e dần thay thế phong cách hội hoạ Trung Hoa. Xuất hiện
ban đầu trên những bức bình phong, Yamato-e phát triển nhanh chóng sang hình
thức tranh cuộn emakimono.
Thế kỷ 12 có thể nói là thời kỳ hoàng kim của thể loại tranh cuộn. Sự
thành công của cuốn tiểu thuyết tình cảm “Genji monogatari” của nữ sĩ
Murasaki trước đó một thế kỷ, những bức tranh cuộn minh hoạ cho thế giới bên
trong cung cấm của truyện Genji bắt đầu xuất hiện. Nếu như các tác phẩm trước
đó còn ít nhiều mang hơi hướng Trung Hoa thì tranh cuộn thế kỷ 12 lại mang
trong mình một phong cách Nhật thuần tuý. Cảm xúc trong tranh chỉ được phản
ánh qua cảnh quan thiên nhiên, hình ảnh mùa thu được gắn liền với vẻ bi cảm
đặc trưng thời Heian – mono no aware. Đối lập với onna-e, otoko-e là những

bức tranh mô tả lại những sự tích, những chiến công thần thánh cũng như cuộc
sống dân dã của người dân lao động, mạnh mẽ, phóng khoáng, cho thấy một
không khí hào hùng đậm chất sử thi.
 Thời Kamakura
Vào thời kì Kama Kura (1185-1333) tranh thủy mặc được truyền vào từ
Trung Hoa và phong cách Nhật Bản được hoàn thiện vào thời kì Muromachi
(1333-1573).
 Thời Muômachi (1333 – 1603)
Hội hoạ Nhật Bản lại một lần nữa trải qua những thay đổi lớn.
Trong suốt thế kỷ 14, sự phát triển của Phật giáo ở Kamakura và Kyoto đã có
ảnh hưởng lớn đến hội hoạ.
6
Phong cách: Suibokuga với hai tên tuổi Shubun và Sesshu, hai người có
nét phá cách khác nhau và có sự ảnh hưởng của những bức tranh sơn thuỷ Trung
Hoa.
Từ sau thế kỷ 15, các bức tranh thể hiện sự pha trộn giữa hơi hướng hội hoạ
châu Âu và yamato-e truyền thống. Lúc đầu phần lớn các bức tranh tôn giáo đều
liên quan đến Phái Thiền nhưng sau đó là các bức tranh bắt đầu đề cập đến các
đề tài như phong cảnh, hoa, các loài chim.
 Thời Edo (Tôkugawa : 1603 – 1868)
Thời kỳ Edo mở ra đánh dấu sự xuất hiện của rất nhiều phong cách mới
bên cạnh những phong cách đang tồn tại. Trường phái Namban vẫn tiếp tục phát
triển lên tới đỉnh cao, tập trung ở khu vực cảng Nagasaki. Tranh khắc gỗ, thơ
haiku (hài – cú), truyện văn xuôi, tuồng kabuki (ca – vũ – kỹ)v.v…là những sản
phẩm nghệ thuật thời kỳ này nhưng do “bế quan tỏa cảng” mà có những thay
đổi riêng, tuy nhiên, đời sống tư tưởng vào thời kỳ Tôkugawa rất đa dạng và
mang nhiều sức sống.
Nhưng đã nói đến hội hoạ thời Edo thì không thể bỏ qua dòng tranh khắc
gỗ phù thế Ukiyo-e, đây là phong cách được biết đến rộng rãi nhất cả trong và
ngoài nước lúc bấy giờ. Phần lớn chúng được phổ biến rộng rãi nhờ bản in khắc

gỗ. Cùng với những chủ đề con người như mĩ nhân, diễn viên, lực sĩ chủ đề
phong cảnh, cuộc sống nhân dân cũng được đề cập.Thêm vào đó tranh phù thế
còn được biết đến là có ảnh hưởng đến họa sĩ Van Gogh và trường phái Ấn
tượng ở các khu vực Tây Âu.
 Trên đây chỉ là một vài nét rất sơ lược về hội hoạ truyền thống Nhật Bản.
Những thay đổi trên đã có tác động rất lớn, để lại dấu ấn trên mọi phương diện
của nền hội họa Nhật Bản. Nhưng các phong cách truyền thống vẫn luôn là nền
tảng cho sự phát triển của nền hội hoạ Nhật Bản qua từng thời kỳ lịch sử.s
Chương 3: Giao thoa quan hệ văn hóa Đông – Tây
Một thí dụ điển hình và nổi tiếng khác về sự giao thoa văn hóa Đông-Tây,
đó là ảnh hưởng của tranh Phù thế Nhật Bản (Ukiyô-e) lên nền hội họa hiện đại
phương Tây, đặc biệt là lên nền hội họa Ấn tượng, Dã thú, và ngay cả lên quan
niệm thẩm mỹ của những danh họa như: Van Gogh, Gauguin, Matisse, Derain ,
vào cuối thế kỷ XIX.
3.1. Tranh khắc gỗ Nhật Bản- Phù thế Nhật Bản (Ukiyô-e)
Phù thế Nhật Bản (Ukiyô-e) đã làm thay đổi dòng chảy của hội họa
phương Tây vào thế kỉ XIX. Nghệ thuật tranh khắc gỗ Ukiyo-e thể hiện nhân
sinh quan, thế giới quan của người Nhật dưới thời Tokugawa.
Vào thời Êđô(1600-1868), nhắc đến hội họa là người ta nghĩ ngay đến
loại tranh khắc gỗ gọi là Ukiyô – e (Phù thế hội). Ban đầu Ukiyô – e chỉ là tranh
vẽ nhưng đến thế kỉ XVIII thì tranh khắc gỗ với các đề tài ukiyo (ukiyo-phù thế-
là cách hình dung về cuôc đời như một cỗi phù sinh vô thường, do vậy cần tận
hưởng nó trong từng khoảnh khắc) trở nên phổ biến.
7
Cái tên Ukiyo-e bắt nguồn từ Ukiyo, với chữ uki nghĩa là “ưu” trong Phật
giáo đã chuyển thành chữ uki nghĩa là “phù”. Đó là một thế giới nơi mà con
người chỉ quan tâm đến những thú vui hưởng lạc, thả trôi theo dòng đời. Ukiyo-
e, đúng với cái tên của nó, là một hình thức nghệ thuật gắn liền với sự hưởng
thụ, lấy đề tài là nhà hát, quán ăn, phòng trà, với nhân vật chính là các diễn viên
và kỹ nữ. (Theo từ nguyên "phù thế" (ukyo) chỉ một khái niệm của nhà Phật nói

rằng tất cả những tài lộc, danh vọng của con người là phù du, tất cả cuối cùng
cũng tan theo mây khói, cốt yếu sống phải biết tận hưởng cuộc đời trong từng
khoảnh khắc).
Những bức tranh khắc gỗ rực rỡ từ sau năm 1860 đã tràn vào châu Âu
góp phần tạo nên phong cách mới của Manet, Monet, Degas và Whistler. Đặc
điểm của tranh khắc gỗ màu cổ điển Nhật là không có một điểm trung tâm trong
tranh và vì thế dẫn người xem tranh nhìn qua toàn bộ bức tranh, nhiều bản khắc
gỗ có góc nhìn lạ thường và có hình dáng bị cắt đi ở rìa bức tranh.
Đề tài của tranh Ukiyô-ê rất đa dạng như các người đẹp, những du nữ ở
Yôhiwara, các diễn viên kabuki, cảnh sinh hoạt, thiên nhiên. Ngày nay có vô số
phiên bản Ukiyô-ê được in qua các phương tiện ấn loát hiện đại.
Trong quá khứ, Nhật Bản từng rất khắt khe trước những vấn đề liên quan
đến tính dục, thế nhưng vẫn có những dòng nghệ thuật vượt ra khỏi quy tắc đó,
hướng tới những chủ đề gây sốc. Một trong số đò là dòng tranh Shunga. Những
bức tranh Shunga xưa thường mô tả chi tiết những bộ phận sinh dục to, khỏe
hay vẽ khá trần trụi cảnh sinh hoạt nam nữ, các tư thế, vẻ mặt của hai người khi
đang giao hoa.
Những bức tranh này ngay lập tức nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Một
số nhà nghiên cứu cho rằng chúng là tư liệu quý giá về quá trình phát triển và
quan niệm tình dục của người Nhật xưa. Có thể thấy rõ, bất chấp những quy
định chặt chẽ về khoái lạc tình dục, người Nhật vẫn rất thích nói, nhìn ngắm
những gì liên quan tới tình dục và dòng chảy mãnh liệt này vẫn tiếp diễn để rồi
bùng nổ thành cách mạng sex sau này
Shunga 春 春 hay xuân hoạ, là những bức tranh về “xuân tình” hay nghệ
thuật hoa tình (erotic) của Nhật Bản; shunga tương đương với xuân cung hoạ
của Trung Quốc. Nguồn gốc thể loại shunga khởi đầu với tác phẩm của
Moronobu (khoảng 1660) và gắn liền với thời kì đầu của loại tranh mộc bản
Phù thế hoạ (Ukiyo-e).
Một số hoạ sĩ quan trọng vẽ tranh shunga: Moronobu, Harunobu,
Koryusai, Utamaro, Kiyonaga, Shuncho, Hokusai, Shigenobu, Eisen, Eizan,

Kuniyoshi, Kunisada, Kyosai.
Mở đầu với Kitagawa Utamaro(1753-1806), người có công phục hưng
loại tranh Phù thế. Ngoài những đề tài thiên nhiên, côn trùng, ông nổi tiếng
về thể loại mĩ nhân hoạ (bijinga) với một phong cách hết sức đặc thù. Những
phụ nữ đẹp đầy nhục cảm trong tranh của ông đươc coi là mẫu mực tuyệt vời
nhất và gợi cảm nhất của thể loại tranh Phù thế. Ông cũng thành công trong việc
8
nắm bắt những khía cạnh tinh tế về cá tính và tâm trạng của phụ nữ thuộc mọi
tầng lớp, tuổi tác, và trong mọi hoàn cảnh. Và Utamaro là hoạ sĩ duy nhất đương
thời đạt được tiếng tăm vang dội, rồi được cả thế giới biết đến, và được coi là
một trong những hoạ sĩ Phù thế tiêu biểu và vĩ đại nhất.
Có một câu nói nổi tiếng của nhà triết học người Mỹ là Durant về nghệ
thuật tranh khắc gỗ Nhật Bản: “Những bức tranh khắc gỗ Nhật Bản đã chiếu
lên các khung vải của châu Âu ánh mặt trời và nhắn nhủ các họa sĩ hãy là nhà
thơ hơn là nhà nhiếp ảnh”.
1.
2.
Một loại dòng tranh Shunga
1. Hai người nam nữ đang quan hệ
9
2. Người phụ nữ quan hệ với động vật - bạch tuộc
Các bậc thầy của tranh Ukiyôê là Matabêi, Môrônôbu, Harunôbu,
Kiyônaga, Utamarô, Hirôshigê, Hôkusai… Chính nghệ thuật Ukiyôê đã ảnh
hưởng đến các hoạ sĩ hậu ấn tượng ở phương Tây như Gogh và Gauguin. Nghệ
thuật mới (Art noveau) ở châu Âu ít nhiều bắt nguồn từ cảm hứng mà hội hoạ
Nhật Bản đã gây nên.
Để hoàn thiện một tác phẩm Ukiyo-e phải tốn khá nhiều công sức. Theo
phương pháp truyền thống, ban đầu, người họa sĩ phải phác thảo bằng mực đen,
thời kỳ đầu là mực Ấn Độ. Sau đó, người ta mới tiếp tục tạo ra một bản hoàn
chỉnh hơn gọi là hanshita. Cuối cùng, bản này mới được in lên tấm gỗ gọi là

sumiita. Cuối cùng, họa sĩ vẽ chính sẽ tiếp tục chỉnh lại, sửa màu cho bức tranh
trước khi đưa. Cuộc sống đầy lạc thú và những khu nhà hát ở Edo cung cấp cho
các hoạ sĩ Ukiyo-e một mảnh đất màu mỡ với các đề tài là geisha và nghệ sĩ
kabuki. Bijin-ga ra đời, ghi lại hình ảnh những người phụ nữ được coi là biểu
trưng của cái đẹp. Người ta thấy trong đó những nghệ sĩ, kỹ nữ, và cả những
nhân vật hư cấu trong các tác phẩm văn học.
Trong các bức tranh về chủ đề hưởng lạc, tất nhiên không thiếu những
bức có chủ đề tình dục, được coi là dung tục ở Nhật thời đó. Chính vì vậy, dòng
tranh bình dân này dấy lên rất nhiều tranh cãi trong dư luận. Bên cạnh dòng
tranh đề tài hưởng thu, giống như các bộ môn nghệ thuật khác của người Nhật,
thiên nhiên luôn được ca ngợi, tiêu biểu là các chủ đề: núi Phú Sỹ, sóng biển,
cây cối, chim, hoa…
3.2. Mối quan hệ và ảnh hưởng của Nhật Bản đến các nước trong khu vực phương
Tây qua tranh khắc gỗ Ukiyo- e
Thi hào Beaudelaire lại tương đắc với cái nhân sinh quan Phù thế -
Ukjyo, trong đó thân phận kỹ nữ khác nào những bông hoa phù dung sớm nở tối
tàn, đời người thấp thoáng như bóng câu qua cửa sổ! Phải chăng Phù thế họa
chính là một biểu hiện của Thời tính vô thường – hay một ý thức giác ngộ về le
fugitif của một thời Ấn tượng nào đó nơi chân trời góc biển Viễn đông?
Trong họa phẩm Chân Dung Cha Tanguy,Van Gogh trang trí nền tranh
toàn là hình kỹ nữ geisha, và đỉnh núi Phú sĩ tuyết trắng tinh ngay sau đỉnh đầu
cha Tanguy, trông như hào quang của một ông thánh! Ông bị quyến rũ nhất là vì
tính trang trí và vẻ kỳ bí Đông phương của nó.
10
Chân Dung Cha Tanguy,Van Gogh
Ukiyo- E là kỹ thuật khắc gỗ của Nhật Bản vào giữa thế kỷ 18 và 19 và
xâm nhập vào Châu Âu vào thập niên 60 của thế kỷ 19 như là một kết quả của
trao đổi thương mại và văn hóa sau hơn hai thế kỉ “bế quan tỏa cảng” ở nước
Nhật. Và “bế quan tỏa cảng” cũng đã làm cho đất nước Nhật chịu những hậu
quả sâu sắc nvề kinh tế, xã hội và cả nghệ thuật nói chung.Những tác phẩm

tranh khắc gỗ Ukiyo- e này thực sự lôi cuốn những nhà sưu tập và các nghệ sĩ
Pháp vào lúc ấy. Chúng xuất hiện khi mà những tư tưởng chống đối học viện
của chủ nghĩa ấn tượng và tượng trưng đang thịnh hành ở Châu Âu. Và phản
ánh sự huyền ảo và phù du của tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày trong thời
kỳ Edo (1603-1868) và có sự thâm nhập vào nghệ thuật quốc tế.
Nhìn chung, hội họa Nhật Bản ra đời dưới ảnh hưởng về mặt kĩ thuật từ
Trung Hoa. Loại hình tranh khắc gỗ - được xem là xúc tác lớn đã làm thay đổi
dòng chảy của hội họa phương Tây thế kỷ XIX. Đặc điểm của tranh khắc gỗ
màu cổ điển Nhật là không có một điểm trung tâm trong tranh và vì thế dẫn
người xem tranh nhìn qua toàn bộ bức tranh, nhiều bản khắc gỗ có góc nhìn lạ
thường và có hình dáng bị cắt đi ở rìa bức tranh.
Thêm vào đó tranh phù thế còn được biết đến là có ảnh hưởng đến họa
sĩ Van Gogh và trường phái Ấn tượng qua màu sắc, cách trình bày và nội dung,
đề tài, cách bố trí, diễn tả những góc nhìn cục bộ và nhấn mạnh vào những điểm
sáng và tối.
Có thể nói rằng, nền tranh Phù thế sở dĩ có được, ngoài những lý do lịch
sử và tâm lý xã hội đương thời ra, còn là nhờ ở truyền thống tranh khắc gỗ dân
gian và tranh Phật giáo của người Nhật Bản có từ rất lâu đời và trong tâm thức
của người Nhật
III. KẾT LUẬN
Nhật Bản và Việt Nam đều là những quốc gia chịu ảnh hững của nên văn
hóa Trung Hoa và học thuyết chính trị xã hội Nho giáo cùng với Đạo Phật, cũng
11
có những điểm tương đồng và khác biệt, và chịu sự ảnh hưởng của văn hóa
Phương Tây trong thời đại này về quan hệ kinh tế và văn hóa giữa Nhật Bản với
các nước trong khu vực Đông Nam Á và phương Tây.
Ngày nay, những bức tranh Ukiyo-e được bày bán rất nhiều trên đường
phố Nhật Bản, trở thành quà lưu niệm được du khách yêu thích và bên cạnh đó
có những loại tranh mang tính thời đại hơn. Sự mến mộ của khách thập phương
với loại tranh này cũng đã góp phần cứu nghệ thuật tranh truyền thống khỏi sự

diệt vong của sự “toàn cầu hóa, hiện đại hóa” hiện nay.
Tranh Phù thế của Nhật Bản là trong những dòng tranh đặc sắc cho văn
hóa Nhật Bản và cần phải bảo tồn, giữ gìn, phát huy chúng để tránh khỏi sự
“hòa nhập” với các loài dòng tranh khác.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Thị Dung, Bài giảng môn Quan hệ văn hóa Đông – Tây trong lịch sử,
2014.
2. Nguyễn Văn Hiệu, Bài giảng môn Lý thuyết về giao lưu và tiếp biến văn hóa,
2014
3. Nguyễn Văn Hoàn, Nhật Bản trong dòng chảy lịch sữ thời cận thế, NXB Lao
Động, 2011.
4. Vĩnh Sinh, Nhật Bản cận đại, NXB Lao Động, 2014.
5.
go=New&page=d&igid=696&iid=16003
6.
7.
8.
ban_6592.html#.VIvXXeh35bp
9.
10.
quat-van-hoa/654-van-ngoc-tan-man-ve-tinh-dan-toc-va-tinh-nhan-loai-trong-
nghe-thuat.html
12
11.

 Phần hình ảnh – phụ lục

Một số hoạ sĩ quan trọng vẽ tranh shunga: Moronobu, Harunobu,
Koryusai, Utamaro, Kiyonaga, Shuncho, Hokusai, Shigenobu, Eisen, Eizan,
Kuniyoshi, Kunisada, Kyosai.


Tình nhân - EIRI (1790). Quái nhân và mỹ nữ -
HOKUSAI

13
Ba cô gái làm đẹp – KIYONAGA
Thiền sư trong bão tuyết – KUNIYOSHI

Cô gái và con gà - MASANOBU Mưa rào - SUNCHO
14
Tranh phong cảnh Qua cầu
15

×