Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

nghiên cứu đề xuất phương án cơ giới hoá nghề bẫy cá, cua bằng lồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 85 trang )


1
LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, với tài nguyên biển ngày càng cạn kiệt. Việc đánh bắt các loài thuỷ
sản ở gần bờ không còn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Để khai thác thuỷ sản xa bờ
đòi hỏi tàu thuyền phải được cơ giới hoá không những thay thế được sức lực cơ bắp
của con người, mà còn giảm được thời gian đánh bắt góp phần tăng hiệu quả của
con tàu.
Để góp phần tìm hiểu cơ giới hoá nghề cá. Bộ môn Tàu thuyền, Khoa Cơ khí
Trường Đại học Thuỷ sản Nha Trang đã giao cho tôi đề tài “ Nghiên cứu đề xuất
phương án cơ giới hoá nghề bẫy cá, cua bằng lồng ’’.
Nội dung đề tài bao gồm bốn phần:
1. Tổng quan.
2. Trang bị ngư cụ và phương pháp đánh bắt nghề bẫy cá bằng lồng
3. Nghiên cứu đề xuất phương án cơ giới hoá.
4. Kết luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo THS. NGUYỄN THÁI VŨ đã tận tình
giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Cơ khí, Bộ môn
Tàu thuyền. Các bạn cùng lớp đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Mặc dù đã có sự cố gắng của bản thân, cùng với sự tìm hiểu tài liệu nhưng
trong đề tài còn nhiều thiếu xót. Rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và các
bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Nha trang ngày tháng năm 2006.
Sinh viên thực hiện
BÙI DUY QUANG
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

2


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Vài nét về lịch sử nghề cá không dùng lưới
Để duy trì sự sống và phát triển của mình, con người đã biết khai thác và tác
động vào trong môi trường sống vật chất của mình. Trong đó nước (thuỷ) và đất
(thổ) là hai đối tượng khai thác ngay từ khi có loài người.
Việc khai thác thuỷ sản trong nước đã từng bước dẫn đến sự hình thành và phát
triển nghề cá.
Lịch sử phát triển của nghề cá đã phát triển qua ba thời kỳ:
- Thời kỳ 1: đánh bắt cá không dùng lưới như: bẫy, câu.
- Thời kỳ 2: đánh bắt cá dùng lưới.
- Thời kỳ 3: đánh bắt cá không dùng lưới như: sử dụng bơm hút cá, âm thanh,
ánh sáng.
Hình thức đánh bắt không dùng lưới đã phát triển sớm nhất trong sự phát triển
của nghề cá.
Ngày nay hình thức này vẫn còn tồn tại và phát triển ngày càng một hiện đại
hơn.
Ban đầu chỉ là các loại bẫy thô sơ như:
- Bẫy hở.
- Đó và lờ.
- Nò và bẫy: nó được làm từ một số bộ phận như: tấm chắn các khoang bẫy cá
được làm từ các tấm mành từ đó toả ra hai bên, hai tấm đăng chắn tạo thành hình
chữ V mỗi cánh đăng chắn dài từ 150 (m) đến 200 (m) chiều cao từ 1 (m) đến 1,5
(m) làm bằng các lan tre.
Có thể nói đây là hình thức đánh bắt mang tính chủ động không cao, phần lớn
là đánh bắt các loại ở khu vực mé bờ, chưa vươn ra xa được ngoài đại dương.
Không cho năng suất và sản lượng cao phần lớn là phục vụ nhu cầu của cuộc sống
hàng ngày, nó không mang tính chọn lọc dựa vào may rủi là chính .

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


3











Để đánh bắt được xa bờ, con người đã đưa vào sử dụng loại bẫy bằng lồng.
Với các loại ngư cụ khác kết hợp với tàu có thể đánh bắt được xa bờ, đi dài ngày
trên biển. Việc đánh bắt mang tính chọn lọc, đem lại năng suất, sản lượng cao, đạt
hiệu quả kinh tế như các loại cá chình biển, cua biển.











1.2. Đặc điểm của nghề bẫy cá bằng lồng
- Đánh bắt được các loài ở tầng đáy như: cá chình, cua biển,

- Mang tính chọn lọc cao.
Hình 1.1: Nò và bẫy

Hình 1.2. Lồng bẫy cá chình

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

4
- Không huỷ hoại ngư trường đánh bắt.
- Mang tính thụ động, mang tính may rủi.
- Đạt hiệu quả kinh tế.
- Có thể cơ giới hoá được các quá trình đánh bắt.
1.3. Nguồn lợi
1.3.1. Cua biển
Cua biển có màu xanh lục đen, góc và ngón động, mặt dưới của nó có màu
vàng cháy hay màu đỏ, mặt trên chân vàng có màu xanh đen, với những đốm trắng.
Cua biển có mai trơn.
Cua biển là loài sống ở tầng đáy, nơi có chất bùn cát ở cửa sông, bãi nầy
ngập mặn, có nước thuỷ chiều thấp.
Ban ngày thường đi chú ẩn, ít di động mạnh để tìm mồi, là loài động vật ăn
tạp, thức ăn bao gồm cả thực vật và động vật.
Trên Thế giới: Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc,
Việt Nam: tập trung sống ở bờ biển Miền Trung,










1.3.2. Cá chình
1.3.2.1. Đặc điểm
Thân dài dạng rắn, tiết diện phần trước tròn, đuôi dẹt hai bên và thon dài,
chiều dài phần thân và phần đầu bằng chiều dài phần đuôi. Các vây lưng và vây
đuôi đều phát triển, dính liền với nhau và có vây ngực.

Hình 1.3: Cua biển

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

5
1.3.2.2 Phân loại các loài cá chình biển
- Cá chình bạc:
Toàn thân màu nâu, phía lưng đậm sẫm, phía bụng nhạt màu hơn.
Kích thước: đạt từ 170 (mm) đến 380 (mm) dài nhất đến 600 (mm).
Sinh học – sinh thái : sống ở đáy biển.
- Cá chình thường:
Thân màu xám nhạt, bụng trắng xám, vây đuôi màu đen.
Kích thước: đạt từ 200 (mm) đến 300 (mm) lớn nhất là 450 (mm).
Sinh học – sinh thái : sống ở tầng đáy có độ sâu từ 40 (m) đến 70 (m)
Thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản,
Việt Nam: Vịnh Bắc Bộ,
- Cá chình đuôi đen:
Thân nhỏ dài dạng rắn, hơi hẹp hai bên.
Kích thước: dài từ 350 (mm) đến 450 (mm) lớn nhất là 650 (mm).
Sinh học – sinh thái: sống ở đáy biển.
Thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên,
Việt Nam: Biển Miền Trung, Vịnh Bắc Bộ,

- Cá chình đuôi đen:
Thân dài dạng rắn hơi dẹp hai bên, phần đuôi thuôn nhỏ.
Sinh học – sinh thái : Biển Miền Trung, Vịnh Bắc Bộ.
Thế giới: Trung Quốc, Thái Lan,
Việt Nam : Biển Miền Trung, Vịnh Bắc Bộ,








Hình 1.4: Cá chình biển

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

6
1.4. Tầm quan trọng của việc cơ giới hoá.
Đối với một nền sản xuất, sự phát triển của nó bao giờ cũng phải áp dụng
mạnh mẽ các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đây là điều kiện để nâng cao năng suất lao
động, do đó cần phải cơ giới hoá tiến tới tự động hoá các quá trình sản xuất. Vì thế
việc sử dụng máy móc thiết bị để thay thế lao động chân tay giải phóng con người
thoát khỏi lao động nặng nhọc là vấn đề có ý nghĩa quan trọng.
Việc thực hiện cơ giới hoá các thao tác trong quá trình đánh bắt cá bằng
lồng là rất quan trọng nhằm giải phóng sức lao động của con người .
Trong quá trình cơ giới hoá nghề bẫy cá, cua việc nghiên cứu và đưa ra sử
dụng các công cụ đánh bắt không những cho phép đánh bắt được nhiều cá, cua mà
còn góp phần duy trì sự sống và phát triển của loài hải sản này.
Đưa vào sử dụng những con tàu đánh bắt và những thiết bị cơ khí phục vụ

cho quá trình đánh bắt. Có thể ra xa được ngoài đại dương mà còn giảm bớt được
đội ngũ lao động thủ công trong tất cả các khâu của quá trình đánh bắt.
Nghiên cứu và áp dụng những thiết bị hiện đại để bảo quản sản phẩm chế
biến ngay trên tàu.
Thực tế việc cơ giới hoá đã đem lại hiệu quả sau:
-Việc đưa máy thu dây vào trong quá trình thu lồng bẫy cá, thu dây cáp
chính lên tàu đã rút ngắn thời gian thu dây và giải phóng sức lao động của con
người.
- Khi đánh bắt ở tầng đáy, có độ sâu lớn nếu không dùng thiết bị cơ khí thì
số thuỷ thủ phải nhiều. Trong khi sức chứa của con tàu có hạn do đó cản trở đến quá
trình đánh bắt.
Việc cơ giới hoá có thể trang bị cho con tàu nhiều loại thiết bị đánh bắt khác
nhau.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

7
Chương 2
TRANG BỊ NGƯ CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH BẮT CÁ
BẰNG LỒNG
2.1. Trang bị ngư cụ
2.1.1. Lồng bẫy cá chình
Đây là loại ngư cụ hoạt động theo nguyên lý bẫy bắt cá, nó được chế tạo
bằng nhựa.
Kích thước của lồng: chiều dài từ 500 (mm) ÷ 600 (mm) chiều rộng là 135
(mm).
Lồng bẫy có cấu tạo như sau:
- Đầu lồng: là chỗ để buộc dây cáp phụ vào lồng
- Thân lồng: nó có cấu tạo hình trụ rỗng, đây là nơi chứa mồi đồng thời cũng
là nơi chứa cá khi cá đi vào lồng. Thân lồng có những lỗ nhỏ để nước thoát vào

đánh chìm lồng xuống, và thoát nước ra khi kéo lồng lên.
- Cửa lồng: nó có cấu tạo hình cầu, đây là cửa để cá vào lấy thức ăn trong
lồng , nó cũng là nơi ngăn cản không cho cá thoát ra khỏi lồng. Nó liên kết với thân
lồng bằng các chốt bản lề.
















1. Đầu lồng 2. Thân lồng 3. Cửa lồng

Hình 2.1. Lồng bẫy cá chình

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

8
Đầu lồng được buộc bằng các dây cáp phụ. Dây cáp phụ liên kết với dây cáp
chính, khoảng cách giữa các lồng bẫy buộc cách nhau là 10 (m) trên dây cáp chính.















2.1.2. Lồng bẫy cua
Đây là loại ngư cụ hoạt động theo nguyên lý bẫy, cấu tạo của nó như sau:
- Cửa lồng: nó là nơi để cho cua đi vào lồng đồng thời nó cũng ngăn chặn
không cho cua đi ra khỏi lồng
- Thân lồng: nó là nơi chứa đựng cua khi cua bò vào lồng


1. Thân lồng
2. Cửa lồng
Hình 2.3: Lồng bẫy cua



1

2
3

3

2
1


10m

1. Dây cáp chính 2. Dây cáp phụ 3. Lồng bẫy
Hình 2.2: Sơ đồ buộc dây của lồng

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

9
Lồng bẫy liên kết với dây cáp phụ, dây cáp phụ liên kết với dây cáp chính.
Giống như liên kết của lồng bẫy cá chình ( hình 2.2)
2.1.3. Dây cáp.
Dây cáp bao gồm hai loại.
-Dây cáp chính: là dây cáp thả trong quá trình đánh bắt. Nó liên kết giữa dây
cáp phụ, neo thả, và máy thu dây.
-Dây cáp phụ: là dây liên kết giữa lồng bẫy với dây cáp chính. Cùng với việc
thu lồng lên cũng tiến hành thu dây cáp phụ.
+ Dây cáp phụ có chiều dài khoảng: 0,5 (m)
+ Đường kính của dây cáp phụ được chọn là d = 8 (mm).
* Yêu cầu cơ bản của dây cáp chính, dây cáp phụ.
+ Nhẹ và đủ mềm.
+ Có độ đàn hồi và chịu được tải trọng động.
+ Chịu được môi trường khắc liệt trên tàu.
Trong quá trình đánh bắt thường sử dụng ba loại dây sau:
+ Dây cáp thép.

+ Dây chão.
+ Dây sợi tổng hợp.
Trong đánh bắt cá bằng lồng ta chọn loại dây là dây cáp tổng hợp








2.1.4. Neo thả: Đây là loại ngư cụ liên kết với dây cáp chính. Nó thả xuống nước
trước khi thả lồng bẫy và thả xuống sau khi đã thả hết lồng.
Hình 2.4: Dây cáp

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
10
Các loại neo đã được tiêu chuẩn hoá về: kích thước, khối lượng, kết cấu.
Các kích thước cơ bản của neo được chọn là:
- Chiều dài: L = 1017 (mm)
- Độ mở của lưỡi: L1= 565 (mm)
- Độ dày của lưỡi: B = 155 (mm)
- Trọng lượng: Q = 50 (KG)











2.1.5. Phao thả
Là ngư cụ được thả ngay sau khi thả neo, đây là loại ngư cụ để thuỷ thủ đánh
dấu vị trí đầu tiên của quá trình thả lồng. Nó cũng đánh dấu vị trí cuối cùng sau khi
đã thả hết lồng bẫy.










2.2. Phương pháp đánh bắt nghề bẫy cá chình bằng lồng
Mặc dù đây không phải là một nghề mới mẻ nhưng ở nước ta hiện nay vẫn
chưa có một con tàu nào thực hiện đánh bắt cá Chình bằng lồng bẫy.
Phương pháp đánh bắt này dùng một tàu để thả lồng. Chủ yếu bao gồm các
thao tác sau:
- Công tác chuẩn bị.

Hình 2.5: Neo thả

Hình 2.6: Phao thả

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
11

- Qui trình thả lồng.
- Ngâm lồng dưới nước.
- Qui trình thu lồng.
- Thu cá lên tàu.
2.2.1. Công tác chuẩn bị.
Công tác chuẩn bị bao gồm:
+ Chuẩn bị số lồng.
+ Chuẩn bị dây cáp chính, dây cáp phụ, neo thả, phao thả.
+ Buộc dây phụ vào đầu lồng.
+ Chuẩn bị thức ăn.
+ Xếp lồng theo một trật tự trước khi thả.
- Công tác chuẩn bị được biểu hiện theo sơ đồ sau ( hình 2.7)

























1.Chuẩn bị số lồng 2.Chuẩn bị dây thả

3.Buộc dây phụ vào lồng 4. Chuẩn bị thức ăn

5. Xếp lồng theo một trật tự trước khi thả

Hình 2.7: Sơ đồ công tác chuẩn bị

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
12
2.2.2. Qui trình thả lồng.
Bao gồm các thao tác sau:
- Một thuỷ thủ thả neo, phao.
- Ba thuỷ thủ: một thuỷ thủ thả lồng, một thủy thủ vừa cho thức ăn vào lồng,
đồng thời xếp lồng trên bàn theo trật tự, một thuỷ thủ buộc dây cáp phụ vào dây cáp
chính.
- Khi tàu đến ngư trường, thuyền trưởng kiểm tra hướng nước, hướng gió và
quyết định thả tối ưu. Khi có lệnh thả lập tức một thuỷ thủ thả neo trước, một thuỷ
thủ thả lồng xuống nước. Một thuỷ thủ cho thức ăn vào lồng, vừa đặt lồng trên bàn,
một thuỷ thủ buộc dây cáp phụ vào dây cáp chính. Sau khi thả hết số lồng một thuỷ
thủ thả neo, phao kết thúc quá trình thả lồng.
Trong quá trình thả lồng tàu vừa chạy vừa thả.
Sơ đồ qui trình thả lồng được biểu hiện theo hình sau:
























1. Thuỷ thủ thả neo 2. Thả phao

3. Thả lồng xuống nước 4.Tàu vừa chạy vừa thả

5. Thả neo 6. Thả phao
Hình 2.8: Sơ đồ qui trình thả lồng
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
13









2.2.3. Ngâm lồng:
Tuỳ theo ngư trường đánh bắt với số lượng lớn hay nhiều cá có khi thu luôn hay
ngâm lồng với thời gian nào đó.
2.2.4. Qui trình thu lồng:
Bao gồm các thao tác sau:
- Thu neo thả.
- Một thuỷ thủ đứng bên mạn tàu thu lồng.
- Mở cửa lồng cho cá vào hầm, và lấy thức ăn thừa.
- Xếp lồng theo trật tự chuẩn bị mẻ sau.


















Hình 2.9: Sơ đồ thả lồng dưới nước

1. Thu neo 2. Thu lồng

3. Mở cửa lồng cho cá vào hầm 4. Xếp lồng chuẩn bị mẻ sau

Hình 2.10: Sơ đồ qui trình thu lồng

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
14
2.3. Giới thiệu chung về tàu phục vụ cho việc đánh bắt cá bằng lồng
2.3.1. Khái quát về tàu đánh bắt
Tàu có vỏ là vật liệu composite, tàu có tính ổn định cao. Mặt cắt ngang mũi
tàu có dạng hình chữ V, mặt cắt ngang của đuôi có dạng hình chữ U, buồng máy đặt
ở khu vực giữa tàu. Mạn tàu thấp lên thuận tiện trong các thao tác của quá trình
đánh bắt.
- Các thông số cơ bản.
+ Chiều dài lớn nhất: L
MAX
= 20 m.
+ Chiều rộng lớn nhất: B
MAX
= 4,5 m.
+ Chiều cao mạn: H = 3 m.
+ Hệ số béo: δ = 0,62
+ Mớn nước trung bình: T= 2 m.

+ Vật liệu chế tạo vỏ tàu: composite.
+ Số chân vịt: n =1.
+ Kiểu lái: Vô năng.
+ Công suất máy chính: N
e
= 300 HP
+ Tốc độ quay: n = 2000 (v/p)
+ Hiệu máy: YAMMAR.
Hình ảnh tổng quan của con tàu thể hiện ở hình 2.11.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
15





















2.3.2. Trang thiết bị mặt boong
+ Máy thu dây: Dùng để thu dây cáp chính đặt ở khu vực phía cuối của tàu.
+ Máy thu neo: Dùng để thu neo, đặt ở khu vực phía trước cao bin tàu gần
mạn phải của tàu.
+ Hệ thống con lăn: dùng để dẫn hướng cho dây trước khi đi vào máy thu
dây.
+ Ngoài ra trên tàu còn có trang bị các loại neo tàu, phao thả, neo thả phục vụ
cho quá trình đánh bắt.
Hình 2.11: Hình ảnh tổng quan của con tàu

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
16
+ Bàn đặt lồng: Được bố trí ở phía cuối tàu và nằm ngay cạnh mạn phải của
tàu. Dùng để xắp xếp lồng theo một trật tự trước khi đưa lồng xuống nước. Mặt bàn
nhẵn, chiều ngang của bàn vừa đủ với chiều dài của lồng.










+ Lồng bẫy được bố trí từ giữa tàu về phía đuôi.
2.3.3. Trang thiết bị cứu hoả, cứu sinh
Dùng để phòng chống khi có hoả hoạn xảy ra.
2.3.4. Trang thiết bị hàng hải

+ La bàn: dùng để định hướng đi của tàu theo ý muốn của người điều khiển.
+ Hải đồ: dùng để xác định vị trí thả lồng.
+ Máy định vị: trên mỗi tàu đánh bắt đều có hệ thống thiết bị định vị, máy
định vị là hệ thống xác định vị trí của ngư trường.
+ Máy đàm thoại: Máy đàm thoại là phương tiện thông tin thuận tiện nhất
trên biển, nó truyền thông tin từ tàu này sang tàu khác. Để biết được ngư trường
đánh bắt có hiệu quả nhờ có thiết bị này mà khi tàu xảy ra tai nạn được cứu vớt kịp
thời.
+ Máy Rađio: dùng để nge tình hình thời tiết trên biển khi có gió bão.
+ Trên tàu có 6 khoang bao gồm: khoang chứa cá, khoang chứa thức ăn,
khoang máy. Đối với cá, thức ăn trên tàu được bảo quản bằng đá lạnh.




Hình 2.12: Bàn đặt lồng

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
17
Chương 3
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CƠ GIỚI HÓA
3.1. Đặt vấn đề
Đối với nghề bẫy cá bằng lồng, việc lựa chọn phương án cơ giới hoá là
nhiệm vụ hết sức quan trọng ảnh hưởng đến :
- Qui trình thao tác.
- An toàn lao động.
- Hiệu quả kinh tế của con tàu.
- Thay thế được con người trong việc thực hiện các thao tác.
Trong phương pháp đánh bắt của nghề bẫy cá bằng lồng bao gồm ba thao tác:
- Chuẩn bị thức ăn

- Qui trình thả lồng
- Qui trình thu lồng
Trong ba thao tác trên thì thao tác ba được coi là nặng nhọc nhất tốn nhiều
công sức và nhân lực bao gồm các quá trình thu: thu dây cáp chính, thu lồng bẫy,
thu dây cáp phụ, thu neo.
Để hoàn thành được các thao tác này cần có sự tham gia của nhiều người. Sở
dĩ như vậy là vì chiều dài của dây cáp chính đến 5000 (m), số lượng lồng bẫy là khá
nhiều, trọng lượng của neo là tương đối nặng.
Ngoài việc thu dây và thu lồng. Để đưa chúng về vị trí thích hợp chuẩn bị
cho chu kỳ đánh bắt sau cũng tốn nhiều công sức.
Nếu không thực hiện việc cơ giới hoá sẽ làm cho thời gian đánh bắt kéo dài,
hiệu quả của con tàu thấp.
Tuy nhiên để thay thế được lao động chân tay làm cho thời gian đánh bắt
tăng, hiệu quả của con tàu đánh bắt cao lên người ta đã đưa vào sử dụng:
Máy thu dây cáp chính, Máy thu neo. Đồng thời với việc thu dây cáp chính là
thu lồng bẫy và thu dây cáp phụ.
Để đảm bảo được tính cơ giới hoá tốt yêu cầu đặt ra đối với máy thu dây cáp
chính và thu neo thoả mãn:
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
18
- Phù hợp với yêu cầu của từng loại ngư cụ khai thác.
- Đảm bảo độ bền của trang thiết bị.
- Kích thước nhỏ gọn, có tính cơ động cao, dễ bố trí mặt boong tàu.
3.2. Phương án cơ giới hoá
3.2.1. Phương án cơ giới hoá thu dây cáp chính
3.2.1.1. Phân tích lựa chọn cơ cấu chấp hành
3.2.1.1.1. Tang ma sát
Chủ yếu thực hiện việc thu cáp, không chứa cáp. Việc kéo cáp chủ yếu nhờ
lực ma sát.
Trong việc thu dây cáp thường sử dụng hai loại sau:

* Tang ma sát đơn.
* Tang ma sát kép.
+ Tang ma sát đơn:
- Ưu điểm: kết cấu đơn giản, làm việc tin cậy, kích thước gọn nhẹ.
- Nhược điểm: Gây mài mòn cáp lớn, việc thu cáp và xếp đặt cáp diễn ra nhờ
sức người, dễ gây huy hiểm cho con người.
- Ngoài những ưu điểm trên tang ma sát còn có nhiều nhược điểm. Trong
việc thu dây của lồng bẫy cá chình nếu sử dụng tang ma sát thì phải tốn khá nhiều
nhân lực trong việc thu dây, không thích hợp cho việc xếp đặt dây do vậy phương
án này ít sử dụng.







Hình 3.1: Tang ma sát đơn

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
19
+ Tang ma sát kép:
Có khả năng kéo tương đối cao, việc tiếp xúc giữa cáp và tang xảy ra êm dịu,
không phải sử dụng người để xếp đặt cáp. Nếu sử dụng tang ma sát kép để thu dây
thì làm cho kết cấu máy phức tạp việc tính toán khó khăn. Do vậy phương án này ít
được sử dụng.










3.2.1.1.2. Tang thành cao
Đây là loại tang vừa cho phép thu cáp, vừa cho phép thực hiện việc xếp đặt
cáp và bảo quản cáp trên nó.
* Ưu điểm:
- An toàn trong làm việc.
- Việc kéo cáp và xếp đặt cáp diễn ra không nhờ sức người.
- Độ mòn của cáp giảm đáng kể.
- Hạn chế được sự tiếp xúc của người với tang.
* Do chiều dài của dây là rất lớn. Nếu sử dụng tang thành cao để thu dây cáp
thì rất cồng kềnh do đó phương án này ít được sử dụng.





Hình 3.2: Tang ma sát kép

Hình 3.3: Tang thành cao

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
20
3.2.1.1.3. Bánh chủ động kết hợp với bánh ép


1. Đai ốc hãm

2. Tấm thép giữ lò xo
3. Lò xo nén
4. Bánh bị động
5. Dây cáp
6. Bánh chủ động









- Trong quá trình thu dây nếu lực tác dụng lên cơ cấu chấp hành nhỏ thì ta
không cần sử dụng bánh ép. Nếu lực kéo lớn thì phải sử dụng bánh ép tuỳ theo lực
lớn hay nhỏ cần bao nhiêu bánh ép đủ tạo ra lực thu dây lên tàu.
- Khi cần tạo ra lực lớn hay nhỏ, ta chỉ cần điều chỉnh đai ốc 1. Để nén lò xo
xuống tạo lên lực nén xuống bánh ép tác dụng lên bánh chủ động trong quá trình
thu, bánh ép này luôn ép sát vào bánh chủ động để tạo ra lực ma sát thu dây lên tàu.
- Qua phân tích trên ta thấy cả ba phương án: tang ma sát, tang thành cao, bánh
chủ động kết hợp với bánh ép đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau để
phù hợp với việc thu dây cáp chính. Tính cơ giới hoá cao, chọn cơ cấu chấp hành là
bánh chủ động kết hợp với bánh ép.
3.2.1.2.Phương án dẫn động và sơ đồ động
3.2.1.2.1. Phương án dẫn động
3.2.1.2.1.1.Dẫn động từ động cơ đốt trong.
- Dẫn động từ động cơ đốt trong bao gồm các bộ phận chính sau:
+ Bộ phận nối ( trục truyền động, khớp nối, ).
+ Bộ phận đáp ứng ( hộp giảm tốc, cu roa, ).

Hình 3.4: Bánh chủ động kết hợp
với bánh
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
21
+ Bộ phận an toàn ( phanh, bộ hạn chế mô men ).
Dẫn động từ động cơ đốt trong có ưu điểm là truyền được công suất tương đối
lớn, hiệu suất cao, nhưng cồng kềnh. Đặc biệt là đối với trường hợp dẫn động có
nhiều máy lên khoảng cách truyền hạn chế. Đòi hỏi bảo trì chăm sóc, độ nhạy và độ
chính xác kém.
3.2.1.2.1.2. Dẫn động từ động cơ điện
Các bộ phận chính của dẫn động điện bao gồm các bộ phận sau:
- Máy phát điện làm nhiệm vụ biến đổi cơ năng thành điện năng.
- Động cơ điện làm nhiệm vụ biến đổi điện năng thành cơ năng.
Các khâu trung gian như: dây nối, công tác, bộ đáp ứng cơ cấu phân phối, cơ
cấu an toàn và các thiết bị kiểm tra.
- Đặc điểm của dẫn động điện là cho phép truyền động công suất ở khá xa
nhau. Nhược điểm của truyền động điện dòng điện xoay chiều là chất lượng cơ
động thấp. Dẫn động điện phải bảo vệ đặc biệt nhất là trong môi trường nước biển.
3.2.1.2.1.3. Dẫn động từ động cơ thuỷ lực.
Trong dẫn động thủy lực cơ năng được truyền thông qua môi chất là chất lỏng.
Một hệ dẫn động thủy lực bao gồm các bộ phận sau:
- Bơm thủy lực biến đổi cơ năng thành thủy năng.
- Động cơ thủy lực biến đổi thủy năng thành cơ năng của khâu ra truyền động.
- Hệ thống đường ống và cơ cấu lọc chất lỏng.
- Các phần tử thủy lực ( cơ cấu phân phối, cơ cấu an toàn, cơ cấu điều chỉnh ).
- Các thiết bị kiểm tra : nhiệt độ, áp suất.
Nguyên lý làm việc của dẫn động thủy lực thể tích.
Trong dẫn động thủy lực năng lượng được truyền tải bởi năng lượng trong hệ
mà chất lỏng thường dùng là dầu. Trong truyền động thủy lực diễn ra hai quá trình
biến đổi năng lượng. Cơ năng nhờ bơm thủy lực được biến đổi thành năng lượng

của dòng chất lỏng công tác rồi đến lượt dòng chất lỏng này có năng lượng lại biến
thành cơ năng tới động cơ thủy lực và cung cấp cho cơ cấu chấp hành.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
22
Trong hệ thống thủy lực bao gồm các thiết bị sau: Bơm thủy lực, động cơ thủy
lực, hệ thống đường ống dẫn, hệ thống điều khiển và các thiết bị.
Những ưu điểm của dẫn động thủy lực:
Trọng lượng và kích thước dẫn động của hệ thống thủy lực nhỏ hơn trọng lượng
bất kỳ hình thức dẫn động nào khác.
Dễ thực hiện điều chỉnh vô cấp và tự động điều chỉnh vận tốc của bộ phận
chuyển động vận tốc chuyển động của bộ phận làm việc.
Truyền động được công suất làm việc lớn. Cho phép đảo chiều cơ cấu chấp
hành một cách dễ dàng.
Có khả năng quá tải cao về công suất và mô men.
Cho phép truyền động công suất và mô men đến nhiều cơ cấu chấp hành cùng
một lúc, không phụ thuộc vào sự thay đổi của tải trọng ngoài.
Kết cấu gọn nhẹ, có quán tính nhỏ do trọng lượng trên một đơn vị công suất của
dẫn động nhỏ.
Do chất lỏng làm việc trong truyền động thủy lực chủ yếu là dầu khoáng nên dễ
có điều kiện bôi trơn tốt các chi tiết, êm dịu hầu như không có tiếng ồn.
Tuy nhiên dẫn động thủy lực có nhược điểm sau:
Vận tốc truyền động thủy lực bị hạn chế vì phải đề phòng hiện tượng va đập
thủy lực, tổn thất cột áp, tổn thất công suất lớn và xâm thực.
Khó làm kín các bộ phận làm việc, chất lỏng làm việc dễ bị rò rỉ, không khí bên
ngoài dễ bị lọt vào làm giảm hiệu suất và tính chất làm việc của truyền động.
Yêu cầu đối với chất lỏng làm việc phức tạp như: độ nhớt phải thích hợp,
ít thay đổi tính chất khi nhiệt độ, áp suất thay đổi,
3.2.1.2.2. Lựa chọn sơ đồ động
Đối với máy thu dây cáp chính ta có các loại sơ đồ động sau:
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

23
Máy thu dây sử dụng truyền động điện:
















1. Động cơ điện 13. Trục
2. Bánh răng 14. Trục
3. Vỏ hộp 15. Bánh răng
4. Bánh răng 16. Trục
5. Bánh răng 17. Tang thu dây
6. Trục 18. Bánh răng
7. Bánh răng 19. Trục
8. Trục 20. Bánh xích
9. Tang thu dây 21. Bánh xích
10. Bánh răng 22. Con lăn
11. Bánh răng 23. Trục
12. Bánh răng 24. Bánh phanh

Nguyên lý làm việc: động cơ điện 1 làm việc truyền chuyển động quay đến tang
9 nhờ các cặp bánh răng trụ 2,4,5,7. Đồng thời nhờ các cặp bánh răng trụ
10,11,12,15. Cho nên tang 17 sẽ quay ngược chiều với tang 9. Dây cáp được kéo
lên.
* Ưu điểm:
- Kết cấu đơn giản.
Hình 3.5 Sơ đồ động máy thu dây truyền động

điện

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
24
- Dễ bố trí mặt boong.
- Dễ điều khiển, sử dụng thuận tiện.
* Nhược điểm:
Do phải sử dụng động cơ điện lên khả năng bảo quản và sửa chữa phức tạp.
Sử dụng động cơ thủy lực sơ đồ động có dạng như sau: (hình 3.6)

























Hình 3.6: Máy thu dây sử dụng động cơ thuỷ lực
1.Động cơ thuỷ lực
2.Đai ốc hãm
3.Tấm thép giữ lò xo
4.Lò xo nén
5.Bánh ép
6.Dây cáp
7.Bánh chủ động
8.Con lăn tự quay
9. Đế máy
10. Con lăn nằm ngang
11. Con lăn đứng

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
25

Phương án này khác với hai phương án trước là sử dụng trực tiếp không thông
qua hộp giảm tốc.
Nguyên lý làm việc: khi động cơ thuỷ lực 1 làm việc, làm cho trục động cơ

quay truyền chuyển động đến bánh chủ động 7 đồng thời thực hiện việc thu dây.
Trong quá trình làm việc bánh bị động 5 luôn ép sát vào bánh chủ động, con lăn tự
quay hướng cho dây đi vào bánh chủ động. Đồng thời con lăn đứng và con lăn ngang
dẫn hướng cho dây đi vào con lăn tự quay.
Ưu điểm của phương án này là:
Sử dụng thuận tiện, dễ bố trí mặt boong, tổng công suất dẫn động lớn.
Qua phân tích trên ta thấy cả hai sơ đồ đều có những ưu điểm và nhược điểm
khác nhau. Để đảm bảo cho tính linh động trong việc cơ giới hoá ta chọn phương án
dẫn động từ động cơ thuỷ lực. Sơ đồ động có dạng như hình (3.6)
3.2.2. Phương án cơ giới hoá thu neo
3.2.2.1. Phân tích, lựa chọn cơ cấu chấp hành
3.2.2.1.1. Tang ma sát đơn.
- Đối với máy thu neo sử dụng tang ma sát đơn để thu neo làm cho kết cấu đơn
giản, kích thước và trọng lượng nhỏ gọn, dễ bố trí mặt boong.
- Đối với tang ma sát đơn vẫn còn bộc lộ khá nhiều hạn chế như: tính an toàn
không cao, việc xếp đặt cáp phải tiến hành bằng sức người.
3.2.2.1.2. Tang thành cao
- Tang thành cao có ưu điểm vừa cho phép thu dây cáp, vừa cho phép xếp đặt
cáp và bảo quản cáp ngay trên nó. Đối với dây cáp thu neo do kích thước của dây và
chiều dài của dây lớn. Sử dụng tang thành cao để thu neo thì rất cồng kềnh. Do vậy
phương án này ít được sử dụng.
3.2.2.1.3. Tang ma sát kép
- Tang ma sát kép có ưu điểm lực kéo tương đối lớn, không phải sử dụng
người trong việc xếp đặt cáp nhưng kết cấu của máy phức tạp do vậy phương án này
ít được sử dụng.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

×