Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

tìm hiểu bệnh mù mắt ở cá bớp (rachycentron canadum linnaeus, 1766 ) nuôi lồng tại khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.32 KB, 48 trang )


- 1 -
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa thuộc khu vực Đông Nam Á, có
đường bờ biển dài trên 3260 km, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2.
Biển Việt Nam có hơn 2000 loài cá trong đó có khoảng 130 loài cá có giá trị kinh tế
cao, sản lượng khai thác cho phép hàng năm khoảng 1,4-1,5 triệu tấn. Do đặc điểm của
vùng nhiệt đới nên cá của Việt Nam thường có kích thước nhỏ và chu kì sinh sản ngắn.
Sản lượng khai thác cá biển hàng năm hiện nay khoảng 1,2-1,3 triệu tấn. Vùng biển
gần bờ là nơi tập trung nhiều loài cá biển có giá trị kinh tế. Song do áp lực khai thác
lớn nên nguồn lợi cá biến ở khu vực này đang có dấu hiệu suy giảm.
Hiện nay, ngành thủy sản đang mở rộng phạm vi khai thác ra vùng xa bờ với
các đối tượng khai thác có kích thước lớn và giá trị cao hơn. Đồng thời, nghề nuôi cá
biển đang được phát triển đã hình thành mô hình nuôi công nghiệp phục vụ xuất khẩu
đối với một số loài cá như cá song( cá mú), cá chẽm( cá vượt),cá hồng, cá bớp (cá
giò),…Trong đó, cá bớp là một trong bốn đối tượng mà bộ thủy sản cho là có thể phát
triển trong thời gian tới. Đây là một đối thượng mới nên rất cần có những nghiên cứu
có ý nghĩa về sản xuất giống, nuôi thương phẩm và kế hoạch phòng trừ dịch bệnh
nhằm phát huy các tiềm năng của loài cá này.
Tuy nhiên,sự phát triển của ngành nuôi cá biển nước là nói chung còn gặp khó
khăn về giống, thức ăn, đặc biệt là vấn đề dịch bệnh. Mặc khác, các nghiên cứu về
bệnh ở cá biển và các biện pháp phòng trừ bệnh còn bỏ ngỏ, đặc biệt,đối với cá bớp các
vấn đề nêu trên lại càng hạn chế. Do đó, việc nghiên cứu bệnh và các biện pháp phòng
trị bệnh trên cá bớp là rất cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả cho nghề nuôi cá bớp.
Được sự đồng ý của khoa Nuôi Trồng Thủy Sản, bộ môn Bệnh Học Thủy Sản tôi đã
thực hiện đề tài :“Tìm hiểu bệnh mù mắt ở cá bớp (Rachycentron canadum Linnaeus,
1766 ) nuôi lồng tại Khánh Hòa”.
Mục đích của đề tài : Xác định tác nhân gây bệnh mù mắt ở cá bớp nuôi lồng tại Khánh
Hòa

- 2 -




Nội dung thực hiện :
- Mô tả dấu hiệu bệnh lý của bệnh mù mắt ở cá bớp nuôi lồng
- Bước đầu phân tích tác nhân gây bệnh
Ý nghĩa khoa học : nhằm cung cấp thêm thông tin nghiên cứu về bệnh vi khuẩn trên
cá bớp nói riêng và trên cá biển nói chung.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài có thể áp dụng vào quá trình chăm sóc, quản
lý sức khỏe của cá bớp, đặc biệt ở giai đoạn cá giống và hạn chế những thiệt hại do
bệnh mù mắt gây ra đối với nghề nuôi cá bớp.
Vì thời gian thực hiện đề tài có hạn, kiến thức còn hạn chế và bước đầu làm quen
với phương pháp nghiên cứu khoa học nên luận văn khó tránh khỏi những sai xót.
Kính mong các thầy cô cùng bạn đọc đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện
hơn.














- 3 -
PHẦN 1

TỔNG QUAN
1. Vài nét về đặc điểm sinh học của cá bớp(Rachycentrum canadum)
1.1 Đặc điểm phân loại
Cá bớp được xếp vào hệ thống
phân loại sau:
Giới: Animalia
Ngành: Chorodata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Rachycentridae
Giống: Rachycentron
Loài: R.canadum (Linnaeus, 1766)
Tên thường gọi: cá bớp hay cá giò.
Tên khoa học: Rachycentron canadum.
Tên tiếng Anh : Cobia/ Black king fish.
Cá bớp được Linne phân loại năm 1766 với tên gọi là Gasteros teus canadus
Linnaeus. Năm 1826, Kaup tìm ra giống Rachycentron và đặt tên cho loài này là
Rachycentron typus Kaup. Năm 1905, Jodan phát hiện ra Rachycentron canadum
Jordan 1905. Nhưng sau khi nghiên cứu thì cả 3 loài trên thực chất là Rachycentron
canadum và cho đến nay trên thế giới chỉ tìm ra được một loài duy nhất của giống
Rachycentron là R.canadum.
1.2 Đặc điểm hình thái cấu tạo
Cá bớp có than thuôn dài, gần như hình ống. Đỉnh đầu tương đối bằng phẳng.
Miệng rộng, hàm dưới nhô dài hơn hàm trên. Răng nhung mọc thành đai ở cả hai
hàm, xương lá mía, lưỡi và xương khẩu cái. Mắt nhỏ, màng mở mắt chạy vòng
quanh mắt.
Hình 1.1 Cá bớp (R.canadum)

- 4 -
Không có vảy răng cưa ở gốc vay đuôi. Có hai vây lưng, vây lưng thứ nhất rất

ngắn, vây lưng thứ hai dài, phía trước nhô cao lên, có 7-9 tia vây cứng độc lập
nhau, giữa các gai cứng liên kết bằng màng vây. Vây ngực nhọn. Vây hậu môn
đồng dạng với vây lưng thứ hai, khởi điểm của vây hậu môn ở sau khởi điểm của
vây lưng thứ hai. Mép sau vay đuôi hình lưỡi liềm, thùy trên dài hơn thùy dưới.
Vẩy nhỏ, dính chặt vào da. Đường bên hoàn toàn, hơi lượn sóng ở phía trước. Lưng
và hai bên sườn màu đen, với hai sọc mảnh màu bạc. Bụng màu vàng nhạt ( theo
Fishbase- google.com.vn).
1.3 Đặc điểm môi trường sống
Khoảng nhiệt độ chịu đựng của cá bớp từ 16,8
o
C- 37,7
o
C ( Pawson, 1971;
Milstein và Thomas, 1976). Cá giống có thể bị chết ở nhiệt độ 17
o
C hoặc 37,7
o
C và
ngừng bắt mồi khi nhiệt độ còn 18,3
o
C (Richards 1967), chúng chỉ bắt mồi trở lại
khi nhiệt độ lên 19
o
C. khoảng chịu đựng độ mặn của cá bớp là từ 22,5%0 – 44,5 %0
( Christesen, 1965, Roessler, 1967). pH thích hợp cho loài cá này dao động khoảng
7,5-8,3
1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá bớp là loài cá dữ bắt mồi chủ động, ăn thịt và rất phàm ăn.
Cá bớp lúc còn ở giai đoạn ấu niên, sau khi sử dụng hết noãn hoàng hết ba ngày
thì được nuôi trong môi trường nước xanh và cho ăn luân trùng (khoảng 6 tiếng cho

ăn một lần) trong điều kiện tiếp xúc ánh sáng liên tục, sau 3 tuần thời gian chiếu
sáng còn khoảng 20 giờ.
Từ ngày thứ 6 trở đi cho cá được ăn luân trùng và Artimia đến 20 ngày sau khi
nở, sau đó bắt đầu chuyển sang thức ăn khô. Khi cá có khối lượng 30-60g thì có thể
nuôi lồng trên biển (Báo thương mại Thủy Sản 4/2008).
Thức ăn của cá bớp khi trưởng thành giáp xác, chân đầu và các loài cá nhỏ như:
cá đối, trích, lươn,… trong đó ưu thế nhất là cua. Khi nghiên cứu về thành phần

- 5 -
thức ăn trong dạ dày của cá bớp cho thấy 42% là callinectes, 46% là tôm (micheal
2001).
Cá bớp thường bắt mồi sát đáy, tuy nhiên chúng có thể bắt mồi trên tầng mặt và
bơi theo nhóm từ 3-100 con, săn mồi trong khi di cư ở vùng nước nông dọc ven bờ.
Khẩuu phần ăn của cá bớp thay đổi theo trọng lượng thân (BW) của cá và loại thức
ăn sử dụng. Cho cá ăn thức ăn viên nhỏ dạng nỗi thì khẩu phần ăn của chúng là 5%
BW với cá có khối lượng từ 20-30g và 2-3% khi cá có khối lượng 100-200g trở lên.
1.5 Đặc điểm phân bố
Cá bớp là loài có đặc tính di cư, chúng phân bố rộng rãi ở các vùng biển nhiệt
đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới, ở vĩ độ 47 độ N-37 độ S, 98 độ W- 166 dộ E
(Shaffer và ctv, 1989).
Vào những tháng mùa thu và mùa đông, chúng di cư xuống phía nam và vùng
nước ấm ngoài khơi, có nhiệt độ nước khoảng 20 độ C- 30 độ C, đến đầu mùa xuân
chúng lại di cư ngược lên phía Bắc dọc theo bờ Đại Tây Dương.
Trong tự nhiên, cá bớp sống ở vùng nước lợ hay nước mặn ven biển, rạn san hô
cho đến vùng biển khơi, có độ sâu từ 0- 1200m.
Trên thế giới, cá bớp có ở: Ấn Độ Dương, indonexia, Philippin, Châu Đại Dương,
Thái Bình Dương( ngoại rừ vùng trung tâm và phía đông), Trung Quốc, Nhật Bản,
Việt Nam.
1.6 Kích thước và đặc điểm sinh trưởng
Cá bớp được đánh giá là loài có độ tăng trưởng nhanh, chúng có thể đạt tối đa :

200 cm( chiều dài), trọng lượng tối đa: 68kg, dộ tuổi tối đa: 15 năm tuổi ( Theo
Fishbase-google.com.vn)
Loài cá bớp giống được ương trong các ao ngoài trời hoặc các lồng gần bờ từ
10-30g lên 100g. loài cá này có mức sinh trưởng nhanh, từ 30g có thể đạt được 6-
8kg sau một năm nuôi lồng trên biển, mặt khác cá có khả năng chống chịu được

- 6 -
điều kiện sóng gió tốt, là đối tượng tiềm năng cho phát triển nuôi lồng xa bờ và
những vùng biển mở ( Su và ctv 2000).
1.7 Đặc điểm sinh sản
Cá thành thục sinh dục trong vòng 1,5 đến 2 năm tuổi, khi đó cá có trọng lượng
khoảng 10kg. Sức sinh sản của cá bớp khá lớn từ 1,9 đến 5,4 triêu trứng/ cá cái, tùy
thuộc vào trọng lượng và tuổi cá, tuổi càng lớn thì sức sinh sản càng cao.
Cá thường tụ tập thành đàn lớn khi đẻ trứng vào tháng 2 đến tháng 9 hàng năm
với đỉnh cao vào mùa thu và mùa xuân. Mỗi lần đẻ kéo dài từ 9 đến 12 ngày và chúng
đẻ từ 15-20 lần/ mùa. Cá thường đẻ trứng ở ngoài khơi vào ban ngày, trứng thụ tinh
được phóng thích ra môi trường nước. Khi cá đẻ sắc tố màu nâu chuyển sang màu sáng
hơn, người ta mới phát hiện ra cá con mới nở ở gần bờ và vịnh. Do vậy chung có thể
cũng đẻ trứng cả ở vùng của sông và vùng vịnh gần bờ.
Trứng cá bớp hình cầu, đường kính trung bình là 1,4 mm, 24-36 giờ sau khi thụ tinh
thì nở ở nhiệt độ nước từ 31
o
C đến 22
o
C. Cá bột mới nở có chiều dài là 2,5 mm, chưa
có sắc tố. Năm ngày sau khi nở thì mắt và miệng của cá phát triển, lúc này chúng có
thể bắt mồi. Khi đạt 30 ngày tuổi thì hình dáng giống cá trưởng thành .
2. Tình hình nghiên cứu về sản xuất giống, nuôi thương phẩm cá bớp trên thế giới
và tại Việt Nam
Cá bớp là một đối tượng nuôi nước mặn với những đặc điểm đại diện cho một loài

có tiềm năng như: tốc độ sinh trưởng nhanh, chất lượng thịt cao, sức đề kháng cao với
bệnh tật, có khả năng đẻ trong các bể tự nhiên và nhân tạo, đồng thời còn có thể thích
nghi với các loại thức ăn công nghiệp trên thị trường. Không những vậy, cá bớp còn là
loài cá câu giải trí được ưa chuộng trên thế giới, đặc biệt là Mỹ.
Chúng được đánh giá là loài cá nuôi mới chiếm lĩnh thị trường cũ hay còn gọi là cá
hồi nhiệt đới. Các nhà chế biến và kinh doanh thủy sản từ lâu vẫn đang tìm kiếm loài
cá nuôi thịt trắng có tiềm năng gia tăng giá trị như : cá hồi, cá rô phi, cá tra/basa đến

- 7 -
nay vẫn chưa đáp ứng được đủ mục tiêu này. Có vẻ cá bớp là ứng cử viên thích hợp (
Báo thương mại Thủy sản, 04, 2008).
2.1 Trên thế giới
2.1.1 Tình hình sản xuất giống
Cá bớp là loài cá được phát hiện từ những năm 1766 nhưng việc cho đẻ và ương
nuôi mới chỉ bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ 20, một trong những nước tiên
phong đạt được nhiều thành tựu là Đài Loan.
Ở Đài Loan, việc sinh sản nhân tạo cá bớp được tiến hành lần đầu tiên vào
năm 1990. Kỹ thuật nhân giống với số lượng lớn đã được phát triển vào năm 1997.
Số lượng cá giống năm 1999 ở 4 trung tâm nhân giống cá tại Đài Loan đạt 3 triệu
con so với 1,4 triệu con năm 1998. Khoảng 2 triệu con cá bớp giống đã được xuất
khẩu sang Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. Số lượng cá bớp giống còn lại (1
triệu con) được 28 cơ sở nuôi cá lồng trong nước sử dụng. Giá thị trường khoảng
0,5USD/ con giống (10cm) và 6 USD/kg đối với cá trưởng thành (6-8kg). Loài cá
này nhanh chóng trở thành một trong những loài thích hợp nhất cho ngành nuôi cá
lồng xa bờ ở Đài Loan. Sau đó những ngư dân Nhật Bản đã nhập giống cá bớp và
bắt đầu nuôi lồng xa bờ tại vùng biển Okinawa.
Tại Nhật bản, cá bớp bắt đầu được nuôi ở Okinawa, một hòn đảo nằm phía
Nam của Nhật Bản có khí hậu cận nhiệt đới, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng
24
o

C, rất phù hợp với nuôi cá giò. Giai đoạn 1997- 1998, kỹ thuật nuôi trồng vẫn
còn phải học hỏi Đài Loan, cho đến nay, cá bớp đã trở thành đối tượng nuôi phổ
biến tại đảo Okinawa, sản lượng đạt 750 tấn vào năm 2001. Các hoạt động nghiên
cứu về sản xuất giống và thương phẩm được diễn ra tại Trung Tâm Nuôi Trồng Hải
Sản của tỉnh Okinawa (OPSC). Tuy nhiên, một trong những vấn đề khó khăn trong
việc nuôi cá bớp là dịch bệnh và ảnh hưởng của hoạt động này đến nghề nuôi các
đối tượng khác.

- 8 -
Tại Trung Quốc, từ năm 1997 đã nghiên cứu thành công công nghệ nuôi cá
bớp giống với quy mô lớn(Yeh, 1998). Đến năm 1998, Trung Quốc đã có bốn trại
sản xuất giống. Riêng 1998, nước này đã sản xuất được 1,4 triệu tấn cá. Năm 1999,
họ sản xuất được hơn 2 triệu con cá giống chuyển cho các vùng nuôi tronng nước
và nước ngoài trong đó có Việt Nam, Nhật Bản.
Ở Pháp, vào năm 2002, những nghiên cứu đầu tiên trong việc cho đẻ và quản lý
cá bố mẹ được thực hiện tại đảo Ruenion. Cá bớp bố mẹ được nuôi giữ và cho đẻ
bằng cách tiêm hormone vào năm 2003. Cá giống được nuôi trong môi trường nước
xanh đã tạo ra bằng cách bổ sung tảo, đồng thời có sự kiểm soát về chế độ ánh
sáng, nhiệt độ. Cá bột được cho ăn luân trùng, Brachionus plicatilis và Atermia đã
được làm giàu.
Tại Mỹ, những đặc điểm đặc trưng nỗi bật và đầy tiềm năng của loài cá này đã
thúc đẩy các nghiên cứu của chúng từ cuối năm 1999. Các nhà nghiên cứu tại
phòng thí nghiệm nuôi cá nước mặn và Trung Tâm Khoa Học về cá biển Austin,
trường đại học Texas (UT-FAML) đã thử nghiệm về việc cho đẻ, ương nuôi ấu
trùng loài cá này từ năm 1991. Từ tháng 4 năm 2001, cá bố mẹ được bắt từ tự
nhiên, cá thế hệ F1 đã được nuôi và cho đẻ trong hệ thống bể tuần hoàn có thể tích
25- 42 m
3
, có hoặc không sử dụng các vòi phun hơi nóng nhằm kiểm soát nhiệt độ
trong bể nuôi. Cá được cho đẻ tự nhiên mà không cần sử dụng hormone, thu được

45 triệu trứng cá hàng tháng. Việc cho đẻ có thể kéo dài từ tháng 3 đến tháng 12
trong năm.
2.1.2 Nuôi thương phẩm
Có thể nói, châu Á là nơi sản xuất cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm từ thịt cá bớp
cao nhất thế giới. Trung Quốc từ năm 1992 đã bắt đầu nuôi cá bớp, đến nay loài cá
này đã được nhanh chóng chiếm ưu thế và trở thành đối tượng nuôi công nghiệp
chính trong hình thức nuôi lồng xa bờ (Yu, 1999).

- 9 -
Theo FAO, sản lượng cá bớp nuôi(2005) là 18.882 tấn, nhưng thực tế cao gấp 2
lần. Theo ước tính của ông B.Myrseth (NaUy), một người hiện đang nuôi cá giò ở
Việt Nam, sản lượng nuôi cá bớp hiện nay khoản 28.500 tấn, phân bổ như sau:
Trung Quốc 20.000 tấn, Đài Loan 4.000 tấn, Việt Nam 2000 tấn, các vùng biển
Caribe 1.000 tấn, Thái Lan 500 tấn. Tuy vậy, sản lượng thực tế còn cao hơn nhiều
vì một số nước tuy có nuôi cá bớp nhưng không có số liệu cụ thể, trong đó có Mỹ (
Báo Thương mại thủy sản, 04/2008).
Tại Đài Loan, nghề nuôi cá lồng nước mặn được khởi đầu từ năm 1970, tuy
nhiên không được suôn sẽ cho đến khi có sự thành công trong việc cho đẻ cá bớp
vào năm 1992. Nghề nuôi lồng nước mặn ở Đài Loan được xếp thứ 17 trên Toàn
thế giới(2001, 19,3 triệu đôla Mỹ), năm 1999 đạt 1500 tấn, năm 2000 đạt 2000 tấn,
năm 2002 sản lượng có bị sụt giảm do ảnh hưởng của các đợt dịch bệnh, nhưng đến
năm 2003 sản lượng nuôi lồng lại đạt khoảng 2.500- 3.000 tấn (Chang và ctv). Họ
luôn là nước đứng đầu về nuôi cá bớp thương phẩm( nuôi cá bớp chiếm gần 80% số
lồng nuôi biển). Chính phủ Đài Loan đang cố gắng nhằm tạo ra bước đột phá trong
nghề nuôi lồng cá bớp trên biển. Gần đây họ đã nhận được sự hỗ trợ từ nhiều nước
khác nhau nhằm hợp tác để phát triển nghề nuôi cá bớp như: sản xuất giống, thiết
kế lồng, một số vấn đề trong nuôi thương phẩm và thị trường tiêu thụ.
Tại Mỹ, nuôi cá bớp thương phẩm được tiến hành từ năm 2002 và ngày càng
phát triển, từ 15000 con nuôi lồng ngầm tại Culebra, Puert Rico. Texas, Florida,…
Với khả năng phân bố rộng của cá bớp, trình độ kỹ thuật ngày càng nâng cao và lợi

nhuận không nhỏ sẽ là tiền đề để xúc tiến việc sản xuất loài cá này đạt hiệu quả cao.
2.2 Ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực phân bố tự nhiên của cá bớp, chúng được nuôi ở
nhiều vùng biển nước ta như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế,
Phú Yên, Khánh Hòa, Vùng Tàu, Kiên Giang với hình thức nuôi chủ yếu là nuôi
lồng trên biển.

- 10 -
2.2.1 Sản xuất cá giống
Việc sản xuất cá bớp ở nước ta bắt đầu muộn hơn so với các nước trên thế giới
nhưng đã đạt được một số thành tựu.
Từ năm 1999 đến năm 2000, ở Việt Nam có những đề tài nghiên cứu sản xuất
giống 1 số loài cá biển, trong đó có cá bớp, do Đào Mạnh Sơn và Đỗ Văn Khương
chủ trì, đề tài đã sản xuất thành công giống cá bớp.
Việc ấp trứng loài cá này đã thành công tại Cát Bà (1999). Mặc dù trong đó vẫn
phải nhập từ Trung Quốc.
Năm 2000 đến năm 2003, Đỗ Văn Minh và ctv với sự tài trợ của SUMA đã thực
hiện đề tài nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá
bớp tại trạm nghiên cứu và NTTS nước mặn Cát Bà, trạm nghiên cứu và NTTS
nước lợ Quý Kim thuộc viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1.
Rất nhiều trung tâm sản xuất giống cá biển ở khắp nơi tại Việt Nam đã và đang
tiến hành các nghiên cứu về cho đẻ và ương nuôi cá giống, hiện đã đạt được nhiều
thành tựu đáng kể, góp phần nâng cao chất lượng con giống và chủ động nguồn
giống cho nghề nuôi đối tượng này.
Năm Kích thước (cm) Số lượng(con)
1999 4-6 10.000
2001 10-12 15.000
2002 10-12 36.000
2003 10-12 30.000
2004 10-12 80.000

2005 10-12 100.000
Bảng 1.1 Sản lượng cá bớp giống tại Việt Nam qua các năm.

2.2.2 Nuôi thương phẩm

- 11 -
Nghề nuôi cá biển ở Việt Nam khởi đầu từ rất sớm tuy nhiên cho đến năm 1990
phương pháp nuôi mới được cải thiện và cho sản lượng hàng năm khoản 3.000 tấn,
trong đó có sự đóng góp không nhỏ của nghề nuôi cá bớp lồng trên biển.
Hiện nay, việc nuôi thương phẩm loài cá này được tiến hành ở Hạ Long, vùng
biển mở của Nghệ An, vịnh Văn Phong (Khánh Hòa) và Bà Rịa Vũng Tàu với mô
hình trang trại ở quy mô nhỏ, lớn với sản lượng từ 1 đến hàng trăm tấn, từ nuôi
bằng lồng gỗ đến lồng tròn bằng nhựa nhập từ NaUy.
Năm 1999, công ty hải sản Đại Dương ở Vũng Tàu bắt đầu nuôi cá bớp, thức ăn
là cá tạp với FCR=6, khi đang sử dụng thức ăn viên của Đài Loan (1-1,1USD/kg)
thì FCR=1-1,5 và đến tháng 6 năm 2001, công ty đạt 400 tấn cá bớp thịt.
Cá bớp thịt hiện được tiêu thụ ở các thành phố lớn trong nước và xuất khẩu quy
mô nhỏ ra nước ngoài (Trung Quốc, Nhật Bản) ở dạng cá sống (Quảng Ninh, Hải
Phòng) hoặc được chế biến hay đông lạnh (Khánh Hòa, Vũng Tàu) . Trong những
năm gần đây nghề nuôi cá bớp bằng lông bè trên biển phát triển mạnh ở huyện đảo
Phú Quý vì điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho loài cá này phát triển. Trong năm
2006, trung tâm khuyến ngư tỉnh Bịnh Thuận đã đầu tư xây dựng mô hình trình
diễn nuôi cá bớp bằng lồng bè trên biển, đã chứng minh cá bớp là một đối tượng
nuôi có giá trị kinh tế cao và rất thích hợp với điều kiện tự nhiên, môi trường của
vùng biển này( Trung tâm khuyên ngư tỉnh Bình Thuận, 2006).
Vùng nuôi Sản lượng (tấn/ năm)
Hải phòng và Quảng Ninh 130
Nghệ An 25
Khánh Hòa 1
Vũng Tàu 1.000

Tổng 1.200
Bảng 1.2 Sản lượng cá bớp thương phẩm tại một số vùng nuôi ở Việt Nam năm
2004

- 12 -
2.2.3 Tiềm năng nuôi cá bớp tại Khánh hòa
Tỉnh Khánh Hòa nằm ở vùng Nam Trung Bộ kéo dài từ vĩ độ 11
o
50’N đến vĩ độ
12
o
54’N, có diện tích tự nhiên 5258 km
2
, với hơn 520 km đường bờ biển và 135 km
đường bờ ven đảo. Trong 32 đảo ven bờ thì 19 đảo có diện tích từ 0,05 km
2
trở lên
với tổng diện tích khoảng 49 km
2
. Đảo ven bờ lớn nhất là đảo Hòn Tre có diện tích
36 km
2
, các đảo Hòn Miếu, Hòn Tằm, Hòn Mun đều lớn trên 1 km
2
. Trong 70 đảo
nằm ở các đầm vịnh, có 26 đảo có diện tích từ 0,05 km
2
trở lên. Đảo lớn nhất nằm
trong vịnh là Hòn Lớn ( ở vịnh Vân Phong- Bến Gỏi) có diện tích đến 44 km
2

.
Khánh Hòa còn có nhiều bán đảo lớn, bán đảo Hòn Mèo có diện tích 146 km
2
, bán
đảo Cam Ranh 106 km
2
, bán đảo Hòn Gốm 83 km
2
.
Khánh Hòa còn có các vịnh và đầm lớn như vịnh Vân Phong – Bến Gỏi, có diện
tích 503 km
2
, độ sâu dưới 30 m, vịnh Nha Trang 249 km
2
, độ sâu dưới 25 m.
Điều kiện tự nhiên đã tạo rất nhiều thuận lợi cho sự phát triển nghề nuôi cá bớp
tại Khánh Hòa. Bên cạnh đó đây còn là nơi có nhiều trung tâm nghiên cứu, sản xuất
giống cá biển và nghiên cứu dịch bệnh như: Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy
Sản III, Trường Đại Học Nha Trang, Trung Tâm Nghiên Cứu Giống Và Dịch Bệnh
thủy Sản Thuộc Trường Đại Học Nha Trang, Viện Hải Dương Học…
Tại Khánh Hòa, công ty TNHH Ngọc Trai của huyện Vạn Ninh là công ty nuôi
cá biển lớn nhất Việt Nam với hơn 900 ha diện tích mặt nước nuôi cá, các đối tượng
nuôi gồm : cá bớp, cá mú, cá chim và một số đối tượng khác trong đó nuôi nhiều
nhất là cá bớp và cá chim.
Tại vịnh Vân Phong (Cam Ranh), ven các đảo như Hòn Tre, Hòn Tằm ( Nha
Trang)… có rất nhiều hộ dân nuôi cá bớp với quy mô lớn nhỏ khác nhau, đóng góp
không nhỏ vào sản lượng cá bớp thịt của Khánh Hòa nói riêng và cả nước nói
chung. Tuy nhiên cho đến nay sản lượng cá bớp thịt thực tế hàng năm tại Khánh
Hòa vẫn chưa được thống kê đầy đủ.


- 13 -
Mặc dù cá bớp là 1 đối tượng tương đối mới với nghề nuôi trồng thủy sản tại
Việt Nam, nhưng với những thành tựu mà chúng ta đã đạt được có thể khẳng định
được rằng tiềm năng nuôi cá biển nói chung và nuôi cá bớp nói riêng là rất lớn.

3. Tình hình nghiên cứu bệnh ở cá bớp trên thế giới và tại Việt Nam
3.1 Trên thế giới
3.1.1 Bệnh do virus
Bệnh do virus là một trở ngại lớn đối với ngành thủy sản nói chung, nghề nuôi
lồng biển nói riêng vì thiệt hại do chúng gây ra, bên cạnh đó cho đến nay vẫn chưa có
biện pháp để điều trị loại bệnh này.Trên thế giới số lượng các nghiên cứu về bệnh do
virus ở cá bớp còn hạn chế, nổi bật là một số nghiên cứu về các bệnh sau:
Bệnh hoại tử thần kinh- VNN (Viral Nervous Necrosis) tác nhân gây bệnh là
Beta-nodavirus (Chi và Ctv), loại virus này được phân lập từ biểu mô da và biểu mô
ruột của cá bớp bị bệnh. Bệnh này có thể gây chết đến 30% cá bớp giống với dấu hiệu
bệnh lý đặc trưng là hiện tượng bơi xoắn ốc do mô thần kinh bị tổn thương[10].
Bệnh Lymphocystic do tác nhân là Iridovirus được báo cáo đã xảy ra trên cá
bớp cỡ 25-30cm nuôi lồng ngoài biển tại Pingtung Country, Đài Loan. Cá bệnh xuất
hiện các vết màu trắng hoặc hồng nhạt trên da, đường kính 0,3-1,5cm, tập trung chủ
yếu ở vây ngực và vây đuôi; mang, gan, thận, lách có hiện tượng phì đại[10].
3.1.2 Bệnh do kí sinh trùng
Kí sinh trùng không chỉ là tác nhân chính gây ra nhiều bệnh nguy hiểm mà còn
là tác nhân mở đường tạo điều kiện cho các tác nhân khác xâm nhập vào cơ thể kí chủ
như nấm, vi khuẩn và virus. Bệnh do kí sinh trùng đã gây rất nhiều thiệt hại cho ngành
thủy sản, trong đó có nghề nuôi cá bớp. Một số báo cáo về bệnh kí sinh trùng trên cá
bớp như sau:



- 14 -

Động vật đơn bào:
Bệnh do động vật đơn bào thường được báo cáo trong suốt giai đoạn ương nuôi
cá bớp giống và Trichodina spp được tìm thấy cá bớp ở giai đoạn ương giống (FAO
2007)
Cryptocaryon iritans cũng được tìm thấy trên cá bớp, đây là tác nhân gây bệnh
đốm trắng ở cá nước mặn. Cá bị bệnh Cryptocariosis có dấu hiệu đặc trưng là các u lồi
màu trắng trên da, các u lồi này có thể hợp lại với nhau tạo thành một đám lớn. Bệnh
Cryptocaryosis xảy ra ở cá bớp ấu niên (theo B. Williams và Williams,2006) và các tác
giả này cũng báo cáo về một loài kí sinh trùng khác là Brooklynella hostilis là nguyên
nhân gây chết hơn 30.000 con cá bớp ấu niên bị stress tại Peuerto Rico[10]. Bệnh
Brooklynellosis ở cá bớp có các dấu hiệu đặc trưng là cơ thể nhạt màu, bỏ ăn, tiết nhiều
chất nhờn, hôn mê.
Cá bớp giống cũng mắc bệnh do Epistylis sp (FAO 2007), loài này được tìm
thấy ở da, vẩy, mang và miệng của cá bệnh[10].
Bệnh so trùng lông Ichthyopodo spp ký sinh ở da, mang đã và đang là một trở
ngại nghiêm trọng cho hoạt động nuôi cá biển và B.Williams và Williams (2006) đã
phân lập được loài kí si nh trùng này trên cá bớp nuôi thương phẩm tại Peuerto
Rico[10].
Dù là một mối nguy không lớn, bệnh coccidiosis cũng được tìm thấy trên cá bớp
(FAO, 2007). Sự cảm nhiễm của nhóm kí sinh trùng gây bệnh coccidiosis được cho là
có liên quan đến hiện tượng cá lờ đờ, trướng bụng, sự tạo bào nang ở mô gan [10].
Chen và ctv (2001) đã báo cáo cá bớp cỡ 45-80g đưa vào thí nghiêm cảm
nhiễm một loài kí sinh trùng tựa như Sphaerospora trong vòng 30 ngày, tỉ lệ chết là
90% trên tổng số cá thí nghiệm. Cá chết có dấu hiệu: cơ thể nhợt nhạt, thiếu máu, thận
sưng và xuất hiện những hạt nhỏ hình cầu màu trắng sữa, giai đoạn bào tử của
Sphaerospora được quan sát thấy trong máu, ống thận của cá bớp bị bệnh [10].


- 15 -
Giun sán:

Sán lá song chủ được tìm thấy trên cá bớp tại Đại Tây Dương, Thái Bình
Dương, Ấn Độ Dương, biển nóng ở Mexico, biển phía nam Trung Quốc và Việt Nam
(Arthur và Te, 2006) gồm các loài: Aponurus carangis,Bucephalus varicus,Derogenes
varicus, Dinurus selari, Lepidapedon-megalaspi,Paracryptogonimus
morosovi,Phyllodistomumparukhini, Stephanostomum imparispine,Tormopsolus
filiformisand, Tubulovesicula angusticauda. Một số loài sán lá song chủ khác cũng
được phân lập từ cá bớp như: Tormopsolus spatulum, Pseudolepidapedon pudens,
Lecithochirium monticellii,Stephanostomum dentatum,S. cloacum S.
pseudoditrematis,S. microsomum, S. rachycentronis, Mabiarama prevesiculata,
Plerurus digitatus, Sclerodistomum rachycentri và S. cobia (Linton, 1905; S.Bernal
và Hutton, 1959; Madhavi, 1976; Hafeezullah ,1978; Shen , 1990; B.Williams and
Williams, 2006; Bray and C r i b b , 2003) [10].
Sán lá đơn chủ ký sinh ở da, mang và vây của cá. Nhiều loài còn được tìm thấy
trong ruột, xoang cơ thể và cả trong hệ thống mạch máu của cá. Sán lá đơn chủ bám
trên cơ thể kí chủ bằng nhiều móc, giác hút phân bố ở phần trước và sau trên cơ thể của
chúng. Sán lá đơn chủ thường có tính đặc hiệu kí chủ và 2 loài Dionchus rachycentris
và D. agassizi đã được tìm thấy trên cá bớp ngoài tự nhiên (Hargis,1955; B.Williams
và Williams, 2006; Bullard và ctv, 2000) [10]. Neobenedenia girellae được phát hiện ở
cá bớp tiền trưởng thành nuôi lồng (Lopez và ctv,2002; Ogawa và ctv, 2006), loài sán
lá này gây các vết thương tổn ở khu vực vây ngực cùng với sự bội nhiễm của vi khuẩn
Streptococcus đã gây mù ở cá bớp bị nhiễm bệnh (Chiau và ctv,2004) [10].
Sán dây kí sinh trong đường ruột làm gảm tốc độ tăng trưởng và khả năng sử
dụng thức ăn của cá thậm chí một số loài sán dây còn có thể gây hại dến khả khả năng
sinh sản của cá. Cobia cũng được thông báo là nhiễm một số loài sán dây sau:
Nybelinia bisulcata,Callitetrarhynchus-gracilis,Rhinebothrium flexile,
Rhynchobothrium longispine và Trypanorhyncha sp [10].

- 16 -
Giun tròn thường được thấy trên cá khỏe tuy nhiên khi với một số lượng lớn
chúng có thể gây chết ở cá.Giống như sán dây, giun tròn kí sinh cũng gây hại đến khả

năng sinh sản và làm giảm hiệu suất sử dụng thức ăn của cá. Khi kí sinh trên cá, giun
tròn có thể chui sâu vào và phá hủy nhiều tổ chức mô, gây xuất huyết hoặc tạo thành
các u hạch trong cơ thịt cá làm giảm giá trị kinh tế của thịt cá philê. Bruce và Cannon
(1989) cho rằng loài Iheringascaris inquires được tìm thấy trong dạ dày của cá bớp ở
Úc giống với loài Contracecum megacephalum (Oschmarin, 1963) có trong ruột cá
bớp ở biển phía nam Trung Quốc Arthur và Te (2006) cũng phân lập được 2 loài
Anisakis sp. và Philometroides sp. trên cá bớp nuôi ở Việt Nam [10].
Giun đầu móc gây tổn thương cơ thể cá bằng các hàng gai, móc ở trên vòi của
chúng khi chúng bám vào ruột, vào cơ của kí chủ; ở giai đoạn ấu trùng thì chúng hình
thành bào nang chèn ép các tổ chức mô của kí chủ. Serrasentis sagittiferus (Blaylock
và Whenlan, 2004) và S.nadakali (B.Williams và Williams, 2006) là 2 loài giun đầu
móc được thông báo là kí sinh trên cá bớp trưởng thành ngoài tự nhiên [10].
Giáp xác :
Giáp xác có thể di chuyển tự do trên bề mặt kí chủ, gây ra các tổn thương gây
chết hoặc làm giảm sự tăng trưởng của cá ngoài ra thông qua các vết thương tổn đó
những tác nhân khác sẽ có điều kiện xâm nhập vào cơ thể cá để gây bệnh như nấm, vi
khuẩn, virus. Kích thước, độ tuổi, tình trạng sức khỏe của kí chủ, thành phần loài và
giai đoạn phát triển của giáp xác kí sinh ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của
bệnh. Nếu không được kiểm soát, những đợt dịch bệnh do giáp xác kí sinh có thể gây
tổn thất kinh tế nặng nề cho nghề nuôi cá biển.10 loài giáp xác được báo cáo là kí sinh
trên cá bớp : Caligus lalandei(Chang và Wang, 2000), C.epidemicus (Ho và ctv, 2004),
Parapetatus occidentalis (Ho và Lin, 2001) C.coryphaenae (Causey,
1953),Lernaeolophus-sultanus và Conchoderma virgatum (Dawson, 1953),
Tuxophorus caligodes, Euryphorus nordmanni, L.longiventris, L.hemiramphi, và
C.haemulonis (B.Williams và Williams, 2006) [10].

- 17 -
3.1.3 Bệnh do vi khuẩn :
Do cá bớp là một đối tượng tương đối mới trong nuôi trồng thủy sản nước mặn
nên các nghiên cứu về bệnh vi khuẩn trên đối tượng này còn hạn chế, nổi bật là một số

nghiên cứu sau :
Ở Đài Loan:
Tháng 10 năm 2000, tại đảo Penghu, cá bớp giống ương trong lồng bị dịch bệnh
do tác nhân là vi khuẩn Vibrio spp gây ra. Các nhà nghiên cứu tại Đài Loan đã báo cáo
về kết quả định danh tác nhân gây bệnh, kèm theo phấp đồ điều trị. Cá bớp giống thu
từ một trại giống ở đảo Penghu, được thả trong các lồng có thể tích 450m
3
vào cuối
tháng 9 năm 2000. Mật độ cá thả trong lồng là 0,4kg/m
3
, trọng lượng cá dao động từ
10-120g. Đầu tháng 10 năm 2000 cá chết với số lượng khoảng 70-100 con/ngày. Trong
suốt 3 tháng cá chết đến 30% tổng số cá thả. Cá chết có xuất hiện các vết loét trên da,
màu sắc đen tối, xuất huyết, mòn cụt tơ mang và có dịch lỏng trong xoang cơ thể. Các
nhà nghiên cứu đã tiến hành phân lập vi khuẩn từ các vêt loét trên da, mang, dạ dày và
thận. Kết quả phát hiện ra loại vi khuẩn có thể mọc trên môi trường TCBS, khuẩn lạc
tròn, màu vàng rơm và màu xanh, vi khuẩn bắt màu gram (-), dạng trực khuẩn hơi
cong, có thể phát triển ở 37
o
C, dựa vào kết quả thử đặc điểm sinh hóa bằng test kit api
20E đã xác định vi khuẩn gây bệnh là Vibrio alginolyticus và V. vulnificus. Các nhà
nghiên cứu đã thực hiện phương pháp kháng sinh đồ để xác định tính kháng của vi
khuẩn với các loại kháng sinh từ đó đưa ra pháp đồ điều trị [15].
Cá bớp có thể mắc bệnh Vibriosis ở tất cả các giai đoạn trong vòng đời, cá mắc
bệnh có thể không có dấu hiệu gì hoặc màu sắc cơ thể đen tối, lờ đờ, bỏ ăn, mất thăng
bằng, mang nhợt nhạt, vây mòn cụt và các vết thương tổn trên da; gan, thận có thể có
màu nhợt nhạt, lách xuất hiện các đốm trắng. Nhiều loài vibrio khác nhau đã được
phân lập từ cá hấp hối bao gồm V.alginolyticus, V. harveyi, V. parahaemolyticus và V.
vulnificus (Rajan và ctv, 2001; Lopez và ctv, 2002; Liu và ctv, 2004).


- 18 -
Viêc thử nghiệm một loại vaccine bao gồm nhiều loại vi khuẩn đã bất hoạt hóa
như V.alginolyticus, V. parahaemolyticus và Photobacterium damsela subsp.piscicida
đã làm gia tăng sự xuất hiện của các kháng thể đặc hiệu 1 tuần sau khi tiêm cho đến khi
kết thúc thí nghiệm dài 6 tuần (Hanif và ctv, 2005) [10].
Cũng tại Đài Loan, các đợt dịch bệnh Vibriosis, Mycobacteriosis, Furunculosis
và Streptococcosis xảy ra liên tiếp (Liao và ctv, 2004), thêm vào đó là bệnh do tác nhân
Photobacterium damsela cũng đã được xác nhận như là một bệnh nghiêm trọng đối với
cá bớp trong suốt vòng đời của chúng. Loài P.damsela này có thể được tìm thấy trong
ruột cá (Lopez và ctv, 2002; Liu và ctv, 2003; Rajan và ctv, 2003; Chen và Hsu, 2005).
Các dấu hiệu của bệnh Photobacteriosis cũng như của bệnh Pseudotuberculosis bao
gồm các vết loét trên da và các đốm trắng trên thận, gan và lách. Bệnh này có thể gây
chết đến 80% cá bớp giống thả nuôi (Chen, 2001).
Việc sử dụng beta- 1,3- 1,6- glucan ở liều 0,5% trong thức ăn đã cho thấy sự gia
tăng sức đề kháng của cá bớp đối với P. damsela và Streptococcus iniae (Chang và
ctv, 2006), với liều lượng 500- 1000mg/kg thức ăn có thể làm giảm độc lực của vi
khuẩn P.damsela do sự gia tăng đáp ứng của bạch cầu ở cá giống cỡ 12-25g (Leano và
ctv, 2003) [10].
Tại Virginia:
Cá bớp giống cỡ 15-20 cm có hiện tượng gầy gòm, bơi lội lờ đờ, có các vết loét
trên da, mắt lồi. vi khuẩn được nuôi cấy phân lập từ thận và da trên môi trường TSA và
BHIA. Kết quả phân lập được Aeromonas hydrophyla và Citrobacter sp được phân lập
từ da, nhưng ở thận chỉ phân lập được A. hydrophyla . Ngoài ra còn xuất phần hiện các
hạt màu trắng trên lách, gan và phần trước, sau thận, ở đây người ta đã phân lập được
vi khuẩn Mycobacterium sp, vi khuẩn này mọc trên môi trường Middlebrook với khuẩn
lạc nhỏ, màu trắng. Các kết quả trên đã cung cấp thêm 1 thông tin mới mẻ cho việc
nghiên cứu vi khuẩn trên cá bớp tại Virginia nói riêng và thế giới nói chung [18].


- 19 -

Tại Okinawa, Nhật Bản:
Theo báo cáo của Nakamura và Murakoshi (2005), cá bớp nuôi bị mắc phải một
số bệnh như Pseudotuberculosis, Streptococcosis và Vibriosis, trong đó bệnh
Pseudotuberculosis đang là vấn đề nghiêm trọng nhất cho nghề nuôi cá bớp tại đây.
Bệnh này thường xuất hiện vào mùa mưa- tháng 5 hoặc tháng 6 và từ tháng 1 năm sau
khi nhiệt độ nước giảm xuống còn 25
o
C. Để trị bệnh này người ta sử dụng 2 loại kháng
sinh là Ampicilin và Oxolinic acid. Trong tương lai cần có 1 loại vaccine để phòng
bệnh này có thể sử dụng ở Nhật Bản [11].
3.2 Tại Việt Nam :
Ở nước ta nghề nuôi cá bớp cũng gặp phải các nhóm bệnh phổ biến đã được báo
cáo trên cá bớp nuôi ở một số nước trên thế giới như: bệnh lở loét do Vibrio spp, bệnh
xuất huyết đường ruột do Staphylococcus spp, bệnh mù mắt do cầu khuẩn
Streptococcus spp, bệnh chướng bụng do Pseudomonas spp, bệnh mòn đuôi và hoại tử
mang do Flexibacter spp [4].
Theo một báo cáo về các loại bệnh thường gặp trên cá biển nuôi tai Khánh Hòa
của PGS.TS.Đỗ Thị Hòa và cộng tác viên (2008), cá bớp nuôi tại Khánh Hòa thường bị
mắc một số bệnh sau: Bệnh hoại tử thần kinh, bệnh lymphocystic, bệnh sán lá da do
Neobenedenia sp., bệnh rận cá do Parapetalus sp, bệnh đốm trắng ở thận và lách do
Photobacterium damsela[1].
Hiện nay nước ta chưa có vaccine phòng bệnh vi khuẩn cho cá nên vẫn sử dụng
1 số loại kháng sinh, hóa chất trị bệnh vi khuẩn cho cá biển nuôi lồng. Các phương
pháp trị bệnh thông thường bao gồm tắm cho ca bằng thuốc kháng sinh, trộn kháng
sinh vào thức ăn cho cá, tiêm kháng sinh cho cá bố mẹ.
Các loại kháng sinh dùng để tắm cho cá gồm Oxytetracylin, Rifamicin và
Erythromycin với nồng độ 30-50g/m
3
trong thời 30-60 phút. Các loại hóa chất sử dụng
tắm cá bị bệnh lở loét là thuốc tím (10g/m

3
, 15-20 phút), cồn iod có (15-20g/m
3
,10-20
phút). Các loại thuốc bôi như: cồn iod, thuốc tím, thuốc mỡ có Tetracyclin.

- 20 -
Đối với cá bỏ ăn có kích thước lớn bỏ ăn thì phương pháp trộn kháng sinh vào
thức ăn là không có hiệu quả, do đó phải tiêm một số loại kháng sinh gồm:
Sulffamethoxazole 250mg/kg cá; Sulfadiazin 250mg/kg cá; Colistin Sulfate,
Sulfonamide 150mg/kg cá. Tuy nhiên sử dụng phương pháp tiêm thường tốn công và
chi phí cao, chỉ thường áp dụng đối với cá bố mẹ.
Mặc dù việc điều trị bệnh lở loét do vi khuẩn trên cá bớp có hiệu quả tốt đặc biệt
khi vết loét còn nhỏ và cá còn khỏe mạnh nhưng khi các vết loét đã phát triển rộng, cá
bỏ ăn thì hiệu quả của các biện pháp phòng trị trên bi hạn chế. Vì vậy việc xác định ác
nhân gây bệnh sớm và điều trị kịp thời có thể làm giảm thiệt hại do bệnh này gây ra,
nếu không điều trị kịp thời thì tỉ lệ chết có thể lên đến 95% trong vòng 1 tuần. Chú ý
sau khi sử dụng kháng sinh trị bệnh cho cá không nên dùng vaccine và để tăng cường
sức khỏe cho cá nên dùng các loại vitamin bổ sung, đặc biệt là Vitamin C [4].
Khi cá bớp mắc bệnh xuất huyết đường ruột do Staphylococcus sp, cá bệnh có
dấu hiệu bỏ ăn, bụng chướng to nhưng không có thức ăn, cá bơi mất thăng bằng. có thể
chữa trị bằng cách cho ăn và tiêm cơ bằng kháng sinh. Các loại kháng sinh có thể trộn
vào thức ăn cho cá như: Streptomycin với 20-25mg/kg cá/ngày, và cho ăn liên tục
trong vòng 5-7 ngày; Erythromycin 100mg/kg cá/ngày [4].
Tháng 11 năm 2010, cá bớp nuôi lồng trên biển tại Vạn Ninh, Khánh Hòa chết
rất nhiều với dấu hiệu chính là mắt đục có hoặc không kèm theo xuất huyết, giải phẫu
bên trong thấy gan xuất huyết và phần đuôi thận sưng to. Trên mẫu cá bệnh thấy có sự
xuất hiện của cả kí sinh trùng và vi khuẩn, tuy nhiên tác nhân gây ra bệnh này vẫn là
dấu chấm hỏi. Do đó tôi đã tiến hành thu mẫu cá bệnh từ cá lồng nuôi để kiểm tra
nhằm mục đích mô tả dấu hiệu bệnh lý và bước đầu phân tích tác nhân gây ra bệnh mù

mắt ở cá bớp. Sau đầy là một số phương pháp thực hiện và kết quả thu được của đề tài.




- 21 -
PHẦN 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Bệnh mù mắt ở cá bớp (Rachycentron canadum
Linnaeus, 1766) nuôi lồng tại Khánh Hòa.
 Thời gian nghiên cứu: Đề tài thực hiện từ ngày 21/02/2011 đến ngày 19/06/2011
 Địa điểm nghiên cứu:
Thu mẫu tại các lồng nuôi cá bớp thuộc tỉnh Khánh Hòa
Phân tích mẫu tại phòng thí nghiêm bệnh học thủy sản - Khoa NTTS – Đại Học
Nha Trang
Bố trí thí nghiệm cảm nhiễm tại một trại giống tư nhân ở khu vực Hòn Một –
Nha Trang.
2. Vật liệu dùng cho nghiên cứu
2.1 Môi trường, hóa chất
 Môi trường:
Môi trường tổng hợp bổ sung 2% NaCl : TSA (Tryptic Soy Agar), TSB (Tryptic
Soy Broth), BA (Blood Agar) có bổ sung 5% máu cừu.
Môi trường Nutrient Broth ở các nồng độ muối khác nhau: 0 ppt, 10 ppt, 30 ppt,
40 ppt, 50 ppt để kiểm tra khả năng chịu mặn của vi khuẩn.
Môi trường O/F để kiểm tra khả năng lên men và oxi hóa của vi khuẩn
Môi trường KIA (Klinger Iron Agar) để kiểm tra khả năng sinh hơi, sinh H
2
S và
khả năng lên men glucose, lactose của vi khuẩn.

Môi trường Manitol để kiểm tra khả năng di động và lên men đường manitol
của vi khuẩn.
Test API Strep để thử đặc điểm sinh hóa của các chủng liên cầu khuẩn.
 Hóa chất:
Thuốc nhuộm gram: Crystal Violet, Lugol, cồn Acetone và Fushin

- 22 -
Thuốc thử kèm theo API Strep test kit
H
2
O
2
để thử phản ứng Catalase
Giấy tẩm hóa chất Tetramethyl Phenylenediamine Edihydroclorid để thử phản
ứng Oxidase
7 loại kháng sinh để thử kháng sinh đồ gồm: NA (Nalidixic Acid), NOR
(Norfloxacin), E (Erythromycine), GM (Gentamycine), AMX (Amoxyciline),
CN (Celfalexin), DO (Docyxyline)
Nước muối sinh lý, dầu soi kính, cồn tuyệt đối.
2.2 Dụng cụ, thiết bị
 Phân lập, định danh vi khuẩn :
Tủ ấm, tủ lạnh, tủ sấy, nồi áp suất, bếp điện, kính hiển vi
Giá đựng ống nghiệm
Hộp lồng, ống nghiệm
Que cấy đầu tròn, đầu nhọn, que cấy chan
Pipette, micropipette, đầu côn
Đèn cồn, lam, lamen
Bông không thấm nước, etiket
Một số dụng cụ khác : xô, chậu…
 Xác định độc lực:

6 thùng nhựa, thể tích 100 L, thuốc gây mê, sục khí
60 con cá bớp giống cỡ 26-28 g, 16-17cm
Vợt vớt cá, thùng xốp để gây mê cá
Kim tiêm cỡ 1ml. Và một số dụng cụ khác
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này ngoài việc kiểm tra KST, tôi chỉ lựa chọn tập trung vào
các cầu khuẩn có dạng chuỗi để nghiên cứu mà không phân tích tất cả các chủng vi

- 23 -
khuẩn thu được từ cá bệnh . Tuy nhiên việc lựa chọn liên cầu khuẩn để nghiên cứu là
có căn cứ, sẽ được trình bài ở phần “kết quả nghiên cứu”.

Tìm hiểu về bệnh mù mắt ở cá bớp (Rachycentron canadum) nuôi lồng tại
Khánh Hòa

Mô tả các dấu hiệu bệnh lý
chính bên ngoài và bên trong
của cá bị bệnh mù mắt
Nghiên cứu phát hiện tác
nhân gây bệnh
Kiểm tra KST làm tiêu bản để
phân loại
Kết luận về tác nhân gây bệnh mù mắt ở cá bớp nuôi lồng tại Khánh Hòa
Hình 2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
Kiểm tra, phân tích các
chủng liên cầu khuẩn
Làm tiêu
bản phết
nhuộm
gram


Phân lập vk
từ mắt, não,
gan, thận.
Định danh
vk
Thử độ
nhạy kháng
sinh
Làm tiêu
bản mô
bệnh học
C
ảm nhiễm
ngược, xác
định LD
50

- 24 -
3.1 Phương pháp thu mẫu
Thực hiện phương pháp thu mẫu chọn lọc, thu 20 con cá bệnh có dấu hiệu đục
mắt(có hoặc không kèm theo xuất huyết ở mắt), màu sắc đen tối, cá bơi lờ đờ gần
thành lồng. Cá được vận chuyển sống hoặc bảo quản lạnh khô (đối với những nơi
không đóng được túi Oxy) về phòng thí nghiệm để phân tích. Đồng thời thu 4 con khỏe
từ những lồng không bị bệnh làm mẫu đối chứng.
3.2 Phương pháp nghiên cứu kí sinh trùng
Áp dụng phương pháp nghiên cứu kí sinh trùng toàn diện trên cá của Dogiel
1929 có sữa chữa bổ sung cho phù hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam bởi Hà Ký
1993 và Bùi Quang Tề 2002. Trong nghiên cứu này chỉ thực hiện nghiên cứu kí sinh
trùng ở da, mắt, mang, gan và thận.

3.3 Phương pháp nghiên cứu vi khuẩn
Áp dụng phương pháp nghiên cứu bệnh do vi khuẩn đang lưu hành tại các
phòng thí nghiệm nghiên cứu về bệnh ở động vật thủy sản của Việt Nam
Vi khuẩn được phân lập từ gan, thận, mắt và não của cá bệnh và cá khỏe trên
các loại môi trường TSA, KF. Sau đó đem ủ ở 28
o
C trong 24-48h. trước khi phân lập vi
khuẩn, mô đích (mắt, gan, thận, não) được sát trùng bằng cồn 70
o
để tránh tạp nhiễm
Chọn chủng vi khuẩn nghi ngờ dựa vào vi khuẩn ưu thế trong tiêu bản mắt, não,
gan, thận phết nhuộm gram và vi khuẩn ưu thế trên đĩa thạch.
Kiểm tra đặc điểm sinh hóa của vi khuẩn bằng, API Strep kit và kết hợp kiểm
tra bổ sung một số đặc điểm sinh hóa bằng phương pháp truyền thống: KIA, Manitol di
động, catalase, oxidase, khả năng chịu đựng nồng độ muối.
Phân loại vi khuẩn dựa vào khóa phân loại của của Bergey kết hợp so sánh đối
chiếu một số kết quả của các nghiên cứu trước.




- 25 -



Nuôi cấy phân
lập trên các loại
môi trường (TSA,
KF)


Phết mô mắt,
não, gan và thận
nhuộm gram
Mẫu bệnh phẩm
(mắt, não, gan, thận)
Kiểm tra đặc điểm hình thái, gram của các chủng vi khuẩn
mọc trên đĩa thạch phân lập. Chọn khuẩn lạc để nuôi cấy
thuần chủng dựa vào vi khuẩn ưu thế trên đĩa thạch và vi
khuẩn ưu thế trong tiêu bản mô phết. Nuôi cây thuần chủng và
lưu giữ chúng trên môi trường TSA
Kiểm tra đặc điểm gram, hình
thái khuẩn lạc, hình thái tế
bào vi khuẩn, khả năng chịu
mặn của vi khuẩn
Kiểm tra đặc điểm sinh hóa của
vi khuẩn bằng API kit, kết hợp
với một số phản ứng sinh hóa
bằng phương pháp truyền thống
Hình 2.2 Sơ đồ khối phương pháp nghiên cứu vi khuẩn từ cá
b
ệnh

Định danh vi khuẩn dựa vào hệ thông phân loại của Bergey và các
nghiên c
ứu tr
ư
ớc

×