Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

TÌM HIỂU tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 25 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ TỈNH QUẢNG NGÃI.
1.1.Vị trí địa lý tỉnh Quảng Ngãi.
1.2.Điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Ngãi.
1.3.Các đặc điểm về dân cư tỉnh Quảng Ngãi.
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH
QUẢNG NGÃI QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ.
2.1. Qúa trình hình thành tỉnh Quảng Ngãi.
2.2. Sự phát triển của tỉnh Quảng Ngãi qua các giai đoạn lịch sử.
2.3. Kiến trúc thành quách ở Quảng Ngãi.
2.4. Một số nhân vật tiêu biểu đã làm nên một tỉnh Quảng Ngãi có được
những thành tựu như ngày nay.
CHƯƠNG III: GIÁ TRỊ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH
QUẢNG NGÃI HIỆN NAY.
3.1. Những giá trị của tỉnh Quảng Ngãi trong thời đại ngày nay.
3.2. Tiềm năng phát triển của tỉnh Quảng Ngãi ngày nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỈNH QUẢNG NGÃI.
1.1.Vị trí địa lý tỉnh Quảng Ngãi:
Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, lãnh
thổ của tỉnh trải dài theo hướng Bắc- Nam trong khoảng 100 km với chiều
ngang theo hướng Đông- Tây hơn 60 km, ứng với tọa độ địa lý từ 14
0
32’
đến 15
0
25’ vĩ tuyến Bắc và từ 108
0
06’ tới 109
0


04 kinh tuyến đông. Quảng
Ngãi giáp các tỉnh sau: phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Nam với đường ranh
giới chung khoảng 60 km, phía tây giáp các tỉnh Gia Lai, Kon Tum trên
chiều dài 142 km dựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, phía Nam liền kề
tỉnh Bình Định với độ dài 70 km, phía đông giáp với biển đông với chiều dài
khoảng 130 km.
Quảng Ngãi có vị trí địa lý tương đối quan trọng trong việc phát
triển kinh tế, xã hội. Lãnh thổ tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung có những biến đổi sâu sắc về mặt kinh tế với sự ra đời của
khu công nghiệp Dung Quất.Với vị trí này, Quảng Ngãi có thể dễ dàng liên
hệ với các tỉnh phía Bắc và phía Nam thông qua quốc lộ 1A hay tuyến
đường sắt xuyên Việt. Với đường bờ biển dài 130 km, Quảng Ngãi có nhiều
thuận lợi trong việc thiết lập các mối liên hệ với các tỉnh trong nước và quốc
tế. Như vậy, vị trí địa lý đã tạo cho Quảng Ngãi những thế mạnh nhất định
về kinh tế- xã hội trong cơ chế thị trường và xu thế hội nhập.
1.2. Điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Ngãi.
 Khí hậu:
Quảng Ngãi nằm trong đới nội chí tuyến với khí hậu nhiệt đới gió
mùa, một năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung
bình năm đạt 25,6
0
C- 26,9
0
C, nhiệt độ cao nhất lên tới 41
0
C và thấp nhất là
13
0
C. Trong Đại Nam nhất thống chí có mêu tả khí hậu của tỉnh Quảng Ngãi
như sau: “ Mùa xuân, mùa hạ và mùa thu khí trời ấm, đến mùa đông mới

rét, nhưng cũng không rét lắm. Bốn mùa mỗi mùa có gió khác nhau, mùa
xuân thì gió đông thổi nhẹ nhàng mát mẻ, mùa hè thì gió nam mới mạnh,
2
mùa thu mùa đông gió bấc rét dần. Mùa hè sau buổi trưa thì sấm nổi ở Tây
Nam, trước hết gió to bay cát đổ cây rồi mưa, cũng có khi có gió mà không
mưa, gọi là giông. Mùa thu mùa đông thỉnh thoảng có bão, nhưng lâu năm
mới có một lần, người ta cho là tai họa”. Nhìn chung, khí hậu Quảng Ngãi
có những thuận lợi nhất định cho việc phát triển kinh tế, lượng mưa tương
đối lớn, độ ẩm cao, phân bố khá đồng đều theo lãnh thổ. Tất cả điều đó
thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Tuy nhiên, khí hậu cũng tạo nên những khó khăn đáng kể cho sản xuất
và đời sống. Các thiên tai thường xảy ra, đặc biệt là bão, lũ lụt, hạn hán gây
ra những tổn thất nặng nề cho nền kinh tế các tỉnh. Sự không phù hợp giữa
nền nhiệt độ và chế dộ mưa dễ dẫn đến hạn hán. Lượng mưa tuy nhiều
nhưng lại phân bố không đều trong năm. Trong các tháng những năm mùa
mưa gần đây, có tháng lượng mưa quá lớn lại có tháng lượng mưa quá nhỏ
làm cho sự khó khăn đối vơi sản xuất và đời sống xã hội khá lớn.
 Thủy văn:
Mạng lưới sông suối tỉnh Quảng Ngãi tương đối phong phú và
phân bố đều trên khắp các lãnh thổ. Phần lớn sông ngòi từ bắt nguồn từ dãy
Trường Sơn hùng vĩ rồi đổ ra biển Đông với đặc điểm chung là ngắn, dốc,
lòng sông cạn và hẹp với lưu lượng nước có sự phân hóa rõ rệt giữa các mùa
trong năm. Ở Quảng Ngãi có 4 con sông lớn là: sông Trà Bồng dài 55 km
chảy theo hướng Tây- Đông, sông Trà Khúc là sông vào loại lớn nhất chảy
trên địa bàn tỉnh, dây là con sông lớn có giá trị về nước tưới và giao thông
vận tải. Sông Vệ chảy theo hướng Tây Nam- Đông Bắc, dài 80 km, bắt
nguồn từ vùng núi phía bắc huyện Ba Tơ; sông Trà Câu dài 40 km bắt nguồn
và chảy chủ yếu trên địa bàn huyện Đức Phổ và đổ vào Mỹ Á.
Quảng Ngãi có nhiều khoáng, suối nước nóng. Tiêu biểu trong số này
là các nguồn thạch bích ( Trà Bồng), Hà Thanh, Vin Cao ( Sơn Hà), Lộc

Thịnh, Hòa Bình ( Bình Sơn), Hòa Thuận ( Nghĩa Hành), Đàm Lương,
3
Thạch Trụ ( Mộ Đức), đây là một nguồn tài nguyên rất quý giá tuy nhiên vẫn
chưa được khai thác mạnh mẽ.
 Đất đai:
Theo hệ thống của tổ chức nông lương ( FAO), hiện nay ở Quảng
Ngãi có 9 nhóm đất chính là đất cát biển, đất mặn, đất phù sa, đất glây, đất
xám, đất đỏ, đất đen, đất nứt nẻ và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. Trong đó,
nhóm đất phù sa là nhóm đất chính của vùng đồng bằng ven biển, đất xóm là
nhóm đất có diện tích nhiều nhất. Về chất lượng thì đất Quảng Ngãi thuộc
loại trung bình, đất chất lượng tốt chỉ chiếm 21% tổng diện tích tự nhiên của
tỉnh. Trong số này đất tốt là đất đỏ và đất đen sau đó đến đất phù sa các loại.
Kém nhất là một số loại đất như đất cát biển, đất mặn, đất xói mòn mạnh trơ
sỏi đá. Phần lớn đất đai của tỉnh có chất lượng trung bình và là nhóm đất
xám phân bố trên diện tích rộng.
 Địa hình:
Giống như hầu hết các tỉnh miền Trung, địa hình đồi núi chiếm tới
gần 2/3 lãnh thổ của tỉnh Quảng Ngãi.Địa hình tỉnh Quảng Ngãi được ghi
trong tác phẩm Đại Nam nhất thống chí như sau : “ Phía Đông tỉnh có đảo
Hoàng Sa ( tức đảo Hoàng Sa), liền cát và biển làm trì, phía tây nam miền
Sơn Man, có lũy dài vững vàng, phía nam liền với tỉnh Bình Định, có đèo
bến đá chắn ngang, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, có ghềnh Sa Thổ làm
giới hạn. Núi có tiếng thì có núi Thiên Ấn, núi Thiên Bút và núi Long Đầu,
làm phên giậu ở tả hữu. Sông cái thì có sông Trà Khúc, sông Châu Tử và
sông Vệ bao bọc trước sau. Năm cơ ( 5 cơ Tĩnh Man) chia đóng, gìn giữ
biên cương, sáu tấn bày phòng, vững vàng mặt biển”. Địa hình phân hóa rõ
rệch theo chiều Đông- Tây tạo thành 2 vùng: vùng đồng bằng ven biển ở
phía Đông và vùng núi rộng lớn chạy dọc phía Tây với những đỉnh núi cao
trên 1.000 m, là một tỉnh có địa hình tương đối phức tạp, địa hình thấp dần
từ tây sang đông, địa hình núi thấp và đồi xen kẻ đồng bằng.

4
Trong Phủ Biên tạp lục của Lê Qúy Đôn có viết: “ Xã An Vĩnh thuộc
huyện Bình Sơn phủ Quảng Nghĩa ở gần bể, ngoài bể ngoài phía đông có
hải đảo, linh tinh đến hơn một trăm ba mươi ngọn cách nhau một ngày
đường hoặc vài trống canh, trên núi có chỗ có suối ngọt, trong đảo có bãi
Cát Vàng( Hoàng Sa chử), dài hơn 30 dặm, bằng phẳng rộng rãi, nước
trong suốt đến đáy. Bên đảo có vô số tổ chim yến, các loại chim đến hàng
nghìn hàng vạn trông thấy người cứ đậu vòng quanh không bay. Bên bãi
cát rất nhiều vật lạ, có thứ ốc có vằn, gọi tên là ốc tai voi, to như cái chiếu,
bụng nó có hột to như ngón tay, sắc nó không được trong như ngọc con trai,
vỏ nó có thể chẻ ra từng phiến và làm vôi trát vách cũng có thứ gọi là ốc xà
cừ có thể làm đồ vật. Có thứ ốc hương, thịt ốc đều có thê ướp và nấu ăn”
( Phủ biên tạp lục, quyển 2, Nói về núi sông, cửa bể, thành ấp, đạo lộ. vvv).
1.3. Các đặc điểm về dân cư tỉnh Quảng Ngãi.
Trong buổi bình minh của lịch sử, vùng đất Quảng Ngãi đã có con
người thời đại đá cũ sinh sống. Dấu tích được tìm thấy ở địa điểm Giếng
Tiền ( huyện Lý Sơn), vốn là miệng núi lửa cổ đã tìm thấy dấu tích cư dân sơ
kì đá cũ sinh sống cách nay 30 vạn năm. Di vật còn lại là nhưng công cụ đá
có vết ghè, mảnh tước. Đến thời hậu kì đá cũ, dấu tích được tìm thấy ở Gò
Trá ( xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh) có niên đại cách nay 15 vạn năm. Công
cụ đá cũ nằm ở bậc thềm cổ do quá trình xâm thực để lộ ra những hiện vật
gồm rìu tay, hạch đá công cụ mũi nhọn hình tam diện cùng khá nhiều mãnh
tước đá. Trong thời đại đá mới, ở vùng đất Quảng Ngãi đã tìm thấy các bằng
chưng cư trú của dân cư hậu kì đá mới, đó là di tích Trà Phong ( huyện Tây
Trà). Cư dân cỗ Trà Phong sống ở vùng thềm thung lũng ven sông suối nhỏ
của vùng thượng nguồn sông Trà Khúc, thuộc các huyện Tây Trà, Trà Bồng
và kéo dài xuống vùng tây huyện Bình Sơn. Cư dân cỗ Trà Phong cư trú ở
ngoài trời, gần sông suối để bắt cá, ốc sinh sống. Gia đoạn muộn hơn họ di
5
chuyển dần xuống vùng thấp hơn như Trà Xuân, Gò Nà. Các công cụ đặt

trưng của cư dân cổ Trà Phong bao gồm loại hình rìu vai ngang, rìu vai có
nấc nhỏ, có mặt cắt thấu kính lồi, loại cuốc vai xuôi bằng đá lửa có kích
thước nhỏ, lạo bàn mài bằng đá có đá granit. Niên đại văn hóa hậu kì đá mới
so kì kim khí Trà Phong này cách nay khoảng từ 4000 đến 3500 năm. Trong
thời đại kim khí, từ sơ kì đồng thau đến sơ kì sắt sớm cư dân cổ đã tiến dần
xuống đồng bằng, định cư lâu dài. Các làng cổ của họ tìm thấy qua các di
tích Long Thạnh, Bình Châu I, Bình Châu II đã cho thấy tầng văn hóa di chỉ
cư trú dày đặt từ 1,5m đến 2m rất ổn định. Đây là những dân cư tiền Sa
Huỳnh thuộc thời đại đồng thau, họ để lại di sản văn hóa vật chất phong phú
bao gồm: dồ gốm, đồ đá, đồ đồng, đồ trang sức bằng đá quý. Họ tiến ra đảo
Lý Sơn khai thác hải sản, tạo dựng dạng văn hóa Sa Huỳnh mang đậm sắc
thái biển. Trong vùng đất liền, các cư dân thời đại đồng thau bước vào thời
đại sát sớm, họ đã tạo dựng nên đỉnh cao văn hóa Sa Huỳnh sơ kì sắt. Trong
giai đoạn sơ kì sắt, cư dân Sa Huỳnh có những làng mạc lớn. Đồng thời cư
dân Sa Huỳnh có những khu nghĩa địa mộ táng lớn như Phú Khương, Thạnh
Đức, Gò Quê.
Người Kinh hiện diện ở Quảng Ngãi bắt đầu chủ yếu từ thế kỉ XV trở đi,
đa số là những nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, vùng Thanh- Nghệ di cư
vào khẩn hoang đất đai lập thành làng mạc. Dưới thời các chúa Nguyễn có
một số người Hoa từ các vùng Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Hải
Nam( Trung Quốc) đến sinh sống ở Thu Sà, các cửa biển Sa Cần, Sa Huỳnh
và một số điểm trung du. Dưới thời Pháp thuộc cho đến hết năm 1975, có
một số người Pháp, Mỹ, Ấn Độ, Chà Và ( Java) đến sống ở Quảng Ngãi,
nhưng chủ yếu là chuyển cư tạm thời hoặc không thành cộng đồng riêng. Ở
miền núi, về dân tộc có sự ổn định hơn, có các dân tộc Hrê, Cor,Ca Dong
sinh sống, họ là cư dân bản địa lâu đời sống theo từng khu vực và có sự đan
6
xen nhất định, có sự giao lưu buôn bán với nhau với người Việt ở miền xuôi.
Từ thời tiền sử, trên vùng đất này phần nào đã có sự hợp chủng hòa huyết
giữa các nhóm Nam Đảo và các nhóm Nam Á. Các dân tộc thiểu số cùng

nằm trong một khu vực lịch sử- dân tộc học, có chung một vân mệnh lịch sử
lâu đời, đã cùng nhau tham gia vào những cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc
lột. Các mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế, văn hóa, xã hội đã có từ lâu đời
nhưng mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán riêng.
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA
TỈNH QUẢNG NGÃI QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ.
2.1. Qúa trình hình thành tỉnh Quảng Ngãi:
Theo các thư tịch cổ thì đất Quảng Ngãi đời nhà Tần ( 221-206
trước Công Nguyên) thuộc đất Tượng Quận, đời vua Hán Vũ Đế ( 141-87
trước Công Nguyên) thuộc quận Nhật Nam. Quận Nhật Nam có 5 huyện:
Chu Ngô, Tỷ Ảnh, Tây Quyển, Lư Dung và Tượng Lâm. Huyện Tượng Lâm
nằm ở cực nam của quận Nhật Nam, bao gồm cả dải đất gồm nam đèo Hải
Vân cho đến Đại Lãnh. Vùng đất tỉnh Quảng Ngãi lúc bấy giờ thuộc huyện
Tượng Lâm của nhà Hán. Đến năm 192 sau Công Nguyên, viên công tào
huyện Tượng Lâm tên là Khu Liên tập hợp dân chúng nổi dậy giết quan
huyện lệnh nhà Hán, tự xưng làm vua và dựng nên nước Lâm Ấp. Trong văn
bia Võ Cạnh ( Nha Trang) có niên đại thế kỉ II sau Công Nguyên có nội
dung tôn vinh Cri Mara là vị vua đầu tiên dựng nên nước Lâm Ấp. Do vậy,
hầu hết các nhà nghiên cứu đều có ý kiến chung về sự đồng nhất giữa Khu
Liên và Cri Mara là một- vị vua đầu tiên của Lâm Ấp. Những thế kỉ sau
Công Nguyên, trên daic đất miền Trung đã hình thành các tiểu quốc cổ gắn
liền với cảnh thị. Khu Liên là lĩnh thủ tập hợp các tiểu quốc ở vùng Tượng
Lâm đứng lên lật đổ ách thống trị của để chế Hán, thống nhất và thành lập
nhà nước Lâm Ấp lấy quốc đô là Trà Kiệu. Thời bấy giờ ranh giới của Lâm
7
Ấp ít nhất kéo dài từ đèo Hải Vân đến vùng đất Nha Trang nơi tìm thấy văn
bia của Võ Cạnh. Dưới triều đại Phạm Văn ( 336-349), Lâm Ấp học được
cách xây thành đắp lũy và xây dựng cung điện theo kiểu Trung Hoa. Năm
347, Phạm Văn đánh chiếm Tây Quyển, đòi nhà Hán lấy Hoành Sơn làm
phân định ranh giới. Năm 446, Đàn Hòa Chi, viên tướng nhà Hán đem quân

đánh Lâm Ấp tiến chiếm Trà Kiệu và thu nhiều vành bạc. Năm 605, Lưu
Phương một tướng của nhà Tùy đánh Lâm Ấp chiếm kinh đô Trà Kiệu, lấy
18 thần chủ bằng vàng ở Mỹ Sơn. Nhà Tùy chia Lâm Ấp thành 3 châu: Đãng
Châu, Nông Châu, Sung Châu, sau đó lại đổi thành quận, Đảng Châu thành
Tỵ Ảnh quận, Nông Châu thành Hải Âm quận, Sung Châu thành Lâm Ấp
quận. Từ năm 758 đến năm 877, người Chăm dời kinh đô về Virapura thuộc
châu Panđuranga đặt tên nước là Hoàng Vương. Từ năm 877 trở đi, người
Chăm đặt tên nước là Chămpa, kinh đo dời về Đồng Dương, sau đó lại dời
về kinh đó cũ nhưng đến năm 1402, lại dời kinh đô về Vijaya ( Bình Định).
Vương quốc Chămpa có 4 đại châu và cả thảy 38 châu, quận lớn nhỏ.
Đại châu ở phía bắc gọi là Amaravati, một phần đại châu này bao gồm cả
Quảng Nam và Quảng Ngãi, có hai kinh đô Trà Kiệu và Đồng Dương. Vùng
đất Quảng Ngãi ngày nay là một tiểu châu trong đai châu Amaravati, thuộc
một trong ba châu là Sung Châu, Nông Châu và Đãng Châu mà nhà Tùy
dựng đặt. Có thể tỉnh Quảng Ngaic thuộc về Nông Châu, sau đổi thành Hải
Âm quận, Bởi lẽ nếu như trên dãi đất của huyện Tượng Lâm đời Hán kéo dài
từ nam đèo Hải Vân đến Đại Lãnh thì Đảng Châu nằm ở phía nam thuộc
vùng Bình Định, Phú Yên. Trong khi đó Sung Châu nằm ở phía bắc đổi
thành Lâm Ấp quận nay thành tỉnh Quảng Nam có kinh đô Trà Kiệu. Như
vậy Nông Châu nằm ở đoạn giữa là vùng đất Quảng Ngãi ngày nay, Nơi đây
có một tiểu quốc cổ ở Cổ Lũy- Phú Thọ, dấu tích văn hóa vật chất của tiểu
quốc cổ này có niên đại kéo dài từ thế kỉ III-VII sau Công Nguyên. Di tích
8
này nằm ở bờ nam sông Trà Khúc có thành Châu Sa là thành đất xây dựng
quy mô của người Chăm. Thành Châu Sa có hai vòng thành nội và ngoại, có
tuyến đường thủy đi ra hai cửa biển là cửa Đại và cửa Sa Kỳ.
Theo Đại Nam nhất thống chí có ghi: “ Xưa là đất Việt thường thị, đời
Tần thuộc Tượng Quận, đời Hán là bờ cõi quận Nhật Nam, đời Đường
thuộc Lâm ấp, đời Tống là đất Cỗ Lũy của Chiêm Thành. Nước ta là nhuận
Hồ lấy đất này đặt hai châu Tư và Nghĩa, thời thuộc Minh, đất này thuộc

phủ Thăng Hoa, nhưng đất vẫn bị Chiêm Thành chiếm cứ. Đầu đời Lê gọi là
Nam Giới, cũng là đất ki mi. Đời Hồng Đức, vua Lê Thánh Tông đi đánh
Chiêm Thành lấy lại đất này đặt làm phủ Tư Nghĩa, lãnh 3 huyện ( Nghĩa
Giang, Bình Sơn và Mộ Hoa) lệ vào Quảng Nam thừa tuyên. Thá iTổ Gia
phụ hoàng đế trấn giữ Thuận Quảng, năm Nhâm Dần thứ 45 ( Lê Hoằng
Định năm thứ 3)( 1602) đổi Tư Nghĩa thành phủ Quảng Nghĩa đặt các chức
tuần phủ và khám lý, vẫn lệ vào Quảng Nam. Đời Tây Sơn đổi làm phủ Hòa
Nghĩa. Năm Tân Dậu( 1801), Thế Tổ Cao Hoàng đánh nam dẹp Tây Sơn,
thu lại đất này, đổi gọi là dinh Quảng Nghĩa, đặt các chức lưu thủ, cai bạ,
ký lục. Năm Gia Long thứ thứ 7, đổi làm trấn, năm thứ 9 đổi lưu phủ làm
trấn phủ. Năm Minh Mênh thứ 8 lại đổi cai bạ và ký lục làm hiệp trấn và
tham hiệp, năm thứ 10, đổi trấn làm tỉnh gọi là tỉnh Quảng Ngãi( Nghĩa),
đặt hai ty bố chánh và án sát, do tuần phủ Nam Ngãi lãnh cả, năm thứ 15
lại gọi là tỉnh Nam Trực.Năm Thiệu Trị thứ 7 đặt tuần phủ Quảng Ngãi, và
đổi đặt tổng đốc Nam Ngãi. Nay lãnh một phủ 3 huyện”. Như vậy, chúng ta
có thể lí giải rằng Quảng Ngãi ra đời từ đó và trải qua nhiều lần nên mới có
tên như ngày nay.
2.2. Sự phát triển của tỉnh Quảng Ngãi qua các giai đoạn lịch sử:
 Tỉnh Quảng Ngãi thời kì năm 1402- 1832:
Năm 1402, nhà Hồ sáp nhập đất Chiêm Động và Cổ Lũy
Động vào Đại Việt và cử con trai Chế Bồng Nga là Chế Ma Nô Dã Nam làm
9
quan cai trị. Hồ Qúy Ly vừa chiêu mộ vừa bắt dân chúng các xứ Thanh Nghệ
không có ruộng đất vào Chiêm Động và Cổ Lũy khẩn hoang lập làng. Nhà
Hồ đổi tên vùng đất cHiêm Đọng và Cổ Lũy thành lộ Thăng Hoa, gồm bốn
châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa. Trong đó hai châu Tư, Nghĩa thuộc vùng đất
Quảng Ngãi ngày nay. Châu Tư nằm phía Bắc sông Trà Khúc gồm hai huyện
Trì Bình và Bạch Ô, châu Nghĩa nằm ở phía nam sông Trà Khúc gồm 3
huyện là Nghĩa Thuần, Nga Bôi và Khê Cẩm. Theo Đại Nam nhất thống chí
phần Quảng ngãi có viết huyện Trì Bình và huyện Bạch Ô như sau: “ Đất

Man Thanh Cù là huyện Bạch Ô xưa. Miền thượng lưu sông Trà Khúc là đất
Thanh Cù”. Như vậy có thể là huyện Bạch Ô và huyện Trì Bình bao gồm các
huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, một phần huyện Sơn Hà và huyện Trà Bồng
ngày nay. Huyện Ngiã Thuần theo Đại Nam nhất thống chí bao gồm huyện
Chương Nghĩa và đất Minh Long, Tử Tuyền, huyện Khê Cẩm bao gồm cả
huyện Mộ Đức và Đức phổ ngày nay. Trong buổi đâì thời Lê Sơ vùng đất
Quảng Nam, Quảng Ngãi trên bản đò được ghi là Nam Giới và xem là đất ky
my ( tức là chỉ ràng buộc vào) như một phiên giậu của Đại Việt. Năm Hồng
Đức thứ hai ( 1471)xảy ra cuộc xung đột giữa phong kiến Đại Việt và phong
kiến Chămpa. Vua Lê Thánh Tông thân chinh và đánh thắng Chămpa, cắt đặt
vùng đất từ phía nam đèo Hải Vân đến dèo Cù Mông làm thừa tuyên Quảng
Nam. Đạo thừa tuyên Quảng Ngãi bao gồm ba phủ là: phủ Thăng Hoa lãnh 3
huyện, phủ Tư Nghĩa lãnh 3 huyện và phủ Hoài Nhân lãnh 3 huyện. Ranh
giới phủ Tư Nghĩa thời Lê Sơ bao gồm cả vùng đất Quảng Ngãi ngày nay.
Phủ Tư Nghĩa lãnh 3 huyện Bình Sơn, Mộ Hoa, Nghĩa Giang.
Dưới thời Mạc từ năm 1527, vùng đất Quảng Ngãi vần giữ
nguyên tên gọi hành chính như dưới thời nhà Lê Sơ. Năm Mậu Ngọ 1558,
đời vua Lê Anh Tông, Đoan quận công Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận
Hóa. Năm 1568, trấn thủ xứ Quảng Nam là Bùi Tá Hán chết, Nguyễn Bá
10
Quýnh thay thế nhưng năm sau được điều chuyển ra Bắc. Đến năm 1570,
vua Lê Anh Tông giao cho Nguyễn Hoàng kiêm quản luôn cả trấn Quảng
Nam. Năm 1602, chúa Nguyễn Hoàng đổi thừa tuyên Quảng Nam thành
Dinh Quảng Nam có 5 phủ, đổi tên phủ Tư Nghĩa thành phủ Quảng Nghĩa
( hay Ngãi) thuộc dinh Quảng Nam. Như vậy địa danh Quảng Nghĩa ( hay
Ngãi) xuất hiện từ những năm đầu thế kỉ XVII và tồn tại cho đến ngày nay.
Từ đời các chúa Nguyễn hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng
thuộc về địa phận Quảng Ngãi: “ Ở ngoài biển về xã An Vĩnh, huyện Bình
Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 130 bãi cát cách nhau hoặc đi một ngày đường
hoặc vài trống canh, kéo dài không biết mấy ngàn dặm, tục gọi là “ Vạn lý

Trường Sa”. Trên bãi có giếng nước ngọt . Sản vật có hải sâm, đồi mồi, ốc
hoa, ba ba… Buổi quốc sơ khai đặt đội Hoàng Sa hơn 70 người, lấy dân xã
An Vĩnh sung vào, hằng năm đến tháng ba thì đi thuyền ra, độ ba đêm ngày
thì về đến bãi, tìm lượm hóa vật, đến tháng tám thì về nộp. Lại có đội Bắc
Hải, mộ người thuộc thôn Tư Chánh thuộc Bình Thuận hoặc xã Cảnh Dương
sung vào, sai đi thuyền nhỏ đến các xứ Bắc Hải, Côn Lôn để tìm lượm hóa
vật, đội này cũng do đội Hoàng Sa kiêm quản”. Đến thời Tây Sơn, cải đặt
phủ Quảng Nghĩa thành phủ Hòa Nghĩa thuộc quyền quản lý của vua Thái
Đức- Nguyễn Nhạc. Các đơn vị hành chính vẫn giữ nguyên như thời các
chúa Nguyễn.
Năm 1801, Nguyễn Ánh đánh chiếm được Quảng Ngãi từ Tây Sơn.
Năm Gia Long thứ 2 ( 1803), đổi phủ Hòa Nghĩa thành dinh Quảng Nghĩa.
Đến năm Gia Long thứ 7 ( 1808) đổi dinh thành trấn. Trấn Quảng Ngãi năm
1813 đời vua Gia Long có phủ Tư Nghĩa và ba huyện Bình Sơn, Chương
Nghĩa và Mộ Hoa.
 Tỉnh Quảng Ngãi từ năm 1832 đến năm 1885:
11
Đến năm Minh Mạng thứ 13 ( 1832) đã đổi trấn thành tỉnh, trấn
Quảng Ngãi dưới thời Gia Long được đổi thành tỉnh Quảng Ngãi gồm có
một phủ Tư Nghĩa kiêm lý huyện Chương Nghĩa và thống hoạt hai huyện
Bìn Sơn và Mộ Hoa. Vì vậy, mà dến năm 1832, lần đầu tiên Quảng Ngãi
mang danh xưng hành chính là tỉnh. Huyện Bình Sơn thời Hồ và thời thuộc
Minh là đất hai huyện Trì Bình, Bạch Ô thuộc Tư Châu, thời Lê Sơ đạt là
huyện Bình Sơn, đời các chúa Nguyễn vẫn giữ nguyên tên huyện. Huyện
Chương Nghĩa là đất hai huyện Nghĩa Thuần và Nga Bôi thuộc Nghĩa Châu,
đến thời Lê Sơ là huyện Nghĩa Giang và sau đó đổi thành huyện Chương
Nghĩa. Huyện Mộ Hoa là đất huyện Khê Cẩm thuộc Nghĩa Châu đến thời Lê
Sơ và đời các chúa Nguyễn vẫn giữ nguyên tên huyện.
 Tỉnh Quảng Ngãi từ năm 1885 đến năm 1945:
Đây là giai đoạn triều Nguyễn hoàn toàn phụ thuộc vào sự

thống trị của thực dân Pháp. Dưới thời Đồng Khánh năm 1885 đến năm
1888 không có sự thay đổi và vần giữ nguyên phủ Tư Nghĩa và ba huyện.
Đến năm Thành Thái thứ hai ( 1890) các đơn vị hành chính lại được thiết lập
mới như huyện Bình Sơn tách ra thành huyện Bình Sơn và Châu Sơn Tịnh,
huyện Chương Nghĩa tách thành phủ Tư Nghĩa và châu Nghĩa Hành, huyện
Mộ Đức tách thành huyện Mộ Đức và châu Đức Phổ trực thuộc sơn phòng
Nghĩa Định . Đến năm 1915, thực dân Pháp đổi bốn nguồn thành đồn, các
nguồn Thanh Bang, Thanh Cù, Phụ An và An Ba đổi thành các đồn Trà
Bồng, Sơn Hà, Minh Long và Ba Tơ. Năm 1929, huyện Bình Sơn đổi thành
phủ Bình Sơn. Năm 1931, tổng Lý Sơn thuộc phủ Bình Sơn đổi thành đồn
Lý Sơn. Năm 1932 huyện Sơn Tịnh đổi thành phủ Sơn Tịnh, huyện Mộ Đức
đổi thành phủ Mộ Đức. Như vậy, tính đến năm 1932, tỉnh Quảng Ngãi có 4
phủ, 2 huyện và 5 đồn. Từ ngày 9/3/1945 đến ngày 19/8/1945 dưới thời Nhật
thuộc sau khi thực dân Pháp bị Nhật đảo chính, tổ chức hành chính không
12
đổi chỉ thay tên gọi của các người quản lý là Tuần Vũ gọi là Tỉnh trưởng; Tri
phủ, Tri huyện gọi là huyện trưởng, chức Chánh phó sứ thời Pháp do một co
quan hiến binh Nhật đảm trách.
 Tỉnh Quảng Ngãi trong thời kì năm 1945 đến năm 1975:
Sau thắng lợi cách mạng tháng 8 năm 1945, chính quyền cách
mạng lấy tên các nhà cách mạng yêu nước đặt cho các đơn vị hành chính từ
cấp tỉnh đến cấp phủ, huyện, xã. Tỉnh Quảng Ngãi mang tên tỉnh Lê Trung
Đình, phủ Bình Sơn mang tên Nguyễn Tự Tân, phủ Sơn Tịnh mang tên
Trương Quang Trọng, phủ Tư Nguyễn mang tên phủ Nguyễn Sụy( Thụy ),
phủ Mộ Đức mang tên phủ Nguyễn Bá Loan, huyện Nghĩa Hành mang tên
huyện Lê Đình Cẩn, huyện Đức Phổ mang tên huyện Nguyễn Nghiêm, đồn
Lý Sơn gọi là tổng Trần Thành. Đến thời điểm trước cuộc bầu cử Quốc hội
đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tên của tỉnh, huyện, xã đều
vẫn giữ như cũ. Đảo Lý Sơn sáp nhập lại vào huyện Bình Sơn, bãi bỏ đơn vị
hành chính cấp tổng, thiết đặt đơn vị xã trực thuộc huyện, ở miền núi thì bỏ

các chức “ Chánh tổng dịch man”, “ Phó mục” thay thế bằng tổng chức hành
chính cấp xã. Đến cuối thời kì kháng chiến chống Pháp tỉnh Quảng Ngãi có
10 huyện với 141 xã.
 Tỉnh Quảng Ngãi trong thời kì từ năm 1975 đến năm 2005:
Từ ngày 10/11/1945 đến ngày 30/6/1989 tỉnh Quảng Ngãi hợp nhất
với tỉnh Bình Định thành tỉnh Nghĩa Bình. Huyện Tư Nghĩa hợp nhất với thị
xã Quảng Nghĩa, huyện Nghĩa Hành hợp nhất với huyện Minh Long thành
huyện Nghĩa Minh, huyện Sơn Tây hợp nhất với huyện Sơn Hà thành huyện
Sơn Hà. Năm 1982, theo quyết định của quốc hội có sự điều chỉnh về hai
đơn vị lãnh thổ hành chính trên: tách thị xã Quảng Nghĩa thành thị xã Quảng
Ngãi và huyện Tư Nghĩa, tách huyện Nghĩa Minh thành huyện Nghĩa Hành
và huyện Minh Long như cũ. Năm 1993, đảo Lý Sơn tách ra khỏi huyện
13
Bình Sơn, chính thức thành lập huyện Lý Sơn theo quyết định của Thủ
Tướng chính phủ, huyện Lý Sơn gồm có hai xã là Lý Hải và Lý Vĩnh. Năm
1994, huyện Sơn Hà được tách ra thành huyện Sơn Hà và huyện Sơn Tây.
Đến năm 2003, huyện Trà Bồng được tách ra thành 2 huyện là huyện Trà
Bồng và huyện Tây Trà. Như vậy, đến năm 2005, Quảng Ngãi có 14 đơn vị
hành chính cấp huyện thành phố, gồm 1 thành phố , 6 huyện miền núi, 6
huyện đồng bằng và một huyện đảo.
2.3. Kiến trúc thành quách ở Quảng Ngãi:
Ở Quảng Ngãi cũng có rất nhiều thành theo các kiểu kiến trúc khác
nhau tạo nên một nét đặc trưng riêng, phong phú và phù hợp với kiểu kiến
trúc của người Sa Huỳnh xưa như cấu trúc thành Châu Sa, hệ thống phòng
thành Cỗ Lũy, thành cổ Xuân Quang và cuối cùng là thành tỉnh Quảng Ngãi.
Thành cổ Châu Sa nằm ở xã Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh, còn gọi là
thành Hời là một ngôi thành đất được xây dựng vào khoảng thế kỉ IX-X.
Phía tây giáp núi Bàn Cờ, phía Nam giáp sông Trà Khúc, phía bắc giáp núi
Đầu Voi. Thành Châu Sa gồm một thành ngoại và một thành nội, theo bình
đồ hình chữ nhật. Thành nội có chiều ngang dài 558m và chiều dài là 586 m,

chân rộng 25m, bề mặt rộng 5,2m. Thành ngoại có hai bờ dài 600m, chạy ra
giáp sông Trà Khúc, thành có hào rộng 12m, bọc ngoài thành. Theo Đại
Nam nhất thống chí ở phần về tỉnh Quảng Ngãi có ghi là chu vi thành hơn 5
mẫu, 2 xào.
Hệ thống phòng thành Cổ Lũy thuộc xã Nghĩa Phú, huyện Tư
Nghĩa, nằm bên hữu ngạn sông Trà Khúc, gần cửa đại Cổ Lũy do vương
quốc Chămpa xây dựng vào khoảng thế kỉ IX-X là một hệ thống phòng
thành cho thành Châu Sa.Hệ thống vòng thành Cổ Lũy này có 3 vòng thành
là thành Bàn Cờ, thành Hòn Yàng, lũy Cổ Lũy. Thành Bàn Cờ là công trình
chính của hệ thống phòng thành Cổ Lũy, có hình thang cân, cạnh trên 52m,
đáy 60m, cao 25m, diện tích mặt thành khoảng 500m
2
, bờ thành Bàn Cờ vốn
14
được xây bằng gạch, trên mặt thành có tháp Chăm, nhưng nay đã bị phá chỉ
còn ngổn ngang gạch vỡ. Thành Hòn Yàng, cách thành Bàn Cờ khoảng 30m
về phía Bắc, gần sát sông Trà Khúc là một thành cổ được đắp bằng đất nhỏ
hơn thành Bàn Cờ, cũng có hai bờ thành nội và thành ngoại. Lũy Cổ Lũy
nằm cách cửa Đại khoảng 700m nhưng ngày nay hầu như không còn dấu vết
gì.
Thành cổ Xuân Quang thuộc thôn Xuân Quang, xã Nghĩa Hà, huyện
Tư Nghĩa do Trấn Nam dinh phó đô tướng Mai Đình Dõng tổ chức xây dựng
từ cuối thế kỉ XVI, thành này được đắp bằng đất, cao 5 thước ( 2m), đông
tây 53 trượng (106m), nam bắc 92 trượng (184m). Cũng như hệ thống phòng
thành Cổ Lũy nay thành này cũng bị phá và hầu như không còn lại dấu tích
gì.
Thành tỉnh Quảng Ngãi nằm trong khu vực thành phố Quảng Ngãi
hiện nay, thành được xây dựng từ năm 1807 và xây bằng ong đá năm 1815.
Thành Quảng Ngãi có cấu trúc theo kiểu Vôbăng ( Vauban) của người Pháp,
bình đồ vuông, được xây bằng đá ong có chu vi hơn 2000m, cao 4m tổng

diện tích trên 26 ha. Thành có ba cửa là đông, tây, bắc. Bên trong cửa thành
có các con đường lát gạch. Cửa thành xây hình vòm cốm có vọng lâu và có
trang bị súng thành công. Hào thành rộng hơn 20m, thông với sông Trà
Khúc. Thời phong kiến trong thành có các ty Phiên, ty Niết và các cơ quan
đứng đầu cấp tỉnh, hành cung, sau cón có các dinh thự khác như dinh Tuần
vũ, Lãnh binh, Đốc học, Thái y viện. Vào thời Pháp thuộc có sở Lục lộ,
Dinh phó sứ, Bưu điện. Thành được san bằng để tiêu thổ kháng chiến từ năm
1947 nên mãi đến ngày nay chỉ còn lại một chút dấu vết ở phía Nam và phía
Đông thành.Trước khi thành Quảng Ngãi dời về địa điểm hiện nay, lỵ sở
dinh, trấn Quảng Ngãi đóng ở Phú Nhơn, Sơn Tịnh, sau dời về làng Phú
Đăng nhưng nay các thành này gần như không còn dấu vết. Ở Quảng Ngãi
15
còn có thành cổ Bình Sơn, huyện Bình Sơn. Theo Đại Nam nhất thống chí
có ghi “ thành ở phía tây trại An Hòa và Kim Thành, tương truyền thành là
lụy sở cũ của huyện Bình Dương đời Lê, chỗ đóng thành là Thượng Nha”.
2.4. Một số nhân vật tiêu biểu đã làm nên một tỉnh Quảng Ngãi có được
những thành tựu như ngày nay:
Qảng Ngãi là một tỉnh hội tụ được các nhân vật lịch sử có công rất lớn
đối với công cuộc hoàn thiện và thống nhất đất nước từ trong lịch sử cho tới
nay, tiêu biểu có các nhân vật như: Lê Văn Duyệt, Trương Đăng Quế,
Nguyễn Bá Nghi, Phạm Văn Đồng cùng với rất nhiều nhân vật lịch sử khác.
Tuy nhiên, em xin nêu ra một số nhân vật như trên để có thể thấy rõ được từ
xưa đến nay vùng đất Quảng Ngãi cũng có thể sinh ra nhưng anh hùng hào
kiệt như vậy.
Lê Văn Duyệt sinh năm 1764 và mất năm 1832, ông nguyên quán ở
huyện Mộ Đức. Đầu triều Nguyễn trung hưng vua trao cho ông làm chức
Thái giám, theo vua qua Vọng Cát ( bangkok) chinh phạt, lập được võ công
đệ nhất nên được ban tước Quận công Chưởng Tả quân. Đầu niên hiệu Gia
Long, ông được phong làm Bình Tây tướng quân ra dẹp loạn ở Bắc Thành
rồi dẹp yên moi Thạch Bích nên được sai giữ chức Tổng Trấn Gia Định. Sau

khi xử trí công việc Tiêm La ( Thái Lan), Chân Lạp được yên ổn vua lại
triệu ông về. Thời vua Gia Long thứ 18 ( 1819), ông được cử đi kinh lược
trấn Thanh Hóa và Nghệ An dẹp yên trộm cướp. Mùa đông năm ấy, sau khi
được triệu về ông phụng di chiếu giữ chức Giám đốc Thần sách quân Ngũ
dinh. Đầu niên hiệu Minh Mệnh ông lại được ra lãnh Tổng Trấn Gia Định,
qua năm Minh Mạng thứ 13 ( 1832) ông bị bệnh rồi mất và được tặng tước
Thái Bảo. Đến năm Tự Đức thứ 21 ( 1868) ông được truy phục Vọng Các
Công thần Chưởng Tả quân Bình Tây tướng quân Quận Công và cho thờ vào
miếu Trung hưng công thần.
16
Trương Đăng Quế sinh năm 1974 và mất năm 1865 thuộc người của
huyện Bình Sơn, thi đậu Hương tiến ( cử nhâ ) vào niên hiệu Gia Long
( 1819), ông là người khai khoa đầu tiên ở tỉnh Quảng Ngãi. Đầu niên hiệu
Minh Mạng, sung chức Đông cung bạn độc ( người dẫn cho Đông Cung
Hoàng Tử học tập) dần dần được thăng đến chức Binh Bộ thượng thư, sung
Cơ Mật Đại Thần. Năm Minh Mạng 14 ( 1833) gia hàm Thái Tử Thiểu bảo.
Năm Minh Mạng thứ 17, ông được sung kinh lược Đại sứ vào khám đạc
điền thổ ở 6 tỉnh Nam Kỳ rồi được thăng làm hiệp biện Đại học sĩ. Sau các
vua sau ông được thăng rất nhiều chức khác nhau. Ông phụng sự cho 4 triều
vua và nắm giữ các cơ quan quan trọng trong triều đình.
Nguyễn Bá Nghi là người thuộc huyện Mộ Đức đậu Phó bảng năm Minh
Mạng thứ 13 ( 1832) và lần lượt được làm các chức Án sát Vĩnh Long, Bố
chánh An Giang. Ddowif Tự Đức thăng Tổng đốc Sơn- Hưng- Tuyên, được
triệu về kinh làm Hộ bộ Thượng thư, sung Kinh diên nhật giảng quan kiêm
sung cơ mật viện đại thần. Năm Tự Đức 14 ( 1861) sung Khâm sai đại thần
vào quân thứ Gia Định thanhd, trù hoạch đánh hay giữ. Sau nhiều biến đổi
thăng trầm ông đã dâng sơ lên triều xin từ chức rồi sau đó ông bị bện và mất
ở sở lỵ.
Phạm Văn Đồng sinh năm 1906 ở huyện Mộ Đức, ông là người có công
rất lớn trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Năm 1940

ông được cử đi Côn Minh gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và sau đó được đám
nhận nhiệm vụ trưởng phái đoàn Chính Phủ Viêt Nam dân chủ cộng hòa đi
đàm phán với chính phủ cộng hòa Pháp. Trước ngày kháng chiến toàn quốc
năm 1946 ông được cử vào Quảng Ngãi làm đại diện Trung ương Đảng và
Chính phủ tại miền Nam trung bộ. Ông luôn có những công lao rất lớn trong
cuộc kháng chiến chống Pháp và được mọi người tin tưởng giao cho những
trọng trách quan trọng.
17
Thật vậy, có thể nói vùng đất Quảng Ngãi đã sản sinh ra những con người
như thế, những con người hết lòng vì nước vì dân, luôn đặt trọng trách nước
nhà lên trên trọng trách gia đình. Họ là những tấm gương để cho chúng ta
noi theo.

CHƯƠNG III: GIÁ TRỊ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH
QUẢNG NGÃI HIỆN NAY.
3.1.Những giá trị của tỉnh Quảng Ngãi trong thời đại ngày nay:
Tỉnh Quảng Ngãi hiện nay với dân số là 1.227,9 nghìn người ( 2012).
Gồm có 4 dân tộc chính đang sinh sống tại đây trong đó dân tộc Kinh chiếm
đa số trong các dân tộc khác. Hiện nay, Quảng Ngãi là một tỉnh có tiềm năng
rất phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh….Chính những yếu tố đó
đã tạo cho Quảng Ngãi có những đặc trưng riêng.
Về kinh tế ở Quảng Ngãi hiện nay đã có những bước phát triển vượt
bậc, xây dựng nên nhiều khu công nghiệp như khu công nghiệp Tịnh Phong,
đặc biệt là hình thành nên một cảng Dung Quất hiện đại với những định
hướng phát triển vượt bậc, có hàng trăm nhà máy vận hành và đạt hiệu quả
cao đem lại một nguồn lợi rất lớn cho Tỉnh Quảng Ngãi và cho đất nước.
Về xã hội, hiện nay Quảng Ngãi đang dần hướng đến một xã hội ổn
định, giảm thiểu tệ nạn xã hội và tạo cho nhân dân một cuộc sống trong lành.
Nhờ có một vị trí địa lý khá thuận lợi như vậy, Quảng Ngãi đã thu được
rất nhiều nguồn lời từ biển như khai thác được nhiều hả sản quý hiếm, cung

18
cấp nguồn hai sản cho cả tỉnh và vươn ra ngoài khu vực. Đặc biệt ở Quảng
Ngãi có huyện đảo Lý Sơn, là một huyện đảo duy nhất ở Quảng Ngãi với rất
nhiều đặc sản không những dưới nước mà còn trên cạn như tỏi Lý Sơn được
nhân dân cả nước và quốc tế đều biết đến.
Những di tích cổ xưa của người Sa Huỳnh ở vùng này đã để lại cho
Quảng Ngãi những điểm du lịch và đến tham quan khá đông như có khu di
tích lịch sử Sơn Mỹ, thành Châu Sa là những dấu tích chiến tranh và dấu tích
về con người Quảng Ngãi. Ngoài ra , ở đây có những bãi biển như bãi biển
Mỹ Khê là bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi, Núi Ấn sông Trà là một nơi thu
hút được rất nhiều khách du lịch đến tham quan và nghĩ dưỡng.
3.2. Tiềm năng phát triển của tỉnh Quảng Ngãi ngày nay:
Hiện nay tỉnh Quảng Ngãi có một sự phát triển tương đối mạnh mẽ
dựa vào nhưng thế mạnh hiện có của nó. Quảng Ngãi là một tỉnh có nhưng
tiềm năng về kinh tế và du lich rất lớn.
Thành phố Quảng Ngãi được xây dựng bên bờ sông Trà Khúc, từ
xa xưa đã có nhưng bánh xe nước to lớn quay suốt ngày đêm, vừa tô đẹp cho
phong cảnh, vừa cấp nước cho các ruộng lúa, ruộng mía làm nguyên liệu
làm ra các loại đường cát, đường phèn, đường phổi, mạch nha, kẹo gương
nỏi tiếng đất nước. Quảng Ngãi có cảng Dung Quất, một cảng có độ sâu lý
tưởng đang hoạt động mạnh mẽ và dần trở thành một cảng dầu khí lớn nhất
Việt Nam với thành Phố Vạn Tường đang ngày cành hiện đại hóa. Quảng
Ngãi, mãnh đất giàu tiềm năng đang chờ đợi đầu tư hơn nữa để trở thành
một trong những trung tâm phát triển ở miền Trung và là điểm du lịch thu
hút khách trong và ngoài nước ngày càng đông. Là một tỉnh có nền văn hóa
lâu đời, nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh như cảnh đẹp
núi Ấn, sông Trà Khúc, Cổ Lũy Cổ thôn rợp mắt bóng dừa, bãi tắm Sa
Huỳnh nước trong xanh, cát trắng, lộng gió, đi tích kiến trúc thành cổ Châu
Sa Huỳnh cùng với đó là một hệ thống giao thông tương đối thuận lợi cho
19

việc tham quan nghĩ dưỡng. Ở đây có những di tích lịch sử, văn hóa nổi
tiếng như chùa Ông, di tích lịch sử Sơn Mỹ và thành cổ Châu Sa đã trở
thành những điểm tham quan rất đắc mắt. Đến đây người ta có thê tưởng
tượng ra một cuộc sống đơn giản mà bình dị của người dân Quảng Ngãi từ
xa xưa cho đến nay.
Là một vùng đất vừa đồng bằng vừ miền núi, bên cạnh đó có một
vùng biển rộng lớn rất thuận lợi cho phát triển cả về nông lâm ngư nghiệp.
Miền núi tỉnh Quảng Ngãi chiếm một diện tích lớn thuận lợi cho việc trồng
các loại cây công nhiệp nhằm thu lại lợi ích cao, chiếm 2/3 diện tích đất tự
nhiên vùng núi và trung du của Quảng Ngãi với nhiều bề mặt san bằng , vỏ
phong hóa dày có nhiều thuận lợi cho phát triển các cây lâm nghiệp như cây
xu, bạch đàn, keo và các loại cây ăn trái khác. Vùng đồng bằng có đất phù sa
và đât xám rất thuận lợi cho trồng các loại cây như lúa, hoa màu đặc biệt là
rất thuận lợi cho trồng mía để sản xuất đường. Phát triển tiềm năng biển là
một trong những vấn đề hết sức quan trọng đối với tỉnh Quảng Ngãi, là khu
vực có một vùng biển rộng và sâu vì thế góp phần thu hút được nguồn đầu tư
nước ngoài rất mạnh. Dung Quất là một khu công nghiệp mới được hình
thành nhưng khu vực này có một tiềm lực rất lớn, với nhà máy lọc dầu hiện
đại hàng năm khu công nghiệp Dung Quất đã cung cấp đầy đủ lượng dầu
cần thiết cho tiêu dùng ở nước ta không những thế còn là mặt hàng xuất
khẩu qua nước ngoài.
Ngoài ra, hiện nay Quảng Ngãi đã tiến hành các biện pháp cải cách
nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống nhân dân, các chính sách nâng cao chất
lượng cuộc sống, cải thiện những mặt yếu kém để có thể bắt kịp với sự phát
triển của các tỉnh trong khu vực.
20
PHỤ LỤC:
Bản đồ tỉnh Quảng Ngãi thời nhà Lê
21
Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ngãi.

22
Bản đồ mạng lưới sông ngòi tỉnh Quảng Ngãi.
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.Lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, tiềm năng kinh tế 63 tỉnh thành Việt
Nam, tập 2- Phạm Duy Thanh Long- Nxb Thời Đại, 2002.
2.Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam tập 4, Các tỉnh thành phố duyên hải
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên- Lê Thông ( chủ biên)- Nxb Giáo Dục, 2002.
3.Đại Nam nhất thống chí, tập 2, quyển 8- Tỉnh Quảng Ngãi, Quốc sử quán
triều Nguyễn- Viện sử học- Viện khoa học xã hội Việt Nam, Nxb Thuận
Hóa, 2006.
4.www.quangngai.gov.vn.
5.www.chinhphu.gov.vn.
24

×