Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

skkn kinh nghiệm hướng dẫn học sinh đinh hướng nghề nghệp ở thpt chuyên lê quý đôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.91 KB, 30 trang )

I. HOÀN CẢNH NẢY SINH
1. Cơ sở lý luận:
1.1 Tư vấn hướng nghiệp (TVHN) là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của trung tâm
kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp (KTTH-HN).
Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm KTTH-HN do Bộ GD&ĐT ban hành kèm
theo Quyết định số 44/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 7 năm 2008, tại mục 1, Điều 3 (Phụ
lục IV), nêu rõ:
“Nhiệm vụ của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp:
1. Dạy công nghệ, kỹ thuật, dạy nghề phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh
học chương trình giáo dục phổ thông.
. . . ”
Như vậy, cùng với dạy công nghệ, kỹ thuật, nghề phổ thông, TVHN cho học sinh phổ
thông (HS) là nhiệm vụ hàng đầu của trung tâm KTTH-HN, trong số 6 nhiệm vụ đã được Bộ
GD&ĐT quy định trong Quy chế 44/2008.
Do vị trí quan trọng của nhiệm vụ TVHN, cũng như ý nghĩa thực tiễn to lớn của nó đối
với HS, trong những năm qua Bộ GD&ĐT (thông qua Trung tâm Lao động-Hướng nghiệp Bộ)
đã tổ chức 2 đợt tập huấn về TVHN cho cán bộ giáo viên các trung tâm KTTH-HN trong toàn
quốc, đợt I vào tháng 7 năm 2003 và đợt II vào tháng 8 năm 2006.
1.2. TVHN giúp chọn nghề phù hợp.
TVHN giúp xác định miền chọn nghề tối ưu theo sơ đồ sau:
Miền chọn nghề tối ưu rất hẹp, chỉ là giao của 3 miền xu hướng, năng lực và nhu cầu
nghề. Bởi vậy, chọn nghề phù hợp là một việc không đơn giản.
Nhấn mạnh vai trò của sự phù hợp nghề, cố Bộ trưởng Tạ Quang Bửu đã nói: “có những
nghề phù hợp với sở trường và năng lực, nhưng chưa thể là nghề “kiếm cơm”. Tuy vậy, đến
một giai đoạn chín muồi, khi đã thực sự vững tay nghề sở đắc thì sẽ bước vào thời “nhất nghệ
tinh, nhất thân vinh”.
Honda cũng đã phát biểu: “Nghề không thiếu, chỉ thiếu người chí thú với nghề, phù hợp
với nghề. ”
TVHN cho HS phổ thông chính là giúp các em học cách làm chủ cuộc đời mình, làm
chủ tương lai. TVHN có hiệu quả sẽ góp phần tạo ra một lực lượng lao động trong tương lai có
định hướng rõ ràng, có năng lực nghề nghiệp tốt, sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động, là


tiền đề cho sự phát triển xã hội.
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1. Thực tiễn công tác hướng nghiệp hiện nay:
Xu
hướng
Năng
lực
Nhu
cầu
Mặc dù hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp (SHHN) đã được Bộ GD&ĐT triển khai vào
nhà trường phổ thông trong nhiều năm qua, nhưng hiệu quả mang lại vẫn chưa đáp ứng yêu
cầu thực tiễn cũng như nguyện vọng của học sinh (HS) và phụ huynh trong việc định hướng
nghề nghiệp tương lai.
Để khắc phục tồn tại đó, một trong những biện pháp hàng đầu là phải tăng cường công
tác tư vấn hướng nghiệp (TVHN) cho HS ngay trong giai đoạn các em học trung học cơ sở
(THCS) và trung học phổ thông (THPT). Đối với THCS, TVHN chủ yếu tập trung vào việc
“hướng học”, còn đối với THPT, TVHN là biện pháp trọng tâm giúp các em định hướng nghề
nghiệp tương lai một cách rõ ràng, lựa chọn trường thi, ngành học để hiện thực hóa định hướng
đó.
Tuy nhiên, do TVHN chưa được coi trọng và đầu tư đúng mức, đa số HS THPT tới ngày
làm hồ sơ tuyển sinh vẫn rất mơ hồ về chọn nghề, nhất là không có hiểu biết đầy đủ, có hệ
thống về phương pháp chọn nghề phù hợp. Bằng chứng là số liệu khảo sát từ 200 HS khối 11
các trường THPT Chu Văn An và THPT Nguyễn Trãi đầu năm học 2009-2010 cho thấy:
- Chỉ có 37,5% trả lời đúng thế nào là chọn nghề phù hợp;
- Chỉ có 38,5% trả lời đúng thế nào là tìm hiểu bản thân để định hướng nghề nghiệp;
- Và chỉ có 22% trả lời đúng thế nào là TVHN.
Hoàn toàn có căn cứ khi dư luận xã hội, thông tin đại chúng đã không ít lần phàn nàn về
sự yếu kém của công tác hướng nghiệp (trong đó có TVHN) trong nhà trường phổ thông, dẫn
đến đa số HS rất lúng túng trong việc chọn hướng đi, ngành học, trường thi khi làm hồ sơ
tuyển sinh; để rồi tới buổi “Tư vấn mùa thi” do các đài-báo tổ chức, HS “nô nức” đến nghe với

vô vàn câu hỏi. Việc tư vấn cho HS trước mùa thi như lâu nay mà một số báo, đài và các
trường đại học, cao đẳng , THCN đã làm là rất đáng hoan nghênh, nhưng vẫn chỉ là cách làm
theo kiểu phong trào, chủ yếu để giới thiệu về các trường, chứ không thể thay thế cho việc
TVHN một cách bài bản, có hệ thống, mang tính khoa học trong nhà trường.
Từ đó mà đã xẩy ra không ít những trường hợp thương tâm do không thỏa mãn nguyện
vọng sau mỗi “mùa” tuyển sinh, hoặc bỏ học giữa chừng do chọn ngành học không phù hợp,
hoặc học xong không có việc làm, phải đào tạo lại, v.v
2.2. Thực trạng công tác TVHN hiện nay tại các cơ sở giáo dục:
Từ năm học 2007-2008 đến nay, sinh hoạt hướng nghiệp (SHHN) được đưa lại về các
trường phổ thông theo chương trình đổi mới, với thời lượng 3 tiết/tháng. Một năm sau, chương
trình Hoạt động giáo dục hướng nghiệp (GDHN) bị rút xương còn 1 tiết/tháng. Nội dung
TVHN, vì vậy, bị rút xuống còn một bài.
Theo phản ánh của cán bộ giáo viên từ các trường THPT tham dự đợt tập huấn do Trung
tâm hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực (Trung tâm Lao động hướng nghiệp cũ) tổ
chức tại Đắc Lắc tháng 9 năm 2009, thì do thời lượng quá ít, giáo viên không có điều kiện
hướng dẫn cho HS quy trình thực hiện các trắc nghiệm tự tìm hiểu bản thân đã triển khai tập
huấn trước đây, dẫn đến HS không thể tự tìm hiểu năng lực nghề của bản thân, nên chất lượng
TVHN nói riêng và GDHN nói chung ở các trường phổ thông chưa thể đáp ứng yêu cầu của
công tác hướng nghiệp.
Còn ở các trung tâm Kỹ thuật tổng hợp-Hướng nghiệp, phần lớn là không thực hiện
nhiệm vụ TVHN (trong đó có một số trung tâm ở Ninh Thuận). Trong lúc cũng có một số trung
tâm đã thực hiện khá tốt nhiệm vụ này, như Trung tâm KTTH-HN Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên,
Trung tâm KTTH-HN tỉnh Nghệ An, nhưng đều dựa trên cơ sở những quy định riêng do các
trung tâm tự đặt ra.
2.3. TVHN trong những năm qua tại Trung tâm KTTH-HN Phan Rang.
Sau khi tham gia các đợt tập huấn của Bộ, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp-Hướng nghiệp
Phan Rang (Trung tâm) đã tham mưu lên Sở GD-ĐT dự kiến quy trình tổ chức TVHN cho HS,
trong đó có đề xuất nguồn kinh phí phục vụ cho công tác này (Tờ trình số 37 ngày 15/02/2008,
số 182 ngày 05/7/2008); đồng thời đã mua phần mềm TVHN do Trung tâm Lao động hướng
nghiệp Bộ giới thiệu (hết 4 triệu đồng) để thực hiện TVHN trên máy vi tính, nhưng gặp rất

nhiều khó khăn do các phòng máy đã giành cho HS học tin học vào tất cả các buổi trong tuần,
đồng thời với việc không có nguồn kinh phí chi cho công tác TVHN.
Năm 2006, Trung tâm đã tham gia chương trình thí điểm TVHN thuộc Dự án đổi mới và
phát triển giáo dục THPT do Trung tâm Lao động hướng nghiệp Bộ chủ trì. Đã có 610 HS khối
12 đã được TVHN, kết quả được Ban quản lý dự án đánh giá tốt. Tuy nhiên chi phí (do Dự án
cấp) lên đến hơn 100.000 đồng/HS.
Với mức chi phí như vậy, thậm chí chỉ vài chục ngàn đồng cho mỗi HS thì trong thực tế
cũng đã rất khó khăn. Bằng chứng là cho tới nay, văn bản quy định về công tác TVHN, trong
đó có mức thu lệ phí 10.000 đ/HS vẫn chưa được cấp có thẩm quyền xem xét ban hành.
Điều đó đồng nghĩa với việc chưa thể tiến hành TVHN theo quy trình hướng dẫn của Dự
án phát triển Giáo dục THPT, vì không có nguồn kinh phí.
Trước tình hình đó, “cái khó ló cái khôn”, Trung tâm đã tiến hành lồng ghép TVHN vào
các buổi SHHN cho HS khối 12 của các trường THPT gửi HS tới SHHN tại Trung tâm. Trong
năm học 2006-2007 đã có 1.245 HS khối 12 được TVHN trong quá trình SHHN tại Trung tâm.
Số liệu khảo sát từ 1.245 HS đã được TVHN năm học này cho thấy:
- 96% cho rằng TVHN là cần thiết;
- 92% hiểu đúng thế nào là lựa chọn nghề phù hợp;
- 85% có hứng thú thực hiện các trắc nghiệm tìm hiểu bản thân;
- 94% cho rằng quá trình TVHN ở Trung tâm đã giúp ích cho việc lựa chọn nghề của
bản thân;
- 92% HS đã tham khảo kết quả TVHN ở Trung tâm trong quá trình làm hồ sơ tuyển
sinh;
- Chỉ có 3,5% cho rằng TVHN không cần thiết (rơi vào số HS thiếu chuyên cần, không
tham dự đầy đủ các buổi SHHN).
Tuy nhiên, sau khi SHHN được đưa lại về các trường phổ thông, sáng kiến lồng ghép
TVHN vào các buổi SHHN tại Trung tâm không còn thực hiện được nữa.
Năm học 2008-2009, một lần nữa, “cái khó” buộc cán bộ giáo viên Trung tâm phải “ló”
tiếp “cái khôn” lần nữa, chính là nội dung của SKKN này, đã tiến hành thí điểm việc lồng ghép
TVHN vào quá trình dạy học NPT của HS khối 11 với nội dung rút gọn, mục đích là để rút
kinh nghiệm thực tế cho những năm tiếp theo. Nhưng do chỉ mới đưa vào thí điểm trong học

kỳ II, nên còn nhiều khiếm khuyết, nhất là chưa có đúc rút kinh nghiệm, tổng hợp số liệu làm
chứng cứ khoa học một cách bài bản.
Vì vậy, nhu cầu đặt ra trong năm học 2009-2010 là phải đổi mới nội dung, quy trình sao
cho đáp ứng về cơ bản quy trình TVHN mà Bộ GD&ĐT đã triển khai qua các đợt tập huấn trên
toàn quốc; đồng thời đưa ra được luận cứ khoa học về tính khả thi và hiệu quả của việc lồng
ghép TVJHN vào dạy học NPT, làm cơ sở cho việc triern khai tiếp theo trong những năm học
tới.
Đó cũng chính là mục đích của SKKN này.
Số liệu khảo sát từ 200 HS khối 11 các trường THPT Chu Văn An và THPT Nguyễn
Trãi đầu năm học 2009-2010 cho thấy:
- 79% cho rằng TVHN là cần thiết cho HS;
- 86% trả lời đúng ý nghĩa của chọn nghề phù hợp, nhưng
- chỉ có 22% trả lời đúng thế nào là TVHN.
Từ những số liệu và quá trình thí điểm thực tiễn trên, có thể rút ra mấy kết luận sau
đây:
1. HS thấy sự cần thiết và ý nghĩa của việc chọn nghề phù hợp và muốn được tiếp cận
với với phương pháp chọn nghề phù hợp.
2. Dự án phát triển GD THPT và HS đều đánh giá tốt về kết quả TVHN đã thực hiện ở
Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp-Hướng nghiệp Phan Rang.
3. Bằng những con đường khả thi, TVHN cần phải được tiếp tục triển khai cho HS
THPT để thiết thực góp phần giúp các em vững tin bước vào cuộc đời.
Đó cũng chính là những lý do thôi thúc CBQL và các thầy cô giáo ở Trung tâm Kỹ thuật
tổng hợp-Hướng nghiệp Phan Rang quyết tâm tìm mọi cách để thực hiện TVHN cho HS, như
là một trong những việc không thể không làm vì tương lai của thế hệ trẻ.
3. Phạm vi, yêu cầu và các giải pháp của đề tài
3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai lồng ghép TVHN vào quá trình dạy học NPT ngay từ
đầu năm học. Yêu cầu là đạt được sự đồng thuận trong Lãnh đạo và giáo viên về chủ trương,
kế hoạch thực hiện; ban hành được văn bản chỉ đạo.
3.2. Lựa chọn nội dung và biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện. Yêu cầu là ban hành
được Tài liệu tóm lược hướng dẫn toàn bộ quy trình TVHN, các mẫu trắc nghiệm tìm hiểu

năng lực nghề dùng chung cho giáo viên và HS, sau khi đã được cán bộ quản lý góp ý kiến.
Sau khi sử dụng, tài liệu sẽ được hoàn thiện với việc bổ sung ý kiến đóng góp của giáo viên.
Do đây là hoạt động lồng ghép vào quá trình dạy học NPT, nên không thể đưa vào quá
nhiều nội dung hết sức rộng lớn của TVHN và hướng nghiệp, mà chỉ giới hạn chủ yếu ở việc
hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu bản thân thông qua các trắc nghiệm cơ bản và một số cách
thức thực hiện sự lựa chọn. Những nội dung về nghề nghiệp, nhu cầu xã hội, tuyển sinh đã
được Hoạt động Giáo dục hướng nghiệp ở nhà trường cung cấp, hướng dẫn tìm hiểu. Nội dung
về ý nghĩa, tác dụng của học NPT không thuộc phạm vi đề tài này.
3.3. Tập huấn cho giáo viên. Yêu cầu là tất cả giáo viên dạy NPT đều được tập huấn, có
đủ tài liệu hướng dẫn của đề tài cung cấp, nắm vững quy trình, cách thức tiến hành các trắc
nghiệm và công tác tư vấn cho HS, đồng thời biết tự tìm hiểu và hướng dẫn HS tìm hiểu thông
tin về hướng nghiệp, chọn nghề.
3.4. Triển khai TVHN trong quá trình dạy học NPT ở khối 11 THPT. Yêu cầu là toàn bộ
HS khối 11 học NPT ở Trung tâm phải được tham gia TVHN lồng ghép trong các buổi học
nghề. Trước khi triển khai, tiến hành khảo sát nhận thức của một số HS về TVHN.
3.5. Tổng hợp, đánh giá kết qủa, đúc rút kinh nghiệm. Yêu cầu là đưa ra được mẫu tổng
hợp số liệu, cách thức tổng hợp nhanh, gọn, cho phép sử dụng máy vi tính ở mức đơn giản;
đồng thời HS và giáo viên có thể tự đánh giá về quá trình TVHN lồng ghép của mình, đề xuất
biện pháp tiếp tục đổi mới và ứng dụng trong những năm tiếp theo ở Trung tâm cũng như các
đơn vị khác.
3.6. Báo cáo đề tài. Yêu cầu thực hiện đúng mẫu quy định của Sở GD-ĐT; đúng thời
hạn; có kết luận rõ ràng về tính khả thi, phạm vi ứng dụng và hiệu quả của đề tài.
II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
1. Xây dựng kế hoạch:
Đã đạt được sự đồng thuận trong Lãnh đạo và giáo viên về chủ trương, kế hoạch thực
hiện. Kết quả là đã ban hành được văn bản chỉ đạo số 517/NPT-TTHNPR ngày 25/9/2009 (Phụ
lục IV), trong đó có phần về TVHN:
“Tư vấn hướng nghiệp thực hiện cho khối 11, bằng cách lồng ghép vào các buổi thực
hành NPT, bắt đầu từ tháng 11 trở đi. Trong một số buổi thực hành, giáo viên (GV) dành một
khoảng thời gian thích hợp hướng dẫn HS về nhà thực hiện các trắc nghiệm tự tìm hiểu bản

thân, tìm kiếm thông tin chọn ngành nghề (lần lượt, trong nhiều buổi khác nhau) hay trao đổi
trực tiếp để tư vấn cho HS. Cuối năm học, GV xem xét tổng quát, đưa ra lời khuyên và đánh
giá tinh thần thái độ, kết quả thực hiện, cho điểm như bài kiểm tra hệ số 1. HS không thực hiện
thì cho điểm 0 để đưa vào cộng điểm trung bình nghề.”
Đây là sự khẳng định kết quả của việc thí điểm ở năm học trước (như đã nói ở mục
I.2.3.) khi mà ý định tổ chức TVHN trên máy vi tính không thực hiện được, buộc phải chuyển
hướng ở học kỳ II sang việc thí điểm lồng ghép vào dạy học NPT. Đây cũng là kết qủa của quá
trình triển khai thăm dò ý kiến giáo viên trong buổi tập huấn chuyên môn đầu năm học, vào
ngày 21/8/2009.
Kết quả quan trọng nhất của giai đoạn này là, ngoài việc tạo được sự đồng thuận trong
Lãnh đạo và toàn thể giáo viên, TVHN đã được chính thức hóa thành một hoạt động bắt
buộc trong quá trình dạy học NPT, mà thực chất là “Hoạt động Giáo dục NPT” theo quy định
chung của Bộ GD&ĐT, có cho điểm đánh giá HS.
2. Lựa chọn nội dung và biên soạn tài liệu hướng dẫn
Đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu TVHN của Trung tâm LĐHN Bộ GD&ĐT, tham
khảo kinh nghiệm tiến hành TVHN các năm trước, tham khảo nguồn dữ liệu của Phần mềm Hỗ
trợ TVHN trên máy vi tính, tham khảo các Website có nội dung về TVHN trên mạng Internet,
v.v từ đó mà biên soạn tài liệu hướng dẫn tóm lược toàn bộ quy trình TVHN, tập mẫu các
trắc nghiệm tối thiểu mà HS cần thực hiện.
Kết quả đã ban hành được Tài liệu tóm lược hướng dẫn toàn bộ quy trình TVHN (Phụ
lục I), các mẫu trắc nghiệm tìm hiểu năng lực nghề (Phụ lục II) dùng chung cho giáo viên và
HS, sau khi đã được cán bộ quản lý góp ý kiến.
Tài liệu gọi là tóm lược vì phải thật ngắn gọn, nhưng đầy đủ về khái niệm, ý nghĩa, nội
dung của TVHN, không thể trình bày dài dòng về mọi vấn đề của TVHN nói riêng và hướng
nghiệp nói chung, làm HS và giáo viên choáng ngợp. Trọng tâm là phần hướng dẫn cụ thể quy
trình thực hiện.
Việc lựa chọn các trắc nghiệm được tiến hành dựa trên quan điểm của Phần mềm Hỗ trợ
TVHN đã được Hội đồng khoa học Bộ công nhận và phổ biến, cùng với kinh nghiệm thực tế
thực hiện TVHN nhiều năm qua ở Trung tâm.
Tuy nhiên, với việc tìm hiểu sở thích, xu hướng nghề thì đề tài đưa vào không chỉ một

mà tới 3 trắc nghiệm, với cấp độ ngày càng cao, mục đích là nhấn mạnh tầm quan trọng, đồng
thời nâng cao độ tin cậy của việc tìm hiểu nguyện vọng, xu hướng nghề cho đối tượng lần đầu
tiên tiếp cận với TVHN.
Trong 11 nội dung HS cần tự tìm hiểu bản thân, cùng với xu hướng nghề, có khí chất,
năng lực tư duy, năng lực học các môn văn hóa và nghề phổ thông, các năng khiếu là những
nội dung cốt lõi giúp HS tự “họa” được bức “chân dung năng lực nghề” của chính mình để soi
vào yêu cầu của nghề nghiệp mà thực hiện sự lựa chọn một cách tự giác, có cơ sở khoa học.
(Nội dung về đặc điểm – họa đồ nghề không thuộc phạm vi đề tài này)
3. Tập huấn cho giáo viên:
Đã tiến hành 2 buổi tập huấn cho giáo viên:
- Ngày 21/8/2009; Tập huấn về chủ trương đổi mới, nâng cao yêu cầu TVHN
- Sau khi hoàn chỉnh các tài liệu phục vụ TVHN, ngày 28/10/2009 đã tổ chức tập huấn
cho giáo viên toàn bộ quy trình TVHN. Tất cả giáo viên dạy NPT đều đã được tập huấn, được
cung cấp tài liệu hướng dẫn của đề tài, nắm vững quy trình, cách thức tiến hành các trắc
nghiệm, phương pháp tìm hiểu thông tin về hướng nghiệp, chọn nghề.
4. Triển khai TVHN trong quá trình dạy học NPT ở khối 11 THPT:
- Trong tháng 10 năm 2009, đã tiến hành khảo sát nhận thức của 200 HS khối 11 từ 2
trường THPT Chu Văn An và THPT Nguyễn Trãi (ở nhiều nghề, lớp khác nhau), sử dụng
phiếu hỏi theo hình thức trắc nghiệm khách quan (Phụ lục III). Kết quả đã nêu ở mục I.2.1 và
I.2.3.
- Từ ngày 02/11/2009, TVHN lồng ghép bắt đầu được triển khai cho toàn bộ HS khối 11
học NPT ở Trung tâm.
- Cuối tháng 12/2009 và tháng 3/2010 các tổ chuyên môn báo cáo tình hình tiến độ thực
hiện. Một số lớp do luân chuyển giáo viên nên chưa thực hiện được hoặc chưa đúng tiến độ
chung.
5. Tổng hợp, đánh giá kết quả, đúc rút kinh nghiệm:
Kết quả cơ bản của đề tài là:
5.1. Đã hoàn thiện Tài liệu tóm lược hướng dẫn quy trình TVHN lồng ghép vào dạy học
NPT (Phụ lục I).
5.2. Chọn lọc hoàn chỉnh bộ trắc nghiệm tối thiểu dùng cho HS tự khám phá bản thân

(Phụ lục II).
5.3. Đưa ra các biểu mẫu (Phụ lục III):
- Mẫu Phiếu TVHN: Dùng để ghi tất cả kết quả tự trắc nghiệm, tìm hiểu bản thân, lựa
chọn, tự đánh giá của HS và ý kiến tư vấn, đánh giá của giáo viên; đồng thời bổ sung mục tự
đánh giá về học NPT để HS thấy thêm mối liên hệ với TVHN (nội dung này không thuộc phạm
vi của đề tài)
- Mẫu Danh sách HS tham gia TVHN: Dùng để HS tự ghi các kết quả quan trọng nhất
sau quá trình TVHN, giáo viên ghi điểm đánh giá, tổng hợp số liệu của mỗi lớp nghề.
- Mẫu Phiếu tự đánh giá của giáo viên, các kinh nghiệm, đề xuất, kiến nghị.
- Mẫu Tổng hợp đánh giá của giáo viên: Được thiết kế trong Excel để có thể tổng hợp
nhanh chóng các số liệu cần thiết.
- Mẫu Tổng hợp kết quả TVHN chung cho cả khối: Dùng để Giáo vụ tổng hợp số liệu từ
các số liệu tổng cộng của mỗi lớp do giáo viên nộp về. Bảng xây dựng trong Excel, cho phép
tổng hợp, khảo sát số liệu theo nhiều thông số như: nghề, trường, giáo viên, các đặc điểm khí
chất, xu hướng nghề, lựa chọn, mức độ tự đánh giá của HS, v.v có thể là nguồn dữ liệu rất có
ích cho những đề tài nghiên cứu khác về hướng nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực,
Như vậy, đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra là cho phép đơn giản hóa quá trình báo cáo,
tổng hợp nhanh, gọn các số liệu, với việc sử dụng máy vi tính; đồng thời HS và giáo viên đã
thực hiện việc tự đánh giá về quá trình TVHN lồng ghép của mình, đúc rút kinh nghiệm, đề
xuất biện pháp tiếp tục đổi mới một cách khách quan, dân chủ.
5.4. Những số liệu tổng hợp:
- Tổng số HS đã được TVHN: 3.155, chiếm hơn 90% tổng số HS khối 11 học NPT tại
Trung tâm, trong đó HS nữ chiếm 63%, chứng tỏ giáo viên và HS đã triển khai khá nghiêm túc
chỉ đạo của Giám đốc Trung tâm và yêu cầu của đề tài.
- Trong số HS đã được TVHN, có 96,7% thích và rất thích, số không thích chỉ chiếm
2,6%. Điều đó chứng tỏ TVHN phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của HS hiện nay.
- Số HS được đánh giá điểm 7 trở lên chiếm 87,2%, số dưới 5 chỉ chiếm 2%, chứng tỏ đa
số HS đã thực hiện khá nghiêm túc yêu cầu của đề tài.
- Tỷ lệ HS lựa chọn thi vào đại học và cao đẳng chiếm 96,7%, trong khi lựa chọn học
TCCN, trung cấp nghề (TCN) chỉ có 6,3% - là những con số đáng để suy ngẫm.

- Tính cách của HS: Trong khi các kiểu điềm tĩnh, linh hoạt chỉ chiếm dưới 10%, thì
kiểu ưu tư chiếm hơn 33%, sôi nổi 44%, tổng cộng gần 77%, có thể hiểu là đa số có kiểu hoạt
động thần kinh không ổn định. Đây là điều cần được các nhà giáo dục quan tâm.
- Xu hướng nghề phân bố như sau: Nhóm nghề người-người chiếm hơn 48%, các nhóm
còn lại từ 10-20%, cho phép chúng ta nghĩ tới xu hướng nhiều HS không thích các nghề kỹ
thuật, lao động chân tay, mà thích các nghề “văn phòng”, kinh doanh,
- Đã có 30 giáo viên tham gia TVHN, là số có giảng dạy các lớp NPT khối 11 tại Trung
tâm. Số liệu tự đánh giá ở mức cao và khá cao của 29 giáo viên tham gia TVHN như sau :
1/ Tính Khả thi (Thực hiện được): 90%
2/ Tính Phổ biến (Số học sinh tham gia): 90%
3/ Tính Hứng thú (Học sinh hứng thú thực hiện): 69% (thấp hơn so với 96,7% do HS tự
đánh giá)
4/ Tính Hiệu quả (HS có hiểu biết về TVHN): 90%
5/ Tính Ứng dụng (HS có thực hiện lựa chọn): 69%
6/ Tính Phù hợp (HS lựa chọn nghề phù hợp): 62%
Không có ý kiến đánh giá thấp các mục 1/-4/, các mục 5/, 6/ có 6,9% đánh giá thấp là
của một vài giáo viên có số lớp dạy ít hoặc triển khai chưa kỹ đối với HS.
III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
So với năm học trước, do triển khai thí điểm trong học kỳ II, nên chưa có tổng hợp đánh
giá một cách cụ thể, khoa học; lần này, nhờ có những số liệu trên đây, nên có cơ sở để khẳng
định như sau:
1. Tính khả thi:
Qua 2 năm học thực hiện, đề tài cho phép khẳng định tính khả thi của việc lồng ghép
TVHN vào quá trình dạy học NPT. Hơn thế nữa, việc lồng ghép không những không làm giảm
chất lượng dạy học NPT, mà còn giúp HS có hướng thú hơn khi tham gia hoạt động này, vừa
tận dụng được những khoảng trống của từng cá nhân hay nhóm HS trong giờ thực hành, vừa
rèn luyện cho các em phương pháp tự học, tự khám phá rất bổ ích, vừa bổ sung cho sự nghèo
nàn về nội dung và thời lượng mà chương trình GDHN và GDNPT hiện nay giành cho TVHN
(chỉ có 1 buổi), nâng cao hơn giá trị của hoạt động dạy học NPT ở Trung tâm đối với HS.
2. Tính hiệu quả:

- Hiệu quả giáo dục:
Lồng ghép TVHN vào quá trình dạy học NPT đã tạo điều kiện cho HS được tiếp cận
thực tế với quy trình chọn nghề, với kết quả không thua kém kết quả thực hiện trên máy vi tính
(là một bản in ra các kết quả trắc nghiệm và lời kết luận rất chung chung, kém thuyết phục),
đồng thời góp phần khắc phục sự thiếu hụt thời gian giành cho TVHN trong chương trình hoạt
động Giáo dục hướng nghiệp THPT hiện nay và khó khăn của Trung tâm KTTH-HN trong
việc thực hiện chức năng nhiệm vụ do Bộ GD&ĐT quy định.
Đồng thời, đề tài cũng tổng kết được một số số liệu thống kê đáng được các nhà giáo dục
quan tâm về xu hướng chọn ngành nghề, trường thi, về tính cách của học sinh.
- Hiệu quả kinh tế:
Lồng ghép TVHN vào quá trình dạy học NPT đã tiết kiệm được khoảng hơn 300 triệu
đồng, nếu tính theo mức chi của Dự án đổi mới giáo dục THPT, tức là:
100.000 đ x 3.150 HS = 315.000.000 đ
Nếu tính 10.000 đ/HS như mức đề nghị của Trung tâm năm 2008 thì chí ít, cũng tiết
kiệm được hơn 30 triệu đồng tiền đóng góp của phụ huynh học sinh, chưa tính chi phí máy
móc, điện nước, công tác tổ chức,
3. Phạm vi áp dụng:
- Lồng ghép TVHN vào quá trình dạy học NPT ở khối 11 sẽ được tiếp tục đổi mới và áp
dụng tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp-Hướng nghiệp Phan Rang trong những năm tới.
- Phương pháp này có thể sẽ được thí điểm cho khối 8 học NPT tại Trung tâm, với nội
dung hướng học, nhằm góp phần phân luồng học sinh THCS.
- Đề tài hoàn toàn có thể phổ biến và áp dụng cho các trung tâm KTTH-HN khác trong
tỉnh cũng như ở địa phương khác ngoài tỉnh.
- Đề tài cũng có thể là nguồn tham khảo để áp dụng ngay tại các trường phổ thông trong
quá trình tổ chức hoạt động GDHN hay các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác.
IV. KẾT LUẬN
1. Kết luận tổng hợp:
Lồng ghép TVHN vào quá trình dạy học NPT đã được thí điểm trong năm học 2008-
2009 và áp dụng có hiệu quả trong năm học 2009-2010 tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp-
Hướng nghiệp Phan Rang, có tính pháp lý, bài bản, với nội dung phong phú, đảm bảo tính khoa

học, đạt hiệu quả giáo dục và kinh tế đáng kể.
Đề tài có thể và cần được áp dụng rộng rãi với phương châm tiếp tục đổi mới theo sự
phát triển của khoa học hành vi và khoa học hướng nghiệp nhằm góp phần tích cực vào việc
hướng nghiệp-chọn nghề nói riêng của học sinh cũng như đào tạo nhân lực cho xã hội nói
chung.
2. Tự đánh giá:
Với sự tham gia tích cực của 30 cán bộ quản lý và giáo viên Trung tâm, đề tài có sự
đóng góp công sức của tập thể sư phạm, đã đem lại kết quả thực tế, thiết thực đối với quá trình
giáo dục NPT-hướng nghiệp, vì vậy có thể đánh giá là tốt.
3. Bài học kinh nghiệm:
1. Phát huy tinh thần trách nhiệm, hợp tác, luôn tìm cách tháo gỡ khó khăn để thực hiện
nhiệm vụ chung một cách thiết thực, không vị thành tích.
2. Cần tập huấn kỹ hơn cho giáo viên và nâng cao hơn nữa hứng thú khám phá bản thân
của HS.
3. Giáo viên cần nâng cao hơn nữa tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm đối vối HS trong
quá trình thực hiện TVHN lồng ghép vào quá trình dạy học NPT.
Phan Rang-TC, ngày 20 tháng 4 năm 2010
Người viết
Thái Xuân Nựu
Nhận xét của HĐKH
PHỤ LỤC I
Tài liệu hướng dẫn tóm lược
(Dùng cho cả giáo viên và học sinh)
TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP
Lồng ghép vào quá trình dạy học NPT
(Tài liệu tóm lược dùng cho cả GV và HS)
I. Ý nghĩa của chọn nghề phù hợp
 Là cơ sở để mỗi người có thể phát triển và thành đạt trong nghề, nghĩa là sẽ có hứng thú, niềm
vui, đam mê khi làm việc, từ đó sẽ có sáng tạo và thành công.
 Là để có khả năng đáp ứng cao nhất yêu cầu của nghề nghiệp, từ đó dễ đạt được những thành

công.
 Là để đi đúng xu thế thời đại, đáp ứng nhu cầu xã hội để có nhiều cơ hội phát triển và thành
công.
 Là để không rơi vào cảnh không kiếm tìm được hứng thú, niềm vui nghề nghiệp, phải từ bỏ
hay chuyển đổi nghề rất tốn kém tiền bạc và thời gian.
II. Thế nào là chọn nghề phù hợp?
 Là phù hợp với sở trường, xu hướng (hứng thú) nghề nghiệp của bản thân
 Là phù hợp với năng lực nghề (tính cách) của bản thân
 Là phù hợp với nhu cầu xã hội
III. Tư vấn hướng nghiệp (TVHN) là gì?
Là tìm hiểu đặc điểm bản thân (xu hướng nghề, tâm, sinh lý, tính cách, năng khiếu, …), đối
chiếu với đặc điểm yêu cầu của nghề để tìm sự phù hợp nghề của bản thân, từ đó có cơ sở lựa chọn
nghề phù hợp.
Quá trình TVHN sẽ giúp mỗi người trả lời các câu hỏi sau:
 Xu hướng nghề nghiệp của mình ra sao?
 Bản thân mình có tố chất như thế nào?
 Mình có thể phù hợp với những nghề hay nhóm nghề nào?
 Nên chọn ngành nghề (nhóm nghề) nào, thi và học trường nào?
TVHN với những công cụ trắc nghiệm khoa học sẽ giúp các em nhận biết, đánh giá được
những đặc điểm của bản thân, tìm cơ sở kiến tạo con đường đi tới tương lai rực rỡ của cuộc đời.
Tuy nhiên, chọn nghề là cả quá trình lâu dài, cần được bổ sung, hoàn thiện dần theo thời gian,
cùng với việc tích cực rèn luyện để khắc phục những mặt yếu của bản thân, nên cần được thực hiện
nhiều lần, nhất là trước khi làm hồ sơ tuyển sinh.
TVHN trong quá trình học NPT sẽ giúp các em học sinh bước đầu biết cách tìm hiểu bản thân,
để cùng với những thông tin về nghề nghiệp và nhu cầu xã hội mà các em thu nhận được qua Hoạt
động giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông, giúp các em có cơ sở lựa chọn cho mình hướng đi,
ngành học phù hợp, tiến tới có nghề nghiệp phù hợp nhất trong tương lai không xa.
Đã và đang có không ít các anh chị đi trước phải nuối tiếc vì không được tiếp cận với khoa học
chọn nghề, đã coi nhẹ việc đánh giá toàn diện, đánh giá đúng bản thân khi chọn nghề, vì “chọn nghề là
chọn cuộc đời”, để rồi: “ BIẾT MÌNH BIẾT NGƯỜI – TRĂM TRẬN TRĂM THẮNG ! ”, và

“BẮT ĐẦU NGÀY MAI NGAY TỪ HÔM NAY !”.
IV. Quy trình thực hiện TVHN lồng ghép vào quá trình dạy học NPT
1. Giáo viên chủ nhiệm lớp nghề (GVCN) lập kế hoạch cụ thể (ghi vào sổ chủ nhiệm) các bước
tiến hành TVHN cho học sinh lớp mình.
2. Cho HS tự phô tô mỗi em 1 bộ tài liệu, mang theo mỗi buổi học nghề để thực hiện TVHN
(Riêng mẫu TN trí nhớ thì phô tô thành 2 bản).
3. GVCN nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của TVHN trong quá trình học NPT đối với việc lựa
chọn nghề nghiệp tương lai của mỗi người, đang được xã hội hiện nay rất quan tâm (Theo nội dung
tóm tắt ở trang 1). Ngoài ra, cần nói rõ cho HS đây là một nội dung bắt buộc, được đánh giá như một
bài kiểm tra.
4. Theo kế hoạch, trong các buổi học NPT tiếp theo, GVCN dành một khoảng thời gian thích
hợp để lần lượt hướng dẫn HS về nhà thực hiện các trắc nghiệm (TN) tìm hiểu xu hướng nghề và bản
thân (các hướng dẫn cụ thể đã được ghi trên mẫu TN và ở mục VI của tài liệu này)
5. HS tự làm các TN ở nhà sau khi đã được GVCN hướng dẫn và nắm vững quy trình ở mục IV
này và hướng dẫn ở mục VI. Cần trung thực trong khi làm các TN. Tuyệt đối không lấy kết quả của
nhau. Có thể làm nhiều lần để kiểm tra kết quả. Xong, ghi kết quả cuối cùng và đầy đủ thông tin vào
các mục của Phiếu TVHN.
6. GVCN hướng dẫn HS lựa chọn nghề căn cứ vào các thông tin về bản thân đã tìm hiểu được,
đối chiếu với yêu cầu nghề nghiệp và nhu cầu xã hội mà HS đã biết thông qua Hoạt động giáo dục
hướng nghiệp ở trường phổ thông. HS cần đọc kỹ phần VII-hướng dẫn và thực hiện chọn nghề theo
tính cách, vì đây là cốt lõi của TVHN. Sau khi chọn nghề, HS căn cứ năng lực học tập của bản thân để
chọn trường thi (3 lựa chọn, theo thứ tự ưu tiên)
7. HS đối chiếu những kết quả tìm hiểu bản thân về xu hướng nghề, tính cách để xem xét sự phù
hợp hay không đối với NPT đang học, nếu chưa phù hợp thì chọn lại nghề gì.
8. HS trình bày với phụ huynh để phụ huynh xem xét kết quả và ghi ý kiến vào phiếu (về định
hướng của gia đình trong lựa chọn ngành nghề, trường thi, ).
9. GVCN thu lại phiếu TVHN để xem xét tổng quát, nếu cần thì trao đổi riêng với HS, ghi lời
khuyên, cho điểm (đánh giá tinh thần, thái độ, tính đầy đủ, chính xác và hoàn thiện của Phiếu TVHN),
ký tên và chuyển lại cho HS xem (nếu cần, các em có thể phô tô lưu lại để tham khảo về sau). Để có
thể đưa ra lời khuyên xác đáng, GVCN cần tiến hành tìm sự phù hợp nghề của HS trên cơ sở các

thông tin có được, đối chiếu với lựa chọn của HS để đưa ra lời khuyên hay nhận xét, hướng dẫn HS
tiếp tục thực hiện lựa chọn chính xác hơn.
10. GVCN cho HS ghi các kết quả TVHN vào Danh sách theo mẫu chung.
11. GVCN tổng hợp số liệu, thu Phiếu TVHN nộp về Giáo vụ cùng Danh sách TVHN của từng
lớp nghề.
V. Danh mục các trắc nghiệm và nội dung học sinh cần tự tìm hiểu
1. Trắc nghiệm 30 câu về xu hướng theo kiểu nghề (Climốp)
2. Trắc nghiệm 40 câu về xu hướng theo kiểu nghề (Climốp)
3. Trắc nghiệm 54 câu về xu hướng theo 6 nhóm nghề (Trần Trọng Miêng)
4. Trắc nghiệm khí chất Eysenck (tâm, sinh lý) và sự phù hợp nghề theo khí chất
5. Trắc nghiệm về trí nhớ
6. Trắc nghiệm tự tìm hiểu tính cẩn thận, khả năng kinh doanh
7. Trắc nghiệm tự tìm hiểu khả năng tư duy (trò chơi Tháp Hà Nội)
8. Năng lực học tập (kết quả trung bình các học kỳ gần nhất), năng khiếu.
9. Các chỉ số về sức khỏe (chiều cao, các dị tật bẩm sinh, dị ứng )
10. Gia cảnh, định hướng của gia đình về tương lai của em.
11. Sự phù hợp và năng lực học nghề phổ thông.
VI. Hướng dẫn thực hiện các trắc nghiệm và nội dung cần tìm hiểu
1. Trắc nghiệm 30 câu về xu hướng theo kiểu nghề (Climốp)
Nếu bản thân đúng như nêu trong câu hỏi thì đánh dấu + vào trước số 1 hay 2 có trong các cột
từ (3)¸(7), nếu không thì để nguyên; sau đó cộng các số có dấu + theo từng cột, ghi tổng vào dòng tổng
cộng.
Cột có tổng điểm cao nhất ứng với nhóm (kiểu) nghề có xu hướng cao nhất.
2. Trắc nghiệm 40 câu về xu hướng theo kiểu nghề (Climốp)
Lần lượt đọc từng câu hỏi và ghi điểm vào bảng trả lời:
- Không thích: 0
- Có lẽ thích hơn là không thích (do dự): 1
- Thích: 2
- Rất thích: 3
Sau đó cộng điểm theo từng cột, cột có tổng điểm cao nhất ứng với nhóm (kiểu) nghề có xu

hướng cao nhất.
3. Trắc nghiệm 54 câu về xu hướng theo 6 nhóm nghề (Trần Trọng Miêng)
Tự trả lời và chấm điểm 6 phiếu “khám phá sở thích”, mỗi phiếu có 9 câu hỏi, phiếu nào có
tổng điểm cao nhất là ứng với nhóm nghề có sở thích cao nhất. Mỗi câu cho từ 1→ 5 điểm theo mức
độ từ thấp đến cao.
4. Trắc nghiệm khí chất Eysenck (tâm, sinh lý) và sự phù hợp nghề theo khí chất
Yêu cầu trả lời trung thực theo thói quen hành vi của mình, nếu em thường làm như tình
huống đặt ra thì trả lời c, nếu không thì trả lời k; ghi đúng vào vị trí ô trả lời ở ô trống phía trái mỗi
câu hỏi. Để đảm bảo tính khách quan, sau khi trả lời hết 57 câu hỏi mới xem hướng dẫn (ở trang
sau). Nếu làm lại, cần coi như chưa biết phần hướng dẫn xử lý.
Sau khi có kết quả, HS đối chiếu các bảng hướng dẫn ở mục VII để chọn nhóm nghề phù hợp
với tính cách và xu hướng nghề của mình.
5. Trắc nghiệm về trí nhớ
Nhờ bạn dùng viết chì (mục đích là có thể tẩy đi để làm lại) đánh dấu x hay tô đen vào 1 ô bất
kỳ trong 4 ô của mỗi hình nhỏ, không theo một quy luật nào (đánh dấu đủ 9 hình nhỏ trong mỗi hình
vuông lớn, tổng cộng có 27 hình). Chỉ được xem trong nửa phút, không được ghi chép lại; sau đó cất
đi và tự đánh dấu lại vào tờ mẫu sạch, cũng trong nửa phút. Xong, so sánh với mẫu, nếu đúng được ≥
50% là trí nhớ đạt yêu cầu, ≥ 70% là trí nhớ tốt.
6. Trắc nghiệm tự tìm hiểu tính cẩn thận và khả năng kinh doanh
HS trả lời các câu hỏi trước khi đọc phần hướng dẫn xử lý ở dưới (in chữ nhỏ)
Các em lưu ý là tính cẩn thận và khả năng kinh doanh cũng cần được rèn luyện nhiều trong
thực tế.
7. Trắc nghiệm tự tìm hiểu khả năng tư duy (trò chơi Tháp Hà Nội)
HS tự cắt 4 hình tròn bằng giấy các tông xếp thành hình tháp Hà nội 4 tầng (H.1) và đặt vào
hình tròn A.
Nhiệm vụ là phải chuyển Tháp sang hình tròn C, theo quy tắc sau:
- Mỗi nước đi chỉ được chuyển một tầng tháp ở trên cùng (không được rút tầng dưới)
- Mỗi tầng không được chuyển liên tiếp 2 lần
- Trong mỗi hình tròn A, B, C các tầng chỉ được chồng lên nhau theo thứ tự dưới to trên nhỏ.
- Không được đặt 2 tầng cạnh nhau

- Có thể chuyển đi hoặc chuyển lại từ bất kỳ ô tròn nào mà không cần theo thứ tự (A, B, C)
- Nếu đi 15 nước mà chưa xếp được thì phải làm lại từ đầu
Hãy rút ra quy tắc sau khi xếp xong bằng 15 nước đi.
Nếu không tìm ra cách đi 15 nước và quy tắc để có nước đi tối ưu thì em cần phải rèn luyện
thêm về óc tư duy của mình.
8. Năng lực học tập theo khối, năng khiếu
HS lấy điểm trung bình môn của 2-3 học kỳ gần nhất, tính trung bình cộng theo từng môn và
ghi vào phiếu TVHN.
A B C
HS tự đánh giá mức độ năng khiếu của mình bộc lộ thông qua thực tế học tập, sinh hoạt, cuộc
sống, nhận xét của thầy, cô giáo, bạn bè, người thân,
9. Các chỉ số về sức khỏe (chiều cao, các dị tật bẩm sinh, dị ứng )
HS trực tiếp tự đo đạc, phát hiện và ghi đầy đủ thông tin vào Phiếu TVHN
10. Gia cảnh, định hướng của gia đình về tương lai của em.
HS tự nhận xét về điều kiện kinh tế gia đình (có khả năng cho con đi học xa hay không), nghề
truyền thống gì (nếu có), định hướng của GĐ về tương lai của em.
VII. Hướng dẫn chọn nghề.
A. Chọn nghề theo tính cách
Nếu không phải là người có khả năng giao tiếp tốt, em không nên bắt đầu sự nghiệp công danh
trong vai trò nhà quản lý. Còn nếu có xu hướng sống nội tâm và rất khó bị kích động, những nghề liên
quan đến điều khiển như phi công, tài xế, điều phối viên sẽ là lựa chọn đúng đắn với em.
Để chọn một công việc phù hợp với mình, trước hết em cần phải xác định mình là mẫu người
như thế nào qua một số tiêu chí sau:
Người hướng ngoại: Luôn có khuynh hướng tiếp cận với thế giới bên ngoài, muốn khám phá
những sự kiện đang diễn ra xung quanh tích cực, năng động, có xu hướng thích mạo hiểm thường
công khai bày tỏ ý kiến của mình thích tiếp xúc, dễ làm quen và cũng dễ chia tay với mọi người thích
trao đổi quan điểm của mình với những người xung quanh làm việc tốt trong môi trường tập thể.
Người hướng nội: Có khuynh hướng thu hẹp trong thế giới nội tâm riêng của mình, ít có ấn
tượng trước các yếu tố bên ngoài thường gặp khó khăn khi tạo dựng những mối quan hệ mới, nên
thường không có nhiều bạn bè, thích yên tĩnh, cố gắng bảo vệ mình trước tác động của những thông

tin mới, có bề ngoài trầm tĩnh, thường ít nói không thích những bất ngờ làm việc tốt trong môi trường
có một mình.
Tuy nhiên, qua những tiêu chí ban đầu trên, em không nên nghĩ rằng người hướng ngoại tốt
hơn người hướng nội. Những người hướng ngoại - chính từ những tính cách mạnh mẽ của mình - cũng
có những điểm yếu riêng của họ: đó là tính cách dễ bị kích động, hời hợt trong tình cảm, thường ôm
đồm, bao biện… Những người hướng nội cũng có các đặc điểm như kiên định, khả năng tư duy sâu,
có tình cảm và suy nghĩ sâu sắc.
Con người cũng khác nhau ở mức độ kích thích thần kinh (neurotism) - một phẩm chất xác
định độ bền vững tình cảm của họ. Người có mức kích thích thần kinh cao thường dễ nổi nóng, ghen
tức, rất dễ nhạy cảm, làm quen với hoàn cảnh mới khó khăn. Người có mức kích thích thần kinh thấp
thường có tính trầm tĩnh, ổn định, có lòng tự trọng cao và bình tĩnh trước các tình huống gây stress.
Tuy nhiên, mỗi kiểu “neurotism” này cũng có những điểm mạnh và yếu riêng. Người có mức kích
thích cao thông thường có tính nhạy cảm, tốt bụng, dễ đồng cảm. Con người họ có thể so sánh như
một cây vĩ cầm: chỉ cần chạm nhẹ có thể phát ra những âm thanh du dương. Còn người có mức kích
thích thấp thì trong nhiều trường hợp được coi là “có da mặt dày”. Họ gợi nhớ đến hình ảnh cái trống:
không cảm nhận được những lời gợi ý hay nói kháy, mà cần phải nói thẳng “vào trán” họ. Nhưng
những người như vậy lại có khả năng làm việc cao, có thể đứng vững trong bất cứ tình huống nào.
Kết hợp loại cá tính (hướng nội, hướng ngoại) và mức độ kích thích thần kinh, em sẽ chọn
ra được cho mình một nghề phù hợp:
1. Nếu là người hướng nội và có mức kích thích thần kinh cao, em không nên chọn những
nghề có liên quan đến những tiếp xúc thường xuyên và lâu dài với mọi người như kinh doanh, quản lý,
sư phạm, bán hàng… Hãy chọn vị trí đằng sau chiếc bàn viết hay những nơi làm việc theo tính trực
quan, ví như nghiên cứu, sáng tạo, thiết kế, tạo mẫu….
2. Nếu là người hướng ngoại và có mức kích thích thần kinh cao, sẽ không thỏa đáng nếu em
chọn các nghề liên quan đến điều khiển như phi công, tài xế, điều phối viên… Khi đó em sẽ buồn bực
vì ít được giao tiếp với mọi người và dễ gây ra những sai lầm, hỏng hóc. Em cũng không nên chọn
những nghề liên quan đến sản xuất dây chuyền vốn mang tính đơn điệu.
3. Nếu là người hướng nội và mức kích thích thần kinh thấp, em nên chọn nghề liên quan đến
điều khiển nhưng tránh những công việc cần tiếp xúc với nhiều người (như lãnh đạo, quản lý, sư
phạm, phóng viên, hoạt động xã hội…)

4. Nếu là người hướng ngoại và mức kích thích thần kinh thấp, thì những vai trò như quản lý,
lãnh đạo, sư phạm, thương gia… rất lý tưởng với em. Trong những lĩnh vực yêu cầu mức độ giao tiếp
cao với mọi người, em sẽ luôn đạt được thành tích tốt.
Dù ở bất kỳ cương vị nào và có tính cách gì, em chỉ cần nhớ một số tiêu chí sau: đừng nên
vội vàng, cũng đừng nên kìm hãm bản thân mình, tìm cách giảm trạng thái căng thẳng bên trong,
hãy nói chậm và không nên cao giọng, không nên hồi hộp trước khi sự kiện nào đó xảy ra, hãy rèn
luyện sự tự tin của bản thân, luôn tự đánh giá mình từ vị thế của những người xung quanh, luôn
cố gắng kiểm soát được hành vi của mình.
B. Sự phù hợp giữa KHÍ CHẤT – NHÓM NGHỀ
(Theo Phần mềm Tư vấn hướng nghiệp của Công ty FPT Software)
1.1. Khí chất linh hoạt - hướng ngoại (Rất ổn định, ngoại tâm rõ) (TK<=6, TL>18).
Phù hợp với các nhóm nghề :
- Nhóm 1 : Hoạt động nghiên cứu khoa học
- Nhóm 2 : Hoạt động giao tiếp trí tuệ
- Nhóm 3 : Hoạt động giao tiếp sự vụ
- Nhóm 5 : Hoạt động thiết kế, chỉ đạo kỹ thuật
- Nhóm 6 : Hoạt động thực hành kỹ thuật
- Nhóm 7 : Hoạt động sáng tác nghệ thuật
- Nhóm 8 : Hoạt động thực hành nghệ thuật
- Nhóm 10 : Lao động giản đơn
- Nhóm 11 : Hoạt động trong điều kiện đặc biệt
1.2. Khí chất linh hoạt - hướng ngoại (Rất ổn định, thiên về ngoại tâm) (TK<=6, 12<TL<18). Phù
hợp với các nhóm nghề :
- Nhóm 1 : Hoạt động nghiên cứu khoa học
- Nhóm 2 : Hoạt động giao tiếp trí tuệ
- Nhóm 3 : Hoạt động giao tiếp sự vụ
- Nhóm 5 : Hoạt động thiết kế, chỉ đạo kỹ thuật
- Nhóm 6 : Hoạt động thực hành kỹ thuật
- Nhóm 7 : Hoạt động sáng tác nghệ thuật
- Nhóm 8 : Hoạt động thực hành nghệ thuật

- Nhóm 10 : Lao động giản đơn
- Nhóm 11 : Hoạt động trong điều kiện đặc biệt
1.3. Khí chất linh hoạt - hướng ngoại (ổn định, ngoại tâm rõ) (6<TK<=12, TL>18).
Phù hợp với các nhóm nghề :
- Nhóm 1 : Hoạt động nghiên cứu khoa học
- Nhóm 2 : Hoạt động giao tiếp trí tuệ
- Nhóm 3 : Hoạt động giao tiếp sự vụ
- Nhóm 5 : Hoạt động thiết kế, chỉ đạo kỹ thuật
- Nhóm 6 : Hoạt động thực hành kỹ thuật
- Nhóm 7 : Hoạt động sáng tác nghệ thuật
- Nhóm 8 : Hoạt động thực hành nghệ thuật
- Nhóm 10 : Lao động giản đơn
- Nhóm 11 : Hoạt động trong điều kiện đặc biệt
1.4. Khí chất linh hoạt - hướng ngoại (ổn định, thiên về ngoại tâm) (6<TK<=12, 12<TL<=18). Phù
hợp với các nhóm nghề :
- Nhóm 1 : Hoạt động nghiên cứu khoa học
- Nhóm 2 : Hoạt động giao tiếp trí tuệ
- Nhóm 3 : Hoạt động giao tiếp sự vụ
- Nhóm 5 : Hoạt động thiết kế, chỉ đạo kỹ thuật
- Nhóm 6 : Hoạt động thực hành kỹ thuật
- Nhóm 7 : Hoạt động sáng tác nghệ thuật
- Nhóm 8 : Hoạt động thực hành nghệ thuật
- Nhóm 10 : Lao động giản đơn
- Nhóm 11 : Hoạt động trong điều kiện đặc biệt
2.1. Khí chất sôi nổi - hướng ngoại (Rất không ổn định, ngoại tâm rõ) (TK>18, TL>18). Phù hợp với
các nhóm nghề :
- Nhóm 1 : Hoạt động nghiên cứu khoa học
- Nhóm 2 : Hoạt động giao tiếp trí tuệ
- Nhóm 3 : Hoạt động giao tiếp sự vụ
- Nhóm 5 : Hoạt động thiết kế, chỉ đạo kỹ thuật

- Nhóm 6 : Hoạt động thực hành kỹ thuật
- Nhóm 7 : Hoạt động sáng tác nghệ thuật
- Nhóm 8 : Hoạt động thực hành nghệ thuật
- Nhóm 10 : Lao động giản đơn
- Nhóm 11 : Hoạt động trong điều kiện đặc biệt
2.2. Khí chất sôi nổi - hướng ngoại (Rất không ổn định, thiên về ngoại tâm) (TK>18, 12<TL<18).
Phù hợp với các nhóm nghề :
- Nhóm 1 : Hoạt động nghiên cứu khoa học
- Nhóm 2 : Hoạt động giao tiếp trí tuệ
- Nhóm 3 : Hoạt động giao tiếp sự vụ
- Nhóm 5 : Hoạt động thiết kế, chỉ đạo kỹ thuật
- Nhóm 6 : Hoạt động thực hành kỹ thuật
- Nhóm 7 : Hoạt động sáng tác nghệ thuật
- Nhóm 8 : Hoạt động thực hành nghệ thuật
- Nhóm 10 : Lao động giản đơn
- Nhóm 11 : Hoạt động trong điều kiện đặc biệt
2.3. Khí chất sôi nổi - hướng ngoại (Không ổn định, ngoại tâm rõ) (12<TK<=18, TL>18). Phù hợp
với các nhóm nghề :
- Nhóm 1 : Hoạt động nghiên cứu khoa học
- Nhóm 2 : Hoạt động giao tiếp trí tuệ
- Nhóm 3 : Hoạt động giao tiếp sự vụ
- Nhóm 5 : Hoạt động thiết kế, chỉ đạo kỹ thuật
- Nhóm 6 : Hoạt động thực hành kỹ thuật
- Nhóm 7 : Hoạt động sáng tác nghệ thuật
- Nhóm 8 : Hoạt động thực hành nghệ thuật
- Nhóm 10 : Lao động giản đơn
- Nhóm 11 : Hoạt động trong điều kiện đặc biệt
2.4. Khí chất sôi nổi - hướng ngoại (Không ổn định, thiên về ngoại tâm) (12<TK<=18, 12<TL<18).
Phù hợp với các nhóm nghề :
- Nhóm 1 : Hoạt động nghiên cứu khoa học

- Nhóm 2 : Hoạt động giao tiếp trí tuệ
- Nhóm 3 : Hoạt động giao tiếp sự vụ
- Nhóm 5 : Hoạt động thiết kế, chỉ đạo kỹ thuật
- Nhóm 6 : Hoạt động thực hành kỹ thuật
- Nhóm 7 : Hoạt động sáng tác nghệ thuật
- Nhóm 8 : Hoạt động thực hành nghệ thuật
- Nhóm 10 : Lao động giản đơn
- Nhóm 11 : Hoạt động trong điều kiện đặc biệt
3.1. Khí chất ưu tư - hướng nội (Rất không ổn định, nội tâm rõ) (TK>18, TL<=6).
Phù hợp với các nhóm nghề :
- Nhóm 1 : Hoạt động nghiên cứu khoa học
- Nhóm 2 : Hoạt động giao tiếp trí tuệ
- Nhóm 4 : Hoạt động nghiệp vụ hành chính
- Nhóm 5 : Hoạt động thiết kế, chỉ đạo kỹ thuật
- Nhóm 6 : Hoạt động thực hành kỹ thuật
- Nhóm 7 : Hoạt động sáng tác nghệ thuật
- Nhóm 8 : Hoạt động thực hành nghệ thuật
- Nhóm 9 : Hoạt động thủ công, mỹ nghệ
- Nhóm 10 : Lao động giản đơn
3.2. Khí chất ưu tư - hướng nội (Rất không ổn định, thiên về nội tâm) (TK>18, 6<TL<=12). Phù hợp
với các nhóm nghề :
- Nhóm 1 : Hoạt động nghiên cứu khoa học
- Nhóm 2 : Hoạt động giao tiếp trí tuệ
- Nhóm 4 : Hoạt động nghiệp vụ hành chính
- Nhóm 5 : Hoạt động thiết kế, chỉ đạo kỹ thuật
- Nhóm 6 : Hoạt động thực hành kỹ thuật
- Nhóm 7 : Hoạt động sáng tác nghệ thuật
- Nhóm 8 : Hoạt động thực hành nghệ thuật
- Nhóm 9 : Hoạt động thủ công, mỹ nghệ
- Nhóm 10 : Lao động giản đơn

3.3. Khí chất ưu tư - hướng nội (Không ổn định, thiên về nội tâm) (12<TK<=18, 6<TL<=12). Phù
hợp với các nhóm nghề :
- Nhóm 1 : Hoạt động nghiên cứu khoa học
- Nhóm 2 : Hoạt động giao tiếp trí tuệ
- Nhóm 4 : Hoạt động nghiệp vụ hành chính
- Nhóm 5 : Hoạt động thiết kế, chỉ đạo kỹ thuật
- Nhóm 6 : Hoạt động thực hành kỹ thuật
- Nhóm 7 : Hoạt động sáng tác nghệ thuật
- Nhóm 8 : Hoạt động thực hành nghệ thuật
- Nhóm 9 : Hoạt động thủ công, mỹ nghệ
- Nhóm 10 : Lao động giản đơn
3.4. Khí chất ưu tư - hướng nội (Không ổn định, nội tâm rõ) (12<TK<=18, TL<=6).
Phù hợp với các nhóm nghề :
- Nhóm 1 : Hoạt động nghiên cứu khoa học
- Nhóm 2 : Hoạt động giao tiếp trí tuệ
- Nhóm 4 : Hoạt động nghiệp vụ hành chính
- Nhóm 5 : Hoạt động thiết kế, chỉ đạo kỹ thuật
- Nhóm 6 : Hoạt động thực hành kỹ thuật
- Nhóm 7 : Hoạt động sáng tác nghệ thuật
- Nhóm 8 : Hoạt động thực hành nghệ thuật
- Nhóm 9 : Hoạt động thủ công, mỹ nghệ
- Nhóm 10 : Lao động giản đơn
4.1. Khí chất điềm tĩnh - hướng nội (Rất ổn định, nội tâm rõ) (TK<=6, TL<=6).
Phù hợp với các nhóm nghề :
- Nhóm 1 : Hoạt động nghiên cứu khoa học
- Nhóm 2 : Hoạt động giao tiếp trí tuệ
- Nhóm 4 : Hoạt động nghiệp vụ hành chính
- Nhóm 5 : Hoạt động thiết kế, chỉ đạo kỹ thuật
- Nhóm 6 : Hoạt động thực hành kỹ thuật
- Nhóm 7 : Hoạt động sáng tác nghệ thuật

- Nhóm 8 : Hoạt động thực hành nghệ thuật
- Nhóm 9 : Hoạt động thủ công, mỹ nghệ
- Nhóm 10 : Lao động giản đơn
4.2. Khí chất điềm tĩnh - hướng nội (Rất ổn định, thiên về nội tâm) (TK<=6, 6<TL<=12). Phù hợp
với các nhóm nghề :
- Nhóm 1 : Hoạt động nghiên cứu khoa học
- Nhóm 2 : Hoạt động giao tiếp trí tuệ
- Nhóm 4 : Hoạt động nghiệp vụ hành chính
- Nhóm 5 : Hoạt động thiết kế, chỉ đạo kỹ thuật
- Nhóm 6 : Hoạt động thực hành kỹ thuật
- Nhóm 7 : Hoạt động sáng tác nghệ thuật
- Nhóm 8 : Hoạt động thực hành nghệ thuật
- Nhóm 9 : Hoạt động thủ công, mỹ nghệ
- Nhóm 10 : Lao động giản đơn
4.3. Khí chất điềm tĩnh - hướng nội (ổn định, nội tâm rõ) (6<TK<=12, TL<=6).
Phù hợp với các nhóm nghề :
- Nhóm 1 : Hoạt động nghiên cứu khoa học
- Nhóm 2 : Hoạt động giao tiếp trí tuệ
- Nhóm 4 : Hoạt động nghiệp vụ hành chính
- Nhóm 5 : Hoạt động thiết kế, chỉ đạo kỹ thuật
- Nhóm 6 : Hoạt động thực hành kỹ thuật
- Nhóm 7 : Hoạt động sáng tác nghệ thuật
- Nhóm 8 : Hoạt động thực hành nghệ thuật
- Nhóm 9 : Hoạt động thủ công, mỹ nghệ
- Nhóm 10 : Lao động giản đơn
4.4. Khí chất điềm tĩnh - hướng nội (ổn định, thiên về nội tâm) (6<TK<=12, 6<TL<=12). Phù hợp
với các nhóm nghề :
- Nhóm 1 : Hoạt động nghiên cứu khoa học
- Nhóm 2 : Hoạt động giao tiếp trí tuệ
- Nhóm 4 : Hoạt động nghiệp vụ hành chính

- Nhóm 5 : Hoạt động thiết kế, chỉ đạo kỹ thuật
- Nhóm 6 : Hoạt động thực hành kỹ thuật
- Nhóm 7 : Hoạt động sáng tác nghệ thuật
- Nhóm 8 : Hoạt động thực hành nghệ thuật
- Nhóm 9 : Hoạt động thủ công, mỹ nghệ
- Nhóm 10 : Lao động giản đơn
C. Trí thông minh của em thuộc loại nào ? (HS tham khảo phần này, cùng với kết quả tìm hiểu
về trí nhớ, năng lực tư duy, năng lực học tập, tính cẩn thận, khả năng kinh doanh để điều chỉnh sự
lựa chọn toàn diện và sát hợp hơn)
Tiến sĩ Howard Gardner của đại học Harvard đã nghiên cứu về đề tài "sự thông minh" trong
nhiều năm, và đưa ra lý thuyết được nhiều người chấp nhận: Có ít nhất là 7 kiểu thông minh. Đó là:
1. Thông minh về lời nói, ngôn ngữ
2. Thông minh về logic, toán học
3. Thông minh về thị giác, không gian
4. Thông minh về âm nhạc
5. Thông minh về cơ thể, cử chỉ, động học
6. Thông minh về xã hội, giao tiếp giữa con người
7. Thông minh về nội tâm.
Hãy xem những kiểu thông minh nào hoạt động mạnh nhất trong chính em:.
Thông minh về ngôn ngữ học là khả năng suy nghĩ bằng từ ngữ và sử dụng ngôn ngữ để diễn tả
những khái niệm phức tạp. Sự thông minh này cho phép em hiểu được trật tự, ý nghĩa của từ, học ngữ
pháp rất nhanh và áp dụng các kỹ năng ngôn ngữ thành thạo. Nó là kiểu thông minh có ở nhiều người
nhất, và thể hiện rõ ràng ở các nhà văn, nhà thơ, phóng viên, biên tập viên hay các diễn giả. Để phát
triển sự thông minh này, em nên viết nhiều, đọc nhiều, kể chuyện hoặc chơi ô chữ.
Sự thông minh về logic là khả năng tính toán, xác định số lượng, cân nhắc các giả thiết và thực
hiện những hoạt động toán học hoàn hảo. Nó cho phép em hiểu những khái niệm trừu tượng, có kỹ
năng tranh luận, suy nghĩ theo lối quy nạp và suy diễn. Nó thể hiện rõ ở các nhà toán học, khoa học và
thám tử. Với trí thông minh toán học hoạt động mạnh, em phù hợp trở thành luật sư, lập trình viên
Những người trẻ có thể phát triển sự thông minh này bằng cách học số học, chơi những trò chơi chiến
thuật và làm thí nghiệm.

Sự thông minh không gian là khả năng nghĩ "ba chiều", bao gồm trí tưởng tượng, suy luận
trong không gian, vận dụng hình ảnh, các kỹ năng đồ họa và nghệt thuật. Nó giúp em nhạy cảm với
chất liệu, màu sắc, hình khối , có thể trở thành nghệ sỹ, nhà thiết kế, nhiếp ảnh gia, nhà điêu khắc,
kiến trúc sư Những người trẻ có thể phát triển trí thông minh này bằng cách chơi xếp hình, chơi mê
cung, vẽ hoặc đơn giản là tưởng tượng.
Trí thông minh âm nhạc là khả năng cảm nhận độ cao thấp, nhịp điệu, âm sắc, nói chung là các
kiểu âm thanh. Nó cho phép em nhận biết, tạo ra, mô phỏng âm nhạc. Nếu em có trí thông minh âm
nhạc hoạt động mạnh thì không nhất thiết phải chơi hay đoạn nhạc, nhưng chắc chắn em là một người
nghe nhạc nhạy cảm, có thể nhận biết những ý nghĩa sâu sắc dù chỉ nghe giai điệu. Để "bồi bổ" cho trí
thông minh âm nhạc, em chỉ cần hay nghe nhạc, nhịp chân theo, hát theo, học chơi nhạc cụ nữa thì
càng tốt.
Trí thông minh cơ thể là khả năng vận động và dùng rất nhiều kỹ năng đa dạng của cơ thể. Nó
cũng bao gồm cả cảm giác về tính toán thời gian và sự kết hợp giữa tâm trí và cơ thể. Nó giúp em điều
khiển hoàn hảo những cử động của mình. Kiểu thông minh này tồn tại rất mạnh trong những người
hoạt động thể thao, khiêu vũ hoặc làm diễn viên. Nó còn giúp em hợp với ngành y (nhất là bác sỹ phẫu
thuật) hoặc làm nghề thủ công.
Trí thông minh xã hội là khả năng hiểu và tương tác hiệu quả với người khác. Nó bao gồm việc
giao tiếp hiệu quả bằng lời và không bằng lời, khả năng nhận biết sự độc đáo của mỗi người, nhạy cảm
với tâm trạng của người khác Nó giúp em thông cảm, an ủi, tạo cảm hứng và lãnh đạo mọi người,
nên nó được coi là một điểm đặc trưng của những chính khách. Nó còn giúp em phù hợp với làm giáo
viên, nhà trị liệu, nhân viên kinh doanh, diễn viên, nhà xã hội học Để rèn luyện kiểu thông minh này,
em nên xem phim, giao tiếp rộng, cố gắng tìm những điểm đặc biệt ở mỗi người.
Trí thông minh nội tâm là khả năng hiểu được bản thân một cách sâu sắc, và cũng như những
suy nghĩ và cảm xúc của chính mình, và sử dụng những hiểu biết đó trong việc lập kế hoạch và định
hướng cuộc sống. Nó giúp em phân tích và làm chủ được những phẩm chất, hành vi của mình, cũng
như của con người nói chung. Nếu trí thông minh nội tâm của em hoạt động mạnh, em phù hợp làm
nhà tâm lý học, triết gia hoặc nhà văn
Đó là 7 kiểu trí thông minh cơ bản, với những phẩm chất và khả năng cơ bản. Mỗi kiểu là một
cách sử dụng não bộ khác nhau. Mỗi kiểu đều có thể được phát triển và bồi đắp chứ không phải là một
điều bẩm sinh và không bao giờ chỉnh sửa được. Chính khái niệm rộng rãi về trí thông minh này đã

giải thích tại sao có rất nhiều người hồi đi học thì tệ, nhưng sau đó lại rất thành công trong cuộc sống.
Em hãy nghĩ thật kỹ xem mình có những điểm mạnh nào - tức là kiểu trí thông minh nào đang "trình
diễn" mạnh nhất trong con người em, để có thể tự quyết định được mình phù hợp với nghành nghề nào
cần học thêm gì để cải thiện những kiểu thông mình mà em đang còn yếu ? Em sẽ có một cơ hội tốt
nhất để thành công khi ngành nghề mà em chọn phát huy được tối đa kiểu thông minh mà em đang sở
hữu nhiều nhất. Vậy tại sao em không kết hợp:
Sự nghiệp = đam mê + trí thông minh mình đang có?
Lời kết
Việc chọn nghề thực sự quan trọng và vô cùng cần thiết. Chọn cho mình một nghề nghĩa là
chọn cho mình một tương lai. “Chọn nghề là chọn cuộc đời”. Chọn sai lầm một nghề nghĩa là đặt cho
mình một tương lai không thực sự an toàn và vững chắc.
Bởi vậy, để chọn nghề phù hợp, cần kết hợp nhiều thông số, sử dụng nhiều phương pháp, thực
hiện nhiều lần. TVHN lồng ghép chúng ta đang làm chỉ là bước khởi đầu. Khởi đầu tốt, ắt sẽ có tương
lai tốt. Hết sức thuận lợi là hiện nay, khoa học hành vi, tâm lý học đang phát triển rất nhanh chóng
trong điều kiện hội nhập quốc tế, với sự trợ giúp đắc lực của Internet.Có được sự khởi đầu tốt, các em
sẽ không bị chìm ngập trong hư ảo của đại dương thông tin về lĩnh vực chọn nghề nói riêng và trong
cuộc sống nói chung.
Chúc các em thực hiện được sự lựa chọn có cơ sở khoa học !
Thái Xuân Nựu
Phó GĐ Trung tâm KTTH-HN Phan Rang
Tài liệu tham khảo
1. Tài liệu tập huấn TVHN 8-2001 của Trung tâm LĐHN Bộ GD&ĐT
2. Tài liệu tập huấn TVHN 9-2004 của Trung tâm LĐHN Bộ GD&ĐT
3. Phần mềm hỗ trợ TVHN, Trung tâm KTTH-HN Nghệ An và Công ty FPT software
4. Chuyên mục “Hướng nghiệp”, Website Viện NCGD ĐHSP Tp. HCM (www.ier.edu.vn)
5. Website Cẩm nang hướng nghiệp của Trung tâm tư vấn Tinh Hoa (www.huongnghiep.com.vn)
6. Mạng khám phá bản thân của Hội khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam (www.tuvanvala.com)
7. Website www.tuvanhuongnghiep.vn của Trung tâm TVHN Sao Việt
PHỤ LỤC II
Bộ mẫu trắc nghiệm

Tự tìm hiểu bản thân
(Chọn lọc)
Sở GD&ĐT Ninh Thuận PHIẾU TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP
TRUNG TÂM KTTH-HN PHAN RANG CHO HỌC SINH THPT

Họ và tên học sinh: ___________________________, Nam, Nữ. Lớp: _____, Trường ____________,
Đang học nghề: ___________________ Tại Trung tâm KTTH-HN Phan Rang năm học 20___-20___
I. Kết quả tự tìm hiểu bản thân:
1.Xu hướng nghề 30 câu: 1.____________________2.____________________ 3.____________________
2.Xu hướng nghề 40 câu: 1.____________________2.____________________ 3.____________________
3.Xu hướng nghề 54 câu: 1.____________________2.____________________ 3.____________________
Kết luận: 1.____________________2.____________________ 3.____________________
4. Tính cách: Tổng điểm các cột : TC(độ tin cậy)
:
___,TL:____,TK:____, Kiểu đặc trưng: _____________
5. Trí nhớ: Đạt ____%, Xếp loại: ______
6. Tính cẩn thận: ____đ, Xếp loại: ______; Khả năng kinh doanh: _____đ, Xếp loại: ________
7. Khả năng tư duy: (Tốt, Chưa tốt) 8. Năng lực học tập:
- Toán _____ , Lý _____, Hoá ____ . Tổng cộng 3 môn:____
- Toán _____ , Hoá ____, Sinh ____. Tổng cộng 3 môn:____
- Văn _____ , Sử _____, Địa ____. Tổng cộng 3 môn: ____
- Toán____, Văn ____, Ng.ngữ ____.Tổng cộng 3 môn: ____
9. Sức khoẻ: Cao: ______, Mắt: Trái ___/10, Phải ___/10, Tai:______, Phát âm (khỏe, bình thường, ngọng)
Phân biệt màu sắc:(Rõ, không rõ, mù màu); Dị tật bẩm sinh: (Không, … )
Dị ứng với: (máu, gió, nắng, mưa, tiếng ồn, … )
10. Hoàn cảnh gia đình:
- Tuổi Cha:____, Nghề nghiệp:_________________; Tuổi Mẹ:____, Nghề nghiệp: _________________
- Kinh tế gia đình:(Thuận lợi, Bình thường, Khó khăn), có khả năng đảm bảo cho em học lên: (Có, Không)
- Nghề truyền thống: Của gia đình ________________________, Nơi em ở: _______________________
- Người có ảnh hưởng nhiều nhất đến em là ai: _____________, làm nghề gì: _____________________,

khuyên em chọn ngành, nghề gì ________________________và học gì? (ĐH,CĐ,TCCN,TCN, đi làm)
- Định hướng của gia đình về tương lai của em:______________________________________________
11. Nghề phổ thông em đang học có phù hợp với em không: (Rất PH/PH ít/Không PH); Điểm TB:_____
Nếu được chọn lại, em sẽ chọn học nghề gì (NPT)? _________________________
II. Lựa chọn của em sau khi đã tìm hiểu bản thân và đối chiếu với yêu cầu của nghề, nhu cầu xã hội:
1. Nhóm nghề: ___________________________ Ngành, nghề: __________________________________
2. Nhóm nghề: ___________________________ Ngành, nghề: __________________________________
3. Nhóm nghề: ___________________________ Ngành, nghề: __________________________________
III. Lựa chọn của em về hướng đi sau khi tốt nghiệp: (Vòng tròn vào mục lựa chọn và ghi rõ nội dung)
1. Đi làm (việc gì)________________________________________, ở đâu: _______________________
2. Đi học TCCN hoặc TCN: Ngành __________________________, ở đâu: _______________________
3. Đi thi ĐH, CĐ: 1. Ngành _________________________, Khối ____, Trường: ___________________
2. Ngành _________________________, Khối ____, Trường: ___________________
3. Ngành _________________________, Khối ____, Trường: ___________________
(Để chọn ngành học, trường thi, HS cần tham khảo cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ, TCCN và
các thông tin tuyển sinh năm gần nhất):
IV. Ý kiến của Phụ huynh về lựa chọn của em: _______________________________________________
___________________________________________________________________________
V. Tự đánh giá về quá trình TVHN trong qúa trình học NPT: (Vòng tròn mục chọn)
1. Em rất thích và đã tự giác làm hết các trắc nghiệm, giúp em chọn nghề phù hợp
2. Em khá thích và đã làm các trắc nghiệm, giúp em có hiểu biết hơn về chọn nghề
3. Em không thích, nên đã không làm hết các trắc nghiệm, không có ích gì cho việc chọn nghề
VI. Ý kiến của Giáo viên: Điểm: _________; Nhận xét, lời khuyên: _____________________________
________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________
Học sinh (Ký tên) Giáo viên (Ký và ghi rõ họ tên)
Em thích học hay có năng khiếu gì, mức độ:
1. Kỹ thuật: ________5. Các môn tự nhiên:_____
2. Thể thao: ________6. Các môn XH: _______
3. Am nhạc: ________7. Các môn kỹ thuật_____

4. Hội hoạ: ________ 8.NK khác: __________
TRẮC NGHIỆM TỰ TÌM HIỂU XU HƯỚNG NGHỀ (30 câu)
Nếu bản thân đúng như nêu trong tình huống thì đánh dấu + vào trước số 1 hay 2 có
trong các cột từ (3)÷(7), nếu không thì để nguyên; sau đó cộng các số có dấu + theo từng cột,
ghi tổng vào dòng tổng cộng
TT Tình huống tự đánh giá
Nhóm nghề
N
t
N
k
N
d
N
n
N
2
1 Tôi giao tiếp với người lạ rất thoải mái 0 0 0 0 1
2
Tôi hứng thú làm bằng tay một cái gì đó
trong thời gian dài (may vá, đan lát, sửa 0 1 0 0 0
chữa đồ dùng)
3
Tôi cố gắng làm cho môi trường xung 0 0 0 1 0
quanh tươi đẹp, sinh động.
4
Tôi thường xuyên và tự nguyện theo dõi và 1 0 0 0 0
chăm sóc cây trồng hoặc súc vật.
5
Tôi có thể làm thống kê, tính toán hoặc vẽ 0 0 1 0 0

hình trong thời gian dài.
6
Tôi sẵn sàng giúp đỡ các em cùng tuổi 0 0 0 0 1
hoặc các em nhỏ bất kì lúc nào.
7
Tôi có thể giúp người lớn tuổi chăm sóc 1 0 0 0 0
súc vật, cây trồng
8 Thường thường, tôi ít mắc sai sót trong 0 0 1 0 0
công việc viết lách.
9
Những sản phẩm tự tay tôi làm trong lúc
rỗi rãi thường làm cho các em và người lớn 0 2 0 0 0
tuổi thích thú.
10
Nhiều người cho rằng, tôi có năng lực đối 0 0 0 2 0
với một lónh vực nghệ thuật nào đó.
11
Tôi rất thích đọc sách báo nói về thế giới 1 0 0 0 0
động vật, thực vật.
12
Tôi tích cực tham gia hoạt động văn nghệ, 0 0 0 1 0
tự biên, tự diễn.
13
Tôi rất thích tìm đọc sách báo về thiết bò 0 1 0 0 0
và vận hành của các máy móc
14
Tôi có thể suy nghó lâu dài với các bài toán 0 0 2 0 0
"nát óc" hoặc giải các bài tập khó.
15
Tôi dễ dàn xếp những mối bất hòa giữa các 0 0 0 0 2

em hoặc giữa các em nhỏ.
16 Nhiều người cho rằng, tôi có năng lực kó thuật 0 2 0 0 0
17
Những kết quả nghệ thuật của tôi được nhiều 0 0 0 2 0
người không quen biết khen ngợi, tán thưởng.
TT Tình huống tự đánh giá
Nhóm nghề
N
t
N
k
N
d
N
n
N
2
18
Một số người nhận xét, tôi có năng lực làm
việc với những đối tượng sinh vật học (thực 2 0 0 0 0

vật hoặc động vật ).
19
Thường thường, mọi người đều thừa nhận
rằng, tôi trình bày tư tưởng ý nghó bằng các 0 0 2 0 0

bài viết mạch lạc, sáng sủa, dễ hiểu.
20 Hầu như tôi chẳng cãi nhau với ai bao giờ 0 0 0 0 1
21
Những kết quả sáng tạo kó thuật của tôi được 0 1 0 0 0

những người không quen biết khen ngợi.
22 Tôi học ngoại ngữ dễ dàng. 0 0 1 0 0
23
Tôi thường giúp đỡ cả những người không 0 0 0 0 2
quen biết.
24
Tôi hứng thú học và tham gia bất cứ một 0 0 0 1 0
công tác nghệ thuật nào.
25
Tôi thường tác động đến quá trình phát triển
của thực vật hoặc động vật, hoàn thiện và 2 0 0 0 0

thay đổi chúng.
26 Tôi thích tháo lắp những máy móc, thiết bò. 0 1 0 0 0
27
Tôi thường thành công trong việc thuyết phục
các em mình hoặc các em nhỏ làm cho kế 0 0 0 0 1

hoạch, hành động nào đó được hợp lí.
28
Tôi thường quan sát động vật hoặc nghiên 1 0 0 0 0
cứu thực vật.
29
Tôi thường đọc những sách báo mà nhiều
người cho là " buồn tẻ" (ví dụ: sách khoa học 0 0 1 0 0

thường thức, phê bình văn học…)
30
Tôi thích tìm hiểu bí mật tay nghề của những
người làm công tác nghệ thuật và thường 0 0 0 1 0


lặp lại, họa lại những hành động của họ.
Tổng điểm + :

NHÓM NGHỀ Kí hiệu Những nghề thường gặp thuộc nhóm
Người-thiên nhiên
N
t
Nghề nông: trồng lúa, trồng cây hoa màu, trồng rau, kó sư nông
học, cán bộ kỹ thuật, chăn nuôi thú y,
Người-kỹ thuật
N
k
Thợ dệt, thợ may, thợ sửa chữa và lắp máy thu thanh, thợ tiện,
thợ hàn hơi và hàn điện, lái xe, lái tàu, thợ điều chỉnh máy, …
Người-dấu hiệu
N
d
Nhân viên sửa bản in, thư kí đánh máy, điện báo viên, lập trình
máy tính, nghiên cứu khoa học, …
Người-nghệ thuật
N
n
Ca só, nhạc só, đạo diễn, họa só, trang trí, nghệ só, nhiếp ảnh, thợ
săn, thợ khắc, …
Người-Người
N
2
Dạy học, quản lý, bán hàng, phục vụ bàn ăn, nghề y, cô nuôi dạy trẻ, phục vụ
khách sạn, …

TRẮC NGHIỆM TÌM HIỂU XU HƯỚNG NGHỀ 40 CÂU
22
( Phiếu hỏi chẩn đoán khác biệt của E.A.CLIMOP)
Trả lời theo thang mức độ đánh giá cho từng công việc như sau :
- Có lẽ thích hơn là không thích …………. Ghi 1+
- Thích …………………………………… Ghi 2+
- Rất thích …………………………………Ghi 3+
Ghi điểm vào phiếu trả lời, nếu không thích thi không cho điểm. Sau đó cộng
diểm thao từng cột. Cột nào cao điểm nhất là thể hiện xu hướng cao nhất. Hãy chọn
ra 3 nhóm nghề có xu hướng từ cao đến thấp.
1a Chăm sóc động vật 1b
Điều khiển máy móc, công cụ
( theo dõi, điều hành )
2a
Giúp đỡ người bệnh tật, chữa bệnh cho họ.
2b Lập bảng biểu sơ đồ, lập trình máy tính
3a
Theo dõi chất lượng trình bày sách, biển
quảng cáo, bưu ảnh nghệ thuật, đĩa hát.
3b
Theo dõi trạng thái và sự phát triển của
thực vật.
4a Xử lý vật liệu ( gỗ, vải, thép, nhựa, v.v…) 4b
Đưa hàng tới người tiêu dùng
( quảng cáo, bán hàng )
5a
Thảo luận các sách , các bài báo vể thường
thức.
5b
Thảo luận các sách nghệ thuật

( hoặc các vở kịch, các buổi hòa nhạc )
6a
Nuôi trồng các sinh vật non ( động vật hay
một số loài nào đó).
6b
Luyện tập cho bạn bè hoặc trẻ nhỏ thực
hiện các hành động nào đó ( lao động, thể
thao, học tập )
7a
Tô in lại bức tranh, miêu tả lại ( hoặc lên
dây các nhạc cụ )
7b
Điều khiển bằng phương tiện vận chuyển
( nâng hay chuyển, máy nâng, máy
kéo,tàu sà lan)
8a
Thông báo, giải thích cho mọi người thông
tin họ cần (ở trạm chỉ dẫn, nơi tham quam
du lịch )
8b
Bài trí triển lãm nghệ thuật, gian hàng
(hoặc tham gia dựng vở kịch, hay tổ chức
buổi hòa nhạc ) .
9a
Sửa chữa đồ vật, sản phẩm (quần áo, nhà
cửa, kỹ thuật v.v …)
9b
Soát và sửa lỗi các bài khóa, biểu bảng
và các bức vẽ.
10

a
Chữa bệnh cho động vật
10b Thực hiện các phép tính, phép toán.
11
a
Gây các giống mới 11b
Thiết kế các sản phẩm công nghiệp
( máy móc, quần áo, nhà cửa)
12
a
Tìm nguyên nhân các cuộc tranh luận, cãi
cọ giữa mọi người ( thuyết phục, giảng
giải,khen thưởng, trừng phạt ).
12b
Nắm tường tận các sơ đồ, bản vẽ thiết kế,
bảng biểu ( kiểm tra, đính chính, sắp đặt
lại trật tự ).
13
a
Tham gia công việc của các nhóm nghệ
thuật nghiệp dư.
13b
Quan sát nghiên cứu vi sinh. Giúp cấp
cứu người bị thương , bị bỏng…
14
a
Chỉnh lý, sử dụng các thiết bị máy móc y
học
14b
Mô tả nghệ thuật, các diễn biến sự kiện

(được sự quan sát hay được sự đệ trình)
15
a
Lập, mô tả chính xác báo cáo về các hiện
tượng, quan sát các sự kiện, các đối tượng
đo đạc…
15b
Biểu diễn trên sân khấu, tham gia các
buổi hòa nhạc.
16
a
Làm phân tích thí nghiệm trong bệnh viện 16b
Tiếp và khám bệnh, trao đổi và chữa
bệnh.
17
a
Sơn , tô vẽ tường nhà ở, các sản phẩm. 17b
Thực hiện lắp đặt nhà cửa, máy móc,
công cụ…
18 Tổ chức cắm trại văn hóa cho hội nhóm 18b Thiết kế nhà cửa, máy móc…
23
a
hoặc cho trẻ em ( đi xem hát, viện bảo tàng
) tham quan du lịch
19
a
Tạo các chi tiết sản phẩm theo thiết kế
(máy móc, quần áo, xây dựng nhà cửa
v.v )
19b Học kẻ vẽ, sao chép bản đồ, đồ án

20
a
Đấu tranh chống kẻ phá hoại rừng, vườn
tược và phòng chống bệnh cho thực vật .
20b
Làm việc trên những máy có phím ( máy
chữ, máy điện tín, máy sắp chữ, máy vi
tính…)
BẢNG TRẢ LỜI VÀ XỬ LÝ TN XU HƯỚNG NGHỀ CLIMỐP (40 câu)
Nt Nk N
2
Nd Nn
Câu Điểm + Câu Điểm + Câu Điểm + Câu Điểm + Câu Điểm +
1a 1b 2a 2b 3a
3b 4a 4b 5a 5b
6a 7b 6b 9b 7a
10a 9a 8a 10b 8b
11a 11b 12a 12b 13a
13b 14a 14b 15a 15b
16a 17b 16b 19b 17a
20a 19a 18a 20b 18b
Cộng Cộng Cộng Cộng Cộng
Kết luận: Xu hướng nghề: 1. 2. 3.
TRẮC NGHIỆM TÌM HIỂU XU HƯỚNG NGHỀ 54 CÂU (6 nhóm)
(Theo Thầy Trần Trọng Miêng (1936-2005), chuyên viên tư vấn tuyển sinh, nguyên Phó chánh văn
phòng 2 Bộ GD&ĐT, giới thiệu trên báo Tuổi trẻ ngày 11/3/2005)
Tự trả lời và chấm điểm 6 phiếu “khám phá sở thích” sau, phiếu nào cao điểm nhất sẽ ứng
với nhóm nghề có sở thích cao nhất. Mỗi câu cho từ 1

5 điểm theo mức độ từ thấp đến cao.

PHIẾU 1
TT Đặc điểm tính cách bản thân
Tự cho điểm theo mức độ
1 2 3 4 5
1 Tính tự lập
2 Đầu óc thực tế
3 Khả năng thích nghi, linh động
4 Vận hành máy móc thiết bị
5 Làm các công việc thủ công
6 Tiếp xúc thiên nhiên, động thực vật
7 Làm các công việc mang tính thực hành
8 Khả năng thấy được kết quả công việc
9 Sở thích và khả năng làm việc ngoài trời
Tổng điểm:
PHIẾU 2
TT Đặc điểm tính cách bản thân
Tự cho điểm theo mức độ
1 2 3 4 5
1 Thích tìm hiểu khám phá
2 Đầu óc phân tích
3 Tính logic
4 Óc quan sát, phản ánh, nghiên cứu
5 Khả năng tổng hợp, khái quát, suy diễn
6 Khả năng điều tra, phân loại, kiểm tra, đánh giá
7 Khả năng tự tổ chức công việc
8 Khả năng thực hiện những vấn đề phức tạp
9 Khả năng giải quyết các vấn đề
Tổng điểm:
PHIẾU 3
24

TT Đặc điểm tính cách bản thân Tự cho điểm theo mức độ
1 2 3 4 5
1 Dễ xúc động
2 Có óc tưởng tượng
3 Tính tự do, không khuôn mẫu, bốc đồng
4 Khả năng trình diễn, diễn xuất
5 Có thể chụp hình, vẽ trang trí, điêu khắc
6 Có năng khiếu âm nhạc
7 Khả năng viết, trình bày ý tưởng
8 Khả năng sáng tạo ý tưởng, công việc … mới
9 Thoải mái biểu lộ ý thích riêng
Tổng điểm:
PHIẾU 4
TT Đặc điểm tính cách bản thân
Tự cho điểm theo mức độ
1 2 3 4 5
1 Tính thân thiện giúp đỡ người khác
2 Thích gặp gỡ, tiếp xúc với người khác
3 Lịch thiệp, tử tế
4 Khả năng khuyên bảo, huấn luyện, giảng giải cho người khác
5 Lắng nghe và sẵn sàng phục vụ
6 Chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng
7 Hoạt động vì mục tiêu chung
8 Đóng góp để công việc chung tốt đẹp hơn
9 Khả năng hoà giải, giải quyết sự việc
Tổng điểm:
PHIẾU 5
TT Đặc điểm tính cách bản thân
Tự cho điểm theo mức độ
1 2 3 4 5

1 Tính phiêu lưu mạo hiểm
2 Tính quyết đoán
3 Tính năng động
4 Khả năng diễn đạt, tranh luận, thuyết phục người khác
5 Khả năng quản lý, chỉ đạo, xem xét, đánh giá
6 Khả năng xâydựng mục tiêu, kế hoạch, quyết định công việc
7 Khả năng gây ảnh hưởng đối với người khác
8 Khả năng cạnh tranh, vượt lên người khác
9 Được sự nể trọng
Tổng điểm:
PHIẾU 6
TT Đặc điểm tính cách bản thân
Tự cho điểm theo mức độ
1 2 3 4 5
1 Có đầu óc sắp xếp, tổ chức ngăn nắp
2 Cẩn thận, tỷ mý
3 Chu đáo, chính xác, đáng tin cậy
4 Ghi chép số liệu, tính toán, so sánh
5 Lưu trữ, phân loại, cập nhật thông tin
6 Biết dự kiến, tính toán chi tiêu
7 Thích làm công việc có nhiệm vụ rõ ràng
8 Lên kế hoạch điều phối công việc
9 Thích làm việc với các con số, theo đúng quy định
Tổng điểm:
Kết luận: Xu hướng nghề: 1. Nhóm ____ 2. Nhóm ____ 3. Nhóm ____
25

×