Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

thiết kế chế tạo bộ cảm biến dư lượng thức ăn trong ao nuôi tôm theo công nghệ xử lý ảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 90 trang )


Đồ Án Tốt Nghiệp Trang 1 GVHD: Th.S Đinh Bá Hùng Anh

SVTH: Đỗ Xuân Thưởng Lớp 43CT
LỜI NÓI ĐẦU
Nghề nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta hiện nay đang phát triển mạnh mẽ ở khắp
nơi, nhất là khu vực miền trung. Trong đó nghề nuôi tôm mang lại lợi nhuận cao
nhất. Mô hình nuôi còn ở dạng quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu, kỹ thuật lạc hậu,
chưa áp dụng nhiều khoa học tiên tiến hiện đại vào ngành nuôi trồng thuỷ sản. Do
vậy, trong một số năm gần đây dịch bệnh và đặc biệt do sự suy thoái về môi trường
nuôi đã làm giảm năng xuất và chất lượng sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản trong đó
phải kể đến nghề nuôi tôm. Một phần môi trường bị ô nhiễm cũng là do thức ăn của
tôm dư thừa gây ra. Chính vì vậy quản lý thức ăn là vấn đề rất quan trọng trong
nghề nuôi tôm. Nếu quản lý tốt thức ăn thì không những giảm chi phí cho người
nuôi mà còn góp phần tránh được tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao. Từ
trước tới nay, việc quản lý thức ăn còn thủ công, mất nhiều thời gian và công sức do
đó hiệu quả còn chưa cao.
Ngày nay với sự phát triển rất mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là
công nghệ thông tin, đã giúp con người thực hiện được nhiều công việc với độ
chính xác cao, mang lại hiệu quả kinh tế. Hiện nay đã và đang được áp dụng vào
nhiều loại hình sản xuất. Trong đó áp dụng để xác định dư lượng thức ăn trong ao
nuôi tôm theo công nghệ xử lý ảnh thu nhận từ Webcam sẽ mang lại độ chính xác,
cũng như giảm nhẹ sức lao động cho công nhân. Kỹ thuật này chúng ta hoàn toàn có
thể tự động quản lý thức ăn trong ao nuôi, với độ tin cậy cao, mang lại hiệu quả
kinh tế.
Chính vì vậy em quyết định chọn đề tài “Thiết kế chế tạo bộ cảm biến dư
lượng thức ăn trong ao nuôi tôm theo công nghệ xử lý ảnh” với mong muốn sau
khi thực hiện xong đề tài có thể đem ra ứng dụng trong thực tế, góp phần cho ngành
nuôi tôm của nước ta phát triển hơn nữa.
Do đây là vấn đề còn rất mới, hơn nữa kỹ thuật lập trình xử lý ảnh không
thuộc chuyên ngành của em nên chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Em xin ghi nhận


tất cả các ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để em hoàn thành tốt đề tài
của mình. Em xin chân thành cảm ơn !
Nha trang, Tháng 11 / 2005



SVTH: Đỗ Xuân Thưởng.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Đồ Án Tốt Nghiệp Trang 2 GVHD: Th.S Đinh Bá Hùng Anh

SVTH: Đỗ Xuân Thưởng Lớp 43CT
MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Mục lục 2
Chương I: Tổng quan về nghề nuôi tôm
và thiết bị cho tôm ăn công nghiệp 5
I.1. Tổng quan về nghề nuôi tôm công nghiệp 5
I.1.1. Khái quát về sự phát triển của nghề nuôi tôm 5
I.1.1.1. Sản lượng nuôi 6
I.1.1.2. Đối tượng nuôi (nhóm loài) 6
I.1.1.3. Các mô hình nuôi 7
I.1.1.4. Xu hướng phát triển 7
I.1.2. Tình hình nuôi tôm ở Việt Nam 7
I.1.2.1. Các mô hình nuôi tôm 8
I.1.2.2. Thuận lợi và khó khăn trong nghề nuôi tôm 10
I.1.2.3. Xu hướng phát triển của nghề nuôi tôm trong tương lai 11
I.2. Tổng quan về thiết bị cho tôm ăn công nghiệp 11
I.2.1. Thức ăn và phương pháp cho ăn 11
I.2.1.1. Thức ăn 11

I.2.1.2. Phương pháp cho ăn 12
I.2.2. Giới thiệu thiết bị tự động cho tôm ăn 20
I.2.2.1. Máy phun thức ăn tự động của Đài Loan (FJ – 515) 21
I.2.2.2. Cấu tạo và nguyên tắc làm việc của thiết bị cho tôm ăn
tự động theo kiểu vung toé 22
I.3. Nghiên cứu chế tạo bộ cảm biến dư lượng thức ăn 24
I.3.1.Yêu cầu của thiết bị 24
I.3.2. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu yêu cầu kĩ thuậtt của thiết bị 24
I.4. Phạm vi nghiên cứu 25
Chương II. Thiết kế ký thuật bộ cảm biến 26
II.1. Lập phương án thiết kế 26
II.1.1. Các phương pháp hiện hành 26
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Đồ Án Tốt Nghiệp Trang 3 GVHD: Th.S Đinh Bá Hùng Anh

SVTH: Đỗ Xuân Thưởng Lớp 43CT
II.1.1.1. Dùng cơ học 26
II.1.1.2. Dùng quang học 28
II.1.2. Nhận dạng và xử lý ảnh 31
II.2. Thiết kế kỹ thuật thiết bị 33
II.2.1. Thiết kế sàng kiểm tra ( nhá kiểm tra) 33
II.2.1.1. Yêu cầu kĩ thuật sàng kiểm tra 33
II.2.1.2. Cấu tạo sàng kiểm tra 34
II.2.2. Lựa chọn webcam sử dụng 36
II.2.2.1. Webcam là gì. 36
II.2.2.2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của Webcam 37
II.2.2.3. Công dụng của Webcam 38
II.2.2.4. Tìm hiểu và lựa chọn Webcam sử dụng 39
II.2.3. Thiết kế kỹ thuật hộp bảo vệ webcam khi làm việc dưới nước 41

II.2.3.1. Yêu cầu của hộp bảo vệ Webcam 42
II.2.3.2. Thiết kế chế tạo hộp bảo vệ Webcam 42
II.2.4. Thiết kế kỹ thuật đèn chiếu sáng 43
II.2.4.1. Yêu cầu kỹ thuật của đèn chiếu sáng 43
II.2.4.2. Thiết kế kỹ thuật đèn chiếu sáng 43
II.2.4.3. Sơ đồ mạch điện điều khiển đèn chiếu sáng 45
II.3. Chương trình điều khiển bộ cảm biến 45
II.3.1.Chương trình điều khiển webcam chụp tự động 45
II.3.2. Chương trình nhận dạng và xử lý ảnh 46
II.4. Bản vẽ thiết bị cảm biến 46
II.5. Xây dựng mô hình quản lý thưc ăn tự động 48
Chương III. Chương trình điều khiển nhận dạng và xử lý ảnh 49
III.1. Tổng quan về nhận dạng và xử lý ảnh 49
III.1.1. Các giai đoạn của quá trình xử lý ảnh 49
III.1.2. Cơ sở lý thuyết tiền xử lý ảnh 51
III.1.2.1. Lọc ảnh mịn 51
III.1.2.2. Nhị phân ảnh 52
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Đồ Án Tốt Nghiệp Trang 4 GVHD: Th.S Đinh Bá Hùng Anh

SVTH: Đỗ Xuân Thưởng Lớp 43CT
III.1.2.3. Đánh nhãn thành phần liên thông 53
III.1.2.4. Lấy đường biên và làm trơn đường biên 56
III.1.2.5. Các đặc tính hình học 57
III.2. Thiết kế chương trình điều khiển 59
III.2.1. Sơ đồ thực hiện chương trình nhận dạng
và xử lý ảnh thức ăn tôm 59
III.2.2. Xây dựng chương trình điều khiển thiết bị 61
III.2.2.1. Sơ đồ giải thuật chương trình chụp tự động của Webcam 61

III.2.2.2. Sơ đồ giải thuật chương trình nhận dạng và xử lý ảnh 63
Chương IV :Thử nghiệm và hoàn thiện 68
IV.1. Mô hình thử nghiệm 68
IV.2. Giới thiệu chương trình nhận dạng và xử lý ảnh 68
IV.2.1. Chương trình Webcam chụp ảnh 68
IV.2. 2. Chương trình nhận dạng và xử lý ảnh 70
IV.3. Địa điểm thử nghiệm thực tế 70
IV.4. Thử nghiệm và hoàn chỉnh thiết bị 71
IV.4.1. Thử nghiệm 71
IV.4.2. Hoàn thiện 74
IV.5. Quá trình sử dụng và sửa chữa thiết bị 74
IV.6. Hạch toán giá thành thiết bị 74
Chương V:Kết luận và đề xuất ý kiến 76
V.1. Kết luận 76
V.2. Đề xuất ý kiến 77
V.3. Hướng phát triển của đê tài 77
V.4. Lời cảm ơn 77
PHỤ LỤC 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89




PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Đồ Án Tốt Nghiệp Trang 5 GVHD: Th.S Đinh Bá Hùng Anh

SVTH: Đỗ Xuân Thưởng Lớp 43CT
Chương I.
TỔNG QUAN VỀ NGHỀ NUÔI TÔM VÀ THIẾT BỊ

CHO TÔM ĂN CÔNG NGHIỆP
I.1.TỔNG QUAN VỀ NGHỀ NUÔI TÔM CÔNG NGHIỆP.
I.1.1. KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGHỀ NUÔI TÔM. [1]
Nghề nuôi tôm bắt đầu phát triển nhanh từ những năm đầu thập kỷ 80 đến đầu
thập kỷ 90. Tổng thể, trong những năm hiện nay thì sự phát triển đã chậm lại mà
chủ yếu là do sự bộc phát và lây lan của bệnh, nhất là bệnh vi rút và vấn đề môi
trường ở một số quốc gia.
Ở một số quốc gia thì nuôi tôm biển phát triển khá nhanh trong các năm qua
(vd: Việt Nam), trong khi đó một số khác thì không phát triển, thậm chí còn giảm
(Đài Loan, Trung Quốc,…).
Dù luôn phải đối phó với nhiều vấn đề, nhưng nghề nuôi tôm là một ngành
kinh tế quan trọng ở vùng ven biển của nhiều quốc gia Châu Á và Mỹ.
Nghề nuôi tôm biển trên thế giới có thể chia thành 3 giai đoạn chính như sau:
· Giai đoạn 1: Giai đoạn nghiên cứu và phát triển sau đó là sự phát triển
nhảy vọt (những năm 1960-1980):
Trong giai đoạn này tôm chủ yếu được nuôi quảng ao quảng canh ven biển, có
thể là sản phẩm phụ của các ao nuôi cá măng, cá đối như ở Đài Loan, Philippines,
Indonesia,… và trở thành đối tượng có giá trị thương phẩm cao nên giá tôm tăng.
Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để phát triển kỹ thuật làm cơ sở cho sự phát
triển sau này.
· Giai đoạn 2: Nghề nuôi tôm gặp nhiều khó khăn (từ 1980 -1990):
Giai đoạn này có nhiều trở ngại xảy ra liên quan đến bệnh tật, suy thoái tài
nguyên, ô nhiễm môi trường, mâu thuẫn về kinh tế xã hội.
· Giai đoạn 3: Nghề nuôi tôm hiện nay và tương lai:
Do những trở ngại trên, xu hướng hiện nay và trong thời gian tới là nuôi tôm
theo hướng bền vững với sự đa dạng hoá đối tượng nuôi, cải thiện qui hoạch và
quản lý trong phát triển.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Đồ Án Tốt Nghiệp Trang 6 GVHD: Th.S Đinh Bá Hùng Anh


SVTH: Đỗ Xuân Thưởng Lớp 43CT
I.1.1.1. Sản lượng nuôi.
Nhìn chung, sản lượng tôm nuôi trên toàn thế giới không tăng đáng kể trong
khoảng 10 năm qua (từ 686.000 tấn năm 1993 lên 804.000 tấn năm 2000). Các số
liệu thống kê của FAO cho thấy có sự tăng giảm không theo qui luật về sản lượng
tôm nuôi trên toàn thế giới. Năm 1993 sản lượng giảm đến 24 % nhưng năm 1994
tặng đến 17%.
Tuy nhiên, sản lượng tôm nuôi ở một số quốc gia lại tăng đáng kể, Việt nam là
một ví dụ điển hình về sự gia tăng sản lượng nuôi, từ năm 2001 đến 2003 thì tăng
xấp xỉ 2 lần trong khi diện tích nuôi chỉ tăng 1,5 lần.
Những quốc gia đứng đầu về sản lượng tôm nuôi là Thái Lan, Việt Nam, Ấn
Độ, Ecuador, Indonesia và Trung Quốc. Những quốc gia này chắc chắn sẽ giữ vị
trí đầu trong nhiều năm tới bởi lẽ họ vẫn giữ tốc độ phát triển về nuôi tôm.
Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng sản lượng tôm nuôi có thể bị biến động lớn vào
bất kỳ thời điểm nào mà yếu tố dịch bệnh chi phối lớn nhất. [1]
I.1.1.2. Đối tượng nuôi (nhóm loài).
Theo thống kê của FAO thì chỉ có khoảng 10 loài tôm nuôi đạt sản lượng cao
(hơn 1.000 tấn/năm).
Tôm sú (P. monodon) chiếm hơn 50 % tổng sản lượng. Ở một số quốc gia như
Thái Lan chẳng hạn thì sản lượng tôm sú không tăng nhưng tôm thẻ chân trắng (P.
vannamei) đang được đưa vào nuôi và sẽ đạt sản lượng lớn trong những năm tới
đây. Theo ước tính Thái Lan sẽ tăng sản lượng tôm thẻ chân trắng từ 70.000 tấn
năm 2002 lên 300.000 tấn vào năm 2004. Trung Quốc cũng đang đưa tôm thẻ chân
trắng vào nuôi ở diện rộng, và ước tính sản lượng sẽ vào khoảng 300.000 tấn năm
2003.
Những đối tượng tôm khác cũng có sản lượng đáng kể là tôm thẻ Trung Quốc
(P.chinensis), tôm thẻ Nhật Bản (P. japonicus). [1]




PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Đồ Án Tốt Nghiệp Trang 7 GVHD: Th.S Đinh Bá Hùng Anh

SVTH: Đỗ Xuân Thưởng Lớp 43CT
I.1.1.3. Các mô hình nuôi.
Có rất nhiều mô hình nuôi tôm biển đang được áp dụng trên thế giới và ở Việt
Nam, mỗi mô hình nuôi ngoài các đặc tính kỹ thuật, còn có tính đặc thù theo vùng
sinh thái.
Trước đây, hình thức nuôi tôm biển được phân chia thành quảng canh, bán
thâm canh, thâm canh và siêu thâm canh. Song hiện nay có xu hướng phân chia
thành hình thức nuôi năng suất cao (hơn 3 tấn/ha/vụ) và năng suất thấp (1-3
tấn/ha/vụ). Nhiều hình thức nuôi mới cũng được đề xuất như nuôi sinh thái (organic
farming).
Sự phân chia các hình thức nuôi cũng có tính tương đối và tùy vào từng quốc gia.
I.1.1.4. Xu hướng phát triển.
Trong thời gian qua sản lượng và năng suất nuôi tôm có xu hướng tăng và kỹ
thuật cũng được cải thiện trên toàn thế giới.
Thị trường tôm của nhiều nước nuôi tôm chủ lực ở Châu Á như Thái Lan,
Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam,… luôn bị các quốc gia nhập tôm đặt ra các điều
kiện ngày càng khó khăn hơn. Một phần nào đó thì đây là xu hướng mà những nước
giàu luôn muốn có sản phẩm chất lượng cao nên nhiều hàng rào kỹ thuật được đặt
ra như kiểm soát dư lượng hóa chất, sản phẩm phải nuôi không gây xấu đến môi
trường,…. Tuy nhiên, xu hướng chung là nuôi tôm sẽ tiếp tục phát triển. [1]
I.1.2. TÌNH HÌNH NUÔI TÔM Ở VIỆT NAM.
Nghề nuôi tôm ở Việt Nam xuất hiện khoảng 100 năm nay. Nhưng phong trào
nuôi tôm mới chỉ phát triển mạnh mẽ từ những năm 1987, 1988 khi sản xuất tôm
giống trong nước thành công. Hiện nay Việt Nam trở thành một quốc gia có sản
lượng tôm nuôi cao trong khu vực và trên thế giới.

Thể hiện qua bảng sau:




PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Đồ Án Tốt Nghiệp Trang 8 GVHD: Th.S Đinh Bá Hùng Anh

SVTH: Đỗ Xuân Thưởng Lớp 43CT
Bảng I.1: Diện tích và sản lượng tôm nuôi tại Việt Nam thời kỳ 1988 – 2003
[11, tr7]
Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (kg/ha/năm)
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
245.000
260.000
200.000
195.000
265.000
295.000
226.407

446.208
478.693
546.665
45.000
55.316
49.749
49.298
56.058
59.025
104.519
158.775
180.000
200.000
184
212
248
253
211
200
462
365
376
366

I.1.2.1 Các mô hình nuôi tôm.[1]
Ở Việt Nam, mỗi mô hình nuôi ngoài các đặc tính kỹ thuật, còn có tính đặc thù
theo vùng sinh thái. Một số hình thức nuôi cũng được định nghĩa trong tiêu chuẩn
ngành thuỷ sản.
· Nuôi quảng canh (Extensive culture):
Nuôi dựa vào thức ăn tự nhiên trong ao, mật độ tôm thường thấp do lệ thuộc

vào nguồn giống tự nhiên, diện tích ao nuôi lớn (đầm nuôi). Ưu điểm là vốn vận
hành thấp vì không tốn chi phí giống và thức ăn, kích cỡ tôm thu hoạch lớn, giá bán
cao, cần ít lao động cho một đơn vị sản xuất (ha) và thời gian nuôi không dài do
giống đã lớn. Nhược điểm là năng suất và lợi nhuận thấp, cần diện tích ao nuôi lớn
để tăng sản lượng nên vận hành và quản lý khó, nhất là ở các ao đầm tự nhiên có
hình dạng rất khác nhau.
· Quảng canh cải tiến (Improved extensive culture):
Nuôi dựa trên nền tảng của mô hình nuôi tôm quảng canh nhưng có thả thêm
giống ở mật độ thấp (0.5-2 con/m
2
) hoặc bổ sung thức ăn không thường xuyên và
thường là thu tỉ thả bù. Ở nước ta các mô hình nuôi kết hợp trong rừng ngập mặn,
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Đồ Án Tốt Nghiệp Trang 9 GVHD: Th.S Đinh Bá Hùng Anh

SVTH: Đỗ Xuân Thưởng Lớp 43CT
nuôi trên đất nhiễm mặn theo mùa,… thuộc hình thức này. Ưu điểm của mô hình là
chi phí vận hành thấp, có thể bổ sung giống tự nhiên tự thu gom hay giống nhân tạo,
kích cỡ tôm thu hoạch lớn, giá bán cao, cải thiện năng suất của đầm nuôi. Nhược
điểm là phải bổ sung giống lớn để tránh hao hụt do địch hại trong ao nhiều, hình
dạng và kích cỡ ao, đầm theo dạng quảng canh nên quản lý khó khăn. Năng suất và
lợi nhuận vẫn còn thấp.
Ngoài ra, nuôi quảng canh cải tiến nhưng được vận hành với những giải pháp kỹ
thuật cao hơn như ao/đầm nuôi nhỏ, xây dựng đầm khá hoàn chỉnh (cống, kinh
mương, bờ bao,…), mật độ thả cao (có thể đến 7 tôm bột/m
2
) và quản lý ao nuôi
tốt, vì thế năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Mô hình nuôi tôm sú luân canh với
trồng lúa ở vùng ven biển là một ví dụ.

· Nuôi bán thâm canh (BTC) (Semi-intensive culture):
Nuôi dựa chủ yếu vào nguồn thức ăn từ bên ngoài, có thể là thức ăn viên hay
kết hợp với thức ăn tươi sống (thức ăn tự nhiên ít quan trọng). Mật độ thả dao động
từ 8-10 con/m
2
(tiêu chuẩn Việt Nam 2000) (có thể gọi là bán thâm canh mức thấp),
nhưng trong thực tế là từ 15-24 con/m
2
(bán thâm canh mức cao). Diện tích ao nuôi
nhỏ từ 0,2-0,5 ha, được xây dựng hoàn chỉnh và có đầy đủ trang thiết bị để chủ
động trong quản lý ao. Kích thước nhỏ nên dễ vận hành và quản lý. Kích cỡ tôm thu
khá lớn và giá bán cao. Chi phí vận hành và năng suất thấp.
· Nuôi thâm canh (TC) (Intensive culture):
Nuôi dựa hoàn toàn vào thức ăn bên ngoài chủ yếu là thức ăn viên có chất
lượng cao. Thức ăn tự nhiên không quan trọng. Mật độ thả cao từ 25-40 tôm bột/m
2
(tiêu chuẩn Việt Nam 2002). Diện tích ao nuôi từ 0,5–1 ha, tối ưu là 1 ha. Ao xây
dựng rất hoàn chỉnh, cấp và tiêu nước chủ động, có trang bị đầy đủ các phương tiện
nên dễ quản lý và vận hành. Nhược điểm của mô hình này là kích cỡ tôm thu hoạch
nhỏ (30-35 con/kg), giá bán thấp, chi phí vận hành cao, lợi nhuận trên một đơn vị
sản phẩm thấp.
· Nuôi sinh thái (Organic farming):
Thực ra không có định nghĩa chuẩn, nhưng cơ bản gồm các tiêu chí như nuôi
không dùng phân tổng hợp, hóa chất/thuốc (tạo dư lượng…), chất điều hòa sinh
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Đồ Án Tốt Nghiệp Trang 10 GVHD: Th.S Đinh Bá Hùng Anh

SVTH: Đỗ Xuân Thưởng Lớp 43CT
trưởng, chất kích thích trong thức ăn, không dùng thức ăn có nguyên liệu là sinh vật

biến đổi gen, và nuôi dựa trên nền các vật chất hữu cơ như phân gia súc, phụ phẩm
nông nghiệp, luân canh, kết hợp, nuôi bằng thức ăn tự nhiên,…. [1]
I.1.2.2. Thuận lợi và khó khăn trong nghề nuôi tôm. [1]
· Thuận lợi:
Nước ta có vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản,
đặc biệt là nuôi tôm theo hướng bền vững. Diện tích nuôi tôm ngày được mở rộng
theo từng năm số liệu cho thấy (bảng I).
Thị trường tiêu thụ tôm ngày được mở rộng, nhất là một số thị trường điển
hình Mỹ, Nhật Bản, EU…
Về mặt hàng xuất khẩu thủy sản, tôm có giá trị cao hơn hẳn so với một số loài
khác.
Khả năng sinh sản dễ và tạo được nguồn giống tốt cho nuôi tôm công nghiệp.
Thức ăn nuôi tôm rất đa dạng và phổ biến hiện nay.
· Khó khăn:
Nhưng khó khăn phổ biến đối với ngành công nghiệp nuôi tôm thương phẩm
là:
- Dịch bệnh lây lan ở diện rộng (đốm trắng, đầu vàng, MBV, hội chứng
Taura, ) gây thiệt hại lớn;
- Thiếu đàn tôm giống sạch bệnh.
- Tôm nuôi có xu hướng phát triển chậm.
- Chi phí nuôi tôm lớn đặc biệt là chi phí thức ăn tôm.
- Nhiều vùng nuôi tôm bị ô nhiễm…đây là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng
đến sự phát triển bền vững của nghề nuôi tôm.
- Bên cạnh đó những khó khăn, nghề nuôi tôm còn bị ảnh hưởng nghiêm
trọng do biến động của thị trường tiêu thụ, do có sự cạnh tranh của các
quốc gia có nghề nuôi tôm phát triển mạnh như: Trung Quốc, Thái Lan,
Đài Loan, Ấn Độ, Ecuador, Indonesia Giá tôm trên thị trường thế giới
tăng mạnh sau khi Liên minh Tôm miền Nam Hoa Kỳ (SSA) nộp đơn khởi
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Đồ Án Tốt Nghiệp Trang 11 GVHD: Th.S Đinh Bá Hùng Anh

SVTH: Đỗ Xuân Thưởng Lớp 43CT
kiện chống bán phá giá tôm của một số nước xuất khẩu vào Hoa Kỳ, trong
đó có Việt Nam. (23/12/2003).
I.1.2.3. Xu hướng phát triển của nghề nuôi tôm trong tương lai. [1]
Trong xu hướng phát triển bền vững nghề nuôi tôm thì diện tích nuôi tôm toàn
thế giới sẽ không biến động lớn. Nuôi tôm trong xu hướng tới sẽ tập trung cải thiện
kỹ thuật nuôi và nuôi theo hướng bền vững, nuôi sản phẩm chất lượng cao. Điều
này hướng tới xây dựng các qui trình nuôi tốt và vùng nuôi an toàn nhằm tạo sản
phẩm phù hợp với yêu cầu thị trường ngày càng “khó tính”.
Về vấn đề kỹ thuật nuôi trong đó quản lý dịch bệnh, quản lý môi trường theo
hướng sinh học, giống sạch bệnh hay giống kháng bệnh,… là những hướng mà nghề
nuôi tôm Việt Nam sẽ phải thực hiện trong tương lai, đáp ứng nhưng đòi hỏi khó
tính của thị trường sản phẩm chất lượng cao…đó sẽ là những khó khăn gặp phải
trong quá trình phát triển. Do vậy, việc trước mắt hiện nay của nghề nuôi tôm Việt
Nam đó là áp dụng các thiết bị kỹ thuật cần thiết để công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nền sản xuất.
I.2. TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ CHO TÔM ĂN CÔNG NGHIỆP
I.2.1. THỨC ĂN VÀ PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN.
I.2.1.1. Thức ăn.
Hiện nay, nói chung có hai loại thức ăn chính là thức ăn xay trực tiếp từ các
loại động thực vật khác nhau (cá vụn, cua nhỏ, vẹn,…) và thức ăn tổng hợp được
chế biến từ các nhà máy chế biến thức ăn. Tùy theo quy trình sản xuất mà ta có thức
ăn tổng hợp với độ ẩm, kích thước và thành phần dinh dưỡng khác nhau. [11, tr 64]
· Hình thức vật lý của khẩu phần ăn.
Hình thức vật lý của thức ăn được chú ý về hình dạng, kích thước, tỷ trọng,
màu sắc, mùi vị để hấp dẫn và dễ dàng cho tôm ăn .
- Thức ăn khô (độ ẩm £ 10%): Thức ăn này thường được chế biến từ các quy
trình công nghệ hiện đại, kỹ thuật cao nên nó có thể dự trữ được lâu, vận chuyển và

cho ăn thuận tiện. Thức ăn này có dạng hình trụ hoặc viên cho các giai đoạn nuôi
khác nhau. Độ rắn chắc của viên thức ăn thay đổi theo kỹ thuật chế biến, thành phần
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Đồ Án Tốt Nghiệp Trang 12 GVHD: Th.S Đinh Bá Hùng Anh

SVTH: Đỗ Xuân Thưởng Lớp 43CT
độ mịn của nguyên liệu và cách dùng chất kết dính. Thức ăn khô có thể sản xuất ở
dạng chìm, lơ lửng hay nổi tùy theo tập tính ăn của từng loài.
Bảng I.2: Kích thước của một số loại thức ăn tổng hợp (dạng khô).
[11, tr 65]
Tên Hình dạng Kích thước (mm)
Fry1 Mảnh
0,2 ¸ 0,7
Fry2 Mảnh
0,7 ¸ 1,2
Starter1 Trụ tròn
f1; dài 1 ¸ 1,5
Starter2 Trụ tròn
f1,5; dài 2 ¸ 3
Grawer Trụ tròn
f2; dài 3 ¸ 4
Adult Trụ tròn
f2,5 dài 4 ¸ 5
- Thức ăn ẩm (độ ẩm từ 30 ¸ 40%): Thức ăn loại này thường được làm ở dạng
hình tròn hay dạng bánh, thức ăn cũng hấp dẫn đối với tôm và cá. Thức ăn có độ
ẩm tùy thuộc vào thành phần nguyên liệu, phương pháp chế biến và chất kết dính.
- Thức ăn ướt (độ ẩm 50%): Thường là thức ăn tươi sống dùng trực tiếp hay
qua sơ chế .
· Thuận lợi của thức ăn tổng hợp.

Cân bằng các chất nhằm thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng theo từng giai đoạn
phát triển của từng sinh vật, đảm bảo khả năng tiêu hóa và nâng cao khả năng hấp
thụ của vật nuôi .
- Nâng cao giá trị thức ăn từ những nguyên liệu làm thức ăn có giá trị thấp .
- Chủ động cung cấp thức ăn cho đối tượng nuôi .
- Tránh thất thoát thức ăn do tan rả và phân hủy trong hồ ao .
- Giảm được vấn đề ô nhiễm nguồn nước .
- Dễ dàng trong việc sử dụng, bảo quản và vận chuyển .
I.1.1.2. Phương pháp cho ăn.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn [11,tr50] thì đây là khâu quan trọng vì nó liên
quan trực tiếp đến hiệu quả kinh tế, ảnh hưởng tới chất lượng môi trường ao nuôi.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Đồ Án Tốt Nghiệp Trang 13 GVHD: Th.S Đinh Bá Hùng Anh

SVTH: Đỗ Xuân Thưởng Lớp 43CT
Nếu quản lý thức ăn không chặt chẽ để thức ăn dư thừa sẽ làm môi trường ao nuôi
nhanh chóng suy thoái…

· Tập tính ăn mồi và bắt mồi.
Tôm là loại ăn tạp nghiêng về động vật, trong tự nhiên khi kiểm tra dạ dày
thức ăn gồm có: Nguyên sinh vật, giun nhiều tơ, giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể,
các mảnh cá vụn, các loài tảo và mùn bã hữu cơ, cá mịn.
Hình dạng và mùi vị thức ăn đóng một vai trò quan trọng trong việc hướng
tôm đến bắt mồi. Điều này rất quan trọng trong việc chế biến thức ăn cho tôm. Tôm
thường bắt mồi nhiều vào chiều tối và sáng sớm, tôm thường bò trên mặt đáy ao,
dùng càng nhỏ đưa mồi vào miệng. Đặc tính của tôm càng xanh nếu không đủ thức
ăn, chúng hay ăn thịt lẫn nhau khi lột xác, đây là đặc tính của loài. Trong nuôi tôm
thương phẩm phải lưu ý đến hiện tượng này, phải dùng các biện pháp kỹ thuật để
hạn chế sự ăn thịt lẫn nhau của tôm [3,tr 53].

Bảng I.3: Sử dụng số lượng thức ăn, loại thức ăn được sử dụng trong mỗi ngày
và số lần cho ăn trong mỗi ngày (100.000 con). [4, tr 23]
Tuổi tôm
(ngày)
Trọng
lượng tôm
(g)
% thức ăn
/trọng
lượng tôm

K.lượng
thức ăn
/ngày (kg)
Số lần
cho ăn
(lần/ngày)

Mã số
thức ăn
1 0.01 100.00 1.00 2 Fry1
2 0.01 90.00 1.20 2 Fry1
3 0.02 70.00 1.40 2 Fry1
4 0.03 50.00 1.60 2 Fry1
5 0.06 30.00 1.80 2 Fry1
6 0.10 20.00 2.00 2 Fry1
7 0.150 15.00 2.20 4 Fry1+Fry2
8 0.24 10.00 2.40 4 Fry1+Fry2
9 0.29 9.00 2.60 4 Fry1+Fry2
10 0.35 8.00 2.80 4 Fry1+Fry2

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Đồ Án Tốt Nghiệp Trang 14 GVHD: Th.S Đinh Bá Hùng Anh

SVTH: Đỗ Xuân Thưởng Lớp 43CT
11 0.40 7.51 3.00 4 Fry1+Fry2
12 0.43 7.41 3.20 4 Fry1+Fry2
13 0.47 7.31 3.40 4 Fry1+Fry2
14 0.50 7.21 3.60 4 Fry1+Fry2
15 0.53 7.11 3.80 4 Fry2
16 0.59 7.01 4.10 4 Fry2
17 0.64 6.91 4.40 4 Fry2
18 0.69 6.81 4.70 4 Fry2
19 0.75 6.71 5.00 4 Fry2
20 0.80 6.67 5.30 4 Fry2
21 0.86 6.54 5.60 4 Fry2
22 0.92 6.42 5.90 4 Fry2
23 0.98 6.31 6.20 4 Fry2
24 1.05 6.21 6.50 4 Fry2
25 1.12 6.10 6.80 4 Fry2
26 1.18 6.01 7.10 4 Fry2
27 1.25 5.92 7.40 4 Fry2
28 1.33 5.79 7.70 4 Fry2
29 1.53 5.30 8.11
4 ¸ 5
Fry2
30 1.76 4.86 8.55
4 ¸ 5
Fry2+Starter1
31 2.02 4.62 9.33

4 ¸ 5
Fry2+Starter1
32 2.36 4.59 10.83
4 ¸ 5
Fry2+Starter1
33 2.74 4.57 12.52
4 ¸ 5
Fry2+Starter1
34 3.13 4.56 14.26
4 ¸ 5
Fry2+Starter1
35 3.30 4.54 14.97
4 ¸ 5
Fry2+Starter1
36 3.47 4.46 15.51
4 ¸ 5
Fry2+Starter1
37 3.85 4.40 16.05
4 ¸ 5
Starter1
38 3.93 4.34 16.59
4 ¸ 5
Starter1
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Đồ Án Tốt Nghiệp Trang 15 GVHD: Th.S Đinh Bá Hùng Anh

SVTH: Đỗ Xuân Thưởng Lớp 43CT
39 4.01 4.28 17.14
4 ¸ 5

Starter1
40 4.20 4.22 17.69
4 ¸ 5
Starter1
41 4.39 4.16 18.24
4 ¸ 5
Starter1
42 4.58 4.10 18.79
4 ¸ 5
Starter1
43 4.78 4.05 19.35
4 ¸ 5
Starter1
44 4.98 4.00 19.91
4 ¸ 5
Starter1
45 5.19 3.95 20.47
4 ¸ 5
Starter1
46 5.39 3.90 21.04
4 ¸ 5
Starter1
47 5.61 3.85 21.61
4 ¸ 5
Starter1
48 5.82 3.81 22.18
4 ¸ 5
Starter1
49 6.04 3.77 22.75
4 ¸ 5

Starter1
50 6.26 3.72 23.33
4 ¸ 5
Starter1
51 6.49 3.68 23.91
4 ¸ 5
Starter1+Starter2
52 6.72 3.64 24.49
4 ¸ 5
Starter1+Starter2
53 6.95 3.61 25.04
4 ¸ 5
Starter1+Starter2
54 7.19 3.75 25.67
4 ¸ 5
Starter1+Starter2
55 7.43 3.53 26.26
4 ¸ 5
Starter1+Starter2
56 7.68 3.50 26.85
4 ¸ 5
Starter1+Starter2
57 7.93 3.46 27.45
4 ¸ 5
Starter2
58 8.18 3.43 28.05
4 ¸ 5
Starter2
59 8.43 3.40 28.65
4 ¸ 5

Starter2
60 8.69 3.37 29.06
4 ¸ 5
Starter2
61 8.95 3.34 29.87
4 ¸ 5
Starter2
62 9.22 3.31 30.52
4 ¸ 5
Starter2
63 9.49 3.28 31.09
4 ¸ 5
Starter2
64 9.76 3.25 31.71
4 ¸ 5
Starter2
65 10.04 3.22 32.32
4 ¸ 5
Starter2
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Đồ Án Tốt Nghiệp Trang 16 GVHD: Th.S Đinh Bá Hùng Anh

SVTH: Đỗ Xuân Thưởng Lớp 43CT
66 10.32 3.19 32.95
4 ¸ 5
Starter2
67 10.61 3.17 33.57
4 ¸ 5
Starter2

68 10.89 3.14 34.20
4 ¸ 5
Grower
69 11.19 3.11 34.83
4 ¸ 5
Grower
70 11.48 3.09 35.46
4 ¸ 5
Grower
71 11.78 3.06 36.09
4 ¸ 5
Grower
72 12.08 3.04 36.73
4 ¸ 5
Grower
73 12.39 3.02 37.37
4 ¸ 5
Grower
74 12.70 2.99 38.01
4 ¸ 5
Grower
75 13.01 2.97 38.06
4 ¸ 5
Grower
76 13.33 2.95 39.31
4 ¸ 5
Grower
77 13.65 2.93 39.96
4 ¸ 5
Grower

78 13.97 2.91 40.61
4 ¸ 5
Grower
79 14.30 289 41.26
4 ¸ 5
Grower
80 14.63 2.87 41.92
4 ¸ 5
Grower
81 14.96 2.85 42.58
4 ¸ 5
Grower
82 15.30 2.83 43.25
4 ¸ 5
Grower
83 15.64 2.81 43.91
4 ¸ 5
Grower
84 15.99 2.79 44.58
4 ¸ 5
Grower
85 16.34 2.77 45.25
4 ¸ 5
Grower
86 16.69 2.75 45.92
4 ¸ 5
Grower
87 17.05 2.73 46.60
4 ¸ 5
Adult

88 17.00 2.72 47.27
4 ¸ 5
Adult
89 17.77 2.70 47.95
4 ¸ 5
Adult
90 18.14 2.68 48.64
4 ¸ 5
Adult
91 18.51 2.67 49.32
4 ¸ 5
Adult
92 18.88 2.65 50.01
4 ¸ 5
Adult
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Đồ Án Tốt Nghiệp Trang 17 GVHD: Th.S Đinh Bá Hùng Anh

SVTH: Đỗ Xuân Thưởng Lớp 43CT
93 19.26 2.63 50.70
4 ¸ 5
Adult
94 19.64 2.62 51.39
4 ¸ 5
Adult
95 20.03 2.60 52.08
4 ¸ 5
Adult
96 20.41 2.59 52.78

4 ¸ 5
Adult
97 20.81 2.57 53.48
4 ¸ 5
Adult
98 21.20 2.56 54.18
4 ¸ 5
Adult
99 21.60 2.54 54.88
4 ¸ 5
Adult
100 22.00 2.53 55.59
4 ¸ 5
Adult
101 22.41 2.51 56.30
4 ¸ 5
Adult
102 22.82 2.50 57.01
4 ¸ 5
Adult
103 23.23 2.48 57.72
4 ¸ 5
Adult
104 23.65 2.47 58.43
4 ¸ 5
Adult
105 24.07 2.46 59.15
4 ¸ 5
Adult
106 24.50 2.44 59.87

4 ¸ 5
Adult
107 24.93 2.43 60.59
4 ¸ 5
Adult
108 25.36 2.42 61.31
4 ¸ 5
Adult
109 25.79 2.41 62.04
4 ¸ 5
Adult
110 26.23 2.39 62.77
4 ¸ 5
Adult
111 26.67 2.38 63.50
4 ¸ 5
Adult
112 27.12 2.37 64.23
4 ¸ 5
Adult
113 27.57 2.36 64.96
4 ¸ 5
Adult
114 28.02 2.34 65.70
4 ¸ 5
Adult
115 28.48 2.33 66.44
4 ¸ 5
Adult
116 28.94 2.32 67.18

4 ¸ 5
Adult
117 29.41 2.31 67.92
4 ¸ 5
Adult
118 29.87 2.30 68.66
4 ¸ 5
Adult
119 30.35 2.29 69.42
4 ¸ 5
Adult
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Đồ Án Tốt Nghiệp Trang 18 GVHD: Th.S Đinh Bá Hùng Anh

SVTH: Đỗ Xuân Thưởng Lớp 43CT
120 30.82 2.28 70.16
4 ¸ 5
Adult
· Cách cho ăn.
Cách cho ăn lý tưởng là làm sao thức ăn đến được khu vực tôm đang ăn càng
nhanh càng tốt. Tôm có khuynh hướng ăn ở những nơi được làm sạch bằng máy sục
khí. Trong hầu hết các trường hợp phải cẩn thận, tránh dải thức ăn vào những nơi
dơ bẩn vì tôm sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Các chất cặn bã lắng tụ ở đáy ao nên làm những
cọc để làm dấu tránh cho tôm ăn những chỗ đó.
Trong 2 tháng đầu, thức ăn nên rải dọc ao cách bờ khoảng 2-4 m, tuy nhiên có
thể rải thức ăn trong phạm vi rộng hơn nếu như ao có phần diện tích sạch rộng hơn.
Để đảm bảo thức ăn đến được nơi cho ăn, cần phải cẩn thận tắt các máy sục khí một
lúc trước khi cho ăn đến khi kiểm tra sàng ăn (1-3 giờ sau khi cho ăn). Vào giai
đoạn đầu của chu kỳ nuôi thức ăn rất mịn vì vậy có thể trôi dạt vào bờ trước khi

chìm. Do vậy nên trộn thức ăn với nước có cùng thể tích.
Khi tôm không ăn do sức khỏe kém hay điều kiện môi trường xấu, nên giảm
hay ngừng cho ăn. Thức ăn dư thừa không chỉ gây lãng phí tiền của mà nó còn bị
phân hủy thành các chất độc hại gây ra một số bệnh cho tôm và làm suy thoái môi
trường nuôi.
Lượng thức ăn cho trong sàng ăn tính theo công thức sau:
Lượng thức ăn một lần x tỷ lệ %
Số sàng
Sau khoảng 2 ÷ 3 giờ kể từ khi rải thức ăn thì kiểm tra sàng ăn và dựa vào đó
để xác định lượng thức ăn cho lần sau. [3, tr 64].
Tại công ty TNHH Uni – President VN, Thạch Phú, Bến Tre sử dụng loại thức
ăn “Laone”. Theo hướng dẫn của loại thức ăn “Laone”.
Thời gian cho ăn trong ngày 6h, 10h, 14h, 18h, 22h.
Địa điểm cho ăn: Vòng quanh ao, độ rộng đường cho ăn tăng dần theo ngày tuổi
từ 4m – 15m.
Dựa vào nhá để kiểm tra khẩu phần thức ăn hằng ngày.


M=
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Đồ Án Tốt Nghiệp Trang 19 GVHD: Th.S Đinh Bá Hùng Anh

SVTH: Đỗ Xuân Thưởng Lớp 43CT
Bảng I.4: Đánh giá tôm sử dụng thức ăn qua nhá.[5, tr17]
Ngày tuổi Lượng thức ăn trong nhá
(g)
Thời gian kiểm tra
(giờ)
30 17 2,5

30÷60 17÷75 2,5
60÷90 75÷150 2
90÷ thu hoạch 150÷200 1,5
· Kiểm tra thức ăn.
Để quản lý tốt lượng thức ăn người ta đã dùng sàng ăn (nhá cho ăn). Sàng ăn
giúp kiểm tra khả năng sử dụng thức ăn, sức khỏe, tỷ lệ sống của tôm và cả điều
kiện đáy ao. Sàng ăn có thể là hình vuông hay hình tròn. Sàng ăn hình vuông
thường có kích cỡ 70x70 cm hay 80x80 cm, sàng ăn hình tròn có đường kính 70-80
cm. Sàng ăn được làm bằng vật liệu đủ nặng để có thể chìm xuống đáy ao và đặt nơi
sạch sẽ, cách bờ từ 2¸3 m. Số lượng sàng ăn phụ thuộc vào diện tích ao nuôi.
Khoảng 1.600m
2
đặt 1 nhá [2,tr 52].
Bảng I.5: Số lượng sàng ăn cần thiết theo cỡ ao [2, tr 52]
Kích cỡ ao (ha) Số sàng ăn
0.5 4
0.6-0.7 5
0.8-1.0 6
2 10-12







Hình I.1: Sàng cho ăn.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Đồ Án Tốt Nghiệp Trang 20 GVHD: Th.S Đinh Bá Hùng Anh


SVTH: Đỗ Xuân Thưởng Lớp 43CT
· Điều chỉnh thức ăn lần sau.
Sau khi kiểm tra thức ăn trong tổng số nhá có trong ao tuỳ thuộc vào lượng dư
thì có mức điều chỉnh cho phù hợp.
- 100% thức ăn hết thì tăng 5% thức ăn cho lần sau.
- Thức ăn còn 10% thì giữ nguyên lượng thức ăn cho lần sau.
- Thức ăn còn 11 ÷ 25% thì giảm 10% thức ăn cho lần sau.
- Thức ăn còn 26 ÷ 50% thì giảm 30% thức ăn cho lần sau.
- Thức ăn còn hơn 50% thì giảm 50% thức ăn cho lần sau.
Lượng thức ăn được điều chỉnh dựa vào thời tiết, nhiệt độ, chất lượng nước ao,
tính thèm ăn, trọng lượng và kích cỡ tôm cũng như tình trạng sức khỏe của tôm.
[5, tr 8].



















Hình I.2: Kiểm tra thức ăn

I.2.2. GIỚI THIỆU THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG CHO TÔM ĂN.
Do nền công nghiệp nuôi tôm của nước ta còn phát triển ở trình độ thấp, nên
trong nước chưa có nhà máy cơ khí nào chế tạo máy cho tôm ăn tự đông. Tuy nhiên
trên thị trường vẫn có bán loại máy này, đó là máy cho tôm ăn tự động dùng khí nén
của Đài Loan sản xuất.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Đồ Án Tốt Nghiệp Trang 21 GVHD: Th.S Đinh Bá Hùng Anh

SVTH: Đỗ Xuân Thưởng Lớp 43CT
I.2.2.1. Máy phun thức ăn tự động của Đài Loan (FJ – 515).
· Hình dáng bên ngoài của máy:















Hình I.6: Máy phun thức ăn tự động của Đài Loan
Bảng I.6: Các thông số kỹ thuật của máy [6, tr5].
Mác máy Động cơ Số vòng
quay (vg/ph)
Tầm văng xa (m) Kích thước
bao (mm)
FJ – 515 120*4,0
3000 ¸ 6000 8 ¸ 12
1000(L) *
671(W) *
720(H)

· Nguyên lý hoạt động của máy FJ - 515:
Loại máy này được điều khiển tự động theo thời gian, việc tắt hay mở máy
được điều khiển bằng bộ rơle thời gian.
Thức ăn đã được định lượng sẵn trong phểu chứa đến giờ cho tôm ăn, bộ phận
điều khiển cấp điện cho động cơ làm việc điều khiển bằng bộ rơle thời gian. Khi
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Đồ Án Tốt Nghiệp Trang 22 GVHD: Th.S Đinh Bá Hùng Anh

SVTH: Đỗ Xuân Thưởng Lớp 43CT
động cơ được cấp điện làm cho quạt ly tâm quay (3000 ¸ 6000) vòng/phút và thức
ăn được thổi ra ngoài qua các lỗ nhỏ.
I.2.2.2. Cấu tạo và nguyên tắc làm việc của thiết bị cho tôm ăn tự động theo
kiểu vung toé.
*Sơ đồ động.














Cấu tạo các bộ phận chỉnh:
1: Phễu chứa
2: Cơ cấu rung điện từ
3: Máng dẫn hướng hức ăn kiểu vung toé
4: Đòn cân (tay đòn)
5: Đối trọng (khối lượng cần định
lượng)
6: Tiếp điểm của mạch điều khiển
cấp điện cho bộ rung 2
7: Phễu định lượng
8: Cửa xả
9: Giá đỡ
10: Nam châm điện
11: Phễu chứa trung gian
12: Máng dẫn hướng
13: Cơ cấu rung điện từ
14: Đĩa quay để phun thức ăn

5


4

6

1
1
1
1
9

1
7

8

2

1

3

Hình I.4: Sơ đồ động máy.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Đồ Án Tốt Nghiệp Trang 23 GVHD: Th.S Đinh Bá Hùng Anh

SVTH: Đỗ Xuân Thưởng Lớp 43CT
· Nguyên lý hoạt động:
Lượng thức ăn khoảng 3 ngày được chứa trong phễu 1, lúc đầu phễu 7 không
chứa thức ăn, do có khối lượng 5 nên thanh ngang (tay đòn) 4 nghiêng về phía khối

lượng 5, do đó tiếp điểm 6 đóng điện cho cơ cấu rung 2, cơ cấu rung 2 rung làm cho
thức ăn từ phễu chứa 1 theo máng dẫn hướng 3 đi vào phễu 7. Thức ăn đi vào phễu
7 cho đến khi nó có khối lượng vừa lớn hơn khối lượng của đối trọng 5 thì tiếp điểm
6 hở, bộ rung 2 bị mất điện, thức ăn ngừng đi vào phễu 7. Phễu 7 lúc này hạ xuống
tựa trên giá đỡ 9. Đến đây quá trình định lượng đã kết thúc.
Đến giờ cần cho tôm ăn, bộ điều chỉnh cấp điện cho nam châm 10, nam châm
10 hút cửa xả 8 làm cho thức ăn được rơi xuống phễu 11, khi đó bộ điều khiển cũng
cấp điện cho bộ rung 13 từ đây thức ăn đi theo máng dẫn hướng 12 đến đĩa 14 đang
quay làm cho thức ăn được văng xuống hồ.
Ở đây bộ rung 13 làm việc gián đoạn theo một chu kỳ định trước (có thể thay
đổi được) nên thức ăn rơi xuống hồ không liên tục, điều này rất cần thiết đối với
công việc cho ăn vì như thế thức ăn sẽ được ăn hết, tận dụng được thức ăn, tránh ô
nhiễm môi trường.
Trong quá trình sử dụng ta muốn thay đổi lượng thức ăn của một lần cho ăn thì
ta chỉ cần thay đổi khối lượng của đối trọng m, ta sẽ có được khối lượng thức ăn
như mong muốn. Ta có thể điều chỉnh được chu kỳ cấp điện cho nam châm điện 10
và cơ cấu rung 13 để được khoảng thời gian cho ăn theo yêu cầu.
Loại máy này được điều khiển tự động theo thời gian làm việc ổn định, chính
xác, tầm văng xa lớn, do đó rất phù hợp để áp dụng điều kiện nuôi tôm ở Việt Nam.
Nhưng thông qua cách cho ăn này của máy ta nhận thấy có nhưng nhược điểm sau:
gây dư thừa lượng thức ăn trong ao nuôi sẽ gây ra lãng phí và ô nhiễm môi trường.
Vì ta biết tập tính ăn của tôm sẽ thay đổi khi môi trường thay đổi như nhiệt độ nước,
độ PH, độ mặn hay khi tôm lột vỏ lúc này tôm ăn kém.
Khi đã áp dụng máy phun thức ăn tự động, để quản lý, điều chỉnh lượng thức
ăn cho từng thời điểm cần nghiên cứu chế tạo bộ cảm biến xác định lượng thức ăn
còn ở dưới đáy ao.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Đồ Án Tốt Nghiệp Trang 24 GVHD: Th.S Đinh Bá Hùng Anh


SVTH: Đỗ Xuân Thưởng Lớp 43CT
I.3. NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO BỘ CẢM BIẾN DƯ LƯỢNG THỨC ĂN.
I.3.1.YÊU CẦU CỦA THIẾT BỊ:
Thiết kế chế tạo thiết bị đáp ứng các yêu cầu sau:
- Sử dụng thiết bị tiện lợi.
- Nhận biết chính xác lượng thức ăn còn tồn dư nhằm tiết kiệm thức ăn trong
quá trình nuôi tôm tự động, bảo vệ môi trường ao nuôi khỏi bị ô nhiễm do thức ăn
dư thừa gây ra.
- Không ảnh hưởng đến quá trình kiếm ăn của tôm và không gây nguy hại gì
cho sức khỏe của tôm trong quá trình kiểm tra.
- An toàn cho người sử dụng.
I.3.2. Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU YÊU CẦU KĨ THUẬT CỦA
THIẾT BỊ.
Tình trạng hiện nay:
Sau vụ kiện bán phá tôm của liên minh Tôm miền Nam Hoa Kỳ (SSA) với các
nước xuất khẩu tôm khởi kiện chống bán phá giá tôm (23/12/2003), giá tôm trên thị
trường thế giới tăng cao, bên cạnh đó sự cạnh tranh khốc liệt giũa các quốc gia xuất
khẩu tôm. Để giảm giá thành sản phẩm tôm trên thị trường quốc tế, yêu cầu công
nghiệp hóa trong nghề nuôi tôm thương phẩm. Công nghiệp hóa nghề nuôi tôm đó
là tự động hóa các công đoạn nuôi, từ đó tăng năng suất hạ giá thành.
Đầu tư cho nghề nuôi tôm rất cao đặc biệt là chi phí cho thức ăn. Việc quản lý
thức ăn tốt sẽ giảm dư lượng thức ăn trong ao nuôi, do đó sẽ giảm được chi phí cho
thức ăn, tăng lợi nhuận, bảo vệ được môi trường ao nuôi.
Việc quản lý thức ăn không tốt sẽ gây ảnh hưởng xấu môi trường sinh thái.
- Môi trường ao nuôi ngày càng suy thoái và bị ô nhiễm do thức ăn dư thừa gây ra.
- Chi phí cho thức ăn nhiều, hiệu quả sử dụng thức ăn chưa cao. Dẫn đến lợi nhuận thấp
.
Vấn đề lớn đặt ra la phải quản lý thức ăn một cách có hiệu quả nhất nhằm:
- Phục vụ cho quá trình quản lý thức ăn tự động.
- Tự động điều chỉnh lượng thức ăn thích hợp.

- Tránh tình trạng dư thừa thức ăn.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Đồ Án Tốt Nghiệp Trang 25 GVHD: Th.S Đinh Bá Hùng Anh

SVTH: Đỗ Xuân Thưởng Lớp 43CT
- Tiết kiệm thức ăn và giảm chi phí cho việc mua thức ăn.
- Giảm tình trạng ô nhiễm môi trường, tăng chất lượng của con tôm Việt Nam
trên thị trường thế giới, đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Giảm chi phí cho việc cải tạo môi trường ao nuôi.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế trong nghề nuôi.
- Tăng lợi nhuận.
Bên cạnh đó tự động quản lý thức ăn trong nuôi tôm sẽ giảm nhẹ sức lao động
cho người nông dân.
I.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
- Do thời gian thực hiện đề tài còn có hạn.
- Phạm vi của một đề tài sinh viên.
Nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu:
- Tìm hiểu kỹ cách quản lý thức ăn cho tôm.
- Thiết kế chế tạo thiết bị nhận biết dư lượng thức ăn tự động cho nuôi tôm công
nghiệp.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

×