Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

ĐẠO ĐỨC KINH, NAM HOA KINH TRONG VĂN HỌC CỔ ĐIỂN VIỆT N ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯ TƯỞNG LÃO TRANG ĐẾN THƠ NÔM NGUYỄN TRÃI: BIỂU HIỆN, NGUỒN GỐC KINH ĐIỂN, GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.18 KB, 17 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ

ĐẠO ĐỨC KINH, NAM HOA KINH TRONG
VĂN HỌC CỔ ĐIỂN VIỆT NAM
ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯ TƯỞNG LÃO TRANG ĐẾN
THƠ NÔM NGUYỄN TRÃI: BIỂU HIỆN, NGUỒN GỐC
KINH ĐIỂN, GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT
Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Lê Giang
Họ và tên: Nguyễn Khánh Linh
MSSV: 1356020023
Khoa: Văn học và Ngôn ngữ

Trang 1
MỤC LỤC
Lời dẫn đầu
I.Khái quát tư tưởng Lão Trang………………………………………………………2
1. Sự hình thành Đạo giáo…………………………………………………………….2
2. Khái quát luân lí Đạo giáo………………………………………………………….2
2.1 Khái niệm Đạo – Đức………………………………………………………… 3
2.2 Các luân lí Đạo giáo…………………………………………………………… 3
II. Ảnh hưởng của tư tưởng Lão Trang đến thơ Nôm Nguyễn Trãi………………… 3
1. Nguyễn Trãi và tập thơ Nôm “Quốc âm thi tập”………………………………… 3
2. Đạo gia trong cảm hứng sáng tác và nội dung thể hiện……………………………4
2.1 Ảnh hưởng từ đạo gia trong cách sống ung dung,tự tại,
không màng danh lợi……………………………………………………………… 4
2.2 Ảnh hưởng từ đạo gia trong cách sống vô vi, thuận theo tự nhiên…………….6
3. Ảnh hưởng của Đạo gia đến hình thức thê hiện thơ Nôm Nguyễn Trãi………… 8
III. Nguồn gốc kinh điển và giá trị nghệ thuật………………………… ………….12


1. Nguồn gốc kinh điển………………………… ………………………………….12
2. Gía trị nghệ thuật……………………………… ………………………… ……13
Kết luận.
Trang 2
LỜI DẪN ĐẦU:
Có thể dễ nhận thấy rằng trong văn học trung đại Việt Nam trải dài suốt 10
thế kỉ, không phải ngẫu nhiên mà các nhà thơ, nhà văn lớn đều có một sự tương
đồng nhất định trong tư tưởng. Không thể phủ nhận thời thế sinh cảm hứng, cảm
hứng sinh thơ ca, tức là ở mỗi thời đại sẽ có một tư tưởng chủ đạo chi phối. Chúng
ta bắt gặp điều này ở Phạm Ngũ Lão, Đặng Dung, ở Trương Hán Siêu trong
những “Cảm Hoài”, “Ngôn hoài” hay “Bạch Đằng giang phú” với hào khí Đông A
ngụt trời, con người dũng mãnh sẵn sàng xông pha mọi trận địa, sức mạnh sánh
ngang vũ trụ với chủ nghĩa yêu nước sâu sắc. Cũng có thể bắt gặp Nguyễn Du với
“Đoạn trường tân thanh” ai oán, xót xa và Nguyễn Gia Thiều ấp ủ trong lòng nỗi
niềm “Cung oán ngâm” cũng bởi lẽ họ đớn đau thay cho kiếp phận đàn bà rẻ rúng,
bèo bọt ở chế độ mà chính họ đang phải sống và chứng kiến. Chủ nghĩa nhân đạo
nổi lên chi phối mạch nguồn văn thơ. Rõ ràng, thời đại đóng vai trò không nhỏ
trong việc định hình tư tưởng và phong cách nhà thơ. Thế nhưng cũng không thể
không nhắc đến sự ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa mà đặc biệt là từ những tư
tưởng của các bậc triết gia cổ điển lỗi lạc đã để lại một dấu ấn nhất định trong văn
học trung đại Việt Nam. Khí chất ung dung tự tại, bình tâm giữa dòng đời vạn
biến; thái độ “vô vi” mẫu mực dường như đã thấm đượm vào suy nghĩ, phong
cách sống và con chữ của các nhà trí thức nước ta bấy giờ.
Trong số các nhà thơ Việt Nam chịu ảnh hưởng từ văn hóa, tư tưởng Trung
Hoa mà đặc biệt nhấn mạnh vào tư tưởng Lão Trang, có thể nhắc đến Nguyễn Du,
Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bỉnh Khiêm và không thể không nhắc đến Nguyễn
Trãi. Tư tưởng dân tộc hòa quyện với tư tương Lão Trang được tiếp thu chắt lọc
từ bên ngoài đã làm nên những câu thơ có thể dung dị nhưng lại mang sức khái
quát lớn truyền đạt những ý vị nhân sinh sâu sắc, qua đó thể hiện một tầm vóc tư
tưởng lỗi lạc của một bậc đại thi hào. Có thể nói, với Nguyễn Trãi, những điều

nhỏ bé ấy, dung dị ấy giữa cuộc đời xô đẩy, bon chen hiện tại chính là bài học để
răn mình theo Đạo.
I. KHÁI QUÁT TƯ TƯỞNG LÃO TRANG
1. Sự hình thành Đạo giáo.
Trang 3
- Trước hết, thuật ngữ “Đạo gia” theo Phùng Hữu Lan trong cuốn “Lịch sử
triết học Trung Quốc” xuất phát từ việc người Hán đặt ra để gọi chung Lão Tử và
Trang Tử. Tuy đây là 2 con người với 2 cuộc đời khác nhau với những tư tưởng
không hoàn toàn giống nhau nhưng về căn bản, tư tưởng của Lão – Trang đều
chống lại những tư tưởng truyền thống, phản đối việc cai trị bằng quy chế áp đặt
và quan niệm về Đạo – Đức cũng có nét tương đồng nhau nên được gọi là Đạo
gia.
- Đạo giáo là một trong tam giáo tồn tại từ thời Trung Quốc cổ đại, cùng với
Nho giáo và Phật giáo. Mặc dù có những luân lí và quan niệm khác nhau nhưng cả
ba đều có ảnh hưởng rất lớn và sâu sắc đến nền văn hóa Trung Quốc. Thậm chí,
sức ảnh hưởng của nó còn vượt ra khỏi biên giới quốc gia để xâm nhập vào nền
văn hóa của các quốc gia phương Đông khác, cụ thể như Việt Nam, Hàn Quốc hay
Nhật Bản. “Đạo giáo” được đặt nền móng từ tác phẩm “Đạo đức kinh” của Lão
Tử - một triết gia lỗi lạc của Trung Quốc được cho rằng sống vào khoảng thế kỉ
VI TCN, sau đó được Trang Tử - một trong những nhà tư tưởng đặc biệt, vào
hàng giỏi nhất thời Lương Huệ Vương và Tề Tuyên Vương kế thừa và phát triển
mạnh mẽ thông qua cuốn sách”Nam Hoa kinh”.
2. Khái quát luân lí đạo giáo.
2.1. Khái niệm đạo – đức.
- “Đạo” trong tiếng Hán có nghĩa là con đường, trong tiếng Hán cổ cũng có
nghĩa là nguyên lý hay con đường chân chính. Phát triển từ đó, Lão Tử cho rằng
đạo là khởi thủy của vạn vật hay cụ thể hơn”có một vật gì đó sinh ra cả trời đất,
đứng riêng không đổi thay, tuần hoàn không mệt mỏi, làm mẹ cả thiên hạ, ta
không rõ đó là gì, gọi là đạo”. Bản chất của đạo là động, luôn vận động và phát
triển theo quy luật tự nhiên của nó. Khuynh hướng của động là phản phục, tất cả

sự vật khi phát triển đến một giới hạn nhất định sẽ chuyển hóa thành mặt đối lập
rồi quay trở về nguồn gốc của nó. Đi hết sống là chết, đi hết vinh là nhục,đi hết
giàu là nghèo, đi hết sướng sẽ có gặp đâu khổ. Cũng theo Lão Tử, đức là cái động
hữu hình của đạo, bắt nguồn từ đạo và theo liền với đạo.
2.2. Các luân lí đạo giáo.
- Quan niệm về vũ trụ: trong câu đầu tiên của “Đạo đức kinh”, Lão Tử viết:
“Đạo khả đạo, phi thường đạo. Danh khả danh, phi thường danh” tức là đạo mà có
thể nói đến được thì không phải là đạo. Danh mà có thể gọi tên được thì không
phải là danh. Đạo vô hình nhưng lại là khởi thủy của vũ trụ và vạn vật. Ta không
Trang 4
thấy được đạo vì nó vô hình, không sinh ra cũng không bị diệt vong, nó luôn vĩnh
hằng; đạo có trong vạn vật của vũ trụ nhưng lại không phải của riêng vật nào. Đạo
biến hóa ra âm dương, âm dương xô đẩy nhau tạo ra vũ trụ và vạn vật, do đó trong
vạn vật đều có âm và có dương.
- Quan niệm nhân sinh: cả Lão và Trang đều đề cao lối sống thuận theo đạo,
tức là thuận theo trời đất, theo các quy luật tự nhiên mà phát triển. Trong khi Lão
Tử không xem trọng sống chết, khuyên con người tránh xa danh lợi, ham muốn
thì Trang Tử cũng tư tưởng đó đề cao tuyệt đối sự tự do – tự do xác thịt, tự do tinh
thần, không vướng bận những tính toán, tham lam. Con người do đạo sinh ra rồi
cuối cùng cũng trở về với đạo, nên cần sống theo đạo.
- Vô vi: “vô vi” theo đạo giáo có nghĩa mà không làm. Nhưng không làm
không có nghĩa là không làm gì mà tức là không tác động gì đến tự nhiên, để bản
thân, vạn vật được phát triển theo quy luật sẵn có. Hành động của con người đều
là sự phục tùng lẽ tự nhiên chứ không có sự chi phối củ những suy nghĩ cá nhân
hay ham muốn vị kỉ. Từ chỗ không làm gì đó sẽ làm được tất cả. Đó chính là đạo.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG LÃO TRANG ĐẾN THƠ NÔM
NGUYỄN TRÃI.
1. Nguyễn Trãi và tập thơ nôm” Quốc âm thi tập”
Nguyễn Trãi (1380 – 1442), quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn,
lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Ông là con trai

của Nguyễn Phi Khanh và bà Trần Thị Thái, là cháu ngoại của Trần Nguyên
Đán. Được sinh ra trong một gia đình có dòng dõi làm quan nhưng lại phải
sớm mồ côi cha mẹ và sống một cuộc đời nhiều ngang trái. Ông là bậc đai anh
hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có trong lịch sử Việt Nam thời
đại phong kiến. Ở Nguyễn Trãi có một sự kết hợp giữa con người chính trị, con
người quân sự, con người ngoại giao nưng cũng đồng thời là một nhà văn hóa,
nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất. Thế nhưng, cuộc đời Nguyễn Trãi lại cũng là một
cuộc đời chịu những oan khiên thảm khốc với cái giá cũng tới mức hiếm có
trong lịch sử Việt Nam.
Trong sự nghiệp văn chương, Nguyễn Trãi đã để lại cho hậu thế nhiều tác
phẩm lớn có giá trị. Mỗi tác phẩm đều là một tấc lòng ưu ái, một nỗi cảm hoài
và một tình yêu rộng lớn với đất nước, với nhân dân.
Nguyễn Trãi là một thiên tài trong nhiều lĩnh vực. Chính bản thân Nguyễn
Trãi cũng là một sự kết tinh đẹp đẽ giữa tư tưởng dân tộc với tư tưởng được
Trang 5
tiếp thu từ bên ngoài, m,à sự thể hiện rõ ràng nhất là sự học hỏi, chắt lọc, hòa
quyện từ Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Điều đáng nói, tư tưởng của
Nguyễn Trãi không được trình bày như một lý thuyết hay một học thuyết trải
dài mà lại là sự lồng ghép khéo léo đến tinh tế trong văn chương. Do đó, khi
tìm hiểu về sự ảnh hưởng tư tưởng đạo giáo trong con người Nguyễn Trãi,
không thể không tìm hiểu về thơ văn của ông. Mặt khác, dù rằng tư tưởng đạo
giáo không phải là thường xuyên, liên tục mà chỉ đóng một vai trò thứ yếu
trong các sáng tác của Nguyễn Trãi nhưng điều đó không có nghĩa là không
quan trọng, không cần nhắc đến.
Đi sâu tìm hiểu về thơ nôm Nguyễn Trãi mà tập trung chủ yếu vào tập
“Quốc âm thi tập” – một tác phẩm được xem là tiêu biểu đặt nền móng cho thơ
nôm Việt Nam, có thể nhận thấy ảnh hưởng từ đạo gia đến thơ ca của ông là sự
ảnh hưởng “khá toàn diện – cả cảm hứng sáng tác và nghệ thuật biểu hiện, là
ảnh hưởng khá sâu – không chỉ ở bề mặt câu, chữ mà có khi còn xuyên thấu cả
vào nhân sinh quan, thế giới quan” (Lã Nhâm Thìn).

2. Đạo gia trong cảm hứng sáng tác và nội dung thể hiện.
2.1 Ảnh hưởng từ đạo gia trong cách sống ung dung, tự tại, không màng danh
lợi
Trong Nho giáo hay Phật giáo không phải không có tư tưởng phủ nhận
danh lợi, phủ nhận giàu sang. Nhưng ở Đạo gia, sự phủ nhận không xuất phát
từ đạo trung hay nhân nghĩa mà đó là sự xuất phát từ phủ nhận ngay trong cái
gốc. Bởi vì theo đạo giáo, đạo sinh ra vạn vật, từ cây cỏ, muôn trùng đến loài
vật và ngay cả con người. Đạo tồn tại vĩnh hằng nhưng thực tế thế giới xung
quanh không đứng yên bởi bản chất của đạo là sự chuyển động. Vạn vật luôn
có sự sinh sôi, phát triển, chuyển hóa rồi lại sinh sôi và phát triển. Chúng được
sinh ra từ đạo cho đến khi mất đi cũng là quay trở về với đạo. Do đó, không có
gì là mãi mãi, cũng không có gì là bị mất đi mà chỉ là một sự chuyển hóa, vận
động theo tự nhiên. “Có thể khiến cho vạn vật hợp tính tự nhiên gần với đạo.
Đó là để mặc cho tính tự nhiên như thế, không biết tự vì sao nó là như thế, gọi
là đạo” (Trang Tử). Chính vì lẽ đó mà có thể nói trong con mắt của mình, các
đạo gia nhìn cuộc đời là huyễn ảo. Chính vì nó là huyền ảo nên cứ sống thanh
thản, không cần phải nặng lòng suy xét đúng sai phải trái, không cần phải quá
câu nệ hay chú trọng việc gì, điều gì. Vốn dĩ mọi thứ là tự nhiện, nên sống cần
Trang 6
tự nhiên, nâng lên được, buông bỏ được; không mê danh lợi mà cũng đừng quá
coi trọng xác thịt. Theo Lão Tử thì xem việc sống như nghĩa vụ, chết cũng chỉ
là làm tròn bổn phận với tự nhiên, với đạo mà thôi.
Nguyễn Trãi cũng đã tiếp tu tư tưởng này từ đạo gia và phát triển trong thơ
ca của mình:
Giàu mấy kiếp tham lam bấy
Sống bao lâu đáo để màng.
(Trần tình – bài 10)
Hay:
Danh chẳng chác, lộc chẳng cầu,
Được chẳng mừng, mất chẳng lo âu…

(Tự thuật)
Từ những trích dẫn trên có thể lý giải được ý “ảnh hưởng khá sâu” của
Nguyễn Trãi từ Lão Trang. Sự ảnh hưởng này ngấm vào nhân sinh quan chứ
không phải là học hỏi tren câu chữ. Tương tự như các bậc cao nhân, Ức Trai cho
rằng vạn vật huyễn ảo. Với Nguyễn Trãi, giàu hay nghèo, danh hay lộc không
phải là tất cả, không phải là điều để nặng lòng suy nghĩ hay bận tâm. Không ai
hưởng được giàu ngay cả khi đã mất, danh lợi giữa vòng bủa vây đầy những tiêu
cực của xã hội phong kiến đầy rẫy những lỗ hổng nhân đức cũng không còn giữ
được bản chất, vậy thì “được chẳng mừng, mất chẳng âu lo”. Ông sống như thế
với một tâm hồn bình thản trước công danh, bạc tiền. Trang Tử trong thiên “Tiêu
dao du” của mình đã có đề cập đến sự tự do. Tự do với Trang Tử là cái tự do
không bị trói buộc hay giới hạn bởi bất cứ điều gì, không bị lòng ham muốn trong
chính mình kìm hãm, sống theo thiên tánh, không lệ thuộc vào bất cứ ai hay bất cứ
điều gì. Đối chiếu vào tư tưởng Nguyễn Trãi, kì thực cái tự do, ung dung của ông
chịu ảnh hưởng từ Trang Tử nhiều hơn. Cũng như trong thiên “Đại tông sư” có
nói đến cảnh giới: “Chân nhân ngày xưa, nằm ngủ không biết mộng, lúc thức
không âu lo[…]. Chân nhân ngày xưa, không biết ham sống, không biết ghét
chết”. Sống ung dung chính là sống như vậy.
Thế nhưng cũng cần phân biệt rõ ràng giữa thái độ sống ung dung, tự tại với
thái độ sống dửng dung, bàng quan trước mọi việc. Với cuộc đời Ức Trai, một đất
nước, một thế giới tôn vinh ông cũng bởi lẽ trong trái tim ông không lúc nào ngơi
những nỗi ưu hoài cho dân chúng. Cái khí chất tự tại, bình tâm giữa dòng đời vạn
biến là cách để ông rửa sạch tâm hồn giữa bụi bặm chốn quan trường, là cách để
thư thả mình giữa ồn ào và những đố kị. Nó không có nghĩa là bỏ rơi bổn phận
Trang 7
hay thoái thác trách nhiệm. Do đó mới nói Nguyễn Trãi học tập tư tưởng bên
ngoài với một sự gạn lọc đến tinh tế để hòa quyện với tinh thần thời đại, với tư
tưởng dân tộc để làm nên một tư tưởng Nguyễn Trãi khiến hậu thế kính phục.
2.2 Ảnh hưởng từ đạo gia trong cách sống vô vi, thuận theo tự nhiên.
Theo tư tưởng đạo gia, làm theo đạo tức là trở về với tự nhiên, theo theo lẽ tự

nhiên. Trang Tử có nói “đừng lấy nhân tạo mà tiêu diệt sự tự nhiên” cũng chính là
khuyên răn con người hãy sống thuận theo tự nhiên, thuận theo quy luật vốn có
của nó. Hiểu rõ các tính chất của trời đất thì tức là hiểu được cái gốc của đạo, hiểu
được gốc của đạo thì sẽ biết cách sống chan hòa, vui với tự nhiên. Có thể hiểu “vô
vi” mà Nguyễn Trãi học ở đây là “vô” với mọi hành động tác động đến tự nhiên
và “vi” là làm theo tự nhiên.
Thực tế trong thơ Nguyễn Trãi mà đặc biệt là thơ Nôm, hình ảnh thiên nhiên
được thể hiện khá dày đặc và gần gũi, dung dị hơn so với thơ chữ Hán. Những
“diều bay”, “cá nhảy”, những “cây chuối”, “cây tùng”, những “con cò”, “con
hạc” đã trở nên quá đỗi quen thuộc với cuộc sống hằng ngày, đôi khi ta không để
ý nhưng lại trở thành nguồn cảm hứng tinh khiết nhất để Ức Trai sáng tác nên
những bài thơ mang tinh thần dân giã thật tuyệt vời. Mỗi khi đọc những câu thơ:
Gió tịn rèm thay chổi quét,
Trăng kè cửa kẻo đèn khêu.
Cơm ăn chẳng quản dưa muối,
Áo mặc nài chi gấm thêu.
(Thuật hứng – bài 22)
đều có thể dễ nhận thấy với Nguyễn Trãi, sống “vô vi” là trở về với những gì
thuần hậu nhất, chất phác nhất của con người. Có lẽ hiếm có một nhà thơ nào lại
có thể cảm nhận thiên nhiên một cách gần gũi đến chân thực như vậy: có gió nên
cần chi chổi, có trăng sáng vừa lộng lẫy vừa thanh trong thì cần gì đến đèn khêu.
Cuộc sống của một vị quan chốn quê kiểng không khác một người dân thường,
cơm đủ ăn, áo đủ mặc không đòi cao sang, không ham lụa là, không màng của
quý, không bận những đắt đỏ xa hoa. Như lời Trang Tử mà nói, dùng ham muốn
Trang 8
mà xâm phạm đến tự nhiên thì nghĩa là làm trái với đạo, mà đi ngược với đạo thì
ắt sẽ bị tước đi hạnh phúc. Có thể không hiếm để bắt gặp hình ảnh những vị quan
lui về ở ẩn mà vui thú điền viên. Nhưng vui với thiên nhiên một cách vô tư không
hề màng một chút suy nghĩ ham muốn nào, thực sự chan hòa, thực sự nâng niu,
thật sự để lòng tĩnh tại như Nguyễn Trãi thì kì thực không phải ai cũng có được.

Khi nói:
Cò nằm hạc lặn nên bầu bạn
Ấp ủ cùng ta làm cái con.
(Ngôn chí – bài 20)
cũng có nghĩa là Nguyễn Trãi không những xem thiên nhiên như một cảnh vật để
vui thú, để thưởng ngoạn cho thỏa cái tình tứ người thi sĩ mà còn là bầu bạn, là gia
đình. Những con vật ta vẫn xem là vô tri với Nguyễn Trãi lại đáng để bầu bạn,
thương yêu bởi có lẽ ông cho rằng thế giới thiên nhiên có thể hiểu được nỗi lòng
của mình, biết lắng nghe, biết xoa dịu và vô tư, không bận bịu bất cứ một hạt bụi
trần nào.Trong từng câu thơ của ông, người đọc có cảm giác như con người này
luôn luôn muốn cố gắng để giữ lại cho thiên nhiên vẻ đẹp tinh khiết nhất, nguyên
vẹn nhất mà tạo hóa đã ban tặng. Điều này ta đã từng bắt gặp trong lời của Trang
Tử: “Trong thời chí đức, loài người sống lẫn với cầm thú, đồng đẳng với vạn vật
như một nhà, nào có phân biệt quân tử với tiểu nhân?”. Vạn vật là vô tri như nhau,
cũng vô dục như nhau nên chan hòa cùng nhau.
Có lẽ chính cái “vô vi” của đạo gia đã phần nào làm nên một thi sĩ Nguyễn
Trãi. Thậm chí còn phát triển hơn, Nguyễn Trãi đã biết dùng hình ảnh thiên nhiên
mà ẩn dụ cho những ý tứ đẹp và hết sức sinh động. “Cây chuối” là một bài thơ
như thế:
Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm
Đầy buồng lạ, mùi thâu đêm
Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu, gượng mở xem.
Trang 9
Cây chuối là một hình ảnh không xa lạ nhưng qua đôi mắt thi sĩ của mình,
Nguyễn Trãi đã mang đến một ý niệm khác về bản thân sự vật ấy. Có lẽ thiên
nhiên trong Ức Trai, cũng từng giống “hòe lục đùn đùn”, “thạch lựu hiên còn
phun thức đỏ”, “hồng liên trì đã tịn mùi hương”, cây chuối mang trong mình sức
sống mãnh liệt, tươi trẻ và tràn đầy tựa mùa xuân. Từ khái niệm mùa xuân đã hé
mở ra những liên tưởng khác thật cuốn hút. Không ai nhìn buồng chuối như một

bức “tình thư”, giấu trong mình những nỗi niềm yêu đương cũng e ấp, cũng nhẹ
nhàng và cũng lan tỏa như Nguyễn Trãi. Chỉ một hình ảnh đơn giản nhất cũng có
thể ẩn chứa và gợi mở những ý tứ thơ mộng, mãnh liệt nhất.Mới thấy rằng không
phải cứ nói về thiên nhiên, không phải cứ miêu tả thiên nhiên là thực sự yêu thiên
nhiên. Điều quan trọng nhất là cần phải có một tâm hồn nhạy cảm, một đôi mắt
tinh tế để nhìn ra cái đáng yêu, cái đáng trân trọng thì mới có thể hòa làm một
cùng nhau. Không có một chữ yêu nào, không có một lời ngợi ca hoa mĩ nào
nhưng cái tình dào dạt bên trong đã nói lên tất cả sự trân trọng, yêu thương của
một con người.
3. Ảnh hưởng của Đạo gia đến hình thức thể hiện thơ Nôm Nguyễn Trãi.
Đã từng nói: “…”. Qủa thật vậy! Đối với loại hình văn học nói chung và
nghệ thuật nói riêng, phải có sự liên kết hài hòa, tinh tế và sáng tạo giữa nội dung
ẩn chứa và hình thức biểu hiện. Bất cứ một tác phẩm nào, nếu không đáp ứng
được giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cao thì rất khó để lại dấu ấn, đặc biệt là trong
việc định hình phong cách tác giả. Nói vậy để thấy rằng trong thơ Nôm Nguyễn
Trãi, ngoài yếu tố nội dung thì yếu tố nghệ thuật cũng đã góp phần làm nên một
nhà thơ tầm cỡ. Trở lại với nhận định của Lã Nhâm Thìn, ý kiến “ảnh hưởng khá
toàn diện – cả cảm hứng sáng tác và nghệ thuật biểu hiện” của nhà thơ từ tư tưởng
Lão Trang là hoàn toàn có căn cứ. Đọc thơ Nguyễn Trãi thấy toát lên một chí khí,
một phong thái của một học giả am hiểu uyên thâm nhưng không xem nặng
chuyện đời, sống hòa hợp với tự nhiên, tránh xa những hệ lụy ở đời. Cái cốt cách
ấy không phải chỉ ở một, hai bài thơ mà là cả một hệ thống các bài thơ, không chỉ
là ý tứ được đúc kết từ bài thơ mà thể hiện ngay trên con chữ, ngay trong một tác
phẩm thơ. Ảnh hưởng từ Lão Trang, nhiều nhất có lẽ là ở việc sử dụng thuần thục
các điển cố và nhạy bén trong việc sử dụng các hình tượng nghệ thuật để ngụ tình.
Trang 10
Xét về việc sử dụng các điển tích, điển cố, không phải bất cứ ai và bất cứ
nhà thơ nào cũng có thể học hỏi được nếu không phải là người thật sự uyên bác
trong học vấn và có vốn am hiểu văn chương sâu sắc cũng như sự tinh tế, sắc sảo
trong cách sử dụng. Có thể khẳng định rằng việc sử dụng các điển cố trong thơ

Nôm mà đặc biệt là của Nguyễn Trãi không chỉ chịu ảnh hưởng từ riêng Lão
Trang mà đó là một biện pháp nghệ thuật quan trọng, phổ biến không thể thiếu
trong văn học cổ điển được tiếp thu từ tất cả những tinh hoa của lịch sử và văn học
Trung Hoa. Chỉ riêng trong “Quốc âm thi tập”, đại thi hào đã sử dụng thủ pháp
này trong ít nhấy là 71 bài thơ với phong cách đa dạng, chủ yếu là mượn tên địa
danh, tên học phái, tên một nhà thơ hay một câu nói, một câu chuyện thậm chí
mượn tên một người đẹp. Tuy nhiên, trong đó, Nguyễn Trãi cũng đã sử dụng khá
nhiều điển cố ở sách Trang Tử, do vậy mà Trần Đình Hượu trong “Nho giáo và
văn học Việt Nam trung cận đại” mới nhận xét: “Nguyễn Trãi lấy ở Trang rất
nhiều”, không chỉ ở thơ Nôm mà còn ở cả thơ chữ Hán, nhất là thơ chữ Hán. Ví
như trong “Quốc âm thi tập”, có đến ba lần nhà thơ nói đến hình tượng thần nữ
núi Cô Dịch:
Trên cây khác ngỡ hồn Cô Dịch
(Thơ mai)
Cách song khác ngỡ hồn Cô Dịch
(Mai già)
Cách song mai tỉnh hồn Cô Dịch
(Mạn thuật – bài 3).
Trong sách “Nam hoa kinh” của Trang Tử, thiên “Tiêu dao du” đã có lần
nhắc đến thần nhân núi Cô Dịch. Thần được miêu tả có da trắng như tuyết, yểu
điệu như xử nữ, là biểu tượng cho cái đẹp trong trắng. Từ hình ảnh ấy, Nguyễn
Trãi đã lồng ghép vào bài thơ của mình đặt cạnh hình tượng hoa mai để tỏ rõ khí
chất thanh khiết, cao quý của một loài cây hay cũng chính là nỗi lòng của một con
người. Thời tiết có thay đổi, có lạnh giá thì cây mai vẫn giữ được vẻ đẹp, sự mềm
mại mà dẻo dai, tinh khiết của mình, không lung chuyển. Những hình ảnh trong
thơ được lồng ghép, so sánh, ẩn dụ một cách tinh tế để bộc bạch tấc lòng nhân thế
Trang 11
của Ức Trai. Dẫu cuộc đời có trải qua bao bi kịch, bao thăng trầm nhưng ông vẫn
giữ riêng cho mình một khí tiết sáng ngời.
Ở thiên “Tắc dương” trong tạp thiên của “Nam hoa kinh”. Trang cũng có

lần kể câu chuyện về hai nước Man và Xúc trên sừng con ốc sên để ẩn dụ cho Tần
– Tấn đời Xuân thu luôn đánh nhau, tranh giành quyền lợi. Từ ý ngụ ngôn đó,
Nguyễn Trãi đã đưa vào “Tự thán – bài 15” để chỉ lòng người nhiều ham muốn, vì
quá ham muốn nên sinh tranh giành, đố kị, vì cứ giành giật, đố kị mà sinh ra một
xã hội bất công ,xem trọng công danh, xem trọng vật chất, xem trọng của cải:
Lòng người Man Xúc nhọn đua hơi.
Trang Tử vốn là người say mê Đạo của Lão Tử và cũng đồng thời là truyền
nhân xuất sắc nhất của Lão Tử. Ông đã phát triển đạo gia rộng rãi hơn và dễ hiểu
hơn bằng tài năng kể chuyện ngụ ngôn của mình. Qủa vậy, Trang Tử rất có tài kể
chuyện và có thể được xem là một trong những nhà tư tưởng đặc biệt, vào loại
giỏi nhất thời Lưu Huệ Vương và Tề Tuyên Vương. Nguyễn Trãi sở dĩ sử dụng
những điển cố trong sách Trang Tử có lẽ cũng bởi vì nó “vừa có chiều sâu triết
học vừa có cái nhẹ nhàng mà thâm thúy của những truyện ngụ ngôn” – (Lã Nhâm
Thìn). Trong những câu chuyện Nguyễn Trãi tìm thấy ắt ở đó có sự tương đồng để
thể hiện nỗi niềm, tư tưởng một cách kín đáo, tế nhị mà vẫn không kém cái duyên,
cái sâu sắc và tinh tế của văn chương.
Đối với văn chương cổ điển nói chung và Nguyễn Trãi nói riêng, việc sử
dụng và xây dựng các hình tượng nghệ thuật không chỉ là một thủ pháp nghệ thuật
mà đó còn là cách để thể hiện tài năng, sự uyên thâm trong hiểu biết của mỗi bậc
tri thức. Những hình ảnh đựơc sử dụng có thể cổ kính, cao sang cũng có thể dung
dị, nhỏ bé nhưng nhất thiết phải khơi gợi được một cái gì đó lớn lao, tràn đầy bên
trong của người thi sĩ. Có thể thấy, trong thơ Nôm, có rất nhiều lần và rất nhiều
bài thơ nếu không hiểu rõ thì sẽ nhầm là thuần tả cảnh. Vì thi hào chuộng thiên
nhiên, vì cuộc sống của ông và vui thú, chan hòa, yêu mến thiên nhiên nên những
hình ảnh ảnh ấy đi vào thơ như một lẽ cố nhiên. Thế nhưng, với một nhà thơ, cái
hay của họ là ở chỗ biết gạn lọc. Gạn lọc cho phù hợp, gạn lọc để cái cảnh mình tả
quyện với cái tình bên trong trái tim mình. Từ “vô vi” của Đạo gia nhưng thậm
chí một chữ vô vi cũng không tìm được trong thơ của Ức Trai. Ta chỉ thấy đó rất
nhiều những:
Trang 12

Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen.
(Thuật hứng)
Rồi “rau trong nội, cá trong ao”, những hình ảnh cứ ngỡ không có giá trị gì nhưng
kì thực lại đang thể hiện một cách sống giản dị, bình dân, đậm chất thôn quê cho
lòng thanh tịnh…đó là kiểu “vô vi” của một vị quan về sống ẩn dật như Nguyễn
Trãi. Hay “Cây chuối” để mang đến một phát hiện mới mẻ vượt thời đại về tình
yêu, “Cây tùng” với vẻ đẹp “một mình lạt thuở ba đông” để khẳng định bản lĩnh
người quân tử dám thách thức cả bão táp hay những biến cố ác liệt trong cuộc đời,
còn “Trúc” lại mang đến một hình ảnh mạnh mẽ nhưng vẫn anh nhiên, tự tại, nếu
có chết cũng là chết đứng chứ không bao giờ gục ngã. Hình ảnh thơ ông là sự
mềm mại, là màu sắc gắn liền với cảm giác, tâm hồn thi sĩ bằng những liên tưởng
sinh động, có hồn. Việc sử dụng những hình ảnh hay những hình tượng nghệ thuật
của Nguyễn Trãi cũng có thể nói là học hỏi một phần tử Trang Tử, bởi lẽ cảm
hứng vô vi đã đưa ông đến gần hơn với thiên nhiên trời đất, tôn trọng những quy
luật và tánh trời của vạn vật. Xưa Trang Tử cũng rất hay kể chuyện hay dựng nên
những hình ảnh như vậy để tỏ rõ quan niệm đạo của mình. Có thể nói rằng,
Nguyễn Trãi và Trang Tử giống nhau ở cái lối dùng hình ảnh khoáng đạt để nói
lên cái ý ở đời, của nhữn tư tưởng muốn tìm đến cội rễ của cái thú tiêu dao tự tại.
III. NGUỒN GỐC KINH ĐIỂN VÀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT.
1. Nguồn gốc kinh điển.
Nguyễn Trãi là một đại thi hào, một danh nhân văn hóa thế giới. Khi nghiên cứu
về sự nghiệp văn học của bất cứ nhà thơ lớn nào, điều tất yếu không thể bỏ qua
chính là nguồn gốc hình thành nên tư tưởng nghệ thuật của chính nhà thơ ấy.
Như đã đề cập ở phần trên, Đạo giáo là một trong ba tam giáo tồn tai từ thời
Trung Quốc cổ đại song song với Nho giáo và Phật giáo. Tác phẩm được xem
như là một “tác phẩm kinh điển trong lịch sử triết học Trung Quốc” được một học
Trang 13
giả hiện đại của Trung Quốc là Lý Thận nhận xét:”Người ngoại quốc hiểu được
triết học của Trung Quốc là nhờ Phùng Hữu Lan” cũng đã bàn luận chuyên sâu về

các vấn đề của Đaoh giáo đã chứng tỏ nguồn gốc kinh điển của tư tưởng Lão
Trang. Cùng với Nho giáo và Phật giáo, tam giáo của Trung Quốc có một sức ảnh
hưởng mạnh mẽ đến lịch sử, băn hóa Trung Quốc và thậm chí lan truyền mạnh mẽ
đến những quốc gia lân cận khác. Nó có ảnh hưởng sâu sắc đến đa số các lĩnh vực
trong đời sống từ chính trị, kinh thế đến văn chương, nghệ thuật, âm nhạc thậm
chí là cả y học, địa lý. Nó đã được phát triển lên như một tôn giáo và thu hút
khoảng 400 triệu tín đồ hiện nay trên khắp thế giới. Người đã đặt nền móng cho
sự ra đời của Đạo giáo ấy, đã kế thừa và phát triển, mang nó phổ biến đến nhiều
người hơn, chính là Lão Tử và Trang Tử với hai tác phẩm “Đạo đức kinh”, “Nam
hoa kinh”. Đạo nói chung mang đến những giá trị lớn về thế giới quan, nhân sinh
quan, giải thoát tâm hồn con người khỏi những gông cùm của phép tắc của các
nhà cầm quyền; giải phóng con người ra khỏi những nhỏ nhen bẩn chật va ích kỉ
của một tâm hồn tư tâm, dư dục; sống thanh thản và tôn trọng tự nhiên, sống tự do
theo thiên tánh để tự tạo hạnh phúc và tự rũ bỏ khổ đau, bất hạnh cho chính mình.
Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi, việc hình thành nên những tư
tưởng nghệ thuật như vậy cũng phải kể đến bản thân cuộc đời và con người của
ông. Sinh ra trong thời kì đầy biến động, đầy hoạn nạn và lo âu của lịch sử Việt
Nam cuối XIV – đầu XV về cả chính trị lẫn văn hóa nên có lẽ tư tưởng của ông
cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
Thời Nguyễn Trãi sinh sống, sức ảnh hưởng của văn hoa Trung Hoa vẫn
diễn ra hết sức mạnh mẽ ở Việt Nam. Do đó, văn chương của ông có sự học hỏi ở
tư tưởng và bút pháp từ Trung Quốc là điều dễ hiểu, đó cũng là khuynh hướng
chung của các nha thơ, nhà văn trung đại. Bản thân Nguyễn Trãi được sinh ra
trong một gia đình có truyền thống làm quan, đỗ đạt và từng được triều đình trọng
dụng với khối hiểu biết uyên thâm và nỗi cảm hoài sâu sắc về thời cuộc đã ảnh
hưởng không nhỏ đến tư tưởng nghệ thuật của ông. Cuộc đời phiêu dạt đã khiến
nhà thơ có cái nhìn cuộc đời sâu sắc hơn, đa đoan hơn. Nhắc đến Nguyễn Trãi,
dân tộc ta không thể không nhắc đến một vị quan văn võ toàn tài với tấc lòng sâu
rộng, hết sức dốc lòng cho sự nghệp đất nước và dành hết tình thương cho dan a
chúng muôn nơi, một người “buồn trước nỗi buồn thiên hạ, vui sau niềm vui thiên

hạ”. Thế nhưng, lịch sử cũng phải ghi nhận Nguyễn Trãi đồng thời là người có
Trang 14
cuộc đời nhiều bất hạnh nhất với những nỗi đau, nỗi bất lực và nỗi oan cuối đời
tận cùng nhất. Có lẽ vì vậy mà ông hướng nhiều hơn đến cái “thanh tĩnh vô vi”
của Lão Trang. Tư tưởng ấy hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh Ức Trai khi ông
muốn “lánh đục tìm trong” để giải phóng và tịnh dưỡng tâm hồn, như Phan Kế
Bính từng nhận định: “ Người ta nhận thấy rằng xưa nay những bậc ẩn sĩ có phẩm
chất thanh cao, những hiệp khách có tâm trường hiệp liệt cùng những người biết
nhẫn nại, ưa cái điềm tĩnh ở cái xã hội Đông phương, đều do ảnh hưởng của Lão
giáo mà ra cả”.
2. Gía trị nghệ thuật.
Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi thật sự đã để lại cho hậu thế những
áng văn giá trị, cả về tư tưởng truyền tải lẫn hình thức biểu hiện. Ông đã học hỏi
và vận dụng sáng tạo những điểm tích cực của tư tưởng Lão Trang vào thơ văn
mình tạo thành một hệ thống đa dạng trong sự thống nhất. Có lẽ, chính việc học
tập Lão Trang trong cách sống vô vi, chan hòa với tự nhiên và sống tự do, bình
tâm giữa dòng đời vạn biến và cách sử dụng những bút pháp nghệ thuật cổ đã cho
thấy rõ hơn một vị quan Nguyễn Trãi uyên bác, hiểu biết sâu sắc thống nhất với
một thi sĩ Ức Trai giản dị, lạc quan và trân trọng cuộc đời.
Có thể khẳng định tập thơ Nôm của Nguyễn Trãi mà đặc biệt là “Quốc âm thi
tập” có thể được xem là một trong những tác phẩm mở đầu cho nền thơ cỏ điển
Việt Nam. Ức Trai với tập thơ Nôm của mình đã đưa chữ của dân tộc lên một
bước phát triển mới mạnh mẽ hơn.Việc kết hợp có chọn lọc và sáng tạo các thủ
pháp nghệ thuật trung đại như ước lệ, dùng điển tích , điển cố cho đến việc dùng
những lời nói, những hình ảnh dân giã nhất một cách khéo léo, tinh tế thực sự
đáng để đời sau học hỏi. Nguyễn Trãi với những sáng tác của mình đã đóng góp
vào kho tang văn học dân tộc những tác phẩm giá trị không chỉ về nội dung – tư
tưởng mà còn là về hình thức biểu hiện.
Trang 15
KẾT LUẬN

Chúng ta có thể khẳng định rằng Nguyễn Trãi không chỉ chịu ảnh hưởng
của tư tưởng Lão Trang bởi với tấc lòng ưu ái cho dân, cho nước của một người
làm quan, ông chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ Nho giáo. Và cũng không phải chỉ
một Nguyễn Trãi mà trong nền văn học trung đại Việt Nam nói chung có rất nhiều
nhà thơ, nhà văn khác cũng học hỏi những tư tưởng ngoại nhập này theo quan
niệm riêng của mình. Có lẽ từ Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung đến Nguyễn Bỉnh
Khiêm, từ Nguyễn Du đến Tản Đà ta đều thấy phảng phất, dù ít hay nhiều, âm
hưởng của “Đạo đức kinh”, “Nam hoa kinh”. Tất nhiên cũng không thể so sánh ai
dùng nhiều hơn, ai dùng ít hơn hay ai dùng hiệu quả hơn bởi mỗi người có một
góc nhìn nghệ thuật riêng và lý tưởng sáng tác cũng không hề giống nhau. Nhưng
có lẽ, khi nhắc đến ảnh hưởng của Lão Trang đến thơ Nguyễn Trãi, người đọc
không khỏi liên tưởng đến một vài điểm tương đồng nhất định với trạng Trình
Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Cứ thử đọc thơ của họ, nhất là thơ Nôm, dù là hai con người, hai cuộc đời,
dù là hai lý tưởng, hai cách sống, nhưng họ gặp nhau trong lối sống tự tại giữa
đời, lui về ở ẩn vui thú điền viên nhưng trong lòng luôn trĩu nặng một nỗi quan
hoài cho thời cuộc. Họ không cùng thời nhưng cùng lòng cùng chí. Nhưng có lẽ ở
Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ ông mang cảm hứng thế sự nhiều hơn bởi ông bất mãn
với chế độ quá thực dụng, quá vụ lợi riêng tư bởi những ham muốn ích kỉ. Câu
thơ:
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
(Nhàn)
Trang 16
Có lẽ đã thể hiện hết cái bất mãn với thời cuộc ấy. Còn với Nguyễn Trãi, phú quý
với ông cũng tựa chiêm bao, giàu sang ông cũng chẳng màng, nhưng nỗi niềm
trong ông về dân chúng là nỗi niềm không bao giờ nguôi:
Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
( Cảnh ngày hè)

Điều mà chúng ta không thể phủ nhận ở hai bậc thi hào ấy, chính là cái thần
thái, cái phong cách ung dung thật, dung dị thật, “nhàn” nhưng lại không nhàn.
Phải thực sự là những con người tài hoa, tầm cỡ, trải đời thì mới có thể viết được
những bài thơ để đời như thế.
Tạm kết lại,sức ảnh hưởng của tư tưởng Lão Trang đến thơ Nôm
NguyễnTrãi là vô cùng lớn. Tuy nhiên dễ nhận thấy rằng với tư tưởng lánh đời,
thuận theo thiên tánh, sống phóng túng, sống tự do, không màng chuyện đời của
Đạo gia thì Nguyễn Trãi chủ yếu cũng chỉ vận dụng trong những tác phẩm bày tỏ
nỗi lòng khi đã về quê ở ẩn. Việc phân chia sự ảnh hưởng thành ảnh hưởng trong
nội dung và ngoài hình thức biểu hiện thực chất cũng chỉ là một sự phân chia
tương đối bởi lẽ với nghệ thuật, không bao giờ có sự tách bạch giữa phần bên
trong với cái bên ngoài. Nó tác động một cách khá toàn diện và thống nhất đến
NguyễnTrãi, cộng hưởng với sự tác động từ những tư tưởng khác làm nên một
Nguyễn Trãi mẫu mực, toàn tài. Phải nói thêm, bên cạnh những áng “thiên cổ
hùng văn” được viết bằng chữ Hán thì thơ Nôm cũng là một thành tựu xuất sắc
của riêng tác giả và của cả dân tộc ta nói chung. Nó mang đậm dấu ấn Đạo giáo và
sự cảm nghiệm sâu sắc ở đời. Trải qua hàng nghìn năm, những tác phẩm ấy đã và
vẫn sẽ chứng minh sức sống mãnh liệt của mình trong lòng hậu thế với những giá
trị còn được nhân dân gọi tên đến muôn đời.
Trang 17

×