Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

bài tập tình huống môn thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 23 trang )

Bài tập Thương mại điện tử Nhóm 1 – MBA12B
Câu 1:
Hãy so sánh thị trường truyền thống (marketplace) và thị trường mạng (marketspace) bằng
những thuận lợi và khó khăn của chúng. Định nghĩa sản phẩm số hóa và cho 5 ví dụ minh họa
sản phẩm số hóa.
Trả lời:
J. Rayport và J. Sviokla không sử dụng khái niệm thị trường điện tử; nhằm phân biệt với thị trường
truyền thống họ đã đưa ra khái niệm không gian thị trường (marketspace). Theo họ thì sự phát triển
của công nghệ thông tin, trong đó chủ yếu là mạng Internet, đã gây nên rằng các thị trường truyền
thống được hiểu như là các địa điểm vật lý mà ở đó diễn ra sự trao đổi hàng hóa (marketplace) đang
và sẽ tiến hóa theo chiều hướng của thị trường của các không gian thông tin, tức là theo hướng
marketspace. Các giao dịch diễn ra tại marketspace khác với các giao dịch truyền thống ở 3 điểm
sau:
• Tình huống diễn ra giao dịch là hoàn toàn khác – những cuộc gặp gỡ trực tiếp giữa người
mua và người bán được thay thế bằng các hoạt động trên màn hình máy tính .
• Nội dung giao dịch khác – trao đổi thông tin thay thế cho việc trao đổi hàng hóa.
• Cơ sở hạ tầng khác, cho phép các giao dịch diễn ra – các máy tính và cơ sở hạ tầng viễn
thông thay thế cho các phiên họp chợ hay cửa hiệu.
Đồng thời J. Rayport i J. Sviokla đã chỉ ra rằng khác với thị trường truyền thống mà 3 thành phần
trên xuất hiện dưới dạng tổng hợp, thị trường marketspace cho phép phân chia và thao tác chúng
một cách độc lập. Việc tạo ra các giải pháp trên cho phép ta xây dựng, duy trì và quản lý các mối
quan hệ giữa các đối tác kinh tế: các nhà cung ứng sản phẩm và dịch vụ, các hợp tác viên của họ,
các nhà phân phối và khách hàng. Giải pháp này là diễn đàn kinh tế hỗ trợ cho các giao dịch mua
và bán chuyên là nền tảng cơ bản của thương mại điện tử trên thị trường điện tử mà cho phép ta
tích hợp các quá trình kinh tế của các đối tượng tham gia. Việc liên hệ hợp tác qua trung
gian marketplace sẽ loại bỏ sự cần thiết phải đầu tư vào hệ thống giao dịch mua bán Internet riêng
của mình. Thể loại hoạt động được công ty tiến hành là căn cứ cho sự lệ thuộc của nó vào một xã
hội thông tin nào đó đã được xác định trong Marketplace, với vai trò là tạo điều kiện thuận lợi cho
việc phân phối và tiếp cận với các thông tin hợp lý.
Đối với mỗi một xã hội cộng đồng sẽ có một diễn đàn cho phép trao đổi ngay lập tức các thông tin
quan trọng đối với các thành viên. Đây là các tin tức hàng ngày, các bài báo, các câu trả lời phỏng


vấn của các nhà phân tích, các tài liệu kỹ thuật, các phân tích các tình huống thực tiễn và các bản
biên soạn có liên quan tới các quá trình kinh tế (như lên kế hoạch sản xuất, thực hiện các đơn đặt
hàng). Qua thị trường này họ có thể tiếp cận với các hàng hóa dịch vụ và thông tin cần tìm tại bất
kỳ nơi nào và thời điểm nào. Những người bán hàng có thể liên hệ trực tiếp với nhiều khách hàng
Page 1
Bài tập Thương mại điện tử Nhóm 1 – MBA12B
mà họ có thể dễ dàng, nhanh chóng và một cách toàn cầu tiếp cận với các hàng hóa và dịch vụ.
Thực hiện các giao dịch kinh tế qua Marketplace nâng cao hiệu quả của sự tập hợp, thực hiện và
thanh toán các đơn đặt hàng, các luồng thanh toán, phục vụ khách hàng và tích hợp các thong tin
trong công ty và giữa các đối tác kinh tế. Trong phạm vị Marketplace các công ty luôn tìm kiếm
các đối tác kinh doanh qua việc liên hệ với nhau.
Sau khi đăng ký tại Marketplace các công ty trở thành các đối tượng của thị trường mở, mà ở đó
những người mua tìm kiếm người bán trên toàn thế giới còn các nhà cung cấp dịch vụ thì cung cấp
dịch vụ cho các cá nhân và các công ty từ các ngành khác nhau. Cộng đồng thị trường có thêm khả
năng thực hiện các giao dịch, thể loại khác nhau dựa trên sự hợp tác phức tạp hơn là các hoạt động
đơn thuần mua và bán Xã hội như vậy là trung tâm truyền thông, nhờ đó các công ty có thể liên hệ
với nhiều đối tác khác nhau không cần phải tạo nên các giao diện cá nhân. Các công ty có thể hợp
tác với tất cả các bên tham gia thị trường hoặc hạn chế tới sự trao đổi thông tin và thực hiện các quá
trình kinh tế chỉ với những đối tác đã chọn.
Việc cùng nhau dự đoán sẽ bảo đảm tính đồng bộ của các hoạt động có liên quan tới phục vụ chuỗi
hậu cần thông qua việc cho phép lưu thông các thông tin về nhu cầu dự kiến giữa tất cả các đối tác
tham gia quá trình. Quản trị tích hợp các nhà phân phối và các đối tác bán hàng trung gian là giải
pháp phổ rộng cho các nhà sản xuất và các nhà phân phối lẫn đối tác trung gian bán
hàng.Marketplace đối với họ là một diễn đàn truyền thông trong phạm vi các hợp đồng, giá cả và
chất lượng.
Sự phục vụ các yêu cầu đặt hàng trong phạm vi Marketplace sẽ tạo cho người mua khả năng tiếp
xúc với số lượng lớn các nhà cung ứng, bảo đảm cho họ khả năng lựa chọn chất lượng lẫn giá cả tốt
nhất. Các nhà cung ứng có thể tham gia vào nhiều cuộc đấu giá hơn. Lợi ích tức thì đối với người
mua là sự phân phối qua đường điện tử được đơn giản hóa các yêu cầu đặt hàng, cũng như sự tiếp
cận với tất cả các dữ liệu có liên quan tới những nhà cung ứng được sơ chọn; tiết kiệm thời gian và

chi phí; độ linh hoạt cao trong lựa chọn. Các cuộc đấu giá được tổ chức trên diễn
đàn Marketplace sẽ giúp cho các bên tham gia cân bằng cung và cầu, quản lý hàng tồn và cung cấp
dịch vụ cho các đối tác và khách hàng.
Trong thời đại Internet, vì mục tiêu gia tăng tính cạnh tranh, trong tất cả các ngành cần phải từ bỏ
sự tích hợp hạn chế tới nội bộ công ty để củng cố sự tích hợp giữa các tổ chức còn Marketplace sẽ
mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh cho các công ty trên mạng Internet và tạo nên một môi
trường kinh tế hợp tác và cởi mở.
Page 2
Bài tập Thương mại điện tử Nhóm 1 – MBA12B
 So sánh:
- Giống: Là nơi người mua và người bán gặp nhau để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ.
- Khác:
Marketplace Marketspace
Phạm vi của thị trường truyển thống hẹp
hơn thị trường thương mại điện tử.
Phạm vi của Thương mại điện tử rất rộng,
bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động
kinh tế.
Trong thương mại truyền thống , các bên
gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch.
Các bên tiến hành giao dịch trong thương
mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với
nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ
trước.
Các giao dịch thương mại truyền thống
được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm
biên giới quốc gia.
Thương mại điện tử được thực hiện trong
một thị trường không có biên giới (thị
trường thống nhất toàn cầu).

Thương mại truyền thống không ảnh
hưởng đến môi trường cạnh tranh toàn cầu.
Thương mại điện tử trực tiếp tác động tới
môi trường cạnh tranh toàn cầu.
Trong giao dịch thương mại truyền thống,
chỉ cần có người mua và người bán.
Trong hoạt động giao dịch thương mại
điện tử đều có sự tham ra của ít nhất ba chủ
thể, trong đó có một bên không thể thiếu
được là người cung cấp dịch vụ mạng, các
cơ quan chứng thực.
Các chỉ được gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến
hành giao dịch. Các giao dịch được thực
hiện theo nguyên tắc vật lý. Các phương
tiện viễn thông sử dụng để trao đổi số liệu
kinh doanh.
Tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp
mọi nơi đều có cơ hội ngang nhau tham gia
vào thị trường giao dịch toàn cầu và không
đòi hỏi nhất thiết phải có mối quen biết với
nhau.
Đối với thương mại truyền thống thì
mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để
trao đổi dữ liệu.
Còn đối với thương mại điện tử thì mạng
lưới thông tin chính là thị trường.
Khách hàng có thể kiểm tra chất lượng
hàng hóa khi chọn mua.
Khó có thể kiểm tra chất lượng hàng hóa.
Số lượng khách hàng bị giới hạn do

khoảng cách về không gian, thời gian.
Khách hàng có thể tìm những hàng hóa,
dịch vụ mọi nơi, bất cứ lúc nào.
• So sánh thuận lợi và khó khăn từ 2 thị trường:
Thị trường truyền thống Thị trường mạng
Thuận lợi - Người tiêu dùng có thể thấy, sờ và
dùng thử trước khi quyết định mua.
- Người tiêu dùng có thể tương tác,
- Nhanh chóng trong thu thập thông tin.
- Chi phí thấp.
- Hiệu quả nhanh đối với người tiêu dùng.
Page 3
Bài tập Thương mại điện tử Nhóm 1 – MBA12B
giao tế trực tiếp với đơn vị bán lẻ.
Khó khăn - Chí phí cao.
- Giới hạn về thời gian trong giao
dịch (08h sáng – 10h tối).
- Không thề sờ và dùng thử.
- Thiếu sự tin tưởng về chất lượng và hiệu
quả của sản phẩm.
- Khó khăn khi tiếp cận đối với người
không hiểu biết về công nghệ thông tin.
 Số hóa:
 Trong thương mại điện tử, sản phẩm số hóa là một thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả
bất kỳ hàng hóa được lưu trữ, cung cấp và sử dụng trong định dạng điện tử.
 Sản phẩm số hóa được cung cấp cho người tiêu dùng thông qua e-mail hoặc tải về từ
Internet.
 Thông thường khi mua sản phẩm hóa số hóa, sau khi thanh toán nhà cung cấp sẽ gởi sản
phẩm cho người mua thông qua file đính kèm của một email có hoặc cung cấp một đường
link bảo mật để người tiêu dùng có thể tải về.

 Sản phẩm số hóa cũng có thể được gọi là hàng hóa điện tử.
Ví dụ:
 Sách điện tử
 File nhạc
 Phần mềm
 Hình ảnh kỹ thuật số
 Trang web mẫu
Page 4
Bài tập Thương mại điện tử Nhóm 1 – MBA12B
Câu 2:
Dưới đây là 3 phát biểu đề cập đến những điều kiện cần thiết cho sự thành công của thị trường
điện tử. Đối với mỗi phát biểu bạn hãy giải thích vì sao đồng ý hay không đồng ý?
a. Thị trường điện tử nên mang tính phức tạp về mặt công nghệ trên cơ sở là khách hàng
hiểu biết về internet.
b. Dịch vụ trên mạng không nên mô tả mọi thông tin về sản phẩm trên mạng vì như thế đối
thủ cạnh tranh sẽ bắt chước.
c. Nếu một thị trường truyền thống nào đó đã tồn tại có hiệu quả thì không có ý nghĩa gì để
đưa nó lên mạng.
Trả lời:
a) Không đồng ý, vì:
- Hình thức thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn chưa phổ biến, do đó thị trường
điện tử càng phức tạp thì càng giới hạn đối tượng khách hàng mua sản phẩm.
Ví dụ : những trang web thương mại điện tử (www.5giay.vn,
www.123mua.com, ) phục vụ cho giới văn phòng, sinh viên học sinh, nhà nội
trợ là những trang web bán những sản phẩm thông dụng rất dễ dàng sử dụng và
được nhiều người truy cập.
- Thị trường điện tử về mặt công nghệ càng đơn giản, dễ sử dụng thì càng thu hút
người tiêu dùng.
- Tuy nói tốc độ phát triển internet của Việt Nam hiện nay rất cao nhưng mọi người chủ yếu
chỉ ở mức hiểu biết cơ bản, không nhiều người hiểu biết mức mức độ thành thạo nên việc

xây dựng một thị trường điện tử quá phức tạp về mặt công nghệ là điều không khả thi.
Không phải tất cả mọi người đều có kiến thức về tin học sâu rộng, thị trường
điện tử cần phải có giao diện đẹp, hướng dẫn sử dụng và cách tiếp cận phù hợp
với mọi đối tượng khách hàng
- Chi phí đầu tư cho công nghệ cao rất tốn kém, cần nhiều chi phí, do đó sẽ dẫn
đến việc mua bán trên mạng không phù hợp với những doanh nghiệp vừa và
nhỏ.
b) Đây là nhận định không chính xác hoàn toàn.
- Sai, vì: Việc giữ bí mật kinh doanh là quan trọng nhưng việc mô tả cho khách hàng hiểu rõ
và hình dung ra được sản phẩm hay dịch vụ của mình là một điều quan trọng không kém.
Nhất là đối với người dân Việt Nam có thói quen muốn tận mắt thấy được sờ được sản
phẩm thì việc miêu tả sản phẩm hay dịch vụ là rất cần thiết. Nếu chỉ giới thiệu sơ lược thì
Page 5
Bài tập Thương mại điện tử Nhóm 1 – MBA12B
chắc chắc khách hàng sẽ không chú ý và sẽ bỏ qua ngay. Việc mô tả chỉ là bước đầu điều
quan trọng nhất là chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
- Đúng, vì:
 Sẽ gặp khó khăn đối với các sản phẩm kỹ thuật, chỉ cần nêu tính năng, thông
số của sản phẩm- đó là những quan tâm của khách hàng.
 Khoa học công nghệ phát triển không ngừng, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau
ở ý tưởng, phương thức kinh doanh, Do đó, nếu mọi thông tin đều được mô tả
trên mạng, sẽ dễ dàng bị đối thủ cạnh tranh bắt chước.
 Trình bày quá chi tiết sẽ làm người xem rối mắt, chỉ cần những thông tin cơ bản
đánh vào nhu cầu, sự quan tâm khách hàng, đảm bảo khách hàng hình dung,
cảm nhận và chú ý đến sản phẩm là đã hiệu quả. Dưới những dòng mô tả sản phẩm,
dịch vụ nên có số điện thoại ở Bộ phận Chăm sóc khách hàng. Đảm bảo bộ phận
CSKH hoạt động thật tốt để kịp hỗ trợ khách hàng.
 Khi mô tả cụ thể mọi thông tin sản phẩm (nguyên vật liệu, sản xuất bởi dây
chuyển hiện đại ra sao…) thì các đối thủ cạnh tranh dễ dàng nắm bắt được
những thông tin .

+ Ví dụ như các sản phẩm về phần mềm, nếu được mô tả quá chi tiết thí có thể
vô tình mang lại sáng kiến mới cho đối thủ.
Tóm lại, điều quan trọng nhất đảm bảo cho sự mô tả sản phẩm dịch vụ là mô tả
tính hữu dụng hơn là bản chất của nó, tạo cho các khách hàng có được niềm tin
nơi sản phẩm.
c) Không đồng ý, vì:
- Thị trường truyền thống chỉ là hoạt động buôn bán trực tiếp giữa người bán và người mua.
Nhưng có nhiều khách hàng sẵn sàng bỏ tiền để mua hàng hóa mình cần nhưng không muốn
tốn thời gian đến tận nơi mua hàng.
- Thị trường mạng thu hút số lượng đáng kể khách hàng mới.
- Thị trường truyền thống chỉ cho phép giao dịch trực tiếp giữa người mua và người bán.
Trong khi đó thị trường mạng cho phép mọi người cùng tham gia từ các vùng xa xôi hẻo
lánh đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi đều có
cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường toàn cầu và không nhất thiết phải có mối quen
biết với nhau.
- Thị trường mạng cho phép mở rộng công việc kinh doanh của doanh nghiệp, thông tin sản
phẩm của doanh nghiệp có thể được hàng ngàn người biết đến thông qua các công cụ tìm
kiếm.
- Đưa thị trường lên mạng còn có thể giúp giảm thấp chi phí bán hàng và chi phí quảng cáo
tiếp thị. Bằng phương tiện Internet/Web, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch với rất
nhiều khách hàng, catalogue điện tử (electronic catalogue) trên Web phong phú hơn rất
Page 6
Bài tập Thương mại điện tử Nhóm 1 – MBA12B
nhiều và thường xuyên cập nhật so với catalogue in ấn chỉ có khuôn khổ giới hạn và mau bị
lỗi thời. Chi phí quảng cáo trên mạng rẻ hơn quảng cáo trên các ấn phẩm rất nhiều.
- Hoạt động kinh doanh trên thị trường mạng giúp thu thập nhiều thông tin về kinh tế thị
trường, đối tác.
- Giảm chi phí tiếp thị và giao dịch, củng cố mối quan hệ bạn hàng.
- Giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng giảm đáng kể thời gian giao dịch.
- Có thêm nhiều bạn hàng, mở rộng cơ hội kinh doanh trên phạm vi rộng lớn.

- Xét ở góc độ vĩ mô, thị trường mạng tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế trí thức. Trước hết,
TMĐT sẽ kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin tạo cơ sở cho phát triển
kinh tế tri thức. Lợi ích này có một ý nghĩa lớn đối với các nước đang phát triển: nếu không
nhanh chóng tiếp cận nền kinh tế tri thì sau một thời gian ngắn nữa, nước đang phát triển có
thể bị bỏ rơi hoàn toàn. Khía cạnh lợi ích này mang tính chiến lược công nghệ và tính chính
sách phát triển cần cho các nước công nghiệp hóa.
Page 7
Bài tập Thương mại điện tử Nhóm 1 – MBA12B
Câu 3:
Hãy truy cập các website internet của Việt Nam để trả lời các câu hỏi sau:
a. Tình hình phát triển Internet tại VN hiện nay như thế nào? (số thuê bao, số người sử
dụng, tên miền, phương tiện truy cập internet, mục đích sử dụng internet, tỉ lệ người
dùng Internet mua hàng trên mạng).
b. Quá trình phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam (2001 đến nay) như thế nào? Các
luật, văn bản liên quan đến Thương mại điện tử trong 3 năm gần đây là gì?
c. Các doanh nghiệp Việt Nam có những lợi ích và đối mặt với rào cản gì khi tham gia
Thương mại điện tử?
Trả lời:
a/ Tình hình phát triển Internet tại Việt Nam hiện nay:
Số thuê bao:
- Số thuê bao truy nhập Internet qua hình thức xDSL: 4.472.036
- Số Data card sử dụng mạng 3G: 3.318.345
- Số thuê bao truy nhập Internet qua kênh thuê riêng (thuê bao Leased-line quy đổi ra 256
kbit/s): 178.447
- Số thuê bao truy nhập Internet qua hệ thống cáp truyền hình (CATV): 221.966
- Số thuê bao truy nhập Internet qua hệ thống cáp quang tới nhà thuê bao (FTTH): 280.127
- Tổng số thuê bao truy nhập Internet băng rộng: 8.470.921
- Tổng số thuê bao truy nhập Internet băng rộng cố định: 5.152.576
Số người sử dụng:
Theo báo cáo về tình hình Internet tại khu vực Đông Nam Á tính đến cuối tháng 7/2013 của hãng

nghiên cứu thị trường comScore, với 16,1 triệu người dùng Internet hàng tháng, Việt Nam là quốc
gia có dân số trực tuyến lớn nhất tại khu vực ASEAN.
Tên miền:
- Tổng số tên miền .vn đã đăng ký: 369.270
- Tổng số tên miền đang duy trì trên hệ thống: 236135
Phương tiện truy cập Internet:
Page 8
Bài tập Thương mại điện tử Nhóm 1 – MBA12B
- Smart phone: 70% người dùng smart phone để truy cập
/>smartphone-de-truy-cap-internet.html)
- Máy tính
Mục đích sử dụng Internet
- Tỷ lệ người dùng Internet mua hàng trên mạng: Theo khảo sát của hãng nghiên cứu IDC
Việt Nam, có 58% người sử dụng Internet ở Việt Nam đã từng mua hàng online.
b/ Quá trình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam:
Nếu cuối năm 2003 số người truy cập Internet ở Việt Nam là khoảng 3,2 triệu người, đến
cuối năm 2004 con số này đã tăng lên gần gấp đôi, tức khoảng 6,2 triệu người, sáu tháng sau đó,
con số này đã lên đến hơn 10 triệu, cuối năm 2005, số người Việt Nam truy cập Internet có thể lên
đến 13 đến 15 triệu người, chiếm tỷ lệ 16% - 18% dân số cả nước.
Theo thống kê của Vụ Thương mại điện tử thuộc Bộ Thương mại, đến cuối năm 2004, Việt
Nam đã có khoảng 17.500 website của các doanh nghiệp, trong đó số tên miền .vn (như .com.vn,
.net.vn, ) đã tăng từ 2.300 (năm 2002) lên 5.510 (năm 2003) và 9.037 (năm 2004).
Năm 2003, 2004 là năm các website sàn giao dịch B2B (marketplace), các website rao vặt,
các siêu thị trực tuyến B2C đua nhau ra đời. Tuy nhiên, các website này vẫn còn phát triển hạn
chế, chưa có website nào thực sự phát triển đột phá vì nhiều nguyên do. Những mặt hàng được bán
phổ biến trên mạng tại Việt Nam hiện nay gồm: hàng điện tử, kỹ thuật số, sản phẩm thông tin (sách
điện tử, CD, VCD, nhạc ), thiệp, hoa, quà tặng, hàng thủ công mỹ nghệ. Các dịch vụ ứng dụng
Thương mại điện tử nhiều như: du lịch, tư vấn, CNTT, dịch vụ thông tin (thông tin tổng hợp, thông
tin chuyên ngành ), giáo dục và đào tạo
Người dân Việt Nam truy cập Internet lên đến 34 triệu người, chiếm khoảng 36% tổng số

dân (khoảng 90 triệu người), theo công bố mới nhất từ Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông
tin (VECITA), Bộ Công thương, tại hội thảo quốc tế về hợp tác thương mại điện tử Việt Nam -
Nhật Bản tổ chức ngày 29/10 ở Hà Nội.
Bộ Thông tin và truyền thông dự báo đến năm 2015, Việt Nam sẽ đạt 1/2 dân số truy cập
Internet hằng ngày, tức là gần 50 triệu người dùng mạng. Điều này khiến cho giao dịch điện tử, đặc
biệt là thương mại điện tử, sẽ sôi động.
Page 9
Bài tập Thương mại điện tử Nhóm 1 – MBA12B
Các luật, văn bản liên quan đến thương mại điện tử trong 3 năm gần đây:
185/2013/ND-CP
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại,
sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng
2013-11-15
12/2013/TT-BCT
Thông tư quy định thủ tục thông báo, đăng ký và công bố thông tin
liên quan đến website thương mại điện tử
2013-06-20
52/2013/NĐ-CP Nghị định số 52⁄2013⁄NĐ-CP về thương mại điện tử 2013-05-16
DT/2013/TT-BCT
Dự thảo Thông tư quy định cụ thể trình tự, thủ tục thông báo, đăng
ký website TMĐT, đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm và công
bố thông tin trên Cổng thông tin về Quản lý hoạt động TMĐT
2013-04-17
669/QD-BCT
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
CụcTMĐT và CNTT
2013-01-29
DT/2012/NĐ-CP Dự thảo 2 - Nghị định về thương mại điện tử 2012-07-23
106/2011/NĐ-CP

Nghị định số 106⁄2011⁄NĐ-CP của Chính phủ ban hành về việc Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26⁄2007⁄NĐ-CP của
Chính phủ ngày 15 tháng 02 năm 2007 Quy định chi tiết thi hành
Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký
số
2011-11-23
46/2010/TT-BCT
Thông tư số 46⁄2010⁄TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ
Công Thương Quy định về quản lý hoạt động của các website
thương mại điện tử bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ.
2010-12-31
c/ Lợi ích và rủi ro của Doanh nghiệp khi tham gia Thương mại điện tử
Thương mại điện tử và lợi ích cho doanh nghiệp thương mại điện tử nên được xem là một
công cụ hỗ trợ thương mại truyền thống trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Bởi vì, ở Việt Nam hiện
nay chưa có đơn vị kinh doanh nào hoàn toàn “ảo”, có nghĩa là các hoạt động kinh doanh hoàn toàn
dựa trên mạng Internet. 5 lợi ích bên dưới sẽ giúp bạn nhận ra những giá trị mà Thương Mại Điện
Tử sẽ mang lại cho doanh nghiệp của bạn:
Tăng doanh thu: với thương mại điện tử, đối tượng khách hàng của bạn giờ đây đã không
còn bị giới hạn về mặt địa lý, hay thời gian làm việc. Bạn không chỉ có thể bán hàng cho cư dân
Page 10
Bài tập Thương mại điện tử Nhóm 1 – MBA12B
trong thành phố của bạn, mà bạn còn có thể bán hàng trong toàn bộ Viêt Nam hoặc các nước
khác.Bạn không ngồi chờ khách hàng tự tìm đến với bạn mà bạn đang tích cực và chủ động đi tìm
khách hàng cho mình. Vì thế, chắc chắn rằng số lượng khách hàng của bạn sẽ tăng lên đáng kể dẫn
đến tăng doanh thu. Đó là điều mà doanh nghiệp nào cũng mơ ước. Tuy nhiên, cũng xin nhắc lại
với bạn rằng chất lượng và giá cả sản phẩm hay dịch vụ của bạn phải tốt, nếu không, Thương Mại
Điện Tử cũng không giúp gì được cho bạn.
Cắt giảm được chi phí quảng cáo: với thương mại điện tử, bạn không phải tốn kém nhiều
cho việc thuê cửa hàng, mặt bằng, đông đảo nhân viên phục vụ, bạn cũng không cần phải đầu tư
nhiều cho kho chứa Chỉ cần khoảng 10 triệu đồng xây dựng một website bán hàng qua mạng, sau

đó chi phí vận hành website mỗi tháng không quá một triệu đồng. Nếu website của bạn chỉ là trưng
bày thông tin, hình ảnh sản phẩm, bạn tiết kiệm được chi phí in ấn brochure, catalogue và cả chi phí
gửi bưu điện những ấn phẩm này. Và đặc biệt nếu doanh nghiệp bạn làm hàng xuất khẩu, bạn có
thể ngồi ở nhà và tìm kiếm khách hàng qua mạng, không cần phải tốn kém nhiều cho những chuyến
đích thân “xuất ngoại”.
Maketing toàn cầu với chi phí cực kì thấp: chỉ với chi phí cực kì nhỏ bạn có thể đưa
thông tin quảng cáo của bạn đến với hàng trăm triệu người xem từ khắp nơi trên thế giới. Đây là
điều mà chỉ có Thương Mại Điện Tử làm được cho doanh nghiệp.Thử so sánh với một quảng cáo
trên báo Tuổi Trẻ với vài triệu độc giả, mỗi lần quảng cáo bạn phải trả ít nhất 50 đô-la Mỹ, còn nếu
bạn có một website của mình, bạn có thể quảng cáo thông tin 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần, và
lượng độc giả của bạn là hàng trăm triệu người từ mọi nơi trên thế giới. Chi phí cho website của
bạn mỗi tháng ước tính (kinh tế nhất) là: 5 đô-la Mỹ chi phí lưu trữ trực tuyến (hosting), 10-20 đô-
la Mỹ trả cho chi phí quảng cáo (liệt kê địa chỉ web của bạn trên một dạng danh bạ doanh nghiệp
Page 11
Bài tập Thương mại điện tử Nhóm 1 – MBA12B
điện tử. Dĩ nhiên, đây chỉ là chi phí tối thiểu cho website của bạn.Nếu bạn có khả năng tài chính,
bạn có thể thuê quảng cáo với chi phí cao hơn để mong quảng cáo tốt hơn.
Dịch vụ tốt hơn cho khách hàng: với Thương Mại Điện Tử, bạn có thể cung cấp
catalogue, brochure, thông tin, bảng báo giá cho đối tượng khách hàng một cách cực kỳ nhanh
chóng, bạn có thể tạo điều kiện cho khách hàng mua hàng trực tiếp từ trên mạng v.v… Nói tóm lại,
Thương Mại Điện Tử mang lại cho bạn các công cụ để làm hài lòng khách hàng, bởi trong thời đại
ngày nay, yếu tố thời gian thực sự là vàng bạc, không ai có đủ kiên nhẫn phải chờ đợi thông tin
trong vài ngày. Hơn nữa, ngày nay chất lượng dịch vụ và thái độ phục vụ là những yếu tố rất quan
trọng trong việc tìm và giữ khách hàng. Nếu bạn không xử lý yêu cầu thông tin của đối tượng quan
tâm một cách nhanh chóng, họ sẽ không kiên nhẫn mà chờ bạn, trong khi đó có biết bao đối thủ
cạnh tranh đang săn đón họ.
Lợi thế cạnh tranh: việc kinh doanh trên mạng là một “sân chơi” cho sự sáng tạo, nơi đây,
bạn tha hồ áp dụng những ý tưởng hay nhất, mới nhất về dịch vụ hỗ trợ, chiến lược tiếp thị v.v…
Và một khi tất cả các đối thủ cạnh tranh của bạn đều áp dụng Thương Mại Điện Tử, thì phần thắng
sẽ thuộc về ai sáng tạo hay nhất để tạo ra nét đặc trưng cho doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ của

mình để có thể thu hút và giữ được khách hàng.
Tóm lại, thương mại điện Tử thực sự là một cơ hội cho các doanh nghiệp ở Việt Nam. Bạn đừng
nghĩ rằng hãy còn quá sớm để nói đến Thương Mại Điện Tử. Những người chiến thắng thường là
những người đi tiên phong, hơn nữa, các doanh nghiệp cũng đã bắt đầu quan tâm nhiều đến
Thương Mại Điện Tử, do đó, để giành lấy ưu thế, bạn không thể thủng thỉnh đi dạo và quan sát
người khác hành động, mà bạn phải nhanh tay hành động ngay.
Đặc biệt, khảo sát của VECITA cho biết 57% số người truy cập Internet của Việt Nam có tham gia
mua hàng trực tuyến. Với 120 triệu thuê bao di động, VECITA dự tính thuê bao 3G sẽ tăng trưởng
đến 20% năm 2015
Bên cạnh những thuận lợi thì doanh nghiệp luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro khi tham gia
TMĐT:
Trong thương mại điện tử, ngoài những rủi ro về phần cứng do bị mất cắp hay bị phá hủy
các thiết bị (máy tính, máy chủ, thiết bị mạng ), các doanh nghiệp có thể phải chịu những rủi ro về
mặt công nghệ phổ biến như sau:
Page 12
Bài tập Thương mại điện tử Nhóm 1 – MBA12B
Virus
Virus tấn công vào thương mại điện tử thường gồm 3 loại chính: virus ảnh hưởng tới các tệp
(file) chương trình (gắn liền với những file chương trình, thường là .COM hoặc .EXE), virus ảnh
hưởng tới hệ thống (đĩa cứng hoặc đĩa khởi động), và virus macro. Virus macro là loại virus phổ
biến nhất, chiếm từ 75% đến 80% trong tổng số các virus được phát hiện.
Đây là loại virus đặc biệt chỉ nhiễm vào các tệp ứng dụng soạn thảo, chẳng hạn như các tệp
ứng dụng của MS Word, Excel và Power Point . Khi người sử dụng mở các tài liệu bị nhiễm virus
trong các chương trình ứng dụng, virus này sẽ tự tạo ra các bản sao và nhiễm vào các tệp chứa đựng
các khuôn mẫu của ứng dụng, để từ đó lây sang các tài liệu khác.
Các loại virus có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng, đe doạ tính toàn vẹn và khả năng
hoạt động liên tục, thay đổi các chức năng, thay đổi các nội dung dữ liệu hoặc đôi khi làm ngưng
trệ toàn bộ hoạt động của nhiều hệ thống trong đó có các website thương mại điện tử. Nó được
đánh giá là mối đe doạ lớn nhất đối với an toàn của các giao dịch thương mại điện tử hiện nay.
Tin tặc (hacker) và các chương trình phá hoại (cybervandalism)

Tin tặc hay tội phạm máy tính là thuật ngữ dùng để chỉ những người truy cập trái phép vào
một website, một cơ sở dữ liệu hay hệ thống thông tin.Thực chất mục tiêu của các hacker rất đa
dạng. Có thể là hệ thống dữ liệu của các website thương mại điện tử, hoặc với ý đồ nguy hiểm hơn
chúng có thể sử dụng các chương trình phá hoại (cybervandalism) nhằm gây ra các sự cố, làm mất
uy tín hoặc phá huỷ website trên phạm vi toàn cầu. Thí dụ như ngày 1-4-2001, tin tặc đã sử dụng
chương trình phá hoại tấn công vào các máy chủ có sử dụng phần mềm Internet Information Server
(IIS) của Microsoft nhằm làm giảm uy tín của phần mềm này và rất nhiều nạn nhân như hãng hoạt
hình Walt Disney, Nhật báo phốWall …đã phải gánh chịu hậu quả cả về tài chính và uy tín.
Rủi ro về gian lận thẻ tín dụng
Trong thương mại điện tử, các hành vi gian lận thẻ tín dụng xảy ra đa dạng và phức tạp hơn
nhiều so với thương mại truyền thống. Nếu như trong thương mại truyền thống, việc mất thẻ hoặc
thẻ bị đánh cắp là mối đe doạ lớn nhất đối với khách hàng thì trong thương mại điện tử mối đe doạ
lớn nhất là bị “mất” (hay bị lộ) các thông tin liên quan đến thẻ tíndụng hoặc các thông tin giao dịch
sử dụng thẻ tín dụng trong quá trình thực hiện các giao dịch mua sắm qua mạng và các thiết bị điện
tử. Các tệp chứa dữ liệu thẻ tín dụng của khách hàng thường là những mục tiêu hấp dẫn đối với tin
Page 13
Bài tập Thương mại điện tử Nhóm 1 – MBA12B
tặc khi tấn công vào website thương mại điện tử. Hơn thế, những tên tội phạm có thể đột nhập vào
các cơ sở dữ liệu của website thương mại điện tử để lấy cắp các thông tin của khách hàng như tên,
địa chỉ, điện thoại… với những thông tin này chúng có thể mạo danh khách hàng thiết lập các
khoản tín dụng mới nhằm phục vụ những mục đích phi pháp.
Tấn công từ chối dịch vụ
Tấn công từ chối dịch vụ (DOS - Denial Of Service attack, DDOS – Distributed DOS hay
DR DOS) là kiểu tấn công khiến một hệ thống máy tính hoặc một mạng bị quá tải, dẫn tới không
thể cung cấp dịch vụ hoặc phải dừng hoạt động. Sơ khai nhất là hình thức DoS (Denial of Service),
lợi dụng sự yếu kém của giao thức TCP, tiếp đến là DDoS (Distributed Denial of Service) - tấn
công từ chối dịch vụ phân tán, và gần đây là DRDoS - tấn công theo phương pháp phản xạ phân tán
(Distributed Reflection Denial of Service).
Những cuộc tấn công DoS có thể là nguyên nhân khiến cho mạng máy tính ngừng hoạt
động và trong thời gian đó, người sử dụng sẽ không thể truy cập vào các website thương mại điện

tử.Những tấn công này cũng đồng nghĩa với những khoản chi phí rất lớn vì trong thời gian website
ngừng hoạt động, khách hàng không thể thực hiện các giao dịch muabán.Đồng thời, sự gián đoạn
hoạt động này sẽ ảnh hưởng đến uy tín và tiếng tăm của doanh nghiệp, những điều không dễ dàng
gì lấy lại được. Mặc dù những cuộc tấn công này không phá huỷ thông tin hay truy cập vào những
vùng cấm của máy chủ nhưng tạo ra phiền toái, gây trở ngại cho hoạt động của nhiều doanh nghiệp.
Vụ tấn công DOS điểnhình đầu tiên xảy ra vào tháng 2-2000, các hoạt động tấn công liên tục khiến
hàng loạt website trên thế giới ngừng hoạt động trong nhiều giờ, trong đó có những website hàng
đầu như: eBay ngừng hoạt động trong 5 giờ, Amazon gần 4 giờ, CNN gần 3.5 giờ, E-Trade gần 3
giờ, Yahoo và Buy.com và ZDNet cũng ngừng hoạt động từ 3 đến 4 giờ.
Ngay cả người khổng lồ Microsoft cũng đã từng phải gánh chịu hậu quả của những cuộc tấn
công này. Ở Việt Nam, cũng đã có rất nhiều doanh nghiệp bị tấn công dưới hình thức này .
Kẻ trộm trên mạng (sniffer)
Kẻ trộm trên mạng (sniffer) là một dạng của chương trình theo dõi, nghe trộm, giám sát sự
di chuyển của thông tin trên mạng. Khi sử dụng vào những mục đích hợp pháp, nó có thể giúp phát
hiện ra những yếu điểm của mạng, nhưng ngược lại, nếu sử dụng vào các mục đích phi pháp, các
phần mềm ứng dụng này sẽ trở thành các mối hiểm hoạ lớn và rất khócó thể phát hiện. Kẻ trộm sử
Page 14
Bài tập Thương mại điện tử Nhóm 1 – MBA12B
dụng các phần mềm này nhằm lấy cắp các thông tin có giá trị như thư điện tử, dữ liệu kinh doanh
của các doanh nghiệp, các báo cáo mật…từ bất cử nơi nào trên mạng.
Xem lén thư điện tử là một dạng mới của hành vi trộm cắp trên mạng. Kỹ thuật xem lén thư
điện tử sử dụng một đoạn mã (ẩn) bí mật gắn vào thông điệp thư điện tử, cho phép người nào đó có
thể giám sát toàn bộ các thông điệp chuyển tiếp được gửi đi cùng với thông điệp ban đầu. Chẳng
hạn một nhân viên phát hiện thấy lỗi kỹ thuật trong khâu sản xuất, anh ta lập tức gửi một báo cáo
thông báo cho cấp trên thông báo phát hiện của mình.Người này sau đó sẽ tiếp tục gửi thông báo
đến tất cả các bộ phận có liên quan trong doanh nghiệp. Một kẻ nào đó sử dụng kỹ thuật xem lén
thư điện tử có thể theo dõi và biết được toàn bộ thông tin trong bức thư điện tử gửi tiếp sau đó bàn
về vấn đề này.
Page 15
Bài tập Thương mại điện tử Nhóm 1 – MBA12B

Câu 4:
Hãy truy cập 4 websiteS thể hiện giao dịch B2B, B2C, C2C, G2C. Minh họa các websites trên
và mô tả các yếu tố nhằm nhận diện và phân biệt các loại hình giao dịch này.
Trả lời:
I) Ví dụ - minh họa và mô tả
1) Web B2B ( Business to Business )

- Minh họa và mô tả:
Tại trang web có các sản phẩm của các công ty, các doanh nghiệp là
Các thành viên, khi tham gia vào các sàn giao dịch đó có thể tham khảo thông tin của nhau, và mỗi
thành viên cũng có thể tự giới thiệu về bản thân DN của mình và các mặt hàng thuộc lĩnh vực kinh
Page 16
Bài tập Thương mại điện tử Nhóm 1 – MBA12B
doanh của DN. Từ đó, các đối tác sẽ dễ dàng tìm đến với nhau và có thể tiến hành các đàm phán
giao dịch. Alibaba.com là một trong những sàn thương mại điện tử B2B hàng đầu thế giới với tổng
tài sản lên tới 2,5 tỷ USD, trong đó Yahoo chiếm 40%. Năm 2007 Alibaba đã có hàng triệu doanh
nghiệp thành viên với hơn 10 triệu giao dịch online. Riêng Việt Nam có gần 5000 tài khoản của nhà
cung cấp đăng ký tại Alibaba để chào bán sản phẩm xuất khẩu. Với mục đích giúp đỡ cho các
doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận tốt hơn với dịch vụ của Alibaba như đăng ký tài khoản, giải thích
thuật ngữ, các phương pháp chào hàng hay hỗ trợ ngôn ngữ, giữa tháng 4 năm 2008 Alibaba đã tiến
hành tiếp xúc với Vinalink Media.
Khi DN tham gia vào các sàn giao dịch TMĐT B2B, đưa ứng dụng trao đổi dữ liệu điện tử vào
trong quá trình hoạt động. Khi giao dịch được thực hiện bằng EDI, hệ thống máy tính của DN sẽ
hoạt động như một kho dự trữ các dữ liệu cần thiết để hỗ trợ các giao dịch đó. Khi được sử dụng,
EDI rút thông tin từ những ứng dụng của công ty và truyền tải các chứng từ giao dịch phi giấy tờ
dưới dạng máy tính đọc được qua đường dây diện thoại hoặc các thiết bị viễn thông khác. Ở đầu
nhận, dữ liệu có thể nhập trực tiếp vào hệ thống máy tính của đối tác, được tự động xử lý với các
ứng dụng nội bộ tại nơi nhận. Toàn bộ quá trình này diễn ra trong vài phút mà không cần phải gõ
lại thông tin và tránh cho các bên những phiền toái về giấy tờ đi kèm với việc xử lý văn bản bằng
tay. Sử dụng EDI qua đó sẽ giúp tăng giá trị khoản đầu tư của DN cho việc ứng dụng phần mềm

giao dịch. Hơn nữa việc tạo, gửi và nhận các chứng từ giao dịch EDI có thể được tự động hoá và
tích hợp với những ứng dụng máy tính hiện hành trong nội bộ công ty. Với EDI, các phần mềm ứng
dụng của DN có thể gửi chứng từ giao dịch trực tiếp đến hệ thống máy tính của đối tác mà không
cần sự can thiệp của con người. EDI giúp giảm thiểu công sức của nhân viên và hạn chế những
chậm trễ hay lỗi thường đi kèm với việc xử lý chứng từ bằng tay. Bằng cách đơn giản hoá và tinh
giảm các quy trình giao dịch, EDI có thể giúp DN kiểm soát được chi phí, tăng tính hiệu quả và cải
thiện trình độ phục vụ khách hàng
• Qua trang Web tac thấy các đặc điểm của B2B tại trang web
- Tạo ra các cơ hội mua bán mới.
- Giúp các DN có thể loại bỏ bớt được các loại giấy tờ và cắt giảm chi phí quản lý.
- Giúp giảm chi phí tìm kiếm và thời gian đối với người mua.
- Có thể có tác động Tăng năng suất lao động của cán bộ công nhân viên làm công tác mua,
bán.
- Giảm sai sót và tăng chất lượng dịch vụ.
- Giảm mức dự trữ và chi phí liên quan dự trữ, hạ giá thành.
- Chi phí giao dịch thấp.
- Tăng tính linh hoạt trong hoạt động sản xuất.
- Cải tiến chất lượng sản phẩm.
Page 17
Bài tập Thương mại điện tử Nhóm 1 – MBA12B
- Phá vỡ giới hạn không gian và thời gian.
- Thuận tiện cho cá biệt hóa nhu cầu của khách hàng.
- Tăng khả năng cải thiện dịch vụ khách hàng.
- Minh bạch về giá.
2) B2C ( Business to Customer )

• Minh họa và mô tả:
Đặc điểm của loại hình B2C là sự đa dạng về số lượng nhà cung cấp và thị trường, bất cứ 1 nhà
cung cấp nào cũng có thể mở ra một trang web hoặc một kênh giao dịch và đưa những thông tin về
sản phẩm, dịch vụ của mình lên mạng để phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, sự đa dạng cũng làm cho

việc cạnh tranh trở nên gay gắt hơn, và càng khó thu hút khách hàng trung thành hơn vì ngày càng
có nhiều lựa chọn cho mỗi khách hàng khi họ định tìm mua một sản phẩm hay dịch vụ.
Amazon.com, trang web bán sách vở qua mạng, như khách hàng có thể mua bất cứ thứ gì họ
muốn trên Amazon, từ bàn chải đánh răng đến xe oto, thậm chí là cả tên lửa đã qua hạn sử dụng của
Quân đội Mỹ. Trong lễ giáng sinh năm 2005, Amazon đã xử lý hàng triệu đơn hàng trên toàn thế
giới, và có những đơn hàng ở tận bang Alaska xa xôi hẻo lánh của nước Mỹ. Doanh số của Amazon
năm 2004 đã lên tới hơn 7 tỷ USD và đặt mục tiêu doanh thu trên 8 tỷ USD vào năm 2007 với lợi
Page 18
Bài tập Thương mại điện tử Nhóm 1 – MBA12B
nhuận trên 800 triệu USD. Jeff Bizos, ông chủ vui tính của Amazon đã nổi tiếng toàn thế giới với
câu phương châm "Trong một thế giới hữu hình, mọi người đều nghĩ địa điểm là quan trọng nhất.
Đối với chúng tôi, 3 thứ quan trọng nhất là: công nghệ, công nghệ và công nghệ".
3) C2C ( Customer to Customer )

- Minh họa và mô tả:
Tiêu biểu nhất của các trang kinh doanh trực tuyến hiện nay là các trang web thương mại
bán hàng qua mạng Internet theo mô hình C2C.
Loại hình TMĐT này được phân loại bởi sự tăng trưởng của thị trường điện tử và đấu giá
trên mạng, đặc biệt với các ngành theo trục dọc nơi các công ty/ doanh nghiệp có thể đấu thầu cho
những cái họ muốn từ các nhà cung cấp khác nhau.
Loại hình TMĐT này tới theo ba dạng:
• Đấu giá trên một cổng, chẳng hạn như eBay, cho phép đấu giá trên mạng cho những mặt
hàng được bán trên web.
Page 19
Bài tập Thương mại điện tử Nhóm 1 – MBA12B
• Hệ thống hai đầu như Napster (một giao thức chia sẻ dữ liệu giữa người dùng sử dụng
diễn đàn nói chuyện IRC) và các hình thức trao đổi file và tiền.
• Quảng cáo phân loại tại một cổng như Excite Classifieds và eWanted (một thị trường
mạng trao đổi qua lại nơi người mua và người bán có thể thương thuyết và với đặc thù
“người mua hướng tới & muốn quảng cáo”).

Tại Chotot.vn ta thấy hầu như các tin đăng trên trang là các mục quảng cáo từ công ty
hoặc từ cá nhân, nhằm tới người mua hầu như là cá nhân cũng giống như đăch thù
hướng tới người mua hướng tới và muốn quảng cáo.
4) G2C ( Government to Citizen )

Page 20
Bài tập Thương mại điện tử Nhóm 1 – MBA12B
/>• Minh họa và mô tả:
Được hiểu là TMDT giữa chính phủ với người tiêu dung, với mục đích quản lý về
thuế, hải quan, đăng ký kinh doanh…, bên cạnh đó còn hổ trợ thong tin về luật pháp,
cơ chế, chính sách đối với cá nhân người tiêu dung
- Mục đích thực hiện
+ Tận dụng được lợi thế từ việc cập nhật thong tin dễ dàng hơn từ CQCP
+ Phương thức thực hiện
Thực hiện qua điện thoại, thư tín điện tử, như cho phép
tra cứu dựa trên mẫu biên nhận hay qua hệ thống này
người dân biết được tình trạng giải quyết hồ sơ của toàn thành phố, của từng quận huyện,
các sở nghành tại tphcm tham gia.
II) Phân biệt các hình thức này
- Dựa vào thành phần tham gia.
- Dựa vào nội dung liên quan.
- Dựa vào bản chất của sản phẩm hay dịch vụ lien quan.
Page 21
Bài tập Thương mại điện tử Nhóm 1 – MBA12B
- Tìm hiều về chủ web là ai.
- Cách thức điều hành web như thế nào
Page 22
Bài tập Thương mại điện tử Nhóm 1 – MBA12B
Tài liệu tham khảo
/> />mng html

/> />page=0&sort=likes#answer-19705
/> /> /> /> /> /> /> /> />
Page 23

×